Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

tiểu luận quản lý rủi ro quản lý rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo của công ty cổ phần xuất nhập khẩu an giang giai đoạn 2017 – 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.67 KB, 46 trang )

CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO
TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1.1. Tổng quan về rủi ro
1.1.1. Khái niệm
Ngày nay có rất nhiều khái niệm về rủi ro, cụ thể một số khái niệm cơ bản sau:
- Theo Frank Knight, học giả Mỹ cho rằng rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được;
theo Malurin Hart McCorty thì rủi ro là một tình trạng trong đó các biến cố xảy ra
trong tương lai có thể xác định được. Trong khi đó, theo Tổ chức Tiêu chuẩn hóa thế
giới (ISO) rủi ro là sự kết hợp giữa các xác suất xảy ra một sự kiện và những hậu quả
tiêu cực của sự kiện đó.
+ Theo quan điểm của hai trường phái lớn:
+ Trường phái truyền thống cho rằng rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm
hoặc những điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người.
+ Trường phái trung hòa lại cho rằng rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được.
- Allan Willett cụ thể rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan đến việc xuất hiện những
biến cố không mong đợi.
- Rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu là những rủi ro có thể đo lường được, nó có
thể tạo ra những tổn thất, mất mát, thiệt hại hoặc làm mất đi những cơ hội sinh lời.
1.1.2. Phân loại rủi ro
Trong hoạt động kinh doanh có rất nhiều loại rủi ro và ngày càng xuất hiện thêm nhiều
loại rủi ro mới với mức độ phức tạp hơn. Căn cứ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp được chia thành các nhóm chính sau:
- Rủi ro tài chính: là những rủi ro liên quan đến các thiệt hại có thể xảy ra đối với thị
trường tài chính do sự thay đổi của các biến số tài chính: giá cả, lãi suất, tỷ giá hối
đoái...
1


- Rủi ro trong kinh doanh: là tất cả những yếu tố rủi ro phát sinh từ môi trường kinh
doanh bên ngoài doanh nghiệp: chính trị, xã hội, khoa học công nghệ, nhà cung cấp,
khách hàng, đối thủ cạnh tranh...


- Rủi ro trong hoạt động: là các rủi ro về vi phạm quy định chính sách nội bộ của công
ty hoặc các hoạt động gian lận như: tham ô, mất mát, lãng phí, hư hỏng, lạm dụng, phá
hoại, vi phạm quy chế quản lý, kiểm soát tài chính, hệ thống thông tin…
- Rủi ro nguy hiểm/ Rủi ro tuân thủ: là các rủi ro liên quan đến pháp luật đó chính là
những việc vi phạm các văn bản pháp luật của nhà nước.
1.2. Các rủi ro cơ bản trong hoạt động xuất khẩu
1.2.1. Rủi ro tỷ giá
Tỷ giá là một trong nguồn gốc rủi ro chính khiến nhiều doanh nghiệp trên thế giới cũng
như các doanh nghiệp trong nước rơi vào lao đao và cũng là nguyên nhân dẫn đến sự ra
đời của rất nhiều công cụ phòng chống rủi ro ngoại hối. Biến động tỷ giá có thể tác
động đến doanh nghiệp theo nhiều cách và được đo lường bằng độ nhạy cảm đối với
rủi ro tỷ giá. Nguy cơ độ nhạy cảm tỷ giá phổ biến nhất mà các doanh nghiệp xuất khẩu
gặp phải như:
+ Xuất khẩu hàng hóa thu về ngoại tệ
+ Các khoản vay bằng ngoại tệ.
+ Các khoản đầu tư nước ngoài.
Nguy cơ rủi ro kiểu này là rất quan trọng bởi vì những biến động ngoại hối có thể ảnh
hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nguy cơ rủi ro này có thể định lượng được
và do vậy doanh nghiệp thường hiểu rất rõ về nó.
1.2.2. Rủi ro giá cả hàng hóa
- Giá cả các mặt hàng nông hải sản xuất khẩu sẽ bị tác động mạnh do biến động bất ổn
của giá cả thế giới, trong thời gian qua thường xuyên rơi vào cảnh được mùa thì mất

2


giá, được giá thì mất mùa. Việc giá nông, hải sản xuất khẩu sụt giảm trên thị trường thế
giới trong những năm sắp đến là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
- Công tác dự báo giá còn hạn chế nên việc các doanh nghiệp ký hợp đồng kỳ hạn gặp
không ít rủi ro như: khi doanh nghiệp ký hợp đồng xuất khẩu thì chỉ dự tính cơ bản giá

nguồn nguyên liệu đầu vào và giá xuất khẩu, nhưng khi thực hiện hợp đồng thì giá
nguyên liệu trong nước tăng gây thua lỗ cho doanh nghiệp xuất khẩu.
- Việc rủi ro xuất hiện khi giá sản phẩm xuống thấp hoặc giá đầu vào tăng gây ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.3. Rủi ro lãi suất
- Rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra những biến động của lãi suất dẫn đến những tác
động bất lợi cho các hoạt động kinh doanh. Gây ảnh hưởng đến nguồn tài trợ của
doanh nghiệp, việc huy động vốn của doanh nghiệp gặp khó khăn. Việc biến động của
lãi suất có thể tạo ra áp lực làm tăng chi phí của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp
doanh thu thấp có thể lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính.
- Trong những năm qua việc chạy đua lãi suất của các ngân hàng thương mại nhiều lúc
không tuân theo một quy luật nào, điều này đã tạo không ít rủi ro cho các doanh
nghiệp. Nguồn vốn kinh doanh các doanh nghiệp xuất khẩu gạo chủ yếu từ nguồn vốn
vay ngân hàng, nên việc biến động lãi suất ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
1.2.4. Rủi ro cạnh tranh trên thị trường
- Trong xuất khẩu luôn phải cạnh tranh với các nước cùng xuất về năng suất, chất
lượng và giá thành. Mặt hàng gạo Việt Nam đang có nguy cơ giảm dần các lợi thế cạnh
tranh do tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch cao, công nghệ chế biến thấp, đồng thời chưa xây
dựng được thương hiệu xứng tầm (ví dụ ở Thái Lan, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch chỉ
khoảng 7-10%, còn ở Việt Nam, tỷ lệ này chiếm tới 13-16%).

