Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế giai đoạn 2005 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.59 KB, 36 trang )

PHẦN I: KHÁI NIỆM DỊCH VỤ, THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ,THƯƠNG MẠI
DỊCH VỤ QUỐC TẾ
I. DỊCH VỤ
Dịch vụ là những hoạt động mang tính xã hội nhằm thỏa mãn những nhu cầu
về sản xuất và cuộc sống của con người.
II. THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ
1. Khái niệm
Thương mại dịch vụ là sự trao đổi về dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức với
nhau vì mục đích thương mại.
2. Đặc điểm
2.1. Tính vô hình hay phi vật chất
Dễ thấy tất cả các sản phẩm dịch vụ đều vô hình, do vậy người ta không thể
biết được chất lượng của dịch vụ trước khi tiêu dùng chúng. Không những thế ngay
cả chất lượng của dịch vụ cũng rất khó đánh giá, vì nó chịu nhiều tác động của các
yếu tố khác nhau như người bán, người mua và cả thời điểm mua bán dịch vụ đó.
Do vậy, để giảm bớt tính không chắc chắn khi tiêu dùng dịch vụ, người mua
thường tham khảo ý kiến của những người đã tiêu dùng dịch vụ, hay họ có thể căn
cứ vào địa điểm, nhân viên, trang thiết bị, thông tin, biểu tượng hay giá cả.
2.2. Tính không thể tách rời ra khỏi nguồn gốc
Tức là các sản phẩm dịch vụ có quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng
thời. Do vậy, khác với sản phẩm vật chất, sản xuất xong mới tiêu thụ được mà ở
sản phẩm dịch vụ quá trình này phải diễn ra đồng thời.
Dịch vụ không thể tách rời ra khỏi nguồn gốc của nó cho dù đó là người hay
máy móc. Đây cũng là một điểm hạn chế của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, vì
vậy cần có những quan điểm chiến lược khắc phục sự hạn chế này, ví dụ như nhân
viên cung ứng dịch vụ có thể học cách làm việc với những nhóm đông khách hàng,
nhà cung ứng có thể tìm cách làm giảm thời gian cung ứng dịch vụ hoặc mở rộng
mạng lưới phân phối bằng cách đào tạo nhiều người cung ứng dịch vụ hơn.
2.3. Tính không ổn định và khó xác định chất lượng
Thực ra đây là vấn đề chúng ta thường gặp phải đối với rất nhiều sản phẩm,
song với sản phẩm dịch vụ thì đặc điểm này biểu hiện rõ nét hơn cả.


1


Vì chất lượng dịch vụ dao động trong một khoảng rất rộng, nó còn tuỳ thuộc
vào hoàn cảnh tạo ra dịch vụ, ví dụ như nhân viên, thời gian và địa điểm cung ứng
dịch vụ. Đơn giản như trường hợp đối với một người thợ cắt tóc, anh ta không thể
đảm bảo cắt tóc cho tất cả mọi người đều đẹp như nhau bởi điều đó phụ thuộc vào
khả năng của anh ta, phụ thuộc vào tâm trạng của anh ta lúc cắt tóc cũng như phụ
thuộc vào cảm nhận của từng khách hàng …
2.4. Tính không lưu giữ được
Dịch vụ không thể được cất trữ trong kho để làm phần đệm cho sự thay đổi
nhu cầu thị trường như các sản phẩm vật chất khác. Chính vì vậy sản phẩm dịch vụ
tuy không mất chi phí bảo quản trong kho nhưng bên cạnh đó đặc điểm này còn
gây nên nhiều hạn chế khác.
Sẽ không có gì đáng nói nếu nhu cầu về dịch vụ ổn định và dự đoán đựơc
chính xác nhưng nếu nhu cầu dịch vụ thay đổi thất thường thì doanh nghiệp kịnh
doanh dịch vụ sẽ gặp khó khăn rất lớn về khả năng huy động cơ sở vật chất kỹ
thuật và nhân lực.
Do vậy, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cần xây dựng kế hoạch vè nhu
cầu thị trường thật chính xác để có các phương án thích hợp khi nhu cầu thị trường
thay đổi hoặc tăng cao. Giống như trong đợt tết vừa qua hãng Hàng không Việt
Nam đã phải thực hiện hàng loạt chuyến bay không tải từ miền Nam ra miền Bắc,
bởi nhu cầu đi một chiều từ miền Bắc vào miền Nam sau tết tăng quá cao.
III. Thương mại dịch vụ quốc tế
Thương mại dịch vụ quốc tế là việc cung ứng dịch vụ giữa các thể nhân và
pháp nhân của các nước theo 4 phương thức:
 Cung ứng qua biên giới (Cross boder supply): Dịch vụ của một nước
được cung ứng từ lãnh thổ của một nước sang lãnh thổ của nước khác.
 Tiêu dùng ngoài lãnh thổ (Consumption abroad): Người tiêu dùng một
nước tiêu dùng dịch vụ trên lãnh thổ của một nước khác.

 Hiện diện thương mại (Commercial presence): Dịch vụ được cung
ứng bởi nhà cung cấp của một nước thông qua sự hiện diện thương
mại trên lãnh thổ của nước khác.

