Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Giáo án chi tiết bài"Câu đặc biệt"-tiêt 82

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.09 KB, 11 trang )

Giáo viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nga - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng
TIẾNG VIỆT : TIẾT 82 CÂU ĐẶC BIỆT
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Nắm được khái niệm câu đặc biệt
- Hiểu được tác dụng của câu đặc biệt.
- Biết cách sử dụng câu đặc biệt trong những tình huống nói và viết cụ thể.
II. CHUẨN BỊ:
GV: SGK, SGV và một số tài liệu liên quan, máy chiếu, bảng phụ, thước, nam
châm, giấy rô ki, bút lông, phấn màu, phiếu học tập, soạn kĩ tiến trình nội dung bài
dạy…
HS: học kĩ bài cũ và soạn trước bài mới theo định hướng sgk…
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ ( Hoạt động 1)(slide 1)
* Khoanh tròn câu trả lơì đúng nhất.
Câu 1. Câu rút gọn là câu:
A. Chỉ có thể vắng chủ ngữ.
B. Chỉ có thể vắng vị ngữ.
C. Có thể vắng cả chủ ngữ và vị ngữ.
D. Chỉ có thể vắng các thành phần phụ.
Câu 2. Đâu là câu rút gọn trả lời cho câu hỏi “Hằng ngày, cậu dành thời gian cho
việc gì là nhiều nhất?”?
A. Hằng ngày mình dành thời gian cho việc đọc sách nhiều nhất.
B. Đọc sách là việc mà mình dành nhiều thời gian nhất.
C. Tất nhiên là đọc sách.
D. Đọc sách.
Câu 3. Câu nào trong những câu sau là câu rút gọn?
A. Ai cũng phải học đi đôi với hành.
B. Anh trai tôi học luôn đi đôi với hành.
C. Học đi đôi với hành.
D Rất nhiều người học đi đôi với hành.
Câu 4. Câu “Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt


đẹp hơn” được rút gòn thành phần nào?
A. Trạng ngữ.
B. Chủ ngữ.
C. Vị ngữ.
D. Bổ ngữ.
Đáp án: Câu 1C, 2D, 3C, 4B (slide 2)
2. Giới thiệu bài mới:
Các em biết không, tiếng Việt của chúng ta giàu và đẹp, đẹp bởi vì tâm hồn của
người Việt chúng ta đẹp, đẹp bởi đời sống của người Việt ta đẹp, đẹp bởi ngôn ngữ
1
Giáo viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nga - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng
của chúng ta phong phú và đa dạng. Một trong những điều tạo ra sự phong phú, đa
dạng đó là các kiểu câu. Các em đã dược học câu trần thuật đơn có từ là, không có
từ là, câu rút gọn và hôm nay tìm hiểu một kiểu câu mới , đó là “ Câu đặc biệt”
Bài 20 Tiết 82 CÂU ĐẶC BIỆT
(slide 3)
HOẠT ĐỘNG 2
THẾ NÀO LÀ CÂU ĐẶC BIỆT?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG
GV: Mời HS đọc ví dụ trên màn
hình, để thấy được câu in đậm có cấu
tạo như thế nào? Em hãy xác định
thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong 2
câu sau:
1.Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm
tôi giật mình.
2. Em tôi bước vào lớp.
(GV ghi 2 câu này ở bảng phụ, dán ở
phần bảng nháp yêu cầu học sinh xác
định)

GV: sau khi học sinh phân tích xong,
Em hãy nhận xét cấu tạo của 2 câu
đó?
HS: - Đầy đủ thành phần chủ ngữ và
vị ngữ.
- Là loại câu đơn có cấu tạo rất
bình thường.
GV: Bây giờ các em chú ý vào câu in
đậm.
? Câu in đậm cho các em biết điều
gì? Và cấu tạo của nó như thế nào?
HS: - “Ôi”: là một tiếng kêu ngạc
nhiên
- “em Thủy” là một lời gọi tên.
- Không có thành phần chủ ngữ
và vị ngữ.
GV: Vậy đâu là phương án trả lời
đúng trong 3 phương án sau:
I. Thế nào là câu đặc biệt? (slide 4)
1. Ví dụ:
Ôi, em Thủy ! Tiếng kêu sửng sốt
của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi
bước vào lớp.
(Khánh Hoài)
(Slide 5)
A. Đó là một câu bình thường, có đủ
chủ ngữ và vị ngữ.
B. Đó là một câu rút gọn, lược bỏ cả
2
Giáo viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nga - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng

