Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng tự đọc môn ngữ văn cho học sinh thpt trong mùa dịch covid 19 dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4 0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.04 KB, 22 trang )

MỤC LỤC

Trang

I- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
1.2. Mục đích nghiên cứu:
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
1.4.3. Phương pháp thống kê, so sánh đối chiếu:
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng của vấn đề dạy học theo hướng nghiên cứu bài học
môn Ngữ Văn (trước khi áp dụng SKKN)
2.3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
* CÁC GIẢI PHÁP:
2.3.1. Chỉ ra những khó khăn của học sinh các lớp tự nhiên và đại trà
khi học môn Ngữ Văn theo hướng nghiên cứu bài học
2.3.2. Chỉ ra những giải pháp cụ thể sau mỗi tuần luyện tập, thực
hành
2.3.3. Xác định những bài có thể dạy theo nghiên cứu bài học; những
kiểu bài có thể dạy tích hợp
2.3.4. Rèn kĩ năng tự đọc môn Ngữ Văn cho học sinh THPT trong
mùa đại dịch Covid – 19 dưới tác động của cuộc Cách mạng Công
nghiệp 4.0
* CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
3.3.1. Cung cấp cho học sinh hệ thống các câu hỏi chuẩn bị bài ở nhà
để sẵn sàng cho một giờ dạy học theo hướng nghiên cứu bài học tại
lớp



1
1
1
3
3
3
3
4
4
4
7
8
8
8
8
8
9
10
10

3.3.1.1. Đó có thể là những phiếu bài tập dưới dạng như sau:
3.3.1.2. Đó cũng có thể là một dàn ý:
3.3.1.3. Đó cũng có thể là một sơ đồ tư duy:
3.3.1.4. Đó cũng có thể dưới dạng những câu hỏi căn cứ vào Mục tiêu
bài học và Hướng dẫn học bài.

10
11
13

13

3.3.2. Ra đề kiểm tra thường xuyên và định kỳ thực tế khách quan,
nóng hổi tính thời sự, chấm theo lối mở để kích thích sự sáng tạo,
niềm đam mê văn học
3.3.3. Thiết kế giáo án thực dạy theo hướng nghiên cứu bài học để
thích ứng với sự phát triển năng lực của học sinh
3.3.4. Rèn kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cho các em học sinh
3.3.5. Phương pháp tự học đạt hiệu quả cao với bộ môn Ngữ Văn ở
nhà trường Trung học phổ thông
3.3.6. Rèn kỹ năng tự học kết hợp với kỹ năng làm bài thi:

14

15
16
17
17

1


2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ
NHÀ TRƯỜNG
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

17


18
18

2


MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN KĨ NĂNG TỰ ĐỌC MÔN NGỮ VĂN
CHO HỌC SINH THPT TRONG MÙA DỊCH COVID -19 DƯỚI TÁC
ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
I- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
“Hỡi sông Hồng, tiếng hát bốn nghìn năm
Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?
Chưa đâu, và ngay cả trong những ngày đẹp nhất
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn.
Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào bể bắc
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng...
Những ngày tôi sống đây là những ngày đẹp hơn tất cả
Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn...”
Thế giới luôn thay da đổi thịt, chuyển động từng ngày. Những gì bạn biết
hôm nay, ngày mai lại trở thành đã cũ. Và thêm một ngày mới lại xuất hiện điều kỳ
diệu mới. Những gì nhà thơ Chế Lan Viên viết trong “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này
chăng?” thật đúng với thời điểm này - thời điểm đặt ra cho chúng ta bao nhiêu cơ
hội, cùng bao nhiêu thách thức; là động lực để ta vươn dậy sánh vai cùng bạn bè
bốn bể năm châu. Có hay không, đó là một thực tế. Cuộc Cách mạng công nghiệp
4.0 ra đời như là một phần tất yếu của cuộc sống. Thế nhưng có một mâu thuẫn
đáng bàn là, năm 2020, chương trình Sách giáo khoa mới lại bắt đầu phổ cập và
đội ngũ giáo viên THPT lại còn phải tiếp tục chèo chống con đò đưa lớp lớp thế hệ

học sinh đón đầu cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đang đến gần. Năm
2020, cả thế giới đứng trước một thách thức mới- đó là dịch bệnh viêm đường hô
hấp cấp Covid-19 đã trở thành đại dịch và là mối lo ngại cho cả toàn cầu. Mục tiêu
giáo dục xã hội đang đặt ra bức thiết từng ngày: Một xu thế tự động hóa – mỗi
công dân đều tất bật với công cuộc đổi mới. Giáo viên các khối lớp đều lo rèn kĩ
năg tự đọc, nghiên cứu cho học sinh thông qua rất nhiều hình thức học tập khác
nhau: Học ở lớp, trường; học ở thầy; học ở bạn; học trực tuyến online; học trong
sách vở và trên các phiếu học tập của thầy cô… “Đổi mới phương pháp dạy học”
chính là xu thế tất yếu của thời đại. Giáo viên 4.0 phải bứt phá bản thân mình trong
“bình cũ rượu mới”, đào tạo thế hệ học trò 4.0 để bắt nhập với thời cuộc. Hiện tại
chưa có các tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu về việc đổi mới phương pháp dạy học
Văn ở nhà trường THPT như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất trong mùa đại dịch
Covid -19 dưới tác động của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0. Là một giáo viên
trực tiếp giảng dạy bộ môn Văn ở nhà trường THPT, tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ,
tìm tòi đổi mới cách dạy học của mình sao cho phù hợp nhất với đối tượng học
sinh để các em phát triển được nhiều nhất năng lực tự học, chủ động đến với chân
lí. Chọn đề tài này là một vấn đề cấp thiết.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Chúng ta cũng biết rằng, những lĩnh vực hiện nay của ta đang hoạt động trong
không gian của 4.0: Viễn thông, hệ thống mạng, camera tự động ... Những doanh
nghiệp đang áp dụng công nghệ in 3D, công ty FPT chuẩn bị cho ra mắt “xe ô tô tự
vận hành”... Còn trong đời sống hàng ngày, những gì chúng ta đang sử dụng cũng

3


là sản phẩm của cuộc Cách mạng này: Ti vi thông minh, máy giặt thông minh, điện
thoại thông minh, máy ảnh thông minh, nhà hiệu bộ thông minh... Vì vậy, con
người – những chủ nhân của hiện tại và tương lai không thể... kém thông minh và
hiểu biết được! Muốn vậy, con người phải tự rèn cho mình nhiều kỹ năng để thích

ứng với những đổi mới. Và đổi mới phương pháp dạy học Văn chính là một biện
pháp tốt nhất để rèn năng lực, phẩm chất cần thiết cho học sinh dưới tác động của
cuộc Cách mạng này.
Như chúng ta đã biết, năm 2019-2020, toàn thế giới đứng trước một thử thách
và đe doạ mới về sức khoẻ và tính mạng con người. Đó là đại dịch Covid-19, một
đại dịch truyền nhiễm với tác nhân là virus Sars – CoV-2 đang diễn ra trên phạm vi
toàn cầu. “Căn bệnh dịch này được khởi nguồn từ tháng 12 năm 2019 với tâm dịch
đầu tiên được ghi nhận tai thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc, bắt
nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân. Giới chức y
tế địa phương xác nhận rằng trước đó họ đã từng tiếp xúc, chủ yếu là với
những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam, nơi
được cho là địa điểm bùng phát dịch bệnh đầu tiên. Các nhà khoa học Trung Quốc
đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng loại coronavirus mới,
được Tổ chức Y tế Thế giới lúc đó tạm thời gọi là 2019-nCoV, có trình tự
gen giống với SARS-CoV trước đây với mức tương đồng lên tới 79,5%.[3].
Các ca nghi nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán được báo cáo vào ngày 31 tháng 12
năm 2019. Trường hợp tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên xảy ra ở Vũ Hán vào
ngày 9 tháng 1 năm 2020.[3] Các ca nhiễm virus đầu tiên được xác nhận bên ngoài
Trung Quốc bao gồm hai người phụ nữ ở Thái Lan và một người đàn ông ở Nhật
Bản.[3] Sự lây nhiễm virus từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ
lệ bùng phát dịch tăng nhanh vào giữa tháng 1 năm 2020. Ngày 23 tháng 1 năm
2020, chính phủ Trung Quốc quyết định phong tỏa Vũ Hán, toàn bộ hệ thống giao
thông công cộng và hoạt động xuất - nhập khẩu đều bị tạm ngưng.
Ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra tuyên bố
gọi "COVID-19" là "Đại dịch toàn cầu".
Chính phủ các quốc gia trên thế giới đã tiến hành phản ứng đáp trả nhằm
bảo vệ sức khỏe người dân cũng như các nhóm cộng đồng trên toàn cầu, bao
gồm: hạn chế đi lại, phong tỏa kiểm dịch, ban bố tình trạng khẩn cấp, sử
dụng lệnh giới nghiêm, tiến hành cách ly xã hội, hủy bỏ các sự kiện đông người,
đóng cửa trường học và những cơ sở dịch vụ, kinh doanh ít quan trọng, khuyến