2


 Hiện diện của thể nhân (Presence of natural person): Dịch vụ được
cung ứng bởi nhà cung cấp của một nước thông qua sự hiện diện thể
nhân trên lãnh thổ của nước khác.
PHẦN II: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
I. Tăng trưởng quy mô kim ngạch XKDV
1. Diễn biến quy mô kim ngạch XKDV
Trong giai đoạn 2005 – 2017, quy mô kim ngạch xuất khẩu dịch vụ cũng
như tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu đã có sự thay đổi đáng kể. Chỉ trong vòng
12 năm, tổng quy mô kim ngạch xuất khẩu đã tăng gấp đôi từ 12.988 nghìn tỷ USD
(năm 2005) lên 24.914 nghìn tỷ USD (năm 2017)
Bảng 1: Quy mô kim ngạch xuất khẩu dịch vụ và tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu dịch
vụ/ tổng tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu giai đoạn 2005-2011 (Đơn vị:
Nghìn tỉ USD)

Kim ngạch XKDV

2005

2006

2007

2008


2009

2010

2011

2.693

3.033

3.635

4.074

3.637

3.921

4.485

14.93

17.296

19.932

15.93

18.902


22.463

Tổng kim ngạch XK 12.988
Tỉ trọng

20.73% 20.31% 21.02% 20.44% 22.83% 20.74% 19.97%

Bảng 2: Quy mô kim ngạch xuất khẩu dịch vụ và tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu dịch
vụ/ tổng tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu giai đoạn 2012-2017 (Đơn vị:
Nghìn tỉ USD)
2012
Kim ngạch XKDV 4.62
Tổng kim ngạch
22.841
XK
Tỉ trọng
20.23%

2013

2014

2015

2016

2017

4.896


5.211

4.993

5.045

5.416

23.546

23.948

21.305

20.844

22.914

20.79%

21.76%

23.44%

24.20%

23.64%
3



Nguồn: /> />Trong giai đoạn 2005 – 2017, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ và tỉ trọng kim
ngạch xuất khẩu dịch vụ/tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu có nhiều biến động.
Cụ thể được thể hiện rõ dưới biểu đồ sau:
Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện kim ngạch XKDV và tỉ trọng kim ngạch XKDV/ tổng tỉ
trọng XK toàn cầu giai đoạn 2005-2017

Quy mô kim ngạch xuất khẩu dịch vụ và tỉ trọng kinh ngạch xuất khẩu dịch vụ/ tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu giai đoạn 2005-2017
6

30
5.21

5
4.49
4.07

4

3

3.64
3.03
2.69

3.92
3.64

4.62


4.9

5.42
4.99 5.05

25

20

15

Nghìn tỷ USD

Tỷ trọng: %
2

10

1

5

0

0

Nguồn: /> /> Trước hết, về kim ngạch xuất khẩu dịch vụ:
4



Trong giai đoạn 2005-2017, nhìn chung thì kim ngạch xuất khẩu dịch vụ đều
tăng qua các năm, và đến năm 2017 đã đạt được mức kim ngạch lớn hơn gấp 2 lần
mức kim ngạch của năm 2005 (tăng 2.723 nghìn tỉ USD). Tốc độ tăng trưởng trung
bình cả giai đoạn đạt 6.3038%.
Tuy đều tăng nhưng tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ lại
không đồng đều trong giai đoạn này. Điển hình, giai đoạn 2005-2008, tuy kim
ngạch xuất khẩu dịch vụ thấp nhưng tốc độ tăng trưởng kim ngạch lại rất cao, trung
bình cả giai đoạn đạt 14.85%. Đến giai đoạn 2008-2010, do cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ giảm đột ngột cùng với mức tăng
trưởng âm (-20.08% vào năm 2009). Giai đoạn sau khủng hoảng, từ 2011-2017,
nhìn chung kim ngạch xuất khẩu dịch vụ giữ ổn định, chỉ tăng hoặc giảm nhẹ với
mức tăng trưởng thường xuyên dưới mức 5%. Có sự chuyển biến chậm như vậy là
do năng suất lao động chậm cải thiện, nợ quốc gia tăng nhanh và chính sách bảo hộ
có xu hướng gia tăng tại các nền kinh tế chủ chốt, đã cản trở đà phục hồi của tăng
trưởng toàn cầu.
 Về tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ/ tổng kim ngạch xuất khẩu toàn
cầu:
Trong giai đoạn 2005-2017, tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ/tổng kim
ngạch xuất khẩu toàn cầu có sự chuyển biến theo hướng tích cực, tỉ trọng ngày
càng tăng lên.
Tuy nhiên trong giai đoạn này, tỉ trọng không tăng đều mà có sự biến động
theo từng mốc thời gian. Cụ thể giải đoạn 2005-2008, tỉ trọng giữ ổn định xoay
quanh 20.5%-21%. Nhưng sang đến năm 2009, tỉ trọng đột ngột tăng mạnh từ
20.44% lên 22.83% (chỉ trong vòng 1 năm tăng 2.4%), ngay sau đấy lại giảm mạnh
xuống gần như thấp nhất vào năm 2011 (19.97%). Có sự đột biến này là so ảnh

5


hưởng của “cú sốc giá cả” Thế Giới vào những năm đó. Sang giai đoạn sau (từ năm

2014-2017), tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ/tổng kim ngạch toàn cầu có
chuyển biến tích cực hơn, tăng khá nhanh và ổn định, luôn giữ ở mức trên 23,4%.
Do dịch vụ ngày càng được ưu tiên, chú ý đầu tư phát triển và mở rộng trên toàn
cầu.
2. Dự đoán tình hình quy mô kim ngạch XKDV những năm tới
Trong những năm tới, thương mại dịch vụ sẽ có những chuyển biến tốt
nhưng không đột phá. Do nền kinh tế toàn cầu vẫn đang tăng trưởng một cách trì
trệ nên thương mại dịch vụ bị ảnh hưởng ít nhiều. Để phát triển thương mại dịch
vụ, các quốc gia cần đẩy mạnh tái đầu tư cần thiết cho sự phát triển của ngành.
II. Tốc độ tăng trưởng

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch XKDV và XKHH giai đoạn 2005-2017
25
20
15
10
5

