Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

tiểu luận quyền lợi của người thứ ba chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu và các quan điểm về thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.47 KB, 43 trang )

NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI THỨ BA CHIẾM HỮU TÀI
SẢN KHÔNG CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT NHƯNG NGAY TÌNH THAM GIA
GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Người thứ ba ngay tình
Trong giao dịch dân sự, người thứ ba ngay tình được hiểu là người chiếm hữu
không có căn cứ pháp lý đối với tài sản nhưng không biết và không thể biết việc chiếm
hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật.
1.1.2. Người ngay tình tham gia giao dịch
Người ngay tình tham gia giao dịch cần được hiểu là người tại thời điểm giao dịch
người này không có cơ sở để biết và không buộc phải biết việc tham gia vào giao dịch
là không phù hợp với quy định pháp luật hay hiểu một cách nôm na là không có quyền
tham gia vào giao dịch. Điều đó có nghĩa là khi tham gia vào giao dịch, người này
hoàn toàn tin rằng người giao dịch là người có quyền giao dịch và giao dịch đáp ứng
các điều kiện để giao dịch có hiệu lực.
1.1.3. Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình
Theo BLDS 2005, hiếm hữu không có căn cứ pháp luật là chiếm hữu không thuộc
các trường hợp quy định tại điều 183 BLDS 2005.
 Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
 Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
 Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với
quy định của pháp luật;
 Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở
hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các
điều kiện do pháp luật quy định;
 Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp
với các điều kiện do pháp luật quy định;
 Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

2




Và việc chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là việc người
chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn
cứ pháp luật. Theo suy đoán pháp lý thì việc người thứ ba nhận được tài sản là động
sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì được coi là chiếm hữu ngay tình.
Theo Điều 180 BLDS “chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu
có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu”. Cụ thể, thay vì
người chiếm hữu phải chứng minh mình “không biết và không thể biết”việc chiếm hữu
của mình là không có căn cứ pháp luật mới là chiếm hữu ngay tình. Điều 180 BLDS
2015 thì chỉ yêu cầu người chiếm hữu chứng minh mình “có căn cứ để tin rằng mình
có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu”. Thực ra, việc đánh giá tác động của sự thay
đổi này là rất khó.
1.1.4. Giao dịch dân sự vô hiệu
Theo quy định tại Điều 127 BLDS 2005 chúng ta có thể đưa ra khái niệm về giao
dịch dân sự vô hiệu như sau: “Giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch dân sự không thỏa
mãn một trong các điều kiện có hiệu lực củagiao dịch dân sự do pháp luật quy định”.
Theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, một giao dịch dân sự chỉ có hiệu
lực nếu đảm bảo các yêu cầu sau đây:
 Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao
dịch dân sự được xác lập;
 Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
 Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật,
không trái đạo đức xã hội
 Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ
thể
Ngoài ra, nếu các trường hợp giao dịch dân sự luật quy định bắt buộc phải có công
chứng, chứng thực thì phải lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực.
Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của
Bộ luật dân sự 2015 thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.

1.2. Lý do cần bảo vệ quyền lợi người thứ ba chiếm hữu tài sản không có căn cứ
pháp luật nhưng ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu trước chủ sở hữu tài sản.
3


So với Khoản 2 Điều 138 BLDS 2005 thì Khoản 2 Điều 133 BLDS 2015 có sự sửa
đổi, bổ sung lớn về nội dung nhằm bảo vệ tốt hơn cho người thứ ba ngay tình. Đó là,
Khoản 2 Điều 138 BLDS 2005 và Khoản 2 Điều 133 BLDS 2015 đều có quy định là:
“Giao dịch dân sự ban đầu bị vô hiệu nhưng giao dịch chuyển giao tài sản là đối tượng
của giao dịch vô hiệu cho người thứ ba ngay tình lại có hai hậu quả pháp lý khác nhau”
Đó là, theo quy định của BLDS 2015, nếu tài sản giao dịch đã được đăng ký tại cơ quan
nhà nước có thẩm quyền trước khi được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì
giao dịch chuyển giao tài sản có hiệu lực, quyền lợi của người thứ ba ngay tình vẫn
được bảo vệ ngay cả khi giao dịch dân sự ban đầu vô hiệu. Trường hợp này, nếu theo
BLDS 2005 thì giao dịch chuyển giao tài sản cho người thứ ba ngay tình bị xác định là
vô hiệu.
Điều 133 BLDS 2015 bổ sung thêm quy định chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài
sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu
theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi
dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp
lý và bồi thường thiệt hại.
Hiện nay, đa số các nước trên thế giới đều bảo vệ người ngay tình trước yêu cầu đòi
tài sản từ chủ sở hữu tài sản. Có thể có nhiều lý do được đưa ra để lý giải cho việc bảo
vệ người ngay tình trước chủ sở hữu tài sản ban đầu. Vì vậy, nguyên nhân nào cần phải
bảo vệ quyền lợi người thứ ba chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp lý nhưng ngay
tình khi tham gia giao dịch.
Thứ nhất, xét về yếu tố lỗi, người ngay tình khi tham gia giao dịch không có cơ sở
và không buộc phải biết người giao dịch không có quyền giao dịch.
Như vậy, người ngay tình hoàn toàn không có lỗi khi tham gia vào giao dịch. Trong
khi đó, như nhận định bởi Tòa Califonia, cũng như Patricia Youngblood Reyhan chính

chủ sở hữu tài sản ban đầu là người có lỗi trong việc tạo ra hoàn cảnh làm cho người
ngay tình tham gia giao dịch với người không có quyền giao dịch.
Thứ hai, xét về mức độ thiệt hại, khi cân nhắc việc lựa chọn giữa quyền lợi của chủ
sở hữu tài sản ban đầu và người ngay tình thì việc xem xét xem mức độ thiệt hại giữa
các bên là yếu tố quan trọng. Rủi ro mà chủ sở hữu tài sản thường gặp và có thể lường
trước được là rủi ro tài sản có thể bị mất hoặc chuyển giao cho người khác không theo
4


ý chí của chủ sở hữu, nhưng người nhận là người ngay tình. Tuy nhiên, chủ sở hữu tài
sản có thể tránh rủi ro này bằng cách mua bảo hiểm cho tài sản và trên thực tế, các tài
sản có giá trị lớn thường được bảo hiểm. Trong khi đó, khi tham gia giao dịch, do
người ngay tình hoàn toàn có cơ sở thuyết phục để tin rằng người giao dịch là người có
quyền giao dịch. Như vậy, trong hoàn cảnh này, rủi ro mà người ngay tình có thể nghĩ
đến không thể là rủi ro về việc người tiến hành giao dịch không có quyền giao dịch.
Rủi ro mà người ngay tình có thể dự đoán thường là các rủi ro về giao kết, thực hiện
các nghĩa vụ, nhất là nghĩa vụ giao tài sản. Chính vì vậy, trên thực tế, biện pháp bảo
đảm mà người ngay tình áp dụng không hướng đến việc phòng tránh rủi ro do việc bên
tiến hành giao dịch không có quyền giao dịch. Chính bởi lẽ đó, khi rơi vào rủi ro này,
quyền lợi của người ngay tình không được đảm bảo, mà chỉ có thể trông cậy vào sự tự
nguyện của bên tiến hành giao dịch. Trong khi đó, khả năng người ngay tình nhận
được bồi thường từ bên tiến hành giao dịch rất khó xảy ra, nhất là trong trường hợp
bên tiến hành giao dịch đã có hành vi gian dối ngay từ ban đầu.
Từ những phân tích trên, có thể nhận thấy, thường người ngay tình là người có thể
phải chịu thiệt hại nhiều hơn chủ sở hữu tài sản ban đầu.
Thứ ba, xét về lợi ích mang lại cho xã hội, nếu xem xét theo hướng đáp ứng yêu cầu
của chủ sở hữu tài sản ban đầu, buộc người ngay tình trả lại tài sản cho người này sẽ
dẫn đến sự không công bằng cho người ngay tình. Hơn thế, cách tiếp cận này gây tâm
lý e ngại từ phía người tham gia giao dịch. Điều này làm giảm khả năng lưu thông dân
sự của tài sản, gây sự bất ổn cho các giao dịch, tác động không tốt đến sự phát triển

của kinh tế – xã hội, nhất là trong nền kinh tế thị trường. Do vậy, việc công nhận
quyền lợi của người ngay tình có được từ giao dịch, từ chối yêu cầu đòi lại tài sản từ
chủ sở hữu tài sản là biện pháp nhằm khắc phục tình trạng này, tạo sự ổn định cho các
giao dịch, bảo đảm sự phát triển kinh tế – xã hội.
Vì những lý trên cho thấy, việc cho phép người ngay tình trở thành chủ sở hữu tài
sản như là phương thức bảo vệ người ngay tình khi tham gia giao dịch nhằm mục đích
thúc đẩy và tạo sự ổn định cho các giao dịch. Phương thức này cần có giới hạn khi áp
dụng thực tế nhằm tránh những tác động tiêu cực cho xã hội và cho quyền lợi chính
đáng của chủ sở hữu ban đầu.

