Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

MỘT số KINH NGHIỆM dạy đọc HIỂU văn bản “CHIẾU cầu HIỀN” (SGK NGỮ văn 11) THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực học SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.01 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
Trang
1: MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài.............................................................................................1
1.2.Mục đích nghiên cứu......................................................................................1
1.3.Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................2
1.4.Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
2.NỘI DUNG
2.1.Cơ sở lí luận……………………………………………………....................2
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến…...………………...............3
2.3.Giải pháp đã sử dụng………………………………......................................4
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm...........................................................18
3.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1.Kết luận.........................................................................................................20
3.2.Kiến nghị.......................................................................................................20

0


1: MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài.
Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kĩ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc.Tập trung cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển
từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng,chú ý các hoạt
động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông trong dạy và học”.
Hiện nay việc dạy học ngữ văn trong nhà trường phổ thông đã chuyển từ


giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học.Từ việc thầy cô chủ
yếu giảng văn, nói cho học sinh nghe cái hay, cái đẹp của tác phẩm theo nhận
thức và cảm thụ của mình chuyển sang tổ chức, hướng dẫn học sinh biết cách
tiếp nhận, tự tìm hiểu cái hay, cái đẹp của tác phẩm bằng những hiểu biết và cảm
nhận của các em. Từ việc áp đặt những khuôn mẫu trong việc viết bài chuyển
sang dạy cho học sinh biết cách thức tạo lập một văn bản đúng quy cách, có nội
dung và biết diễn đạt.Từ việc coi nhẹ nói và nghe chuyển sang yêu cầu tập trung
rèn luyện cho học sinh biết nói tự tin, rõ ràng, mạch lạc...cùng với đó là cách
kiểm tra cũng phải thay đổi theo hướng đánh giá năng lực, xác định đúng khả
năng vận dụng, tạo sản phẩm (đọc, viết, nói và nghe) của người học.
Trong những năm qua việc đổi mới phương pháp dạy học đã có những
thành công bước đầu trong việc dạy học theo định hướng phát triển năng
lực.Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy ở trường, qua việc dự giờ các đồng nghiệp
tôi nhận thấy trong bộ môn ngữ văn có phần văn nghị luận trung đại, một số
giáo viên còn cho rằng văn bản nghị luận khô khan, khó cảm nhận, khó truyền
hứng thú cho học sinh. Do đó dẫn đến việc dạy sơ sài, thiếu đầu tư cho tiết
dạy ...vì thế học sinh cũng không có hứng thú học tập và ít quan tâm dẫn đến
việc tiếp thu kiến thức thụ động hiệu quả học tập không cao.Vì thế việc tổ chức
cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực trong giờ dạy văn nghị luận
trung đại sẽ làm cho giờ học văn trở nên sinh động, hấp dẫn đặc biệt các em có
hứng thú học tập hơn. Xuất phát từ vài trò của việc dạy học theo định hướng
phát triển năng lực cho học sinh trong bộ môn ngữ văn nói chung và trong
những bài văn nghị luận trung đại nói riêng. Tôi chọn đề tài: Một số kinh
nghiệm dạy đọc hiểu văn bản: “Chiếu cầu hiền” (SGK ngữ văn 11) theo định
hướng phát triển năng lực học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Với những trăn trở, tìm tòi của mình, tôi thực hiện đề tài này để tìm ra
phương pháp, cách thức tổ chức bài dạy tốt hơn, phù hợp với từng đối tượng học
sinh, giúp các em chủ động, tích cực chiếm lĩnh được kiến thức và biết vận dụng
1



những kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.Và mục đích
cuối cùng là để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập tại trường
THPT Cẩm Thủy 1 nói riêng và của ngành giáo dục nói chung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Trong phạm vi đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu phương pháp dạy học
theo định hướng phát triển năng lực của học sinh vận dụng vào bài “Chiếu cầu
hiền” Để thực hiện được đề tài, tôi chọn các lớp 11 mà tôi đang trực tiếp dạy.
Nhóm đối chứng(A) gồm (80 học sinh) của hai lớp: 11A10, 11A11
Nhóm thực nghiệm(B) gồm (80 học sinh) hai lớp: 11A2, 11A6.
Trong khi tổ chức bài giảng tôi cũng đã áp dụng tối đa kiến thức của ngữ
văn, phân môn tiếng việt, phân môn làm văn và kiến thức liên môn. Môn Lịch
sử, và vận dụng phương pháp dạy học tích cực định hướng hình thành năng lực,
lấy người học làm trung tâm, giúp học sinh thực sự được đặt vào các tình huống
có vấn đề và có nhu cầu giải quyết, để tư duy tìm cách giải quyết và vận dụng
những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Từ đó rút ra những cách tiếp
cận, giảng dạy có hiệu quả làm tiền đề áp dụng rộng rãi hơn cho những năm sau.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong chuyên đề này tôi sử dụng: Phương pháp phân tích và tổng hợp lý
thuyết, phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm. Kết hợp những lý
thuyết về các phương pháp dạy học tích cực, lý thuyết về dạy học theo định
hướng năng lực và thực tiễn giáo dục tại trường THPT Cẩm Thủy 1. Ngoài ra,
tôi còn sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin,
phương pháp thống kê, xử lý số liệu…
2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sơ lý luận.
Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý
tích cực hóa học sinh về mặt trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết
vấn đề gắn với những tình huống trong cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn

hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập
trong nhóm, đổi mới quan hệ GV - HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan
trọng. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kĩ năng riêng lẻ của các môn học
chuyên môn cần bổ sung chủ đề tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực học
sinh trong quá trình giải quyết các vấn đề phức hợp (Theo tổ văn trường Nguyễn
Công Trứ Kontum).
Dạy học ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh là thông
qua môn học học sinh có thể kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức,
kĩ năng với thái độ, tình cảm, động cơ cá nhân....nhằm đáp ứng hiệu quả một số
yêu cầu phức hợp của hoạt động trong một số hoàn cảnh nhất định. Các năng lực
đặc thù của môn học bao gồm: Năng lực giáo tiếp tiếng việt, năng lực thưởng
2


thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ, ngoài ra học sinh cũng cần phát huy các năng
lực khác như: năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp sáng tạo....
Văn nghị luận là một trong những kiểu văn bản quan trọng trong đời sống
xã hội của con người, có vài trò rèn luyện tư duy logic, năng lực biểu đạt những
quan niệm, tư tưởng sâu sắc trước cuộc sống.Văn nghị luận trung đại là những
tác phẩm có giá trị trong lịch sử giữ nước, dựng nước thời phong kiến. Nó là
“tiếng của cha ông thủa trước” góp phần xứng đánh làm nên và hun đúc những
truyền thống quý báu của dân tộc.Văn nghị luận gắn với học sinh giúp các em về
phương pháp tư duy, cách lập luận. Những bài văn nghị luận trung đại có thể coi
là những bài văn mẫu mực trong cách lập luận.Trong khi lập luận trong văn nghị
luận của học sinh hiện nay rất yếu, khi viết bài văn các em lúng túng chưa xác
định được hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng và xác đáng. Việc dạy đọc hiểu
tốt các bài văn nghị luận trung đại theo định hướng phát triển năng lực sẽ giúp
học sinh có hứng thú học tập, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của mình làm cho tiết học văn trở nên sinh động, hấp dẫn, các em sẽ có hứng thú
hơn trong giờ học và đặc biệt các tác phẩm nghị luận trung đại sẽ không còn bị