Tốc độ tăng trưở ng : %

0
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
-5
-10
-15
-20
-25

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch XKDV


Tốc độ tăng trưởng kim ngạch XKHH

Biểu đồ 2: Tốc độ tăng trưởng TMDV và TMHH toàn cầu

Nguồn:
6


/>Trong hơn một thập kỉ qua, giá trị thương mại hàng hóa luôn cao hơn giá trị
thương mại dịch vụ khoảng 3 lần . Một phần của sự mất cân bằng này là do bản
chất của một số dịch vụ:
 Thứ nhất, hàng hóa là những sản phẩm hữu hình, có thể sản xuất, lưu trữ,
vẫn chuyển và tiêu thụ ở những địa điểm và thời gian khác nhau một
cách dễ dàng. Trong khi đó, việc tiêu thụ một dịch vụ đòi hỏi sự gần gũi
về khoảng cách địa lý của nhà cung cấp dịch vụ với khách hàng.
 Thứ hai, dịch vụ có thể được quy định theo cách khác với hàng hóa. Một
số dịch vụ chuyên nghiệp, chẳng hạn như kế toán, có thể bị ràng buộc bởi
luật pháp của từng quốc gia riêng biệt, có khả năng bị hạn chế hoặc ngăn
chặn việc cung cấp dịch vụ qua biên giới.
 Thứ ba, thương mại quốc tế trong một số dịch vụ bị hạn chế và phần lớn
được cung cấp bởi khu vực công (ví dụ, dịch vụ như y tế hoặc giáo dục).
Tuy nhiên, thương mại dịch vụ có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định hơn
trong khi thương mại hàng hóa tăng trưởng chậm và bất ổn định do phải hứng chịu
các cú sốc tài chính và kinh tế. Điều này làm cho giá trị và tỷ trọng của thương mại
dịch vụ quốc tế có xu hướng tăng lên trong tổng giá trị thương mại toàn cầu.
Thương mại dịch vụ quốc tế tăng trưởng bình quân hơn 10% trong khi mức tăng
trưởng bình quân của thương mại hàng hóa cùng thời kỳ là gần 4%. Năm 1980, giá
trị xuất khẩu dịch vụ toàn cầu đạt gần 400 tỷ USD, chiếm khoảng 15% tổng giá trị
xuất khẩu thế giới; năm 2010 đạt 3.921 tỷ USD, chiếm tới gần 19% tổng giá trị
xuất khẩu toàn cầu.

Lĩnh vực dịch vụ đã trở nên quan trọng nhất đối với nền kinh tế Hoa Kỳ về
việc làm, giá trị gia tăng và thương mại. Năm 2016, các ngành sản xuất dịch vụ
đóng góp 68,9% GDP của Mỹ, lên tới 12,9 nghìn tỷ USD và 83,8% tổng số việc
làm tư nhân, đại diện cho 102 triệu nhân viên. Hầu hết các quốc gia công nghiệp
hóa đã chứng kiến sự thay đổi tương tự, với các dịch vụ đóng góp tới hơn 60% sản
lượng và việc làm ở hầu hết các quốc gia thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế (OECD). Ngay cả các nền kinh tế mới nổi đang chuyển hướng sang dịch
vụ. Chẳng hạn, từ năm 2005 đến 2015, đóng góp của ngành dịch vụ vào GDP ở
Trung Quốc, một cường quốc về sản xuất, đã tăng từ chỉ hơn 40% lên 50%. Diễn
đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) và Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN) cũng đã đổi mới tập trung vào tầm quan trọng của
7


chương trình nghị sự về dịch vụ cạnh tranh nhằm hiện thực hóa sự tăng trưởng và
phát triển chung của các khu vực.
Sự phát triển nhanh chóng của thương mại dịch vụ quốc tế không những góp
phần gia tăng giá trị thương mại quốc tế, mà còn làm thay đổi cơ bản cơ cấu
thương mại quốc tế theo hướng tăng tỷ trọng của thương mại dịch vụ, đồng thời
giảm tỷ trọng của thương mại hàng hóa.
III. Cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế
1. Tổng quan về sự chuyển dịch cơ cấu thương mại dịch vụ
Cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế chia thành 3 nhóm: Dịch vụ du lịch quốc
tế, Dịch vụ vận tải quốc tế, các dịch vụ khác.

Biểu đồ 3: Cơ cấu TMDVQT năm 2005 và 2017

8



Cơ cấu TMDVQT năm 2005 Cơ cấu TMDVQT năm 2017

DV du lịch
DV vận tải
Các dịch vụ khác

28.59%
46.39%

DV du lịch
DV vận tải
Các dịch vụ khác

55.77%
19.58%

25.03%

Nguồn:

24.65%

/>
end=2017&start=2005
/>end=2017&start=2005
1.1 Nguyên nhân dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu TMDVQT
1.1.1. Sự phát triển của khoa học công nghệ làm gia tăng nhanh chóng
các dịch vụ khác ngoài du lịch và vận tải
Các công ty ngày nay tập trung nhiều hơn vào việc cung ứng các sản phẩm
dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao như phần mềm máy tính, vẽ kiểu dáng, phát minh

máy móc tự động và chăm sóc phần tâm hồn của con người. Khả năng phát triển
của các công ty trong những lĩnh vực dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao này gần như
không bị hạn chế. Cạnh tranh, như Michael Porter (1990) đã chỉ ra, chủ yếu dựa
trên tính độc đáo, sáng tạo của dịch vụ thay vì dựa trên yếu tố đầu vào hay vốn đầu
tư. Ngành dịch vụ tri thức phát triển dựa vào khoa học kỹ thuật mà hạt nhân là
công nghệ thông tin. Trong ngành dịch vụ tri thức thì chi phí cho các yếu tố nguyên
vật liệu đầu vào gần như không đáng kể. Thí dụ, trong các dịch vụ sản xuất phần
mềm máy tính hoặc các trang web thì hầu hết chi phí phát sinh trong khâu thiết kế
và sáng tạo (OECD, 2000: 10). Hàm lượng công nghệ và tri thức ngày càng cao
hơn trong các sản phẩm dịch vụ giúp cho nhiều loại dịch vụ, kể cả những dịch vụ
truyền thống, được cung cấp và tiêu dùng hiệu quả hơn rất nhiều. Thí dụ, thông
qua internet, các công ty lữ hành có thể cung cấp thông tin về các tuyến du lịch, đặt
khách sạn và vé máy bay; các nhà phân phối có thể chuyển từ hình thức bán hàng
cổ điển sang thương mại điện tử; các nhà cung cấp dịch vụ giải trí có thể truyền tải
9


