Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

tiểu luận tăng trưởng và phát triểntăng trưởng nóng tại trung quốc và bài học cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (922.58 KB, 47 trang )

Chương 1.
1.1.

Tổng quan lý thuyết về tăng trưởng nóng

Khái niệm

1.1.1. Tăng trưởng
Tăng trưởng là là chỉ sự tăng trưởng của một quốc gia hoặc một khu vực trong
một thời gian nhất định về mặt của cải quốc dân hoặc của cải xã hội. Cụ thể đó là “sự
tăng thêm về sản phẩm sản xuất và tổng lượng dịch vụ của một nước”. Kinh tế tăng
trưởng thông thường có thể dùng chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất quốc dân (GNP) hoặc
tổng giá trị sản lượng quốc nội (GDP) để biểu thị. Một quốc gia được xem là có nền
kinh tế tăng trưởng là khi có sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc
tổng sản lượng quốc gia u(GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên
đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định.
Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ
tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn.
y = × 100%
Trong đó:
y là tốc độ tăng trưởng
dy là giá trị tăng trưởng khởi đầu
Y là quy mô của nền kinh tế
Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc
độ tăng trưởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng
GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông
thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa.
1.1.2. Tăng trưởng nóng
Tăng trưởng nóng được hiểu theo nghĩa chung nhất là tốc độ tăng trưởng kinh
tế vượt quá tốc độ cho phép trong điều kiện sản xuất của nước đó. Tăng trưởng nóng
thường là sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ rất nhanh, trên 2 con số. Tuy nhiên, sự


tăng trưởng nóng là sự tăng trưởng kinh tế do quy mô chứ không phải do năng suất.


1.2.

Đặc điểm và nguyên nhân

1.2.1. Đặc điểm
Tăng trưởng nóng kéo theo chỉ số phát triển đất nước cao hơn, tạo ra nhiều
công ăn việc làm, nhiều sản phẩm cho quốc gia hơn,... Nhưng tốc độ tăng trưởng ấy
chỉ thể hiện qua quy mô chứ không thể hiện qua năng suất. Nền kinh tế phát nhiệt sẽ
có một số đặc điểm sau:
Một là giá chứng khoán tăng nhanh: Nguồn vốn tư nhân (bao gồm vốn đầu tư
nước ngoài gián tiếp) đổ vào ồ ạt thường sẽ làm tăng mạnh giá các loại chứng khoán,
trong khi tổng doanh thu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cổ phần chỉ tăng
ở mức thấp hơn nhiều. Điều này có nghĩa là thị trường chứng khoán đang bùng nổ
theo kiểu bong bóng và đối mặt với nguy cơ vỡ.
Hai là đầu tư trong nước tăng mạnh: Ngày càng nhiều nhà đầu tư thi nhau đầu tư
vào các dự án dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh, làm giảm chất lượng, hiệu
quả.
Ba là tiêu hao nhiều năng lượng và vật liệu hàng đầu thế giới: Việc nền kinh tế
tăng trưởng quá mạnh dẫn đến nên công nghiệp có sự chuyển biến mạnh mẽ, nhiều
công xưởng, nhà máy mọc lên, tiêu hao một lượng lớn nhiên vật liệu. Nền kinh tế
tăng trưởng cũng kéo theo đời sống xã hội tăng cao, làm tăng nhu cầu sử dụng năng
lượng của xã hội.
Bốn là doanh thu cao nhưng hiệu quả không cao.
Năm là chi phí dịch vụ tăng cao, sức ép lên môi trường, xã hội gia tăng lên: Tăng
trưởng nhanh, xây dựng hệ thống hạ tầng lớn, đó là những việc rất cần thiết với 1
quốc gia, nhưng nếu tăng trưởng bằng bất kỳ giá nào, với chi phí giao dịch tăng cao
để bù lỗ ngân sách, tình trạng ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông xảy ra nghiêm

trọng.
Sáu là các đô thị bị ép tăng trưởng quá mức do sự nôn nóng thu hẹp khoảng cách
phât triển giữa các vùng dẫn đến sự quy hoạch nhưng không để tâm đến cân đối các
yếu tố như ngân sách, hiệu quả kinh tế, xã hội đã làm tồn tại nhiều công trình thế kỉ
nhưng chất lượng kém.
Bảy là tăng trưởng mạnh nhờ ngoại lực: Việc thu hút một lượng lớn vốn đầu tư
nước ngoài là một dấu hiệu tốt và khả quan của nền kinh tế, tuy nhiên dễ bị tác động
do sự rút vốn đột ngột của các nước đầu tư.


1.2.2. Nguyên nhân
Một là do đầu tư quy mô lớn, nhưng thiếu các điều kiện tiền đề như phát triển
hệ thống cơ sở hạ tầng, cung ứng nguyên nhiên vật liệu, kết hợp với việc giải quyết
các vấn đề xã hội – như cân đối thu nhập, bảo vệ môi trường. Chính sách ưu đãi vô
nguyên tắc của các địa phương để thu hút vốn đầu tư và xuất khẩu bằng mọi giá cũng
gây mất cân bằng nền kinh tế và làm tăng nguy cơ bùng phát tăng trưởng nóng.
Hai là do chính sách tỷ giá: Khi một quốc gia đánh giá thấp đồng nội tệ so với
đôla Mỹ và các ngoại tệ khác. Hành động này còn gọi là hành động phá giá tiền tệ
nhằm xuất siêu vì hàng hóa xuất đi rẻ hơn tương đối trên thị trường quốc tế và khiến
hàng hóa nhập khẩu đắt hơn tương đối để kích cầu tiêu dùng hàng hóa nội địa. Trong
ngắn hạn, đây là một biện pháp hay công cụ khá hữu ích tuy nhiên, vô hình chung
đây lại đang là một nỗ lực để ăn cắp tăng trưởng kinh tế từ các nước khác và dễ gây
nên cuộc chiến kinh tế và xa hơn là cuộc chiến chính trị.
Ba là sự thiếu thận trọng trong việc rà soát hiệu quả của các doanh nghiệp để
có định hướng đúng dẫn đến cơn sốt đầu tư vô tội vạ khiến doanh thu tăng nhưng
hiệu quả không cao.
Bốn là chưa giải quyết đc những vấn đề mang tầm vĩ mô liên quan đến khối
tài chính, chi tiêu ngân sách,... Đây đều là những khu vực nhạy cảm liên quan đến
việc làm nóng nền kinh tế. Việc tăng trưởng theo quy mô yêu cầu một lượng chi lớn
từ ngân sách, việc chi tiêu quá mức lượng ngân sách nhà nước nhưng không hiệu quả