đóng băng trong lớp sương nghệ thuật trung đại.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến:
Giáo sư Lê Trí Viễn từng nói, dạy ngữ văn cho hay không phải là dễ dàng,
đặc biệt là dạy văn nghị luận.
Trong quá trình dạy học ở trường THPT Cẩm Thủy 1 và quá trình đi dự
giờ thăm lớp các đồng nghiệp trong tổ bộ môn. Tôi thấy các em không thích
học những bài văn nghị luận trung đại do tiết học văn nghị luận trung đại còn
đơn điệu. Bản thân các giáo viên khi dạy các bài văn nghị luận trung đại cũng
không chú trọng đầu tư như các bài giảng văn vẫn nặng về truyền thụ kiến thức
lí thuyết và truyền thụ tri thức một chiều, việc rèn luyện kĩ năng sống, kĩ nẵng
giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua vận dụng tri thức
tổng hợp chưa thực sự được quan tâm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin
truyền thông, sử dụng các phương tiện dạy học chưa được quan tâm dẫn đến
học sinh chưa khắc sâu được kiến thức khiến cho nên việc ghi nhớ kiến thức
còn hạn chế, học sinh học thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống
trong thực tiễn.
Trước thực trạng đó tôi đã tiến hành kiểm tra khảo sát học sinh trên cả hai
nhóm đối chứng(A) và nhóm thực nghiệm (B). Kết quả thu được như sau:
Bảng1: Kết quả kiểm tra kết quả học tập của các nhóm trước thực nghiệm.
Nhóm
Đối
chứg

Lớp
11A10
11A11

Sĩ số
40
40


Giỏi
SL
%
0
0
0
0

Điểm
Khá
Trung bình
SL
%
SL
%
5
12.5
23
57.5
6
15
22
55

Yếu
SL
13
11


%
27.5
22.5
3


(A)

Tổng

80

0

0

11

13.7
5
37.5
32.5
12.5

45

56.25

24


23.75

Thực 11A2
40
0
0
5
21
52.5
12
25
nghiệm 11A6
40
0
0
5
24
60
13
27.5
(B)
Tổng
80
0
0
10
45 56.25 25 31.25
Nhìn vào bảng 1 ta thấy:
Kết quả trước khi tiến hành thực nghiệm, hai nhóm có thành tích gần
tương đương nhau và nhóm đối chứng có phần tốt hơn. Cụ thể:

- Số học sinh đạt điểm khá của nhóm đối chứng(A) là 11 học sinh, chiếm tỉ lệ
13.75%. Còn số học sinh đạt điểm khá của nhóm thực nghiệm(B) là 10 học sinh
chiếm tỉ lệ 12.5%.
- Số học sinh đạt điểm trung bình của nhóm đối chứng(A) và nhóm thực
nghiệm(B) là 45 học sinh chiếm tỉ lệ 56.25%.
- Số học sinh đạt điểm kém của nhóm đối chứng(A) là 24 học sinh, chiếm tỉ lệ
23.75%. Còn số học sinh đạt điểm kém của nhóm thực nghiệm(B) là 25 học sinh
chiếm tỉ lệ 31.25%.
Biểu đồ 1: Kết quả kiểm tra học tập của các nhóm trước thực nghiệm
56.25 56.25

%

50
40
31.25

30
23.75

20

13.75
12.5

10
0

0


0
Giỏi

Khá

Nhóm Đối Chứng

Trung bình

Yếu

Mức điểm

Nhóm Thực nghiệm

Việc dạy học phát triển năng lực học sinh được xem là phương pháp dạy
học hiệu quả, học sinh được tìm tòi, được thể hiện quan điểm của mình trong
quá trình học tập, ứng dụng được những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống
làm cho giờ giảng văn trở nên sinh động hơn, dễ học, dễ nhớ hơn và đó cũng
chính là điều mà các em học sinh và xã hội đang quan tâm.
2.3 Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
4


2.3.1 Chuẩn bị kiến thức:
Để một bài học thành công thì không chỉ việc giáo viên chuẩn bị bài giảng mà
đòi hỏi học sinh cũng phải chuẩn bị kiến thức trước ở nhà trước. Tuy nhiên hiện
nay tài liệu học tập phong phú các em có thể tìm hiểu trên mạng, sách, báo ...
.nhưng nếu không biết cách chắt lọc các em sẽ rối loạn vì thế tôi định hướng cho
các em tìm tài liệu viết về Ngô Thì Nhậm, Thể loại Chiếu, Vua quang Trung qua

các câu hỏi?
- Con người Ngô Thì Nhậm và dòng họ Ngô Thì
- Chiếu là một thể loại như thế nào?
- Hiểu biết của em về vị vua Quang Trung?
- Tại sao vua Quang Trung lại giao Ngô Thì Nhậm viết“ Chiếu cầu hiền
- Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung như thế nào?
Đây là khâu chuẩn bị kiến thức cần thiết bởi lẽ nếu các em có kiến thức tốt
về bài học từ đó sẽ có tâm lý vững vàng. Đó là yếu tố đầu tiên cho một giờ học
chủ động, hấp dẫn và đạt hiệu quả mong muốn.
2.3.2 Sử dụng công nghệ thông tin:
Tích hợp công nghệ thông tin làm cho bài dạy trở nên sinh động, hấp dẫn hơn,
tạo ra môi trường dạy học mang tính chất lượng cao, học sinh được khuyến
khích và tạo điều kiện chủ động tìm kiếm tri thức, tự rèn luyện bản thân
Khi giảng dạy bài “Chiếu cầu hiền” tôi sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin
như một phương tiện hộ trợ trong quá trình giảng dạy. Đó là phần ảnh, tư liệu
nêu câu hỏi, thu âm giọng đọc của nghệ sĩ về bài chiếu, chiếu các hình ảnh về
tác giả, sơ đồ tư duy về ý...làm cho giờ văn thêm sinh động, không gây sự nhàm
chán
Cụ thể: Khi vào phần tìm hiểu văn bản thay vì cho học sinh đọc như bình
thường các tiết dạy khác vẫn làm thì tôi thu băng giọng đọc nghệ sĩ thể hiện toàn
văn bài “chiếu cầu hiền” phát loa cho cả lớp nghe tạo không khí vào bài.
- Phần giới thiệu tác giả tôi chiếu ảnh về Ngô Thì Nhậm
- Dạy phần mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử sử dụng công nghệ thông tin
đưa hình ảnh về chòm sao Bắc Đẩu và sơ đồ về mối quan hệ giữa hiền tài và
thiên tử giúp các em dể hiểu hơn.
- Dạy phần tầm nhìn và tấm lòng của vua Quang Trung tôi sử dụng sơ đồ giúp
các em hiểu về con người vua Quang Trung là vị vua vì nước vì dân.
Kết quả học sinh học bài văn nghị luận nhưng không khô khan mà hấp dấn dễ
hiểu bài.
2.3.3 Lồng ghép kĩ năng sống vào bài dạy:

Mac-ximGor-ki đã từng nói“ văn học là nhân học”. Dạy văn là dạy các em
học sinh làm người, con người có khả năng thích ứng, hội nhập với xã hội hiện
5