khích người dân tự nâng cao ý thức phòng bệnh, hạn chế ra ngoài, đồng thời
chuyển đổi mô hình hoạt động kinh doanh, học tập, làm việc từ truyền thống
sang trực tuyến. Một số ví dụ tiêu biểu có thể kể đến như: phong tỏa để kiểm dịch
toàn bộ tại Ý và tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc; các biện pháp giới nghiêm khác
nhau ở Trung Quốc và Hàn Quốc; phương pháp sàng lọc tại các sân bay và nhà
ga; hạn chế hoặc hủy bỏ các hoạt động du lịch tới những khu vực, vùng, quốc gia
có nguy cơ nhiễm dịch cao, v.v. Ngoài ra, các trường học cũng đã phải đóng cửa
trên toàn quốc hoặc ở một số vùng tại hơn 160 quốc gia, ảnh hưởng đến 87% học
sinh, sinh viên trên toàn thế giới, tính đến ngày 28 tháng 3 năm 2020.[3]
Những ảnh hưởng trên toàn thế giới của đại dịch COVID-19 hiện nay bao
gồm: thiệt hại sinh mạng con người, sự bất ổn về kinh tế và xã hội, tình trạng bài

4


ngoại và phân biệt chủng tộc đối với người gốc Trung Quốc và Đông Á, việc
truyền bá thông tin sai lệch trực tuyến và thuyết âm mưu về virus.[3]
Đó là những vấn đề then chốt mà chúng ta cần suy nghĩ và cũng là mục đích
mà đề tài muốn hướng tới.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này sẽ nghiên cứu, tổng kết kĩ năng tự đọc môn Ngữ Văn cho học
sinh THPT trong mùa đại dịch Covid - 19 dưới tác động của cuộc Cách mạng công
nghiệp 4.0.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết:
Từ vấn đề dạy và học môn Ngữ Văn thực tế ở trường phổ thông trong mùa
đại dịch Covid - 19 nhìn từ thành tựu của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, người
viết nhận xét, đánh giá và rút ra hướng đi mới cho bản thân.
1.4.2. Phương pháp khảo sát thực tế:
- Bắt đầu từ tuần học thứ 26 của trường, chúng tôi đều tiến hành phương pháp

dạy học theo yêu cầu phát triển năng lực người học; sau khi tiếp nhận công văn của
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa về việc tinh giảm chương trình.
Giáo án đổi mới, được phê duyệt cẩn thận; nội dung tinh giản, cấu trúc đề ra Cho
các bài Kiểm tra tra thường xuyên và định kỳ chỉnh chu hơn, có ma trận kèm theo
cấp độ phân hóa người học: Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng thấp, Vận dụng cao.
Chúng tôi tiến hành chấm, chữa bài cẩn thận và đối sánh. Nhiều phiếu bài tập dành
cho các tiết Tự đọc: Định kỳ vào các tiết của các tuần 24,25, 26,27 và
32,33,34,35,36,37,38...
1.4.3. Phương pháp thống kê, so sánh đối chiếu:
- Để có thể dạy theo yêu cầu phát triển năng lực của học sinh, hướng dẫn các
em có kỹ năng tự đọc môn Ngữ Văn theo chương trình giảm tải trong mùa dịch
Covid-19, chúng tôi tiến hành thống kê, so sánh với các tiết dạy của đồng nghiệp
theo phương pháp cũ và mới; giữa các tiết dạy của chính mình trong hai lớp khác
nhau và tổ chức hướng dẫn học sinh theo hướng Nghiên cứu bài học ở các lớp
10C2, 11B2 và 11B7(năm học 2018-2019) và các lớp 10C1, 10C2, 11B2;
11B8(năm học 2019-2020). Kể cả ra bài kiểm tra thường xuyên và định kì, chúng
tôi cũng làm theo hai cách: Chỉ ra một đề duy nhất cho học sinh các lớp trong cùng
một khối như nhau để xác định chất lượng học tập đích thực của từng em trong
từng lớp. Sau đó, tôi lại ra đề mỗi lớp trong cùng một khối khác nhau như đã phân
luồng đối tượng. So sánh đối tượng HS TB yếu các năm, chúng tôi tìm rõ nguyên
nhân yếu kém. Ví dụ: Năm học 2018 – 2019, ngay từ đầu năm, chúng tôi đã khảo
sát học lực môn Văn:
N.Dung
Nguyên
Điểm Điểm Điểm
TT Họ và Tên
Lớp yếu kém
nhân yếu Đ N HKI HKII
kém
1 Nguyễn Văn Hoàng 10C2 Bài viết

Kĩ năng
4,5
5,0

2 Trương Văn Hoàng
10C2 Bài viết
Kĩ năng
4,5
6.3
3 Quách Thị Khuyên
10C2 Bài viết
Kĩ năng
4,0
6.0
4 Đỗ Xuân Đỉnh
11B2 Bài viết
Tư tưởng 4,0
4.5

5


5
6
7
8
9
10
11
12

13
14

Quách Văn Hạnh
Hà Văn Mạnh
Quách Văn Dũng
Bùi Đức Đạt
Quách Văn Đắc
Hà Ngọc Lâm
Hà Văn Nam
Hà Ngọc Lâm
Bùi Văn Nhất
Bùi Văn Vũ

11B2
11B2
11B7
11B7
11B7
11B7
11B7
11B7
11B7
11B7

Bài viết
Bài viết
Bài viết
Bài viết
Bài viết

Bài viết
Bài viết
Bài viết
Bài viết
Bài viết

Kĩ năng
Kĩ năng
Kĩ năng
Kĩ năng
Kĩ năng
Tư tưởng
Tư tưởng
Tư tưởng
Kĩ năng
Kĩ năng

2,0
4,0
3,0
4,0
4,0
4,0
4,0
4,0
4,0
4,0

4.0
4,5

4.5
4.0
4.0
4.5
4.5
4.5
4.5
4.5

Năm học 2019 – 2020, kì I và kì II, HS đã có sự tiến bộ rõ rệt:
N.Dung
yếu kém

Nguyên
Điểm Điểm Điểm
TT Họ và Tên
Lớp
nhân yếu Đ N HKI HKII
kém
1 Lê Hoàng Dương
10C1 Bài viết
Tư tưởng 4.0
5.2
6.1
2 Đỗ Như Hoàng
10C1 Bài viết
Kĩ năng
4.5
6.0
6.1

3 Trần Minh Khôi
10C1 Bài viết
Tư tưởng 4.0
6.2
6.5
4 Quách Văn Đoàn
10C2 Bài viết
Kĩ năng
4.5
6.2
6.2
5 Nguyễn Thanh Hải
10C2 Bài viết
Kĩ năng
4.0
6.1
6.2
6 Bùi Thu Hoài
10C2 Bài viết
Kĩ năng
4.5
6.6
6.7
7 Nguyễn Thị Hường
10C2 Bài viết
Tư tưởng 4.5
5.8
6.3
8 Hoàng Minh Quyết
10C2 Bài viết

Tư tưởng 3.0
5.3
6.0
9 Nguyễn Hữu Đạt
11B2 Bài viết
Tư tưởng 2.75 5.8
6.4
10 Nguyễn Văn Khải
11B2 Bài viết
Tư tưởng 4,0
6.5
6.7
11 Bùi Thu Hà
11B8 Bài viết
Kĩ năng
4.0
6.3
6.6
12 Bùi Minh Quý
11B8 Bài viết
Tư tưởng 3.0
5.8
6.6
13 Đinh Ngọc Thưởng
11B8 Bài viết
Tư tưởng 4.0
5.9
6.3
14 Bùi Ngọc Sơn
11B8 Bài viết

