Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

tiểu luận quản trị và KD quốc tế phân tích môi trường vĩ mô của indonesia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180 KB, 19 trang )

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ INDONESIA
1.1 Thông tin cơ bản
Tên nước: Cộng hoà In-đô-nê-xi-a (Republic of Indonesia)
Thủ đô: Jakarta
Ngày quốc khánh: 17/8
Dân số: 251.973.000
Địa hình: Phần lớn là vùng đất thấp ven biển, các đảo lớn có núi bên trong.
Tài nguyên thiên nhiên: Dầu mỏ, thiếc, khí tự nhiên, niken, gỗ, bôxit, đồng, đất đai màu
mỡ, than đá, vàng, bạc.
Chính thể: Cộng hoà.
Hiến pháp: Thông qua tháng 8-1945
Quyền bầu cử: 17 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu và những người có vợ (hoặc chồng)
thì không tính đến tuổi tác.
Cơ quan hành pháp
Người đứng đầu nhà nước và chính phủ: Tổng thống.
Bầu cử: Tổng thống và Phó Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5
năm.
Cơ quan lập pháp: Quốc hội (550 ghế, các thành viên được bầu theo phổ thông đầu
phiếu, nhiệmkỳ 5 năm).
Cơ quan tư pháp: Toà án Tối cao, các thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm.
Ngôn ngữ: Tiếng Ba-ha-sa In-đô-nê-si-a (ngôn ngữ chính thống, bắt nguồn từ tiếng
Malaixia), tiếng Gia-va, Ma-đu, Sun-đa, tiếng Anh, tiếng Hà Lan và khoảng hơn 20 thứ
tiếng khác.
Đơn vị tiền tệ: Đồng Ru-pi-a (Rupiah)
Tỉ giá với USD: (IDR) và USD 13,360 (2017); 13,483 (2016); 13,389.4 (2015); 13,389.4
(2014); 11,865.2 (2013); 9,386.63 (2012); 8,696.1 (2011); 9,090 (2010)
Thành viên các tổ chức: APEC, ARF, AsDB, ASEAN, BIS, CP, FAO, G-15, G-77,
IAEA, IBRD, ICAO, ICC, ICFTU, ICRM, IDA, IDB, IFAD, IFC, IFRCS, IHO, ILO,
IMF, IMO, Interpol, IOC, IOM (observer), ISO, ITU, MIGA, MONUC, NAM, OIC,
OPCW, OPEC, UN, UNAMSIL, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UNMIL, UNOMIG,
UPU, WCL, WCO, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WToO, WTO.




2.1 Quan hệ ngoại giao, kinh tế với Việt Nam
2.1.1 Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 10/8/1964
Một số hiệp định, văn bản hai nước đã ký kết:
- Tuyên bố về Khuôn khổ Hợp tác Hữu nghị và Toàn diện bước vào thế kỷ 21
- Hiệp định Phân định ranh giới thềm lục địa
- Hiệp định Miễn thị thực cho người mang hộ chiếu phổ thông
- Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em,…
2.1.2 Quan hệ chính trị, ngoại giao:
- Hai nước thiết lập quan hệ ở cấp Tổng lãnh sự quán tháng 12/1955 và nâng lên hàng đại
sứ ngày 15/8/1964 (được coi là ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao).
- Trong thời kỳ Việt Nam chống Mỹ, In-đô-nê-xi-a vẫn duy trì quan hệ ngoại giao với Việt
Nam. Năm 1963, In-đô-nê-xi-a cho Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đặt
cơ quan ở Gia-các-ta; đến 29/7/l975, In-đô-nê-xi-a công nhận Chính phủ cách mạng lâm
thời.
- Sau đảo chính quân sự 30/9/1965, quan hệ hai nước nhạt đi, nhiều năm không có đoàn
qua lại. Sau khi Hiệp định Pa-ri về Việt Nam năm 1973 được ký kết, In-đô-nê-xi-a tham
gia Uỷ ban quốc tế ở Việt Nam. Tháng 9/1973, Việt Nam cử Đại sứ đến Gia-các-ta nhận
nhiệm vụ.
- Năm 1978, Thủ tướng Phạm Văn Đồng sang thăm Inđônêxia
- Tháng 11/1990, Tổng thống Xu-hác-tô tới thăm Việt Nam. Đây là chuyến thăm đầu tiên
của một tổng thống In-đô-nê-xi-a trong 33 năm và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu
tiên của một nguyên thủ quốc gia ở Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương kể từ 1975.
- Ngày 22/8/2001, Bà Mê-ga-oát-ti đã thăm làm việc tại Việt Nam.
- Chủ tịch Trần Đức Lương thăm chính thức In-đô-nê-xi-a từ ngày 10-12/11/2001.
- Tổng thống Megawati thăm chính thức Việt Nam từ ngày 25 đến 27/6/2003.
- Bộ trưởng Biển - Nghề cá In-đô-nê-xi-a thăm chính thức 9-10/2/2004.
- Tổng tư lệnh Quân đội In-đô-nê-xi-a Sutarto thăm chính thức Việt Nam từ 2-4/3/2004.
2.1.3 Quan hệ kinh tế

a. Quan hệ thương mại.
Kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Inđônêxia tăng khá ổn định trong những năm vừa
qua: năm 1998 là 572,6 triệu USD; năm 2002 là 694,59 triệu USD; năm 2003 đạt 1,018 tỷ
USD; trong đóViệt Nam xuất khẩu đạt 467,4 triệu USD. Hai tháng đầu năm 2004, kim
ngạch thương mại hai chiều đã đạt 196,2 triệu USD (Việt Nam xuất 114,8 triệu).
b. Quan hệ đầu tư