đại và chúng ta biết rằng học sinh không phải là chiếc bình cần đổ đầy kiến thức
mà các em là những ngọn đuốc cần thắp sáng, vì vậy hơn ai hết giáo viên dạy
văn cần phải cố gắng giữ và thổi bùng ngọn lửa ấy trong tâm hồn các em. Thông
qua bài dạy tôi giúp học sinh có những bài học thiết thực gắn với đời sống để
các em biết cách ứng xử, ứng phó, thể hiện mình và trau dồi nhân cách, biết cách
sống hữu ích, tránh những va vấp trong cuộc đời cho nên trong quá trình dạy bài
“Chiếu cầu hiền” tôi đã cho một số câu hỏi để lồng ghép kĩ năng sống giúp các
em thấy bài học văn nghị luận không hề khô khan mà ngược lại rất phong phú
và bổ ích cụ thể:
Khi dạy mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử (quy luật xử thế của người hiền)
Tôi đặt ra tình huống ứng dụng vào thực tế để hs vận dụng vào cuộc sống:
HS:Trong phần này: Ngô Thì Nhậm nói người hiền có sứ mệnh phục vụ
vua, phục vụ đất nước vậy trong xã hội hiện nay sứ mệnh đó thuộc về ai?
Tôi lồng kĩ năng sống về sứ mệnh của người hiền tài trong thời đại hiện nay:
Hiện nay không chỉ người học rộng tài cao mới có sứ mệnh của người hiền
tài mà tất cả mọi người có năng lực, có khả năng trên lĩnh vực nào đó, đều phải
biết rõ mình cần phải làm gì. Mỗi người cần rút ra cho mình một bài học về cách
sống ở đời. Một cá nhân rụt rè, nhút nhát, tự phụ khó khẳng định được vị thế
trong xã hội, mà hãy tự tin, bản lĩnh cống hiến hết mọi khả năng của mình cho
cuộc đời rộng lớn. Đó mới là ý nghĩa cuộc sống của con người hiện đại trong thế
giới phẳng - giao lưu và hội nhập.
Khi dạy phần: Cách xử sự của sĩ phu Bắc Hà, thực trạng, nhu cầu của đất
nước và tấm lòng của vua Quang Trung:
Tôi cho HS thảo luận nhóm: Trước thái độ của sĩ phu Bắc Hà, trước hoàn
cảnh yêu cầu thực tế của đất nước, Thái độ tâm trạng của vua Quang Trung

như thế nào? Và em học được gì? Cần phải làm gì?Kkhi trong cuộc sống có
tình thế nhiều người phản đối những việc làm của em, không ủng hộ em trong
khi việc làm của em đang cần họ giúp đỡ hoặc em sẽ xử sự như thế nào khi có
một cấp trên mới đến mà em chưa biết em có ủng hộ hay quay lưng làm việc
cầm chừng?
Tôi lồng kĩ năng sống: Qua đoạn văn về cách sử sự của sĩ phu Bắc Hà và thái
độ của Vua Quang Trung các em thấy rằng trong cuộc sống phải thể hiện năng
lực của bản thân trong mọi hoàn cảnh để cống hiến và khi đánh giá con người
phải nhìn nhận họ trong các mối quan hệ qua lại với hoàn cảnh sống để có thái
độ đánh giá đúng mực,dùng tấm lòng, tầm nhìn của bản thân để thuyết phục
mọi người.
Khi dạy phần đường lối cầu hiền của vua Quang Trung:
Em rút ra bài học gì từ nghệ thuật ứng xử của vua Quang Trung và Ngô
Thì Nhậm?
6


Bài học về cách ứng xử ở đời: Lấy chí để phục chí, lấy tâm để phục tâm,
lấy công bằng, dân chủ để phục nhân. Đây là nghệ thuật ứng xử của con người
trong mọi thời đại mà mỗi chúng ta cần phải học để áp dụng trong các tình
huống của cuộc sống.
2.3.4 Sử dụng phương pháp tích hợp liên môn:
Văn học cũng như mỗi tác phẩm văn chương luôn luôn được ra đời trong những
bối cảnh lịch sử xã hội cụ thể, những yếu tố đó thẩm thấu, chắt lọc thông qua
lăng kính của nhà văn để đi vào tác phẩm. Cho nên khi dạy một tác phẩm văn
chương cụ thể chúng ta phải tìm đến bối cảnh ra đời, phải bám sát vào đặc trưng
thể loại, để từ đó tìm ra luận điểm, luận cứ thì bài học sẽ rõ, học sinh dễ tiếp
nhận. Cụ thể tôi đã sử dụng phương pháp này như sau:
Tích hợp kiến thức môn lịch sử ở lớp 10 bài 23 “Phong trào Tây Sơn và sự
nghiệp thống nhất đất nước bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII” những thông tin

cần thiết cho việc đọc hiểu văn bản “Chiếu cầu hiền”.
Tích hợp với phân môn làm văn. Nếu trong các văn bản khác ta hỏi sau khi đọc
văn bản em có thể cho biết văn bản chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
Thì trong bài “Chiếu Cầu hiền” GV hỏi:
Văn bản “Chiếu cầu hiền” gồm mấy luận điểm? Đó là những luận điểm
nào? Bài “Chiếu cầu hiền” thuộc văn nghị luận chính trị xã hội việc tìm ra các
luận điểm sẽ giúp các em tìm hiểu văn bản dễ hiểu nhất.
- GV tích hợp với kiến thức phân môn tiếng việt. Đặc điểm của văn học trung
đại là sử dụng nhiều điển tích, điển cố.
HS Em thử thống kê xem đoạn này tác giả sử dụng bao nhiêu điển cố, điển
tích? Cách sử dụng 9 điển tích, điển cố hàm ý chỉ những những cách xử sự như
vậy của sĩ phu Bắc Hà có điểm chung: lẩn tránh, xa lánh nhà vua, uổng phí tài
năng.
Ý nghĩa của việc sử dụng được lấy từ trong kinh điển nho gia mang ý
nghĩa tượng trưng, giọng điệu nhận xét trâm biếm nhẹ nhàng, cách nói ẩn dụ,
nói tránh, lời lẽ tế nhị tỏ ra người viết có kiến thức sâu rộng khiến người nghe là
trí thức không tự ái mà còn nể trọng, tự nhận ra thái độ ứng sử chưa thỏa đáng
Kết quả khi sử dụng phương pháp là các em dễ tiếp thu kiến thức bài học.
2.3.5 Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm:
Trong dạy học hiện đại phương pháp thảo luận nhóm phát huy được tính tích
cực chủ động, lòng ham mê học của học sinh,tránh lối học thụ động , giúp học
sinh phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề theo nhóm , có tinh thần đoàn kết cao.
Khi thảo luận nhóm dưới sự giám sát của thầy cô giáo giúp học sinh hạn chế
thói quen xấu như nói chuyện riêng, thiếu tập trung....Đa số học sinh khi thảo
luận nhóm đều dùng phương pháp suy luận và tư duy để giải quyết vấn đề ...Nên
những tri thức mà các em thu nhập sẽ khắc sâu và dễ nhớ từ đó nâng cao tình