phim ảnh và âm nhạc đến người nghe; và các ngân hàng có thể tiến hành các giao
dịch trị giá hàng tỷ Đô la chỉ trong vòng một vài giây đồng hồ. Tiến bộ khoa học
kỹ thuật ngày nay cho phép các nhà cung cấp dịch vụ chỉ cần tạo ra một sản phẩm
duy nhất nhưng lại có khả năng tiêu dùng hàng loạt như các trang web kèm theo
các hoạt động tư vấn, quảng cáo, nhạc-phim số, thương mại điện tử (e-commerce)
và ngân hàng điện tử (e-banking), tạo điều kiện cho những ngành dịch vụ này phát
triển vượt bậc
1.1.2. Những ngành dịch vụ này trở nên thiết yếu đối với nền kinh tế của quốc
gia
Nhiều ngành dịch vụ như xây dựng, giáo dục,… đã trở thành yếu tố đầu vào
quan trọng mang tính quyết định đến sự phát triển trong tương lại của tất cả các
ngành kinh tế, không chỉ với quốc gia phát triển mà còn với những quốc gia đang
phát triển. Do đó được các nước ưu tiên đầu tư phát triển.

1.1.3. Các dịch vụ này tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn các dịch vụ truyền
thống
Với các điều kiện hiện nay, các ngành dịch vụ ngoài du lịch và vận tải có thể
tạo ra lợi nhuận cực kì lớn đối với các quốc gia xuất khẩu cũng như nhiều lợi ích
đối với các quốc gia nhập khẩu, thời gian hoàn vốn cũng nhanh hơn. Chẳng hạn
như dịch vụ tài chính, một giao dịch có thể đem lại doanh thu lên đến hàng chục
triệu USD mà không mất quá nhiều thời gian cũng như thủ tục để thực hiện giao
dịch.
1.2. Dự báo cơ cấu thương mại dịch vụ
Các ngành dịch vụ ngoài du lịch và vận tải sẽ tiếp tục chiếm tỉ trọng cao nhất
trong ba loại hình dịch vụ. Lí do bởi các dịch vụ này phát triển dựa trên yếu tố chủ
yếu là công nghệ thông tin, tốc độ phát triển rất nhanh chóng và tạo ra nhiều giá trị
lớn cho ngành. Do đó, hiện nay các tập đoàn kinh tế hàng đầu cũng đang phát triển
những sản phẩm công nghệ dịch vụ để bắt kịp xu hướng thời đại cũng như đem lại
lợi nhuận khổng lồ cho công ty. Song song với việc phát triển các dịch vụ tri thức
sẽ kéo theo việc phát triển dịch vụ du lịch và dịch vụ vận tải. Tuy nhiên tốc độ tăng
trưởng của hai loại hình dịch vụ này sẽ kém hơn so với các dịch vụ tri thức và sẽ
chiếm tỷ trọng ở mức 15-20% đối với từng loại dịch vụ trong trung và dài hạn.
2. Sự phát triển của các nhóm dịch vụ chủ yếu
2.1. Dịch vụ du lịch quốc tế

10


Đi đôi với sự phát triển về kinh tế và đời sống xã hội, du lịch nói chung đặc
biệt là du lịch quốc tế nói riêng trở thành một nhu cầu tất yếu và đóng góp nguồn
động lực vô cùng lớn cho sự phát triển của ngành dịch vụ du lịch quốc tế hiện nay.
Toàn cầu hóa đã làm cho du lịch trở thành hoạt động giải trí toàn cầu phổ biến. Tổ
chức du lịch thế giới định nghĩa khách du lịch là người “ đi du lịch và ở lại môi
trường bên ngoài môi trường bình thường của họ không quá một năm liên tiếp để

giải trí, kinh doanh và mục đích khác. Đặc biệt hơn nữa, dưới sự phát triển cận kề
của thời kì công nghệ 4.0, việc tìm hiểu thông tin về những địa điểm du lịch thú vị,
phương thức đi lại, địa điểm lưu trú có thể dễ dàng thực hiện với chỉ một cú “click”
chuột. Chỉ với nhu cầu và điều kiện đủ, việc đi du lịch đặc biệt là du lịch quốc tế
giờ đây đã không còn gặp nhiều khó khăn. Những lý do nêu trên chính là minh
chứng rõ ràng nhất cho sự tăng trưởng khá mạnh của ngành dịch vụ du lịch quốc tế
trong những năm vừa qua. Tất cả được thể hiện ở ba nội dung dưới đây: Số lượng
khách đi du lich quốc tế, Số lượng khách đến, Doanh thu du lịch quốc tế.
2.1.1. Số lượng khách đi du lịch quốc tế
Biểu đồ 4: Số lượng khách đi du lịch quốc tế (2006-2017)

11


Khách đi du lịch quốc tế năm 2006-2017
1800
1600
1400
1200

Triệ u lượ t

1000
1001
800

1070

1100


1060

1140

1191

1246

1311 1334

1398

1475

1567

600
400
200
0
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Khách đi du lịch quốc tế

Nguồn: />Có thể thấy, trong giai đoạn từ năm 2008-2017 có một sự tăng trưởng rõ rệt
của lượng khách đi du lịch quốc tế. Cụ thể hơn, chỉ có duy nhất giai đoạn 20082009, do chịu sự ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu “đắt đỏ” năm
2008, lượng khách đi du lịch quốc tế có sự sụt giảm tương đối mạnh (từ 1100 triệu
xuống còn 1060 triệu). Xét từ giai đoạn 2009 – 2017, số lượng khách đi du lịch
quốc tế tăng 1,47 lần cho thấy những phát triển của ngành thương mại dịch vụ nói
chung tác động đến sự tăng trưởng của ngành du lịch quốc tế.
Số lượng khách du lịch đã tăng gấp hơn 2 lần, ước tính 1024 triệu lượng

khách dự tính năm 2016. Trước năm 2030, số lượng khách du lịch quốc tế ước tính
sẽ vượt quá 1800 triệu người. Khu vực có nhiều khách tham quan nhất hàng năm
phải kể đến Châu Âu. Trong những năm gần đây khu vực Châu Á Thái bình dương
đã dần vươn lên ngôi vị thứ 2. Du lịch và tham quan ( trực tiếp hay gián tiếp) đã
đóng góp tổng cộng 7.61 nghìn tỷ USD cho kinh tế toàn cầu năm 2016. Các nước
có người dân tham quan du lịch nhiều nhất phải kể đến Trung Quốc, Mỹ và Đức.
12


