Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Sinh Kế Của Cư Dân Xã Vô Tranh Huyện Phú Lương Tỉnh Thái Nguyên (1986-2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.95 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG THỊ TÚ ANH

SINH KẾ CỦA CƯ DÂN XÃ VÔ TRANH
HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN
(1986 - 2015)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG THỊ TÚ ANH

SINH KẾ CỦA CƯ DÂN XÃ VÔ TRANH
HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN
(1986 - 2015)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 03 13

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Quế Loan

THÁI NGUYÊN - 2017


i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác. Những quan điểm mà luận văn kế thừa của những tác
giả đi trước đều được trích dẫn nguồn chính xác, cụ thể.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Tú Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ:“Sinh kế của cư dân xã Vô Tranh, huyện
Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của nhiều
cơ quan, tập thể và cá nhân.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị Quế
Loan đã hướng dẫn tận tình chỉ bảo tôi trong việc xác định đề tài, tiếp cận các
lý thuyết, phương pháp nghiên cứu, gợi ý các nội dung và sửa chữa bản luận
văn này, giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu khoa học.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới UBND xã Vô Tranh, cán
bộ và người dân tại các xóm đã tạo điều kiện, giúp đỡ tận tình cho tôi trong
suốt thời gian điền dã lấy tư liệu để viết luận văn.
Cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa lịch sử, cảm ơn gia đình, những
người bạn đã khích lệ, động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi khi thực hiện
luận văn này./.

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Tú Anh

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 7
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................... 7
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................ 8
6. Đóng góp của đề tài ..................................................................................... 9
7. Cấu trúc của đề tài ....................................................................................... 9
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ XÃ VÔ TRANH ............................................ 10
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ............................................................... 10
1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ........................................................................ 13
1.2.1. Đặc điểm kinh tế.............................................................................. 13
1.2.2. Đặc điểm xã hội ............................................................................... 17
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 26
Chương 2. HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA CƯ DÂN XÃ VÔ TRANH
(1986- 2015) .................................................................................. 27

2.1 Sinh kế nông nghiệp ................................................................................ 27
2.1.1 Trồng trọt .......................................................................................... 27
2.1.2. Chăn nuôi......................................................................................... 43
2.2. Sinh kế khác............................................................................................ 46
2.2.1. Tiểu thủ công nghiệp ....................................................................... 46

iii


2.2.2. Kinh doanh, dịch vụ ........................................................................ 48
2.2.3 Làm công ăn lương, làm thuê ........................................................... 50
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 54
Chương 3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN SINH KẾ CỦA CƯ DÂN XÃ VÔ TRANH ..................... 55
3.1. Hiệu quả của các hoạt động sinh kế ....................................................... 55
3.2. Các yếu tố tác động đến sinh kế của cư dân từ năm 1986 ..................... 59
3.3. Những vấn đề đặt ra trong phát triển bền vững sinh kế của cư dân xã
Vô Tranh ........................................................................................................ 66
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 76
KẾT LUẬN....................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 79
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Đọc là

Viết là

HTX

Hợp tác xã

NXB

Nhà xuất bản

THPT

Trung học phổ thông

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã năm 2013 ................................... 14
Bảng 1.2: Diện tích đất, cơ sở thờ tự của các tôn giáo ................................... 19
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất một số cây trồng chính năm 2012 .................. 34
Bảng 2.2: Các loại hình sản xuất nông nghiệp chính của xã Vô Tranh năm
2014, 2015 ....................................................................................... 35
Bảng 2.3: Sự chuyển biến về diện tích và giá trị sản lượng cây trồng chính

từ 2012- 2015 .................................................................................. 37
Bảng 2.4: Số lượng gia súc, gia cầm năm 2012 , 2015 ................................... 45
Bảng 2.5: Thống kê số lao động làm công ăn lương của xã Vô Tranh ........... 51
Bảng 3.1: Thống kê số hộ nghèo của xã từ năm 2010 2015.......................... 55
Bảng 3.2: Giá bán một số sản phẩm nông sản ở xã Vô Tranh ......................... 58
Bảng 3.3: Chế độ với người có công, hộ nghèo của xã Vô Tranh năm 2015 .. 63

v


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Theo âm Hán Việt, sinh được hiểu là sinh sống, kế là cách thức, phương
pháp, phương cách. Sinh kế là phương thức kiếm sống, cách thức kiếm sống,
những hoạt động cần thiết để có được và đáp ứng những nhu cầu vật chất của
con người như ăn, ở, mặc và sinh hoạt. Có thể nói, sinh kế là một thành tố quan
trọng trong đời sống văn hóa tộc người, có tác động mật thiết và có ảnh hưởng
quan trọng đối với đời sống văn hóa, xã hội, chính trị.
Kể từ khi thực hiện đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan
trọng. Diện mạo đất nước có nhiều thay đổi, kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng
khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên (đạt ngưỡng thu nhập trung bình),
đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, đồng thời tạo ra nhu cầu và động
lực phát triển cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Điều đó, đã tạo ra
nhiều cơ hội thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế
theo hướng hiện đại.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nổi bật trên, thì Việt Nam vẫn còn
nguy cơ nghèo và đói nghèo ở những khu vực vùng sâu vùng xa, đối với những
đối tượng đặc biệt như phụ nữ, trẻ em và các nhóm dân tộc thiểu số. Vì vậy,
xóa đói giảm nghèo là vấn đề then chốt của Việt Nam nhằm cải thiện đời sống