7



cảm yêu thích văn chương . Vì thế tôi áp dụng phương pháp này một cách có
hiệu quả trong bài dạy, cụ thể:
Khi dạy phần tiểu dẫn tôi sẽ cho các em thảo luận nhóm ví dụ như: Tại
sao Vua Quang Trung lại giao cho Ngô Thì Nhậm viết “Chiếu cầu hiền”. Em có
nhận xét gì về đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.
Học sinh sau khi thảo luận nhóm trình bày ý kiến của mình, các em sẽ
đưa ra những ý kiến khác nhau và giáo viên sẽ chỉ ra cho các em thấy cái tài
năng dùng người của vua Quang Trung cũng như đường lối cầu hiền đến nay
vẫn còn nguyên giá trị.
Tìm hiểu phần 2 Cách xử sự của sĩ phu Bắc Hà, thực trạng, nhu cầu của
đất nước và tấm lòng của vua Quang Trung.Tôi hướng dẫn HS tìm hiểu nội
dung và nghệ thuật lập luận của Ngô Thì Nhậm bằng cách cho thảo luận nhóm
để học sinh phát hiện tài năng lập luận của Ngô Thì Nhậm cũng như tấm lòng
của vua Quang Trung.
Tìm hiểu phần 3: Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung tôi cho học
sinh thảo luận nhóm. Em rút ra bài học gì từ nghệ thuật ứng xử của vua Quang
Trung và Ngô Thì Nhậm?
Kết quả khi sử dụng phương pháp là các em đã khắc sâu kiến thức của bài học
2.3.6 Sử dụng phương pháp vấn đáp gợi mở:
Dạy văn không chỉ cần đến kiến thức là đủ mà thêm vào đó là cảm xúc, tình
cảm của con tim, không khí văn trong lớp. Cái đẹp của văn chương không chỉ
thể hiện ở ngôn từ mà còn chìm sâu trong tầng nghĩa của văn bản, của thế giới
hình tượng bởi vậy người thầy phải biết gợi mở vấn đề để cẩm nhận chiều sâu
của văn bản vì thế phương pháp không thể thiếu là sự gợi mở
Áp dụng phương pháp này, tôi chú ý đến hệ thống câu hỏi gợi tìm cho học sinh
khám phá tác phẩm. Ví dụ khi tìm hiểu phần tiểu dẫn, tôi đặt các câu hỏi cho
học sinh. Tại sao vua Quang Trung lại chọn Ngô Thì Nhậm viết chiếu cầu hiền?
Ngô Thì Nhậm từng làm quan triều nào? Việc chọn Ngô Thì Nhậm có viết sẽ có
tác động gì tới sĩ phu Bắc Hà?
Khi dạy phần, cách xử sự của sĩ phu Bắc Hà, thực trạng nhu cầu đất nước,

tấm lòng của vua Quang Trung.Tôi đưa ra các câu hỏi gợi mở: Tác giả đã dùng
những điển cố, điển tích nào để chỉ ra thái độ của sĩ phu Bắc Hà? Cách dùng
điển cố mang lại hiệu quả gì? Vua Quang Trung chỉ ra những khó khăn nào của
đất nước? Cách đặt câu hỏi “hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng”? Có
đúng là vua Quang Trung ít đức không?. Vậy cách đặt câu hỏi sẽ có tác động
như thế nào đến suy nghĩ của sĩ phu Bắc Hà?.Cùng với bầu không khí văn
chương và tâm thế đồng sáng tạo của người thầy mang đến, những câu hỏi gợi
mở sẽ giúp cho thầy khéo léo cuốn hút học sinh vào bài giảng để khám phá tác
phẩm một cách hiệu quả nhất.
2.3.7 Sử dụng phương pháp giảng bình:

8


Đây là phương pháp quan trọng. Những lời bình của thầy như chất xúc tác,
men say để các em sống cùng tác phẩm và nhớ mãi bài học của mình. “ Chiếu
cầu hiền” là tác phẩm nghị luận chính trị xã hội thường khô khan vì thế tôi phải
chọn những chi tiết đặc sắc để bình ví như khi dạy phần xử sự của sĩ phu Bắc Hà
và tấm lòng của vua Quang Trung tôi sẽ bình về cách nói “hay trẫm ít đức không
đáng để phò tá chăng” cùng với các câu hỏi tu từ để thấy. Đây là những lời lẽ
không đúng sự thật. Quang Trung là một đại anh hùng. Cách viết nhằm đặt
người nghe vào thế phải suy nghĩ lại, phải quyết định cho mình một hướng đi
mới đúng đắn. Các câu hỏi tu từ được sử dụng rất đắt:
Nếu hai câu đầu “hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng?“ Hay đang
thời đổ nát chưa thể ra phụng sự chăng” xoáy vào lòng người đọc, buộc đối
tượng phải nhìn lại cách ứng xử với Tây Sơn thì câu hỏi thứ ba “huống
nay...của trẫm hay sao?” lay động, mời gọi người hiền về với Tây Sơn. Điều này
cho thấy Ngô Thì Nhậm đã đạt đến bậc thầy trong nghệ thuật lập luận. Cách lập
luận này chúng ta cần phải học tập.
2.4 Giáo án kiểm nghiệm:

Tiết 22: Đọc văn

Bài: CHIẾU CẦU HIỀN
(Cầu hiền chiếu)

Ngô Thì Nhậm

1. Kiểm tra bài cũ (2 phút)
Em hãy cho biết tính bi tráng của hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong
“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”.
2. Triển khai bài mới:
Bao gồm các hoạt động khởi động, hình thành kiến thức, thực hành và vận
dụng mở rộng. Trong mỗi một hoạt động tôi cũng trình bày luôn mục đích thực
hiện, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cũng như kiến thức, kĩ năng cơ
bản của từng phần.
Hoạt động: Khởi động
- Thời gian: 3 phút.
- Mục đích: Giúp học sinh nhớ lại những người hiền tài việc làm của họ
với đất nước từ đó giáo viên dẫn dắt vào bài.
- Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV giao nhiệm vụ:
GV nhận xét và dẫn vào bài:
- Lớp 10 các em đã học bài nói
“Hiền tài là nguyên khí của quốc
về vai trò của nhân tài đối với đất gia” vì thế ở thời kì nào những nhà
nước các đế vương đã có những lãnh đạo, đều phải thu phục hiền tài để
chính sách gì để khuyến khích nhân phục vụ đất nước. Sau đại thắng quân
tài?

Thanh, vua Quang Trung Nguyễn Huệ
- Em có thể kể về người hiền tài đã bắt đầu kế hoạch xây dựng đất
hoặc thái độ ứng xử của người hiền nước, củng cố triều đại mới. Nhà vua
9


tài mà em ấn tượng?
sai Tả thị lang Ngô Thì Nhậm - một
HS thực hiện nhiệm vụ và báo danh sĩ Bắc Hà soạn tờ “Chiếu cầu
cáo kết quả:
hiền” với mục đích thuyết phục mọi
người, kêu gọi những người hiền tài
khắp nơi, đặc biệt là nho sĩ, sĩ phu
miền Bắc bỏ mặc cảm, đem hết tài sức
cộng tác với triều đình và cùng nhà
vua chấn hưng đất nước. Để hiểu rõ
hơn vai trò của hiền tài cũng như tài
năng đức độ của vua Quang Trung tiết
học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu
bài «Chiếu cầu hiền ».
Hoạt động : Hình thành kiến thức.
- Thời gian: 32 phút
- Mục đích: Giúp học sinh nắm được những nét cơ bản về tác giả Ngô Thì
Nhậm,Vua Quang Trung, Thể loại chiếu, quy luật xử thế của người hiền (mối
quan hệ giữa hiền tài và thiên tử).
- Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận, giảng bình.
Hoạt động của GV - HS
Hoạt động 1: (thời gian 5 phút)
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về về
tác giả, tác phẩm:

- Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở,
nêu vấn đề
- Cách thức: HS đọc, GV nêu vấn
đề
- GV gọi HS đọc phần tiểu dẫn
- Em hãy cho biết vài nét về tác
giả Ngô Thì Nhậm?

Nội dung cần đạt
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm:
1.Tác giả:
- Ngô Thì Nhậm( 1746 - 1803) hiệu
Hi Doãn thuộc dòng họ Ngô Thì
- Người làng Tả Thanh oai,Trấn Sơn
Nam( nay là Thanh Trì - Hà Nội).
- Là người học giỏi đỗ đạt, từng làm
quan đại thần dưới thời chúa Trịnh
- Khi Lê - Trịnh sụp đổ, ông theo
phong trào Tây Sơn và lập được
nhiều công lớn trong triều vua
Quang Trung và được tín nhiệm
giao nhiều trọng trách. Vua Quang
Trung đã từng ca ngợi ông “Thuộc
dòng văn học Bắc Hà, thông thạo
việc đời”.