Kĩ năng
4.5
5.6
6.1
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
Năm học 2018-2019 và 2019-2020 là hai năm học có nhiều biến động. Yêu
cầu về vai trò, nhiệm vụ của giáo viên ngày càng cao. Điểm mới của đề tài lần này
là chỉ ra những khó khăn của học sinh các lớp tự nhiên và đại trà khi học môn Ngữ
Văn theo hướng nghiên cứu bài học; chỉ ra những giải pháp và biện pháp cụ thể
sau mỗi tuần luyện tập, thực hành; xác định những bài có thể dạy theo nghiên cứu
bài học(dạy học theo dự án hay thảo luận nhóm); những kiểu bài có thể dạy tích
hợp theo từng khối để giáo viên thiết kế giáo án sát hợp và vận dụng linh hoạt, có
hiệu quả cho từng lớp; từ đó rèn kĩ năng tự đọc môn Ngữ Văn cho học sinh
THPT trong mùa đại dịch Covid – 19 dưới tác động của cuộc Cách mạng
Công nghiệp 4.0 trên cơ sở nâng cao, phát huy năng lực người học.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

6


2.1.1. Đến với cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, thế giới của “kết nối thành
công”- con người biết trước ước mơ! Có ba thế giới luôn tồn tại xung quanh chúng
ta: Thực - Ảo – Thực qua phương tiện ảo(trí tuệ nhân tạo). Đó là thế giới của tốc
độ, thế giới thứ ba, con người phải phát triển được năng lực. Thứ nhất là năng lực
tình cảm. Theo Giáo sư Trần Văn Nhung, Con Người cần có Trái Tim Nhân Hậu!
Năng lực thứ hai là kỹ năng Ngoại ngữ và Tin học. Năng lực thứ ba được phát triển
nhờ hai năng lực kể trên, đó là năng lực kết nối các loại hình văn bản; kết nối ảo và
phát huy tối đa tốc độ. Công cụ minh họa đưa con người đến nhiều cách hiểu khác
nhau(đó là phần mềm dạy đọc Văn; kỹ năng đọc diễn cảm...). Thông thường,

chúng ta cần giảng bài cho học sinh trong thời gian 45 phút thì giờ đây, chúng ta
chỉ cần dành 1/3 thời gian, còn 2/3 giáo viên giao nhiệm vụ hướng dẫn học sinh tự
đọc, tự nghiên cứu và tìm ra chân lí. Giáo viên gợi mở, đồng cảm, chia sẻ. Học
sinh sẽ hình thành phẩm chất, năng lực môn học ở cả bốn kỹ năng nghe-nói-đọcviết thành thạo các loại văn bản(văn bản hành chính –công vụ, nghệ thuật hay báo
chí…). Viết Nghị luận xã hội, học sinh được bộc lộ chính kiến của bản thân; không
nhất thiết phải viết dài dòng, lê thê; cần phân biệt được đâu là thông tin chính
thống, không chính thống...
Theo Dự án Đổi mới Giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Chương trình Ngữ Văn mới được xây dựng dựa vào các quan điểm sau: “Lấy các
kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học
nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và bảo đảm
tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp/lớp. Các kiến thức phổ
thông cơ bản, nền tảng về văn học và tiếng Việt được tích hợp vào hoạt động dạy
đọc, viết, nói và nghe”[7].
“Xây dựng theo hướng mở: chương trình chỉ quy định các yêu cầu cần đạt về
đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp; quy định các kiến thức cơ bản, cốt lõi về văn
học, tiếng Việt và một số ngữ liệu bắt buộc. Việc lựa chọn nội dung dạy học để
biên soạn sách giáo khoa dành quyền chủ động cho tác giả; việc tổ chức dạy học,
soạn đề thi, kiểm tra đánh giá… dành quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục và
giáo viên miễn là đáp ứng các yêu cầu cần đạt được quy định trong chương
trình”[7]..
“Vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới, vừa chú trọng kế thừa và phát huy những ưu
điểm của các chương trình Ngữ văn đã có, đặc biệt là chương trình hiện hành.
Chương trình Ngữ văn mới được xây dựng theo những quan điểm nào Tìm hiểu
Chương trình môn Ngữ văn 3 Tạisao chương trình cần xây dựng theo hướng mở
3chương trình phải mở mới tạo điều kiện cho các tác giả sách giáo khoa và giáo
viên phát huy quyền tự chủ, sáng tạo, mới có thể đa dạng hóa các nguồn thông tin
trong dạy học”[7].
Cũng theo Nghị quyết 88 của quốc hội. muốn có nhiều sách giáo khoa thì
chương trình phải xây dựng theo hướng mở. “Cuộc sống biến động liên tục, tri

thức của nhân loại tăng lên rất nhanh, vì thế nhà trường cần cập nhật tri thức, bắt
kịp những biến đổi của cuộc sống. Chương trình phải vừa bảo đảm nền tảng học
vấn cốt lõi vừa luôn mềm dẻo, linh hoạt đáp ứng và phù hợp với sự thay đổi của
thực tiễn”[7].

7


2.1.2. Bản chất của chương trình theo mô hình phát triển năng lực đòi hỏi tính
mở vì nó hướng đến những phẩm chất và năng lực mà người học cần có chứ không
phải là một hệ thống kiến thức cụ thể, có sẵn. “Cần hình thành và phát triển cho
học sinh những phẩm chất cao đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và
trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính thông
qua những hoạt động khám phá, tiếp nhận các văn bản ngôn từ, đặc biệt là văn
bản văn học cùng với các hoạt động rèn luyện nghe, nói và thực hành tạo lập các
kiểu văn bản thông dụng. Mục tiêu chung của chương trình Ngữ văn mới là gì ?”
[7].
Theo Bộ GD&ĐT, Chương trình giáo dục phổ thông mới đã giảm tải so với
chương trình hiện hành là giảm số môn học, giảm số giờ học, chọn lọc nội dung
giáo dục thiết thực, đổi mới phương pháp giáo dục, tạo điều kiện để học sinh được
lựa chọn môn học, chủ đề học tập và tăng cường các hoạt động thực hành.
Giáo viên dạy môn Ngữ văn cần chuẩn bị những điều kiện gì để đáp ứng việc
dạy học Ngữ văn theo chương trình mới giáo viên cần hiểu được định hướng đổi
mới của chương trình giáo dục phổ thông nói chung và chương trình Ngữ Văn nói
riêng. Đối với chương trình Ngữ Văn mới, giáo viên cần nắm vững mục tiêu môn
học và cách thức đạt đến mục tiêu đó. Chương trình lấy các yêu cầu cần đạt làm
nòng cốt và mở về nội dung dạy học trong đó có ngữ liệu, đòi hỏi giáo viên phải có
kĩ năng soạn giáo án dựa vào mục tiêu và biết lựa chọn các nội dung dạy học phù
hợp với mục tiêu đặt ra. Giáo viên cần được bồi dưỡng và đào tạo về phát triển
chương trình. Giáo viên cần tích cực tham gia các đợt tập huấn, bồi dưỡng về

chương trình và sách giáo khoa mới, đồng thời, phải tự học, rèn luyện để tự nâng
cao trình độ. Giáo viên phải biết vận dụng các phương pháp dạy học phát huy tính
tự chủ, tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá trình học và biết tổ chức các hoạt
động trải nghiệm cho học sinh phù hợp với đặc điểm của môn Ngữ văn. Giáo viên
cũng cần nắm vững mục tiêu, nội dung và phương pháp kiểm tra đánh giá theo
định hướng phát triển năng lực[7].
Tự học là điều kiện cần thiết để bắt nhập với việc thay đổi sách giáo khoa mới.
Theo báo Chinhphu.vn – Chiều 27/1 (mùng 3 Tết), “tại trụ sở Chính phủ, Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp về bệnh viêm đường hô hấp cấp do
chủng mới của virus Corona (nCoV), hiện đang lây lan nhanh tại Trung Quốc”[6].
Sau đó, các tỉnh thành trong cả đã quyết định cho học sinh, sinh viên được nghỉ
học trong bốn tuần. Trong thời gian này, nhà trường đã cung cấp cho học sinh hệ
thống câu hỏi tự học, tự nghiên cứu bài học. Là một giáo viên dạy THPT, môn
Ngữ Văn, tôi cũng suy nghĩ, làm cách nào tốt nhất để rèn các em theo hướng
nghiên cứu bài học, vừa tinh giản được kiến thức, vừa thâu tóm theo phương pháp
bảng phụ graph của thầy Nguyễn Quang Ninh để các em dễ nhớ, dễ học, lại vừa
tạo điều kiện cho các em được làm việc nhiều nhất.
Theo bà Nguyễn Thị Thắm(Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Hùng An – Kim
Động – Hưng Yên ): Năm học 2017-2018 là năm học đẩy mạnh đổi mới căn bản,
toàn diện Giáo dục và Đào tạo; các nhà trường tổ chức dạy học theo định hướng
phát triển năng lực học sinh; một trong những giải pháp giúp nâng cao chất lượng
dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là chú trọng đổi mới sinh