Từ 1998, do lâm vào khủng hoảng kinh tế, đầu tư của In-đô-nê-xi-a vào Việt Nam giảm
mạnh: từ 243 triệu USD năm 1999 đến 20/10/2003 còn 174,101 triệu USD với 14 dự án.
Đến tháng 10/2004, số dự án còn hiệu lực của Inđônêxia tại Việt Nam lại giảm xuống chỉ
còn 12 dự án với tổng vốn đầu tư là 123,052 triệu USD, đứng thứ 5 trong số 8 quốc gia
ASEAN đầu tư vào Việt Nam và đứng thứ 21 trong tổng số 68 nước và lãnh thổ đầu tư tại
Việt Nam.
Inđônêxia thường tập trung đầu tư vào các lĩnh vực như: Thăm dò và khai thác dầu khí,
khai thác than, ngân hàng, khách sạn, chế biến xuất khẩu gỗ, sản xuất sợi Polyester và
hoạt chất tẩy rửa, may mặc và dịch vụ dầu khí,...
c.Quan hệ văn hoá, xã hội
Từ năm 1991 đến nay, Việt Nam và Inđônêxia đã cử nhiều đoàn cán bộ để học tập, trao
đổi kinh nghiệm về lĩnh vực dân số và kế hoạch hoá gia đình. Đặc biệt Việt Nam đã cử
trên 200 lượt cán bộ sang tham quan, học tập tại Inđônêxia. Những kinh nghiệm và các
bài học thành công của Inđônêxia cũng đã được áp dụng tại Việt Nam. Trong thời gian
tới, phía Inđônêxia sẽ cử từ 8-10 cán bộ sang Việt Nam để học tập nghiên cứu, trao đổi
kinh nghiệm theo chương trình hợp tác giữa hai nước.
Năm 1999, Việt Nam đã được Liên Hợp Quốc tặng giải thưởng về công tác dân số, trong
đó một phần là nhờ sự đóng góp của Ban điều phối quốc gia về kế hoạch hoá gia đình
Inđônêxia.
Với mong muốn mở rộng hợp tác với Inđônêxia và các nước khác trong lĩnh vực dân số,
chăm sóc và bảo vệ trẻ em, ngày 16/5, Việt Nam và Inđônêxia đã ký Bản ghi nhớ về hợp
tác trong lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em. Bản ghi nhớ trên sẽ tiếp tục tăng cường quan

hệ hợp tác hiện nay giữa hai nước trong lĩnh vực dân số, kế hoạch hoá gia đình, sức khoẻ
sinh sản và chăm sóc trẻ em trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, đôi bên cùng có lợi.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ CỦA INDONESIA
2.1 Môi trường kinh tế
Indonesia là một nước giàu tài nguyên gồm: dầu mỏ, khí tự nhiên, thiếc, ni-ken và bô-xít,
song vẫn nghèo, vì dân số đông. Gần 40% lực lượng lao động làm nông nghiệp. Lúa là
cây lương thực chủ yếu, tuy nhiên vẫn không đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong
nước. Indonesia cũng xuất khẩu một số lượng đáng kể cao su, chè, cà phê và các loại gia
vị. Công nghiệp liên quan nhiều đến khai thác dầu khí, chế biến khoáng sản và các sản
phẩm nông nghiệp. Do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ và tăng trưởng chậm
của kinh tế toàn cầu, giá nhiên liệu tăng cao, chính phủ Indonesia nhận định nền kinh tế
đất nước cũng không thể phát triển cao hơn nữa trong thời gian tới. Mục tiêu tăng trưởng
kinh tế của Indonesia phấn đấu đạt mức ổn định từ 4-6%/năm trong giai đoạn 2008-2013,
đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang công nghiệp và


dịch vụ, kìm chế thâm hụt ngân sách và tỷ lệ thất nghiệp, tăng cường xuất khẩu các sản
phẩm phi dầu khí với mức tăng trung bình khoảng 10%/năm. Là quốc gia nhiều thứ tiếng
và rất rộng lớn, Indonesia tăng trưởng mạnh từ 2010. Trong suốt cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu, Indonesia cùng với Trung Quốc và Ấn Độ là những thành viên G20 hiếm
hoi có mức tăng trưởng. Chính phủ đã có các chính sách tài chính đúng đắn và đạt được tỷ
lệ nợ so với GDP thấp hơn 25% và tỷ lệ lạm phát thấp nhất trong lịch sử. Fitch và Moody
nâng cấp xếp hạng tín dụng của Indonesia lên cấp đầu tư vào 12/2011. Indonesia vẫn phải
vật lộn với nghèo đói và thất nghiệp, cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ, tham nhũng, một môi
trường pháp lý phức tạp, và phân bổ nguồn lực không đồng đều giữa các vùng. Tổng
thống Joko Widodo - được bầu 7/2014 - đã giúp tăng trưởng kinh tế trong nước trong
những tháng vừa qua, và vào 11/2014 giảm trợ cấp nhiên liệu, một động thái có thể giúp
gia tăng chi tiêu của chính phủ vào các ưu tiên phát triển của Indonesia. Indonesia suy
giảm tăng trưởng kể từ 2012, do kết thúc chu kỳ bùng nổ xuất khẩu hàng hóa. Đất nước

phải vật lộn với nghèo đói và thất nghiệp, cơ sở hạ tầng còn thấp, tham nhũng, môi trường
pháp lý phức tạp, phân bổ nguồn lực không đồng đều giữa các vùng. Tổng thống Widodo
nhấn mạnh việc phát triển cơ sở hạ tầng hàng hải và các cơ sở hạ tầng khác, tăng công
suất điện. Indonesia hiện là nước đông dân thứ tư trên thế giới với dân số hơn 250 triệu
người, Indonesia đã và đang trở thành một thị trường trọng điểm và hết sức tiềm năng tại
khu vực châu Á nói riêng và thế giới nói chung. Mức độ tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của
người dân Indonesia rất lớn. Bên cạnh đó, đời sống và thu nhập bình quân đầu người của
Indonesia hiện ở mức 10.000 USD/người/năm và được dự báo tăng lên gấp đôi vào năm
2020. Indonesia cũng được định vị là nước đang phát triển với dân số trẻ lớn, tầng lớp
trung lưu ngày càng tăng ở Jakarta và các thành phố hạng hai khác, đem lại nhiều tiềm
năng về chi tiêu cho các mặt hàng tiêu dùng. Hệ thống thương mại điện tử tại Indonesia
cũng đang phát triển hết sức mạnh mẽ khiến cho việc mua sắm, chi tiêu của người dân
Indonesia hết sức thuận tiện và dễ dàng.
2014
GDP
2,753
(ppp) (Tỷ
USD)
Tính theo
tỉ
giá
2017

2015
2,885

2016
3,084

GDP

(OER)
(Tỷ USD)