để phát triển bền vững. Trong đó, giải quyết triệt để gốc của đói nghèo đó là
sinh kế bền vững.
Vô Tranh là một xã miền núi thuộc huyện Phú Lương. Trong những
năm qua, được sự quan tâm của các ngành, các cấp, xã Vô Tranh đã cố gắng

1


khai thác có hiệu quả những tiềm năng hiện có để thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, nên kinh
tế - xã hội của xã còn chậm phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có.
Nền nông nghiệp mang tính chất manh mún, cơ sở sản xuất lạc hậu, năng
suất thấp. Công nghiệp, thủ công nghiệp mang tính chất nhỏ lẻ, sản xuất cầm
chừng chưa có thị trường xuất khẩu lớn. Giáo dục, y tế còn nhiều bất cập,
trình độ dân trí nhất là vùng sâu, vùng xa còn thấp đời sống văn hóa tinh
thần còn nhiều hạn chế, thiếu đội ngũ lao động có tay nghề kỹ thuật. Đặc
biệt, tỷ lệ đói nghèo còn cao. Xuất phát từ lý do đó, chúng tôi chọn đề tài
“Sinh kế của cư dân xã Vô Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
(1986-2015)” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sinh kế là hoạt động tất yếu của con người để tồn tại và đã trở thành
một phần quan trọng của văn hóa tộc người. Nó được coi là thước đo đánh giá
sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Trong những năm gần đây, khi
hội nhập kinh tế với thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát
triển quan trọng, làm thay đổi mọi mặt đời sống xã hội. Tuy nhiên, trình độ
phát triển kinh tế chưa đồng đều ở các vùng, tỉnh. Nhiều nơi đời sống nhân
dân còn nghèo, đặt ra nhiều bài toán cần giải quyết, trong đó có vấn đề sinh kế
của cư dân. Do vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết của các khoa
học đi sâu phân tích về hoạt động sinh kế của người dân, đặc biệt chú ý đến
đời sống của cư dân nghèo khổ.

Dưới góc độ nghiên cứu về chiến lược sinh kế, sinh kế bền vững cho các
vùng, tỉnh, địa phương có thể xem xét các công trình nghiên cứu sau:

2


Năm 2006, PGS. TS Hoàng Mạnh Quân đã Nghiên cứu đặc điểm văn
hóa kiến thức bản địa và chiến lược sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại
Đakrong - Quảng Trị, nghiên cứu này được đăng trong tạp chí khoa học của
trường Đại học Nông Lâm Huế, số 38. Trong nghiên cứu, tác giả đã làm rõ về
kiến thức bản địa và mối liên hệ của nó với chiến lược sinh kế của vùng đồng
bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, tác giả cũng đánh giá những điểm tích cực và
hạn chế trong việc vận dụng kiến thức bản địa vào các hoạt động sinh kế.
Trong nghiên cứu này đề cập đến việc xây dựng một chiến lược sinh kế bền
vững để người dân tự xây dựng và phát triển chiến lược sinh kế cho bản thân và
gia đình vừa đảm bảo điều kiện sống hiện tại vừa bảo đảm cho sự phát triển
vững chắc cho tương lai.
Năm 2008, luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Phạm Anh Ngọc
nghiên cứu về Phát trển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến
trình hội nhập kinh tế, quốc tế, trường Đại học Thái Nguyên. Đề tài đề cập
đến tình hình phát triển kinh tế, cơ sở vật chất - kĩ thuật của hộ nông dân
trong huyện. Trên cơ sở đó đề tài rút ra các giải pháp để phát triển kinh tế
hộ nông dân bền vững.
Năm 2010, trong luận văn thạc sĩ Lịch sử của tác giả Trần Thị Thanh
Huệ đã tìm hiểu về Sinh kế của người Dao huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng,
đề tài được hoàn thành tại trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
Trong luận văn, tác giả đã đề cập đến các hoạt động sinh kế của người Dao phù
hợp với địa hình, môi trường, khí hậu như các hoạt động kinh tế trồng trọt,
chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, khai thác các nguồn lợi từ tự nhiên, từng bước
đảm bảo nhu cầu cuộc sống. Trên cơ sở đó tìm hiểu các yếu tố mới tác động