8


hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Các buổi sinh hoạt tổ, nhóm
chuyên môn được coi là những buổi tập huấn nhỏ nhằm bồi dưỡng kiến thức,
nghiệp vụ và đặc biệt là chỉnh đốn năng lực sư phạm cho giáo viên (GV) theo
chuẩn nghề nghiệp. Thực tế cho thấy không phải các trường thiếu hoạt động này

mà hơn thế nữa những hoạt động dự giờ, thăm lớp đánh giá luôn diễn ra đều đặn
và nghiêm túc.[1].
Tự học chính là một dạng thức của dạy đổi mới môn Ngữ Văn theo hướng
nghiên cứu bài học. Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là hoạt
động sinh hoạt chuyên môn mà ở đó GV tập trung nghiên cứu, phân tích các vấn
đề liên quan đến người học (học sinh). Là hoạt động chuyên môn GV tập trung
giải quyết các câu hỏi: “Học sinh học bài này gặp khó khăn gì ? Kết quả HS đạt
được qua bài học có cải thiện không ? Học sinh có tích cực, tự giác học tập (cá
nhân, tương tác nhóm) xây dựng bài học không ? Nội dung bài học có phù hợp
không? Cách sắp xếp, tổ chức dạy học đã phù hợp với sự phát triển năng lực của
học sinh chưa? Cần đề xuất điều chỉnh như thế nào?” Thế nào là sinh hoạt chuyên
môn theo nghiên cứu bài học (NCBH)?
Đây là hình thức sinh hoạt chuyên môn không tập trung vào việc đánh giá giờ
học, xếp loại GV mà nhằm khuyến khích GV tìm ra nguyên nhân tại sao HS chưa
đạt kết quả như mong muốn từ đó có biện pháp cải tiến phương pháp dạy để nâng
cao chất lượng học tập của học sinh. Là hoạt động chuyên môn mà ở đó tạo cơ
hội tốt cho HS tham gia xây dựng nội dung bài học; HS thực sự là chủ thể của
hoạt động dạy học.[1].
Việc đổi mới giáo dục phổ thông là đổi mới đồng bộ các phương diện giáo dục
từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện đến cách thức đánh giá, nhằm
thay đổi lối dạy học một chiều sang dạy học tương tác, giúp học sinh phát triển
năng lực cá nhân, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo; bồi dưỡng
phương pháp tự học, năng lực hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn, có tinh thần nhân văn và niềm vui, hứng thú học tập.
2.2. Thực trạng của vấn đề dạy học theo hướng nghiên cứu bài học môn
Ngữ Văn (trước khi áp dụng SKKN)
Cũng như các năm2016-2017, 2017-2018 và 2018-2019, ngay từ đầu năm học
2019-2020, Thầy Trần Văn Tâm – Hiệu trưởng Trường THPT Thạch Thành 3 đã
chú trọng xây dựng kế hoạch chuyên môn. Theo thầy, đối với môn thi học sinh có
nhu cầu xét tuyển ĐH: Ngoài việc thực hiện các nội dung kiến thức như môn thi

tốt nghiệp trong giờ chính khóa, nhà trường tổ chức cho học sinh học thêm theo
đúng quy định của thông tư 17. Yêu cầu giáo viên chú trọng bồi dưỡng cho học
sinh rèn luyện kỹ năng theo các mức độ thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng
cao. Đề thi môn Văn ra theo hướng mở, có tính phân hóa cao, gắn liền với thực
tiễn nhà trường THPT, nhất là khối 12, có thể dùng kết quả với hai mục đích xét tốt
nghiệp và xét tuyển đại học. Những giáo viên có năng lực quản lí lớp tốt, có hai
năm liên tục gần đây trực tiếp đứng lớp giảng dạy các khối lớp 12 vượt chỉ tiêu thì
mới được tiếp tục đảm nhiệm lớp 12. BGH yêu cầu thầy cô dạy chi tiết, cẩn thận
kiến thức cơ bản đồng thời bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng thông hiểu và vận
dụng.

9


Với học sinh các khối 10, 11, tất cả các giáo viên thuộc mọi môn Văn hoá đều
phải dạy theo hướng nghiên cứu bài học, đặc biệt là các tiết thao giảng.
Qua kết quả khảo sát thực trạng, chúng tôi thấy:
- HS chưa tự giác tự nghiên cứu bài học ở nhà.
- Có những HS đã bỏ qua 2/4 câu hỏi phần Hướng dẫn tự học của giáo viên,
hoặc làm một cách qua loa, tác trách; có học sinh chưa hề đọc trước bài mới ở nhà.
Đặc biệt với những bài Đọc hiểu thơ hoặc tác phẩm văn xuôi, các em cũng ít đọc.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
* CÁC GIẢI PHÁP:
2.3.1. Chỉ ra những khó khăn của học sinh các lớp tự nhiên và đại trà khi
học môn Ngữ Văn theo hướng nghiên cứu bài học
- Môn Ngữ Văn đối với các lớp Tự nhiên và đại trà chỉ là môn học phụ; học
sinh thường có tâm lí coi nhẹ môn Văn.
- Kiến thức và kỹ năng thực hành của đối tượng học sinh các lớp này thường
hạn chế.
- Chương trình Sách giáo khoa Ngữ Văn cũ còn nhiều bất cập. Nội dung còn

nặng về kiến thức, thời lượng để cung ứng cho học sinh không đủ. Mỗi văn bản có
thể gồm nhiều chủ đề, gắn với nhiều đơn vị kiến thức khác nhau. Trong khi muốn
dạy theo hướng phát triển năng lực người học, chúng ta phải tinh giản kiến thức –
chỉ nên chọn một chủ đề.
Ví dụ: Dạy bài “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” chúng ta chỉ nên chọn
một chủ đề là Hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn mà thôi!
2.3.2. Chỉ ra những giải pháp cụ thể sau mỗi tuần luyện tập, thực hành
Ví dụ: Với phân môn Tiếng Việt, Làm văn(đặc biệt là các tiết Luyện tập, Thực
hành, chữa bài tập), tôi sử dụng nhiều nhất Phương pháp Thảo luận nhóm.
Tôi đã thực hiện theo quy trình sau:
- Bước 1:
Tôi mời ba em làm bài viết lên bảng(tôi đã kẻ sẵn ba cột), còn lại ở dưới lớp
các em làm bài độc lập ra nháp. Sau đó ghép nhóm, cứ hai bạn làm một nhóm.
- Bước 2: Tôi mời tiếp ba em khác lên bảng, dùng phấn khác màu chữa phần
bài mà em cho là chưa đúng hoặc bổ sung phần còn thiếu sót. Tương tự như vậy, ở
dưới lớp, hai bạn được ghép nhóm đổi bài cho nhau để giúp nhau sửa chữa, bổ
sung bài cho hoàn thiện.
- Bước 3: Sau cùng, tôi chữa mẫu các bài trên bảng để các em đối chiếu đúng
sai. (Hoặc dùng máy chiếu hỗ trợ đưa kết quả để tiết kiệm thời gian).
2.3.3. Xác định những bài có thể dạy theo nghiên cứu bài học(dạy học
theo dự án hay thảo luận nhóm); những kiểu bài có thể dạy tích hợp theo từng
khối để giáo viên thiết kế giáo án sát hợp và vận dụng linh hoạt, có hiệu quả
cho từng lớp