3


- Phẩm cấp thấp và sự kém đa dạng về chủng loại cũng là một bất lợi lớn của gạo Việt
Nam. Theo số liệu nghiên cứu của Vụ Xuất nhập khẩu, trong khi gạo chất lượng cao
(5-10% tấm) của Việt Nam được đánh giá là đã tăng đáng kể từ 14,2% năm 1990 lên
hơn 40% vào năm 2000 thì ở Thái Lan, tỷ lệ này thường xuyên chiếm trên 70% tổng
lượng xuất khẩu và tiếp tục tăng do các nhà sản xuất nước này đang nghiên cứu để cho

ra đời những giống mới có chất lượng cao hơn.
- Không chỉ trên thị trường thế giới, hạt gạo Việt Nam cũng đang phải chịu sức ép cạnh
tranh ngay trong nước; nhất là tại các thành phố lớn, vẫn có mặt gạo Thái Lan. Bên
cạnh các yếu tố về đảm bảo chất lượng, giá cả, mẫu mã, kênh phân phối... cần phải xây
dựng thương hiệu cho hạt gạo Việt Nam.
1.2.5. Rủi ro về công nghệ, chất lượng sản phẩm
- Thu hoạch và bảo quản là một trong những khâu quan trọng góp phần nâng cao sản
lượng và chất lượng lúa trong một mùa vụ của những người nông dân. Từ trước tới
nay, việc thu hoạch và bảo quản lúa của nông dân nước ta phần lớn phụ thuộc vào
phương pháp thủ công. Vì vậy, với một lượng gạo xuất khẩu hằng năm khá cao, Việt
Nam cần có những quy trình cải tiến trong bảo quản sản phẩm lương thực.
- Công nghệ chế biến sau gạo, phần lớn công nghệ này ở Việt Nam chỉ đạt trình độ thủ
công sản xuất gạo thô phục vụ trong nước. Trong khi ở Thái Lan xuất khẩu khoảng 150
nghìn tấn sản phẩm chế biến từ gạo, thu về khoảng 78 triệu USD, tương đương giá trị
của 0,5 triệu tấn gạo xuất khẩu. Mặc dù các nhà máy chế biến gạo xuất khẩu của Việt
Nam có công nghệ và thiết bị ở trình độ tương đương với Thái Lan, song 80% lượng
thóc của Việt Nam lại được xay xát và chế biến tại các cơ sở nhỏ và các hộ nông dân
không được trang bị đồng bộ về phơi sấy và kho chứa nên chất lượng gạo chế biến
giảm đi rất nhiều.
- Chất lượng gạo chưa ổn định dẫn đến giá bán ra thị trường xuất khẩu thấp, đặc biệt là
gạo của Việt Nam luôn bán thấp hơn gạo Thái Lan xuất khẩu cùng loại từ 3040
USD/tấn; gạo chất lượng cao xuất khẩu còn thấp.
4


1.2.6. Rủi ro thanh toán xuất nhập khẩu, khách hàng không trả nợ, thời gian trả
nợ kéo dài
- Rủi ro này phát sinh do nhà nhập khẩu, các ngân hàng đại lý tham gia vào hoạt động
thanh toán xuất nhập khẩu không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, thể hiện qua các
hình thức như: gian lận thương mại, người mua chậm thanh toán, thanh toán không đủ

hoặc từ chối thanh toán dù đã cung ứng hàng hóa, người mua mất khả năng chi trả, vỡ
nợ, phá sản, bất đồng về xử lý nghiệp vụ giữa các ngân hang, đại lý, sự yếu kém về
công tác quản lý khách hàng của ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu cộng với tình trạng
mất khả năng thanh toán, phá sản của ngân hàng này.
- Đối với hoạt động xuất khẩu nông sản của nước ta thị trường chủ yếu là các nước
nghèo, thời hạn các thanh toán dài đến 540 ngày. Nên rủi ro thanh toán xảy ra là điều
khó tránh khỏi.
1.2.7. Rủi ro tuân thủ
- Việc tác động của nhà nước lên một một số ngành xuất khẩu đặc biệt bằng các hình
thức như các hàng rào thuế và phi thuế quan, chính sách thắt chặt tiền tệ, pháp luật
hoặc bằng một số cơ chế điều hành thông qua bộ, ban, ngành, hiệp hội đã ảnh hưởng
tới vốn trong kinh doanh của các nhà sản xuất, nông dân.
- Nhà nước có thể tác động trực tiếp vào thị trường bên ngoài thông qua điều tiết nguồn
cung và điều tiết tiến độ xuất khẩu. Đối với những mặt hàng mà Việt Nam giữ thị phần
lớn trên thị trường quốc tế (như gạo, cà phê, hạt tiêu…), Nhà nước có thể tăng cường
áp dụng các biện pháp như thông tin chiến lược, chiến thuật, kiềm chế tốc độ bán ra,
tham gia các kế hoạch quốc tế về điều tiết nguồn cung trong điều kiện cụ thể… để tác
động vào thị trường và giá cả theo hướng có lợi.
- Ngoài ra, Nhà nước còn có thể trợ giúp trực tiếp cho các hoạt động xuất khẩu thông
qua các hoạt động xúc tiến thương mại như tham gia triễn lãm, hội chợ, cử đoàn đi
nước ngoài tìm hiểu thị trường, tìm kiếm đối tác, thu thập và cung cấp thông tin, hướng
dẫn các doanh nghiệp về luật lệ, tiêu chuẩn, mẫu mã mà thị trường đòi hỏi…
5


1.3. Quản trị rủi ro
1.3.1. Khái niệm quản trị rủi ro
 Theo trường phái cũ: Quản trị rủi ro (QTRR) đơn thuần là mua bảo hiểm (tức
chuyển một phần gánh nặng rủi ro có thể gặp phải sang cho doanh nghiệp bảo hiểm).
Do đó chỉ quản trị được rủi ro thuần túy, rủi ro được bảo hiểm

 Theo trường phái mới: quản trị là quá trình hoạch định mục tiêu, chiến lược, kế
hoạch mà đối tượng quản lý cần đạt được trong một giai đoạn nhất định. Rủi ro là
những bất trắc có thể đo lường được. QTRR là tổng hợp các hoạt động hoạch định
chiến lược và kế hoạch QLRR, tổ chức thực hiện và kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt
động của tổ chức liên quan đến QLRR sao cho đạt được mục tiêu đề ra một cách hiệu
quả nhất.
 Nhiệm vụ của nhà QTRR:
- Giúp tổ chức, nhận dạng, phân tích, đo lường, phân loại rủi ro
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình kiểm soát rủi ro
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình tài trợ rủi ro
- Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh nhằm đối phó rủi ro
1.3.2. Nội dung quản trị rủi ro
a. Nhận dạng - Phân tích - Đo lường rủi ro
 Nhận dạng rủi ro: Là quá trình xác định liên tục, có hệ thống các rủi ro trong hoạt
động kinh doanh của tổ chức nhằm tìm kiếm thông tin về nguồn gốc rủi ro, các yếu tố
mạo hiểm, đối tượng rủi ro và các loại tổn thất.
Phương pháp nhận dạng rủi ro:
- Lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra
- Phân tích báo cáo tài chính: xác định được mọi nguy cơ rủi ro của tổ chức về tài
sản, nguồn nhân lực và trách nhiệm pháp lý.
- Phương pháp lưu đồ: xây dựng lưu đồ trình bày tất cả hoạt động của tổ chức
- Nghiên cứu hiện trường: quan sát, theo dõi trực tiếp hoạt động của doanh nghiệp
- Phân tích các hợp đồng: phân tích các điều khoản của hợp đồng
6