872.6

1,011

856.1

2017
3,243


Tăng
5%
trường
GDP
GDP theo 10,900
đầu
người(US
D)
GDP theo
ngành

4.8%

4.9%

5.2%


11,500

11,900

12,400

Lực lượng 124.3
lao động
(triệu
người)

122.4

123.7

126.1

6.3%

5.6%

5.4%

Phân bổ
lao động
theo
ngành

Tỷ lệ thất 5.7%
nghiệp


Tỷ lệ lạm 6.3%
6.4%
3.5%
4%
phát
Mặt hàng Cao su và các sản phẩm cao su, dầu cọ, gia cầm, thịt bò, lâm sản, tôm, co ca,
nông
cà phê, dược thảo, dầu ăn, cá, các loại gia vị.
nghiệp


Các ngành Dầu, khí đốt, dệt may, gia dầy, ô tô, linh kiện điện tử, khai thác quặng, xi
công
măng, hóa chất, phân bón, gỗ công nghiệp, cao su, thực phẩm chế biến, du
nghiệp
lịch
Tăng
trưởng
công
nghiệp

4.3%

4.9%

4.5%

3.8%


Tổng Kim 354.2
ngạch
XNK (tỷ
USD)

283.5

273.4

300.1
9.77%

Tăng

Kim
176
ngạch
xuất khẩu
(tỷ USD)

148.4

144.4

157.8
9.28%

Tăng

Mặt hàng dầu và khí đốt, thiết bị điện, máy móc thiết bị, phụ tùng dệt may, cao su

chính
Bạn hàng China 11.6%, US 11.2%, Japan 11.1%, Singapore 7.8%, India 7%, Malaysia
XK chính 4.9%, South Korea 4.8%
Kim
ngạch
178.2
nhập khẩu
(tỷ USD)

135.1

129

142.3
10.3%

Tăng

Mặt hàng Máy móc thiết bị, hóa chất, khí đốt, thực phẩm
chính
Bạn hàng
NK chính China 22.9%, Singapore 10.8%, Japan 9.6%, Thailand 6.4%, US 5.4%,
Malaysia 5.4%, South Korea 5%

Biểu đồ xuất khẩu và nhập khẩu của Indonesia qua


các
năm ( tỷ USD)
Biểu đồ XNK của Indonesia qua các năm gần đây:


-

-

Qua những số liệu trên nhìn chung có thể cho ta thấy kinh tế Indonesia đang phát
triển theo chiều hướng tích cực.Với GDP trên đầu người ngày càng tăng và đang là
nước đông dân thứ tư trên thế giới với dân số hơn 250 triệu người, Indonesia đã và
đang trở thành một thị trường trọng điểm và hết sức tiềm năng tại khu vực châu Á
nói riếng. Mức độ tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm của người dân Indonesia rất lớn.
Bên cạnh đó , Là một quốc gia có đa dạng sinh học phong phú, Indonesia có lợi thế
với rất nhiều loại trái cây nhiệt đới. Dứa, măng cụt, chuối, xoài và các loại trái cây
khác đã lấp đầy không chỉ thị trường châu Á, mà cả những thị trường ở châu Âu và
Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Indonesia vẫn bị tụt hậu so với các nước láng giềng ASEAN
như Thái Lan, Philippines và Việt Nam, được coi là nhà xuất khẩu trái cây nhiệt
đới lớn nhất thế giới. So với trái cây Việt Nam và Thái Lan, các sản phẩm của
Indonesia kém cạnh tranh hơn không chỉ vì chất lượng thấp mà chi phí vận chuyển
đắt đỏ. Khác với Thái Lan và Việt Nam, vốn sử dụng phương tiện giao thông
đường bộ để xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc, Indonesia vẫn phụ thuộc vào vận
tải hàng không. Để giảm chi phí logisitics, Indonesia cần các tàu đặc biệt được
trang bị hệ thống kho lạnh để tiếp cận người mua trái cây ở nước ngoài, đơn giản
vì trái cây rất dễ hỏng. Giao thông vận tải là một vấn đề lâu dài Indonesia đã không
giải quyết được. Vấn đề này là lý do tại sao cam nhập khẩu từ Trung Quốc được


-

-

bán trong các siêu thị Jakarta với giá thấp hơn cam được mang từ Bắc Sumatra.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi Indonesia đang trở thành một thị trường trái cây
lớn của các nước châu Á khác, thay vì là một nước xuất khẩu quan trọng. Theo số
liệu thống kê của Indonesia, nhập khẩu trái cây Indonesia đạt tổng cộng 1,03 tỷ
USD, trong khi xuất khẩu chỉ đạt 674.05 triệu USD từ tháng 1 đến tháng 10 năm
ngoái.
Ngoài việc vận chuyển tốn kém, trái cây Indonesia còn gặp khó khăn khi thâm
nhập thị trường nước ngoài vì chất lượng của chúng không thể đáp ứng các tiêu
chuẩn thế giới. Vấn đề chất lượng có liên quan đến thực tế là trái cây được sản xuất
bởi các hộ nông dân nhỏ, những người chủ yếu thiếu vốn để mua đủ phân bón,
thuốc trừ sâu và máy móc, cũng như thiết bị canh tác hiện đại. Thái Lan là một mô
hình mà Indonesia có thể học hỏi từ việc phát triển nông nghiệp trồng trái cây.
Thông qua một chương trình chuyên sâu bắt đầu từ đầu những năm 1980, Thái Lan
đã quản lý để phát triển hơn 1.000 loại trái cây nhiệt đới ngon. Ở châu Á, Thái Lan
là nước xuất khẩu chính của nhiều loại trái cây nhiệt đới khác nhau như sầu riêng,
ổi, xoài, măng cụt, chuối, cam, chôm chôm, dừa và vải thiều - tất cả chúng đều
được tìm thấy rất nhiều ở Indonesia. Philippines và Việt Nam cũng nổi lên như
những nước đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng trái cây nhiệt đới trên thị
trường toàn cầu, nhờ thành công trong việc cải thiện chất lượng và thúc đẩy chi phí
phân phối hiệu quả các sản phẩm của mình. Chỉ khi Indonesia đi theo bước chân
của các nước láng giềng ASEAN, họ mới có thể tận dụng nhu cầu gia tăng đối với
trái cây nhiệt đới trên toàn thế giới. Chính phủ Indonesia sẽ khuyến khích đầu tư
vào công nghệ canh tác hiện đại và cơ sở hạ tầng giao thông đồng thời loại bỏ các
hàng rào phi thuế quan để giúp nông dân trồng trái cây có thể cạnh tranh trên thị
trường quốc tế. Như trong trường hợp của ngành trồng trọt, đầu tư lớn vào nghiên
cứu và phát triển để sản xuất hạt giống chất lượng là cần thiết trong ngành công
nghiệp trái cây.
Những nỗ lực để thúc đẩy xuất khẩu khí đốt và các sản phẩm phi dầu khí đã chi
phối các cuộc thảo luận giữa các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia kinh
tế ở Indonesia trong thời gian gần đây trong bối cảnh thâm hụt thương mại gia tăng
trong bốn tháng qua. Cán cân thương mại cả năm của Indonesia đã thâm hụt sâu