10


Ví dụ: Lớp 10, các bài tổ chức dạy học theo hướng phân tích hoạt động học
của học sinh:
Tiết theo PPCT Bài/ nội dung: Dạy theo quy Cách thức tổ chức PPDH tích

trình tổ chức hoạt động học
cực
24
Tỏ lòng
Tổ chức dạy học theo
nghiên cứu bài học;
Dạy học theo dự án.
57
Phú sông Bạch Đằng
Tổ chức dạy học theo
nghiên cứu bài học;
Hoạt động nhóm.
Những bài dạy có tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh:
Thứ tự Tiết thep PPCT
Bài – Nội dung dạy tích hợp
1
10-11
Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu-Trọng
Thuỷ
- Tích hợp Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng của
Bác – Nhân dân là cội nguồn thắng lợi.
2
59-60
Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi( phần Tác
phẩm).
- Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: Ngợi ca vẻ
đẹp Hồ Chí Minh hy sinh quên mình vì dân tộc.
Khối 11, các bài tổ chức dạy học theo hướng phân tích hoạt động học của học sinh:
Tiết theo PPCT Bài/ nội dung: Dạy theo quy Cách thức tổ chức PPDH tích

trình tổ chức hoạt động học
cực
8
Phân tích đề, lập dàn -ý
Tổ chức dạy học theo
bài văn nghị luận
nghiên cứu bài học;
Hoạt động nhóm.
74
Nghĩa của câu
Tổ chức dạy học theo
nghiên cứu bài học;
Hoạt động nhóm.
Những bài dạy có tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh:
Thứ tự Tiết thep PPCT
Bài – Nội dung dạy tích hợp
1
3
Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.
- Tích hợp Tư tưởng Hồ Chí Minh: Bác Hồ với
việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
2.3.4. Rèn kĩ năng tự đọc môn Ngữ Văn cho học sinh THPT trong mùa đại
dịch Covid – 19 dưới tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0
Vận dụng phương pháp tự nghiên cứu, ứng dụng thực hành.
Với các tiết dạy Văn học sử( Bài Khái quát...; Bài Tác giả văn học) tôi đã thực hiện
phương pháp này là chủ yếu. Cụ thể:Ở các tiết Khái quát, tôi sử dụng phiếu học
tập, cho học sinh vận dụng lý thuyết và bài tập.

11



Ví dụ: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX(Chương trình
Ngữ Văn 10, Ban Cơ bản), tôi lần lượt theo bốn bước(Có sử dụng máy chiếu Giới
thiệu cấu trúc bài học; cho học sinh xem tranh ảnh minh họa các cuộc chiến kinh
điển của dân tộc ta thời trung đại):
Thứ nhất, Xác định trọng tâm kiến thức cả bài: Có ba đơn vị kiến thức lớn.
Với mục I, tôi đặt câu hỏi cho một em học sinh khá ở lớp thuyết trình(Văn học Việt
Nam chia làm mấy thành phần? Thuyết minh ngắn gọn về các thành phần ấy?). Ở
phần II, tôi sử dụng câu hỏi phát vấn ngắn trước khi cho học sinh tự nghiên cứu và
thảo luận(Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX chia làm mấy giai
đoạn?). Sau đó, tôi phát phiếu học tập gồm các câu hỏi sau cho cả lớp:
Câu 1: Tìm hiểu đặc điểm về hoàn cảnh lịch sử và thời đại tác động đến sự phát
triển cua văn học? (Tôi có sử dụng máy chiếu Powerpoint cho học sinh xem tanh
ảnh tư liệu lịch sử có liên quan:Ngô Quyền đánh thắng giặc Nam Hán trên sông
Bạch Đằng) . Câu 2: Tìm hiểu đặc điểm về nội dung của văn học giai đoạn này?
Câu 3: Tìm hiểu đặc điểm về nghệ thuật của văn học giai đoạn này?Câu 4: Liệt kê
những tác giả, tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn văn học từ thế ki X đến hết thế kỉ
XIV?
Tôi mời bốn em lên bảng làm bốn giai đoạn(Về hoàn cảnh lịch sử- xã hội;
đặc điểm về nội dung; Đặc điểm về nghệ thuật; Tác giả - Tác phẩm ). Ở dưới lớp,
các em làm bài độc lập. hết 8 phút tự nghiên cứu, tôi cho các em tao đổi cặp đôi.
Kế đó , tôi cho các em thêm 1 phút chốt lại toàn bộ kiến thức trong sách giáo khoa.
Sau cùng, tôi cho học sinh làm bài tập Vận dụng và Củng cố(5 phút): Em hãy làm
rõ hoàn cảnh ra đời cua Nam quốc sơn hà(Lập kì tích chống 30 vạn quân Tống thế
ki XIX)? Chỉ ra nội dung yêu nước trong bài thơ “Nam quốc sơn hà”(Đây là bản
Tuyên ngôn Độc lập lần thứ nhất thể hiện niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng)Về
nghệ thuật? Đây là bài thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Câu hỏi chốt lại vấn đề:
Khi cần tìm hiểu về đặc điểm một giai đoạn văn học nào đó, chúng ta cần quan tâm
tới những vấn đề gì? Với cách làm như thế, học sinh không chỉ nắm được kiến thức

lí thuyết mà còn hiểu sâu và biết vận dụng thực hành.
* CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
3.3.1. Cung cấp cho học sinh hệ thống các câu hỏi chuẩn bị bài ở nhà để sẵn
sàng cho một giờ dạy học theo hướng nghiên cứu bài học tại lớp
3.3.1.1. Đó có thể là những phiếu bài tập dưới dạng như sau:
PHIẾU HỌC TẬP TIẾT 73: NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT
Phần I:
1. Về phương diện ngữ âm, chính tả:
Lỗi sai
Nguyên nhân sai
Cách sửa
a.

* Rút ra kết luận về phương diện này?

12


2. Về phương diện từ ngữ:
Lỗi sai
Nguyên nhân sai
b.

Cách sửa

* Rút ra kết luận về phương diện này?
3. Về phương diện ngữ pháp(Câu):
Lỗi sai
Nguyên nhân sai
c.


Cách sửa

* Rút ra kết luận về phương diện này?
4. Về phong cách ngôn ngữ văn bản:
Lỗi sai
Nguyên nhân sai
a.

Cách sửa

* Rút ra kết luận về phương diện này?
3.3.1.2. Đó cũng có thể là một dàn ý:
a) Mở bài
- Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh:
+ Hồ Chí Minh là một danh nhân văn hóa, một chính trị gia, nhà tư tưởng lỗi lạc
của dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng là một cây bút lớn của nền văn học dân tộc
với nhiều tác phẩm thơ, văn xuôi đặc sắc.
- Giới thiệu khái quát về bài thơ Chiều tối :
+ Chiều tối là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tác của
Bác thể hiện cảm hứng trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo.
b) Thân bài
* Khái quát hoàn cảnh sáng tác bài thơ
- Bài thơ rút ra từ tập thơ Nhật kí trong tù, tập thơ sáng tác khi tác giả bị chính
quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam trong suốt 13 tháng.
- Cảm hứng được gợi lên bởi cuộc chuyển lao của Hồ Chí Minh từ Tĩnh Tây đến
Thiên Bảo. Trên đường chuyển lao suốt một ngày dài với xiềng xích đi bộ đường
rừng đến tận chiều tối mà chưa được nghỉ chân.

13









* Luận điểm 1: Bức tranh thiên nhiên chiều tối trên đường chuyển lao.
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không)
- Thời gian và hoàn cảnh:
+ Thời gian: chiều tối
+ Hoàn cảnh: chặng cuối của một ngày chuyển lao đày ải, cực khổ
- Cảnh thiên nhiên được vẽ bằng những nét vẽ đậm: "chim" - "mỏi", "chòm mây" "trôi nhẹ".
-> Bức tranh nên thơ, yên bình của cuộc sống
- Hình ảnh cánh chim:
+ Ý nghĩa tả thực: cánh chim chiều nên dáng bay mệt mỏi nhưng hướng bay có
mục đích: về rừng tìm chốn ngủ.
-> Chiều tối với vạn vật là sự trở về nghỉ ngơi. Hoạt động của chim có động lực
thúc đẩy
+ Ý nghĩa liên tưởng:
Giữa chủ thể trữ tình và hình ảnh cánh chim có nét tương đồng là đều mệt
mỏi, chim bay liên tục, người tù cũng đi liên tục.
Nét khác biệt: chim cố gắng bay về tổ ấm còn người tù tiếp tục đi cũng chỉ
đến một nhà lao khác; nếu chim có động lực thúc đẩy thì người tù chẳng có động
lực nào cả.
=> Ẩn sâu là nỗi nhớ nhà, nhớ nước của người con bị tù đày ở nơi xa xứ