Đền thờ dòng họ NgôThì Thanh Oai,
Thanh Trì, Hà Nội

10



2. Tác phẩm:
a. Hoàn Cảnh sáng tác:
- Được viết vào khoảng năm
1788 - 1789 khi tập đoàn Lê - Trịnh
tan rã.Triều Tây Sơn ra đời, quan lại
Chân dung Ngô Thì Nhậm
nhà Lê, trí thức Bắc Hà chưa hiểu
- HS: Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời
hết sứ mệnh lịch sử của vua Quang
bài chiếu?
Trung nên phản ứng tiêu cực.
- Quang Trung giao cho Ngô Thì
Nhậm thay lời mình viết “Chiếu cầu
hiền” kêu gọi những người tài đức
ra giúp nước.

Tích hợp kiến thức về phân môn
Lịch sử ở lớp 10 bài 23 “Phong trào
Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất
nước bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII”
những thông tin cần thiết cho việc đọc
hiểu văn bản “Chiếu cầu hiền”.
- Ba anh em Nguyễn Huệ,
Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ lãnh đạo
khỡi nghĩa Tây Sơn lật đổ chế độ
phong kiến nhà Nguyễn ở đàng trong,
đánh tan quân xâm lược Xiêm và thế
lực của Nguyễn Ánh, lãnh đạo nghĩa

quân lật đổ chế độ phong kiến họ Trịnh
ở đằng ngoài, xóa bỏ chế độ phong
kiến nhà Lê mục nát (1786), quét sạch
20 vạn quân xâm lược Mãn Thanh ra
khỏi bờ cõi khôi phục nền độc lập
thống nhất đất nước lập ra triều đại Tây
Sơn. Nhiều nhà nho sáng suốt đã ủng
hộ triều đại Tây Sơn, tuy vậy có không
ít nhà nho, những trí thức trốn tránh
việc nước vì chưa hiểu triều đại mới.
triều đình mới gặp nhiều khó khăn
trong buổi đầu. Trước tình hình đó vua

b. Thể loại :
- Chiếu là một thể thơ văn có
nguồn gốc từ Trung Quốc thời xưa
thường do vua ban bố mệnh lệnh
cho bề tôi, thần dân.
- Chiếu được viết bằng văn
vần, văn xuôi, hoặc văn biền ngẫu.
- Văn của chiếu trang trọng, lời
lẽ rõ ràng tao nhã.
11


Quang Trung quyết định ban chiếu cầu
hiền tài ra giúp nước.
GV: Giải thích vì sao vua Quang
Trung chọn Ngô Thì Nhậm viết “ chiếu
cầu hiền”.

GV: Các em đã học “Chiếu dời đô” ở
lớp 8 em hiểu như thế nào về thể loại
chiếu?

- Bài chiếu thường mang nội
dung bàn bạc những vấn đề liên
quan đến vận mệnh quốc gia.
- Chiếu cầu hiền thuộc văn nghị
luận chính trị xã hội.
c. Bố cục: Ba luận điểm (ba phần)
+ Luận điểm 1( Phần 1): Quy
luật xử thế của người hiền (Mối
quan hệ giữa hiền tài và thiên tử)

GV: Thu băng giọng đọc nghệ sĩ
thể hiện toàn văn bài “chiếu cầu
Từ:Từng
nghe......Sinh
ra
hiền” phát loa cho cả lớp nghe tạo người hiền vậy.
không khí vào bài.
+ Luận điểm 2 (Phần 2): Cách xử
sự của sĩ phu Bắc Hà và nhu cầu
phát triển của đất nước.
GV: Tích hợp với phân môn làm văn.
Từ: Trước đây thời thế suy vi ...
Nếu trong các văn bản khác ta hỏi sau đến ban đầu của trẫm hay sao.
khi đọc văn bản em có thể cho biết văn + Luận điểm 3 ( Phần 3): Con đường
bản chia làm mấy phần? Nội dung của cầu hiền của vua Quang Trung
từng phần ?

Từ: Chiếu này ban xuống ...
Thì trong bài “Chiếu Cầu hiền” đến hết.
GV hỏi:
II. Đọc hiểu chi tiết :
Văn bản “Chiếu cầu hiền” gồm 1. Mối quan hệ giữa hiền tài và
mấy luận điểm? Đó là những luận điểm thiên tử(quy luật xử thế của người
nào?
hiền)
- Mở đầu bằng việc dẫn luận ngữ
của Khổng Tử
So sánh:
Người hiền = sao sáng
Hoạt động 2: (thời gian 10 phút)
Thiên tử = Sao bắc thần
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về mối
quan hệ giữa hiền tài và thiên tử
-Phương pháp: Vấn đáp, gợi Hình ảnh so sánh Khẳng định vai trò
của hiền tài
mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm
- Lập luận:
- Cách thức: GV nêu vấn đề, gợi
+ sao sáng ắt chầu về bắc thần =>
mở, bình giảng
quy luật tự nhiên, của vũ trụ
GV: cho HS thảo luận nhóm?
+ người hiền ắt làm sứ giả cho
HS: quan điểm của nhà vua về
thiên tử =>quy luật xử thế
hiền tài như thế nào?
lập luận logics, chặt chẽ

mượn quy luật tự nhiên để nói quy
luật xã hội, quy luật đời sống
- Nêu phản đề (ngược lại)
+ Nếu che mất ánh sáng, giấu đi vẻ
đẹp (có tài mà không được đời
dùng)
12


+ Thì không phải ý trời sinh ra
người hiền
(trái với quy luật cuộc sống,
phụ lòng người).

Chòm Sao Bắc Đẩu
HS: Tác giả dùng biện pháp tu từ
nào để thể hiện mối quan hệ giữa hiền
tài và thiên tử? tác dụng của biện pháp
tu từ này?
HS : Nhận xét cách lập luận của tác giả?
GV chốt ý và bổ sung
GV: Đặt ra tình huống ứng dụng vào
thực tế để hs vận dụng vào cuộc sống
HS:Trong phần này : Ngô Thì Nhậm
nói người hiền có sứ mệnh phục vụ
vua, phục vụ đất nước vậy trong xã
hội hiện nay sứ mệnh đó thuộc về ai?
GV lồng kĩ năng sống về sứ mệnh
của người hiền tài trong thời đại hiện
nay:

Hiện nay không chỉ người học
rộng tài cao mới có sứ mệnh của
người hiền tài mà tất cả mọi người có
năng lực, có khả năng trên lĩnh vực
nào đó, đều phải biết rõ mình cần
phải làm gì. Mỗi người cần rút ra
cho mình một bài học về cách sống ở
đời. Một cá nhân rụt rè, nhút nhát,
tự phụ khó khẳng định được vị thế
trong xã hội, mà hãy tự tin, bản lĩnh
cống hết mọi khả năng của mình cho
cuộc đời rộng lớn. Đó mới là ý nghĩa
cuộc sống của con người hiện đại
trong thế giới phẳng - giao lưu và hội
nhập.

