Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tìm hiểu về thuế thu nhập doanh nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (BIDV)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.07 KB, 17 trang )

1
Chương 1. Giới thiệu về Ngân hàng BIDV
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển:
Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (tên giao dịch quốc tế:
Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam, tên gọi tắt:
BIDV) được thành lập theo Quyết định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ Tướng Chính
Phủ ngày 26/4/1957 với chức năng ban đầu là cấp phát và quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ
nguồn vốn ngân sách phục vụ tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Sau Quyết định số 654/QĐTTg ngày 08/11/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển giao nhiệm vụ cấp phát vốn
ngân sách và tín dụng theo kế hoạch nhà nước từ BIDV về Tổng cục Đầu tư (trực thuộc Bộ
Tài chính) và Quyết định 293/QĐ-NH9 ngày 18/11/1994 của Thống đốc NHNN Việt Nam
cho phép BIDV được kinh doanh đa năng như một Ngân hàng thương mại, BIDV đã thực
hiện những bước chuyển đổi cấu trúc cơ bản, định hướng kinh doanh mạnh mẽ theo hướng
một Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động đa ngành, kinh doanh đa lĩnh vực vì mục tiêu
lợi nhuận.
BIDV có 191 chi nhánh và 854 phòng giao dịch, 1.824 ATM và 34.000 POS ở hầu hết
63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc. Với mạng lưới phi ngân hàng, BIDV gồm có các Công ty
Chứng khoán Đầu tư (BSC), công ty Cho thuê tài chính, công ty Bảo hiểm Đầu tư (BIC) với
20 chi nhánh trong cả nước… Hiện BIDV đang mở rộng các chi nhánh hoạt động tại nước
ngoài như: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc...
Với sự phát triển đó, BIDV đang hoạt động trên nhiều các lĩnh vực kinh doanh:


Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm,
dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.



Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ được thiết kế phù
hợp với nhu cầu của khách hàng.




Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng khả
năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.



Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi bật
là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty Cổ phần cho
thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC)…


2
BIDV có hơn 25.000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào tạo,
có kinh nghiệm được tích luỹ và chuyển giao trong hơn nửa thế kỷ, đem đến cho khách hàng
lợi ích và sự tin cậy.


3
1.2. Thành tựu và vị trí của Ngân hàng BIDV trong nền kinh tế:
Trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, BIDV có vai trò quan trọng trong sự phát triển
kinh tế - xã hội. Với sự phát triển trong hơn nửa thế kỷ qua, BIDV tự hào là định chế tài chính
lâu đời nhất trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam. BIDV là doanh nghiệp lớn thứ
tư Việt Nam theo báo cáo của UNDP năm 2007. Tính đến năm 2018, BIDV là một trong
những Ngân hàng Thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam tính theo tổng khối lượng tài sản và
doanh thu đạt trên 1,2 triệu tỷ đồng; nhân lực đạt trên 25 nghìn người; mạng lưới rộng khắp
với hơn 1.000 chi nhánh, hơn 56.000 điểm kết nối ATM/POS… và nền tảng hơn 11 triệu
khách hàng là các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
Hình 1. 1 Sơ đồ tăng trưởng doanh thu của ngân hàng BIDV giai đoạn 2013-2018

(Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV năm 2018)

Trong 5 năm trở lại đây, BIDV luôn giữ vị trí số 1 trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt
Nam về quy mô huy động vốn dân cư, quy mô tín dụng bán lẻ với mức tăng trưởng bình quân
giai đoạn này tương ứng là 30%/năm và 50%/năm. Các chỉ số đánh giá chất lượng của các tổ
chức có uy tín như Standard & Poors (S&P), Nielsen Việt Nam… đều được cải thiện, thể hiện
vị thế ổn định và vững chắc của BIDV trên thị trường tài chính trong nước cũng như trong
khu vực. Để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, BIDV đã chú trọng đẩy mạnh các kênh
phân phối hiện đại theo hướng an toàn, hiệu quả, đồng thời gia tăng tương tác với khách hàng
thông qua Internet Banking, Mobile Banking, Trung tâm Chăm sóc Khách hàng 24/7. BIDV
hiện đang trở thành ngân hàng tiên phong trên thị trường ứng dụng các thành tựu của Cách
mạng công nghiệp 4.0 trong việc triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ mới, mang tính cạnh tranh
cao, giàu hàm lượng công nghệ thông tin, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, tiện ích của