Năm 2016, Dubai là thành phố dẫn đầu trong việc chi tiêu du lịch với con số 31.3
tỷ USD, theo sau là London và New York với hơn 11 tỷ USD. Dubai cũng là thành
phố xếp hạng 4 trong danh sách những điểm đến phổ biến nhất năm 2014, với xấp
xỉ 15.27 triệu du khách qua đêm tại đây. Bangkok phổ biến nhất với 21.47 triệu du
khách và Paris ở vị trí thứ 3 với 18.03 triệu.
2.1.2. Số lượng khách đến
Biểu đồ 5: Số lượng khách đến (2006-2017)

Số lượng khách đến năm 2006-2017
1600
1400
1200
1000

Triệ u lượ t 800857

920

936

897


956

997

1250
1159 1206
1107
1055

1341

600
400

200
0
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Khách đến

Nguồn: />view=chart
Theo như số liệu của World Bank, lượng khách đến cũng có sự biến động
tăng trưởng tương đối mạnh chỉ ngoại trừ năm 2009 cũng do chịu sự ảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, lượng khách đến giảm nhẹ từ
0,936 đến 0.897 tỉ người. Những năm sau đó liên tục tăng đến 2017 đã lên đến con
số 1,341 tỉ.
Bên cạnh đó, theo số liệu của Tổ chức Du lịch Thế giới, lượng khách du lịch
quốc tế đạt 1,23 tỉ năm 2016, tăng 674 triệu kể từ năm 2000. Dự kiến trong những
13



năm tới, lương khách du lịch quốc tế sẽ còn tăng mạnh, cụ thể là khoảng 1,4 tỉ
người vào năm 2020 và đến năm 2030, con số này có thể lên đến 1,8 tỉ người.
2.1.3. Doanh thu du lịch quốc tế
Biểu đồ 6: Doanh thu du lịch quốc tế (2006-2016)

Doanh thu du lịch quốc tế năm 2006-2016
1800
1600
1400
1200
1000

Tỷ USD

800
883.2

1023

1122

1231
1010

1287

1380

1453


1403

1422

2015

2016

1526

1099

600
400
200
0
2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012


2013

2014

2017

Doanh thu du lịch quốc tế

Nguồn:

/>
end=2016&start=2006&view=chart

Nguyên nhân du lịch quốc tế phát triển nhanh:
 Công nghệ phát triển là động lực thúc đẩy du lịch
 Giao thông vận tải hiện nay rẻ hơn và tiện lợi hơn
 Du lịch ngày càng phong phú với nhiều loại hình đa dạng
 Mọi người có khả năng chi tiêu nhiều hơn và sẵn sàng chi tiêu
Gần như tất cả các thành viên WTO nhấn mạnh tầm quan trọng của du lịch,
đặc biệt là về đóng góp của nó đối với việc làm và tạo ra ngoại hối. Điển hình là
14


một trong những ngành kinh tế năng động nhất, các dịch vụ liên quan đến du lịch
là lao động thâm canh, với nhiều liên kết đến các phân đoạn chính khác của nền
kinh tế.
Như vậy tình hình phát triển dịch vụ trên thế giới có những dấu hiệu tích
cực. Theo dự đoán cho thấy tới năm 2020, doanh thu có thể lên tới 817.54 tỷ USD.
Ngày nay con người ta lại càng có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc đi du lịch gắn

liền với sự tiến bộ hóa của các thiết bị điện tử thông minh. Tính đến tháng 3 năm
2017, các app về du lịch luôn xếp hạng cao trong những hạng mục phổ biến nhất
trên cửa hàng ứng dụng của Apple. Những app về du lịch và địa điểm cũng được
tiếp cận bởi 95.88% người dùng Android tại Mỹ tính đến tháng 12 năm 2016.
2.1.4. Dự báo phát triển dịch vụ du lịch quốc tế
Phát triển du lịch hứa hẹn sẽ đem lại nguồn lợi lớn cho các quốc gia, cũng là
một trong những lợi thế để phát triển các ngành phụ trợ. Các quốc gia trên thế giới
đang không ngừng đầu tư và phát triển du lịch như một ngành kinh tế trọng điểm.
2.2. Dịch vụ vận tải quốc tế
2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải
Dịch vụ vận tải được coi là huyết mạch của thương vụ quốc tế, đặc biệt vận
tải đường biển hiện là phương thức vận chuyển chủ yếu, chuyên chở khoảng 90%
hàng hóa xuất nhập khẩu toàn cầu. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới
nói chung và thương mại hàng hóa nói riêng, đã làm cho nhu cầu về dịch vụ vận tải
trên thế giới gia tăng nhanh chóng. Đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhiều quốc gia
trên thế giới ngày càng mở rộng năng lực vận tải của mình, điều này khiến cung về
năng lực vận tải trên thị trường quốc tế phát triển rất nhanh, mức độ cạnh tranh
ngày càng gay gắt.
Biểu đồ 7: Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải từ năm 2005-2017

15


Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải từ năm 2005-2017
1200
1000
984.8
800

Triệ u USD


848.8

600
400
475.3

649.4

768.9

891.3
839.5 871.3

892.5

850.2

911.1

655.7

541.4

200
0
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải

Nguồn: />(X(1)S(23n1c1mxfm1etlbw5zxciy55))/Service_SelService_TS.aspx?nvpm=1%7c

%7c%7c%7c%7c%7c%7cS00%7c1%7c3%7c1%7c2%7c2%7c1%7c5%7c1%7c1
Trong giai đoạn 2005-2010, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải trên thế
giới tăng trưởng không ổn định, do sự trì trệ của kinh tế thế giới, đặc biệt là do tác
động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã khiến nhu cầu
vận chuyển hàng hóa và cước phí vận tải suy giảm nghiêm trọng. Năm 2016, kim
ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải toàn cầu giảm hơn 12% so với năm 2014. Tuy
nhiên, đến năm 2017, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải đã có dấu hiệu phục hồi
trở lại. Tính chung trong giai đoạn 2005-2017, tuy có sự gia tăng mạnh về giá trị
tuyệt đối, nhưng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ toàn cầu có sự giảm sút rất
lớn, từ mức chiếm tỷ trọng 36,6% năm 1980, xuống còn 18,4% năm 2015.