Cách đặt vấn đề bằng hình ảnh so
sánh tượng trưng, sử dụng câu nói
trong sách luận ngữ của Khổng Tử
(tạo tính chính danh cho “ chiếu cầu
hiền” vì đối với các nhà nho xưa lời
của Khổng Tử là chân lí) ngắn gọn,
quen thuộc, lời lẽ ý tứ giàu sức
thuyết phục, từ xa đến gần, khéo léo
khiến phần mở đầu đi vào lòng
người - đánh đúng tâm lí sĩ phu Bắc
Hà, vừa thể hiện lòng tôn kính coi
trọng hiền tài, thức tỉnh họ cách sử
sự sao cho hợp ý trời, hợp quy luật
lòng người, vừa cho sĩ phu Bắc Hà

thấy vua Quang Trung xuất thân
bình dân song là người có học vấn
am hiểu sách thánh hiền.
2 Cách xử sự của sĩ phu Bắc Hà,
thực trạng, nhu cầu của đất nước
và tấm lòng của vua Quang Trung
*Thái độ, cách xử sự của sĩ
phu Bắc Hà
- Tác giả liệt kê, sử dụng điển tích,
điển cố có ý nghĩa ước lệ tượng
trưng để thể hiện 4 thái độ
- Thái độ thứ nhất: Sự cố
chấp, bảo thủ ,đi ở ẩn, cố giữ tiết
tháo
- Thái độ thứ 2: Giữ mình im
13


Hoạt động 3: (thời gian 10 phút)
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu
cách xử sự của sĩ phu Bắc Hà, tấm
lòng của vua Quang Trung
-Phương pháp:Vấn đáp, gợi mở,
nêu vấn đề, thảo luận nhóm
- Cách thức: GV nêu vấn đề, gợi
mở, bình giảng
GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội
dung và nghệ thuật lập luận của Ngô
Thì Nhậm ở luận điểm 2 (tức phần 2)
bằng cách cho thảo luận nhóm

Nhóm1: Cách xử sự của sĩ phu Bắc Hà
Nhóm 2: Thái độ của vua Quang Trung
Nhóm 3: Hoàn cảnh và yêu cầu thực tế
của đất nước
HS: Trước việc Quang Trung tiến quân
ra bắc diệt Trịnh, các sĩ phu Bắc Hà đã
thái độ sử sự như thế nào?
GV tích hợp với kiến thức phân môn
tiếng việt. Đặc điểm của văn học trung
đại là sử dụng nhiều điển tích, điển cố
HS Em thử thống kê xem đoạn này tác
giả sử dụng bao nhiêu điển cố, điển
tích? Ý nghĩa của việc sử dụng?
HS:Nhận xét về nghệ thuật lập luận?
GV: bình cách đặt giả thiết: hay
trẫm ...vương hầu chăng? Đây là
những lời lẽ không đúng sự thật. Quang
Trung là một đại anh hùng. Cách viết
nhằm đặt người nghe vào thế phải suy
nghĩ lại, phải quyết định cho mình một
hướng đi mới đúng đắn Các câu hỏi tu
từ được sử dụng rất đắt:
Nếu hai câu đầu “hay trẫm ít đức
không đáng để phò tá chăng?“Hay
đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự
chăng” xoáy vào lòng người đọc, buộc
đối tượng phải nhìn lại cách ứng xử với
Tây Sơn thì câu hỏi thứ ba“ huống
nay....của trẫm hay sao?” lay động


lặng, kiêng dè, không lên tiếng, xếp
hàng nghi trượng (thái độ xa lánh
với vua)
- Thái độ thứ 3: Làm việc cầm
chừng: gõ mỏ, canh cửa: làm việc
không có nhiệt huyết năng lượng
- Thái độ 4: Cực đoan: tự vẫn,
ra bể, vào sông, chết đuối trên cạn
=> Bất hợp tác => uổng phí tài
năng
Cách sử dụng 9 điển tích, điển
cố hàm ý chỉ những những cách sử
sự như vậy của sĩ phu Bắc Hà có
điểm chung: lẩn tránh, xa lánh nhà
vua, uổng phí tài năng
Nghệ thuật lập luận:
Luận điểm: Cách sống hoài
nghi, xa lánh triều đại mới của trí
thức Bắc Hà là không hợp đạo đời
Triển khai luận điểm.
+ Một là: Xây dựng hệ thống
luận cứ để làm rõ cách xử thế của sĩ
phu Bắc hà (Một số mai danh ẩn
tích, một số sợ hãi im lặng làm bù
nhìn hoặc làm việc cầm chừng...)
+ Hai là luận cứ được lấy từ
trong kinh điển nho gia mang ý
nghĩa tượng trưng, giọng điệu nhận
xét trâm biếm nhẹ nhàng, cách nói
ẩn dụ, nói tránh, lời lẽ tế nhị tỏ ra

người viết có kiến thức sâu rộng
khiến người nghe là trí thức không
tự ái mà còn nể trọng, tự nhận ra
thái độ ứng sử chưa thỏa đáng
+ Ba là diễn đạt ý tứ bằng câu hỏi
để người nghe tự trả lời (hay trẫm ít
đức không đáng để phò tá
chăng).Từ đó khiến người nghe
không thể không thay đổi cách sử sự
* Tấm lòng cầu hiền của vua
Quang Trung
“ Ghé chiếu lắng nghe”
“ ngày đêm mong mỏi”

Thiết tha mong
14


mời gọi người hiền về với Tây Sơn.
chờ
Điều này cho thấy Ngô Thì Nhậm đã
+ Đặt giả thiết: “hay trẫm ít
đạt đến bậc thầy trong nghệ thuật lập đức không đáng để phò tá
luận. Cách lập luận này chúng ta cần chăng?“Hay đang thời đổ nát chưa
phải học tập
thể ra phụng sự
vương hầu
chăng”
-> Câu hỏi theo thế lưỡng đao,
khiến người nghe không thể không

thay đổi cách ứng xử
-> Cách viết tế nhị, tình lí rõ
ràng, có sức thuyết phục
*Niềm mong mỏi của nhà vua
trước hoàn cảnh và yêu cầu thực
tế của đất nước:
+ Hoàn cảnh và yêu cầu của đất
nước:
- Buổi đầu dựng nghiệp còn nhiều
khó khăn
- Giềng mối triều đình “còn nhiều
kiếm khuyết”
- Biên ải còn chưa yên
- Nhân dân chưa hồi sức sau chiến
tranh
- Vua dùng đức hóa “ Chưa thấm
nhuần khắp nơi”
=> Cái nhìn toàn diện, sâu sắc.
HS: Tác giả chỉ ra những khó khăn của Hoàn cảnh đất nước khó khăn, cần
đất nước như thế nào? Điều đó thể hiện có hiền tài
cái nhìn như thế nào của vua Quang
+ Tầm nhìn và tấm lòng của nhà
Trung?
vua:
- Tầm nhìn: “ Một cái cột không
thể đỡ nổi một căn nhà lớn, mưu
lược một người không thể dựng
nghiệp trị bình”
-> Cách nói có hình ảnh, chặt chẽ:
Tầm nhìn sâu rộng

- Tấm lòng:“nơm nớp lo lắng
...Nghĩ cho kĩ thì thấy...Suy đi tính
lại...Huống nay trên dải đất văn
hiến ...há...lại không...hay sao”
Lập luận: Xây dựng hệ thống
luận cứ là những lí lẽ từ thực tế đời
sống lập luận chặt chẽ đầy tính
thuyết phục, cách nói thấu tình đạt lí
15


HS: Nhà vua có tầm nhìn như thế nào sử dụng câu hỏi tu từ xoáy vào lòng
trước yêu cầu của đất nước?
người có tác động đến mọi đối
tượng, lòng thiết tha mong mỏi
nhưng cũng rất kiên quyết khiến
cho người nghe tâm phục khẩu phụ
HS: Tấm lòng của nhà vua ra sao? Dẫn
Thái độ tâm trạng của vua Quang
chứng?
Trung

