Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

tiểu luận nguyên lý thống kê nghiên cứu thói quen tiêu dùng sản phẩm trà sữa ding tea của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.31 KB, 17 trang )

I. Tổng quan về Ding Tea Hà Nội
1. Ding Tea trong thị trường trà sữa Việt Nam
Du nhập vào Việt Nam cách đây vài năm, trà sữa trở thành món uống "gây
nghiện" khiến giới trẻ Việt "phát cuồng". Quay lại thời điểm 2 năm về trước, kinh
doanh trà sữa được đánh giá có mức tăng trưởng ấn tượng nhất (200%) trong ngành
F&B. Bước qua giai đoạn tăng trưởng phi mã, thị trường trà sữa đang dần có sự chọn
lọc và đi vào ổn định.
Mới đây, theo đánh giá của Euromonitor, thị trường đang có hơn 100 thương
hiệu cùng nhau phân chia miếng bánh trị giá gần 300 triệu USD với tốc độ tăng
trưởng hàng năm khoảng 20%. Trong đó, Ding Tea là một thương hiệu lớn vẫn duy trì
được tên tuổi và mở rộng bất chấp sự "thanh lọc" của thị trường. Tại các đô thị lớn
như Hà Nội, những chuỗi trà sữa chuyên nghiệp, phong cách sáng tạo, vẫn thu hút một
lượng lớn giới trẻ, đặc biệt là Gen Y, Gen Z.
Ding Tea hiện là thương hiệu đồ uống lớn nhất của Đài Loan tại Trung Quốc
với hơn 350 cửa hàng trải rộng từ Bắc vào Nam, và 650 cửa hàng trên toàn thế giới.
Thương hiệu Ding Tea xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 10 năm 2013 tại
số 23 Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Hiện nay, Ding Tea đang sở hữu 81 cửa
hàng tại 14 quận huyện của Hà Nội. Theo khảo sát của Q&Me, Ding Tea là thương
hiệu trà sữa được khách hàng Hà Nội ghé thăm nhiều nhất (49% khách hàng đến
thường xuyên).

1


2. Các loại lá trà
- Hồng trà: Trà đen Ding Tea là loại trà duy nhất có sự kết hợp của trà từ ba
vùng sản xuất lớn trên thế giới. Lá chè khô ở dạng sợi cắt nhỏ và có màu nâu sẫm.
Nước cốt trà có màu đỏ son với hương vị rất tự nhiên, tươi mát và đậm đà.
- Trà xanh: Ding Tea sử dụng những lá trà cao cấp từ các vùng núi cao nên lá
trà rất to và đều nhau. Màu sắc của lá trà thường có màu xanh ngọc bích và màu xanh
đen, trong khi nước cốt trà có màu trong do có sự kết hợp của màu xanh lá cây và


hương thơm nhẹ.
- Trà ô long: Trà Ding Tea có nước cốt màu hổ phách và hương thơm độc đáo
của trà ô long, mang đậm hương vị phương Đông.
3. Thực đơn

Các sản phẩm được ưa chuộng nhất:
- Matcha đậu đỏ (37.000đ – 49.000đ)
- Trà xoài (37.000đ – 49.000đ)
- Trà dâu (37.000đ – 49.000đ)
- Trà sữa (37.000đ – 49.000đ)
- Trà đào (37.000đ – 49.000đ)
- Trà ô long (37.000đ – 49.000đ)
2


II. Kết quả nghiên cứu
Qua khảo sát, tất cả các bạn sinh viên Đại học Ngoại thương đều từng uống trà
sữa. Trước rất nhiều thương hiệu trà sữa khác nhau trên thị trường, điều gì đã khiến
Dingtea trở nên nổi bật trong mắt các bạn trẻ? Nghiên cứu đã khảo sát ngẫu nhiên 143
phiếu điều tra đối với sinh viên các khoá khác nhau. Qua đó, thu được kết quả như
sau:
1. Tỷ lệ nam, nữ tham gia khảo sát
Số liệu thống kê từ câu 1 phiếu khảo sát online:

2. Tỷ lệ số sinh viên từng khóa tham gia khảo sát
Số liệu thống kê từ câu 2 phiếu khảo sát online:

3. Chi phí hàng tháng cho việc uống trà sữa
Số liệu thống kê từ câu 4 phiếu khảo sát online:
Chi phí hàng tháng

< 50.000 VNĐ

Số người

Trị số giữa

Tần suất (%)