 Phân tích rủi ro: Đây là bước xác định nguyên nhân gây ra rủi ro để tìm ra biện pháp
phòng ngừa.
 Đo lường rủi ro: Là thu thập số liệu, phân tích, đánh giá theo 2 khía cạnh: tần suất
xuất hiện rủi ro và mức độ nghiêm trọng của rủi ro để lập ma trận đo lường rủi ro.

b. Kiểm soát – Phòng ngừa rủi ro
Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược các
chương trình hoạt động… để ngăn ngừa, né tránh, giảm thiểu tổn thất, ảnh hưởng
không mong đợi có thể đến với tổ chức.
Các biện pháp kiểm soát rủi ro:
 Các biện pháp né tránh rủi ro: né tránh các hoạt động hoặc các nguyên nhân làm
phát sinh tổn thất, mất mát. Chủ động né tránh từ trước khi rủi ro xảy ra, né tránh bằng
cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro.
 Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất: sử dụng các biện pháp giảm thiểu số lần xuất hiện
các rủi ro hoặc giảm mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại (mua bảo hiểm, chọn ngân
hàng uy tín để mở L/C)
 Các biện pháp giảm thiểu tổn thất: giảm thiểu những thiệt hại, mất mát do rủi ro gây
ra gồm: cứu vớt những tài sản còn sử dụng được, chuyển nợ, xây dựng và thực hiện kế
hoạch phòng ngừa rủi ro, dự phòng (lập hệ thống máy móc, thiết bị dự phòng), phân
tán rủi ro.
 Các biện pháp chuyển giao rủi ro: chuyển giao tài sản hoặc hoạt động có rủi ro đến
cho người khác/tổ chức khác, chuyển rủi ro thông qua con đường ký hợp đồng với tổ
chức khác.
 Các biện pháp đa dạng hóa rủi ro: đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa mặt hàng, đa
dạng hóa khách hàng.
c. Tài trợ rủi ro
Tài trợ rủi ro được chia làm 2 nhóm: tự khắc phục rủi ro và chuyển giao rủi ro.
 Tự khắc phục rủi ro: người/ tổ chức bị rủi ro tự mình thanh toán các tổn thất. Nguồn
bù đắp rủi ro là nguồn vốn tự có của chính tổ chức đó hoặc đi vay.
7


 Chuyển giao rủi ro: Đối với các đối tượng, tài sản mua bảo hiểm thì khi xảy ra tổn
thất, việc đầu tiên là khiếu nại đòi bồi thường
1.3.3. Vai trò của quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu

Với thị trường nhiều biến động thì việc gặp những rủi ro trong quá trình hoạt động kinh
doanh là điều thường xảy ra, đặc biệt trong kinh doanh quốc tế (hoạt động xuất nhập
khẩu hàng hóa) rủi ro còn nhiều hơn, chính vì vậy quản trị rủi ro trong hoạt động xuất
khẩu là cần thiết, giúp doanh nghiệp:
o Lường trước được rủi ro và hậu quả rủi ro gây ra, dự kiến giải pháp tổ chức khắc
phục hậu quả
o Chuẩn bị nguồn lực tài chính cần thiết trong trường hợp rủi ro xảy ra
o Kiểm soát rủi ro , giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của rủi ro, giảm tổn thất
o Phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực trong doanh nghiệp
o Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

8


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN
GIANG – ANGIMEX 2017 – 2019
2.1. Tình hình xuất khẩu gạo trên thế giới và Việt Nam giai đoạn 2017 – 2019
2.1.1. Tình hình xuất khẩu gạo trên thế giới
Trong thời gian qua, cả hai nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới là Thái Lan và Ấn Độ
đều chứng kiến khối lượng xuất khẩu giảm sút. Nguyên nhân chung là do đồng nội tệ
lên giá làm giảm nhu cầu cũng như việc nguồn cung bị hạn chế. Ngoài ra, sự cạnh
tranh gia tăng giữa các nước này cùng với các nước khác như Trung Quốc hay
Campuchia cũng khiến các nhà xuất khẩu gạo gặp khó khăn. Thái Lan đang bị mất thị
phần trước đối thủ lớn là Việt Nam.
Tháng Chín năm 2019, giá gạo 5% tấm của Thái Lan giảm từ 410 - 422 USD/tấn
xuống 400 - 418 USD/tấn, trong khi giá gạo 5% tấm Ấn Độ tăng từ 366 - 374 USD/tấn
lên 373 - 379 USD/tấn, còn giá gạo cùng loại của Việt Nam giảm từ 325 - 330 USD/tấn
xuống 325 USD/tấn.
Một thương nhân cho biết rất khó để tìm khách hàng mới vì giá cả nhiều khả năng sẽ

tiếp tục tăng trong thời gian tới, chủ yếu vì tỷ giá hối đoái và những lo ngại về nguồn
cung trong nước trong bối cảnh nước này phải đối mặt với đợt hạn hán tồi tệ nhất trong
một thập kỷ qua. Theo thương nhân này, kể từ đầu năm, Thái Lan vẫn chỉ có những
giao dịch quy mô tương đối nhỏ với các khách hàng thường xuyên.
Các nhà xuất khẩu gạo lo ngại rằng lượng mưa thấp có thể ảnh hưởng đến vụ thu hoạch
tới khi chính phủ kêu gọi người nông dân lùi lịch gieo trồng. Theo Hiệp hội các nhà
xuất khẩu gạo Thái Lan, quốc gia này trong nửa đầu năm 2019 đã chứng kiến xuất
khẩu gạo sụt giảm 19,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu gạo của nước này trong
năm 2019 được dự báo sẽ chỉ đạt khoảng 8 - 8,1 triệu tấn, giảm 3,5 triệu tấn so với năm
2018 và thấp hơn so với kế hoạch đề ra là 9 triệu tấn.