4
khách hàng như: BIDV SmartBanking với nhiều tính năng mới như trợ lý ảo, trò chuyện,
thanh toán QRPay,thanh toán SamsungPay qua thẻ ghi nợ BIDV…
BIDV luôn xác định mục tiêu giữ vững vị thế Ngân hàng bán lẻ tốt nhất và có thương
hiệu bán lẻ số 1 Việt Nam. Theo đó, họ tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động, chuyển dịch kênh
phân phối hiện đại, phát triển nguồn nhân lực bán lẻ chuyên nghiệp, tăng cường đẩy mạnh
ứng dụng…và củng cố giá trị cốt lõi “Khách hàng là trọng tâm cho mọi hoạt động ngân hàng
bán lẻ của BIDV”. BIDV là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp
và cá nhân trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng.


5
Chương 2. Chuẩn mực số 17 và thông tư 200 về Thuế thu nhập doanh nghiệp
2.1. Chuẩn mực số 17:
2.1.1. Sơ lược về chuẩn mực kế toán:
Thông tư 214/2012/TT-BTC ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam áp dụng
đối với doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam,

kiểm toán viên hành nghề và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình cung cấp dịch
vụ kiểm toán độc lập.
Mục đích của Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam là quy định và hướng dẫn các
nguyên tắc và yêu cầu kế toán, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố trên báo cáo tài chính của
doanh nghiệp, nhằm:


Làm cơ sở xây dựng và hoàn thiện Chế độ kế toán cụ thể theo khuôn mẫu thống nhất;



Giúp cho doanh nghiệp ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính một cách thống nhất và
xử lý các vấn đề chưa được quy định cụ thể nhằm đảm bảo cho các thông tin trên báo
cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý;



Giúp cho kiểm toán viên đưa ra ý kiến về sự phù hợp của báo cáo tài chính với chuẩn
mực kế toán và chế độ kế toán;



Giúp cho người sử dụng báo cáo tài chính hiểu và đánh giá thông tin tài chính được lập
phù hợp với các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
2.1.2. Chuẩn mực số 17:
Nội dung chính gồm:



Cơ sở tính thuế thu nhập doanh nghiệp




Ghi nhận thuế thu nhập hiện hành phải nộp và tài sản thuế thu nhập hiện hành



Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản thuế thu nhập hoãn lại



Chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp



Ghi nhận ban đầu của tài sản và nợ phải trả



Chênh lệch tạm thời được khấu trừ


6


Các khoản lỗ tính thuế và các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng



Đánh giá lại tài sản thuế thu nhập hoãn lại chưa được ghi nhận




Khoản đầu tư vào công ty con, chi nhánh, công ty liên kết và các khoản vốn góp liên
doanh



Xác định giá trị



Ghi nhận thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại



Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh



Các khoản mục ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu



Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và nợ thuế thu nhập hoãn lại phải trả



Bù trừ




Chi phí thuế



Thuyết minh
Những khái niệm cơ bản:



Thuế thu nhập Doanh nghiệp hiện hành:
Là số thuế TNDN phải nộp (hoặc thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất

thuế TNDN của năm hiện hành. Công thức xác định thuế TNDN hiện hành:

Thuế TNDN hiện hành

Để phản ánh thuế TNDN hiện hành, kế toán sử dụng Tài khoản 3334 – Thuế TNDN, Tài
khoản 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành


Thuế thu nhập hoãn lại phải trả:


7
Là thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu
thuế TNDN trong năm hiện hành. Công thức xác định thuế TNDN hoãn lại phải trả:

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

Chênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát
sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà giá trị
ghi sổ của các khoản mục Tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh
toán.
Thuế Thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch tạm thời
chịu thuế trừ khi thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ ghi nhận ban đầu của một Tài sản
hay Nợ phải trả của một giao dịch mà giao dịch này không ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán
hoặc lợi nhuận tính thuế TNDN (hoặc lỗ tính thuế) tại thời điểm phát sinh giao dịch.
Để phản ánh khoản Thuế thu nhập hoãn lại phải trả này, Thông tư quy định sử dụng Tài
khoản 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả, Tài khoản 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại


Tài sản thuế thu nhập hoãn lại:
Là thuế TNDN sẽ được hoàn lại trong tương lai tính trên các khoản: chênh lệch tạm thời

