Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

tiểu luận thuế và htt ở vn chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt ở trung quốc, hàn quốc, nhật bản và bài học cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.83 KB, 16 trang )

1. Đặt vấn đề
Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) bắt
đầu được áp dụng ở Việt Nam từ
năm 1990. Trong quá trình phát triển,
hội nhập quốc tế, để bảo đảm những
quy định phù hợp với điều kiện kinh
tế xã hội mới, những mục tiêu, định
hướng của nhà nước, Luật thuế
TTĐB đã được sửa đổi và bổ sung
nhiều lần. Nghiên cứu chính sách
thuế TTĐB của các nước như Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản để thấy
được họ đã quản lý loại thuế này
hiệu quả như thế nào? Cách thức quy
định, quản lý của 3 nước này có
điểm gì khác biệt và chúng ta sẽ rút
ra được bài học được gì từ đó? Các
gợi ý chính sách, đề xuất để luật thuế
TTĐB của Việt Nam phát huy được
công dụng và mục đích của nó một
cát tốt nhất, hiệu quả nhất. Đó là
những câu hỏi sẽ được trả lời trong
bài nghiên cứu này.
2. Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế TTĐB là loại thuế gián thu
đánh vào một số hàng hóa và dịch vụ
chưa thật cần thiết với nhu cầu thiết
yếu của nhân dân, hoặc cần tiết
kiệm, hướng dẫn tiêu dùng. Thông
thường các nước đánh vào các mặt
hàng mà nhà nước không khuyến


khích sản xuất, không khuyến khích
tiêu dùng hay lợi nhuận tương đối
cao.
2.1. Đặc điểm giống nhau giữa các
nước

- Các loại hàng hóa, dịch vụ chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt được pháp
luật thuế các nước qui định hầu
như giống nhau gồm : rượu, bia,
thuốc lá, xe ô tô, xăng…; kinh
doanh cá cược, đua ngựa, đua xe,
sòng bạc…
- Mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc
biệt được pháp luật thuế các nước
quy định rất cao vì thuế đánh vào
một số hàng hóa dịch vụ mang
tính chất xa xỉ, chưa thật cần thiết
cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày
của con


người và có ảnh hưởng đến sức khỏe
của nhiều người trong xã hội.
- Cách thu thuế tiêu thụ đặc biệt ở các
nước cũng giống nhau, tức là nhà nước
chỉ thu một lần ở khâu sản xuất, nhập
khẩu hàng hóa hay kinh doanh các dịch
vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc
biệt.

2.2. Tầm quan trọng của thuế TTĐB
- Thuế TTĐB là công cụ rất quan trọng
để nhà nước thực hiện chức năng
hướng dẫn sản xuất và điều tiết tiêu
dùng xã hội.
- Thuế TTĐB cũng là công cụ để nhà
nước
điều tiết thu nhập của người tiêu dùng
vào ngân sách nhà nước (NSNN) một
cách công bằng hợp lý: ai tiêu dùng
nhiều các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế
TTĐB thì chịu thuế nhiều hơn người
tiêu dùng ít hoặc không phải chịu thuế
nếu không tiêu dùng các hàng hóa, dịch
vụ đó.
- Việc ban hành Luật thuế tiêu thụ đặc
biệt

để điều chỉnh việc sản xuất, kinh
doanh,lưu thông và tiêu dùng một số
hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa
xỉ, chưa thật cần thiết cho nhu cầu xã
hội thể hiện sự tăng cường quản lý,
kiểm soát của nhà nước một cách tập
trung, chặt chẽ đối với các loại hàng
hóa, dịch vụ này.
2.3. Vài nét về thuế TTĐB ở Việt
Nam Thuế TTĐB ở Việt Nam có tiền
thân là thuế hàng hóa ban hành năm
1951, năm

1990 Luật thuế TTĐB được ban
hành thay thế cho thuế hàng hóa áp
dụng cho 6 mặt hàng: thuốc lá, rượu,
bia, pháo, bài lá, vàng mã. Hiện nay,
đối tượng chịu thuế của thuế TTĐB
ở Việt Nam gồm có 11 nhóm hàng
hóa và 6 nhóm dịch vụ. 11 nhóm
hàng hóa bao gồm: thuốc lá điếu, xì
gà; rượu; bia; ô
tô dưới 24 chỗ; mô tô hai bánh có
dung
tích xi lanh lớn hơn 125 cm3; tàu
bay; du thuyền; xăng các loại; điều
hòa nhiệt độ