9


Trong khi đó, gạo của Ấn Độ cũng lên giá, một phần do đồng rupee đang hồi phục. Số
liệu thống kê chính thức cho thấy lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ trong quý II/2019
giảm 28,2% so với cùng kỳ năm 2018 xuống 2,35 triệu tấn. Nguyên nhân là do nhu cầu
đối với các loại gạo khác ngoài gạo basmati đều giảm.
Sau khi đã nhập một lượng gạo cao kỷ lục trong năm nay, Philippines được dự báo sẽ
giảm nhập khẩu gạo trong năm 2020, trong bối cảnh nguồn cung dư thừa và các doanh
nghiệp lúa gạo tăng năng suất.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng tiến hành kiểm soát chặt vấn đề chất lượng, đa dạng
hóa thị trường cung cấp gạo. Nhu cầu của Trung Quốc đối với gạo của Việt Nam giảm
mạnh. Ngoài Việt Nam, Trung Quốc cũng cấp hạn ngạch cho các thị trường khác như
Myanmar, Campuchia. Trung Quốc vẫn là khách hàng mua gạo hàng đầu của
Campuchia trong giai đoạn từ tháng 1-8/2019. Thị trường Trung Quốc chiếm tới 39%
tổng lượng gạo xuất khẩu của nước này. Với lượng gạo dự trữ lớn, Trung Quốc đang
xuất khẩu sang các thị trường châu Phi mà trước đây Thái Lan chiếm lĩnh.
2.1.2. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam
Năm 2017: Vượt kỳ vọng – Năm thành công của ngành gạo Việt Nam

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong năm 2017 cả nước xuất khẩu 5,79
triệu tấn gạo, thu về 2,62 tỷ USD (tăng 20,4% về khối lượng và tăng 21,2% về giá trị
so với năm 2016); trong đó riêng tháng 12/2017 xuất khẩu 351.439 tấn, trị giá 164,47
triệu USD (giảm 6,2% về lượng và giảm 8,6% về trị giá so với tháng 11/2017).
Giá gạo xuất khẩu trung bình trong năm 2017 đạt 451,9 USD/tấn (tăng 0,7% so với
năm 2016); trong tháng 12/2017 giá xuất khẩu đạt 468 USD/tấn, giảm 2,6% so với
tháng 11/2017, nhưng tăng 5% so với giá của tháng 12/2016.
Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc vẫn đứng đầu cả về lượng và kim ngạch, đạt 2,29 triệu
tấn, trị giá 1,03 tỷ USD, chiếm 39% thị phần, tăng mạnh 31,8% về lượng và tăng

10


31,4% về kim ngạch so với năm ngoái. Giá gạo xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
giảm 0,3% so với năm 2016, đạt 448,6 USD/tấn.
Xuất khẩu sang thị trường Philippines đạt 552.854 tấn, tương đương 222,58 triệu USD,
chiếm 9,5% trong tổng lượng và chiếm 8,5% trong tổng kim ngạch, tăng 38,4% về
lượng và tăng 26% về kim ngạch so với năm 2016.
Xuất khẩu gạo sang thị trường Malaysia duy trì mức tăng trưởng mạnh 97,3% về lượng
và 79,4% về kim ngạch so với năm 2016, đạt 532.226 tấn, trị giá 210 triệu USD (chiếm
9,2% trong tổng lượng và chiếm 8% trong tổng kim ngạch).
Trong năm 2017, thị trường xuất khẩu nổi bật nhất với mức tăng trưởng đột biến là thị
trường Senegal, tăng gấp 72 lần về lượng và tăng gấp 38 lần về kim ngạch so với năm
2016, mặc dù chỉ đạt 24.963 tấn, tương đương 8,18 triệu USD. Xuất khẩu tăng rất
mạnh, nhưng giá gạo xuất sang Senegal lại sụt giảm tới 46% so với năm 2016, chỉ đạt
327,7 USD/tấn.
Bên cạnh đó, xuất khẩu gạo sang I-rắc cũng tăng mạnh 697% về lượng và tăng 919%
về kim ngạch, đạt 128.035 tấn, trị giá 69,16 triệu USD. Ngược lại, lượng gạo xuất khẩu
sang Bỉ, Nam Phi, Indonesia, Hà Lan, Ba Lan giảm mạnh từ 50 – 95% so với năm
2016.

Năm 2017 được xem là một năm thành công đối với ngành gạo, vượt xa mục tiêu xuất
khẩu 5 triệu tấn gạo đặt ra từ đầu năm. Xuất khẩu gạo năm 2017 tăng trưởng tốt chủ
yếu nhờ việc tăng mua của thị trường Trung Quốc, nhất là ở 2 chủng loại gạo thơm và
gạo nếp. Ngoài Trung Quốc, lượng gạo xuất khẩu sang thị trường khác cũng tăng
mạnh, như Philippines, Hàn Quốc, Irắc…
Năm 2018: Xuất khẩu gạo được giá – Năm bội thu của hạt gạo Việt xuất khẩu
Theo ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn), năm 2018 là năm bội thu của hạt gạo Việt xuất khẩu, đạt trị giá 3,06 tỷ
USD, tăng 16,1% so với năm 2017. Hạt gạo Việt Nam cũng đã bước đầu thâm nhập
11


được các thị trường yêu cầu chất lượng cao như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,
Hoa Kỳ, EU và liên tiếp duy trì vị trí nước xuất khẩu lớn thứ 3 thế giới, sau Ấn Độ và
Thái Lan.
Giá gạo xuất khẩu năm 2018 cũng tăng mạnh, từ 452USD/tấn (năm 2017) lên 502
USD/tấn trong năm 2018, trong đó tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm tới 80%. Việc
tăng được giá gạo xuất khẩu trong năm qua là kết quả của quá trình tái cấu trúc ngành
sản xuất lúa gạo, khi ngành lúa gạo Việt Nam, khi cơ cấu gạo đã chuyển dịch theo
hướng tăng phân khúc gạo chất lượng cao, giảm phân khúc gạo chất lượng trung bình
và thấp.
Năm 2019: Xuất khẩu gạo giảm mạnh
Năm 2019, xuất khẩu gạo đặt mục tiêu đạt sản lượng 6,5 triệu tấn gạo, kim ngạch đạt
trên 3 tỷ USD. Tuy nhiên, báo cáo về tình hình xuất khẩu lúa gạo trong năm 2019 của
Bộ Công Thương, ngành gạo trong nước đã có một năm sụt giảm mạnh, hụt hơi 300
triệu USD so với năm 2018.
Cụ thể, sản lượng gạo xuất khẩu đạt 6,259 triệu tấn, chỉ thu về 2,758 tỷ USD, trong khi
năm 2018 xuất 6,1 triệu tấn, nhưng mang về 3,060 tỷ USD. Ngành gạo đã có 1 năm
xuất khẩu không như ý, với giá xuất khẩu giảm 2 con số.
Giá gạo xuất khẩu trong năm nay đã tụt dốc rất mạnh so với năm 2018 và là nguyên

nhân chính khiến giá trị đem về bị hụt hơi. Giá xuất khẩu trong 11 tháng 2019 đã giảm
12,6% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 439,3 USD/tấn.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến tháng 10 năm 2019, cả nước có
7,47 triệu ha đất trồng lúa, diện tích này thấp hơn 92.300 ha so với tháng 10 năm 2018.
Dự kiến trong các năm tiếp theo, đất trồng lúa sẽ tiếp tục giảm thêm 500.000 ha.