Tần số tích luỹ

61

25.000

42,66

61

3


50.000 – 100.000 VNĐ

44

75.000

30,77

105


100.000 – 200.000 VNĐ

30

150.000

20,98

135

≥ 200.000 VNĐ

8

250.000

5,59

143

Từ bảng trên ta tính được các tham số đo lường thống kê như sau:
- Chi phí bình quân hàng tháng cho việc uống trà sữa là: x = 79.195 (VNĐ).
- Mốt: M0 = 39.103 (VNĐ). Ý nghĩa: Số người có mức chi tiêu hàng tháng
39.103 VNĐ là nhiều nhất.
- Trung vị: Me = 61.931 (VNĐ). Ý nghĩa: Số người chi tiêu < 61.931 VNĐ cho
trà sữa bằng số người chi tiêu > 61.931 VNĐ cho trà sữa.
- Do M0 < Me < x nên dãy số có phân phối lệch phải. Ý nghĩa: Số người có mức
chi tiêu cho trà sữa mỗi tháng < số bình quân chiếm đa số trong tổng thể.
4. Số tiền sẵn sàng chi trả cho một cốc trà sữa

Số liệu thống kê từ câu 5 phiếu khảo sát online:
Số tiền

Số người

Trị số giữa

< 30.000 VNĐ

27

20.000

18,9

27

30.000 - 50.000 VNĐ

96

40.000

67,1

123

50.000 - 70.000 VNĐ

17


60.000

11,9

140

≥ 70.000 VNĐ

3

80.000

2,1

143

4

Tần suất (%) Tần số tích luỹ


Từ bảng trên ta tính được các tham số đo lường thống kê như sau:
- Số tiền trung bình một người sẵn sàng bỏ ra cho một cốc trà sữa là: x =
39.441 (VNĐ).
- Mốt: M0 = 39.936 (VNĐ). Ý nghĩa: Số người sẵn sàng bỏ ra 39.936 VNĐ cho
một cốc trà sữa là nhiều nhất.
- Trung vị: Me = 39.271 (VNĐ). Ý nghĩa: Số người sẵn sàng bỏ ra < 39.271
VNĐ bằng số người sẵn sàng bỏ ra 39.271 VNĐ.
- Do x ≈ Me ≈ M0 nên dãy số có phân phối đối xứng. Ý nghĩa: Số người sẵn

sàng bỏ ra số tiền nhỏ hơn số bình quân bằng số người sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn
số bình quân.
5. Mục đích ghé các quán trà sữa
- Số liệu thống kê từ câu 6 phiếu khảo sát online:

Mục đích

Số người

Tần suất (%)

Học tập và làm việc

63

44,1

Hẹn hò, tụ tập bạn bè

115

80,4

Thư giãn, giải toả căng thẳng

71

49,7

Theo thói quen


7

4,9

Khác

6

4,2

- Số liệu thứ cấp nhóm thu thập: (Nguồn: Q&Me by Asia Plus Inc.)

5


Kết quả khảo sát online cho thấy, phần lớn số sinh viên được khảo sát có mục
đích ghé các trà sữa là để hẹn hò và tụ tập bạn bè (chiếm 80,4%). Bên cạnh đó, cũng
có một số mục đích phổ biến khác như thư giãn, giải tỏa căng thẳng (chiếm 49,7%) và
học tập, làm việc (chiếm 44,1%).
Kết quả khảo sát online có độ lệch tương đối với số liệu thứ cấp nhóm thu thập
được. Cụ thể, các tiêu thức xây dựng có ba tiêu thức nhỏ: đi chơi với bạn bè (hang out
with friends - 63%), hẹn hò (hang out with boy friend/girl friend - 29%), tụ tập bạn bè
(friend gathering - 40%) có thể gộp thành một tiêu thức lớn như tiêu thức mà nhóm
thực hiện, do đó dẫn đến độ sai lệch về số liệu. Tuy nhiên bảng số liệu thứ cấp vẫn có
điểm tương đồng khi mục đích thư giãn, giải tỏa căng thẳng (relaxing after working,
relaxing after studying), hẹn hò, tụ tập bạn bè khá phổ biến.
6. Độ phổ biến của trà sữa Ding Tea
6.1. Mức độ trải nghiệm
- Số liệu thống kê từ câu 7 phiếu khảo sát online về mức độ trải nghiệm trà sữa

Ding Tea của sinh viên Đại học Ngoại Thương:

Giới tính

Nam

Số người từng
trải nghiệm

Số người chưa từng
trải nghiệm

Tỷ lệ trải nghiệm
(%)

19

4

82,61

6


Nữ

112

8


93,33

Tổng

131

12

91,61

Có thể thấy, tỷ lệ trải nghiệm trà sữa Ding Tea ở nữ cao hơn ở nam về tuyệt đối
là 10,72%. Số bạn nam sinh viên trải nghiệm thương hiệu trà sữa này thấp, 19 bạn,
thấp hơn so với số bạn nữ trải nghiệm về số tương đối 93 bạn, về số tuyệt đối 489%.
Tỷ lệ trải nghiệm trung bình của sinh viên Đại học Ngoại Thương là 91,61%.
- Số liệu thứ cấp nhóm thu thập về số người từng uống trà sữa (Nguồn: Q&Me
by Asia Plus Inc.)

Theo số liệu thống kê, trung bình 91% người dân từng uống trà sữa, tỷ lệ này
cao hơn 4% ở nhóm có độ tuổi từ 15 - 22, số lượng người từng trải nghiệm trong
nhóm này chiếm đến 95%.
So sánh, tỷ lệ trải nghiệm trà sữa Ding Tea của khảo sát online tương đương tỷ
lệ tiêu dùng trà sữa của số liệu thứ cấp nhóm thu thập.

7


6.2. Mức độ trung thành
Số liệu thống kê từ câu 7 phiếu khảo sát online:

Đã trải nghiệm và

không quay lại

Đã trải nghiệm và
sẽ quay lại

Tỷ lệ trung thành
(%)

Nam

2

17

89,47

Nữ

14

98

87,5

Tổng

16

115


87,79

Giới tính

Tỷ lệ quay lại của sinh viên nam cao hơn so với sinh viên nữ về số tuyệt đối
1,97%, điều này chứng tỏ mức độ trung thành của các bạn nam sinh viên với Ding Tea
cao hơn so với sinh viên nữ. Nhóm sinh viên nữ đã trải nghiệm và sẽ quay lại cao hơn
so với số liệu ghi nhận ở sinh viên nam về số tuyệt đối 81 bạn, về số tương đối
476,47%.
Tỷ lệ trung thành trung bình của sinh viên Đại học Ngoại thương là 87,79%.
7. Kênh quảng cáo hiệu quả của Ding Tea
Số liệu thống kê từ câu 8 phiếu khảo sát online:
Kênh

Số phiếu

Tần suất (%)

Bạn bè, người thân giới thiệu

64

49,2

Quảng cáo

20

15,4


Mạng xã hội (Facebook, Instagram, Youtube,...)

41

31,5

App giao hàng (Now, GrabFood, GoFood,…)

21

16,2

Sự nổi tiếng từ trước

67

51,5

8


Khác

3

2,4

Kết quả điều tra cho thấy, phần đông sinh viên biết đến Ding Tea qua bạn bè,
người thân giới thiệu (chiếm 49,2%) và nhờ sự nổi tiếng từ trước (chiếm 51,5%).
Ngoài ra, mạng xã hội cũng là một kênh thông tin khá hiệu quả đưa thương hiệu Ding

Tea đến với sinh viên (chiếm 31,5%).
8. Tần suất uống trà sữa Ding Tea
Số liệu thống kê từ câu 9 phiếu khảo sát online:
BẢNG TỔNG HỢP TẦN SUẤT UỐNG TRÀ SỮA
DING TEA MỘT THÁNG THEO THU NHẬP

Thu nhập

Số người

Chưa từng
uống Ding Tea

1 lần

2-3
lần

4-5
lần

Trên 5
lần

< 2 triệu đồng

90

12


63

11

4

0

2 - 5 triệu đồng

47

1

28

16

2

0

5 - 7 triệu đồng

3

0

2


0

1

0

≥ 7 triệu đồng

3

0

3

0

0

0

143

13

96

27

7


0

Tổng

BẢNG PHÂN TÍCH TẦN SUẤT UỐNG TRÀ SỮA
DING TEA MỘT THÁNG THEO THU NHẬP

Thu nhập

Số người

Tỷ lệ (%)

9

Tần suất uống trung bình


một tháng
< 2 triệu đồng

90

62,94

1,21

2 – 5 triệu đồng

47


32,87

1,64

5 – 7 triệu đồng

3

2,095

2,15

≥ 7 triệu đồng

3

2,095

1

Tổng

1,36

Sinh viên có thu nhập hàng tháng từ 5 - 7 triệu đồng có tần suất tiêu dùng trà
sữa Ding Tea cao nhất, trung bình là 2,15 lần/ tháng, cao hơn về số tuyệt đối so với
sinh viên có thu nhập từ 2 - 5 triệu đồng là 0,51 lần, về số tương đối 31,1%.
Tần suất uống trà sữa Ding Tea bình quân là 1,36 lần/ tháng. Độ lệch tiêu chuẩn
là 0,347.