làm tăng nguy cơ tăng trưởng nóng đồng thời làm tăng lạm phát
Năm là do quốc gia không kiểm soát được nguồn tín dụng ngân hàng. Nghiệp
vụ của khối ngân hàng nếu không đủ mạnh cũng làm tăng nguy cơ phát nhiệt nền
kinh tế. Thông thương để kìm hãm tăng trưởng nóng, khối ngân hàng thường thực thi
nghiệp vụ tăng lãi suất tiền vay, hạn chế cho vay tín dụng để thu hút vốn nhàn rỗi và
hạn chế dự án sinh lời thấp, đầu tư kém hiệu quả. Tuy nhiên, nghiệp vụ này đòi hỏi
sự linh hoạt và tính chuyên nghiệp cao, nếu khối ngân hàng không đủ linh hoạt và
nhay cảm với nền kinh tế sẽ dẫn đến việc thực thi nghiệp vụ này kém hiệu quả.
1.3.

Ảnh hưởng

1.3.1. Tiêu cực
a. Tỷ lệ lạm phát cao


Đối với lĩnh vực sản xuất, lạm phát cao làm cho giá đầu vào và đầu ra không
ngừng gây ra sự bất ổn của quá trình sản xuất. Sự mất giá đồng tiền làm vô hiệu hóa
hoạt động hạch toán kinh doanh. Hiệu quả sản xuất – kinh doanh ở một vài doanh
nghiệp có thể thay đổi gây ra những biến động kinh tế, doanh nghiệp nào có tỷ suất
lợi nhuận thấp hơn lạm phát sẽ có nguy cơ phá sản rất lớn, ảnh hưởng đến sản xuất
lưu thông. Lạm phát tăng cao quá sẽ thúc đẩy đầu cơ tích trực dẫn đến khan hiếm
hàng hóa. Lúc này người thừa tiền và giàu có dùng tiền của mình để vơ vét, thu gom
hàng hóa, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cung-cầu hàng hóa trên thị trường khi giá
cả hàng hóa tăng lên nhiều hơn. Ngoài ra, khi tỷ lệ lạm phát cao, khó phán đoán thì
việc đầu tư vốn vào lĩnh vực sản xuất sẽ gặp những rủi ro cao, lưu thông trong lĩnh
vực này trở nên hỗn loạn.
Đối với lĩnh vực tiền tệ, tín dụng lạm phát cao làm cho quan hệ tín dụng,
thương mại và ngân hàng ngày càng bị thu hẹp lại. số tiền gửi vào ngân hàng bị giảm
đi do giá trị đồng tiền bị giảm sút. Do sự giảm sút giá trị đồng tiền quá nhanh, lượng

tiền gửi vào ngân hàng giảm sút mạnh nên sự điều chỉnh lãi suất không làm an tâm cá
nhân, doanh nghiệp có lượng tiền nhàn rỗi. vì thế mà ngân hàng gặp khó khăn trong
việc huy động vốn và phải luôn giữ mức lãi suất ổn định. Do vậy, chức năng kinh
doanh tiền tệ của ngân hàng bị hạn chế.
Đối với chính sách của nhà nước, lạm phát cao gây biến động lớn về giá cả
và sản lượng hàng hóa làm cho hoạt động của thị trường trở nên rối loạn. khi đó rất
khó để phân biệt được doanh nghiệp làm ăn tốt và kém. Đồng thời làm cho nhà nước
thiếu vốn, các khoản thu cho ngân sách không tăng, nhà nước không đủ sức cung cấp
tiền cho các khoản phúc lợi xã hội, các lĩnh vực được nhà nước quan tâm đầu tư dần
bị thu hẹp lại, một khi ngân sách của nhà nước bị thâm hụt thì các mục tiêu cải thiện
và nâng cao đời sống kinh tế xã hội không được thực hiện.
b. Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội
Có thể thất bộ phận dân cư sống ở thành phố và đô thị là những người có phản
ứng nhanh với việc tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là tăng trưởng nóng. Tăng trưởng
nóng thường xảy ra ở các thành phố lớn, vì thế dân cư ở thành phố có nhiều việc làm
nhanh chóng và có thu nhập cao, trong khi dân cư ở các vùng nông thôn lại ít việc
làm hơn, có thu nhập thấp hơn. Như vậy, người giàu sẽ càng giàu hơn, khoảng cách
thu nhập giữa người dân ngày càng cách xa nhau sẽ dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo.


c. Tác động đến môi trường
Sự tăng trưởng nóng tiêu hao tài nguyên, năng lượng trong thời gian rất
nhanh, đòi hỏi phải đáp ứng kịp thời như đất đai để xây dựng nhà xưởng, nguồn tài
nguyên thiên nhiên làm nguyên liệu đầu vào,.. vì thế mà nguồn tài nguyên đất ngày
càng bị thu hẹp, tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị cạn kiệt, ô nhiễm không khí, ô
nhiễm nguồn nước,… ngày càng trở thành vấn về trầm trọng.
1.3.2. Tích cực
a) Tỷ lệ thất nghiệp giảm
Muốn tăng trưởng kinh tế thì yếu tố quan trọng nhất là phải sử dụng hiệu quả
lực lượng lao động. Theo định luật Okun ta có thể thấy quan hệ tỷ lệ nghịch giữa tăng

trưởng kinh tế và thất nghiệp: nền kinh tế càng tăng trưởng nhanh thì tỷ lệ thất nghiệp
có xu hướng giảm nhanh: “Nếu GNP thực tế tăng 2.5% trong vòng 1 năm so với
GNP tiềm năng của năm đó thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm đi đúng bằng”.
b) Tăng thu nhập và nâng cao đời sống của người lao động
Giảm được tình trạng người lao động bị thất nghiệp, tức mất việc làm, sẽ mất
nguồn thu nhập. Do đó, đời sống bản thân người lao động và gia đình họ sẽ được cải
thiện: đời sống của người dân sẽ được nâng cao, được tiếp cận với điều kiện giáo dục
và y tế tốt hơn. Giảm tỷ lệ thất nghiệp đồng nghĩa với việc người lao động sẽ không
sống bần cùng, chán nản với cuộc sống, với xã hội; dẫn họ đến những sai phạm đáng
tiếc.
c) Cải thiện an ninh trật tự
Giảm tỷ lệ hất nghiệp đồng nghĩa với trật tự xã hội ổn định; hiện tượng lãn
công, bãi công, biểu tình đòi quyền làm việc, quyền sống,… giảm đi, hiện tượng tiêu
cực xã hội như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm,… sẽ suy giảm; Sự ủng hộ của
người lao động đối với nhà cầm quyền cũng tăng. Từ đó, dẫn đến an ninh trật tự xã
hội tốt hơn và ổn định hơn.
1.4.