12


Bên cạnh đó, Philippines và Trung Quốc giảm lượng gạo nhập khẩu. Bộ Nông nghiệp
Philippines (DA) đã thông báo chấm dứt điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt
hàng gạo nhập khẩu vào Philippines.
2.2. Tổng quan về Công ty CP Xuất nhập khẩu An Giang - Angimex
2.2.1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
a. Khái quát chung
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 1600230737
Vốn điều lệ: 182.000.000.000 đồng (Một trăm tám mươi hai tỷ đồng)
Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 182.000.000.000 đồng (Một trăm tám mươi hai tỷ đồng)
Địa chỉ: Số 01, đường Ngô Gia Tự, phường Mỹ Long, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang
Website: www.angimex.com.vn
Mã cổ phiếu: AGM
b. Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1976:
- Ngày 23 tháng 7, UBND tỉnh An Giang ban hành Quyết định số 73/QĐ-76 thành lập
Công ty Ngoại thương An Giang – ANGIMEX.
- Tháng 9/1976, ANGIMEX chính thức đi vào hoạt động.
Năm 1979: Công ty đổi tên thành Công ty Liên hiệp Xuất Nhập Khẩu tỉnh An Giang,
trụ sở tại thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Năm 1982: Thành lập Trạm giao nhận TP. Hồ Chí Minh (nay là Chi nhánh TP.Hồ Chí

Minh).
Năm 1988:
- Đổi tên thành Liên hiệp Công ty Xuất Nhập Khẩu tỉnh An Giang.
- ANGIMEX được Bộ Kinh tế đối ngoại cho phép kinh doanh xuất khẩu trực tiếp.
Năm 1991: Góp vốn thành lập Công ty liên doanh ANGIMEX – KITOKU.
Năm 1992: Đổi tên thành Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang.
Năm 1998: Thành lập đại lý ủy nhiệm đầu tiên của Honda Việt Nam.
13


Năm 2000: Thành lập đại lý ủy nhiệm thứ hai của Honda Việt Nam.
Năm 2005: Đón nhận chứng chỉ ISO 9001 – 2000. Khai trương đại lý điện thoại SFone – ANGIMEX.
Năm 2006: Thành lập đại lý ủy nhiệm thứ ba của Honda Việt Nam.
Năm 2007: ANGIMEX góp vốn với Công ty TNHH SAGICO kinh doanh bán lẻ qua
hệ thống siêu thị.
Năm 2008:
- ANGIMEX chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần với vốn điều lệ 58 tỷ đồng
- Thành lập Nhà máy Gạo an toàn. Thương hiệu gạo Jasmine Châu Phú ra thị trường
với sự hợp tác giữa ANGIMEX và Saigon Co.op.
- Khai trương Trung tâm Bảo dưỡng và Dịch vụ sửa chữa do Honda ủy nhiệm.
Năm 2009:
- Nhãn hàng gạo An Gia, Mục Đồng của ANGIMEX ra mắt thị trường nội địa.
- ANGIMEX giới thiệu hai công cụ hỗ trợ cho người nông dân: Phần mềm Tính hiệu
quả sản xuất lúa và Dịch vụ Tin nhắn báo giá mua gạo nguyên liệu.
Năm 2010:
- Khai trương dịch vụ của Trung tâm Honda ANGIMEX “Đổi xe cũ lấy xe mới”.
- ANGIMEX là nhà phân phối độc quyền sản phẩm phân vi sinh Dasvila tại thị trường
An Giang
Năm 2011:
- Khai trương Cửa hàng TM – DV Angimex tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

- Khởi công xây dựng Khu Liên Hợp Chế Biến Lúa Gạo Angimex Bình Thành tại
huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
- Angimex khai trương Trụ sở chính tại số 01 Ngô Gia Tự, TP. Long Xuyên, tỉnh An
Giang.
- Đại hội đồng cổ đông quyết nghị bổ sung ngành nghề sản xuất, kinh doanh lúa giống
và sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.
Năm 2012:

14


- Các đại lý bán gạo Angimex (thông qua hình thức hợp tác giữa Angimex và các hộ
kinh doanh) bắt đầu hoạt động. Kết thúc năm 2012, đạt 80 đại lý.
- Khai trương Cửa hàng gạo tại Trụ sở chính của Angimex (số 01 Ngô Gia Tự, TP.
Long Xuyên, An Giang) để hỗ trợ tư vấn đại lý và khách hàng.
- Thời điểm niêm yết: Ngày 14/12/2012, Niêm yết 18,2 triệu cổ phiếu, bắt đầu giao
dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) với mã cổ phiếu là AGM.
Năm 2013: Cửa hàng gạo Angimex tại TP. Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động
tại số 137 Trần Bình Trọng, Q.5.
Năm 2018:
- Ngành Thương mại - Dịch vụ khai trương cửa hàng Thương mại - Dịch vụ Angimex
Châu Thành vào ngày 31/8/2018, Cửa hàng Thương mại - Dịch vụ Angimex Châu Phú
vào ngày 30/11/2018.
- Ngành Kinh doanh mới khai trương cửa hàng A-Store Ung Văn Khiêm vào ngày
10/11/2018 và Cửa hàng A-Store Nguyễn Hữu Cảnh ngày 15/12/2018.
2.2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng
a. Cơ cấu tổ chức

15



Sơ đồ: Mô hình bộ máy quản lý của công ty ANGIMEX (Báo cáo thường niên 2018)
 Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, có quyền
quyết định những vẫn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và Điều lệ
Công ty quy định.
 Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công
ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những
vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị thường xuyên
giám sát hoạt động kinh doanh, hoạt động kiểm soát nội bộ và hoạt động quản lý rủi ro
của Công ty. Thành viên của hội đồng quản trị của Công ty do Đại hội đồng cổ đông
bầu ra.
 Ban Kiểm soát: là cơ quan kiểm tra, giám sát toàn diện mọi hoạt động của Công ty.

Ban kiểm soát thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên
quan đến hoạt động tài chính khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của đại hội
đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông lớn; báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính
chính xác, trung thực và hợp pháp của chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và
16


hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ. Ban kiểm soát của Công ty gồm 03 đến 05
người do Đại hội đồng cổ đông bầu ra.
 Ban Tổng giám đốc: quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày
của Công ty, do Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng thuê.
 Văn phòng Ban Tổng giám đốc: Hỗ trợ giấy tờ, sắp xếp công việc, báo cáo các hoạt
động của công ty cho Ban Tổng giám đốc
 Phòng Tài chính - Kế toán: Là bộ phận giúp việc Giám đốc tổ chức bộ máy Tài
chính - Kế toán - Tín dụng trong toàn Công ty. Giúp Giám đốc kiểm tra, kiểm soát
bằng đồng tiền các hoạt động kinh tế, tài chính trong Công ty theo các quy định về
quản lý tài chính của Nhà nước và Công ty cổ phần.