8,57 tỷ USD năm 2018. Đây là mức thâm hụt lớn nhất từng được ghi nhận kể từ
năm 1975 và trái ngược hoàn toàn với các kỷ lục năm 2017 và 2016, trong đó quốc
gia này ghi nhận thặng dư lần lượt là 11,84 tỷ USD và 9,48 tỷ USD. Đã có các
chương trình để tăng doanh thu từ xuất khẩu nhằm giảm thâm hụt thương mại.
Trong số các chương trình nghị sự là để thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất bán
thành phẩm và thành phẩm với giá trị gia tăng cao hơn và khả năng chống biến
động thị trường. Việc tập trung vào ngành công nghiệp như vậy có thể chịu rủi ro,
và có thể hạn chế cơ hội của các lĩnh vực kinh doanh đầy triển vọng khác phát


triển. Ngành nông nghiệp, hay đặc biệt là trồng cây ăn quả, xứng đáng nhận được
sự đối xử bình đẳng của chính phủ Indonesia khi xem xét tiềm năng to lớn của nó.
Ngành này mang lại nhiều cơ hội lớn mà Indonesia không thể bỏ lỡ để cạnh tranh
với các nước láng giềng như Việt Nam và Thái Lan, ngành trái cây không chỉ tạo
ra doanh thu khổng lồ mà còn cải thiện cuộc sống của nông dân và gia đình của họ.
2.2 Môi trường chính trị - phát luật:
2.2.1 Chính trị
- Sau 1991 Sau khi giành được độc lập, đất nước Indonesia đứng trước nhiều vấn đề
gay gắt về mâu thuẫn, xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, điển hình là xung đột tại
Đông Timor, Aceh, Irian Jaya, Maluku, xung đột giữa người Hoa và người bản địa.
Những cuộc xung đột dân tộc, tôn giáo diễn ra trong giai đoạn từ năm 1991 đến
năm 2015 đã tạo cơ hội cho sự phát triển của tư tưởng ly khai đòi thành lập nhà
nước riêng làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự thống nhất quốc gia dân tộc của
Indonesia. ác cuộc xung đột đó đã gây nên tình trạng bất ổn định chính trị, ảnh
hưởng xấu tới môi trường đầu tư mà chính phủ đang cố gắng tạo dựng. Không
những thế, nếu không được dập tắt, các xung đột sắc tộc, tôn giáo có thể lây lan
sang các khu vực khác của đất nước và trở thành xung đột ở cấp độ quốc gia. Một
khả năng lây lan như vậy rất dễ xảy ra do những mâu thuẫn âm ỉ về lợi ích giữa các
cộng đồng dân cư thuộc các sắc tộc, các tôn giáo khác nhau. Cũng như các nước
ASEAN khác, Indonesia đã tiến hành một số cải cách. Những cải cách đó nhằm tới

các mục tiêu ngăn ngừa sự trở lại của chế độ độc tài quân sự, thay đổi hệ thống bầu
cử và trao quyền cho địa phương. Trong đó sự phát triển kinh tế có vai trò rất quan
trọng đối với an ninh chính trị của một quốc gia. Tăng trưởng kinh tế của Indonesia
đã mở đường cho sự thay đổi chính trị quan trọng. Từ những thành tựu kinh tế đạt
được, Chính phủ Indonesia có điều kiện để ban hành và thực hiện các chính sách
xã hội trong giải quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo tạo tiền đề cho phát triển kinh tế.
Chính phủ đã chú trọng đến việc giải quyết những vấn đề chung như phân phối thu
nhập, điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội. Với tư cách là người điều tiết, Nhà
nước Indonesia đã thực hiện các chính sách điều chỉnh và cân bằng giữa tăng
trưởng kinh tế và ổn định xã hội; giải quyết các vấn đề dân tộc, tôn giáo của đất
nước, cố gắng bảo đảm sự phát triển hài hòa giữa các vùng, các lĩnh vực.
2.2.2 Pháp luật:
Một số quy định hiện hành của Indonesia cần lưu ý gồm:
- Quy định số 83/2012, số 16/2013 và số 47/2013 của Bộ Thương mại Indonesia về
quản lý nhập khẩu nông sản: quy định về cảng nhập khẩu nông sản (sân bay quốc
tế Jakarta, cảng Belawan ở Medan, cảng Tanjung Perak ở Surabaya và cảng


-

-

-

-

Makassar); quy định mức giá trần đối với một số mặt hàng nông sản, được nhập
khẩu khi giá bán trên thị trường vượt quá mức giá trần.
Quy định số 67/M-DAG/PER/11/2013 và Quy định số 10/M-DAG/PER/1/2014 về
yêu cầu dán mác hàng hóa nhập khẩu bằng tiếng Indonesia để phân phối, tiêu thụ

trong Indonesia.
Quy định số 55/2016 thay thế Quy định số 04/2015 của Bộ Nông nghiệp Indonesia
về an toàn thực phẩm đối với xuất nhập khẩu thực phẩm tươi có nguồn gốc thực
vật (FFPO) nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng Indonesia. Hiện quy định này
đang ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp Việt
Nam vào Indonesia.
Quy định số 19/M-DAG/PER/3/2014 của Bộ Thương mại Indonesia và Quy định
số 51/Permentan/HK.310/4/2014 của Bộ Nông nghiệp Indonesia về quy định nhập
khẩu gạo phục vụ sản xuất, trong đó có ghi rõ tên một số loại gạo được phép nhập
khẩu như Thai Hom Mali.
Indonesia đặt ra nhiều yêu cầu kỹ thuật, kiểm dịch, hàng rào phi thuế quan ngày
càng khắt khe đã và đang đặt thêm nhiều rào cản cho xuất khẩu sản phẩm của Việt
Nam vào thị trường này.