Biện pháp đối phó
Tăng trưởng nóng gây ra tỷ lệ lạm phát cao ảnh hưởng đến nền kinh tế, vì thế

biện pháp đối phó lúc này chính là giảm tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế bằng các biện
pháp như sau:


Trước hết, cần phải giảm bớt lượng tiền trong lưu thông bằng cách thi hành
các chính sách tiền tệ như ngừng phát hành tiền nhằm giảm lượng tiền trong lưu
thông trong xã hội, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để giảm lượng cung tiền vào thị trường,
nâng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tiền gửi làm hạn chế các ngân hàng thương mại
mang các giấy tờ có giá đến ngân hàng nhà nước để chiết khấu. Việc nâng lãi suất

tiền gửi sẽ khiến người có tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng nhiều hơn. Ngân hàng
trung ương bán vàng cho các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, cần giảm chi ngân
sách, giảm chi tiêu thường xuyên, cắt giảm đầu tư công, đồng thời, tăng tiền thuế tiêu
dùng nhằm giảm bớt nhu cầu chi tiêu cá nhân trong xã hội.
Ngoài ra, để giảm tỷ lệ lạm phát, chúng ta phải gia tăng hàng hóa dịch vụ cung
cấp trong xã hội. Chính sách tiền tệ cần ưu đãi tín dụng thông qua ưu đãi lãi suất đối
với các đối tượng trong lĩnh vực sản xuất, việc ưu đãi này sẽ làm giảm chi phí đầu
vào vì vậy tăng năng suất lao động. Để thúc đẩy sản xuất và dịch vụ trong xã hội thì
bộ tài chính cần đưa ra giải pháp như chỉ đạo tổng cục thuế giảm thuế đầu tư, thuế
nhập khẩu nguyên vật liệu và máy móc thiết bị và thuế thu nhập doanh nghiệp, từ đó
làm giảm bớt chi phí đầu vào, làm tăng năng suất lao động.


Chương 2.
2.1.

Thực trạng tăng trưởng nóng của Trung Quốc giai đoạn 1978-2012

Bối cảnh
Trung Quốc là nước có số dân và diện tích lãnh thổ đứng hàng đầu thế giới; vị

thế kinh tế, chính trị, quốc phòng ngày càng lớn mạnh. Theo số liệu vừa được Cục
thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố, giá trị tổng sản phẩm trong nước
(GDP) của Trung Quốc năm 2007 đạt 24.950 tỷ nhân dân tệ, tương đương 23,7%
GDP của Mỹ, 74,9% GDP của Nhật Bản và 99,5% GDP của Ðức. Trong thời gian từ
1978 đến 2007, tốc độ tăng trưởng trung bình của GDP Trung Quốc là 9,8%, cao hơn
3% so với tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm của thế giới trong cùng thời kỳ.
Thu nhập bình quân đầu người của nước này tăng từ 190 USD năm 1978 lên 2.360
USD năm 2007.
Biểu đồ 2 1: Tốc độ tăng trưởng và đóng góp GDP của Trung Quốc từ 1978-2012

Đơn vị : %
20

0.18
0.16

15

0.14
0.12

10

0.1
0.08

5

0.06
0.04

0

0.02
-5

0
China gdp atribution

China GDP growth rate


World GDP growth rate

(Nguồn: data.worldbank)
Trước khi cải cách mở cửa, Trung Quốc phải gánh chịu sự thiếu hụt nghiêm
trọng về hàng tiêu dùng và dịch vụ. Sau năm 1978, khả năng cung cấp hàng tiêu dùng
của Trung Quốc tăng nhanh và có thể đáp ứng nhu cầu của người dân. Năm 2007, sản


lượng lương thực của Trung Quốc đạt 501,6 triệu tấn, tăng 64,6% so với năm 1978.
Giá trị gia tăng công nghiệp năm 2007 vượt mức 10.000 tỷ nhân dân tệ (1.470 tỷ
USD), tăng 23 lần so với năm 1978. Năm 2007, Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản
lượng sản phẩm nông nghiệp như ngũ cốc, thịt và bông. Các sản phẩm công nghiệp
như thép, than đá, xi-măng và phân hóa học của Trung Quốc cũng đạt sản lượng hàng
đầu thế giới. Trung Quốc đã có 22 doanh nghiệp lọt vào danh sách 500 doanh nghiệp
mạnh của thế giới.
2.2.

Các giai đoạn phát triển

2.2.1. Giai đoạn đầu chuyển đổi thể chế kinh tế 1978-1991
Quan điểm cơ bản là dựa vào nội lực, Trung Quốc thực hiện chính sách này vì
là một quốc gia rộng lớn nên nền kinh tế đòi hỏi phải vận hành theo nhu cầu trong
nước hơn là dựa vào xuất khẩu. Tạo điều kiện mở cửa bằng cách “ thí điểm trước áp
dụng rộng rãi sau” . Trước tình hình đó , ông Đặng Tiểu Bình đề nghị thử nghiệm
chính sách ở một số địa phương như Thâm Quyến. Dựa vào những kinh nghiệm tích
lũy được và sử chuẩn bị đã hoàn tất, chính sách mở cửa được áp dụng rộng ra nhiều
khu vực khác và kết quả là tạo ra được nền tảng một nền kinh tế mở.
Chủ động phát triển thương mại quốc tế dựa vào các lợi thế so sánh. Trong
giai đoạn đầu mở cửa, hầu hết các doanh nghiệp trong nước chịu ảnh hưởng của các

máy móc thiết bị lạc hậu, nhu cầu trong nước thấp; và yêu cầu thanh toán các máy
móc , công nghệ nhập khẩu, mặt khác Trung Quốc có lợi thế về lao động dồi dào.
Hiểu rõ những lợi thế của mình, chính phủ Trung Quốc thực hiện chiến dịch thương
mại quốc tế bằng cách đổi mới thống quản lý thương mại quốc tế, thúc đẩy mạnh mẽ
xuất khẩu các sản phẩm đòi hỏi công nghệ cao như quần áo, vải, giày, cặp sách và đồ
chơi, cùng với việc áp dụng các dây chuyền lắp ráp và máy móc cần thiết, phát triển
chủ động thương mại gia công tại các khu công nghiệp và vùng duyên hải. tất cả
những yếu tố trên khiến thương mại quốc tế Trung Quốc phát triển nhảy vọt. sắp tới
quá trình mở cửa ở Trung Quốc sẽ tiếp tục, nước này sẽ đạt được thêm nhiều lợi thế
so sánh đa dạng hơn bằng cách mô phỏng , áp dụng, hợp tác và tham gia vào hệ
thống công nghiệp toàn cầu của các công ty đa quốc gia. Trung Quốc không chỉ nổi
trội về xuất khẩu các sản phẩm kĩ thuật như các sản phẩm dệt truyền thống mà còn