Từ số liệu đã thống kê, có thể thấy yếu tố thu nhập có tác động đến tần suất tiêu
dùng sản phẩm trà sữa của sinh viên. Khi thu nhập tăng từ dưới mức 2 triệu đồng đến
mức từ 2 - 5 triệu đồng thì tần suất tiêu dùng trung bình trên tháng tăng lượng tuyệt
đối 0,43 lần, tiếp tục tăng và đạt đỉnh, lượng tăng tuyệt đối 0,51 lần khi thu nhập tăng
đến 7 triệu. Số lần tiêu dùng trên tháng có dấu hiệu giảm xuống đối với nhóm có thu
nhập từ 7 triệu trở lên. Dựa vào đặc điểm trên, theo lý thuyết về kinh tế học vi mô, có
thể nhận định trà sữa là hàng hóa sơ cấp, khi thu nhập tăng lên thì lượng sử dụng cũng
tăng tuy nhiên lượng tăng chỉ có thể đạt đến một lượng giá trị nhất định rồi lại bắt đầu
xu hướng giảm (quy tắc lợi ích cận biên giảm dần).
9. Những điểm nổi bật của Ding Tea so với các thương hiệu trà sữa khác
Số liệu thống kê từ câu 11 phiếu khảo sát online:
Điểm nổi bật
Ding Tea là thương hiệu được nhiều bạn trẻ ưa thích
10

Số người

Tỷ lệ (%)

40

30,8


Giá cả hợp lý
Có nhiều cơ sở gần nhà, dễ tìm
Chất lượng đồ uống
Menu đa dạng, nắm bắt được thị hiếu khách hàng
Khác


57

43,8

78

60

44

33,8

21

16,2

8

6,4

Theo số liệu trên, yếu tố Ding Tea có nhiều cơ sở gần nhà, dễ tìm là điểm nổi
bật nhất tạo sự khác biệt lớn so với các thương hiệu trà sữa khác, cao hơn so với yếu
tố giá về số tuyệt đối 21 người, về số tương đối 36,84%. Tỷ lệ này khá phù hợp với
thực tiễn khi tính đến tháng 3 năm 2020, Ding Tea sở hữu chuỗi 81 cửa hàng trên địa
bàn thành phố Hà Nội. Yếu tố chất lượng và khả năng dẫn đầu thị trường cũng được
nhiều người đồng tình với tỷ lệ lần lượt là 33,8 % và 30,8% trong số 130 người từng
trải nghiệm trà sữa Ding Tea.
10. Đánh giá mức độ hài lòng đối với Ding Tea
Số liệu thống kê từ câu 12 phiếu khảo sát online:
BẢNG TỔNG HỢP MỨC ĐỘ HÀI LÒNG

CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI DING TEA

Không hài lòng

Cũng tạm

Được

Hài lòng

Rất hài lòng

(0)

(1)

(2)

(3)

(4)

2

19

63

40


6

Tiêu chí

Chất lượng sản
phẩm

11


Giá cả

2

24

68

35

1

Khả năng bắt
kịp xu hướng
tiêu dùng của
khách hàng

5

39


68

16

2

Chất lượng
phục vụ

1

24

71

33

1

Vị trí quán

1

9

48

61


11

Không gian
quán

0

18

59

47

6

Các chương
trình khuyến
mãi

7

37

59

24

3

Các hình thức

quảng cáo

3

41

62

22

2

Các hình thức
thanh toán

3

19

64

38

6

BẢNG PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ HÀI LÒNG
CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI DING TEA