2 | T ạ pc h í K I N H T Ế Đ Ố I N G O Ạ I


công suất dưới 90.000 BTU, bài lá;
vàng mã, hàng mã. 6 nhóm dịch vụ
bao gồm: kinh doanh vũ trường; kinh
doanh mát xa, karaoke; kinh doanh
casino, trò chơi có thưởng; kinh
doanh đặt cược; kinh doanh golf;
kinh doanh xổ số.
Hệ thống luật và văn bản pháp lý
hiện hành quy định về thuế TTĐB ở
Việt Nam:
- Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số
02/VBHN-VPQH ngày 28 tháng 4

năm 2016
- Nghị định số 26/2009/NĐ-CP
ngày
16/3/2009 quy định chi tiết thi hành
một số
điều của Luật thuế TTĐB
- Nghị định 113/2011/NĐ-CP
- Thông tư số 05/2012/TT-BTC
- Nghị định số 108/2015/NĐ-CP
ngày 28/10/2015
- Thông tư số 195/2015/TT-BTC
ngày 24/11/2015
3. Chính sách thuế TTĐB của
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản
Thuế TTĐB của Trung Quốc hiện tại
có tên là “thuế tiêu thụ”, được quy
định tại Nghị định số 539 ngày
05/10/2008 ban hành Quy chế tạm
thời về thuế tiêu thụ sửa đổi và có
hiệu lực từ ngày 01/01/2009.
Thuế TTĐB ở Hàn Quốc bao gồm:
thuế tiêu thụ cá nhân, thuế rượu, thuế
giao thông vận tải -năng lượng - môi
trường, thuế ô tô
(địa phương), thuế tiêu thụ thuốc lá
(địa phương).

Thuế TTĐB ở Nhật Bản được
trình bày theo đối tượng chịu thuế
riêng biệt: thuế rượu, thuế thuốc

lá, thuế thuốc lá đặc biệt, thuế
xăng, thuế đường địa phương, thuế
khí hóa lỏng dầu, thuế xe động cơ
trọng tải, thuế nhiên liệu hàng
không, thuế dầu khí và than đá,
thuế khuyến khích phát triển năng
lượng tài nguyên.
3.1. Đối tượng chịu thuế


Về cơ bản, đối tượng chịu thuế TTĐB
chủ yếu là các mặt hàng có hại đến sức
khỏe hoặc có tính chất cao cấp, xa xỉ
cần hạn chế tiêu dùng.
3.1.1. Nhóm mặt hàng thuốc lá
Thuế TTĐB đánh vào nhóm hàng này
nhằm giảm tác động không tốt tới sức
khỏe của chính người tiêu dùng, ảnh
hưởng xấu tới xã hội, túi tiền của người
dân và là một phần nguyên nhân gây ra
nghèo đói. Đối tượng chịu thuế thuốc
lá ở Trung Quốc bao gồm thuốc lá
điếu, xì gà và thuốc lá sợi. Đối tượng
chịu thuế thuốc lá ở Nhật Bản và Hàn
Quốc gồm: thuốc lá điếu, thuốc lá tẩu,
thuốc lá nhai, thuốc lá hít.
3.1.2. Nhóm mặt hàng rượu, bia
Ở Trung Quốc, đối tượng chịu thuế
trong nhóm này được chia ra làm 5 loại
đơn giản, gồm 1 dòng thuế dành cho

bia, 4 dòng thuế dành cho rượu, chia
theo tính chất của rượu: rượu mạnh,
rượu gạo và các loại khác. Ở Nhật Bản,

mặt hàng này chia thành 5 nhóm:
rượu gạo, bia, Whisky và Brandy
(40%), rượu mạnh (37%), Shochu
nhóm A và B (25%), với 10 loại cụ
thể khác nhau.
Bia được chia theo tỷ lệ mạch nha,
rượu được đánh thuế theo từng loại
rượu có tên cụ thể. Ở Hàn Quốc,
thuế rượu bia cũng được chia theo
tên cụ thể, còn Việt Nam thì rượu
được chia làm 2 nhóm nhỏ: rượu trên
20 độ và rượu dưới 20 độ.
3.1.3. Nhóm mặt hàng năng lượng
Nhóm mặt hàng xăng, nap-ta, chế
phẩm tái hợp và chế phẩm khác để
pha chế xăng: việc đánh thuế TTĐB
lên nhóm mặt hàng này nhằm hạn
chế ảnh hưởng ngoại lai như
ô nhiễm môi trường, tai nạn, tắc
nghẽn giao thông. Hơn nữa, xăng
dầu còn là mặt hàng chiến lược của
quốc gia, thiết yếu đối với đời sống
xã hội, tác động trực tiếp đến