2.3 Môi trường xã hội
2.4.1 Ngôn ngữ
Indonesia là đất nước đa ngôn ngữ với hơn 700 thứ tiếng được sử dụng ở đất nước này.
Nhưng trong số đó có 5 ngôn ngữ Indonesia được sử dụng phổ biến và thông dụng nhất
và mỗi loại lại có tính độc đáo, bản sắc riêng biệt.
- Tiếng Indonesia: Ngôn ngữ này hay còn được gọi là Bahasa Indonesia, đây là
ngôn ngữ chính thức của Indonesia, ngôn ngữ này cũng là tiếng chuẩn Mã Lai và
được sử dụng thông dụng nhất ở đất nước này. Ngôn ngữ này được xác lập cùng
tuyên ngôn độc lập của Indo vào năm 1945
- Tiếng Aceh: Tiếng Aceh hay còn gọi là tiếng Achin, là tiếng bản địa của người
Aceh, Sumatra, Indonesia. Ngôn ngữ này được người Aceh ở Malaysia sử dụng
như tại Kedah, Yan
- Tiếng Minangkabau: Đây cũng là ngôn ngữ trong ngữ tộc Malay – Polynesia , ngữ
hệ nam Đảo. Ngôn ngữ này được dân Minangkabau sử dụng ở vungc phía tây
Sumatra và những thành phố khác có người nhập cư là Minangkabau. Ngôn ngữ
này cũng được sử dụng một phần tại Malaysia

- Tiếng Java: Đây cũng là một trong những ngôn ngữ được sử dụng phổ biến ở
Indonesia, là ngôn ngữ của người Java tại Indonesia ở phía đông và trung đảo Java.
Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng gần 50% tổng dân số Indonesia.
- Tiếng Bugis: Ngôn ngữ này còn được gọi là Bahamas Bugis và được nói
bởikhoảng 5 triệu người Indonesia , tập trung ở phía nam Sulawesi, thuộc ngữ tộc
Malay –polynesia, thuộc ngữ hệ Nam Đảo


Ngoài 5ngôn ngữ phổ biến nhất ở trên ra, ở Indonesia người ta còn sử dụng rất nhiều loại
ngôn ngữ khác như tiếng Bali, tiếng Betawi, tiếng Sasaw, tiếng Batak Toba,… Ngôn ngữ
Indonesia đa dạng như văn hóa cũng như dân tộc nơi đây, mỗi loại ngôn ngữ đều có lịch
sử lâu đời và mang nét độc đáo, bản sắc riêng biệt. Trong tất cả các ngôn ngữ, tiếng
Indonesia được coi là quốc ngữ nhưng hầu hết mọi người đều biết nói một phương ngữ
khác và thứ tiếng này được sử dụng ở nhà, ở địa phương như một sự lưu giữ những nét
văn hóa.
2.4.2 Tôn giáo
Ở Indonesia có nhiều tôn giáo khác nhau. Trong đó,Indonesia thường được biết đến là
quốc gia Hồi giáo lớn nhất trên thế giới. Mặc dù điều đó không hoàn toàn đúng. Thực tế,
Indonesia là một quốc gia sống theo pháp luật. Tuy nhiên, Indonesia có khoảng 85% là
người Hồi giáo, do đó, nhiều luật lệ và quy định của nhà nước được lấy cảm hứng từ các
nguyên tắc Hồi giáo, đặc biệt là luật dân sự. Tỉnh Aceh ở Sumatra thậm chí còn được trao
quyền tự trị đặc biệt để thực hành luật Sharia trên lãnh thổ của mình. Kể từ khi được
truyền giáo đến Indonesia vào thế kỷ 13, Hồi giáo đã tương tác với các hệ thống văn hóa
và tín ngưỡng hiện có của quốc gia. Sự pha trộn này tạo ra vô số biến thể của các tín
ngưỡng tôn giáo trong cả nước, tùy thuộc vào lịch sử và đặc điểm của địa phương.Sự
thống trị của người Hồi giáo ở Indonesia cũng có tác động đến xã hội và văn hóa. Ở nhiều
vùng (đặc biệt là những vùng nông thôn), người dân ăn mặc khiêm tốn và cần tuân thủ
các cấu trúc xã hội nghiêm ngặt. Tuy nhiên, người Hồi giáo ở các thành phố lớn hơn có
xu hướng thực hành tôn giáo của họ một cách tự do hơn.
2.4.3 Ẩm thực

Các món ăn ở Indonesia luôn tạo nên sự thích thú với du khách tham quan. Sự đa dạng
không chỉ ở cách thức chế biến món ăn mà còn ở cách thức thưởng thức món ăn. Từ
những gánh hàng rong trên hè phố, các gian hàng ẩm thực đến các nhà hàng, khách sạn
sang trọng đều có thực đơn các món ăn truyền thống của Indonesia. Nếu ăn thử, du khách
sẽ thấy hương vị nồng cay có hầu hết trong các món ăn của Indonesia. Trong khẩu phần
ăn của người Indonesia đều có ba món: nước dừa, ớt và đậu phộng. Ớt và tiêu đỏ là những
loại gia vị chính có mặt trong hầu hết các món ăn.Gạo là lương thực chính của người
Indonesia nên cơm có vị trí không thể thay thế trên bàn ăn. Cơm ở đây khá béo vì người
Indonesia thường thêm nước cốt dừa vào lúc cơm gần chín. Khi dọn cơm, người ta
thường lót một ít lá dứa bên dưới để làm dậy hương thơm ngào ngạt của hạt gạo chín. Về
cách ăn, người Indonesia ở các vùng quê thường ăn tay, còn dân thành thị dùng thìa và
nĩa, chứ không dùng dao. Thức ăn vì thế được cắt nhỏ thành miếng vừa ăn.
2.4.4 Trang phục truyền thống
Cái tên Kebaya kỳ bí khởi nguồn từ ngôn ngữ Ả – rập, Kaba có nghĩa là “ trang phục” và
được du nhập vào đất nước Indonesia bằng ngôn ngữ Bồ Đào Nha, kể từ đó Kebaya bắt