Mức độ hài lòng
Tiêu chí

Min

Max

Mode

12

Mean

Median

Độ lệch
tiêu chuẩn


Chất lượng sản
phẩm

0

4

2

2,22

2

0,747


Giá cả

0

4

2

2,07

2

0,725

Khả năng bắt kịp xu
hướng tiêu dùng của
khách hàng

0

4

2

1,78

2

0,747


Chất lượng dịch vụ

0

4

2

2,07

2

0,693

Vị trí quán

0

4

3

2,55

3

0,657

Không gian quán


1

4

2

2,32

2

0,702

Các chương trình
khuyến mại

0

4

2

1,84

2

0,839

Các hình thức quảng
cáo


0

4

2

1,84

2

0,763

Các hình thức thanh
toán

0

4

2

2,19

2

0,766

Từ số liệu trên ta thấy:
- Tiêu chí “vị trí quán” vẫn được đánh giá cao nhất khi có số điểm đánh giá

trung bình 2,55; gần đạt đến trạng thái hài lòng trong thang điểm đánh giá, trùng với
kết quả phân tích ở câu trên.
- Chất lượng dịch vụ cũng nhận được điểm trung bình đánh giá tương đối cao,
đạt 2,07 gần xấp xỉ với ngưỡng trung vị và mốt bằng 2. Điều này cho thấy chất lượng
dịch vụ của Ding Tea khá đồng bộ tại các cơ sở, không có lượng biến đột xuất cao mà
13


phân bố đều, chứng tỏ Ding Tea đảm bảo được chất lượng phục vụ tại các cửa hàng
tương đối đều nhau.
- Chất lượng sản phẩm có dải phân bố từ 0 đến 4, phân bố lệch khi đa số người
dùng cảm nhận: “được” và “hài lòng” cho tiêu chí này. Trên thực tế, Ding Tea áp dụng
chính sách đầu vào nguyên liệu bắt buộc với tất cả các cơ sở (dù là cơ sở nhượng
quyền), đồng thời các cơ sở đều có nhân viên pha chế đã được đào tạo tại cửa hàng
gốc. Đây chính là hai nhân tố góp phần tạo sự đồng đều và đảm bảo chất lượng sản
phẩm. Điểm trung bình của tiêu chí này thuộc nhóm tương đối cao với 2,2 điểm.
- Không gian quán được điểm đánh giá trung bình đứng thứ hai trong các yếu
tố mà sinh viên Đại học Ngoại thương cảm thấy hài lòng nhất, số điểm trung bình là
2,32. Đặc biệt, đây là yếu tố không có sinh viên nào cảm thấy không hài lòng. Số điểm
đánh giá phân bố. Số liệu mang tính tương quan với tình hình thực tiễn. Thực tế,
không gian quán của Ding Tea có kết cấu nội thất phù hợp, đáp ứng nhiều nhu cầu
khác nhau như không gian làm việc công cộng, nơi hội họp bạn bè hoặc đơn giản là
một góc nhỏ thư giãn sau một ngày làm việc.
- Yếu tố “giá” cũng được đa số đánh giá ở mức độ được, điểm đánh giá phân
phối trong khoảng từ 0 - 4 đồng đều. Điều này thể hiện, Ding Tea có chính sách niêm
yết giá minh bạch, áp dụng bảng giá chung tại các cơ sở của mình, tuy nhiên Ding Tea
cần chú ý cải thiện yếu tố này do mức giá trung bình một sản phẩm của mình khá cao
so với các thương hiệu khác trên thị trường, mức giá chưa phù hợp với thu nhập của
sinh viên.
- Tiêu chí được được đánh giá về mức độ hài lòng khá cao là các hình thức

thanh toán. Thực tế, Ding Tea đã hợp tác với các trang thương mại điện tử về đồ ăn
(Now, GoFood, GrabFood), các trang web này đều tích hợp hệ thống thanh toán riêng
như QR code, ví điện tử, thanh toán trực tuyến liên ngân hàng, giúp giảm bớt thời gian
thanh toán cho khách hàng và đa dạng hóa kênh thanh toán. Điều này đáp ứng được
nhu cầu khách hàng, đặc biệt cập nhật xu hướng tiêu dùng không sử dụng tiền mặt
hiện nay.
- Khả năng bắt kịp xu hướng tiêu dùng, chương trình khuyến mãi, các hình
thức quảng cáo là nhóm có mức điểm đánh giá thấp nhất. Mức điểm trung bình lần
lượt là 1,78; 1,84; 1,84, đều dưới 2. Điều này thể hiện đa số sinh viên chỉ đều có mức

14


độ hài lòng thấp đối với các yếu tố này, sự hài lòng chủ yếu mới chỉ là “cũng tạm” và
“được”. Đây là nhóm yếu tố Ding Tea cần xem xét để cải thiện trong thời gian sắp tới.