3 | T ạ pc h í K I N H T Ế Đ Ố I N G O Ạ I



sự phát triển kinh tế và an ninh quốc
phòng, là một trong những mặt hàng
rất nhạy cảm trước những biến động
của chính trị, kinh tế thế giới. Đối
tượng chịu thuế xăng dầu ở Trung
Quốc bao gồm: xăng không chì,
xăng pha chì, dầu diesel và nhiên
liệu bay. Nhật Bản sử dụng thuế
xăng, thuế xăng địa phương, thuế
dầu khí và than (dầu thô) và thuế
nhiên liệu bay, thuế khí hóa lỏng để
kiểm soát các mặt hàng xăng, dầu
thô, nhiên liệu bay, nhiên liệu sử
dụng cho động cơ. Ở Hàn Quốc,
xăng, dầu diesel và dầu thay thế
tương tự cùng lúc chịu 2 thuế: thuế
giao thông vận tải-năng lượng-môi
trường (trung ương) và thuế nhiên
liệu động cơ (địa phương). Riêng đối
với Việt Nam thì thuế TTĐB chỉ
đánh vào xăng các loại (xăng, xăng
E5, xăng E10).
Các nước đánh thuế vào mặt hàng
này nhằm giảm sự tiêu dùng lãng phí
nguồn năng lượng và tăng quỹ phát
triển nguồn năng lượng tái tạo. Trong
ba nước, chỉ có duy nhất Nhật Bản
đánh thuế TTĐB vào mặt hàng điện
với mục đích tạo nguồn thu phát

triển tài nguyên năng lượng quốc gia.
3.1.4. Nhóm mặt hàng ô tô
Mục đích đánh thuế TTĐB để giảm
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và
bù đắp một phần chi phí sửa chữa tu
bổ đường xá. Ở đối tượng chịu thuế
này, Trung Quốc phân loại các loại
xe theo dung tích xi lanh; Nhật Bản

phân chia theo trọng tải xe, thời
gian của giấy chứng nhận kiểm
định và mục đích sử dụng (thương
mại hay phi thương mại); Hàn
Quốc phân loại theo dung tích xi
lanh, trọng tải xe và mục đích sử
dụng.
3.1.5. Nhóm mặt hàng xa xỉ và
dịch vụ giải trí
Thuế TTĐB đánh vào những dịch
vụ, hàng


hóa này vì đây là những mặt hàng xa xỉ
không phải là những hàng hóa thiết yếu
và nhằm mục đích điều tiết thu nhập,
định hướng tiêu dùng. Ngoài ra, loại
hình dịch vụ này mang tính nhạy cảm,
rất dễ ảnh hưởng tới “đạo đức xã hội”
nên cần phải có sự điều tiết của Nhà
nước.

Đối tượng mặt hàng chịu thuế ở Trung
Quốc bao gồm: mỹ phẩm, đồ trang sức,
đá quý, đồng hồ đeo tay cao cấp, du
thuyền, đũa gỗ dùng một lần. Nhật Bản
không đánh thuế trên nhóm mặt hàng
này. Hàn Quốc đánh thuế đối với máy
slot, máy pin-pal và các máy giải trí
tương tự khác, súng săn hoặc súng
trường, đồ trang sức, nước hoa, máy
ảnh sang trọng, đồng hồ cao cấp, da
lông thú và sản phẩm điện tử, điện lạnh
cao cấp.
Về dịch vụ, Trung Quốc đánh thuế vào
bóng golf và các vật dụng liên quan;
Nhật Bản đánh thuế vào dịch vụ chơi

golf; Hàn Quốc đánh thuế trên kinh
doanh casino, đua ngựa, đua xe đạp,
kinh doanh quán rượu, salon (khách
sạn, vũ trường).
3.2. Cơ sở tính thuế và thuế suất
Trung Quốc và Hàn Quốc đánh thuế
theo cả hai phương thức thuế tuyệt
đối và thuế tương đối cho từng hàng
hóa, thậm chí kết hợp cả hai phương
thức đánh thuế trong cùng một mặt
hàng. Nhật Bản chủ yếu áp dụng
thuế tuyệt đối ở hầu hết các sản
phẩm. Tuy nhiên, cả ba nước đều có
xu hướng áp dụng chủ yếu thuế suất

tuyệt đối. Vì vậy, cơ sở tính thuế chủ
yếu là đơn vị: khối lượng, số lượng,
dung tích xi lanh, thể tích đối với
hàng hóa; số người, số ngày, doanh
thu… đối với dịch vụ.
Thuế suất tương đối áp dụng với hầu
hết các mặt hàng: rượu, mỹ phẩm, đồ
trang sức và đá quý, pháo và pháo
hoa, xe máy, ô tô,