được khấu trừ; Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử
dụng; Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng.
Công thức xác định thuế Tài sản thuế TNDN:

Tài sản thuế Thu nhập hoãn lại
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các
khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi
sổ của các khoản mục Tài sản hoặc Nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán.
Doanh nghiệp chỉ được ghi nhận tài sản thuế Thu nhập hoãn lại tính trên các khoản
chênh lệch tạm thời được khấu trừ này khi và chỉ khi chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế
trong tương lai để sử dụng các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, các khoản lỗ tính
thuế và ưu đãi về thuế chưa sử dụng.
Để phản ánh khoản mục Tài sản thuế thu nhập hoãn lại theo quy định của Thông tư kế
toán sử dụng Tài khoản 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại, Tài khoản 8212- Chi phí thuế
thu nhập hoãn lại.



8
Chênh lệch tạm thời: Là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của các khoản mục Tài sản hay
Nợ phải trả trong Bảng cân đối kế toán và cơ sở tính thuế thu nhập của các khoản mục này.
2.2. Thông tư 200:
2.2.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp:
2.2.1.1. Định nghĩa và các hạch toán liên quan:
Tài khoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế tính trên thu nhập chịu thuế của
các doanh nghiệp trong kỳ tính thuế, phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, đã
nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. Theo thông tư 200/2014/TT-BTC quy định các
trường hợp hạch toán như sau:


Căn cứ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp vào Ngân sách Nhà nước hàng quý theo
quy định, ghi:
Nợ TK 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (8211)
Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.



Khi nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có các TK 111, 112.



Cuối năm, khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính:
- Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh


nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (8211).
- Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp lớn hơn số thuế thu nhập doanh
nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch phải nộp thiếu, ghi:
Nợ TK 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (8211)
Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.
2.2.1.2. Các tài khoản liên quan:


Tài khoản 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: phản ánh chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp của doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành


9
và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định
kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành.


Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh: dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt
động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm. Kết
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh
doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.
2.2.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại:
Tài khoản 347 - Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (hay còn gọi là Thuế thu nhập

hoãn lại phải trả) là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các
khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành.
2.2.2.1. Nguyên tắc kế toán:
a) Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của

thuế thu nhập hoãn lại phải trả. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được xác định trên cơ sở các
khoản chênh lệch tạm thời phải chịu thuế phát sinh trong năm và thuế suất thuế thu nhập hiện
hành theo công thức sau:
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Trường hợp tại thời điểm ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã biết trước có sự
thay đổi về thuế suất thuế TNDN trong tương lai, nếu việc hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại
phải trả nằm trong thời gian thuế suất mới đã có hiệu lực thì thuế suất áp dụng để ghi nhận
thuế hoãn lại phải trả được tính theo thuế suất mới.
b) Cơ sở tính thuế của tài sản hoặc nợ phải trả và Chênh lệch tạm thời:
- Cơ sở tính thuế của tài sản là giá trị sẽ được trừ khỏi thu nhập chịu thuế khi thu hồi giá
trị ghi sổ của tài sản. Nếu thu nhập không phải chịu thuế thì cơ sở tính thuế của tài sản bằng
giá trị ghi sổ của tài sản đó. Cơ sở tính thuế thu nhập của nợ phải trả là giá trị ghi sổ của nó
trừ đi (-) giá trị sẽ được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế khi thanh toán nợ phải trả trong các
kỳ tương lai. Đối với doanh thu nhận trước, cơ sở tính thuế là giá trị ghi sổ của nó, trừ đi phần
giá trị của doanh thu không phải chịu thuế trong tương lai.
- Chênh lệch tạm thời là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản hoặc nợ phải trả
trong Bảng Cân đối kế toán và cơ sở tính thuế của tài sản hoặc nợ phải trả đó. Chênh lệch tạm
thời gồm 2 loại: Chênh lệch tạm thời được khấu trừ và chênh lệch tạm thời chịu thuế. Chênh
lệch tạm thời chịu thuế là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh khoản thuế thu nhập


10
phải trả khi xác định thu nhập chịu thuế trong tương lai khi giá trị ghi sổ của các khoản mục
tài sản được thu hồi hoặc nợ phải trả được thanh toán.


Chênh lệch tạm thời về thời gian chỉ là một trong các trường hợp chênh lệch tạm thời, ví
dụ: Nếu lợi nhuận kế toán được ghi nhận trong kỳ này nhưng thu nhập chịu thuế được
tính trong kỳ khác.