3


đến sự biến đổi của hoạt động sinh kế nơi đây, đề ra giải pháp phù hợp đem lại
hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2010, luận văn Thạc sĩ lịch sử với đề tài Chuyển biến về kinh tế - xã
hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2005),
tác giả Trần Minh Thu đã hoàn thành tại trường đại học Sư phạm - Đại học
Thái Nguyên. Đề tài đề cập đến sự chuyển biến về các mặt kinh tế - xã hội
huyện Phú Lương từ 1986 đến 2005, về nông - lâm - thủy sản, thủ công nghiệp,
tài chính trước và sau đổi mới. Qua đó rút ra được nhân tố tác động đến nền
kinh tế huyện Phú Lương.
Năm 2012, tác giả Quyền Thị Quỳnh Anh đã bảo vệ thành công luận văn
thạc sĩ Nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh kế của người dân địa phương và hoạt
động bảo tồn ở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, Tỉnh Ninh
Bình, tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề tài đã tổng quan về sinh học bảo
tồn; mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển. Nghiên cứu các hoạt động sinh kế
của cộng đồng dân cư tại vùng lõi khu bảo tồn và công tác bảo tồn thiên nhiên
của khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long. Tìm hiểu các hoạt động
sinh kế của cộng đồng địa phương và ảnh hưởng của các hoạt động đó tới khu
bảo tồn. Liệt kê và phân tích các hoạt động quản lý và bảo tồn và những ảnh
hưởng của chúng đối với cộng đồng địa phương. Đề xuất một số giải pháp nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý, bảo tồn của Vân Long.
Năm 2012, tác giả Phùng Văn Thạnh đã hoàn thành luận văn Thạc sĩ
kinh tế Giải pháp bảo đảm sinh kế bền vững cho các hộ dân khu tái định cư ở
quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng tại trường Đại học Đà Nẵng. Đề tài đánh
giá thực trạng đời sống kinh tế của cư dân khu tái định cư ở quận Cẩm Lệ,

4



thành phố Đà Nẵng. Đồng thời đưa ra giải pháp nhằm đảm bảo sinh kế bền
vững cho cư dân khu tái định cư.
Năm 2013, luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thu Quỳnh trường Đại học
Huế nghiên cứu về Bảo vệ và phát triển rừng gắn với sinh kế bền vững cho
người dân ở Tây Nguyên đã khai thác khía cạnh yếu tố tận dụng nguồn lực
tài nguyên rừng sao cho phục vụ tốt sinh kế bền vững của cư dân Tây
Nguyên, bởi rừng là nguồn tài nguyên chính, quan trọng đối với đời sống
kinh tế, xã hội của khu vực Tây Nguyên.
Năm 2013, với luận án tiến sĩ kinh tế Sinh kế bền vững vùng ven biển
Đồng bằng sông Hồng trong biến đổi khí hậu: Nghiên cứu điển hình tại tỉnh
Nam Định của tác giả Vũ Thị Hoài Thu tại trường Đại học kinh tế Quốc dân, đã
phân tích, đề ra những sinh kế bền vững vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng
trong điều kiện biến đổi khí hậu. Tác giả nhấn mạnh đến sự biến đổi khí hậu là
nhân tố có ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế của cư dân nơi đây. Đồng thời đặt
ra vấn đề làm thế nào để có những hoạt động sinh kế bền vững, những giải
pháp nào cho sinh kế bền vững trong bối cảnh đó.
Năm 2014, tác giả Đinh Chung Kiên đã thực hiện thành công luận văn
Thạc sĩ về Nghiên cứu đề xuất định hướng sinh kế bền vững gắn với bảo tồn và
phát huy giá trị của tài nguyên địa hình ở Vịnh Bái Tử Long. Đề tài được hoàn
thiện tại trường Đại học khoa học tự nhiên - ĐHQGHN. Trong ngiên cứu tác
giả nhấn mạnh tầm quan trọng của tài nguyên địa hình ở Vịnh Bái Tử Long đối
với hoạt động sin kế của cư dân địa phương. Từ đó, đề tài đã đề xuất định
hướng hoạt động sinh kế bền vững gắn liền với yếu tố địa hình sao cho vừa
nâng cao đời sống người dân, vừa bảo vệ và phát huy giá trị tài nguyên này.

5



Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Văn Cường về Nghiên cứu cải
thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng ven biển Hải Phòng
được hoàn thành năm 2015 tại trường Đại học nông nghiệp - Học viện nông
nghiệp Việt Nam, đã nghiên cứu sinh kế dưới khía cạnh hoạt động sinh kế khai
thác thủy sản. Đối với cư dân vùng biển, hoạt động khai thác hải sản được xem
là hoạt động sinh kế chính. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn chưa thực sự có hiệu
quả so với tiềm năng của biển. Đề tài đã đề ra những giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động sinh kế này.
Cũng trong năm 2015, luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Tám về Sinh kế
của cư dân các làng chài dọc sông Lô thuộc địa phận 2 tỉnh Tuyên Quang và
Phú Thọ tại Học viện Khoa học xã hội. Đề tài nghiên cứu hoạt động sinh kế
nghề làng chài của cư dân tỉnh Tuyên Quang và Phú Thọ. Từ đó, đưa ra nhận
xét nhân tố tác động cũng như giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của cư dân
làng chài.
Tạp chí khoa học, tập 31, số 5, năm 2015, tác giả Bùi Văn Tuấn đã
nghiên cứu về Thực trạng và giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng
đồng cư dân ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa. Tác giả đặt vấn đề
đô thị hóa là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sinh kế
của cư dân ven đô Hà Nội. Do đó, vấn dề đặt ra là làm sao đảm bảo tính
bền vững trong các hoạt động sinh kế của cư dân nơi đây. Tác giả đã đề
xuất những giải pháp khắc phục những hạn chế thiếu tính bền vững trong
hoạt động sinh kế của cư dân trong quá trình đô thị hóa sau khi đã nghiên
cứu, khảo sát thực tế.