 Phòng Nhân sự - Hành chính: Là bộ phận giúp việc Giám đốc Công ty thực hiện các
chức năng quản lý công tác tổ chức, công nghệ thông tin, công tác hành chính và lao
động tiền lương,...
 Ngoài ra còn 3 bộ phận hoạt động trong công ty dưới đây, được phân thành 3 ngành
riêng, nghiên cứu, lên kế hoạch, thực hiện sản xuất hoặc kinh doanh riêng:
- Ngành Kinh doanh mới
- Ngành Thương mại - Dịch vụ
- Ngành Gạo
Giá trị vốn góp/
Tên công ty

Sản phẩm chính

Tỷ lệ vốn góp
của

đầu tư

Angi

(đồng)
Công

ty

mex

TNHH

Angimex


– Xuất khẩu gạo

2.951.148.000

Kitoku
Công ty TNHH Thương Siêu thị hàng 11.500.000.000
mại Sài Gòn –

32,96%
25%

tiêu
17


An Giang

dùng

Bảng 1: Các công ty con, công ty liên kết (Theo Báo cáo thường niên năm 2018)
b. Chức năng
Với lĩnh vực chính của công ty là xuất khẩu gạo nên chức năng chính là xay xát và chế
biến lương thực xuất khẩu, ngoài ra công ty còn kinh doanh vật tư nông nghiệp, phân
bón, thức ăn gia súc, hàng tiêu dùng thiết yếu, nhập khẩu xe Honda, kinh doanh dịch
vụ.
Nói chung Angimex có chức năng thu mua, chế biến, kinh doanh, xuất khẩu lương thực
góp phần nâng cao đời sống cho nông dân. Ngoài ra công ty còn nhập khẩu, kinh
doanh những mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân, góp phần xây dựng
tỉnh nhà giàu mạnh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

2.3. Hoạt động xuất khẩu gạo của công ty Angimex 2017-2019 (thị trường xuất
khẩu, về sản lượng, doanh thu)
2.3.1. Sơ lược về quy trình xuất khẩu gạo của Công ty Angimex
Giai đoạn 1: Thu mua, sơ chế nguồn nguyên liệu:


Thu mua nguồn nguyên liệu: Công ty tạo lập được mối quan hệ tốt với nhiều
thương lái cũng như những hợp tác xã và hộ nông dân sản xuất với số lượng lớn nên
nguồn cung ổn định. Nếu hợp đồng có số lượng gạo quá lớn, các xí nghiệp không
thể xay xát kịp để giao hàng thì Công ty sẽ liên hệ với các doanh nghiệp tư nhân và
các doanh nghiệp khác cung cấp gạo theo tiêu chuẩn Công ty đưa ra phù hợp với
quy định của hợp đồng. Mối quan hệ giữa công ty và các đơn vị này hiện đang rất
tốt và được hình thành từ lâu nên công ty không gặp khó khăn trong việc chuẩn bị
hàng để xuất khẩu.



Đóng gói bao bì: Công ty thường đóng thành những bao lớn nặng 50 kg hoặc 25
kg và những túi nhỏ nặng 5 kg và tùy vào yêu cầu của khách hàng.



Giám định hàng hóa xuất khẩu: hàng hóa được giám định bởi bộ phận giám định
uy tín mà bên mua chỉ định về phẩm chất, số lượng hàng hóa
18


Giai đoạn 2: Xuất khẩu gạo:



Kí hợp đồng xuất khẩu: Công ty dùng phương thức chào hàng bằng phương tiện
điện tử, sau khi có khách hàng thì sẽ tiến hành thương lượng, thỏa thuận giá cả và
các yêu cầu giữa hai bên. Sau khi đồng ý thì sẽ tiến hành kí hợp đồng, có thể gặp
trực tiếp hoặc kí hợp đồng qua mạng điện tử



Phương thức thanh toán: Tuỳ theo phương thức thanh toán Agimex và khách
hàng chọn khi kí kết hợp đồng, thông thường nếu hợp đồng có giá trị nhỏ (xuất khẩu
gạo với số lượng khoảng 1.500 tấn trở lại) và là khách hàng quen thuộc của công ty
thì thanh toán theo phương thức TTR (20-80) việc thanh toán bằng phương thức này
có đặc điểm dễ thực hiện, chi phí thấp, hàng hoá được vận chuyển bằng tàu chợ là
chủ yếu. Nếu hợp đồng có giá trị lớn thì vận chuyển hàng bằng tàu chuyến, với số
lượng gạo khoảng 2.500 tấn trở lên thì phương thức thanh toán bằng L/C thường
được sử dụng. Và ngân hàng trung gian là HSBC.



Làm thủ tục hải quan: Công ty tiến hành tờ khai hải quan ở cửa khẩu TP. HCM



Phương tiện vận tải: Angimex thường giao hàng theo điều kiện FOB, CIF, CFR
Incoterms 2010. Công ty chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa tới cảng, thường
thuê tàu chợ với số lượng xuất ít và thuê tàu chuyến với số lượng lớn.



Mua bảo hiểm: Thường mua bảo hiểm của Bảo Minh: loại A khi xuất sang Châu
Phi, Châu Âu và loại B khi xuất khẩu gạo sang Châu Á.




Lập bộ chứng từ thanh toán

2.3.2. Phân tích về thị trường, doanh thu từ việc xuất khẩu gạo của Angimex
Angimex luôn nằm trong Top 10 doanh nghiệp xuất gạo lớn nhất Việt Nam. Công ty
hiện đang có năng lực sản xuất 2.200 tấn gạo/ngày với hệ thống các nhà máy chế biến
lương thực được phân bố tại các vùng nguyên liệu trọng điểm, giao thông thuận lợi,
sức chứa kho trên 100.000 tấn và hệ thống sấy, xay xát, lau bóng gạo, máy tách màu
hiện đại.
a. Phân tích thị trường xuất khẩu gạo
19