Các khoản chênh lệch tạm thời giữa giá trị ghi sổ của tài sản hoặc nợ phải trả so với cơ
sở tính thuế của tài sản hoặc nợ phải trả đó có thể không phải là chênh lệch tạm thời về
mặt thời gian, ví dụ: Khi đánh giá lại một tài sản thì giá trị ghi sổ của tài sản thay đổi
nhưng nếu cơ sở tính thuế không thay đổi thì phát sinh chênh lệch tạm thời. Tuy nhiên
thời gian thu hồi giá trị ghi sổ và cơ sở tính thuế không thay đổi nên chênh lệch tạm thời
này không phải là chênh lệch tạm thời về thời gian.



Kế toán không tiếp tục sử dụng khái niệm “Chênh lệch vĩnh viễn” để phân biệt với
chênh lệch tạm thời khi xác định thuế thu nhập hoãn lại do thời gian thu hồi tài sản hoặc
thanh toán nợ phải trả cũng như thời gian để khấu trừ tài sản và nợ phải trả đó vào thu
nhập chịu thuế là hữu hạn.
c) Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phải được ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch

tạm thời chịu thuế, trừ khi thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ ghi nhận ban đầu của
một tài sản hay nợ phải trả của một giao dịch mà giao dịch này không có ảnh hưởng đến lợi
nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế thu nhập (hoặc lỗ tính thuế) tại thời điểm phát sinh
giao dịch.
d) Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải xác định các khoản chênh lệch tạm thời chịu
thuế phát sinh trong năm hiện tại làm căn cứ xác định số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được
ghi nhận trong năm.
đ) Việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm được thực hiện theo nguyên
tắc bù trừ giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nay với số thuế thu nhập
hoãn lại phải trả đã ghi nhận từ các năm trước nhưng năm nay được ghi giảm (hoàn nhập),
theo nguyên tắc:



Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế thu nhập
hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, kế toán chỉ ghi nhận bổ sung số thuế thu
nhập hoãn lại phải trả là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh
lớn hơn số được hoàn nhập trong năm;


11


Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập
hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, kế toán chỉ ghi giảm (hoàn nhập) số thuế
thu nhập hoãn lại phải trả là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát
sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm.
e) Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm không liên quan đến các khoản

mục được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu phải được ghi nhận là chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm.
g) Kế toán phải ghi giảm thuế thu nhập hoãn lại phải trả khi các khoản chênh lệch tạm
thời phải chịu thuế không còn ảnh hưởng tới lợi nhuận tính thuế (khi tài sản được thu hồi hoặc
nợ phải trả được thanh toán).
h) Việc bù trừ thuế thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản thuế thu nhập hoãn lại chỉ thực
hiện khi lập Bảng cân đối kế toán, không thực hiện khi ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải
trả trên sổ kế toán.
2.2.2.2. Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả:
Bên Nợ: Thuế thu nhập hoãn lại phải trả giảm (được hoàn nhập) trong kỳ.
Bên Có: Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận trong kỳ.
Số dư bên Có: Thuế thu nhập hoãn lại phải trả còn lại cuối kỳ.
2.2.2.3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu:
Cuối năm, kế toán căn cứ “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả” để ghi nhận
thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch trong năm vào chi phí thuế thu nhập

doanh nghiệp hoãn lại:


Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế thu nhập
hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, kế toán chỉ ghi nhận bổ sung số thuế thu
nhập hoãn lại phải trả phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm, ghi:
Nợ TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Có TK 347 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.



Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập
hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, kế toán chỉ ghi giảm (hoàn nhập) số thuế
thu nhập hoãn lại phải trả là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát
sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm, ghi:
Nợ TK 347 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả


12
Có TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.


13
Chương 3. Phân tích tình hình tài chính, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế
thu nhập doanh nghiệp hoãn lại của ngân hàng BIDV
3.1. Tình hình tài chính:
Năm 2018, chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp lớn nhằm cải thiện môi trường đầu
tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, khuyến khích mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân
phát triển, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Kinh tế Việt Nam đã có một năm
phát triển mạnh mẽ, nền kinh tế đạt và vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu kinh tế xã hội Quốc hội đề ra:

GDP đạt 7,08%, cao nhất trong 11 năm trở lại đây; CPI bình quân được kiểm soát ở mức
3,54%; Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt mức 482 tỷ USD (cao nhất trong lịch sử), cán cân
thanh toán thặng dư 7,2 tỷ USD, nền kinh tế tiếp tục phát triển theo chiều hướng bền vững,
giảm phụ thuộc vào công nghiệp khai khoáng và lao động giá rẻ. NHNN điều hành chính sách
tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, góp phần hỗ trợ tăng
trưởng kinh tế hợp lý, bảo đảm thanh khoản của nền kinh tế, duy trì ổn định thị trường tiền tệ,
ngoại hố
Đối với BIDV, toàn hệ thống đã hoàn thành toàn diện kế hoạch kinh doanh năm 2018,
nâng cao năng lực tài chính và chất lượng tài sản, cải cách và phát triển thể chế, tạo tiền đề
vững chắc cho việc hoàn thành phương án tái cơ cấu giai đoạn 2016-2020, quyền lợi của cổ
đông và người lao động được đảm bảo. Chênh lệch thu chi đạt mức kỷ lục 28.366 tỷ đồng cao nhất trong khối ngân hàng TMCP. Lợi nhuận trước thuế đạt mức 9.473 tỷ đồng; tổng tài
sản vượt mốc1,3 triệu tỷ đồng, phục vụ 11 triệu khách hàng, các chỉ số an toàn được đảm bảo,
vững vàng khẳng định vị thế NHTM cổ phần lớn nhất Việt Nam.
Bảng 3. 1 Tình hình tài chính ngân hàng BIDV năm 2018
Đơn vị: tỷ đồng/%

STT

Tình hình tài chính

1

Tổng tài sản

2

Tổng thu nhập hoạt động

3


Thuế và các khoản phải nộp


14

4

Lợi nhuận trước thuế

5

Lợi nhuận sau thế

(Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng BIDV năm 2018)

Hoạt động kinh doanh năm 2018 của BIDV tăng trưởng bền vững, an toàn, phù hợp với mục
tiêu tái cơ cấu, đảm bảo quyền lợi của cổ đông và người lao động: Tổng thu nhập ròng đạt
44.483 tỷ đồng, tăng trưởng 14% so với năm 2017. Chênh lệch thu chi đạt mức kỷ lục 28.366
tỷ đồng, tăng trưởng 20,6%. Lợi nhuận trước thuế riêng khối NHTM đạt 8.918 tỷ đồng, tăng
trưởng 9,2% so với năm 2017; Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 9.473 tỷ, ROA đạt 0,6%,
ROE đạt 14,6%, hoàn thành vượt kế hoạch ĐHĐCĐ giao.
3.2. Tình hình thuế thu nhập doanh nghiệp:
Chính có lẽ với tình hình tài chính vô cùng khả quan trong những năm vừa qua mà
BIDV luôn đứng trong top đầu các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ
đóng thuế, nộp ngân sách nhà nước. Trong đó, nổi bật nhất có lẽ phải kể đến đó chính là
những con số trong mơ mà bất kì doanh nghiệp nào cũng muốn sở hữu: lợi nhuận trước và sau
khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trong những bản thuyết minh báo cáo tài chính, BIDV có viết: “Tài sản thuế và thuế
phải nộp cho năm tài chính hiện hành và các năm trước được xác định bằng giá trị dự kiến
được thu hồi từ (hoặc phải nộp cho) cơ quan thuế, áp dụng mức thuế suất và các luật thuế có

hiệu lực vào ngày kết thúc năm tài chính”.
Thuế thu nhập hiện hành được ghi nhận vào kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất
ngoại trừ trường hợp thuế thu nhập phát sinh liên quan đến một khoản mục được ghi thẳng
vào vốn chủ sở hữu, trong trường hợp này, thuế thu nhập hiện hành cũng được ghi nhận trực
tiếp vào vốn chủ sở hữu.
Cụ thể vào năm 2018, tổng thu nhập hoạt động của BIDV đạt 44.483.062.000.000 đồng,
trong đó bao gồm thu nhập lãi thuần, lãi từ các hoạt động khác như dịch vụ, kinh doanh ngoại