6


Năm 2015, trong tạp chí khoa học của trường Đại học Cần Thơ, số 38,
trang 120 - 129, tác giả Võ Văn Tuấn và Lê Cảnh Dũng đã nghiên cứu về Các
yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sinh kế của nông hộ ở Đồng Bằng Sông Cửu

Long. Các tác giả đã nghiên cứu hoạt động sinh kế của các nông hộ ở Đồng
bằng sông Cửu Long và những yếu tố tác động đến hoạt động sinh kế của cư
dân nơi đây.
Như vậy, điểm qua các công trình mà tác giả luận văn đã được tiếp cận
có thể thấy, vấn đề sinh kế đã được nhiều học giả nghiên cứu, quan tâm dưới
nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về sinh
kế của cư dân xã Vô Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu các hoạt động sinh kế của cư dân xã Vô Tranh.
Chỉ ra các yếu tố tác động đến việc lựa chọn sinh kế cũng như ảnh hưởng
đến hoạt động sinh kế của cư dân xã Vô Tranh.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Sinh kế của người dân xã Vô Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
bao gồm các hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ,... đảm bảo
cuộc sống của cư dân.
Phạm vi nghiên cứu
Các hoạt động sinh kế của cư dân thuộc địa bàn xã Vô Tranh, huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2015.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội của xã Vô Tranh, những yếu tố
này là nguồn lực ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của cư dân xã Vô Tranh.

7


Các hoạt động sinh kế của cư dân xã Vô Tranh từ năm 1986 đến năm 2015.
Các chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, các nguồn lực lực ảnh hưởng
đến sinh kế của cư dân và các giải pháp góp phần giúp sinh kế bền vững.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Nguồn tư liệu
Được tác giả sử dụng trong đề tài bao gồm
Các công trình nghiên cứu là sách, các luận văn, luận án, các bài viết trên
tạp chí liên quan đến vấn đề sinh kế.
Nguồn tư liệu tác giả thu thập từ khảo sát thực tế, đó là các báo cáo do
Ủy ban nhân dân xã Vô Tranh, các xóm cung cấp, nguồn tư liệu từ quan sát
tham dự, phỏng vấn sâu các hộ gia đình.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic là chủ yếu
kết hợp với việc sử dụng phương pháp điền dã, thống kê, so sánh, tổng hợp để
làm rõ các hoạt động, hiệu quả hoạt động sinh kế của cư dân xã Vô Tranh.
Phương pháp lịch sử là phương pháp tái hiện trung thực bức tranh về
hoạt động sinh kế của cư dân trong xã Vô Tranh theo đúng trình tự thời gian và
không gian từ 1986 đến 2015.
Nhiệm vụ của phương pháp lịch sử là thông qua các nguồn tư liệu để
nghiên cứu và phục dựng đầy đủ các điều kiện hình thành, quá trình ra đp. Trên địa bàn huyện có 3 cơ sở chế biến công nghiệp:
Xí nghiệp chè Tức Tranh, Công ty chè Phú Lương và Nhà máy chè nông
trường Phú Lương. Thời điểm cao nhất, các đơn vị này cũng chỉ thu mua 4.400
tấn chè búp tươi/năm, bằng 20% tổng sản lượng chè toàn huyện (đó là năm
2002), còn lại đều đạt thấp. Trong vài năm trở lại đây sản lượng chè được chế
biến công nghiệp là không đáng kể, năm 2010 chỉ đạt 3%. Mặt khác giá thu
mua nguyên liệu thấp, thiết bị công nghệ các dây chuyền chế biến lạc hậu, việc
chế biến chỉ là sơ chế, sản phẩm không có khả năng cạnh tranh. Công tác tuyên
truyền quảng bá thương hiệu chè Vô Tranh cũng chưa được đầu tư. Chính bởi
vậy nên thương hiệu chè Vô Tranh còn mờ nhạt trên thị trường, khó cạnh tranh
với chè nơi khác.
Thứ ba: Sự rủi ro về thiên tai và biến đổi khí hậu
Những rủi ro về thiên tai như mưa nhiều, hạn hán,… là một trong những
nguyên nhân gây cản trở tới hoạt động trồng trọt của cư dân Vô Tranh làm sản
lượng lương thực và hoa màu của người dân sụt giảm đáng kể, gây thiệt hại nặng