thành công trong xuất khẩu những sản phẩm đòi hỏi nhiều lao động với công nghệ
trung và cao cấp.
Thúc đẩy quá trình học tập kinh nghiệm bằng cách mạnh dạn thu hút và sử
dụng đầu tư nước ngoài. Một thành tựu nổi bật nhất và có ảnh hưởng rộng rãi nhất
trong quá trình mở cửa của Trung Quốc là không ngừng tăng cường sử dụng vốn đầu
tư nước ngoài, đây là yếu tố ngày càng đóng vai trò quan trọng không chỉ với tăng
trưởng thương mại và kinh tế mà còn với việc chuyển giao công nghệ thông tin quốc
tế .quan trọng hơn, đầu tư nước ngoài giúp Trung Quốc đẩy nhanh “ quá trình học tập
kinh nghiệm”. trong quá trình này, Trung Quốc đã học tập thành tựu và khoa học
công nghệ nước ngoài, thu hẹp dần khoảng cách với những nước phát triển, áp dụng
nhiều tri thức và kinh nghiệm hữu ích từ những nền kinh tế thị trường phát triển đẩy
nhanh quá trình ứng dụng và phát triển công nghệ cũng như áp dụng trong tăng
trưởng kinh tế trong nước.
Cũng giống như nhiều nước đang phát triển đã trải qua những thay đổi căn bản
từ nền kinh tế kế hoạch hóa truyền thống sang nền kinh tế định hướng thị trường,
trung quốc phải đối mặt với những khó khăn gay gắt trong việc ngừng duy trì hệ

thống cũ, thay vào đó là cách quản lý mới dựa vào thị trường, cơ chế thị trường, các
thể chế kinh tế định hướng thị trường, nhân tài và kinh nghiệm quản lý.
2.2.2. Giai đoạn xây dựng khung thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa 1992
– 2002
Bước sang thập niên 90 của thế kỷ XX, tình hình thế giới diễn ra những biến
đổi to lớn và sâu sắc. Hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã, Liên Xô giải thể, đảng cộng
sản ở các nước Đông Âu mất địa vị cầm quyền. Chiến tranh lạnh kết thúc, nhiều
nước tiến hành điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại. Tại Trung
Quốc, sự nghiệp cải cách, mở cửa đối mặt với nhiều thách thức to lớn. Vấn đề cải
cách, mở cửa thành công hay thất bại, đi theo con đường xã hội chủ nghĩa hay tư bản
chủ nghĩa thổi bùng các cuộc tranh luận. Trước tình hình đó, Đảng Cộng sản Trung
Quốc chủ trương gác lại các cuộc tranh luận, tiến hành “Ba điều có lợi” (có lợi cho
phát triển sức sản xuất xã hội chủ nghĩa, có lợi cho đất nước, có lợi cho đời sống
nhân dân), mạnh dạn xông pha vào thực tiễn và lấy thực tiễn để kiểm nghiệm. Đại


hội XIV Đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 1992) nêu mục tiêu xây dựng thể chế kinh
tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh mở cửa. Đây được coi là cuộc giải phóng tư
tưởng lần thứ hai, là mốc quan trọng trong tiến trình cải cách, mở cửa ở Trung Quốc.
Đại hội XIV của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đặc biệt là Hội nghị Trung ương 3
khóa XIV (năm 1993) thông qua “Quyết định về một số vấn đề xây dựng thể chế
kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”, trong đó chỉ rõ: “lấy chế độ công hữu làm chủ
thể, nhiều thành phần kinh tế khác cùng phát triển,... xây dựng chế độ phân phối thu
nhập, lấy phân phối theo lao động làm chính, ưu tiên hiệu quả, quan tâm tới công
bằng, khuyến khích một số vùng, một số người giàu có lên trước, đi con đường cùng
giàu có.
Trước năm 1979, Trung Quốc thực hiện chính sách tỷ giá cố định và đa tỷ giá.
chính điều này đã làm cho Trung Quốc rơi vào suy thoái , khủng hoảng kinh tế sâu
sắc. Và sau đó Trung Quốc điều chỉnh mạnh tỷ giá hối đoái. Chính sách thắt chặt
quản lý ngoại hối thể hiện ở các quy định về hạn chế cho vay ngoại tệ trong nước.

Ngày 1/1/1994, Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ 50%.
Một sự kiện quan trọng đánh dấu sự tham gia của là sự kiện Trung Quốc gia
nhập WTO năm 2001, Trung Quốc đã thực hiện một số chính sách sau:
Một là cải cách và hoàn thiện luật pháp, Trung Quốc coi việc cải cách và hoàn
thiện luật pháp để đáp ứng yêu cầu của WTO vừa có thể bảo vệ quyền lợi và lợi ích
chính đáng của cả đất nước, cũng như của doanh nghiệp nội địa.
Hai là cải cách chính sách kinh tế vĩ mô: Trung Quốc một mặt đẩy mạnh công
cuộc cải cách cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt là cải cách hệ thống tài chính – tiền tệ. Mặt
khác, Trung Quốc cũng luôn cố gắng tận dụng những điều khoản tự vệ của WTO để
bảo hộ một cách hợp lý những ngành trọng yếu của nền kinh tế. Những ngành nhạy
cảm như tài chính, ngân hàng… được Trung Quốc tự do hoá một cách tuần tự, với
những bước đi thích hợp, phù hợp với điều kiện cụ thể trong nước cũng như với
nguyên tắc cơ bản của WTO.