5


II. QUY ĐỊNH BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI THỨ BA CHIẾM HỮU TÀI
SẢN KHÔNG CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT NHƯNG NGAY TÌNH KHI
GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU
2.1. Quy định bảo vệ người thứ ba chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật
nhưng ngay tình trong các quy định của pháp luật của Bộ luật Dân sư 2005 và Bộ
luật Dân sự 2015
Về nguyên tắc, một giao dịch khi bị tuyên bố vô hiệu thì các bên phải hoàn trả cho
nhau những gì đã nhận được từ giao dịch đó. Do vậy người thứ ba sẽ phải hoàn trả tài
sản cho người đã chuyển giao tài sản đó cho mình, và sau đó tài sản sẽ trở về tay chủ
sở hữu đích thực của nó nếu người này kiện đòi lại tài sản. Tuy nhiên, pháp luật cũng
có những quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba ngay tình trong trường hợp
này.
Thật vậy, theo quy định của Điều 138 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về bảo vệ
quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu:
“1. Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản
không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho
người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp

quy định tại Điều 257 của Bộ luật này.
2. Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng
ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay
tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình
nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án,
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó
người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.”
Theo đó, nếu giao dịch dân sự bị Tòa án tuyên bố vô hiệu nhưng tài sản giao dịch đã
được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình trong các
trường hợp:
Thứ nhất, nếu đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu (tức
là không có giấy tờ chứng minh ai là chủ sở hữu tài sản) thì việc chiếm hữu tài sản là bằng
chứng nói lên người đó có quyền sở hữu đối với tài sản đó. Sự suy đoán người thứ ba
ngay tình trong trường hợp này là hợp lý và vì vậy, giao dịch với người thứ ba

đối với tài sản này vẫn có hiệu lực. Tuy nhiên, nếu người thứ ba ngay tình có được tài
6


sản này thông qua giao dịch dân sự không đền bù. Ví dụ như hợp đồng tặng cho tài sản
hoặc được thừa kế tài sản thì giao dịch dân sự với người thứ ba không có hiệu lực).
Thứ hai, đối với tài sản là bất động sản hoặc động sản có đăng ký quyền sở hữu thì
về nguyên tắc, người đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu (hoặc quyền sử
dụng) tài sản mới có quyền thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản đó, vì
vậy, chỉ được coi là ngay tình khi người thứ ba nhận được tài sản này thông qua trình
tự bán đấu giá tài sản hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền, người thực hiện giao dịch dân sự là chủ sở hữu tài sản nhưng
sau đó bản án hay quyết định lại bị hủy, bị sửa. Bởi vì, theo pháp luật về bán đấu giá tài
sản, thì văn bản mua được tài sản bán đấu giá là cơ sở để người mua được tài sản đấu
giá xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của mình. Theo pháp luật tố tụng

dân sự, thì bản án hay quyết định của Tòa án là cơ sở pháp lý để xác định quyền sở hữu
hay quyền sử dụng hợp pháp của một người đối với tài sản và người thứ ba thực hiện
giao dịch dân sự với người mà theo bản án hay quyết định của Tòa án là họ có quyền
sở hữu thì coi là hoàn toàn hợp pháp.
Quy định về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình lần đầu tiên được Bộ luật
Dân sự năm 2005 quy định tuy đã đánh dấu bước tiến bộ đáng kể, nhưng vẫn còn tồn
tại, bất cập nhất định. Thực tiễn áp dụng các quy định Bộ luật Dân sự năm 2005 về
người thứ ba chiếm hữu ngay tình thông qua giao dịch dân sự cho thấy, những tài sản
thuộc đối tượng giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được
chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì vẫn được Tòa án
công nhận, trừ trường hợp người thứ ba nhận tài sản không có đền bù với người không
có quyền định đoạt.
Còn theo Bộ luật Dân sự 2015 thì quyền lợi của người thứ ba ngay tình chiếm hữu
tài sản không có căn cứ pháp luật được bảo vệ trong các trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất, theo quy định tại Khoản 1 Điều 133: “Trường hợp giao dịch
dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được
chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người
thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.” Trong
trường hợp này pháp luật quy định để người thứ ba được xem là ngay tình thì người
thứ ba không có cơ sở để biết mình tham gia vào giao dịch dân sự với người
7


không có quyền định đoạt tài sản hoặc đối tượng tài sản của giao dịch liên quan đến
giao dịch trước đó đã bị vô hiệu và người thứ ba có căn cứ tin rằng đối tượng tài sản và
chủ thể giao dịch với mình có đủ điều kiện tham gia giao dịch theo quy định của pháp
luật. Trường hợp này thường xảy ra đối với những tài sản là động sản không phải đăng
ký quyền sở hữu như: xe đạp, laptop, điện thoại di động…
Tuy nhiên, đối với trường hợp người thứ ba có được tài sản thông qua giao dịch dân
sự không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản như: tặng cho, thừa

kế…hoặc trong trường hợp giao dịch với những loại tài sản bị lấy cắp, bị mất hoặc
trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu thì giao dịch với người thứ
ba bị vô hiệu và chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản đó.
Trường hợp thứ hai, quy định tại đoạn 2 Khoản 2 Điều 133: “ Trường hợp tài sản
phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch
dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được
tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người
mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản
nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị
huỷ, sửa.”
Ở đây, pháp luật quy định nếu người thứ ba tham gia giao dịch dân sự đối với đối
tượng tài sản chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng người thứ
ba nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao
dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ
sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án,
quyết định bị huỷ, sửa, trong các trường hợp này người thứ ba sẽ được pháp luật công
nhận là người thứ ba ngay tình và được pháp luật bảo vệ, bởi lẽ trong trường hợp này
người thứ ba đã căn cứ vào việc tài sản đã được thông qua bán đấu giá tại cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền hoặc căn cứ vào bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đã quyết định người giao dịch với mình có quyền sở hữu tài sản đó, do đó người
thứ ba xác lập, thực hiện giao dịch đối với đối tượng tài sản này không bị vô hiệu, mặc
dù tài sản là đối tượng của giao dịch trước đã bị vô hiệu.