nề. Năm 2013, sản lượng lương thực giảm 89 tấn do mưa bão ngập úng gây ra.
Khí hậu biến đổi khắc nghiệt mùa mưa ngập úng, mùa khô kéo dài. Tại
các xóm vùng cao tập tục sản xuất lạc hậu như Tân Bình 1, Tân Bình 2, Cầu
Bình 1, Cầu Bình 2 là những xóm tập trung nhiều dân tộc thiểu số nhất. Việc
này dẫn đến việc sản xuất không tranh thủ được nguồn nước tưới từ các công
trình thủy lợi, lại ít được đầu tư về phân bón, công lao động nên sản lượng thấp,
thu nhập của người dân chưa cao. Tại đây ít có doanh nghiệp nào đóng trên địa
bàn, sản xuất độc canh không có sản phẩm hàng hoá, không áp dụng kỹ thuật,
không đủ giống tốt để mua, không chủ động về giống,…do khí hậu khắc nghiệt

69


nên xã có nhiều nơi thường chỉ làm được 1 vụ lúa. Vụ Đông - xuân muốn sản
xuất phải bắt nước (mua nước) từ ao, đầm, hồ,..nên người dân không chủ động
được trong việc trồng, chăm sóc và thu hoạch đúng thời vụ.Về mùa đông nhiệt
độ xuống thấp cùng với mưa sương dẫn đến chết cây trồng vật nuôi hàng loạt
khiến nhiều người dân phải lao đao lâm vào tình cảnh khó khăn, trâu bò chết,
hộ dân mất sức kéo trong sản xuất, thậm chí có những gia đình trở nên nợ nần,
không có khả năng tiếp tục tham gia sản xuất. Mùa xuân mưa nồm ẩm ướt tạo
điều kiện cho các loại bệnh ở cây trồng cũng như vật nuôi phát sinh như bệnh
toi, rù ở gia cầm; bệnh tai xanh, phổi,... ở gia súc đặc biệt là lợn.
Đối với xã Vô Tranh lũ lụt cũng xảy ra liên tiếp vào mùa mưa do có
dòng sông Cầu chảy qua xóm Toàn Thắng, sông Con chảy qua các xóm Bình
Long, Liên Hồng 4, 5, 6 nên khi mưa nhiều nước dồn từ các nơi đổ về không
thoát kịp gây ra ngập úng,… Ngoài ra, hạn hán diễn ra thường xuyên vào mùa
khô. Khí hậu khắc nghiệt còn ảnh hưởng xấu một cách gián tiếp tới việc tiếp
cận nguồn tài nguyên của người dân thông qua việc đi lại, vận chuyển, xây
dựng hệ thống thủy lợi,.. đặc biệt tác động trực tiếp đến nền kinh tế của người
dân trong xã.

Khó khăn về nguồn nước là một trong những khó khăn lớn đối với người
dân tại xã Vô Tranh. Nguồn nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt và tưới tiêu thiếu
trên toàn bộ các xóm trong xã vào mùa khô. Đất dốc lại ở vùng trung du nên
việc đào giếng để lấy nước sinh hoạt là rất khó khăn đối với 1 số hộ gia đình.
Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của họ.
Ngoài ra, trình độ dân trí chưa cao, thiếu tài nguyên khoáng sản,.. cũng là
vấn đề mà xã Vô Tranh cần quan tâm và có giải pháp kịp thời.

70


Thứ tư: Tình trạng thiếu vốn - tài chính trong sản xuất và tiêu dùng
Vốn là yếu tố quan trọng có vai trò quyết định trong sản xuất kinh doanh
và tiêu dùng của mọi đối tượng tham gia sản xuất, trong đó có nông dân.
Nhưng những khó khăn về tài chính làm cho khả năng trỗi dậy của kinh tế nông
hộ bị giảm sút, muốn cải thiện được kinh tế nông hộ thì việc tăng đầu tư nhằm
mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm là một nhu
cầu tất yếu. Trong điều kiện như hiện nay, khi mà khả năng tích luỹ của hộ
nông dân rất thấp, sự hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ ngày
càng giảm, thì việc vay vốn để đầu tư được coi là hành vi quan trọng nhất để
thoả mãn về mặt tài chính.
Mặc dù tỷ lệ hộ vay được vốn khá cao song người dân vẫn thiếu vốn
vừa tiêu dùng vừa cho sản xuất nhưng thiếu vốn cho sản xuất là chủ yếu. Có 2
nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu vốn: Một là, người dân không có
tích luỹ từ quá trình sản xuất; hai là, người dân không vay được vốn vì nhiều lý
do khác nhau, cụ thể là: Do người dân có tâm lý không dám vay ngân hàng vì
lo sợ không trả được hoặc luôn nghĩ rằng mình thiếu vốn để sản xuất; do một
số hộ không có tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng; do hộ nông dân có thể
vay được từ tư nhân, hợp tác xã nhưng không thể vay được số lượng lớn và lãi
suất vốn vay từ các nguồn khá cao; một lý do nữa đó là nhiều người có thể vay

được vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội nhưng vay nguồn này thường có
định mức thấp, lại không đáp ứng đúng thời điểm vì cho vay theo đợt, đối
tượng vay được từ nguồn này phải tham gia các đoàn thể như (hội nông dân,
hội cựu chiến binh, hội phụ nữ…) vì ngân hàng vay tín chấp qua các đoàn thể

71


nhưng tỷ lệ người tham gia các đoàn thể này lại không cao, bên cạnh đó đối
tượng ưu tiên vay vốn ở nguồn vốn này lại là hộ nghèo, cận nghèo hay gia đình
có con em là sinh viên đi học,... nên nhiều hộ giàu và khá không tiếp cận vay
vốn được từ nguồn này.
Nguồn vốn mà hộ nông dân dễ dàng vay vốn đó là vay từ họ hàng, anh
em, bạn bè…. Tuy không mất lãi suất nhưng chỉ vay được số tiền rất ít với thời
gian ngắn để phục vụ chi tiêu sinh hoạt trước mắt chứ không đáp ứng được nhu
cầu cho sản xuất. Một số hộ còn không có nguồn vốn để vay nhưng tỷ lệ này
không nhiều.
Thiếu vốn là rào cản lớn đối với việc mở rộng quy mô sản xuất và tăng
năng suất cây trồng vật nuôi ở các hộ nông dân.
Thứ năm: Cở sở hạ tầng khó khăn và còn nhiều hạn chế
Đường giao thông nông thôn còn nhiều khó khăn, mặc dù 100% các xóm
đã có đường bê tông cho ô tô vào đến tận trung tâm xóm nhưng đến nay đường
vào trung tâm các xóm có tỷ lệ bê tông hoá thấp, chất lượng đường vào xóm
kém, người dân gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc đi lại và săn xuất vào
mùa mưa.
Về giao thông nội đồng: Tỷ lệ diện tích có giao thông nội đồng ở thấp và
đường dẫn đến các vùng sản xuất chủ yếu là đường nhỏ, rất khó khăn cho việc
vận chuyển vật tư sản xuất và mang máy móc đến vùng sản xuất. Mặc dù
những năm gần đây nhà nước, nhân dân và các dự án, tổ chức hỗ trợ xây dựng
đường giao thông nội đồng nhưng nhìn chung đến nay giao thông nội đồng vẫn

là vấn đề nhức nhối đối với sản xuất của bà con nông dân.

72


Như vậy có thể kết luận rằng giao thông nông thôn và giao thông nội
đồng chưa được đầu tư thỏa đáng thực sự là cản trở lớn đối với hộ nông dân,
đặc biệt là hộ nghèo
Về thuỷ lợi: Đã có nhiều dự án đã đầu tư cho bà con nông dân xây dựng
nhiều công trình thuỷ lợi như: Bê tông hoá hệ thống kênh mương, xây đập giữ
nước… nhưng đến nay diện tích lúa không chủ động được nước tưới còn nhiều,
nguyên nhân chủ yếu là do thiếu kênh mương, thiếu nguồn nước dẫn vào, nhiều
diện tích phụ thuộc vào nước trời nên chỉ có thể trồng được 1 vụ hoặc họ mua
từ ao, hố múc của gia đình khác.
Hệ thống tưới, tiêu chưa đảm bảo, tỷ lệ bê tông hoá vẫn còn thấp, khi có
lũ lụt thường xảy ra sạt lở gây mất chủ động trong tưới nước và tiêu nước khi
ngập úng.
Nước sinh hoạt: Mặc dù đã được đầu tư khá nhiều nhưng nhìn chung
nước sinh hoạt cho bà con nông dân thiếu khá nhiều, đặc biệt là vào mùa khô.
Điện: Tại các địa phương dân sống tập trung đông, địa hình không khó
khăn cho việc xây dựng đường đây, trạm cao thế, hạ thế như một số xóm: Toàn
Thắng, các xóm Liên Hồng 3, 4, 5, Thống Nhất 1, 2, 3, 4,… thì đa số các hộ đều
đã được kéo điện và sử dụng điện lưới quốc gia, tuy nhiên đến nay điện phục vụ
cho sinh hoạt và sản xuất vẫn còn thiếu trầm trọng, hệ thống đường dây kém chất
lượng, vào mùa nóng xảy ra hiện tượng mất điện, điện yếu, điện quá tải,... thường
xuyên do thiếu điện cấp. Ảnh hưởng đến đời sống cũng như chất lượng sản phẩm
tạo ra của người dân.
Hệ thống truyền thông: Hầu hết các xóm có loa đài truyền thông nhưng
chủ yếu là loa truyền thông chất lượng thiết bị kém, thời lượng phát ngắn,