15


KẾT LUẬN
I. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
1. Về con người
Đối tượng nghiên cứu tập trung là sinh viên hiện đang theo học tại trường Đại
học Ngoại thương.
Nhóm đối tượng này có những đặc điểm chính là:
- Đang là sinh viên, độ tuổi chủ yếu từ 18 đến 22 tuổi, độ tuổi có nhu cầu cao
về các sản phẩm ăn uống và dịch vụ.
- Đối tượng sinh viên, độ tuổi trẻ thường có hứng thú, quan tâm đến những nơi
có thể tụ tập bạn bè để nói chuyện, học bài, làm bài tập nhóm, hội họp, làm sự kiện,…
có thể cung cấp nước uống cũng như địa điểm tổ chức.

- Đối tượng sinh viên có thể có thu nhập hoặc có hỗ trợ tài chính từ gia đình,
phần lớn đủ khả năng chi trả cho việc tiêu dùng sản phẩm trà sữa.
2. Về địa điểm và sản phẩm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện qua việc làm đơn khảo sát online (vì dịch Covid-19
nên nhóm không thể tiếp cận trực tiếp đối tượng nghiên cứu này tại trường).
Các cơ sở của Ding Tea được phân phối rộng rãi khắp địa bàn Hà Nội. Riêng
tại khu vực chùa Láng, nơi tập trung nhiều đối tượng khảo sát của nhóm nhất cũng có
một cơ sở Ding Tea (số 72 Chùa Láng). Đây là địa điểm ban đầu mà nhóm dự dịnh
đến khảo sát trực tiếp mức độ hài lòng của khách hàng khi tiêu dùng sản phẩm trà sữa
Ding Tea.
Ding Tea là một trong những thương hiệu trà sữa lâu đời, có vị trí định vị nhất
định trong lòng người tiêu dùng. Tuy nhiên, với đặc thù của sản phẩm FMCG tiêu
biểu như trà sữa, người tiêu dùng sẽ luôn tìm kiếm sự đa dạng trong việc tiêu dùng sản
phẩm, đòi hỏi Ding Tea cũng cần có chiến lược phù hợp nếu muốn cạnh tranh trong
tương lai với các nhãn hiệu trà sữa khác trên thị thường.
II. Thuận lợi, khó khăn trong quá trình làm khảo sát
1. Thuận lợi
- Dễ dàng tiếp cận đúng đối tượng nghiên cứu và gửi link khảo sát.
- Người đọc sẵn lòng trả lời các câu hỏi do các mục khảo sát không đề cập đến
các vấn đề cá nhân.
16


- Đối tượng làm khảo sát là các bạn sinh viên, họ đã thường xuyên tiếp xúc với
các khảo sát tương tự, hiểu về mục đích của khảo sát.
- Nhóm có sự phân công công việc rõ ràng, hợp lý giữa các thành viên và các
thành viên có trách nhiệm đối với công việc của mình cũng như công việc chung.
2. Khó khăn
- Do điều kiện khả năng và thời gian không cho phép nên chỉ có thể chọn
phương pháp điều tra chọn mẫu thuận tiện, do vậy kết quả điều tra có sai số do tính

chất đại biểu và chỉ phản ánh được xu hướng.
- Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tất cả mọi việc đều được tiến hành
online, gây khó khăn trong việc bàn bạc phân công công việc trực tiếp giữa các thành
viên. Bên cạnh đó, không lấy được thông tin khảo sát trực tiếp nhằm đa dạng hóa
nguồn khảo sát của nhóm.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ding Tea Việt Nam, />2. Nhu cầu trà sữa ở Việt Nam, Q&Me, />3. Thị trường trà sữa Việt 2019: Cơ hội vẫn rộng mở cho những người giỏi bắt
kịp xu hướng, CafeF, />4. Thị trường trà sữa Việt Nam: Liệu “đế chế” này vẫn đang giữ ngôi vương?,
Marketing AI, />
18


ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN NHÓM
ST
T

Họ tên

Mã sinh viên

Mức độ đóng góp

1

Lê Minh Trang


1812210350

100

2

Nguyễn Thị Phương

1812210291

100

3

Nguyễn Tường Vân

1812210378

100

4

Nguyễn Trường Phong

1812210281

100

5


Lê Văn Đức

1812210067

100

19

Chữ ký



×