- Hình ảnh chòm mây:
+ Ý nghĩa tả thực: chòm mây lẻ loi trôi lững lờ giữa tầng không
+ Ý nghĩa liên tưởng: đám mây lẻ loi giữa bầu trời cũng như sự lẻ loi cô đơn
của người tù giữa núi rừng bao la.
=> Hồ Chí Minh đã phác họa nên một bức tranh vừa cổ điển nhưng rất bình dị, gần
gũi.
=> Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác: nhạy cảm, tinh tế, yêu thiên
nhiên tha thiết, nhân ái bao dung; nghị lực, bản lĩnh phi thường.
* Luận điểm 2: Bức tranh đời sống sinh hoạt của con người.
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng
(Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò than đã rực hồng)
- Những hình ảnh đời sống dân dã, đời thường:
+ “sơn thôn thiếu nữ”: hình ảnh người thôn nữ cùng với công việc lao động giữa
miền sơn cước
-> Hình ảnh thiếu nữ xay ngô là trung tâm của bức tranh, thể hiện vẻ đẹp khỏe
khoắn của người lao động.
=> Sự xuất hiện của thiếu nữ xay ngô khiến bài thơ có tiến triển mới:
Thiên nhiên đi vào nghỉ ngơi nhưng nhịp sống con người vẫn dẻo dai
Cảnh trong hai câu đầu rất tĩnh còn ở hai câu cuối này nhờ hoạt động con
người mà trở nên sinh động hơn

14


+ "lò than rực hồng" trong đêm tối như đang nhen nhóm lên niềm vui, niềm lạc
quan, xua tan đi cảm giác lạnh lẽo, cô đơn trong lòng người xa xứ. -> Nghệ thuật
lấy sáng tả tối, lấy không gian để tả thời gian
+ “Hồng” là hơi ấm, là ánh sáng, niềm vui và sự tin yêu.

=> Mạch thơ có sự vận động: từ tối đến sáng, từ buồn đến vui, thể hiện cái nhìn lạc
quan, hướng tới tương lai của tác giả.
* Đánh giá về đặc sắc nghệ thuật
- Đậm màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại.
- Bút pháp chấm phá, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tinh tế.
- Điệp ngữ chuyển tiếp, cách dùng từ linh hoạt.
- Ngôn từ tả ít, gợi nhiều, ý tồn tại ngoài lời.
c) Kết bài
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
- Cảm nhận của em về bài thơ.
3.3.1.3. Đó cũng có thể là một sơ đồ tư duy:
Ví dụ: Sơ đồ tư duy phân tích bài Chiều tối

3.3.1.4. Đó cũng có thể dưới dạng những câu hỏi căn cứ vào Mục tiêu bài học
và Hướng dẫn học bài.
Ví dụ: Mùa nghỉ dịch Covid, chúng tôi ra hệ thống câu hỏi ôn tập môn Văn
khối 10 cho các lớp như sau: - Khối 10
Câu 1: Bài: Phương pháp thuyết minh: Xác định các phương pháp thuyết minh
trong phần nội dung bài học? Từ đó rút ra có những phương pháp thuyết minh nào?
(Trả lời: Học sinh tự đọc và nghiên cứu: Đoạn 1: Thuyết minh về công lao khéo
tiến cử người tài cho đất nước của Trần Quốc Tuấn. – Phương pháp thuyết minh:
Liệt kê, giải thích. – Tác dụng: Đảm bảo tính chuẩn xác và thuyết phục của văn
bản thuyết minh;
Đoạn 2: Mục đích thuyết minh về nguyên nhân thay đổi bút danh Ba – sô. –
Phương pháp thuyết minh là phân tích, giải thích. – Tác dụng: Cung cấp những
hiểu biết mới bất ngờ, thú vị; Đoạn 3: Mục đích thuyết minh: Giúp người ddcj hiểu

15



về cấu tạo tế bào. – Phương pháp thuyết minh là nêu số liệu và so sánh. – Tác
dụng: Thuyết phục, hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh với sự tiếp nhận cua người đọc.
Đoạn 4: Mục đích thuyết minh: Giúp người đọc hiểu về nhạc cụ của điệu hát trống
quân- một loại hình nghệ thuật dân gian. – Phương pháp thuyết minh: Phân tích,
giải thích; - Tác dụng: Giúp cung cấp cho người nghe, người đọc những hiểu biết
mới mẻ, bất ngờ, thú vị.
2. Tìm hiểu thêm hai phương pháp mới: a. Phương pháp chú thích: Ví dụ: Nguyễn
Du là một nhà thơ. Vậy, bản chất của phương pháp này là: Nêu ra một tên gọi khác
hoặc một nhận biết khác, có thể cưa phản ánh đầy đủ thuộc tính của đối tượng; Có
tính linh hoạt, mềm dẻo, có tác dụng đa dạng hóa văn bản và phong phú hóa cách
diễn đạt. Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân - kết quả: Đoạn 1: Nêu
lên mục đích: Niềm say mê cây chuối của Ba-sô là chủ yếu. Đây chính là chân
dung tâm hồn thi sĩ.
Đoạn 2: Nói lên quan hệ nhân quả: Từ niềm say mê cây chuối dẫn đến kết quả thi
sĩ đã lấy bút danh là Ba-sô).
Câu 2: Bài: Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên: Trả lời câu hỏi phần hướng dẫn
học bài: ? Ý nghĩa của những việc làm của Ngô Tử Văn. ? Chi tiết Ngô Tử Văn
nhận chức Phán sự, Diêm Vương xử kiện có ý nghĩa gì? Nhận xét nghệ thuật của
truyện?
Câu 3: Bài: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh: ?Xác định các bước viết đoạn
văn thuyết minh và làm bài tập.
Câu 4: Bài: Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt: Muốn sử dụng Tiếng Việt cần
đảm bảo những chuẩn mực nào? Làm các ví dụ phần nội dung bài học.
Câu 5: Bài: Tóm tắt văn bản Thuyết minh: Xác định cách tóm tắt văn bản thuyết
minh qua ví dụ?
Câu 6: Bài: Hồi trống Cổ Thành: Trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài? Tính
cách của Trương Phi, Quan Công thể hiện qua những chi tiết, hành động nào? Ý
nghĩa?
Câu 7: Bài: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ: Trả lời câu hỏi phần hướng dẫn
học bài? Vì sao người chinh phụ đau khổ? Chỉ ra những yếu tố ngoại cảnh, hành

động thể hiện tâm trạng của người chinh phụ? Ý nghĩa?
Với khối 11, chúng tôi cho học sinh học theo bản đồ tư duy; các luận điểm
lớn nhỏ, dàn ý từng bài. Sau kỳ nghỉ dịch đi học trở lại hai đợt, khối 12 tiếp tục học
ôn và báo cáo kết qủa thực học trên mạng cho giáo viên phụ trách và chủ nhiệm.
Học sinh nhờ đó có cơ sở để học và ôn thi.
3.3.2.
Ra đề kiểm tra thường xuyên và định kỳ thực tế khách quan, nóng hổi
tính thời sự, chấm theo lối mở để kích thích sự sáng tạo, niềm đam mê văn học
Cụ thể:
Với các dạng bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ, tôi đều vân dụng tình
hình thực tế khách quan để ra đề gắn với đối tượng học sinh từng lớp: Ví dụ: Bài
kiểm tra 15 phút hoặc hai tiết: Với học sinh khối 11, tôi trích ngữ liệu từ một bài
báo nói về đại dịch Côvid-19, sau đó áp dụng các kỹ năng Nhận biết, Thông hiểu,
Vận dụng thấp và Vận dụng cao để học sinh làm bài với mục đích rèn kỹ năng độc
lập sáng tạo gắn với vấn đề nóng hổi mang tính thời sự thực tiễn của đất nước. Với
khối 10, Lớp 10C1, 10C2, tôi cho các em làm Bài viết số 5( và Bài kiểm tra bù)