73


không đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin cho nhân dân. Đây là một
trong những điểm yếu của công tác truyền thông.
Về nhà văn hoá thôn: Hiện nay đa số các xóm đã xây dựng lại nhà văn
hóa nhưng phần nhiều trong số đó còn chật hẹp, các trang thiết bị phục vụ sinh
hoạt không đủ, nhiều nhà văn hoá thôn không có đủ ghế để cho nhân dân ngồi
mỗi khi đến dự họp. Cơ sở vật chất bên trong còn thô sơ, bên ngoài không đủ
sân chơi cho các em thiếu nhi sinh hoạt dịp hè.
Các cơ sở chế biến nông - lâm - sản, các cơ sở dịch vụ sản xuất: Các cở sở
chế biến nông lâm sản có nhưng không nhiều hoạt động còn lẻ tẻ, quy mô không
lớn, phương pháp thủ công chưa chuyên nghiệp, đội ngũ nhân công tay nghề thấp.
Chỉ có một số hộ làm nghề tiểu thủ công nghiệp nhỏ như: nấu rượu, làm đậu phụ,
xay xát gạo, làm mộc, sao chè tươi,.. phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Nên
đa số nông sản được bán cho tư thương để đem đi chế biến, tiêu thụ ở nơi khác. Đây
thực sự là cản trở đối với việc mở rộng quy mô sản xuất và tăng thu nhập cho người
dân trên địa bàn xã.
Đô thị, khu công nghiệp: Trên địa bàn xã không có khu công nghiệp nào,
khu đô thị nào. Đây cũng là một cản trở trong việc tiêu thụ nông sản cũng như
tìm kiếm việc làm của lực lượng lao động tại địa phương.
Các công trình dịch vụ công cộng: Nhìn chung, hệ thống trường học,
trạm xá, chợ nông thôn, nhà văn hoá thôn… chưa đáp ứng đủ nhu cầu học tập
và khám chưa bệnh cho nhân dân.
Hiện tại xã có 4 trường học (1 trường mầm non, 2 trường tiểu học, 1
trường trung học cơ sở) được xây dựng kiên cố nhưng các trường học vẫn đang
thiếu lớp học, đặc biệt là thiếu lớp cho học sinh mẫu giáo và học sinh tiểu học,

74



thiếu cả lớp học trường cấp 2 nên các em phải học 2 ca sáng - chiều vất vả cho
học sinh cũng như giáo viên. Bên cạnh đó các trang thiết bị phục vụ công tác
giảng dạy và học tập đã lạc hậu và xuống cấp, nhiều thiết bị đến nay đã không
thể sử dụng được gây cản trở đáng kể cho công tác giảng dạy của giáo viên và
học tập của học sinh.
Hiện nay xã có trạm y tế kiên cố được xây dựng năm 2015 đạt chuẩn,
trạm y tế có từ 3 đến 5 giường bệnh, 4 đến 5 y, bác sĩ đáp ứng được phần nào
nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Tuy nhiên không có bác sỹ chuyên
khoa, các loại thiết bị y tế còn thiếu, chưa hiện đại nên chỉ có thể khám, chữa
được những bệnh thông thường, đơn giản do vậy khi có bệnh nặng người dân
phải chuyển lên tuyến trên huyện, tỉnh hoặc trung ương.
Về chợ nông thôn: Hiện nay đang thiếu chợ nông thôn được xây dựng
theo chuẩn để giao lưu, trao đổi hàng hoá, cả xã 25 xóm mới có 1 chợ hẹp, họp
theo phiên. Khoảng cách từ các hộ gia đình đến chợ tương đối xa, đường xá đi
lại khá khó khăn, với khoảng cách này các người dân đang gặp phải rất nhiều
khó khăn trong việc mua bán sản phẩm vật tư đầu vào, đầu ra của mình.
Về máy móc phục vụ sản xuất: Đa số các hộ trong xã đã từng bước sử
dụng máy cày, máy bừa vào sản xuất thay cho trâu, bò, tuy nhiên do hệ thống
giao thông nội đồng kém chất lượng, trình độ sử dụng của bà con còn nhiều hạn
chế nên việc đưa các máy móc hiện đại vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn
như máy hái chè, máy làm cỏ, làm đất, gặt lúa, …

75


Tiểu kết chương 3
Sự chuyển đổi về hoạt động sinh kế của cư dân trong xã Vô Tranh đã
đem lại những hiệu quả cao . hiệu quả của các hoạt động sinh kế trước hết thể
hiện ở mức thu nhập của người dân được nâng cao. Bên cạnh đó, từ khi tiếp

xúc với kinh tế thị trường, người dân trở nên năng động hơn trong sản xuất để
đáp ứng với nhu cầu của thị trường thông qua việc chuyển đổi giống cây trồng,
vật nuôi.
Tuy nhiên để phát triển sinh kế của cư dân Vô Tranh theo hướng bền
vững đem lại hiệu quả cao hơn nữa nhà nước cần hỗ trợ đầu tư về cơ sở vật
chất, nâng cấp, mở rộng, xây dựng các cơ sở chế biến ở câc vùng tập trung,
chuyên canh hình thành các trung tâm chế biến vừa và nhỏ, các chợ và cá tụ
điểm tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác cần có những chính sách trong việc chuyển
đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển công nghiệp chế biến tại chỗ, khuyến
khích các thành phần kinh tế tham gia. Tổ chức mở rộng ngành nghề phi nông
nghiệp ở nông thôn.
Hộ nông dân trong xã còn hạn chế về chuyên môn kỹ thuật, kinh
nghiệm sản xuất kinh doanh, vốn sản xuất, thị trường iêu thụ sản phẩm. Vì vậy
ngoài đất đai, các yếu tố vốn, lao động,... được giải quyết, tăng sản xuất nông
nghiệp, sản phẩm hàng hóa, chất lượng tốt. Đó là cơ sở thúc đẩy nhanh hơn nền
kinh tế trong xã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.