HS: Cách lập luận của tác giả?
GV người tỏ chức chỉ đạo học sinh
phát hiện ra kiến thức mới vận dụng
sáng tạo kiến thức đã biết vào các
tình huống học tập và tình huống
thực tiễn
GV: Cho HS thảo luận nhóm: Trước
thái độ của sĩ phu Bắc Hà, trước hoàn

cảnh yêu cầu thực tế của đất nước,
Thái độ tâm trạng của vua Quang
Trung như thế nào? Và em học được
gì? Cần phải làm gì? khi trong cuộc
sống có tình thế nhiều người phản đối
những việc làm của em, không ủng hộ
em trong khi việc làm của em đang cần
họ giúp đỡ hoặc em sẽ xử sự như thế
nào khi có một cấp trên mới đến mà em
chưa biết em có ủng hộ hay quay lưng
làm việc cầm chừng?
GV lồng kĩ năng sống: Qua đoạn văn
về cách sử sự của sĩ phu Bắc Hà và
thái độ của Vua Quang Trung các em
thấy rằng trong cuộc sống phải thể
hiện năng lực của bản thân trong mọi
hoàn cảnh để cống hiến và khi đánh
giá con người phải nhìn nhận họ
trong các mối quan hệ qua lại với
hoàn cảnh sống để có thái độ đánh
giá đúng mực,dùng tấm lòng,tầm
nhìn của bản thân để thuyết phục mọi
người

Khoan thư
cảm thông
trước ứng
xử của nho



Thái độ
tâm
trạng
Thành
tâm,
mong
mỏi
thiết
tha
Đường

Khiêm
tốn,
nhún
nhường
nhưng
kiên
quyết

Khéo
léo, tài
tình

3.
lối cầu hiền của vua
Quang Trung:
* Chủ trương:
-Không phân biệt quan dân
- Không kể thứ bậc
-Tiến cử nghề giỏi, nghiệp

thông
- Lời hay chước giỏi thì
dùng,sơ suất không bắt tội
* Biện pháp cầu hiền:
+ Cách tiến cử đa dạng:
- Dâng thư tâu bày
- Quan lại tiến cử
-Tự mình tiến cử
=> Chủ trương mở rộng, tự do,
dân chủ, đúng đắn. Biện pháp cụ thể
dễ thực hiện. Vua Quang Trung
không chỉ là thiên tài quân sự, vị
lãnh đạo tài ba mà còn là vị vua có
tầm nhìn xa trông rộng. Đặc biệt là
chủ trương cầu hiền đúng đắn dễ
hiểu, dễ làm để khuyến khích mọi
Hoạt động 4: (thời gian 5 phút)
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đường hiền tài ra giúp nước.
lối cầu hiền của vua Quang Trung
- Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở,
16


nêu vấn đề, thảo luận nhóm
- Cách thức: Gv nêu vấn đề, gợi mở,
bình giảng
HS: Quang Trung đã cầu hiền bằng
những cách nào?
HS: Em có nhận xét gì về chủ trương,
biện pháp cầu hiền của vua Quang

Trung?
GV nhận xét trả lời của HS và chốt ý
GV cho HS thảo luận nhóm:
Em rút ra bài học gì từ nghệ
thuật ứng xử của vua Quang Trung và
Ngô Thì Nhậm?
Bài học về cách ứng xử ở đời: Lấy
chí để phục chí, lấy tâm để phục tâm,
lấy công bằng, dân chủ để phục nhân.
Đây là nghệ thuật ứng xử của con
người trong mọi thời đại mà mỗi
chúng ta cần phải học để áp dụng
trong các tình huống của cuộc sống

III. Tổng kết và dặn dò:
1. Nội dung:
Qua tác phẩm ta thấy vua
Quang Trung là một vua hiền với
khát vọng xây dựng đất nước
giàu mạnh. Một ông vua có tầm
nhìn xa trông rộng, nhận thức
được vai trò của người hiền đối
với đất nước. Đó là biểu hiện sâu
sắc của lòng yêu nước
2. Nghệ thuật
- Cách nói sùng cổ
- Lập luận sắc sảo, sức thuyết
phục cao
- Ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc.
Bài chiếu mang tính chất “cầu” hơn

“lệnh”. Đó là một bài chiếu đạt đến
độ thấu tình đạt lí

Hoạt động 5: ( thời gian 2 phút)
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần
tổng kết, củng cố và dặn dò học sinh
- Phương pháp: Vấn đáp, gợi
mở, nêu vấn đề.
- Cách thức: GV nêu vấn đề, gợi
mở.
GV: Hướng dẫn HS tổng kết bài học ở
hai phương diện nội dung và nghệ thuật
Hoạt động : Thực hành
Thời gian: 8 phút
Mục đích: Giúp HS củng cố lại Kiến thức
Phương pháp nêu vấn đề, gợi mở
Hoạt động của GV - HS

Nội dung cần đạt

GV ra bài tập (Tích hợp với phân GV: Dựa vào hệ thống dàn ý của HS để
môn làm văn)
nhận xét, chỉnh sửa theo hệ
thống luận điểm, luận cứ
HS: Em hãy viết dàn ý cho bài
trong bài chiếu
“chiếu cầu hiền”
Dặn dò HS - Về nhà học bài và soạn
17



bài “Xin lập khoa luật” của Nguyễn
Trường Tộ

2.4. Hiệu quả của sáng kiến.
Khi thực hiện giảng dạy trên các lớp tôi đã lấy học sinh của hai nhóm thực
nghiệm(B) và nhóm đối chứng(A) việc vận phương pháp, tổ chức tiết dạy và
chất lượng có sự khác nhau rõ rệt. Các lớp thực nghiệm có ưu thế hơn hẳn trong
việc tổ chức các hoạt động và đạt hiệu quả cao đồng thời mang đến kết quả tốt
hơn cho chính giáo viên.
Sau khi đã lựa chọn được một số phương pháp để xây dựng phong trào học
tập, tạo không khí sôi nổi, kích thích lòng đam mê, yêu thích bộ môn văn Tôi đã
thu được kết quả sau.
Bảng2: Kết quả kiểm tra kết quả học tập của các nhóm sau thực nghiệm.
Nhóm

Lớp

Đối
11A10
chứng 11A11
(A)
Tổng
Thực
11A2
nghiệm 11A6
(B)
Tổng

Sĩ số

40
40
80
40
40
80

Giỏi
SL
%
0
0
0
0
0
0
6
15
8
20
14 17.5

Điểm
Khá
Trung bình
SL
%
SL
%
8

20
22
55
10
25
21
52.5
18 22.5 43 53.75
15 37.5 16
40
13 32.5 17
42.5
28
35
33
41.2
5

Yếu
SL
10
9
19
2
3
5

%
25
22.5

23.75
5
7.5
6.25

Nhìn vào bảng 2 trên ta thấy:
Kết quả học tập của nhóm thực nghiệm(B) được nâng cao rõ rệt so với nhóm đối
chứng(A). Điều đó chứng tỏ rằng với cách dạy mới trên được đưa vào giảng dạy
đã phát huy được năng lực học sinh, tạo hứng thú và kích thích niềm đam mê
văn học tới số đông học sinh.