8


Như vậy, chế định người thứ ba ngay tình trong Bộ luật dân sự 2015 có một số điểm
khác so với Bộ luật dân sự 2005, cụ thể Bộ luật dân sự 2015 đã đưa ra một số sửa đổi
nhất định về quy định bảo vệ người thứ ba ngay tình.
Như vậy, chế định người thứ ba ngay tình trong Bộ luật dân sự 2015 có một số điểm

khác so với Bộ luật dân sự 2005, cụ thể Bộ luật dân sự 2015 đã đưa ra một số sửa đổi
nhất định về quy định bảo vệ người thứ ba ngay tình.
Thứ nhất cụm từ “tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu”
trong khoản 1 Điều 138 Bộ luật dân sự 2005 được thay thế bằng cụm từ ngắn gọn hơn
“tài sản không phải đăng ký” trong Khoản 1 Điều 133 Bộ luật dân sự 2015. Tài sản
trong quy định này bao gồm hai loại là động sản và bất động sản (Điều 105 Bộ Luật
2015) chứ không chỉ bó hẹp là động sản như Bộ luật cũ. Trước đây, Bộ Luật 2005 quy
định chỉ có tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu trong các
giao dịch với người thứ ba ngay tình thì giao dịch đó mới có hiệu lực (trừ các trường
hợp tại Điều 257). Tương tự, cụm từ “bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký
quyền sở hữu” tại khoản 2 Điều 138 Bộ luật dân sự 2005 được thay thế bằng “tài sản
phải đăng ký”.
Theo tác giả Đỗ Văn Đại, sở dĩ các nhà làm luật đưa ra sự thay đổi này là vì “có
những tài sản phải đăng ký nhưng không phải đăng ký quyền sở hữu”, ví dụ như đăng
ký xe máy chỉ là đăng kí lưu thông.Tuy nhiên tác giả chưa thấy thuyết phục đối với sự
thay đổi này vì thực chất khi tài sản được đăng ký quyền sở hữu thì người thứ ba mới
tin tưởng đó là chủ sở hữu nên mới quyết định xác lập giao dịch. Tuy nhiên quy định
mới góp phần bảo đảm tốt hơn, công bằng, hợp lý hơn quyền, lợi ích hợp pháp của
người thiện chí, ngay tình trong giao lưu dân sự, theo đó, nếu người thứ ba ngay tình
căn cứ vào việc tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà xác
lập giao dịch thì người thứ ba ngay tình được bảo vệ. Bên cạnh đó, góp phần thay đổi
nhận thức của người dân đối với việc đăng ký tài sản, đồng thời, giúp nâng cao tinh
thần trách nhiệm của các cán bộ làm công tác đăng ký tài sản.
Thứ hai quy định chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay
tình là một quy định hoàn toàn mới của Bộ luật Dân sự năm 2015. Về nguyên tắc, quy
định này đồng thời bảo vệ quyền lợi chủ sở hữu thực sự của tài sản và của cả người thứ
ba ngay tình khi tham gia các giao dịch dân sự liên quan đến đối tượng giao dịch cùng
là một tài sản. Tuy nhiên, trên thực tiễn, quy định này rõ ràng có lợi hơn cho
9



người thứ ba ngay tình và làm hạn chế đi quyền lợi của chủ sở hữu thực sự của tài sản.
Bởi nếu chủ sở hữu thực sự của tài sản khởi kiện và thắng kiện thì việc thi hành án để
đòi bồi thường là không dễ dàng. Các bên cần thận trọng hơn nữa trong việc xác lập
các giao dịch dân sự, nhất là các hợp đồng liên quan đến bất động sản và động sản có
giá trị lớn.
Nhìn chung quy định trong Bộ luật dân sự 2015 quy định rõ ràng hơn , chi tiết hơn
và đã cố gắng bảo vệ người thứ ba ngay tình nhiều hơn so với Bộ luật dân sự năm
2005. Có thể thấy quy định đã khắc phục được những bất cập của Bộ luật dân sự 2005
về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu. Qua đó sẽ
bảo đảm tốt hơn, công bằng hơn quyền lợi hợp pháp của người thiện chí ngay tình
trong giao dịch dân sự.
2.2. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp
luật nhưng ngay tình và việc áp dụng điều khoản chuyển tiếp Điều 688 BLDS 2015
Bộ luật Dân sự 2015 đã sửa đổi những quy định bảo vệ người thứ 3 ngay tình khi
giao dịch dân sự bị vô hiệu. Điều này cũng đặt ra một vấn đề với những giao dịch dân
sự được xác lập trước khi bộ luật này có hiệu lực thì sẽ áp dụng theo quy định bảo bộ
luật nào. Điều 152 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 đã ghi nhận vấn
đề hiệu lực trở về trước của văn bản pháp luật. Theo đó chỉ trong trường hợp thật sự
cần thiết để đảm bảo quyền lợi, lợi ích của tổ chức, cá nhân cũng như các lợi ích của
xã hội, văn bản quy phạm pháp luật mới quy định hiệu lực trở về trước. Do đó điều
688 BLDS 2015 đã đặt ra những quy định về việc áp dụng các điều khoản chuyển tiếp.
Trong nội dung nghiên cứu, khi xem xét áp dụng khoản 1 Điều 688 BLDS 2015 thì
giao dịch dân sự được xác lập trước ngày BLDS 2015 có hiệu lực được hiểu là giao
dịch chuyển giao tài sản cho người thứ ba ngay tình, vì đây là giao dịch trực tiếp dẫn
đến hệ quả pháp lý người thứ ba ngay tình có được bảo vệ hay không.
Khoản 1 Điều 688 BLDS 2015 quy định:
“1. Đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật này có hiệu lực thì
việc áp dụng pháp luật được quy định như sau:
a) Giao dịch dân sự chưa được thực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy

định của Bộ luật này thì chủ thể giao dịch tiếp tục thực hiện theo quy định của Bộ luật
10


Dân sự số 33/2005/QH11 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật
Dân sự số 33/2005/QH11, trừ trường hợp các bên của giao dịch dân sự có thỏa thuận
về việc sửa đổi, bổ sung nội dung, hình thức của giao dịch để phù hợp với Bộ luật này
và để áp dụng quy định của Bộ luật này.
Giao dịch dân sự đang được thực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy định
của Bộ luật này thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 và các văn
bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11;
b) Giao dịch dân sự chưa được thực hiện hoặc đang được thực hiện mà có nội dung
và hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của Bộ luật
này;
c) Giao dịch dân sự được thực hiện xong trước ngày Bộ luật này có hiệu lực mà có
tranh chấp thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 và các văn bản
quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luậtDân sự số 33/2005/QH11 để giải quyết;
d) Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này”.
Với quy định tại khoản 1 Điều 688 BLDS năm 2015 nêu trên, theo tác giả, tùy từng
trường hợp cụ thể mà có thể xử lý như sau:
“(1) Trường hợp giao dịch chuyển giao tài sản cho người thứ ba ngay tình được xác
lập trước ngày BLDS 2015 có hiệu lực nhưng chưa được thực hiện hoặc đang được
thực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy định của BLDS 2015 và có tranh
chấp thì phải áp dụng quy định của BLDS 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật
quy định chi tiết BLDS 2005 để xác định giao dịch chuyển giao tài sản cho người thứ
ba ngay tình bị vô hiệu (điểm a khoản 1 Điều 688).
(2) Trường hợp giao dịch chuyển giao tài sản cho người thứ ba ngay tình được xác
lập trước ngày BLDS 2015 có hiệu lực nhưng chưa được thực hiện hoặc đang được
thực hiện mà giao dịch này thỏa mãn đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều
133 BLDS 2015, các nội dung khác và hình thức của giao dịch cũng phù hợp với quy

định của BLDS 2015 thì giao dịch chuyển giao tài sản cho người thứ ba ngay tình
không bị vô hiệu (điểm b khoản 1 Điều 688).

11


(3) Trường hợp giao dịch chuyển giao tài sản cho người thứ ba ngay tình được xác
lập và thực hiện xong trước ngày BLDS 2015 có hiệu lực mà có tranh chấp thì mặc dù
nội dung và hình thức của giao dịch hoàn toàn phù hợp với BLDS 2015 nhưng việc
giải quyết vẫn phải căn cứ vào quy định của BLDS 2005 và các văn bản quy phạm
pháp luật quy định chi tiết BLDS 2005. Điều đó có nghĩa là giao dịch chuyển giao tài
sản cho người thứ ba ngay tình sẽ bị xác định là vô hiệu (điểm c khoản 1 Điều 688).”
Như vậy, quy định mới của BLDS 2015 đã góp phần bảo đảm tốt hơn, công bằng,
hợp lý hơn quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba ngay tình trong giao lưu dân sự,
vốn luôn bị yếu thế khi tham gia vào các giao dịch dân sự và góp phần bảo đảm sự ổn
định trong các quan hệ dân sự.
III. QUAN ĐIỂM ÁP DỤNG QUY ĐỊNH BẢO VỆ NGƯỜI THỨ BA NGAY
TÌNH TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU TRÊN THỰC TẾ
3.1. Bản án dân sự phúc thẩm số 1258/2014/DS-PT ngày 22-9-2014 của Tòa án
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về “yêu cầu tuyên bố giao dịch mua bán nhà vô
hiệu”.
3.1.1. Nội dung vụ án
Nguyên đơn – bà Lê Thị H trình bày:
Do có mối quan hệ thân thiết với bà Hồ Thị Minh C nên bà đã nhiều lần bảo lãnh
cho bà C vay tiền của ông S bằng hình thức bà bán căn nhà số 13/6/26 TN, phường X,
quận G do bà là chủ sở hữu nhà cho ông S, sau khi bà C trả hết tiền cho ông S thì bà và
ông S ra phòng công chứng lập thủ tục hủy bỏ việc mua bán nhà. Vào khoảng năm
2007 bà công chứng lập thủ tục hủy bỏ việc mua bán nhà. Vào khoảng năm 2007 bà C
có nhu cầu vay của ông S 400.000.000 đồng thì như những lần trước ông S cũng yêu
cầu bà ký hợp đồng mua bán căn nhà trên để làm tin. Do nhiều lần vay trước bà C đều