Angimex chủ yếu xuất sang các thị trường ở Châu Á, Châu Phi và Châu Âu, trong đó
thị trường Châu Á đạt doanh thu xuất khẩu cao nhất. Đây là thị trường tương đối dễ
tính vì có chung nền văn hóa nên gạo của công ty đáp ứng được thị hiếu người tiêu
dùng của thị trường này. Một số khách hàng xuất khẩu chủ yếu như Singapore,
Malaysia, Philippines. Đứng thứ 2 là thị trường Châu Phi, Đây là một thị trường tiềm
năng vì theo dự báo của chính phủ thì trên thực tế vẫn còn dư địa rất lớn để có thể tăng
sản lượng xuất khẩu vào thị trường này. Tuy có sản lượng xuất khẩu chiếm tỉ trọng
thấp nhất nhưng doanh thu từ thị trường Châu Âu gần tương đương với Châu Phi.
Nguyên nhân là do gạo xuất khẩu sang thị trường này là những loại có chất lượng hơn
nên giá cũng cao hơn.
b. Doanh thu, sản lượng xuất khẩu gạo giai đoạn 2017 - 2019
Từ biểu đồ ta thấy sản lượng xuất khẩu của công ty cao nhất vào năm 2017, đây cũng
là năm đạt doanh thu cao nhất khi xuất khẩu gạo ra các thị trường nước ngoài. Theo
khảo sát giá gạo xuất khẩu của Việt Nam, tuy 2018 là năm bán ra được giá nhất (405
USD/tấn) nhưng doanh thu của công ty về mặt hàng này vẫn giảm. Đến năm 2019 giá

gạo đã bình ổn trở lại, sản lượng xuất ra tuy đã tăng nhưng chưa lấy lại phong độ như
năm 2017, doanh thu năm này thấp nhất trong giai đoạn do lượng tăng sản lượng chưa
bù đắp được thiệt hại do giá gạo bán ra giảm.

20


Nghìn tấn
100,000,000

250000

211,637.8

80,000,000

176,001.7

158,946.3

60,000,000
40,000,000

200000
150000

74,073,241.2

64,373,263.2


100000
60,720,582.2

20,000,000

50000

0

3,768,972.4

4,116,897.1

4,597,622.2

2017

2018

2019

0

Triệu USD
Doanh thu

Lợi nhuận thuần

S ản lượng


Biểu

đồ:

Doanh thu, lợi nhuận thuần và sản lượng xuất khẩu gạo của công ty ANGIMEX giai
đoạn 2017 - 2019
Bên cạnh đó ta thấy rằng tổng sản lượng xuất khẩu của công ty năm 2018 giảm 25% so
với năm 2017 và năm 2019 tăng 11% so với 2018. Cho thấy hoạt động về xuất khẩu
gạo của Công ty vẫn bình ổn và chưa có bước đột phá nào. Đây cũng là vấn đề mà
Công ty nên chú ý để tìm biện pháp khắc phục nhằm đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu
nhiều hơn vào thời gian tới. Tiếp tục củng cố mối quan hệ với khách hàng truyền
thống, mở rộng thị trường mới, khách hàng mới, đầu tư nhiều hơn nữa vào loại gạo có
thế mạnh, loại gạo chất lượng cao để có thể thâm nhập vào một số thị trường khó tính
như Châu Âu, Châu Mỹ,...
c. Hình thức xuất khẩu và cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu của công ty
Công ty chủ yếu xuất khẩu dưới hình thức trực tiếp và ủy thác xuất khẩu. Trong đó,
hình thức xuất khẩu trực tiếp luôn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra doanh thu
và lợi nhuận cao cho công ty. Vì vậy, công ty nên tiếp tục tăng cường sử dụng hình
thức này, đòi hỏi phải có hướng đi tốt hơn phù hợp với điều kiện thực tế và môi trường
cạnh tranh gay gắt. Cụ thể là cần đẩy mạnh công tác dự báo, nghiên cứu thâm nhập thị
trường để kịp thời đối phó với những thay đổi bất lợi.

21


Về cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu, loại gạo cấp thấp vẫn còn chiếm tỷ trọng cao, các
loại gạo cao cấp hơn như gạo thơm còn chiếm phần nhỏ trong tổng sản lượng xuất
khẩu. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng trong khâu sản xuất, nông dân chạy theo số
lượng mà chưa chú trọng đúng mức vấn đề nâng cao chất lượng lúa gạo, còn sử dụng
nhiều loại giống khác nhau dẫn đến chất lượng nguồn nguyên liệu không đồng bộ, mà

công ty thì thu mua lúa gạo chủ yếu từ nông dân. Dẫn đến gạo thơm nhưng mùi thơm
không thơm bằng gạo Thái và thời gian giữ mùi thơm cũng ngắn hơn so với gạo Thái.
Do đó, Công ty cần có kế hoạch đầu tư hợp lý, nâng cao hơn nữa chất lượng gạo xuất
khẩu để loại gạo này trở thành loại gạo xuất khẩu chủ lực của công ty.
2.4. Thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo của công ty
Angimex 2017-2019
2.4.1. Rủi ro nguồn nguyên liệu
Yếu tố đầu vào là yếu tố quan trọng đối với bất kỳ đơn vị hoạt động sản xuất kinh
doanh nào. Sự biến động của yếu tố đầu vào về số lượng, giá cả, nguồn cung cấp…
cũng tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của đơn vị.
Riêng các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu gạo, dĩ nhiên lúa là nguyên liệu
không thể thiếu và cũng biến động không ít, sản lượng, giá mua nguyên liệu có sự
tương tác với tình hình sản xuất nông nghiệp, giá cả sản phẩm đầu ra, cung cầu thị
trường.
a. Giá gạo xuất khẩu trên thế giới có sự biến động
Năm
Giá ( USD/ tấn )
Sản lượng (triệu
tấn)
Trị giá (tỷ USD )

201
7
452

2018 2019
502

439,3


5,83

6,1

6,259

2,63

3,03

2,758

Bảng 2: Trị giá xuất khẩu của ngành gạo Việt Nam giai đoan 2017 - 2019

22


Giá gạo xuất khẩu trên thị trường thế giới tăng cao do nhu cầu tăng đã khiến cho nguồn
cung nguyên liệu đầu vào giảm. Từ đó đã đẩy giá nguyên liệu đầu vào tăng cao và
nguồn cung nguyên liệu cho mùa vụ mới trở nên khan hiếm hơn
b. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn so với các đối thủ khác
2017

2018

2019

Việt Nam 350 USD/tấn 405 USD/tấn 345 USD/tấn
Ấn Độ
375 USD/tấn 375 USD/tấn 360 USD/tấn