16


bằng ngữ liệu Đọc hiểu là một bài thơ của cô giáo Chu Ngọc Thanh – Bài “Tổ
quốc ở trong tim” để các em rèn các kỹ năng như trên để vận dụng hữu hiệu cho kỳ
thi Tốt nghiệp trong tương lai; Câu 7.0 điểm Viết bài văn thuyết minh ngắn gọn về
đại dịch Covid – 19 và nét đẹp phong tục của quê hương em mỗi mùa đại dịch.
Tôi thường ra đề sáng tạo bằng một ngữ liệu văn bản lấy ở ngoài và tự mã
hoá các câu hỏi để rèn các kỹ năng cần thiết cho các em học sinh. Việc làm này tôi
đã thực hiện khoảng 6 năm trở lại đây và nhận thấy khá hữu hiệu, nhất là với học
sinh các lớp chọn Văn hoặc lớp số 1.(Xem thêm đề mới ở phần Phụ lục 1).
Dạy Ngữ Văn trong những năm gần đây hướng vào mục tiêu phát triển năng
lực của người học.[4]. Theo chúng tôi, ra đề theo hướng phát triển năng lực người

học như trên mới thực sự phát huy được hết vai trò của người học. Năng lực đặc
thù của môn Ngữ văn bao gồm: đọc hiểu tác phẩm, tạo lập văn bản và sử dụng
ngôn ngữ tiếng Việt. Tuy nhiên, cả ba năng lực đặc thù này đều được hiểu ở mức
độ phổ thông và nhấn mạnh các yêu cầu như: tự học, thẩm mỹ, sáng tạo[7].
3.3.3. Thiết kế giáo án thực dạy theo hướng nghiên cứu bài học để thích ứng
với sự phát triển năng lực của học sinh
Theo Tiến sĩ Phạm Minh Diệu, “Nội dung chính của quy trình bài học được xác
định 5 bước”[7]. “Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) cung cấp nguồn nhân lực và
nhân tài cho sự phát triển của khoa học công nghệ, mặt khác sự phát triển của
khoa học công nghệ lại tác động vào toàn bộ cơ cấu hệ thống giáo dục, đòi hỏi
GD&ĐT phải luôn tự mình vận động và phát triển đáp ứng yêu cầu của nền kinh
tế - xã hội”[6].
Từ thực tế dạy học chương trình Sách giáo khoa đổi mới từ 2007 đến nay, bản thân
tôi tổng kết thành một quy trình dạy học với các bước thiết kế một giáo án lên lớp
theo hướng nghiên cứu bài học như sau:
Gồm các bước: Bước 1: Xác định mục tiêu bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ
năng, thái độ người học. + Học sinh biết được gì? + Học sinh hiểu được gì? + Rèn
kĩ năng nào cho người học? + Thái độ người học cần có ra sao?
Bước 2: Nghiên cứu Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo có liên quan(để hiểu đầy
đủ, chính xác nội dung dạy học, xác định kiến thức, kĩ năng, thái độ cần hình thành
và xác lập một trình tự logic cho các đơn vị kiến thức của bài dạy). Với bước này,
chúng tôi thường xác định cho học sinh cách tìm tư liệu tham khảo đạt chuẩn là
nhóm tư liệu của tập thể Giáo sư, Tiến sĩ của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Không nên tìm tài liệu tham khảo của các nhà xuất bản trong Nam. Và tài liệu
chuẩn Ngữ Văn cần tìm là của Phan Trọng Luận(chủ biên). Sau đó, tôi đúc kết
phạm vi, mức độ kiến thức của đối tượng học sinh các lớp mình thực dạy phù hợp
với điều kiện dạy học thực tế của nhà trường.
Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của học sinh:

Giáo án theo lối mới bây giờ cần được thiết kế như sau:

IMỤC TIÊU BÀI HỌC:
Nêu rõ yêu cầu học sinh cần đạt về:
1.
Kiến thức: - Học sinh biết được gì? - Học sinh hiểu được gì?
2.
Kĩ năng: - Học sinh vận dụng được những kĩ năng gì?
3.
Thái độ: - Học sinh cần có thái độ như thế nào?
4.
Những năng lực cần có ở học sinh: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo…

17


5.
Trọng tâm bài học: Phần I hay phần II?
IICHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1.
Giáo viên: Chuẩn bị các thiết bị dạy học: Tranh tư liệu; bản đồ tư duy;
phương tiện dạy học: máy chiếu; bảng phụ, phiếu học tập…tài liệu cần thiết.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài học theo hệ thóng câu hỏi đã hướng dẫn từ trước
của giáo viên.
IIITIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Bước 1: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh:
Bước 2: Tổ chức dạy học bài mới(Nêu nhiệm vụ học tập và cách thức thực hiện
để đạt được mục tiêu bài học, tạo động cơ học tập cho học sinh; Giáo viên hướng
dẫn, tổ chức cho học sinh suy nghĩ tìm hiểu, khám phá, lĩnh hội nội dung bài học
nhằm đạt được mục tiêu bài học, vận dụng phương pháp hợp lí).
Bước 3: Luyện tập, củng cố: Giáo viên hướng dẫn học sinh củng cố khắc sâu kiến
thức, kĩ năng, thái độ đã có thông qua hoạt động luyện tập, thực hành; tổng hợp,

nâng cao theo nhiều hình thức khác nhau(Trắc nghiệm; làm dàn ý; làm bài tập…).
Bước 4: Đánh giá: - Trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu bài học, giáo viên dự kiến
một số câu hỏi, bài tập và tổ chức cho học sinh tự đánh giá về kết quả học tập của
bản thân và của bạn.
Giáo viên tổng kết, đánh giá về kết quả của bài học.
Bước 5: Hướng dẫn học sinh học bài và làm việc ở nhà.
Tóm lại, sự thành công của một giờ dạy học theo định hướng đổi mới
phương pháp dạy học phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, quan trọng nhất là sự
chủ động, linh hoạt, sáng tạo của cả người dạy và người học. Những phần trình bày
trên đây chỉ là những kinh nghiệm đúc rút từ thực tiễn dạy học 20 năm qua. Lần
thay Sách giáo khoa lại sắp đến, bản thân tôi thiết nghĩ, dù ở điều kiện nào, sự
chuẩn bị bị chu đáo theo quy trình dạy học như trên đều có thể đem lại những giờ
học hiệu qủa, bổ ích, hứng thú cho cả người dạy và người học. Đặc biệt là đối với
bộ môn Văn - một môn công cụ luôn cần thắp sáng ngọn lửa nhiệt tình và đam mê
ở cả thầy và trò.
Trong mùa đại dịch Covid-19 này, theo chương trình giảm tải của Bộ Giáo
dục ban hành các lớp ngày 30 tháng 3 năm 2020, tháng 4-2020, đợt học thứ hai sau
kỳ nghỉ dịch trở lại trường, chúng tôi tiến hành vận dụng cho học sinh tự đọc, tự
nghiên cứu văn bản theo từng bài giảm tải. Cụ thể như sau:
Khối 10: bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ; Tác gia Nguyễn Du; Đoạn trích
Nỗi thương mình; Thề nguyền. Tổng kết phần văn học.
Khối 11: Người cầm quyền khôi phục uy quyền. Về luân lí xã hội ở nước ta. Tiếng
mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức. Phong cách ngôn ngữ chính luận
và Ôn tập văn học.(Xem phụ lục 2).
3.3.4. Rèn kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cho các em học sinh
Chúng ta có thể hiểu đơn giản. “Tự học là chúng ta tự mình làm việc với
chính bản thân mình, nhờ các phương tiện hỗ trợ khác để chiếm lĩnh tri thức.
Nghĩa là ta sẽ tự đọc, tự nghiên cứu tài liệu, tự tư duy, phải luôn chủ động, lấy bản
thân làm trung tâm. Chính vì lý do đó khi tự học ta sẽ có thể toàn quyền làm chủ
được quá trình, làm chủ được thời gian, thời lượng học, làm chủ được khối lượng

kiến thức mà mình muốn tiếp nhận”[2].

18


Chúng ta mỗi khi muốn tự làm, hay tự học thì bản thân luôn cần phải có cho
mình một hướng đi, một hoạch định rõ ràng.Luôn đầu tư và đổi mới trong phương
pháp học, cùng một cách học nhưng có rất nhiều cách thức cũng như phương pháp
học khác nhau, hãy tìm cho mình một hướng đi phù hợp và khiến bản thân hứng
thú nhất.
3.3.5. Phương pháp tự học đạt hiệu quả cao với bộ môn Ngữ Văn ở nhà
trường Trung học phổ thông
Theo kinh nghiệm của những cựu sinh viên thủ khoa Văn: “Tự sắp xếp thời
gian phù hợp với mình nhất, học bất cứ lúc nào, nơi đâu ta thấy tiện lợi và hứng
thú. Nên lập một thời gian biểu cho bản thân”. Còn theo bản thân tôi, người thực
hiện đề tài sáng kiến này muốn khuyên các em rằng: các em nên viết nhật kí hàng
ngày để trau dồi kĩ năng viết văn. Có cuốn sổ Tích luỹ Văn hằng năm cho mình để
khi gặp những câu danh ngôn, bài thơ, câu chuyện, lời bình hay… ta có thể ghi
ngay vào đó.
Các em hãy: Tự khám phá ra “điểm mạnh và sở thích của bản thân.. Học
với tốc độ phù hợp, tự học những gì mình còn yếu; tìm đọc những bài cảm nhận
tác phẩm đó của những nhà phê bình tâm huyết …Học với bất kỳ ai. Học từ mạng;
từ những người thầy khác mà ta có thể lựa chọn, có thêm sự tư vấn của giáo viên
càng tốt” [9].Theo Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, ngày nay chúng ta có 5 người thầy:
Thầy cô giáo ở trường, lớp; bạn của mình; chính bản thân mình; sách quý và mạng
Internet.
Cuốí cùng, “Ta cần biết xác định học trọng tâm cái gì?”9[] Ta có thể tìm
hiểu dạng đề thi, giới hạn thi, hỏi thầy cô nếu đó là môn thi ở trường hoặc tra cứu
từ đề thi cũ và đề tham khảo. Hơn nữa, khi đọc sách, chắc chắn các em cũng sẽ
nắm được những vấn đề cốt lõi cần được học sâu và chuyên tâm. Tự học kết hợp