16


Biểu đồ 8: 5 nước có tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải lớn nhất thế giới
năm 2017

5 nước có tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải lớn nhất thế giới năm 2017
100
90
80
70
60

Triệu USD 50
40
30
20
10
0




Đức
KNXK năm 2008

Pháp

Singapore

Anh

KNXK năm 2017

Nguồn: />%7c%7c%7c%7cS03%7c1%7c3%7c1%7c2%7c2%7c1%7c2%7c1%7c1
Năm 2017, Mĩ là quốc gia có tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải lớn
nhất thế giới với hơn 86,5 triệu USD. Con số này là cao hơn rất nhiều so với nước
đứng thứ 2 là Đức ( xấp xỉ 62 triệu USD). Pháp, Singapore, Anh lần lượt ở ba vị trí
còn lại với tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải lần lượt là 45,8 triệu USD;
45,9 triệu USD; 37,8 triệu USD. Qua đây có thể thấy sự vượt trội của Mĩ trong
xuất khẩu dịch vụ vận tải. Đây cũng là quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất
trong 5 nước kể trên ( tăng hơn 10 triệu USD trong giai đoạn 2008 – 2017).
Singapore cũng tăng khá nhanh ( gần 9 tỉ USD trong vòng 9 năm). Trong khi đó,
hai nước Đức, Anh tăng không đáng kể. Duy chỉ có nước Pháp đang có xu hướng
giảm trong giá trị xuất khẩu. Với tình hình này, rất có thể thứ tự của các nước sẽ có
sự xáo trộn nhỏ trong những năm tới.

17



2.2.2. Dự báo ngành vận tải quốc tế
Thị trường vận tải tiếp tục trì trệ, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Dịch vụ vận
tải biển đạt kim ngạch cao vào năm 2008 với sự tăng trưởng nhanh chóng của giá
cước trên tất cả các thị trường, đặc biệt là thị trường vận tải hàng khô. Nhưng do
tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, đặc biệt tại các
khu vực và quốc gia có tác động rất nhạy cảm đến thị trường vận tải như Mỹ, EU
và khối các nước BRIC, thị trường vận tải biển thế giới đã có những biến động
lớn, giá cước vận tải giảm sút nhanh chóng. Sự biến động nhanh, đột ngột của giá
cước đã gây ra tác động rất tiêu cực đến toàn bộ thị trường dịch vụ vận tải biển
quốc tế. Tình hình thị trường dịch vụ vận tải có sự phục hồi từ cuối năm 2009 đến
giữa năm 2010, nhưng từ năm 2011, các tuyến vận tải quốc tế tiếp tục trì trệ, khả
năng phục hồi trong ngắn hạn là rất khó khăn.
2.3. Các dịch vụ khác
2.3.1. Dịch vụ thông tin viễn thông và máy tính
Biểu đồ 9: Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu dịch vụ thông tin biễn thông và máy tính
năm 2005-2017

Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ thông tin viễn thông và máy tính năm 2005-2017
600
500
482.9 476.9 489.7
400
372.1

518.7

403.4

334.7


Triệu USD 300

278.6 269.3 285.5

200
100
118.4

147.9

178.6

0
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
KNXKDV thông tin viễn thông và máy tính

18


Nguồn: />(X(1)S(23n1c1mxfm1etlbw5zxciy55))/Service_SelService_TS.aspx?nvpm=1%7c
%7c%7c%7c%7c%7c%7cS00%7c1%7c3%7c1%7c2%7c2%7c1%7c5%7c1%7c1
Trong cơ cấu các dịch vụ khác, dịch vụ thông tin viễn thông và máy tính là
một trong những lĩnh vực dịch vụ có dung lượng thị trường lớn nhất và tiềm năng
phát triển thị trường rất lớn. Trong những thập kỷ gần đây, dịch vụ thông tin viễn
thông và máy tính đã có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất. Năm 2005, kim ngạch
xuất khẩu dịch vụ thông tin viễn thông mà máy tính đạt 118,4 tỷ USD, năm 2010
đạt 285,5 tỷ USD (tăng 2,4 lần so với năm 2005). Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu
dịch vụ thông tin viễn thông và máy tính đạt 518,7 tỷ USD, tăng 81,7% so với năm
2010 và 4,4 lần so với năm 2005.
Sự phát triển của dịch vụ thông tin viễn thông và máy tính đã giúp cho :