18


%
53.75

50
41.25

40

35

30
23.75

22.5

20


17.5

10

6.25

0

0

Giỏi
Nhóm Đối chứng

Khá

Trung bình

Yếu

Mức điểm

Nhóm thực nghiệm

Sau một thời gian nghiên cứu, giảng dạy cho hai nhóm đối chứng(A) và
nhóm thực nghiệm(B) ta có bảng so sánh sau:
Bảng 3: So sánh thành tích học tập của hai nhóm trước và sau thực nghiệm.
Thời điểm

Trước thực nghiệm

Sau thực nghiệm
Nh. đối
Nh. thực
Nh. đối
Nh. thực
Kết quả
chứng(%)
nghiệm(%)
chứng(%)
nghiệm(%)
Giỏi
0
0
0
17.5
Khá
13.75
12.5
22.5
35
Trung bình
56.25
56.25
53.75
41.25
Yếu
23.75
31.25
23.75
6.25

Trước thực nghiệm:
Nhóm đối chứng: Tỉ lệ học sinh có điểm yếu 23.75%, tỉ lệ HS đạt điểm trung
bình trở lên là 56.25% nhưng điểm khá chỉ đạt 13.75%, không học sinh đạt điểm
giỏi.
Nhóm thực nghiệm: Tỉ lệ học sinh có điểm yếu khá cao 31.25%, tỉ lệ HS đạt
điểm trung bình trở lên là 56.25% nhưng điểm khá thấp, chỉ đạt 12.5% trong đó
không học sinh đạt điểm giỏi.
Sau thực nghiệm: Qua kiểm tra Nhóm thực nghiệm(B) thành tích học tập đã
tăng lên đáng kể, không chỉ vậy điểm khá, giỏi cũng tốt hơn nhóm đối chứng(A)
rất nhiều. Cụ thể là:
Số học sinh đạt điểm giỏi của nhóm đối chứng(A) là 0 học sinh, chiếm tỉ
lệ 0%. Còn số học sinh đạt điểm giỏi của nhóm thực nghiệm(B) là 14 học sinh
chiếm tỉ lệ 17.5%.

19


Số học sinh đạt điểm khá của nhóm đối chứng(A) là 18 học sinh, chiếm tỉ
lệ 22.5%. Còn số học sinh đạt điểm khá của nhóm thực nghiệm (B) là 28 học
sinh chiếm tỉ lệ 35%.
Số học sinh đạt điểm trung bình của nhóm đối chứng (A) là 43 học sinh,
chiếm tỉ lệ 53,75%. Còn số học sinh đạt điểm trung bình của nhóm thực nghiệm
(B) là 33 học sinh chiếm tỉ lệ 41.25%.
Số học sinh đạt điểm yếu của nhóm đối chứng(A) là 19 học sinh, chiếm tỉ
lệ 23,75%. nhóm thực nghiệm (B) giảm xuống còn 5 học sinh chiếm tỉ lệ 6.25%.
Như vậy sự tăng lên rõ rệt về thành tích học tập của nhómn thực nghiệm
(B) đã cho chúng ta thấy rằng việc áp dụng Một số kinh nghiệm dạy đọc hiểu
văn bản:“Chiếu cầu hiền” (SGK ngữ văn 11) theo định hướng phát triển năng
lực học sinh đã đưa ra kết quả có tính khoa học. Đây là những kinh nghiệm có
tính thực tiễn cao, có thể áp dụng rộng rãi vào giảng dạy của trường THPT Cẩm

thuỷ 1.
Hơn thế nữa, khi thực hiện khảo sát học sinh trong quá trình dạy học ở các
lớp này tôi có mời tổ bộ môn lên dự giờ để lấy ý kiến rút kinh nghiệm. Qua tiết
dự giờ, thao giảng, các đồng nghiệp đều tán thành cách tổ chức bài học theo
định hướng phát triển năng lực vào dạy bài “chiếu cầu hiền’khẳng định cách đổi
mới này làm cho bài dạy sinh động hơn, làm mềm hóa kiến thức, giúp học sinh
phát triển kĩ năng, biết hợp tác, giúp đỡ và chủ động trong việc lĩnh hội kiến
thức bài học giúp các em nắm chắc bài học nhưng không rơi vào trạng thái
khuôn mẫu, gò bó.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
3.1 Kết luận.
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học được xem
như một nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục hiện đại trong xu thế đổi mới
giáo dục căn bản toàn diện hiện nay. Phương pháp dạy học theo định hướng phát
triển năng lực đòi hỏi người dạy phải có phẩm chất, năng lực giảng dạy cao hơn
trước đây.Vì thế vai trò của người giáo viên cực kì quan trọng. GV cần quan
tâm, đầu tư, tùy vào đối tượng học sinh của từng lớp mà chủ động trong việc tạo
ra hệ thống câu hỏi cho phù hợp với từng đối tượng.Ứng dụng công nghệ thông
tin, gắn với việc linh hoạt vận dụng các phương pháp thích ứng có kết hợp kiến
thức cũ và mới, nhất là chủ động đưa các cách thức giáo dục kĩ năng sống …
chắc chắn bài giảng sẽ đạt kết quả cao
Đối với bộ môn ngữ văn nhất là phần văn nghị luận trung đại, lâu nay các
em học sinh thường không có hứng thú và ít quan tâm, dẫn đến việc tiếp thu
kiến thức một cách thụ động, hiệu quả học tập chưa cao, khó nhớ. Do đó, việc tổ
chức dạy theo định hướng phát triển năng lực sẽ làm cho ngữ văn trở nên sinh
động, hấp dẫn, đặc biệt là các em sẽ có hứng thú hơn .
3.2 Kiến nghị, đề xuất.
Muốn đảm bảo hiệu quả trong giảng dạy để nâng cao chất lượng trong các môn
học, đặc biệt là môn văn giáo viên cần:
Tham mưu với BGH cần thường xuyên tập huấn về tin học trong vấn đề

cắt phim ảnh cho giáo viên.
20


Cần tạo nhiều sân chơi ích liên quan nhiều đến kiến thức lịch sử, xã hội,
văn hóa để giúp cho bài giảng văn phong phú hơn.
Bản thân mỗi giáo viên phải luôn luôn trăn trở, tìm tòi, sang tạo trong từng
bài dạy, trên từng lớp học để kết quả giáo dục được nâng cao.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi đã rút ra trong quá trình
giảng dạy cho học sinh.
Rất mong được các đồng nghiệp góp ý để sáng kiến được phong phú và
hoàn thiện hơn.

Xác nhận
của thủ trưởng đơn vị

Thanh Hóa, ngày 02 tháng 07 năm 2020
SKKN này do tôi làm, không coppy
dưới bất kì hình thức nào nếu sai tôi chịu
hoàn toàn trách nhiệm
Tác giả

Phạm Thị Vân
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1.Sách giáo khoa ngữ văn 11 tập 1
2. Thiết kế bài học ngữ văn 11 tập 1 Phan Trọng Luận chủ biên
3.Thiết kế bài giảng ngữ văn 11 nâng cao tập 1 Trần Đình Chung chủ biên
4.Tài liệu chuẩn kiến thức ngữ văn lớp 11
5. Dạy học phát triển năng lực môn ngữ văn THPT - Đỗ Ngọc Thống ( tổng
chủ biên)

6.Kĩ năng đọc hiểu văn bản ngữ văn 11 - Nguyễn Kim Phong chủ biên
7. Sách giáo khoa lịch sử 10
8.Các bài viết trên nguồn Interrnet

21


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Phạm Thị Vân
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường THPT Cẩm Thủy 1

TT

1.

2.

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)

Vai trò của giáo viên chủ Ngành GD tỉnh
nhiệm trong việc chấm dứt

Thanh Hóa
tình trạng học sinh trốn giờ bỏ
học ở lớp 12A11 trường
THPT Cẩm Thủy 1
Vận dụng kiến thức tích hợp Ngành GD tỉnh
liên môn vào dạy bài "Các
Thanh Hóa
hình thức kết cấu của văn bản
thuyết minh" (Ngữ văn 10 cơ
bản)

Kết
quả
đánh
giá xếp
loại
(A, B,
hoặc C)
C

2014-2015

C

2017-2018

Năm học
đánh giá
xếp loại


22


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
“CHIẾU CẦU HIỀN” (SGK NGỮ VĂN 11)
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

23


Người thực hiện: Phạm Thị Vân
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ Văn

THANH HÓA, NĂM 2020

24


×