với học trên lớp tốt, kết quả sẽ thành công.
3.3.6. Rèn kỹ năng tự học kết hợp với kỹ năng làm bài thi:
Năm học 2019-2020 này, môn thi Tự luận duy nhất phải kể đến là Ngữ Văn.
Tự học, tự nghiên cứu sẽ đạt hiệu quả tối ưu nếu biết kết hợp với kỹ năng tự làm
bài thi theo lối mới hoàn hảo nhất.
(Phần này tác giả để dành cho một đề tài khác.)
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG
Đối với phần Đọc hiểu văn bản:
- Bài dạy theo hướng phát triển năng lực của người học, học sinh được làm việc
nhiều hơn(Kết hợp với hệ thống câu hỏi đã giao trước, học sinh tự đọc phần Tiểu
dẫn và văn bản ở nhà): Ví dụ: Phần I- Tiểu dẫn: Giáo viên cho một em học sinh
khá thuyết minh ngắn gọn bằng lời văn của mình, thoát li sách giáo khoa. Một học
sinh khá khác nhận xét, bổ sung; giáo viên chốt ý. Phần II- Đọc hiểu văn bản: Yêu
cầu một em tóm tắt văn bản?(Ví dụ xem phần Phụ lục 2 Câu hỏi chuẩn bị bài
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên hoặc Đây thôn Vỹ Dạ)
- Học sinh nắm được cấu trúc và kỹ năng làm bài ở mỗi dạng đề, tính theo thời
lượng quy định(Xem Phụ lục 3: Chụp bài Làm văn cụ thể của một số em lớp 10C1
năm học 2019-2020).

19


- Học sinh đã tự giác, độc lập tự chủ học môn Văn trước ở nhà; sẵn sàng hợp tác
với cô trong giờ học và các kỳ thi.
- Nhờ kỹ năng tự đọc ở nhà, nhờ việc giáo viên đã tinh giản kiến thức và mã hoá
bài dạy thành những dạng bài tập thực hành ngắn hoặc trắc nghiệm, giờ học Văn
của các em trở nên nhẹ nhàng, thoải mái, tự tin, chủ động, dân chủ hơn. Điểm
miệng nhờ thế cũng được lấy kết hợp từ kết quả của quá trình tự đọc này.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận
+ Cần xác định mục tiêu, phương pháp trong bài học.
+ Đặt câu hỏi xem đây là loại bài học gì?
+ Cách giới thiệu bài học như thế nào?
+ Sử dụng các PP và phương tiện dạy học thế nào cho đạt hiệu quả cao?
+ Nội dung bài học chia ra những đơn vị kiến thức nào?
+ Dự kiến tổ chức hoạt động dạy học nào tương ứng?
+ Dự kiến tích hợp nội dung giáo dục nào là phù hợp?
+ Dự kiến cách suy nghĩ, khả năng tiếp nhận của HS vào bài học, các tình
huống dạy học xảy ra, dự kiễn cách kết thúc bài học.
3.2. Kiến nghị
Vì những lẽ trên, trong thời đại nền Cách mạng Công nghiệp 4.0 này, tôi xin đề
xuất như sau:
- Nhà trường bổ sung tài liệu tham khảo, đặc biệt là mảng lí luận văn học để
giáo viên và học sinh tìm được thêm thông tin về bài học.
- Các thầy cô giáo bộ môn văn nên khích lệ, tạo điều kiện cho học sinh tìm tòi,
sưu tầm nhiều tư liệu có liên quan để làm phong phú bài học.
- Giáo viên đứng lớp phải nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu, cập nhật thông tin trên
các phương tiện thông tin đại chúng ... để làm phong phú kiến thức bài dạy.
Tùy từng điều kiện, có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; kết
hợp phương pháp giảng dạy truyền thống với các phương pháp giảng dạy hiện đại;
đổi mới mạnh mẽ nội dung chương trình(đi đôi với việc tinh giản chương trình
trong sách giáo khoa) và phương pháp dạy học theo hướng hội nhập quốc tế. Nội
dung, chương trình dạy học, cách ra đề cần được triển khai theo hướng mở...
Hiện tại, giáo viên chúng tôi đang tự làm mới mình trong mỗi giờ lên lớp.
Chúng tôi thiết kế bài dạy theo hướng mới: Giao nhiệm vụ học tập cho học sinh
theo từng bài, từng phân môn. Cho các em tự nghiên cứu khoảng 5-8 phút; rồi cho
học sinh tự trao đổi với nhau, thảo luận nhóm. Sau đó, chúng tôi yêu cầu mỗi tổ
một em lên bảng trình bày một đơn vị kiến thức. Lại cho những em khác nhận xét
và chốt lại vấn đề. Với mỗi đơn vị kiến thức, chúng tôi luôn chú ý tạo điều kiện

cho các em được vận dụng, thực hành. Đề thi luôn được đổi mới theo hướng mở,
có phân hóa đối tượng; quy định thời gian, luôn tiệm cận với dạng đề thi mới nhất
hàng năm của Bộ.
Thách thức thời đại công nghiệp 4.0 đặt ra những nhiệm vụ quá
lớn lao đòi hỏi chúng ta, dù làm trong bất cứ lĩnh vực nào cũng phải cố gắng hết
mình. Dù sao, mỗi ngày được sống, được học tập, làm việc đúng với khả năng của
mình, hiểu mình có ý nghĩa đã là niềm hạnh phúc vô bờ.
Thạch Thành, ngày 10/6/2020

20


XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
Phó hiệu trưởng

Thanh Hóa, ngày 16 tháng 06 năm
2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Đỗ Duy Thành
Người viết:
Nguyễn Thị Hạnh
TƯ LIỆU THAM KHẢO
1- Các bước tiến hành sinh hoạt chuyên môn theo NCBH (theo Kế hoạch số
80/KH-BGDĐT ngày 25/02/2014)
2- Blog học thuật. Tìm hiểu tầm quan trọng và phương pháp tự học đem lại hiệu
quả.
/>

3- Đại dịch Covid -19. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
4- Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
/>
5- Luật giáo dục, 2005.
/>6-Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Đinh Thị
Phương Lan
7- Phòng chống dịch Covid-19: Mỗi người hãy thể hiện trách nhiệm công dân
bằng những việc làm cụ thể. Đăng ngày 01-04-2020 09:07
8-Thiết kế quy trình bài học môn Ngữ Văn ở trường phổ thông theo định hướng
phát triển năng lực học sinh. Tiến sĩ Phạm Minh Diệu Khoa Sư phạm, trường
Đại học Giáo dục- ĐHQG Hà Nội.
9- tuhoc.365.vn. Tự học là gì? Cách học giỏi nhanh và hiệu quả nhất.

21


DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO XẾP
LOẠI
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hạnh
Chức vị và đơn vị công tác: Giáo viên trường Trung học phổ thông Thạch Thành 3
TT Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá
Kết qủa đánh
Năm học đánh
xếp
giá xếp loại(A, giá xếp loại
loại( Ngành
B, C,…)
GD cấp huyện,

tỉnh; tỉnh)
1
Đổi mới phương pháp dạy Cấp Tỉnh
Loại C
2006 - 2007
học Tiếng Việt 10
2
Ứng dụng kỹ năng sống
Cấp Tỉnh
Loại C
2010 - 2011
và phương pháp dạy học
tích cực vào việc đọc hiểu
văn bản nghị luận lớp 11
3
Một số biện pháp hướng
Cấp Tỉnh
Loại C
2016 – 2017
dẫn học sinh ôn thi Tốt
nghiệp THPT Quốc gia
4
Đổi mới phương pháp dạy Cấp Tỉnh
Loại C
2018 - 2019
học Văn ở trường THPT
nhìn từ thành tựu của cuộc
Cách mạng Công nghiệp
4.0


22



×