đầu xuất hiện để chỉ cho kiểu trang phục áo – váy.Kebaya gồm cổ áo trước mở rộng, tay
áo dài, một chiếc áo ôm sát cơ thể, chất liệu mỏng nhẹ như tơ lụa hay cotton mỏng… kèm
theo đó là những họa tiết hoa lá được in hoặc dệt trên vải. Kebaya truyền thống còn có
một dải vải choàng stagen bằng chất liệu batik khoác lên áo. Thông thường, Kebaya được
mặc với váy kain – một dải vải gồm nhiều nếp xếp li sống động quấn quanh phần cơ thể
từ eo xuống dưới.
2.4.5 Những điều cấm kỵ ở Indonesia
Văn hóa Indonesia thể hiện trong trang phục của người dân nơi đây. Đối với người nghèo
có thể được chấp nhận thiết thốn. Nhưng những du khách ăn mặc thiếu thốn: không dép,
quần sóc, áo dây… bị coi là không lịch sự khi đi du lịch đến Indonesia. Trong văn hóa của
người Indonesia về cách ăn mặc có thể chấp nhận quần lửng, nhưng phải rộng và ít nhất
là đến gối.Khi du khách muốn đến những nơi thờ phụng cũng phải có sự cho phép, đặc
biệt là khi những nghi lễ đang được tiến hành. Du khách luôn luôn cởi giầy trước khi vào

nhà thờ Hồi giáo và thông thường phải cởi giầy trước khi vào nhà ai đó. Không nên có
các cuộc hẹn vào lúc 11h sáng đến 1h chiều vào các ngày thứ 6 vì thời gian này hầu hết
mọi người Hồi giáo đều đến nhà thờ.
2.4 Môi trường công nghệ
Với cơ sở hạ tầng được cải thiện ở Indonesia, quốc gia này hiện đang có nhiều cơ hội cho
công nghệ thông tin, đặc biệt là thương mại điện tử và FINTECH, trong số các nền kinh tế
mới nổi khác trong khu vực châu á. Nghiên cứ của Google Temasek đã chỉ ra rằng trong
năm 2017, doanh số thương mại điện tử của hàng hoá đầu tiên ở Indonesia đã đạt đỉnh
151,4 nghìn tỉ IDR(10,9 tỷ USD) trong tổng giá trị hàng hoá, tăng 41% CAGR từ năm
2015
Một số điểm nổi bật:
 Indonesia đã trở thành nhà chi tiêu lớn nhất về Công nghệ thông tin ở Đông Nam
Á
 Internet ở Indonesia đóng góp tới 2,5% GDP quốc gia năm 2016
 Indonesia đã đạt được 125 triệu người dùng internet vào năm 2025
 Indonesia có 112% thâm nhập di động với tổng số 266 triệu thuê bao di động và là
thị trường di động lớn thứ 4 thế giới.
 Thương mại điẹn tử đang phát triển nhanh chóng ở Indonesia, với doanh thu trên
thị trường thương mại điện tử ở Indonesia lên tới 81.8 nghìn tỉ IDR(8,591 triệu
USD) trong năm 2018,đưa Indonesia trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn
hơn của Châu Á về đầu tư kỹ thuật số.
 Tốc độ tăng trưởng doanh thu hằng năm ( CAGR 2018-2022) là 17,7% trong
thương mại điện tự sẽ dẫn đến khối lượng thị trượng là 228,9 nghìn tỷ IDR(16,5)
tỷ USD vào năm 2022


 Tỷ lệ người dùng thâm nhập vào thương mại điện tử ở mức 11,8% trong năm 2018
và ước tính sẽ đạt được 15,7% vào năm 2022.
 Indonesia cũng đặt ra nhiều yêu cầu kĩ thuật, kiểm dịch, hàng rào phi thuế quan
ngày càng khắt khe đã và đang đặt thêm nhiều rào cản cho xuất khẩu sản phẩm vào

thị trường này
Bộ CNTT & TT Indonesia đã công bố lộ trình thương mại điện tử , nhằm hỗ trợ tạo ra
1.000 'công nghệ mới' vào năm 2020. Trong những năm gần đây, đã có sự tăng trưởng
mạnh mẽ trong lĩnh vực khởi nghiệp địa phương. Vườn ươm và không gian làm việc
chung đang xuất hiện trên khắp các thành phố lớn để tạo điều kiện cho sự tăng trưởng và
phát triển của các công ty khởi nghiệp. Nhiều công nghệ ứng dụng này được tích hợp vào
các hệ sinh thái được cung cấp bởi những người khổng lồ như Google, Instagram,
Facebook và Twitter và cho phép các doanh nghiệp địa phương cung cấp dịch vụ qua
internet, bỏ qua phân phối truyền thống chi phí cao.
Doanh nhân đổi mới công nghệ mới trên thị trường bao gồm:
 Gojek - Công ty khởi nghiệp đầu tiên có nguồn gốc từ Indonesia được phân loại là
Kỳ lân sau khi kết thúc vòng tài trợ vào tháng 8 năm 2016, công ty đã định giá ít
nhất 1 tỷ đô la Mỹ. GoJek bắt đầu như một công cụ tổng hợp kiểu uber cho taxi
chu kỳ xe máy, trước khi mở rộng sang nhiều lĩnh vực bao gồm dịch vụ chuyển
phát và chuyển phát nhanh F & B.
 Tokopedia - một thị trường trực tuyến hàng đầu cho phép các cá nhân và chủ
doanh nghiệp nhỏ ở Indonesia nhanh chóng và dễ dàng mở và duy trì cửa hàng
trực tuyến của họ. Softbank và Sequoia Capital gần đây đã đầu tư 100 triệu đô la
Mỹ.
 Traveloka - một trang web đặt vé máy bay của Indonesia với sứ mệnh làm cho việc
đi lại đơn giản và hấp dẫn hơn. Những công ty khởi nghiệp sáng tạo này đang cải
thiện cuộc sống của người Indonesia bằng cách kết nối họ với các dịch vụ giá trị
gia tăng mà trước đây chỉ dành cho người giàu.
Thách thức bây giờ nằm ở kết nối internet . Các tín hiệu di động nói chung đã đạt tới 91
phần trăm các ngôi làng trên khắp Indonesia, nhưng chất lượng của kết nối internet không
được phân phối đồng đều. Ở đảo Java, tốc độ có thể đạt tới 7 Mb / giây, nhưng ở Maluku
và Papua (Đông Indonesia) thường vẫn dưới 1Mb / giây cho mỗi lần tải xuống.Địa lý
phức tạp của Indonesia (hơn 17.000 hòn đảo) khiến cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng cáp
trở nên khó khăn và tốn kém. Ngoài ra, có một tỷ lệ kết nối cao vì chi phí cuộc gọi cao
giữa các nhà khai thác . Người tiêu dùng có xu hướng sử dụng nhiều hơn một thẻ mô-đun