trả tiền đầy đủ cho ông S nên lần này bà vẫn tiếp tục ra công chứng để lập thủ tục bán
nhà cho ông S. Đến năm 2009 khi bà C đến hạn không trả được nợ cho ông S nên ông
S đã sang tên trước bạ căn nhà của bà. Do giao dịch thực chất là vay tiền chứ không
phải mua bán nhà nên bà yêu cầu tòa tuyên bố giao dịch mua bán nhà giữa bà và ông S
là vô hiệu và hủy Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở do ông
12


S đứng tên. Tiền nợ do bà C vay nên phải có trách nhiệm trả cho ông S để ông S trả lại
căn nhà trên cho bà H.
Bị đơn ông Bùi Quang S trình bày:
Ông xác nhận có cho bà H vay tiền 400.000.000 đồng trong thời hạn 6 tháng và để
đảm bảo cho số nợ trên. Ngày 17/10/2007 tại Phòng công chứng số 5, ông và bà H làm
hợp đồng mua bán căn nhà số 13/6/26 TN, phường X, quận G, Thành phố Hồ Chí
Minh. Đến hạn trả nợ nhưng bà H không trả nợ nên ông đã sang tên trước bạ căn nhà
sang tên ông. Sau đó ông đã dùng căn nhà này thế chấp cho Ngân hàng T – Chi nhánh
Sài Gòn để vay số tiền 450.000.000 đồng theo hợp đồng thế chấp ngày 08-02-2010 tại
Phòng công chứng số 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Bà H trình bày hợp đồng mua bán
nhà là để đảm bảo cho số nợ mà bà C vay của ông là không đúng, ông chỉ cho bà H
vay tiền chứ không cho bà C vay tiền. Việc ông xác nhận có nhận số tiền 100.000.000
đồng của bà C đó là nợ cá nhân riêng của ông với bà C chứ không liên quan gì đến nợ
của bà H với ông. Đối với yêu cầu của bà H đề nghị hủy hợp đồng mua bán nhà ngày
17-10-2007 giữa ông và bà H và hủy giấy chủ quyền nhà đứng tên ông, ông không
đồng ý, khi nào bà H trả hết tiền vốn và lãi cho ngân hàng thì ông sẽ sang tên lại căn
nhà cho bà.
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:
Bà Chu Thị Ngọc V thống nhất với phần trình bày và yêu cầu của ông S và không
có ý kiến gì khác.
Bà Hồ Thị Minh C xác nhận bà có vay của ông S 400.000.000 đồng, để làm tin theo
yêu cầu của ông S, bà H có giúp bà dùng giấy tờ nhà của bà H để thực hiện hợp đồng

mua bán nhà với ông S làm tin. Quá trình vay bà đã trả được cho ông S 365.000.000
đồng tiền lãi nên bà đề nghị bà sẽ trả cho ông S 100.000.000 đồng để ông S trả lại cho
bà H giấy tờ nhà. Ngân hàng T - đổi tên thành Ngân hàng P theo quyết định số
2096/QĐ-NHNN ngày 19-9-2011 của Ngân hàng Nhà nước, do ông Phan Đạt T là đại
diện theo ủy quyền trình bày: Ngày 09-02-2010, Ngân hàng và ông S có ký hợp đồng
tín dụng số 010/10HĐT, Ngân hàng cho ông S vay số tiền 450.000.000 đồng, thời hạn
60 tháng, lãi suất 18%/1 năm, tài sản thế chấp là căn nhà số 13/6/26 TN, phường X,
quận G do ông Bùi Quang S và bà Chu Thị Ngọc V là chủ sở hữu. Quá trình vay ông S
và bà V chỉ trả được cho ngân hàng 47.250.000 đồng, tính đến ngày 07 -4-2014 ông S
13


và và V còn thiếu ngân hàng tổng số tiền 1.059.755.072 đồng, bao gồm nợ vốn
427.500.000 đồng và lãi trong hạn là 219.002.292 đồng; phạt lãi là 175.338.312 đồng,
phạt vốn là 237.914.469 đồng. Ngân hàng yêu cầu ông S bà V phải trả số nợ trên làm
một lần ngay sau khi án có hiệu lực pháp luật nếu đến hạn ông S, bà V không trả nợ thì
đề nghị tòa tuyên phát mãi căn nhà theo hợp đồng thế chấp số 003382 ngày 08-022010 tại Phòng công chứng số 01. Đối với yêu cầu của bà H, Ngân hàng có ý kiến như
sau: Ngân hàng cho ông S, bà V vay thủ tục đều đúng theo quy định của pháp luật nên
ngân hàng không đồng ý hủy hợp đồng thế chấp giữa ngân hàng với bà V, ông S. Việc
vay mượn giữa bà C, ông S và bà H như thế nào ngân hàng không biết.
Ông Kiều Cảnh B thống nhất với ý kiến của bà H và không có ý kiến gì khác.
Ông Kiều Quang M thống nhất với ý kiến của bà H và không có ý kiến gì khác.
Ủy ban nhân dân quận G do ông Đào Minh P là đại diện theo ủy quyền trình bày:
Căn cứ và hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số
11600/HĐ-CNQSHN&QSDĐ giữa bà Lê Thị H và ông Bùi Quang S tại Phòng công
chứng số 5, Thành phố Hồ Chí Minh của Ủy ban nhân dân quận G đã cấp Giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho ông Bùi Quang S và bà Chu Thị
Ngọc V, việc cấp giấy chứng nhận là đúng theo quy định của pháp luật; tuy nhiên đối
với yêu cầu hủy giấy chứng nhận của bà H đề nghị Tòa án xem xét và giải quyết theo
quy định của pháp luật.

Ngày 22/4/2014 bà H kháng cáo yêu cầu tuyên bố giao dịch thế chấp nhà giữa ông
S với Ngân hàng cũng vô hiệu và trả lại cho bà H.
Ngày 14/5/2014 Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh kháng nghị, đề
nghị Tòa án xử tuyên bố thế chấp nhà giữa ông S với Ngân hàng vô hiệu. Trường hợp
buộc ông S trả lại giá trị căn nhà cho bà H, thì cũng phải buộc bà H trả lại những gì đã
nhận cho ông S, mới đúng. Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng Bộ luật tố tụng dân sự năm
2005 là không đúng.
Tại phiên tòa phúc thẩm:
 Bà H giữ nguyên yêu cầu kháng cáo
 Đại diện của ông S trình bày không nhận được bản án sơ thẩm, nên không thực
hiện quyền kháng cáo được. Nay tại tòa ông S yêu cầu xác định giao
dịch mua bán 14