15
hối, chứng khoán, ... Lợi nhuận trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đạt 28.366.140.000.000
đồng sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hoạt động.
Ngày 31/12/2018 tổng lợi nhuận trước thuế của BIDV đạt 9.472.505.000.000 sau khi trừ
đi khoản chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Lợi nhuận trước thuế = 28.366.140.000.000 18.893.635.000.000 =9.472.505.000.000
Tuy nhiên, đó chưa phải là con số lợi nhuận chịu thuế cuối cùng mà BIDV có được, sau
khi trừ đi các khoản lợi nhuận của công ty con, các khoản điều chỉnh hợp nhất. Phát sinh thêm
các khoản thu nhập từ cổ thức không chịu thuế thu nhập doanh nghiệp ngoài ra còn các khoản
chi phí không được khấu trừ, chính vì vậy trên thực tế thu nhập chịu thuế ước tính của BIDV
chỉ còn 8.717.069.000.000 và thuế TNDN mà BIDV phải chịu còn 1.743.414.000.000 sau khi
nhân cho phần trăm thuế hiện hành là 20%.
=> Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của công ty mẹ BIDV:
8.717.069.000.000 x 20% = 1.743.414.000.000
Ngân hàng và các công ty con chỉ được bù trừ các tài sản thuế thu nhập hiện hành và
thuế thu nhập hiện hành phải trả khi Ngân hàng và các công ty con có quyền hợp pháp được
bù trừ giữa tài sản thuế thu nhập hiện hành với thuế thu nhập hiện hành phải nộp và Ngân
hàng và các công ty con dự định thanh toán thuế thu nhập hiện hành phải trả và tài sản thuế
thu nhập hiện hành trên cơ sở thuần.
Các báo cáo thuế của Ngân hàng và các công ty con sẽ chịu sự kiểm tra của cơ quan
thuế. Do việc áp dụng luật và các quy định về thuế đối với các loại nghiệp vụ khác nhau có
thể được giải thích theo nhiều cách khác nhau, số thuế được trình bày trên báo cáo tài chính

hợp nhất có thể sẽ bị thay đổi theo quyết định cuối cùng của cơ quan thuế.
(Nguồn: Báo cáo tài chính tổng hợp ngân hàng BIDV năm 2018)
3.3. Tình hình thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại:


16
KẾT LUẬN
Nền kinh tế nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lí của
nhà nước, vận hành theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với sự thay đổi của nền
kinh tế là sự thay đổi về cách nhìn nhận về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp trong điều hội nhập mở cửa, tham gia vào các tổ chức kinh tế trong khu
vực và trên thế giới. Các thành phần kinh tế đã phát huy tính năng động và tiềm lực
sẵn có tạo nên một bức tranh phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, góp phần đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đối với mỗi quốc gia thì thuế đóng vai trò là nguồn
thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước, chính vì vậy mà vấn đề về hoàn thiện các chính sách và
cơ chế thu nộp thuế luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm.
Mỗi công ty, doanh nghiệp khi xâm nhập vào thị trường thì đều lựa chọn cho mình một
hướng đi riêng, cách làm riêng để định vị được thương hiệu sản phẩm của mình trong tâm trí
khách hàng. Dù là doanh nghiệp trong bất kì lĩnh vực nào thì thuế thu nhập doanh nghiệp
cũng luôn là một phần quan trọng trong những báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh
việc giúp hoàn thành đúng vai trò của mình trong việc đóng thuế cho nhà nước thì những số
liệu về thuế thu nhập doanh nghiệp cũng nói lên mức độ phát triển của doanh nghiệp đó. Thuế
thu nhập của doanh nghiệp luôn là một vấn đề mang tính thiết yếu mà doanh nghiệp phải giải
quyết.
Trên đây là tất cả những thông tin, phân tích mà nhóm chúng em đã tìm hiểu và thực
hiện trong thời gian vừa quan. Vì kiến thức chuyên ngành và trình đồ chuyên môn còn nhiều
hạn chế nên bài làm vẫn còn rất nhiều những thiếu sót. Chúng em kính mong nhận được
những nhận xét và đánh giá của cô để cải thiện bài làm tốt hơn, chúng em xin chân thành cảm
ơn.



17

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

(5/4/2019) Báo cáo tài chính ngân hàng BIDV năm 2018 <link>
(5/4/2019) Báo cáo thường niên ngân hàng BIDV năm 2018 <link>
(2014) Hệ thống chuẩn mực kế toán <link>
(2014) Tìm hiểu về chuẩn mực kế toán số 17 <link>
Wikipedia <link>
Trang web của ngân hàng BIDV <link>
Tài liệu về ngân hàng BIDV <link>



×