2.2.3. Giai đoạn đẩy mạnh xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa
2002 - 2012
Tăng trưởng kinh tế vượt bậc


Biểu đồ 2 2: Tốc độ tăng trưởng GDP Trung Quốc so với các nước giai đoạn
2002 - 2011
Đơn vị: %

(Nguồn: data.worldbank)
Nắm bắt cơ hội tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc đã vươn lên từ vị trí số 5 lên
số 2 chỉ trong vòng 8 năm, từ 2002 đến 2010. Kể từ tháng 11 năm 2002 đến nay, tốc
độ tăng trưởng trung bình của nền kinh tế là 10,6%. Từ năm 2003 đến 2007, tốc độ
tăng trưởng hàng năm luôn giữ ở mức 2 con số và đạt đỉnh 14,2% vào năm 2007.
Đây là tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1990. Tuy

nhiên, cũng giống như phần còn lại của thế giới, Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi khủng
hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và phải chứng kiến tốc độ giảm xuống còn 9,6%
vào năm 2008. Kể từ đó đến nay, tốc độ tăng trưởng trung bình là trên 9%. Tăng
trưởng bị đe dọa bởi nguy cơ hạ cánh cứng và trong quý II vừa qua, GDP chỉ tăng
7,6% - thấp nhất trong vòng 3 năm.
Thu nhập tăng lên


Biểu đồ 2 3: Tốc độ tăng trưởng của thu nhập đầu người của khu vực thành thị và
nông thôn từ 1978 - 2010

(Nguồn: Báo Trí thức trẻ)
Tăng trưởng giúp thu nhập của người dân tăng lên. Các công nhân Trung
Quốc yêu cầu mức lương cao hơn để họ có thể đối phó với chi phí sinh hoạt ngày
càng tăng cao ở các thành phố lớn. Trong 10 năm qua, thu nhập bình quân đầu người
của người dân thành thị đã tăng từ 827 USD của năm 2001 lên 3,711 USD trong năm
ngoái. Như vậy, tốc độ tăng là gần 350%. Từ năm 2006 đến 2010, mức lương tối
thiểu tăng trung bình 12,5%. Hồi đầu năm, chính phủ Trung Quốc dự báo mức lương
trung bình sẽ tăng ít nhất là 13% trong giai đoạn 2010 – 2015.
Lương tăng cũng trở thành mối lo ngại lớn cho các nhà sản xuất quốc tế vốn
đang tận dụng lợi thế lao động giá rẻ của Trung Quốc. Rất nhiều công ty đã chuyển
vùng sản xuất vào vùng nội địa để cắt giảm chi phí trong khi 1 số khác tìm đến các
nước như Việt Nam, Philippines và Indonesia.
Thị trường chứng khoán xuất sắc


Biểu đồ 2 4: So sánh 2 chỉ số chủ chốt trên TTCK Trung Quốc và Mỹ

(Nguồn: Trí thức trẻ)
Bức tranh về TTCK Trung Quốc trong 10 năm qua lại khá sáng sủa. Chỉ số

Shanghai Composite đã tăng 35% kể từ năm 2002 đến 2011, vượt xa so với mức 9%
của chỉ số S&P 500. Nhưng, đó không phải là 1 chặng đường hoàn toàn bằng phẳng.
Chỉ số Shanghai Composite đã giảm khoảng 65% trong tháng 10/2008. Trong khi thị
trường chứng khoán toàn cầu bắt đầu lấy lại đà tăng kể từ tháng 8/2009, thị trường
này vẫn suy giảm rõ rệt. Nomura dự báo chứng khoán Trung Quốc sẽ tăng 20% trong
quý I của năm 2013 sau khi chạm đáy hồi tháng 6 vừa qua. Trong khi đó, hồi tháng 9,
Jim O’Neill nhận định đây vẫn là thị trường hấp dẫn nhất trong khối BRIC.
Bùng nổ Internet


Biểu đồ 2 5: Lượng người dùng Internet

(Nguồn: data.worldbank)
Không giống như bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, Trung Quốc đang chứng
kiến sự bùng nổ của công nghệ. Số người sử dụng internet đã vượt qua con số 500
triệu người trong năm 2011 – biến Trung Quốc thành thị trường trực tuyến lớn nhất
thế giới. Chưa hết, con số tăng trưởng là 362% kể từ năm 2005. Khoảng 4 trong số
10 người Trung Quốc sử dụng internet. Theo số báo, số người sử dụng sẽ lên đến
700 triệu người vào năm 2015, hơn gấp đôi dân số của toàn nước Mỹ.
Giới siêu giàu ngày càng giàu hơn


Biểu đồ 2 6: Số tỷ phú của Trung Quốc giai đoạn 1999-2012
Đơn vị: Người

(Nguồn: Trí thức trẻ)
Được thúc đẩy bởi tốc độ phát triển kinh tế vượt trội, số tỷ phú ở Trung Quốc
đã tăng mạnh trong thập kỷ vừa qua. Năm 2001, Trung Quốc chỉ có 1 tỷ phú USD.
Theo báo cáo Hurun, con số đã tăng lên 251 người trong năm nay và Trung Quốc
hiện giờ chỉ đứng sau Mỹ về số lượng tỷ phú. Số người có tài sản từ 30 triệu USD trở

lên chỉ chiếm 1,3% số lượng các cá nhân giàu có nhưng lại có tổng tài sản lên tới
1,58

nghìn

tỷ

USD.

Tiêu dùng xây dựng bùng nổ là 2 yếu tố chính khiến tài sản của giới siêu giàu
tăng lên bởi họ dựa khá nhiều vào bất động sản. Trong khi đó, các công ty niêm yết
cổ phiếu cũng khiến các ông chủ trở thành tỷ phú chỉ sau 1 đêm. Tuy nhiên, sự sụt
giảm gần đây của TTCK, tài sản của những người có 30.000 USD trở lên cũng sụt
giảm tổng cộng 2,3% trong năm qua.
Tiêu dùng bùng nổ


Biểu đồ 2 7: Tăng trưởng doanh số bán lẻ giai đoạn 2000-2010
Đơn vị: Tỷ nhân dân tệ

(Nguồn : Báo trí thức trẻ)
Trong thập kỷ vừa qua, tiêu dùng của Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ 2
con số. Trung Quốc có thể trở thành thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới vào năm
2015. Tầng lớp tiêu dùng với số lượng lên tới 130 triệu người đã trở thành lực đẩy
lớn cho thị trường, từ bán lẻ và nhà đất cho đến du lịch và các ngành hàng không
thiết yếu khác.
2.3.