giữa bà H bán cho ông S bị vô hiệu như bản án sơ thẩm đã xử; hậu quả của hợp
đồng vô hiệu là bên ông S phải trả lại giá trị nhà cho bà H, bổ sung yêu cầu buộc
bên bà H phải trả cho ông S 400.000.000 đồng. Yêu cầu hủy giao dịch thế chấp
nhà giữa ông S với Ngân hàng. Khoản nợ vay Ngân hàng của ông S, thì ông yêu
cầu được trả nợ vốn là 27.000.000 đồng cho Ngân hàng (đã thỏa thuận với bà C,
bà C trả cho Ngân hàng 400.000.000 đồng) và tiền lãi xin không trả. Và Ngân
hàng sẽ trả giấy tờ cho bà H.
 Bà V cùng ý kiến với ông S.
 Bà C yêu cầu xác định khoản nợ vay của bà C đối với ông S, bà H chỉ bảo lãnh nợ
bằng hợp đồng bán nhà cho ông S. Nay bà C thống nhất với ông S sẽ trả nợ thay
cho ông S với Ngân hàng 400.000.000 đồng.
 Ngân hàng yêu cầu giữ nguyên bản án sơ thẩm buộc ông S trả tiền nợ vốn
427.500.000 đồng và lãi tính đến ngày 07/04/2014 tổng cộng 1.059.755.072 đồng.
Từ khi xét sơ thẩm đến nay, ông S, bà V vẫn chưa trả nợ cho Ngân hàng nên yêu
cầu bổ sung tính lãi cho đến khi thi hành án xong theo quy định của pháp luật.
 Đại diện theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân quận G yêu cầu giữ nguyên bản án

sơ thẩm.
 Luật sư bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của nguyên đơn trình bày yêu cầu: Sửa một
phần bản án sơ thẩm là hủy hợp đồng tín dụng số 010/10HĐTD ngày 09/02/2010
giữa ông S đã ký với Ngân hàng, bác một phần yêu cầu của Ngân hàng là phát mãi
căn nhà số 13/6/26 TN, Phường X, quận G, Thành phố Hồ Chí Minh, yêu cầu ông
S trả lại giấy tờ nhà số 13/6/26 TN, Phường X, quận G, Thành phố Hồ Chí Minh
cho bà H.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phát biểu: Về thủ tục tố
tụng, từ khi thụ lý vụ án đến khi xét xử, Thẩm phán và Hội đồng xét xử đã tuân thủ
đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Về nội dung: Hợp đồng bán nhà giữa bà H
và ông S chỉ là hợp đồng giả tạo của hợp đồng vay mượn tiền nên vô hiệu. Do đó, việc
ông S dùng căn nhà này thế chấp cho Ngân hàng để ký hợp đồng tín dụng số
010/10HĐT cũng vô hiệu. Đề nghị hủy hợp đồng thế chấp. Mặt khác cần giải quyết
hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu buộc bà H trả ông S 400 triệu đồng. Phần Quyết
15


định bản án của Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng các điều, khoản của Bộ luật tố tụng
dân sự có hiệu lực ngày 01-01-2005 để giải quyết là không đúng vì các Điều luật này
đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng
dân sự có hiệu lực từ ngày 01-01-2012. Đề nghị hủy án sơ thẩm, giao hồ sơ về Tòa án
cấp sơ thẩm giải quyết lại.
3.1.2. Nhận định của Tòa án
Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại
phiên tòa và kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:
Về hình thức:
 Đơn kháng cáo của bà H và kháng nghị số 27/QĐKNPT-DS ngày 14-5-2014 của
Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh làm trong hạn luật định, hợp lệ nên
chấp nhận. Bà Chu Thị Ngọc V có ký nhận bản án sơ thẩm và đồng thời nhận thay,
cam kết giao lại trong ngày cho chồng ông Bùi Quang S; trong hạn luật định ông S,

bà V không kháng cáo bản án, nên cấp phúc thẩm không xem xét yêu cầu mới ngoài
phạm vi khởi kiện của nguyên đơn và yêu cầu độc lập của Ngân hàng (bút lục số
377, 378, 379, 380).
Về nội dung:
 Nguyên đơn - Bà H kiện ông S yêu cầu tuyên bố hợp đồng mua bán nhà có công
chứng số 11600/HĐ-CNQSHN-QSDĐ ngày 17/10/2007 tại Phòng công chứng số 5,
Thành phố Hồ Chí Minh, đối với căn nhà số 13/6/26 TN, là vô hiệu;
 Xét tại bản tự khai của ông S ngày 25/12/2009 rằng: Tháng 10/2007 ông S cho bà H
vay số tiền 400.000.000 đồng, hạn vay 6 tháng, thỏa thuận miệng; để đảm bảo cho
số nợ trên thì ông và bà H làm hợp đồng mua bán nhà căn nhà số 13/6/26 TN. Tại
Biên bản hòa giải ngày 02/4/2010 và ngày 17/11/2010 ông S xác định chỉ giao dịch
mua bán nhà với bà H theo hợp đồng mua bán, có giá 520.000000 đồng (hợp đồng
có công chứng như nêu trên - bút lục 305,333, 334);
 Xét bà H, bà C khai: Bà C mới là người vay số tiền 400.000.000 đồng của ông S,
vào năm 2007, thỏa thuận miệng, trả lãi đều mỗi tháng với lãi suất 5% tháng, không
thỏa thuận thời hạn trả nợ vốn. Phía bà H chịu trách nhiệm bảo lãnh khoản vay của
bà C nên bà H phải làm hợp đồng bán nhà cho ông S, ghi giá 520.000.000 đồng,
16


vào ngày 17/10/2007 (bút lục 304, 306, 333, 334); thực tế bà H không nhận tiền
mua nhà của ông S.
 Xét hợp đồng mua bán nhà tuy có công chứng, ghi nhận việc giao nhận do bên mua
và bên bán tự thực hiện (ngoài sự chứng kiến của công chứng viên); xét phía bà H
khẳng định không nhận khoản tiền bán nhà do ông S giao; đại diện của ông S cũng
thừa nhận đã nhận nhà để đảm bảo khoản tiền cho bà H vay 400.000.000 đồng, còn
tiền mua nhà theo hợp đồng mua bán nhà thì ông S không giao cho bà H.
 Do đó có cơ sở xác định hợp đồng mua bán nhà giữa bà H - chủ sở hữu nhà với ông
S là giả tạo.Theo Điều 129 Bộ luật dân sự năm 2005: “Khi các bên xác lập giao dịch
dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo bị

vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực”. Xét Án sơ thẩm xác định giao
dịch mua bán nhà giữa bà H với ông S, vô hiệu là đúng.
 Do đó bị đơn - Ông S có yêu cầu bà H trả lại khoản nợ vay 400.000.000 đồng, thì
phải thực hiện thủ tục phản tố theo quy định của pháp luật. Tòa án cấp sơ thẩm đã
tống đạt hợp lệ thông báo tạm ứng án phí phản tố cho ông S (bút lục 78) nhưng ông
S vẫn không thực hiện, nên Tòa cấp sơ thẩm không xem xét trong vụ án này là có cơ
sở.
 Xét sau khi ký hợp đồng mua nhà của bà H, ông S đăng ký quyền sở hữu nhà và
quyền sử dụng đất, được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền chứng nhận ngày
13/3/2009 (theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở vào sổ số
19159/2001 ngày 13/9/2001 của Ủy ban nhân dân thành phổ Hồ Chí Minh). Tại Tòa
bà H khai có biết ông S sang tên quyền sở hữu căn nhà nhưng bà H vẫn không khiếu
nại việc cấp chứng nhận quyền sở hữu nhà cho ông S. Mãi đến ngày 22/10/2009 bà
H mới gửi đơn kiện đến Tòa án (bút lục 296); ngày 08/02/2010 vợ chồng ông S đã
thế chấp nhà, đất này để vay tiền của Ngân hàng, có đăng ký thế chấp tại Văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất quận G. Xét thủ tục thế chấp phù hợp với quy định tại
Điều 318, 345 Bộ luật dân sự năm 2005, Điều 12 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày
29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.
 Xét Ngân hàng có giao dịch nhận thế chấp nhà, đất của ông S, trong khi căn nhà đã
được Ủy ban nhân dân cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng cho ông S;
Ngân hàng cũng không biết giao dịch chuyển nhượng nhà, đất giả tạo giữa bà H vớì
ông S; thủ tục thế chấp phù hợp với quy định tại Điều 318, 345 Bộ Luật dân sự
17