4 | T ạ pc h í K I N H T Ế Đ Ố I N G O Ạ I


các thiết bị chơi golf, đồng hồ đeo
tay cao cấp, du thuyền, đũa gỗ dùng
một lần và sàn gỗ ván. Thuế tuyệt
đối áp dụng đối với sản phẩm xăng
dầu. Thuế kết hợp được áp dụng chủ
yếu đối với thuốc lá điếu, rượu
chưng cất, rượu gạo, bia.
3.2.1. Nhóm mặt hàng thuốc lá
Thuế suất tuyệt đối của thuốc lá điếu
và thuốc là tẩu của Nhật Bản gần
như gấp đôi mức thuế suất của Hàn
Quốc, mức thuế suất đối với xì gà,
thuốc lá nhai và thuốc lá hít của hai
nước là tương đương.
Xét về mức thuế tiêu thụ đặc biệt
được cấu thành vào giá trung bình, ở
Trung Quốc: thuế tuyệt đối chiếm

0,8%, thuế tương đối chiếm 25,12%,
tức tổng thuế tiêu thụ chiếm 25,92%
cấu thành giá; Ở Hàn Quốc, thuế tiêu
thụ cấu thành vào giá chiếm 50,87%;
Ở Nhật Bản, thuế TTĐB chiếm
58,46% trong cấu thành giá. Ở cả ba
nước, cấu thành của thuế TTĐB vào
giá là chưa phù hợp với khuyến cáo
của Tổ chức Y tế Thế giới, từ 60 85%.
3.2.2. Nhóm mặt hàng rượu, bia
Thuế suất thuế TTĐB của Nhật Bản
và Hàn Quốc tương đối phức tạp
nhưng có phần đơn giản hơn ở Trung
Quốc. Theo đó, thuế đánh vào đồ
uống và cồn được chia thành 6 mức
thuế suất chia làm 5 loại khác nhau.
Trong đó, rượu chưng cất được áp
dụng theo thuế suất kết hợp; rượu
gạo, bia áp dụng thuế suất tuyệt đối;

rượu áp dụng thuế suất tỷ lệ. Ở
Nhật Bản, mức thuế đối với rượu,
bia dao động từ 20.000 yên cho
đến 390.000 yên trên 1.000 lít.
Ngoài ra, ở Nhật Bản còn áp dụng
thuế suất đối với mỗi 1% alcohol
tăng thêm ở mỗi loại rượu, ví dụ:
Whisky và brandy (nồng độ cồn
40%): 40.000 JPY, Shochu nhóm
A và B (nồng độ cồn 25%): 25.000

JPY... Ở Hàn


Quốc, ngoài rượu có nồng độ cồn mạnh
áp dụng mức thuế tuyệt đối, các loại
rượu, bia khác được áp thuế tương đối.
Ở cả ba nước, mức thuế áp dụng đối
với rượu mạnh tương đối cao vì rượu
này thường có nồng độ cồn trên 85%,
có thể dùng pha chế các loại rượu khác.
Đối với rượu vang, ở cả ba nước mức
thuế suất tương đối thấp, vì nồng độ
cồn không cao, nếu biết sử dụng đúng
cách, còn có lợi cho sức khỏe.

tăng thêm ở từng loại rượu. Tỷ trọng
thuế TTĐB trong giá bán: ỞTrung
Quốc là 8% đối với bia, 10% đối với
rượu vang và 25% đối với rượu
mạnh; Ở Nhật Bản, tỷ trọng thuế
TTĐB trong giá đối với rượu rất lớn,
chiếm khoảng 46%. Nhìn chung,
thuế đánh vào bia ở Nhật Bản khá
cao, được đánh giá là gấp đôi so với
Anh và gấp khoảng 8 - 10 lần so với
Mỹ.