Tác động


2.3.1. Tích cực
a) Giảm tỷ lệ đói nghèo
Khi thu nhập được cải thiện nhanh chóng, tỷ lệ nghèo ở Trung Quốc cũng đã
giảm rất nhanh. Có thể thấy tác động tích cực nhất của tăng trưởng nóng đối với
Trung Quốc chính là xóa đói giảm nghèo. Tỷ lệ đói nghèo ở khu vực nông thôn
Trung Quốc giảm từ mức 97,5% thời điểm năm 1978 xuống 3,1% vào năm 2017, còn
khoảng 30 triệu người nghèo (OECD, 2017). Đây là mức thấp hơn nhiều so với mức
trung bình của thế giới. Trong gần 40 năm kể từ khi Trung Quốc đẩy mạnh các chính
sách tăng trưởng kinh tế, hơn 700 triệu người Trung Quốc thoát khỏi đói nghèo,
chiếm hơn 70% mức giảm đói nghèo toàn cầu trong giai đoạn này. Tuổi thọ trung
bình tăng từ 35 tuổi năm 1949 lên 76,34 tuổi trong năm 2015. Nền kinh tế lớn thứ hai
thế giới đã đào tạo hơn 12 triệu nhân công từ những nước đang phát triển và cử 600


nghìn người tham gia các dự án phát triển tại nước ngoài. Liên hợp quốc cho biết, chỉ
số phát triển con người (HDI) của Trung Quốc năm 2014 xếp thứ 90 trên 188 quốc
gia và vùng lãnh thổ và nằm trong nhóm nước có HDI cao.
b) Tăng trưởng kinh tế
Khi mới thực hiện cải cách và mở cửa vào năm 1978, Trung Quốc là một
trong những quốc gia nghèo trên thế giới. Bốn mươi năm sau, tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) của Trung Quốc tăng 33,5 lần, ước khoảng 12.300 tỷ USD, chiếm 15%
GDP toàn cầu, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ. Giai đoạn 1978 2012, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm đạt 9,5%, cao hơn nhiều so với
mức tăng trưởng trung bình hằng năm của nền kinh tế thế giới là 2,9%. Năm 2010,
Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế có tổng lượng GDP lớn thứ hai
trên thế giới sau Mỹ. Sự nóng lên của nền kinh tế Trung Quốc cũng được nhận biết
khi hơn 3,5 triệu doanh nghiệp tư nhân quy mô vừa và nhỏ đã tăng trưởng rất nhanh,
làm ra 241 tỷ USD, đóng góp 15% vào mức tăng chung của nền kinh tế Trung Quốc
năm 2004.
Biểu đồ 2 8: GDP và tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc giai đoạn 2013 - 2017



(Nguồn : National Bureau of Statistics of China)
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tốc độ tăng trưởng bình quân GDP của Trung
Quốc trong giai đoạn 2013 - 2017 là 7,1%, trong khi mức tăng trưởng trung bình của
toàn cầu là 2,6% và của các nền kinh tế đang phát triển là 4%. Mức đóng góp trung
bình của Trung Quốc vào tăng trưởng kinh tế thế giới trong giai đoạn 2013 - 2017 là
khoảng 34%, lớn nhất trong tất cả các quốc gia và cao hơn cả tổng mức đóng góp của
Mỹ, các nước trong khu vực đồng euro và Nhật Bản. Tiến trình công nghiệp hóa của
Trung Quốc tăng nhanh, cơ cấu ngành nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng ngày
càng hợp lý hóa. Ngành dịch vụ dần chiếm vị thế chủ đạo, mức tăng trưởng của
ngành dịch vụ vượt qua ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp - xây dựng, trở thành
lực lượng chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Năm 2017, GDP của
Trung Quốc đạt 82.712,2 tỷ nhân dân tệ (NDT), tăng 6,9% so với năm 2016. Tỷ trọng
GDP của Trung Quốc trong GDP toàn cầu từ 1,8% năm 1978 tăng lên 15% năm
2018.


c) Giảm thất nghiệp
Trong nhiều năm qua, tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc luôn duy trì ở mức
thấp, xoay quanh ngưỡng 4%. Không những thế, trong năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp
của Trung Quốc đang có chiều hướng giảm mạnh. Cụ thể, các chỉ số thống kê cho
thấy tỷ lệ thất nghiệp tại Trung Quốc giảm liên tục trong các tháng của năm 2018, từ
mức 4,05% vào thời điểm đầu năm xuống hiện còn đạt 3,82% - mức thất nghiệp thấp
nhất được ghi nhận từ trước đến nay của Trung Quốc. Tỷ lệ thất nghiệp giảm là nhờ
Chính phủ đã ban hành chính sách tích cực hỗ trợ tạo việc làm, và kết quả khả quan
của kinh tế Trung Quốc. Từ năm 2002, Trung Quốc đã thực hiện các chính sách
khuyến khích tạo việc làm. Với việc thực hiện một loạt các biện pháp ưu đãi về thuế
và cho vay, chính sách này đã khuyến khích các doanh nghiệp thuê lao động. Chính
sách này cũng hỗ trợ những người thất nghiệp tự đứng ra kinh doanh. Chính quyền
các cấp cũng tạo ra thêm những công việc linh hoạt với lịch làm việc không cố định.

Số liệu thống kê cho thấy có hơn 100 triệu người Trung Quốc hiện đang làm những
công việc linh hoạt.
d) Thương mại
Ngoài ra, tăng trưởng nóng còn có tác động tích cực đến thương mại Trung
Quốc. Giá trị của thương mại hàng hóa đạt 27,7 nghìn tỷ NDT vào năm 2017, chiếm
hơn 11% tổng khối lượng thương mại toàn cầu. Trung Quốc trở thành đối tác thương
mại lớn nhất của hơn 120 nước trên thế giới. Với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt
3.690 tỷ USD, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của gần 130 quốc gia và
khu vực, đồng thời là thị trường nhập khẩu tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Trung
Quốc còn là nước có dự trữ ngoại hối, đầu tư ra nước ngoài và hệ thống công nghiệp
hoàn thiện nhất thế giới. Cuối năm 2004, Trung Quốc đã trở thành quốc gia thương
mại lớn thứ 3 thế giới sau Mỹ và Đức. Tuy nhiên thặng dư thương mại vẫn ổn định ở
mức 30 tỷ USD (trên 40 tỷ USD năm 1998, dưới 30 tỷ USD năm 2003). Các đối tác
thương mại hàng đầu của Trung Quốc bao gồm Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Đức,
Singapore, Malaysia, Nga và Hà Lan. Theo số liệu thống kê của Hoa Kỳ, thặng dư
thương mại của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ năm 2004 là 170 tỷ USD, hơn gấp đôi
so với mức năm 1999. Chỉ tính riêng Wal-Mart, nhà bán lẻ hàng đầu Hoa Kỳ, đã là
đối tác xuất khẩu lớn thứ 7 của Trung Quốc và xếp trên Vương quốc Liên hiệp Anh