nhận dạng thuê bao (SIM) để tránh các cuộc gọi giữa các nhà khai thác. Tỷ lệ kết nối
cũng dẫn đến sự cạnh tranh thấp giữa các nhà khai thác, do đó làm giảm sự đổi mới cho
một dịch vụ tốt hơn.
2.5 Môi trường tự nhiên
- Diện tích : 1.904.569 km2
- Vị trí: Indonesia là một quốc gia ở Đông Nam Á và là quần đảo lớn nhất trên thế
giới nằm giữa Ấn Độ Dương và Biển Đông (Thái Bình Dương, ở phía Bắc). Quần
đảo này giáp có biên giới giáp với Malaysia (đảo Borneo), Papua New Guinea
(trên đảo New Guinea), Timor-Leste (Đông Timor – trên đảo Timor). Indonesia có
các đường biên giới biển với Úc, Ấn Độ, Palau, Philippines, Singapore, Thái Lan
và Việt Nam.
- Địa hình: Hơn 17.000 hòn đảo; 6 000 đảo có người sinh sống; 1 000 trong số đó
được định cư vĩnh viễn. Các hòn đảo lớn bao gồm vùng đồng bằng ven biển với
nhiều núi.
- Khí hậu: Nhiệt đới, nóng, ẩm, mát hơn ở vùng cao
- Tài nguyên thiên nhiên: Dầu khí, thiếc, khí tự nhiên, niken, gỗ, bauxite, đồng, đất
phì nhiêu, than, vàng, bạc.
- Thiên tai: năm nay khoảng 150 khu vực ở Indonesia bị ảnh hưởng bởi thiên tai
như lũ lụt, lở đất, hạn hán, động đất, sóng cao và gió mạnh. Các khu vực có nguy
cơ cao xảy ra thiên tai cần chuẩn bị các kế hoạch quản lý và phòng chống thiên tai,
tăng cường năng lực của các tổ chức, cán bộ và người dân trong việc lường trước
và xử lý các thảm họa.

CHƯƠNG III: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM KHI THAM GIA VÀO THỊ TRƯỜNG INDONESIA
3.1 Cơ hội:
3.1.1 Kinh tế:
- Indonesia hiện là nước đông dân thứ 4 trên thế giới do đó mức tiêu thụ hàng hoá,

sản phẩm của người dân Indonesia rất lớn tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt
Nam. Về mặt cơ cấu hàng hoá, ngành nghề sản xuất của Việt Nam và Indonesia
khá tương đồng nhưng thực tế do dân số đông nên Indonesia vẫn có nhu cầu rất lớn
với nhiều mặt hằng đặc biệt là mặt hàng nông sản. Đặc biệt nông sản của Indonesia
tụt hậu so với các nước như Việt Nam, Thái Lan không chỉ vì chất lượng mà còn
do chi phí vận chuyển đắt. Vấn đề chất lượng có liên quan đến thực tế là nông sản
được sản xuất bởi các hộ nông dân nhỏ, những người chủ yếu thiếu vốn để mua đủ
phân bón, thuốc trừ sâu và máy móc, cũng như thiết bị canh tác hiện đại.Ngoài ra,
ngoài các mặt hàng xuất khẩu chính một số thị trường ngách của Indonesia vẫn rất
tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam.


-

Năm 2018, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Indonesia đạt trên 8,4
tỷ USD, tăng mạnh 29% so với năm 2017.Xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam
sang thị trường Indonesia năm 2018 đạt 3,53 tỷ USD, tăng 23,4% so với năm
trước. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm sắt thép các loại đạt kim ngạch lớn nhất hơn
532 triệu USD tăng gần 19% so với năm 2017, tiếp đến là gạo đạt hơn 362 triệu
USD và máy móc, thiết bị, dụng cụ đạt trên 266 triệu USD.

-

Tiềm năng du lịch của hai nước cũng đã được thúc đẩy. Số lượng khách du lịch
giữa hai bên tuy chưa đạt con số mong muốn nhưng với việc thiết lập đường bay
thẳng từ thành phố Hồ Chí Minh đến Jakarta, đến nay số lượng khách du lịch
Indonesia đến Việt Nam đạt khoảng 70,000 lượt khách/năm, khách du lịch Việt
Nam đến Indonesia khoảng 50,000 lượt người/năm. Đây là lĩnh vực tiềm năng mà
hai bên đang tiếp tục hướng tới và nếu hai bên thiết lập được đường bay thẳng giữa
Hà Nội và Jakarta, việc này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy du lịch và thương mại cũng