Đối với bia, Trung Quốc áp dụng mức
thuế suất cao nhất so với các loại đồ
uống có cồn áp dụng thuế suất tuyệt

đối (250 NDT/tấn); Hàn Quốc áp dụng
mức thuế suất cao nhất so với các loại
đồ uống có cồn áp dụng mức thuế suất
tương đối (72%); Nhật Bản áp dụng
mức thuế suất tương đối cao (220.000
yên/1.000 lít) so với các đồ uống khác,
đứng thứ 3, sau rượu bột và rượu
mạnh. Đặc biệt, Nhật Bản còn áp dụng
thuế suất đối với mỗi 1% nồng độ cồn

3.2.3. Nhóm mặt hàng năng lượng
Để khuyến khích sử dụng năng
lượng thân thiện với môi trường ba
nước đều áp dụng mức thuế suất
TTĐB thấp hơn đối với xăng không
chì so với xăng có chì. Riêng đối với
dầu diesel, mức thuế suất thấp hơn
bởi lý do dầu diesel được sử dụng
chủ yếu là nhiêu liệu đầu vào cho
các ngành công nghiệp, nếu áp thuế
cao vào sản phẩm này lớn, sẽ đẩy giá
thành của các sản phẩm lên

5 | T ạ pc h í K I N H T Ế Đ Ố I N G O Ạ I


cao, ảnh hưởng đến tình hình tiêu
dùng trong nước.
Thuế suất đối với xăng của Hàn
Quốc và Nhật Bản gần như tương

đương nhau. Thuế xăng ở Nhật Bản
là 48.600 yen/kilo lít, ở Hàn Quốc là
475 won/lít. Cả hai mức thuế này
đều xấp xỉ 0,4 USD/ lít. Ở cả hai
nước, thuế trung ương và thuế địa
phương đều đánh trên xăng. Ở Nhật
Bản có thuế xăng (trung ương) và
thuế xăng địa phương, Hàn Quốc có
thuế giao thông vận tải - năng lượng
- môi trường (trung ương) và thuế
nhiên liệu động cơ (địa phương).
Thuế suất đối với xăng, dầu ở Trung
Quốc thấp hơn khoảng 10 lần so với
Hàn Quốc và Nhật Bản. Cụ thể: thuế
suất thuế TTĐB trên xăng có chì là
0,28 NDT/lít, tương đương 0,05
USD/lít, xăng không chì là 0,20
NDT/lít tương đương 0,03 USD/lít.
3.2.4. Nhóm mặt hàng ô tô
Ở Trung Quốc, thuế đối với ô tô áp
dụng phương thức thu theo tỷ lệ
phần trăm trên giá trị, còn Nhật Bản,
Hàn Quốc áp dụng thuế suất tuyệt
đối. Ở cả ba nước, mức thuế suất
TTĐB đối với ô tô có phân biệt theo
loại xe và dung tích xi lanh. Riêng ở
Nhật Bản, còn phân chia đối tượng ô
tô đánh thuế theo thời gian của giấy
kiểm định và trọng lượng xe. Ở Hàn
Quốc, mức thuế đối với ô tô còn

phân biệt theo mục đích sử dụng và
khối lượng xe. Tuy nhiên, ở cả ba
nước, mức thuế suất đều không phân

biệt theo số chỗ ngồi của xe như ở
một số nước khác như Thái Lan,
Anh.
Để khuyến khích sử dụng năng
lượng tiết kiệm, nhìn chung, các
nước đều áp dụng mức thuế suất
thuế TTĐB thấp hơn đối với các
loại xe có dung tích xi lanh nhỏ.
Thuế suất đối với dòng phương
tiện xe công


cộng như xe buýt, thuế suất tương đối
thấp, mục đích để khuyến khích người
dân sử dụng phương tiện công cộng
thay cho phương tiện cá nhân, có lợi
ích giảm diện tích chiếm chỗ, hạn chế
tắc đường và tiết kiệm năng lượng.
Thuế suất áp dụng cho xe có mục đích
sử dụng kinh doanh nhỏ hơn so với xe
không kinh doanh: hơn khoảng 1,4 đến
2 lần ở Nhật Bản và hơn 5 lần ở Hàn
Quốc (80KRW-200KRW/cc đối với
phương tiện phi thương mại và
18KRW-24KRW/cc đối với phương
tiện thương mại).