và Bắc Ireland về nhập khẩu hàng Trung Quốc. Trong 5 cảng bận rộn nhất thế giới,
có 3 cảng ở Trung Quốc.
2.3.2. Tiêu cực
a) Lạm phát
Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP cao và kéo dài trong nhiều năm là nguyên nhân của lạm
phát cao, mức tiêu hao nguyên vật liệu và năng lượng lớn, tài nguyên bị khai thác,
môi trường bị hủy hoại. Lạm phát tăng cũng gây nên những bất ổn xã hội, chính trị.
Tăng trưởng cao nhưng lạm phát cũng cao gây nên bức tranh tăng trưởng không thực.
Lạm phát do mất cân đối cung – cầu và tăng giá lương thực, thực phẩm, nhất là nông
sản gắn với thiên tai và hiện tượng đầu cơ trong lưu thông: Nhóm mặt hàng lương

thực, thực phẩm hiện chiếm khoảng 2/3 trong rổ hàng hóa làm căn cứ để tính chỉ số
CPI của nước này. Là nước đông dân nhất thế giới, sản xuất lương thực nhiều nhất
thế giới và gần như là nước tự cung, tự cấp phần lớn lượng lương thực, thực phẩm
tiêu thụ, nên thời tiết có ảnh hưởng lớn đến nền nông nghiệp còn lạc hậu và sản
lượng, cũng như giá lương thực, thực phẩm do TQ sản xuất ra và từ đó có ảnh hưởng
đáng kể đến chỉ số CPI của TQ
Lạm phát do chính sách tài chính – tiền tệ nới lỏng quá mức: Vấn đề cốt lõi
nhất của việc lạm phát leo thang ở TQ là do những năm gần đây, TQ phát hành tiền tệ
quá nhiều, tăng trưởng tín dụng quá nhanh khi chính phủ khuyến khích mở rộng cho
vay không có tiền lệ nhằm hỗ trợ tăng trưởng trong thời kỳ khủng hoảng toàn cầu.
Lượng tiền cung ứng quá mức và xu thế lạm phát toàn cầu đã tạo nền tảng cho sự
tăng giá và các hoạt động đầu cơ.
Lạm phát do tăng giá tài sản, tiền lương: Trong bối cảnh thị trường chứng
khoán TQ bấp bênh và giá bất động sản ở TQ 10 năm qua chỉ tăng chứ không giảm
(đây là hậu quả của chính sách nhà đất sai lầm của chính phủ), đương nhiên, một
lượng lớn tiền lưu thông sẽ đổ vào thị trường nhà đất và không chỉ các doanh nghiệp,
cá nhân, mà các chính quyền địa phương cũng làm như vậy. Có thể nói, trong bối
cảnh kinh tế TQ hiện nay, chỉ cần giá nhà tiếp tục tăng, áp lực lạm phát sẽ không thể
giảm.
b) Bong bóng thị trường


Việc chính phủ khuyến khích, thu hút đầu tư khiến dòng tiền ngoại luôn ồ ạt chảy
vào thị trường Trung Quốc. Ngoài ra với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt trội, mức độ
tích lũy vống của một bộ phận dân cư thuộc tầng lớp trung lưu tăng cao. Một phần
lớn số tiền này được người dân dùng vào đầu tư kiếm lời. Đó là khoản tiền khổng lồ
và được thu hút vào thị trường chứng khoán – nơi có tốc độ tăng trưởng nhanh cũng
là nơi chính phủ kêu gọi nhân dân đổ tiền vào đầu tư. Hai lĩnh vực được nhà đầu tư
lựa chọn nhiều nhất là thị trường bất động sản và thị trường trái phiếu. Chính những
điều này khiến bong bóng trên thị trường bong bóng, thị trường bất động sản được

hình thành ngày càng to và có nguy cơ bị nổ.
c) Môi trường
● Ô nhiễm không khí
Trung Quốc đạt mức tăng trưởng kinh tế gần 10% mỗi năm trong thập kỷ qua,
nhưng cũng là nước có lượng xả thải carbon lớn nhất thế giới. Chất lượng không khí
ở nhiều thành phố lớn của nước này không còn đáp ứng tiêu chuẩn y tế thế giới. Theo
Dự án Carbon toàn cầu, 27% lượng khí thải toàn cầu năm 2014 là do Trung Quốc.
Theo Tổ chức Greanpeace East Asia, ít nhất 80% trong 367 thành phố của Trung
Quốc có chỉ số đo lường chất lượng không khí ở mức không an toàn vào 3 quý đầu
năm 2015. Ô nhiễm không khí đô thị còn do tình trạng di dân và tốc độ đô thị hóa.
Một trong những chính sách của Bắc Kinh là nâng tỷ lệ người sống ở các thành phố
đến hơn 60% trước năm 2020. 53,7% dân Trung Quốc đang sống ở các vùng đô thị.
Đô thị hóa quá nhanh dẫn đến nhu cầu tiêu thụ năng lượng tăng, các nhà máy sản
xuất điện và trung tâm công nghiệp cũng sinh sôi theo. Ô nhiễm không khí cũng đã
khiến 1,2 triệu người dân Trung Quốc chết sớm trong năm 2010. Nghiên cứu từ
những năm 1980 ở miền Bắc Trung Quốc cũng đã chỉ ra rằng không khí ở thành thị
Trung Quốc gây ra những biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như bệnh về hô hấp,
tim mạch, mạch máu não.
● Ô nhiễm nguồn nước
Theo các chuyên gia, ô nhiễm và khan hiếm nguồn nước cũng là một thách
thức môi trường nghiêm trọng đối với Trung Quốc. Dân số Trung Quốc chiếm 20%
dân số thế giới, nhưng nguồn nước ngọt của nước này chỉ chiếm 7%. Sử dụng quá


mức và tình hình ô nhiễm nguồn nước dẫn đến tình trạng thiếu hụt nước sử dụng.
Những con số cho thấy khoảng 11% bệnh nhân mắc bệnh ung thư hệ tiêu hóa ở
Trung Quốc có thể xuất phát từ việc dùng nguồn nước uống không an toàn. Gần 90%
lượng nước ngầm ở các thành phố và 70% của các con sông và hồ của Trung Quốc
hiện đang bị ô nhiễm. Năm 2014, trang China Water Risk cho biết nguồn nước ngầm
ở hơn 60% thành phố Trung Quốc được xác định ở mức tệ và rất tệ, hơn 1/4 các con