2005, Điều 12 Nghị định 163/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch
bảo đảm. Do đó cần bảo vệ quyền lợi cho Ngân hàng ngay tình, khi giao dịch
chuyển nhượng nhà, đất giữa bà H và ông S vô hiệu.
 Xét theo Công văn số 2210/UBND-QLĐT ngày 06/12/2013 của Ủy ban nhân dân
quận G thì năm 2007 bà H bắt đầu xây dựng căn nhà trên, nhưng bà H chưa hoàn tất

thủ tục đăng ký quyền sở hữu công trình. Do đó trong giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà và sử dụng đất mà Ủy ban nhân dân cấp cho ông S, đã không cập nhật được
hiện trạng nhà như hiện hữu.
 Án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu độc lập của Ngân hàng, buộc vợ chồng ông S, bà V
trả nợ vay, tạm tính đến ngày xét xử sơ thẩm (07/4/2014) là 1.059.755.072 đồng và
quyền yêu cầu phát mại tài sản nhận thế chấp là đất, nhà mang số 13/6/26 đường
TN, theo hiện hữu, tức là bao gồm cả phần xây dựng mới, theo bản vẽ ngày
05/02/2012 của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Q, có giá trị 887.427.680 đồng,
thấp hơn số tiền ông S, bà V nợ Ngân hàng, là đúng.
 Án sơ thẩm áp dụng đúng điều luật nhưng viện dẫn ngày ban hành Bộ luật tố tụng
dân sự không chính xác, nhưng không ảnh hưởng đến đường lối xét xử. Do đó
không cần thiết hủy án sơ thẩm. Lưu ý cấp sơ thẩm rút kinh nghiệm.
 Các phần khác của bản án sơ thẩm, không có kháng cáo, kháng nghị nên không xét.
 Do đó không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị; giữ nguyên bản án sơ thẩm.
 Ngoài ra, đối với khoản vay của Ngân hàng đã được bảo đảm bằng lãi suất do Ngân
hàng nhà nước quy định nên kể từ sau ngày Tòa cấp sơ thẩm buộc bên vay trả tiền,
thì bên vay còn phải chịu tiền lãi theo mức lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng, cho
đến khi thi hành án xong nợ.
 Án phí dân sự phúc thẩm: 200.000 đồng, người kháng cáo phải nộp.
3.1.3. Phân tích và đánh giá bản án

Bản án dân sự phúc thẩm số 1258/2014/DS-PT ngày 22-9-2014 của Tòa án nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh về “yêu cầu tuyên bố giao dịch mua bán nhà vô hiệu” tại thành
phố Hồ Chí Minh giữa nguyên đơn là bà Lê Thị H và bị đơn là ông Bùi Quang S.
Về trình tự pháp lý: các tòa án từ sơ thẩm đến phúc thẩm đều áp dụng đúng các trình
Hướng giải quyết của Tòa án có thẩm quyền
Tòa sơ thẩm:

18



Tại Bản án dân sự sơ thẩm 146/2014/DSST ngày 15-4-2014 của Tòa án nhân dân
quận Gò Vấp đã xử:
 Chấp nhận một phần yêu cầu của bà Lê Thị H.
 Tuyên bố hợp đồng mua bán căn nhà số 13/6/26 TN, phường X, quận G giữa bà Lê
Thị H và ông Bùi Quang S tại phòng công chứng số 05, Thành phố Hồ Chí Minh
ngày 17-10-2007 là vô hiệu.
 Không chấp nhận yêu cầu của bà H yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà
ở và quyền sử dụng đất ở căn nhà số 13/6/26 TN, phường X, quận G do ông Bùi
Quang S đứng tên chủ quyền.
Buộc ông Bùi Quang S phải trả cho bà Lê Thị H số tiền 887.427.680 đồng (Tám
trăm tám mươi bảy triệu bốn trăm hai mươi bày ngàn sáu trăm tám mươi đồng) là giá
trị căn nhà số 13/6/26 TN, phường X, quận G .
Ông Bùi Quang S và bà Chu Thị Ngọc V có trách nhiệm trả cho Ngân hàng T số
tiền là 1.059.755.072 đồng, bao gồm nợ vốn 427.500.000 đồng và lãi trong hạn là
219.002.292 đồng, phát lãi là 175.338.312 đồng, phạt vốn là 237.914.469 đồng làm
một lần ngay sau khi án có hiệu lực pháp luật.
Kể từ ngày 08/04/2014 bà V, ông S còn phải chịu khoản tiền lãi tương ứng theo hợp
đồng tín dụng số 010/101HDTD ngày 09/02/2010.
Nếu đến hạn mà bà Chu Thị Ngọc V và ông Bùi Quang S không thanh toán đủ số nợ
(cả gốc và lãi) thì Ngân hàng T có quyền yêu cầu Chi cục Thi hành án có thẩm quyền
phát mãi tài sản thế chấp là căn nhà số 13/5/26 TN, Phường X, quận G do ông S và bà
V là chủ sở hữu theo hợp đồng thế chấp tài săn đã được phòng công chứng nhà nước
số 1, Thành phố Hồ Chí Minh chứng nhận, số công chứng 003382, quyền số 02 ngày
08/02/2010 để thu hồi nợ.
Những người đang cư ngụ tại căn nhà số 13/6/26 TN, Phường X Quận G bàn giao
căn nhà cho Chi cục Thi hành án có thẩm quyền trong trường hợp ngân hàng có yêu
cầu phát mãi căn nhà nêu trên để thu hồi nợ.
Sau khi ông S, bà V thanh toán hết số tiền trên, Ngân hàng T có trách nhiệm trả cho
ông S, bà V toàn bộ bản chính gồm:

19


 Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở do ông Bùi Quang S
đứng tên chủ quyền
 Thông báo nộp lệ phí trước bạ nhà và đất ngày 24/01/2009.
Ngoài ra án sơ thẩm còn tuyên án phí và quyền kháng cáo của đương sự.
Tòa phúc thẩm:
Bản án dân sự phúc thẩm số 1258/2014/DS-PT ngày 22-9-2014 của Tòa án nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh tuyên xử:
 Không chấp nhận kháng cáo của bà H, không chấp nhận kháng nghị của Viện
Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Giữ nguyên bản án sơ thẩm:
 Tuyên bố hợp đồng mua bán căn nhà số 13/6/26 TN giữa bà H và ông S tại phòng
công chứng số 05, Thành phố Hồ Chí Minh ngày 17/10/2007 là vô hiệu.
 Không chấp nhận yêu cầu của bà H yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà ở và quyền sử dụng đất ở vào sổ số 19159/2001 ngày 13/9/2001 của Ủy ban
nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng đất, sở hữu căn nhà số
13/6/26 đường TN cho ông S, ngày 13/3/2009.
 Buộc ông S phải trả cho bà H, số tiền tương đương trị giá căn nhà số 13/6/26 TN
bằng 887.427.680, ngay khi án có hiệu lực pháp luật.
 Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật và bà H có đơn yêu cầu thi hành án, nếu
ông S chậm trả tiền thì còn phải chịu tiền lãi theo mức lãi suất cơ bản do Ngân
hàng nhà nước quy định tương ứng với số tiền và thời gian chậm thi hành án.
 Buộc ông S và bà V phải trả cho Ngân hàng T, tổng số nợ là 1.059.755 072 đồng,
bao gồm nợ vốn 427.500.000 đồng và lãi trong hạn là 219.002.292 đồng, phạt lãi
là 175.338.312 đồng, phạt vốn là 237.914.469 đồng, làm một lần ngay sau khi bản
án có hiệu lực pháp luật.
 Kể từ ngày 08/4/2014 ông S, bà V còn phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi trên số nợ
vốn, cho đến khi thi hành án xong, theo mức lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tín
dụng số 010/10HDTD ngày 09/02/2010, giữa Ngân hàng T với ông S, bà V.