như giao lưu nhân dân giữa hai nước trong thời gian tới. Đó là những điểm nổi trội
mà hai bên đã đạt được trong thời gian qua.
Do vậy, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Indonesia nhận định, các doanh nghiệp Việt
Nam vẫn có nhiều cơ hội để thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá nâng cao vị thế thương hiệu
hàng Việt tại thị trường Indonesia.
3.1.2 Công nghệ:
- Ngành thương mại điện tử ở Indonesia đang bước vào giai đoạn tăng trưởn mới và
được dự đoán trong vòng 2 năm nữa thương mại điện tử sẽ đạt đến giai đoạn bùng
nổ. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam nên tham gia vào thị trường thương mại
điện tử ở đây bằng cách cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây và các dịch vụ khác.
- Indonesia là một thị trường có dân số trẻ do đó nhu cầu về smartphone rất lớn. Do
đó các công ty công có cơ hội rất lớn khi tham gia đầu tư vào mảng này.
- Chính phủ Indonesia đã đưa ra Lộ trình 4.0 cuả vào tháng 4 năm 2018, đã nhận
được sự hỗ trợ đáng kể từ Tổng Thống. Điều này sẽ tạo cơ hội cho các doanh
nghiệp chuyên về tự động hoá, công nghệ và tích hợp hệ thống.
- Thách thức của Indonesia bây giờ nằm ở kết nối internet . Các tín hiệu di động nói
chung đã đạt tới 91 phần trăm các ngôi làng trên khắp Indonesia, nhưng chất lượng
của kết nối internet không được phân phối đồng đều. Ở đảo Java, tốc độ có thể đạt
tới 7 Mb / giây, nhưng ở Maluku và Papua (Đông Indonesia) thường vẫn dưới 1Mb
/ giây cho mỗi lần tải xuống. Đây chính là cơ hội cho những doanh nghiệp viến
thông Việt Nam đào tư vào Indonesia về mảng viễn thông vì Indonesia có địa hình
phức tạp khiến cơ sở hạ tầng cáp còn còn khiến cho đường truyền tín hiệu không
được phân phối đồng đều.


3.1.3 Điều kiện tự nhiên:
Indonesia có các đường biên giới biển với Úc, Ấn Độ, Palau, Philippines,
Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
Việt Nam trong việc mua bán trao đổi hàng hoá qua đường biền.
3.2 Thách thức:

3.2.1 Kinh tế:
-

Hiện nay, có thể thấy, các sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam như các sản
phẩm nông sản, dệt may, thực phẩm, đồ uống, đồ gia dụng, công nghiệp tiêu dùng
của Việt Nam hiện vẫn còn chưa thâm nhập được vào thị trường và rất khiêm tốn,
trong khi Indonesia là một thị trường được đánh giá rất tiềm năng, dân số và sức
mua lớn.

-

Dù dân số của Indonesia đúng thứ 4 trên thế giới tuy nhiên thu nhập của người dân
Indonesia không cao, do vậy hầy hết người dân ở thị trường này đều thích giá rẻ
hơn là chất lượng đó là lý do vì sao tất cả các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc rất
phổ biến ở đây
Indonesia là đất nước giàu tài nguyên đặc biệt là dầu khí. Đây là thách thức cho
các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu dầu khí sang đây.

-

3.2.2 Chính trị- Pháp luật:
- Indonesia cũng đặt ra nhiều yêu cầu kĩ thuật, kiểm dịch, hàng rào phi thuế quan
ngày càng khắt khe đã và đang đặt thêm nhiều rào cản cho xuất khẩu sản phẩm của
ta vào thị trường này.
3.2.3 Công nghệ:
-

Điện thoại và linh kiện vẫn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam sang Indonesia, tuy nhiên do chịu tác động của quy định về tỷ lệ nội địa
hóa đối với điện thoại di động của Indonesia cũng như chịu sức ép từ ngành công

nghiệp điện thoại nội địa của Indonesia, nên kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này
của ta sang Indonesia trong năm 2018 đã giảm mạnh (50,7%) và đạt hơn 254 triệu
USD.

3.2.4 Văn hoá – Xã hội :
- Ông Ari Satria, Cục trưởng Cục phát triển thị trường và thông tin xuất khẩu thuộc
Tổng cục Phát triển Xuất khẩu quốc gia, Bộ Thương mại Indonesia cho biết,
Indonesia có dân số theo đạo Hồi lớn nhất trên thế giới nên các sản phẩm nhập
khẩu vào thị trường cần đạt chứng chỉ Halal của Indonesia cấp. Do vậy, muốn xuất
khẩu hàng hóa vào Indonesia, các nhà xuất khẩu cần đăng kí với Bộ Thương mại
Indonesia để được cấp 1 mã số nhập khẩu vào thị trường này. Ngoài ra, bên cạnh


nhóm hàng tự do xuất khẩu vào Indonesia, còn có nhóm mặt hàng phải đăng kí như
quần áo, giầy dép, đồ chơi, thuốc cổ truyền, dược phẩm, thực phẩm…


KẾT LUẬN
Trong bài viết, để hiểu rõ hơn về môi trường vĩ mô của Indonesia em đã phân tích và
nghiên cứu về môi trường kinh tế, công nghệ, chính trị - pháp luật, văn hoá- xã hội và môi
trường tự nhiên. Từ nghiên cứu trên em đã tìm ra được những cơ hội cũng như thách thức
cho doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào thị trường này. Có thẻ nói vấn đề phân tích
môi trường vĩ mô là vấn đề rất quan trọng cho các doanh nghiệp khi tham gia vào một thị
trường mới.Để pháp hiện ra các cơ hội đầu tư cũng như tìm cách đương đầu với các thử
thách, đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư tường đối lớn cho khâu phân tích môi trường vĩ
mô, vì nó là một vấn đề phức tạp, rộng lớn và chứa nhiều rùi rỏ. Bài viết này mới chỉ đề
cấp đến một vài khía cạnh tác động đến doanh nghiệp khi tiến hành các hoạt động đầu tư
ở thị trường Indonesia. Mặc dù còn thiếu kính nghiệm trên thị trường mới, nhưng các
doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn sẽ thành công nếu biết tận dụng cơ hội và lợi thế của
mình. Hi vọng bài nghiên cứu ngày của em sẽ giúp ích được cho các doanh nghiệp Việt

Nam khi có ý định tham gia vào thị trường Indonesia.
Tuy đã cố gắng nhiều trong quá trình nghiên cứu nhưng vì thời gian có hạn cũng như
khả năng còn hạn chế nên bài viết này của em vẫn không tránh khỏi những khiếm khuyết
nhất định em mong nhận được sự góp ý chỉnh sửa của cô để em có thể hoàn thiên bài tiểu
luận cũng như có thêm nhiều hơn về môn Quản trị và kinh doanh quốc tế. Trong suốt thời
gian từ khi bắt đầu môn học em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ của cô.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến cô TS.Nguyễn Thị Thu
Trang đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho
chúng em trong suốt thời gian qua.




×