Thuế suất đối với ô tô ở Trung Quốc
tương đối thấp, dao động trong khoảng
1 - 40%, tuy nhiên đã có tới 6/8 mức
thuế suất dưới 12%. Mức thuế suất đối
với dòng xe trên 2.500cc đến 3.000cc
chỉ là 12%, trong khi
ở hầu hết các nước ASEAN mức thuế
này là trên 75%, ví dụ ở In-đô-nê-xi-a

là 75%, Lào là 90%, Phi-líp-pin
100%.
3.2.5. Nhóm mặt hàng xa xỉ
Trung Quốc đánh thuế đồng hồ đeo
tay cao cấp với mức thuế suất 20%,
mỹ phẩm 30%, đồ trang sức 5% và
10%. Đặc biệt, Trung Quốc còn đánh
trên du thuyền, thuế suất 10%. Nhật
Bản không đánh thuế trên mặt hàng
này. Hàn Quốc đánh nhiều loại mặt
hàng đối với đối tượng này với thuế
suất cụ thể hơn, đánh thuế tương đối
lên các mặt hàng máy chơi trò chơi
điện tử, súng săn (20%), nước hoa
(7%), trang sức, đá quý, máy ảnh và
đồng hồ cao cấp, da lông thú, đồ nội
thất xa xỉ là 20% trên phần tăng thêm
của giá bán lớn hơn 2.000.000 KRW.
Hàn Quốc đánh thuế tuyệt đối lên
các dịch vụ: đua ngựa là
500KRW/người,

đua
xe

200KRW/người, kinh doanh ca-si-nô
là 50.000KRW/ người.

6 | T ạ pc h í K I N H T Ế Đ Ố I N G O Ạ I


4. Gợi ý chính sách thuế tiêu thụ
đặc biệt ở Việt Nam
4. 1. Đối tượng chịu thuế
Nhìn chung, theo quy định của Luật
Thuế TTĐB hiện nay, đối tượng chịu
thuế TTĐB ở Việt Nam so với Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản còn khá
hạn hẹp, chỉ tập trung vào 11 loại
hàng hóa, 6 loại dịch vụ. Do vậy,
thời gian tới có thể cân nhắc một số
đề xuất như:
- Đưa thêm một số loại hàng hóa,
dịch vụ vào diện chịu thuế như: (1)
sản phẩm cao cấp: đồ trang sức và đá
quý, đồng hồ đeo tay cao cấp, mỹ
phẩm, nước hoa cao cấp, gạc nai, sữa
ong chúa, sản phẩm từ da lông thú,
thảm cao cấp hay đồ nội thất sang
trọng; (2) sản phẩm điện lạnh, điện
máy với mức tiêu thụ năng lượng
lớn; (3) dịch vụ cao nhấp như: salon,

khách sạn. Việc cụ thể hóa nhằm
phát huy tốt hơn vai trò hướng dẫn
sản xuất và tiêu dùng, đảm bảo
đánh thuế cao vào những mặt hàng
cao cấp hoặc quá trình sản xuất và
tiêu dùng có nhiều ngoại ứng tiêu
cực cho xã hội, thúc đẩy tăng trưởng
xanh và bền vững, nâng cao chất
lượng cuộc sống nhân dân và điều
chỉnh có lộ trình để đảm bảo sự thích
ứng của các doanh nghiệp.
- Trong nhóm các đối tượng không
thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
quy định trong Nghị định
26/2009/NĐ-CP có hàng mã dùng để

trang trí và hàng mã là đồ dùng
dạy học. Tuy nhiên, trên thực tế,
rất khó phân biệt hàng mã dùng để
trang trí với hàng mã thờ cúng,
gây tranh cãi và khó khăn trong
quá trình hành thu, việc quản lý
thuế khó khăn trong khi sản xuất
nhỏ lẻ, chi phí hành thu lớn.
- Đưa dầu diesel và nhiên liệu hóa
thạch


chạy động cơ trở thành đối tượng chịu
thuế nhưng với mức thuế suất thấp để

đảm bảo cho chi phí sản xuất không
quá cao, mất năng lực cạnh tranh, mức
thuế có thể tăng dần theo lộ trình để
khuyến khích doanh nghiệp sử dụng
những nguồn năng lượng mới, năng
lượng tái tạo, hướng đến phát triển
xanh, bền vững.
4.2. Thuế suất
Lựa chọn phương pháp đánh thuế tuyệt
đối sẽ giúp thuận lợi hóa và tiết kiệm
chi phí trong quá trình hành thu. Ta có
thể thấy đánh thuế theo hình thức thuế
tuyệt đối sẽ đơn giản và dễ quản lý vì
đánh trên một khối lượng cụ thể nên dễ
xác định hơn, vì vậy tránh khả năng
thất thoát về thuế, làm tăng nguồn thu
cho NSNN, giúp nguồn thu NSNN của
Chính phủ mang tính ổn định và dễ dự
đoán hơn vì khối lượng hàng hóa tiêu
thụ có thể dự đoán được dễ dàng hơn
dựa trên các số liệu khảo sát hoặc