Thái Lan 355 USD/tấn 385 USD/tấn 405 USD/tấn
Bảng 3: Giá gạo xuất khẩu của các nước giai đoạn 2017 – 2019 (loại 5% tấm)
Giá gạo Việt Nam hiện đang thấp hơn so với gạo cùng loại của Thái Lan, Ấn Độ cùng
với nhu cầu của khách nước ngoài nhập khẩu gạo Việt Nam tăng mạnh, khách hàng
chính là Philipines, Cu Ba, Nga, các nước châu Phi, châu Âu… Bên cạnh đó các nhà
xuất khẩu vẫn đang đẩy mạnh tìm kiếm nguồn cung để đáp ứng nhu cầu đã ký kết
trong khi nguồn cung hạn chế. Mặt khác nhiều nhà nhập khẩu đã chuyển sang mua của
Việt Nam do chất lượng tương đương nhưng giá rẻ hơn.
2.4.2. Rủi ro về giá
a. Nguồn cung nguyên liệu khan hiếm khiến sản lượng gạo giảm
Nguyên liệu gạo là yếu tố đầu vào quan trọng và không thể thiếu đối với ngành gạo. Vì
vậy việc nguyên liệu biến động cũng khiến giá gạo thành phẩm biến động. Tìm hiểu
sâu xa hơn thì việc giá gạo nguyên liệu biến động lại bắt đầu từ việc giá gạo thành
phẩm biến động. Có thể nói rằng đây là một vòng tròn khép kín mà mỗi doanh nghiệp
đầu phải có những giải pháp điều chỉnh thích hợp để đảm bảo được nguồn gạo nguyên
liệu cũng như nguồn gạo cung cấp cho thị trường trong nước cũng như thị trường xuất
khẩu.
b. Sự biến đổi của thời tiết
 Năm 2017, nguồn cung gạo trong nước giảm mạnh do thiên tai và sâu bệnh
Theo đánh giá sơ bộ của Cục Trồng trọt -Bộ Nông nghiệp & PTNT, năng suất lúa cả
năm tại miền Bắc sẽ giảm khoảng 266.000 tấn, trong đó riêng vụ mùa 2017 giảm
23


khoảng 133.000 tấn so với năm 2016, chủ yếu là do ảnh hưởng của ngập lụt và sâu
bệnh, bên cạnh đó còn do giảm diện tích đất lúa trên phạm vi cả nước (chuyển đổi cơ
cấu sang cây trồng khác năm 2017 ước khoảng 60.000 ha).
Tại các tỉnh ĐBSCL tính đến ngày 19/10/2017, xuống giống vụ Hè Thu 2017 được
1,64 triệu ha/1,66 triệu ha diện tích kế hoạch, năng suất thu hoạch khoảng 5,5 tấn/ha;
vụ Thu Đông xuống giống khoảng 800.000/810.000 ha diện tích kế hoạch, thu hoạch

khoảng 290.000 ha, năng suất 5,3-5,4 tấn/ha.
 Năm 2018: hạn mặn, nước biển dâng ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lúa
Thiên tai xảy ra liên tiếp trên các vùng miền cả nước (với 13 cơn bão và áp thấp
nhiệt đới, 212 trận dông, lốc sét; 14 trận lũ quét, sạt lở đất; 9 đợt gió mạnh trên biển; 4
đợt rét đậm, rét hại; 11 đợt nắng nóng, 23 đợt không khí lạnh; 30 đợt mưa lớn trên diện
rộng; lũ lớn tại thượng nguồn sông Cửu Long sau 7 năm kể từ 2011, triều cường vượt
mốc lịch sử tại các tỉnh Nam Bộ, sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển nghiêm trọng tại miền
Trung và ĐBSCL…)
Tình trạng xâm nhập mặn ở khu vực ven biển cũng sẽ làm thu hẹp diện tích đất nông
nghiệp. Một phần diện tích đáng kể đất trồng trọt ở vùng ĐBSH và ĐBSCL sẽ bị
nhiễm mặn vì 2 đồng bằng này đều là những vùng đất thấp so với mực nước biển. Xâm
nhập mặn làm cho diện tích đất canh tác giảm, từ đó hệ số sử dụng đất có thể giảm từ
3-4 lần/năm xuống còn 1-1,5 lần/năm.
 Năm 2019: hạn hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản
lượng gạo:
Khu vực Bắc Trung bộ: có 5.240 ha (lúa 3.400 ha, rau màu 1.840 ha) đang bị hạn
hán, thiếu nước
Khu vực Nam Trung bộ: tổng diện tích bị ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước là
16.340 ha (lúa 15.930 ha, rau màu 410 ha), chiếm 4,6% diện tích lúa và cây hàng năm
c. Khó khăn trong xuất khẩu gạo sang Trung Quốc
Trung Quốc hiện tại là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ 3 của Việt Nam với sản lượng
gạo xuất khẩu năm 2019 đạt 452540 tấn tương ứng 225,3 triệu USD. Tuy nhiên, trong
24


năm 2019, lượng gạo tồn kho của Trung Quốc khá cao và họ liên tục xả kho. Bên cạnh
đó, Trung Quốc cũng tiến hành kiểm soát chặt vấn đề chất lượng, đa dạng hóa thị
trường cung cấp gạo. Trung Quốc cấp hạn ngạch cho các thị trường khác như:
Myanmar, Campuchia… nên xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc càng gặp nhiều
khó khăn.

Tuy nhiên, từ năm 2018 xuất khẩu gạo sang thị trường này có xu hướng giảm khá
mạnh, do Trung Quốc đã bắt đầu thực thi hàng loạt quy định đối với nông sản Việt
Nam khi muốn xuất khẩu vào thị trường này; trong đó có mặt hàng gạo.Trung Quốc
yêu cầu phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực
vật được đặt ra bởi cả Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng một số doanh nghiệp xuất khẩu
gạo của Việt Nam chưa đạt được các yêu cầu kiểm tra của họ. Ngoài ra, có những thời
điểm Trung Quốc tiến hành xả kho gạo dự trữ. Do nhu cầu giảm nên phía Trung Quốc
càng thắt chặt việc nhập khẩu bằng nhiều cách như: tăng thuế nhập khẩu gạo nếp từ 5%
lên 50% và kiểm soát chặt nhập khẩu gạo.
2.4.3 Rủi ro tỷ giá hối đoái
Rủi ro tỷ giá hối đoái là loại rủi ro đề cập đến những tổn thất mà một giao dịch tài
chính quốc tế có thể phải chịu do biến động tiền tệ, nó mô tả khả năng giá trị của một
khoản tiền có thể tăng hay giảm do thay đổi giá trị tương đối của các loại tiền tệ liên
quan. Vì vậy, rủi ro tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của doanh
nghiệp.
Qua tìm hiểu thì mức độ thiệt hại không đáng kể vì mức độ biến động tăng giá VND
hiếm khi xảy ra và nếu xảy ra thì mức độ dao động không lớn. Đối với lĩnh vực xuất
khẩu, rủi ro hối đoái chỉ xảy ra khi đồng nội tệ tăng giá so với đồng ngoại tệ thanh toán
trong hợp đồng. Ở Việt Nam hầu như các hợp đồng mua bán ngoại thương người ta đều
chọn đồng tiền thanh toán là đồng USD. Trong giai đoạn 2017-2019 thì đồng tiền Việt
Nam (VND) chủ yếu nằm trong tình trạng mất giá so với USD, chỉ có một số ít thời
điểm tăng với mức độ tăng nhỏ. Do vậy, mức độ rủi ro tỷ giá hối đoái trong giai đoạn
này đối với các nhà sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam là không đáng kể.
25


×