sông chính ở Trung Quốc được khuyến cáo là "con người không nên tiếp xúc".
d) Bất bình đẳng
Tăng trưởng quá nhanh khiến một bộ phận dân cư không bắt kịp tốc độ tăng
trưởng gây nên sự phân tầng rõ rệt và sự bất ổn xã hội. Dựa trên số liệu từ Ngân hàng
thế giới (WB) , khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc tăng nhanh nhất châu Á trong
2 thập kỷ qua. Sự bùng nổ của kinh tế Trung Quốc trong hơn 3 thập kỷ vừa qua đã
đưa số triệu phú và tỷ phú ở nước này tăng đột biến
Báo cáo về sự phát triển phúc lợi xã hội ở Trung Quốc của Đại học Bắc Kinh
mới công bố cho biết, 1% số hộ gia đình giàu nhất nước này hiện sở hữu hơn 30%
của cải trong nước. Ở chiều ngược lại, 25% số hộ thuộc diện nghèo của Trung Quốc
chỉ sở hữu khoảng 1% tài sản quốc gia. Bên cạnh đó, báo cáo cũng đưa ra hệ số phân
phối lợi tức (Gini) đối với các hộ gia đình ở Trung Quốc trong năm 2012 ở mức 0,73.
Trong khi đó, con số tương ứng trong số liệu thống kê của chính phủ Trung Quốc là
0,47 năm 2012, gần bằng hệ số của Mỹ (0,56). Chỉ số Gini nói về sự bất bình đẳng
thu nhập trong xã hội: chỉ số này sẽ được giả định là 0 nếu xã hội bình đẳng tuyệt đối
và sẽ bằng 1 nếu có sự bất bình đẳng tuyệt đối.
Khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc đã mở rộng đến mức độ báo động,
khiến nước này trở thành một trong những quốc gia bất bình đẳng nhất thế giới. Tờ
China Daily dẫn báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu và Khảo sát Tài chính Gia đình
Trung Quốc cho biết, chỉ số Gini của Trung Quốc, thường dùng để đo mức độ bất
bình đẳng, là 0,61 trong năm 2010. Chỉ số này cao hơn mức báo động là 0,4 và cao
hơn chỉ số trung bình toàn cầu là 0,44. Tờ Thời báo Hoàn cầu nói rằng khoảng cách
giàu nghèo ở Trung Quốc đã ở mức báo động.


e) Chất lượng sống
Cũng do phân hóa giàu nghèo mà các chi phí y tế tại đây chiếm 60% mức thu
nhập trung bình của người dân tại các vùng nông thôn, do vậy nhiều người dân đã
không thể đi khám bệnh khi ốm đau. Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm là
8%, mức độ hài lòng của người dân thành thị Trung Quốc không tăng nhiều như

mong đợi. Bên cạnh các dịch vụ công cộng không đầy đủ, giá nhà tăng vọt và những
lo ngại về an toàn thực phẩm, thì ô nhiễm không khí - do quá trình công nghiệp hóa,
đốt than và tăng sử dụng ô tô - đang ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống ở
khu vực thành thị.
Lạm phát gây áp lực lên đời sống người dân và cũng là mối đe dọa đối với sự
ổn định xã hội Trung Quốc : Khoảng một nửa số gia đình thành thị ở Trung Quốc có
kế hoạch cắt giảm chi tiêu vì lo ngại lạm phát. Giá nhu yếu phẩm tăng nhanh hơn các
loại hàng hóa khác làm cho đời sống của thành phần dân chúng có mức thu nhập thấp
và đồng lương cố định khốn khó hơn. Một số nhà kinh tế TQ cho rằng, sau nhiều
năm gặt hái các thành tựu nhờ tăng trưởng kinh tế nhanh, hiện nay lạm phát lại bắt
đầu xóa bỏ những thành tựu đó.
2.4.

Chính sách của chính phủ

2.4.1. Chính sách tài khóa
a) Về chính sách thu
Trong bối cảnh nền kinh tế giảm tốc, dư địa để Trung Quốc phát triển nguồn
thu tương đương với nhu cầu chi là rất khó. Tuy vậy, quốc gia này vẫn tiếp tục thực
hiện các ưu đãi cho một số lĩnh vực, khu vực ưu tiên cùng với đó là dần chấp nhận tỷ
lệ thâm hụt ngân sách ngày càng cao.
Thứ nhất, hỗ trợ cho các doanh nghiệp (DN) có quy mô nhỏ thông qua miễn
giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế giá trị gia tăng (GTGT). Trung Quốc
đã nâng ngưỡng khởi điểm chịu thuế TNDN từ 60.000 NDT lên 100.000 NDT và
giảm thuế TNDN cho DN quy mô nhỏ từ 1/1/2014 đến hết năm 2016; miễn thuế
doanh thu và thuế GTGT đối với DN nhỏ và hộ kinh doanh cá thể có thu nhập từ
20.000 - 30.000 NDT từ tháng 10/2014 đến hết 31/12/2017 (so với thời gian dự kiến
trước đây là áp dụng đến cuối năm 2015); đồng thời, ngày 30/10/2015 Trung Quốc



tiếp tục mở rộng diện được hưởng thuế GTGT 0% đối với một số loại hình dịch vụ
xuất khẩu; điều chỉnh cơ cấu biểu thuế GTGT đối với DN ngành nước sạch, thủy
điện quy mô nhỏ... từ 4 bậc (3%-6%) xuống còn 1 bậc với mức thấp nhất là 3%
(tháng 7/2014).
Thứ hai, tập trung các ưu đãi cho các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ bảo
vệ môi trường. Trung Quốc miễn thuế mua xe đối với xe sử dụng năng lượng mới từ
tháng 9/2014 – 12/2017; Cho phép các DN khấu hao nhanh các thiết bị, tài sản cố
định dùng cho nghiên cứu phát triển...
Thứ ba, chuyển đổi thuế doanh thu sang thuế GTGT đối với các ngành dịch
vụ. Quá trình cải cách thuế GTGT phù hợp với thông lệ quốc tế đã được Trung Quốc
hoàn thành vào ngày 1/5/2016. Việc cải cách này nhằm mục đích hợp nhất thuế kinh
doanh và thuế GTGT đã được thực hiện từ năm 1994. Quá trình cải cách đã được tiến
hành bắt đầu từ năm 2009 bằng việc chuyển từ GTGT dựa vào sản xuất sang GTGT
dựa vào tiêu dùng. Sau đó, từ năm 2012 Trung Quốc tiếp tục mở rộng diện tính thuế
GTGT đối với các ngành công nghiệp như vận tải, dịch vụ bưu điện, viễn thông cũng
như 7 ngành dịch vụ hiện đại (Dịch vụ kỹ thuật nghiên cứu và phát triển; dịch vụ
công nghệ thông tin; dịch vụ văn hóa và sáng tạo; dịch vụ logistic; dịch vụ cho thuê
tài sản di động hữu hình; dịch vụ tư vấn và thẩm định; dịch vụ truyền hình).


×