thống kê về người dùng. Đặc biệt,
đối với những loại hàng hóa, dịch vụ
có giá cả biến động nhiều, nhất là
mặt hàng xăng dầu thì việc tính toán
thuế và việc đối chiếu giữa các kỳ
nộp thuế trở nên phức tạp. Nếu ta
đánh thuế tính trên cơ sở đơn vị, việc
tính thuế sẽ đơn giản, đánh thuế trực

tiếp trên từng đơn vị tiêu dùng lúc
này có hiệu quả điều tiết cao hơn.
Nhà nước cũng dễ điều chỉnh mức
thuế để khuyến khích hoặc hạn chế
sản xuất, tiêu dùng một mặt hàng
nào đó khi cần thiết, đồng thời khắc
phục được nhược điểm về ảnh hưởng
của yếu tố lạm phát. Đối với từng
loại mặt hàng ta nên có từng mức
thuế suất khác nhau tùy theo phân
loại và mục đích sử dụng để điều tiết
thu nhập cá nhân và lượng cung –
cầu.
- Thuế đối với mặt hàng xe ô tô nên
phân

7 | T ạ pc h í K I N H T Ế Đ Ố I N G O Ạ I


biệt theo mục đích sử dụng (kinh
doanh hay không kinh doanh), để
điều tiết thu nhập cá nhân.
- Cùng với sự phát triển kinh tế, đời
sống ngày một nâng cao, các mặt
hàng như trang sức, đá quý, đồng hồ
cao cấp… nên được đưa vào đối
tượng chụi thuế với mức thuế suất là
tỷ lệ % trên phần tăng thêm của giá
bán lớn hơn một mức cụ thể, giúp
tăng thu NSNN, định hướng tiêu

dùng.
- Đối với mặt hàng rượu, nên áp
dụng một dòng thuế riêng đối với
rượu có nồng độ cồn từ 85% trở lên
và áp dụng mức thuế suất thấp đối
với rượu vang trái cây, vì sản phẩm
này nếu sử dụng đúng mức sẽ có lợi
cho sức khỏe của người tiêu dùng.
- Đối với mặt hàng xăng, nên đánh
mức thuế lớn hơn đối với xăng pha
chì và mức thuế nhỏ hơn đối với
xăng không chì.Với xăng sinh học
thì nên áp dụng thuế suất thấp.
- Đối với mặt hàng điều hòa nhiệt độ
công suất từ 90.000 BTU trở xuống,
thuế suất nên được điều chỉnh giảm
dần phù hợp với điều kiện thời tiết
của nước ta và nhu cầu sử dụng ngày
càng phổ biến của người dân.
4.3. Giá tính thuế
Đối với sắc thuế tiêu dùng một giai
đoạn có mức thuế suất cao như thuế
tiêu thụ đặc biệt thì quy định giá tính
thuế chặt chẽ và khả thi là yếu tố
quan trọng nhất đảm bảo phòng
chống tránh thuế hoặc trốn thuế. Ben

J.M. Terra (1996) cho rằng, có hai
kiểu xác định giá tính thuế tiêu thụ
đặc biệt. Kiểu thứ nhất, tính thuế

từ khâu sản xuất. Theo đó, giá tính
thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nhà
sản xuất là giá xuất xưởng và đối
với nhà nhập khẩu được tính bằng
giá nhập khẩu cộng với thuế nhập
khẩu.