HS: C
GV: Vì sao không xác định được chủ
ngữ và vị ngữ?
HS: Vì: - Không xác định được chủ
ngữ vì nội dung câu không giới thiệu
được sự vật, sự việc Ai? Cái gì? Con
gì?
- Không xác định được Vị
ngữ vì không nêu được hoạt động
trạng thái, tính chất như thế nào?
Làm sao? của sự vật
GV: đúng rồi, nếu đứng trong câu thì
nó là thành phần biệt lập
Ôi, em Thủy , tiếng kêu sửng sốt của
cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi
bước vào lớp.
- Ôi: thành phần cảm thán
- em Thủy: là thành phần gọi
đáp.
nhưng khi nó đứng một mình thì nó
là câu đặc biệt
Ôi, em Thủy ! Tiếng kêu sửng sốt
của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi
bước vào lớp.
.
GV: Vậy thế nào là câu đặc biệt?
HS: tự bộc lộ

HS: - Rầm !
- Thật khủng khiếp !

GV: dựa vào khái niệm câu đặc biệt
các em dễ dàng nhận ra đó là 2 câu
đặc biệt được sử dụng trong đoạn
văn.
chủ ngữ lẫn vị ngữ.
C. Đó là một câu không thể có chủ
ngữ lẫn vị ngữ.
2. Ghi nhớ1: Câu đặc biệt là loại
câu không cấu tạo theo mô hình chủ
ngữ- vị ngữ.(slide 6)
* Bài tập nhanh: Xác định câu đặc
biệt trong đoạn văn sau: (slide 7)
Rầm ! Mọi người ngoảnh lại nhìn.
Hai chiếc xe máy đã tông vào nhau.
Thật khủng khiếp !
3
Giáo viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nga - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng
GV: 2 câu đặc biệt đó nêu lên điều
gì?
HS: (1):Âm thanh 2 chiếc xe va
chạm vào nhau.
(2) Nỗi kinh hoàng của những
người đi đường.
GV: qua phân tích các ví dụ trên,
mời 1, 2 học sinh nhắc lại ghi nhớ.
HS: tự bộc lộ
GV: Các em đã nắm được như thế
nào là câu đặc biệt và để hiểu câu
đặc biệt có tác dụng gì mời các em
sang tìm hiểu phần II

HOẠT ĐỘNG 3
TÁC DỤNG CỦA CÂU ĐẶC BIỆT
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ
TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
GV: yêu cầu học sinh quan sát bảng
ở sgk trang 82(để tránh mất thời gian
gv in sẵn bảng đó)
II. Tác dụng của câu đặc biệt
1. Ví dụ:
BẢNG Ở SGK TRANG 82
S
T
T
Tác dụng
Câu đặc biệt
Bộc lộ
cảm xúc
Liệt kê, thông
báo về sự tồn
tại của sự vật,
hiện tượng
Xác định
thời gian,
nơi chốn
Gọi đáp
1
Một đêm mùa xuân. Trên
dòng song êm ả, cái đò cũ
của bác tài Phán từ từ trôi.

(Nguyên Hồng)
2
Đoàn người nhốn nháo
lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ
tay.
(Nam Cao)
4
Giáo viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nga - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng
3
“Trời ơi”, cô giáo tái mặt
và nước mắt giàn giụa. Lũ
nhỏ cũng khóc mỗi lúc
mỗi to hơn.
(Khánh Hoài)
4
An gào lên:
- Sơn ! Em Sơn ! Sơn ơi !
- Chị An ơi !
Sơn đã nhìn thấy chị.
(Nguyễn Đình Thi)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI BANG
GV: chú ý vào các câu in đậm và cho
biết vì sao chúng được gọi là câu đặc
biệt?
HS: Vì chúng không được cấu tạo
theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
GV: Gọi theo thứ tự từng học sinh
đánh dấu (X) vào ô thích hợp
HS: tự bộc lộ
GV:Chú ý vào câu in đậm ở mục (1)

và cho biết nội dung câu đó nói lên
điều gì?
HS: diễn tả thời gian
GV: diễn tả thời gian cụ thể nào? Đó
là vào một đêm mùa xuân trên dòng
sông êm ả.
GV: chú ý vào câu in đậm ở mục (2)
Tại sao em chọn như vậy?
HS: diễn tả sự tồn tại của sự vật và
hiện tượng
GV: mặc dù các em đánh dấu vào ô
liệt kê, thông báo… (chỉ vào) nhưng
nội dung của câu đặ biệt này chỉ diễn
tả sự tồn tại của sự vật và hiện tượng.
GV: theo em nó diễn tả sự tồn tại của
sự vật hiện tượng gì?
HS: diễn tả âm thanh của tiếng vỗ
tay và tiếng cười.
Gv: chú ý vào câu in đậm ở mục (3),
5

×