 Có thể thực hiện được các dịch vụ như y tế, giáo dục từ xa, giúp các dịch
vụ chất lượng cao và sử dụng chuyên môn cao có khả năng tiếp cận đến
với các cộng đồng ở vùng sâu, vùng xa. Qua đó giúp thu hẹp khoảng
cách về chất lượng cuộc sống giữa nước phát triển và nước đang phát
triển, tạo cơ hội cho cộng đồng nông thôn và vùng sâu vùng xa có thể
tiếp cận được với các dịch vụ cơ bản chất lượng cao.
 Có thể tuyển và sử dụng nhân viên ở các vị trí địa lý phân tán khác nhau,
tạo điều kiện cho người dân ở trong một cộng đồng nhỏ có thể tham gia
làm việc cho một tổ chức lớn, như vậy giảm bớt được áp lực gia tăng dân
số và di dân đến các khu vực đô thị.
 Tạo ra một mạng lưới hoạt động thu hút người lao động có kỹ năng cao,
thay thế cho phương án phải gửi người đi làm việc ở địa bàn khác.
2.3.2. Dịch vụ giáo dục
Việc tự do hóa thương mại dịch vụ giáo dục đem lại rất nhiều lợi ích. Bằng
cách mở thị trường trong nước cho các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục nước ngoài,
các quốc gia tạo ra sự cạnh tranh với các nhà dịch vụ giáo dục trong nước, dẫn đến
hiệu quả cao hơn, giá thấp hơn, dịch vụ được cải thiện, nhiều lựa chọn của người
tiêu dùng hơn, giảm bất bình đẳng và tăng cơ hội việc làm.
Hòa Kỳ là nhà xuất khẩu dịch vụ giáo dục lớn nhất thế giới, tiếp theo là
Pháp, Đức, Anh và Liên bang Nga. Tổ chức UNESCO ước tính rằng vào năm
1996, Hoa Kỳ đã xuất khẩu 7 tỷ USD trong các dịch vụ giáo dục đại học.

19


Con đường chính của thương mại dịch vụ giáo dục là thông qua trao đổi sinh
viên. Trong nỗ lực giảm thiểu sự di cư này của sinh viên sang các nước phát triển
hơn, một số chính phủ đang hợp tác với các tổ chức giáo dục nước ngoài để thành
lập các cơ sở chi nhánh tại địa phương. Một chiến lược giáo dục thương mại khác
đang trở nên phổ biến là " twinning arrangement ". Điều này có nghĩa là một tổ

chức giáo dục ở một quốc gia liên kết với một tổ chức giáo dục ở nước ngoài để
cung cấp các khóa học và sinh viên sau khi hoàn thành sẽ được cấp bằng theo tổ
chức nước ngoài đó. Trong các trường hợp khác, các chương trình giáo dục được
"nhượng quyền" từ tổ chức nước ngoài nên có rất ít sự tham gia ở cấp địa
phương. Cách tiếp cận này đặc biệt phổ biến cho các chương trình giáo dục từ xa.
2.3.3. Dịch vụ tài chính
Biểu đồ 10: Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính

Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính năm 2005-2017
500
450

448.1

400

412.2

350
300

Triệ u USD 250
200
194.6
150

318

432.7 434.9


455.1

368.5 367.8

343.5
306.1

328.1

244.9

100
50
0
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính

Nguồn: />(X(1)S(23n1c1mxfm1etlbw5zxciy55))/Service_SelService_TS.aspx?nvpm=1%7c
%7c%7c%7c%7c%7c%7cS00%7c1%7c3%7c1%7c2%7c2%7c1%7c5%7c1%7c1

20


Dịch vụ tài chính bao gồm các loại hình dịch vụ chủ yếu như: dịch vụ ngân
hàng; các dịch vụ liên quan đến hoạt động chứng khoán; các dịch vụ về bảo hiểm
và một số dịch vụ có liên quan khác. Do tính phức tạp của các hoạt động tài chính,
nên các giao dịch tài chính quốc tế luôn gặp nhiều khó khăn trong việc thống kê
đầy đủ, chính xác giá trị giao dịch giữa các nước. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài
chính thế giới trong những năm gần đây có mức tăng tương đối cao, năm 2005 đạt
hơn 194,6 tỷ USD, năm 2010 đạt 328,1 tỷ USD tăng 68.6% so với năm 2005. Năm

2017, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính đã đạt 455,1 tỷ USD, tăng 2,3 lần so
với năm 2005 và 38,7% so với năm 2010.
Các ngành tài chính-ngân hàng (gồm cả bảo hiểm) và dịch vụ kinh doanh trở
thành hai ngành dịch vụ quan trọng, tạo ra phần lớn giá trị gia tăng của ngành dịch
vụ và là động lực thúc đẩy tăng trưởng của toàn nền kinh tế. Hai ngành này chiếm
khoảng 20-30% giá trị gia tăng của toàn nền kinh tế OECD hiện nay so với mức
10-20% của năm 1980 (FORFAS, 2006: 28, 29, 30).
2.3.4. Dịch vụ xây dựng
Biểu đồ 11: Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu dịch vụ xây dưng năm 2005-2017

Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ xây dựng năm 2005-2017
160
140
120

121.9

100

Triệ u USD

127.9

136
120

123.3

2015


2016

117.6

106.5
88.3

80

92.6
81.7

60
58.7
40

48.9

35.3
20
0
2005

2006

2007

2008

2009


2010

2011

2012

2013

2014

2017

Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ xây dựng

21


Nguồn: />(X(1)S(23n1c1mxfm1etlbw5zxciy55))/Service_SelService_TS.aspx?nvpm=1%7c
%7c%7c%7c%7c%7c%7cS00%7c1%7c3%7c1%7c2%7c2%7c1%7c5%7c1%7c1
Dịch vụ xây dựng là lĩnh vực có kim ngạch và tỷ trọng không lớn trong
thương mại các dịch vụ khác, tuy nhiên đây là lĩnh vực có mức tăng trưởng cao
trong những thập kỷ gần đây, trong đó có mức cao nhất lên tới 58,6% trong năm
2008 so với năm 2007. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ xây dựng đạt mức
96,3 tỷ USD. Xét về tỉ trọng, các nước châu Âu luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất, tiếp
đó là các nước châu Á. Tuy nhiên, nếu xét theo quốc gia, các nước châu Á có tốc
độ tăng trưởng dịch vụ xây dựng cao nhất.