 Nếu đến hạn trả tiền mà ông S và bà V không thanh toán đủ số nợ (cả gốc và lãi)
thì Ngân hàng T có quyền yêu cầu Chi cục Thi hành án dân sự có thẩm quyền phát
mại tài sản thế chấp là toàn bộ căn nhà số 13/6/26 TN do ông S và bà V là chủ sở
hữu theo hợp đồng thế chấp tài sản đã được phòng công chứng nhà
nước số 1, 20


Thành phố Hồ Chí Minh chứng nhận, số công chứng 003382, quyển số 02 ngày
08/02/2010 để thu hồi nợ.
 Bà H và những người đang cư ngụ tại căn nhà số 13/6/26 TN phải có trách nhiệm
bàn giao căn nhà cho Chi cục Thi hành án có thẩm quyền trong trường hợp Ngân
hàng có yêu cầu phát mại căn nhà nêu trên để thu hồi nợ.
Các điều luật được áp dụng làm căn cứ pháp luật:
 Áp dụng Khoản 1 Điều 275 Bộ luật tố tụng dân sự, sửa đổi bổ sung năm 2011:
“Điều 275. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm
Hội đồng xét xử phúc thẩm có các quyền sau đây:
1. Giữ nguyên bản án sơ thẩm;”
 Áp dụng Khoản 2 Điều 138, Điều 305 Bộ luật dân sự năm 2005:
“Điều 138. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô
hiệu
2. Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký
quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay
tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình
nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án,
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó
người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.”
“Điều 305. Trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự
1. Khi nghĩa vụ dân sự chậm được thực hiện thì bên có quyền có thể gia hạn để bên
có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ; nếu quá thời hạn này mà nghĩa vụ vẫn chưa được
hoàn thành thì theo yêu cầu của bên có quyền, bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện

nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại; nếu việc thực hiện nghĩa vụ không còn cần thiết đối
với bên có quyền thì bên này có quyền từ chối tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ và
yêu cầu bồi thường thiệt hại.
2. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số
tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời

21


gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp
luật có quy định khác.”
 Áp dụng Pháp lệnh về án phí, lệ phí Tòa án năm 2009;
 Áp dụng Mục 3 Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19/6/1997 của Tòa án Nhân
dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính hướng
dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản.
3.1.4. Nhận xét về cách xét xử và áp dụng của tòa
Qua bản án, giao dịch bị vô hiệu ở đây được tòa án xác định là giao dịch giả tạo, đó
là giao dịch mua bán nhà đất giữa bà Lê Thị H và ông Bùi Quang S và giao dịch thực
chất đây là giao dịch vay mượn tài sản của ông Bùi Quang S và bà Hồ Thị Minh C.
Theo Điều 137 Bộ luật dân sự năm 2005: “Giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch
dân sự bị vô hiệu là buộc các bên phải trao trả cho nhau những gì đã nhận. Nếu không
trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền”. Xét giao dịch mua bán nhà bị vô hiệu,
nên buộc ông S trả lại cho bà H căn nhà hoặc giá trị tương đương. Phía bà H chưa nhận
tiền mua nhà của ông S, nên không phải hoàn trả cho ông S. Đặt giả sử, theo như ông
S khai có cho bà H vay tiền 400.000.000 đồng là có thật và hai bên xác lập giao dịch
mua bán nhà để nhằm đảm bảo nợ vay thì giao dịch cho vay tiền (giao dịch bị che
giấu) vẫn có hiệu lực. Qua đó cho thấy, tòa án hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã áp
dụng hợp lý các căn cứ pháp luật và đưa ra quyết định đúng đắn theo tinh thần pháp
luật.
Xét sau khi ký hợp đồng mua nhà của bà H, ông S đăng ký quyền sở hữu nhà và

quyền sử dụng đất, được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền chứng nhận ngày
13/3/2009 (theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở vào sổ số
19159/2001 ngày 13/9/2001 của Ủy ban nhân dân thành phổ Hồ Chí Minh). Xét Ngân
hàng có giao dịch nhận thế chấp nhà, đất của ông S, trong khi căn nhà đã được Ủy ban
nhân dân cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng cho ông S; Ngân hàng cũng
không biết giao dịch chuyển nhượng nhà, đất giả tạo giữa bà H vớì ông S; thủ tục thế
chấp phù hợp với quy định tại Điều 318, 345 Bộ Luật dân sự 2005, Điều 12 Nghị định
163/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm. Do đó cần bảo vệ
quyền lợi cho Ngân hàng ngay tình, khi giao dịch chuyển nhượng nhà, đất giữa bà H
và ông S vô hiệu. Qua lời khai và các căn cứ pháp lý là các văn bản quy phạm pháp
22


luật, xét thấy có thể hoàn toàn xác định được Ngân hàng được xem xét là Bên thứ ba
ngay tình trong giao dịch bị vô hiệu và không có căn cứ pháp lý vì về bản chất giao
dịch mua bán nhà đất của bà H và ông S là bị vô hiệu nên ôn S không phải chủ sở hữu
và không có quyền với mảnh đất đó. Án sở thẩm chỉ buộc ông S trả lại giá trị đất, nhà
mang số 13/6/26 đường TN cho bà H, theo kết quả của Hội đồng định giá, có giá
887.427.680 đồng (bao gồm cả phần giá trị xây dựng do bà H khai có xây thêm mới Bút lục 351, 363) là đúng.
Còn về phía phần nhà đất, việc không chấp nhận hủy giấy chứng nhận hủy bỏ
Quyền sử dụng đất của ông S là hoàn toàn hợp lý. Đó không chỉ vì bà H khai có biết
ông S sang tên quyền sở hữu căn nhà nhưng bà H vẫn không khiếu nại việc cấp chứng
nhận quyền sở hữu nhà cho ông S (mãi đến ngày 22/10/2009 bà H mới gửi đơn kiện
đến Tòa án (bút lục 296); ngày 08/02/2010 vợ chồng ông S đã thế chấp nhà, đất này để
vay tiền của Ngân hàng, có đăng ký thế chấp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
quận G.)và xét thấy thủ tục thế chấp phù hợp với quy định tại Điều 318, 345 Bộ luật
dân sự năm 2005, Điều 12 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính
phủ về giao dịch bảo đảm; mà còn đảm bảo quyền lợi hợp pháp của Ngân hàng P, nếu
hủy giấy chứng tờ đấy thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực và quyền lợi của ngân hàng theo


đồng tín dụng số 010/10HĐT, Ngân hàng cho ông S vay số tiền 450.000.000 đồng,
thời hạn 60 tháng, lãi suất 18%/1 năm, tài sản thế chấp là căn nhà số 13/6/26 TN,
phường X, quận G do ông Bùi Quang S và bà Chu Thị Ngọc V là chủ sở hữu . Đây
là biện pháp bảo vệ bên thứ ba theo Khoản 2 Điều 138 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương
đương khoản 2 Điều 133 Bộ luật Dân sự năm 2015 - Điều

133. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu: 2.
Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho
người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện
giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu. Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa
được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ
ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua
bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể
này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.)
23


Qua bán án Sơ thẩm 146/2014/DSST ngày 15-4-2014 của Tòa án nhân dân quận Gò
Vấp và bản án dân sự phúc thẩm số 1258/2014/DS-PT ngày 22-9-2014 của Tòa án
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã cho thấy tinh thần của Bộ luật dân sự và những
cơ quan, cá nhân áp dụng luật pháp bên cạnh cân nhắc việc bảo vệ quyền lợi cho chủ
sở hữu tài sản mà còn chú trọng việc bảo vệ quyền lợi của các bên thứ ba ngay tình nói
chung và những người ngay tình không có căn cứ pháp lý về quyền sở hữu. Quyết định
của tòa án minh chứng một điều là pháp luật ngày càng phát triển theo hướng công
bằng, ngày càng chú trọng việc đảm bảo việc bảo vệ quyền lợi cho tất cả các bên.
3.2. Bản án số 59 /2018/DS-PT. Ngày : 17 - 5 - 2018 V/v, “Yêu cầu tuyên bố hủy hợp
đồng mua bán đấu giá, hủy quyết định cá biệt; yêu cầu giao tài sản” của Tòa án
nhân dân thành phố Đà Nẵng.