Kiểu thứ hai, tính thuế tiêu thụ đặc biệt
bán lẻ. Mặc dù kiểu xác định giá tính
thuế theo giá bán lẻ công bằng hơn và
sát hơn với nguyên lý đánh thuế tiêu
thụ đặc biệt, song các nước chậm phát
triển hoặc đang phát triển có xu hướng
áp dụng kiểu xác định giá tính thuế thứ
nhất do dễ áp dụng hơn, phù hợp hơn
với trình độ quản lý chưa cao. Hiện nay
trình độ quản lý thuế nói riêng và quản
lý kinh tế - xã hội của các cơ quan nhà
nước ở Việt Nam đã được nâng lên, các
quy định pháp luật về quản lý kinh
doanh đã hoàn thiện hơn thì việc chúng
ta học hỏi các nước phát triển, chuyển
dần sang áp dụng kiểu xác định giá tính
thuế theo giá bán lẻ đối với một mặt
hàng là hợp lý và khả thi.
Một là, về nguyên tắc, giá tính thuế
tiêu thụ đặc biệt càng sát với giá bán
cho người tiêu dùng cuối cùng thì càng
đúng với bản chất của sắc thuế này,


đảm bảo công bằng đối với cả hàng
sản xuất trong nước và hàng nhập
khẩu, bởi do đây là thuế tiêu dùng và
nó do người tiêu dùng chịu.
Hai là, ô tô và điều hòa nhiệt độ là
những mặt hàng có chuỗi cung ứng
đặc thù với ít khâu trung gian và
trong điều kiện quy định pháp luật về
quản lý kinh doanh cũng như trình
độ quản lý hiện nay ở Việt Nam hoàn
toàn có thể kiểm soát tốt khâu bán lẻ
mặt hàng này để tính thuế.
Ba là, quy định như vậy sẽ ngăn
ngừa có hiệu quả hành vi tránh thuế
thông qua chuyển giá của các doanh
nghiệp nhập khẩu, góp phần chống
thất thu ngân sách nhà nước nhưng
bên cạnh đó cũng tạo ra một vài khó
khăn: hoàn thiện hệ thống pháp lý,
hoàn thiện bộ máy quản lý thuế của
nhà nước.

8 | T ạ pc h í K I N H T Ế Đ Ố I N G O Ạ I


5. Kết luận
Luật thuế TTĐB đã được áp dụng tại Việt Nam từ năm 1990 đến nay, trải qua
nhiểu lần sửa đổi, bổ sung cùng với nhiều nghị định, thông tư đi kèm để hướng
dẫn thực hiện, nó đã phát huy khá hiệu quả trong việc định hướng sản xuất và

tiêu dùng, đồng thời góp một phần vào nguồn NSNN. Tuy nhiên bên cạnh những
điểm mạnh, luật thuế TTĐB ở Việt Nam còn một vài bất cập, chưa phát huy hết
vai trò của sắc thuế này, có khó khăn trong việc quản lý và thu thuế. Bài nghiên
cứu trên đã so sánh các đặc điểm nổi bật trong chính sách thuế TTĐB của 3
nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, nó như một nguồn tài liệu tham khảo
hữu ích, những bài học kinh nghiệm cùng với những đề xuất hữu ích. Đối với
một nền kinh tế hội nhập toàn cầu, phát triển sâu rộng, tạo ra nhiều cơ hội những
cũng có nhiều thách thức mà nhà nước ta đang đối mặt cần tìm cách khắc phục.
Hoàn thiện hành lang pháp lý, bộ máy quản lý nhà nước là bước cơ bản quan
trọng để giúp đất nước ta phát triển nhanh và bền vững, vươn lên những tầm cao
mới.
Tài liệu tham khảo
1. Ben J.M. Terra (1996): Excises (Tax law design and drafting), Volume 1, IMF.
2. China Briefing (2016), A Guide to Consumption Tax in China, truy cập ngày
26 tháng 8 năm 2019 từ < />3. Kaizen CPA Limited (không năm xuất bản), China’s Current Tax System –
Consumption
Tax, truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2019 từ < />4. Lỗ hổng trong quy định pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt (2015), truy cập
ngày 26 tháng 8 năm 2019 từ < />5. Ministry of Finance (2010), “Comprehensive Handbook of Japanese Taxes
2010”.
6. Ministry of Strategy and Finance Republic of Korea (2017), Korea Tax
Policy: The past, Present and Future.
7. OECD (2018), Consumption Tax Trends 2018 VAT/GST and Excise Rates
Trends and Policy Issues, Paris.
8. Richard Asquith (2019), Japan ¥2 trillion stimulus for Oct 2019 Consumption
Tax rise to 10%, truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2019 từ


< />9. Văn phòng Quốc hội (2016), Luật thuế tiêu thụ đặc biệt Số 02/VBHN-VPQH,
ban hành ngày 28 tháng 4 năm 2016.
10.WHO (2018), WHO report on the global tobacco epidemic.


9 | T ạ pc h í K I N H T Ế Đ Ố I N G O Ạ I



×