76


KẾT LUẬN
Vô Tranh là một trong những xã miền núi của huyện Phú Lương, tỉnh
Thái Nguyên. Đây cũng là nơi hội tụ của nhiều tộc người thiểu số. Do điều
kiện tự nhiên và khí hậu nên nền kinh tế chủ đạo của xã là nông nghiệp.
Trong đó, lúa là cây trồng chủ yếu để giải quyết nguồn lương thực cho cư
dân xã Vô Tranh.
Từ Đổi mới đến nay, với nhiều nguyên nhân, đời sống sinh kế của cư dân
xã Vô Tranh đã có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực, đời sống của
bà con trong xã được nâng cao. Tuy nhiên, những bất cập cũng đang nảy sinh
theo quy luật tất yếu của sự phát triển.

Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng, bên cạnh những
thuận lợi, người dân cũng đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ,
làm hạn chế tới công cuộc cải thiện sinh kế như thị trường giá cả, điều kiện đất
đai, thời tiết...Trong bối cảnh diện tích rừng ngày càng thu hẹp, sự suy giảm
nhanh chóng chất lượng đất,… thì việc phát triển, mở rộng các hoạt động
ngành nghề phi nông nghiệp là một hướng đi đúng đắn để tận dụng lao động
nông nhàn trong nông nghiệp và cải thiện thu nhập cho người dân
Như vậy, theo kết quả nghiên cứu thì sinh kế của cộng đồng dân cư ở xã
Vô Tranh tuy có chuyển biến, song còn thiếu bền vững. Để đảm bảo sinh kế
bền vững cho cộng đồng dân cư ở xã Vô Tranh cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa
các cấp chính quyền và nhân dân để khắc phục những điểm yếu, nâng cao sinh
kế của người dân. Tiếp tục đổi mới chính sách hỗ trợ nguồn vốn; gắn sản xuất
với bảo quản nông sản sau thu hoạch, chế biến và tìm kiếm thị trường tiêu thụ,
sản xuất hàng hóa nông nghiệp chất lượng cao gắn với xuất khẩu trên cơ sở áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đầu tư
nâng cấp cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật; đa dạng hóa ngành nghề và
nguồn thu nhập.

77


Quá trình phát triển kinh tế thị trường cũng gây sức ép thật sự lên môi
trường và văn hóa của các tộc người. Văn hóa, thương mại hóa văn hóa và sự
quá tải của môi trường là điều cần bàn đến trong một mô hình sinh kế. Muốn
hạn chế điều này cần phải thúc đẩy nội lực của chính chủ thể phát triển, trả lại
các nguyên liệu sản xuất, phương tiện sản xuất cho người dân để họ có quyền
sở hữu và sử dụng trong quá trình phát triển của mình. Quan trọng nữa là cần
chú trọng phát triển con người, đào tạo và giúp đỡ người dân tiếp cận các kỹ
năng, thông tin và tư duy mới về sự phát triển. Chính người dân có độ thích
ứng trước các biến đổi của đời sống kinh tế thị trường, tự nhiên và cả lịch sử xã

hội. Họ phải là trung tâm, là chủ thể quyết định, làm chủ các loại vốn phát triển
và làm chủ chiến lược phát triển cũng như làm chủ hoàn toàn cuộc sống của họ.
Bên cạnh đó, để các hoạt động sinh kế của người dân phát triển lâu dài
và bền vững thì cần có những giải pháp, chính sách cũng như chiến lược hợp lý
trong công tác quản lý và phân bổ việc sử dụng nguồn lực tại đia phương, đồng
thời chú trọng vào chiến lược nâng cao hơn nữa trình độ dân trí của người dân
trong thôn, để từ đó góp phần vào công cuộc xây dựng một cộng đồng xã hội
phát triển bền vững. Việc thực hiện các hoạt động sinh kế của người dân trong
thôn cần phải có sự hỗ trợ từ Nhà nước và các tổ chức xã hội về các nguồn lực
tuy nhiều nhưng việc thực hiện còn nhiều bất cập. Các chính sách, dự án cần
giải quyết nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, tạo điều kiện cho người dân tham gia
vào các dự án phát triển phát triển cộng đồng với tư cách là chủ thể trung tâm,
bởi chỉ có họ mới có thể là nhân tố chính, quan trọng trong các hoạt động sinh
kế để nâng cao đời sống, xây dựng mô hình sinh kế bền vững./.

78


×