3.2.1. Nội dung vụ án
Nguyên đơn là ông Đào Hữu P, bà Nguyễn Thị H trình bày:
Vào tháng 8/2008, Ông P và bà H có ký hợp đồng bảo lãnh thế chấp là người thứ ba
cho bên vay là Công ty cổ phần đầu tư xây dựng X (gọi tắt là Công ty X) vay tại Ngân
hàng Q chi nhánh Đà Nẵng (gọi tắt là Q Đà Nẵng) với số tiền bảo lãnh la
1.700.000.000 đồng bằng tài sản là lô đất B2-10 KDC số 1 phường H, quận H, thành
phố Đà Nẵng, giá trị thẩm định lô đất là 2.337.000.000,đ và Q Đà Nẵng chỉ duyệt cho
vay với giá trị tối đa là 1.700.000.000, đồng theo quy định của ngân hàng. Sau đó, Q
Đà Nẵng có nhận thế chấp một số thiết bị và tài sản khác mà Công ty X thế chấp để
vay tiếp các khoản khác, điều này thể hiện tại hợp đồng tín dụng số
02/324188/2008/NHQĐ.ĐN/03 ký ngày 05/01/2009, tổng giá trị hợp đồng thế chấp là
6.050.000.000, đồng được thể hiện tại điều 12 khoản 12/1 trong hợp đồng. Trong quá
trình vay, bên vay là Công ty X không thực hiện trả nợ nên Ngân hàng Q đã khỏi kiện
tại Tòa án quận T. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà Q Đà Nẵng đã rút đơn khởi
kiện. Về phía Ông P và bà H yêu cầu Công ty X thực hiện việc trả nợ cho ngân hàng
nhưng Công ty X đã thỏa thuận cùng với vợ chồng ông và các con mua lại ngôi nhà và
đất này. Hai bên lập hợp đồng mua bán và bàn giao nhà ở ký ngày 25/10/2010 với giá
thỏa thuận là 3,5 tỷ đồng. Bên mua Công ty X giao trước 1,7 tỷ đồng hẹn trong vòng 1
tháng sẽ trả số tiền còn lại để ra công chứng chuyển quyền sử dụng nhưng từ đó đến
nay Công ty X đã không thanh toán cho vợ chồng ông số tiền còn lại theo hợp đồng ký
ngày 25/10/2010 nên việc mua bán chưa hoàn thành. Tuy nhiên, việc các bên không
24


thực hiện đúng như hợp đồng cam kết nên việc mua bán chuyển nhượng chưa hoàn tất
nhưng không hiểu vì lý do gì giữa Công ty X và Q Đà Nẵng đã tự ý chuyển tài sản thế
chấp của vợ chồng ông là quyền sử dụng lô đất B2-10 KDC số 01 , phường H, quận H,
thành phố Đà Nẵng cho Công ty TNHH Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Q
chi nhánh Đà Nẵng và công ty này lại giao cho Công ty V đơn phương bán tài sản của
vợ chồng ông mà không hề có thông báo cho vợ chồng ông biết. Ngôi nhà này được

Công ty V làm thủ tục bán cho ông Trần Văn H và bà Nguyễn Thị H và được Sở Tài
nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và
tài sản gắn liền trên đất. Tháng 10/2009, ông Đào Hữu P thấy Công ty X trả lãi không
được cho Q Đà Nẵng nên ông mới thỏa thuận bán nhà cho người khác và đem tiền
xuống trả cho Q Đà Nẵng nhưng Q Đà Nẵng yêu cầu trả gốc và lãi là 4,5 tỷ đồng trong
khi đó theo định giá chỉ có 2,3 tỷ đồng.
Việc làm trên của ngân hàng, các cơ quan, cá nhân đã xâm phạm nghiêm trọng đến
quyền lợi và quyền định đoạt về tài sản của vợ chồng ông. Vì lý do trên nên vợ chồng
ông yêu cầu Toà án huỷ Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá SỔ 031-11/115HĐMBTSĐG giữa đơn vị bán dấu giá tài sản là Công ty V, đơn vị có tài sản là Công ty
TNHH Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Q và người mua được tài sản bán
đấu giá là ông Trần Văn H và biên bản đấu giá tài sản ngày 27/11/2015. Đồng thời, hủy
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở số CC668314 ký ngày 08/12/2015 mang
tên ông Trần Vãn H và bà Nguyễn Thị H do Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố
Đà Nẵng cấp. Ông P ước tính giá trị nhà đất nêu trên theo giá thị trường tại thời điểm
hiện nay khoảng 4,5 tỷ đồng, xin trả cho ngân hàng 2,5 tỷ và sổ tiền chênh lệch còn lại
cho ông được nhận thì ông sẽ bàn giao nhà và đất nêu trên. Vì vợ chồng ông chỉ thế
chấp lô đất B2-10 KOC số 1 , phường H, quận H, thành phố Đà Nẵng cho Công ty X
vay với giá trị là 1,7 tỷ đồng. Nên vợ chồng ông đồng ý trả số tiền 1,7 tỷ đồng cho Q
Đà Nẵng và không trả một khoản lãi nào vì Công ty X vay nguồn vốn này để kinh
doanh đem lại lợi nhuận cho Công ty X nên Công ty X phải trả mọi lãi vay.
Đối với yêu cầu độc lập của vợ chồng ông Trần Văn H và bà Nguyễn Thị H yêu cầu
Tòa án công nhận việc mua bán đấu giá tài sản là hợp pháp và buộc vợ chồng ông phải
bàn giao nhà đất tại số 18 Nguyền Hữu Dật, tổ 135, phường H, quận H, thành phố Đà
Nẵng cho vợ chồng ông H, bà H thì vợ chồng ông không đồng ý. Nếu Q Đà Nẵng
25


thực hiện việc mua bán đấu giá nhà đất của ông đúng quy định pháp luật thì ông đồng
ý bàn giao nhà đất cho vợ chồng ông H và bà H.
Bị đơn Ngân hàng Q đại diện theo ủy quyền của bị đơn Ngân hàng Q là ông Đào

Mạnh H trình bày:
Về quan hệ tín dụng giữa Q Đà Nẵng và Công ty X: Công ty X là pháp nhân do
ông Trần Hữu T giữ chức vụ Giám đốc, theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0400618496 do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà
Nẵng cấp lần đầu ngày 22/04/2008, có trụ sở tại số 385 Trần Cao Vân, phường X, quận
T, thành phố Đà Nẵng (hiện nay Công ty này đã bị giải thể bắt buộc).
Vào năm 2009, Ngân hàng Q chi nhánh Đà Nẵng (gọi tắt là Q Đà Nẵng) và Công ty
X đã ký kết nhiều Hợp đồng tín dụng để vay vốn.
Về việc giải ngân cho Bên vay Công ty X: Thực hiện hợp đồng, Q Đà Nẵng đã giải
ngân cho Công ty CP Đầu tư & Xây dựng X bằng nhiều khế ước nhận nợ .
Về tài sản thế chấp: Để đảm bảo cho các khoản vay nêu trên, bản thân Công ty X và
các bên thứ ba là ông Đào Hữu P và bà Nguyễn Thị H đã dùng tài sản thuộc quyền sở
hữu và sử dụng của mình để thế chấp cho Q Đà Nẵng nhằm đảm bảo cho nghĩa vụ trả
nợ của Công ty X, cụ thể như sau:
 Tài sản thế chấp là máy móc thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng của Công ty X
bao gồm các tài sản sau: Trạm trộn bê tông 45M3/H và các phụ kiện đi kèm, Máy
xúc lật Xiagong 916A, Trạm biến áp 1 80 K VA-35(22)/0,4KV. Việc thế chấp tài sản
đảm bảo nêu trên được Q Đà Nẵng và Công ty X lập thành Họp đồng thế chấp máy
móc thiết bị số: 02/324188/2008/NHQĐ.ĐN/HĐTC/02 ngày 05/12/2008 và Hợp
đồng thế chấp máy móc thiết bị số 02/324188/2008/NHQĐ.ĐN/HĐTC/03 ngày
12/12/2008.
 Tài sản thế chấp là quyền đòi nợ của Công ty X đối với 5: Công ty X đã dùng tài
sản là quyền dòi nợ phát sinh từ họp đồng số 819/HĐ-XD ký ngày 23/07/2009 giữa
Công ty X vó'i Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 (5) đê the chấp cho
Q Đà Nẵng nhằm đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ. Quyền đòi nợ của Công ty X đối với
5 là giá trị thi công gói thầu số 6 thuộc Dự án cao tốc C - Ninh Bình mà 5 có nghĩa
vụ thanh toán cho Công ty X theo Hợp đồng số 819/HĐ-XD ký ngày 23/07/2009 đã
ký kết và thực hiện giữa các bên. Giá trị Quyền đòi nợ mà Công ty X
26



×