IV. Top 5 nước dẫn đầu thế giới về XK dịch vụ
Biểu đồ 12: Top 5 nước dẫn đầu về xuất khẩu dịch vụ


Top 5 nước dẫn đầu về xuất khẩu dịch vụ
900
800
700
600
500
400
300
200
100
0

United States

United Kingdom

Germany
Năm
2007
Triệ
u USD

France

China

Năm 2017

Nguồn: />end=2017&start=2007&year_high_desc=true


22


Có thể dễ dàng nhận thấy, 5 nước dẫn đầu về xuất khẩu dịch vụ đều là những
nước phát triển và ngành dịch vụ đều chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.
Năm 2017, Mĩ trở thành quốc gia có giá trị xuất khẩu dịch vụ lớn nhất thế
giới với 797,7 triệu USD. Con số này cao gấp hơn 2 lần giá trị xuất khẩu dịch vụ
của quốc gia đứng thứ 2 thế giới là Anh ( 359,9 triệu đô ). Nước có giá trị thấp nhất
trong 5 nước là Trung Quốc khi đạt 206,4 triệu đô trong lĩnh vực này. Mỹ cho thấy
được tầm ảnh hưởng cũng như tiềm lực kinh tế đứng hàng đầu thế giới của mình
khi trong vòng 10 năm tăng hơn 300 triệu đô. Sự gia tăng này là rất lớn, nếu so với
sự tăng không đáng kể của các nước còn lại trong biểu đồ trên. Các nước trên là
những nước phát triển hàng đầu thế giới, đóng góp không nhỏ vào giá trị xuất khẩu
dịch vụ trên toàn thế giới nói riêng và kinh tế thế giới nói chung.

Các nước trên xuất khẩu dịch vụ lớn nhất thế giới vì:
 Ở các nước phát triển, trình độ phát triển của nền kinh tế và năng suất lao
động xã hội cao hơn nhiều so với các nước đang phát triển, ngành công
nghiệp và xây dựng phát triển, đô thị hóa phát triển mạnh, chất lượng cuộc
sống của dân cư cao, sức mua lớn,... làm cho hoạt động dịch vụ phát triển
mạnh và đa dạng
 Do sự phát triển của kinh tế, đặc biệt là kinh tế tri thức và chất lượng cuộc
sống dân cư cao nên chất lượng dịch vụ tốt và tương ứng giá trị dịch vụ cao,
phát triển nhiều ngành có vai trò rất lớn trong nền kinh tế toàn cầu mang lại
giá trị lớn ( dịch vụ tiền tệ, giao thông vận tải biển, viễn thông, sở hữu trí
tuệ,...)
 Ngành dịch vụ là ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao nên với tiềm lực lớn
mạnh và ổn định về kinh tế, các nước phát triển sẽ khai thác tối đa nguồn lực
để phát triển ngành này

Bảng 3: Bảng cơ cấu xuất khẩu dịch vụ
CƠ CẤU XUẤT KHẨU DỊCH VỤ NĂM 2017
Anh

Đức

Pháp

TQ

Loại
Nước

23


Du lịch
12.48%
13.11%
18.98%
17.01%
Vận tải
10.36%
20.4%
18.37%
16.26%
TTVT & máy
7.29%
12.09%
7.33%

12.17%
tính
Tài chính
23.72%
7.7%
4.63%
1.62%
Xây dựng
0.62%
0,68%
1.66%
10.48%
DV khác
45.53%
46.02%
49.03%
42.46%
Nguồn: />(X(1)S(23n1c1mxfm1etlbw5zxciy55))/Service_SelCountry_TS.aspx?
nvpm=1%7c156%7c%7c%7c%7c%7c
%7cS00%7c1%7c3%7c1%7c2%7c2%7c1%7c5%7c1%7c1
Từ bảng trên có thể thấy du lịch và vận tải là hai loại hình chiếm tỉ trọng cao
nhất trong cơ cấu xuất khẩu dịch vụ của đa số các quốc gia. Trong khi đó, tài chính
và xây dựng lại chiếm phần trăm nhỏ nhất. Điều này cho thấy xu hướng phát triển
cơ cấu ngành của các nước trên thế giới. Những lĩnh vực được coi là thế mạnh sẽ
tiếp tục được các nước ưu tiên phát triển, còn các lĩnh vực khác sẽ được đầu tư
nhiều hơn nhằm duy trì sự phát triển của nền kinh tế.

24



PHẦN III: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ
I. Cơ cấu TMDV chuyển theo hướng gia tăng tỷ trọng các ngành có hàm
lượng công nghệ cao
Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với sự ra đời
của Internet of thing (Vạn vật kết nối) và Artificial Intelligence( Trí tuệ nhân tạo).
Do đó, môi trường kinh tế thế giới có những sự thay đổi quan trọng từ những năm
1980 đến nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đã thúc đẩy sự
phát triển của các ngành dịch vụ, đồng thời cũng làm cho cơ cấu thương mại dịch
vụ quốc tế có thay đổi quan trọng. Cơ cấu thương mại dịch vụ được chia làm 3
nhóm chính: dịch vụ vận tải, dịch vụ du lịch và các dịch vụ khác bao gồm: dịch vụ
viễn thông, dịch vũ xây dựng, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ giáo dục, dịch vụ bảo
hiểm,...
Bảng 4: Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu các ngành dịch vụ giai đoạn 1980- 2017


m
198
0
199
0
199
5
200
0
200
5
201
0
201
5

201
7

Dịch vụ vận tải
Giá trị
Tỷ
(Tỷ
trọng
USD)
(%)
134.4
36.6

Dịch vụ du lịch
Giá trị
Tỷ
(Tỷ
trọng
USD)
(%)
103.5
28.2

Các dịch vụ khác
Giá trị
Tỷ
(Tỷ
trọng
USD)
(%)

129.4
35.2

223.2

28.6

264.8

33.9

293.1

37.5

303.3

25.8

404.5

34.4

467.3

39.7

343.2

23.2


476.2

32.2

661.3

44.6

569.3

22.8

689.4

27.6

1237.5

49.5

770.8

21.4

940.7

25.5

1945.4


53.1

870.5

18.4

1230.5

25.9

2750.0

55.7

931.0

18.3

1310.0

25.7

2855.0

56

Nguồn: Tổ chức thương mại thế giới WTO, www.wto.org

25



×