z
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MƠN TỐN
----
Đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIẢI
TỐN CĨ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 2
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
ThS Dương Hữu Tòng
Lâm Thị Mĩ Kim
Ngành: Sư phạm Tiểu học
Khóa: 37
MSSV: 1110305
Cần Thơ, tháng 04 năm 2015
z
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MƠN TỐN
----
Đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIẢI
TỐN CĨ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 2
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
ThS Dương Hữu Tòng
Lâm Thị Mĩ Kim
Ngành: Sư phạm Tiểu học
Khóa: 37
MSSV: 1110305
Cần Thơ, tháng 04 năm 2015
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, rèn luyện tại Trường Đại học Cần Thơ, dưới sự
hướng dẫn và giảng dạy của các Thầy Cô cùng với sự giúp đỡ của các bạn, em
đã học hỏi và tích lũy được nhiều vốn kiến thức quý báu. Vốn kiến thức này đã
giúp em rất nhiều trong quá trình nghiên cứu để hồn thành Luận văn. Và chắc
chắn rằng, đó cũng sẽ là một hành trang vững chắc để em có thể trở thành một
người giáo viên tốt.
Hoàn thành Luận văn này, em xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy Cô Trường
Đại học Cần Thơ, đã truyền thụ cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý
báu.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Dương Hữu Tòng, người
đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ để em có thể hồn thành Luận văn này.
Cuối cùng, em xin cảm ơn các Thầy Cô trường Tiểu học Ngô Quyền đã
luôn tạo điều kiện giúp em tiến hành Thực nghiệm để hồn tất q trình nghiên
cứu.
Em xin chân thành cảm ơn.
Kính chúc q Thầy Cơ và các bạn thật nhiều sức khỏe và thành công trong
công việc !
Cần Thơ, tháng 4 năm 2015
Người viết
Lâm Thị Mĩ Kim
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Phạm vi và đối tượng của nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Những điểm mới trong kết quả nghiên cứu
6. Tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn của vấn đề
7. Cấu trúc luận văn
8. Một số từ ngữ được viết tắt trong Luận văn
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ RÈN KĨ NĂNG GIẢI
TỐN CĨ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 2
1. Một số đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học
1.1.
Những thay đổi của trẻ khi bắt đầu đi học
1.2.
Đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học
1.3.
Đặc điểm nhân cách của học sinh Tiểu học
1.3.1
Tính cách của học sinh Tiểu học
1.3.2 Nhu cầu nhận thức của học sinh Tiểu học
1.3.3 Đặc điểm đời sống tình cảm
2. Khái qt chương trình tốn Tiểu học
2.1 Sự giống nhau và khác nhau giữa 2 giai đoạn dạy học toán ở Tiểu học
2.1.1
Sự giống nhau giữa 2 giai đoạn các lớp 1,2,3 và giai đoạn các lớp
4,5 của dạy Toán ở Tiểu học
2.1.2. Sự khác nhau giữa hai giai đoạn các lớp 1,2,3 và giai đoạn các lớp
4,5 của dạy học toán ở tiểu học.
2.2. Trình độ chuẩn của học sinh về giải tốn có lời văn ở các lớp bậc tiểu học.
3. Một số phương pháp dạy học được sử dụng.
3.1. Phương pháp giảng giải
3.2. Phương pháp đàm thoại
3.3. Phương pháp trực quan
3.4. Phương pháp thực hành luyện tập
4. Dạy học giải tốn có lời văn ở Tiểu học
4.1 Ý nghĩa của việc dạy học giải tốn có lời văn ở Tiểu học
4.2 Cấu trúc của một bài tốn có lời văn
4.2.1 Các thành phần của một bài tốn có lời văn
4.2.2 Cấu trúc của bài toán
4. 3 Các bước cơ bản để giải một bài tốn có lời văn
4.3.1 Bước 1: Đọc kĩ đề bài
4.3.2 Bước 2: Tóm tắt đề tốn
4.3.3 Bước 3: Phân tích bài tốn để lập kế hoạch giải
4.3.4 Bước 4: Thực hiện phép tính theo trình tự đã thiết lập và viết bài giải.
4.3.5 Bước 5: Kiểm tra bài giải và đánh giá kết quả
4.4 Các dạng tốn có lời văn ở tiểu học
4.4.1 Dạng bài toán đơn
4.4.1.1 Phân loại
4.4.1.2 Cách dạy học giải toán đơn
4.4.2 Dạng bài toán hợp
4.4.2.1 Phân loại
4.4.2.2 Cách dạy học giải toán hợp
4.4.3 Dạng tốn điển hình
4.4.3.1 Phân loại
4.4.3.2 Cách dạy học giải tốn điển hình
4.5 Một số phương pháp giải tốn
4.5.1 Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng
4.5.2 Phương pháp rút về đơn vị - Phương pháp tỉ số
4.5.3 Phương pháp chia tỉ lệ
4.5.4 Phương pháp giả thuyết tạm
4.5.5 Phương pháp tính ngược từ cuối
4.5.6 Phương pháp thay thế
4.6 Phương pháp suy luận thường dùng trong giải tốn có lời văn ở tiểu học
4.6.1 Phương pháp phân tích (Phân tích đi lên)
4.6.2 Phương pháp tổng hợp (Phân tích đi xuống)
4.7 Phương pháp tóm tắt một bài tốn
4.7.1 Phương pháp tóm tắt dùng sơ đồ đoạn thẳng
4.7.2 Phương pháp dùng sơ đồ khối
4.7.3 Phương pháp tóm tắt dùng ngơn ngữ ngắn gọn
4.7.4 Phương pháp tóm tắt dùng hình tượng trưng
4.7.5 Phương pháp tóm tắt dùng cơng thức bằng lời
4.7.6 Phương pháp tóm tắt bằng lưu đồ
4.7.7 Ví dụ
4.8 Quy định cách trình bày bài giải tốn ở tiểu học
4.8.1 Cách ghi các phép tính giải
4.8.2 Cách ghi câu lời giải
4.8.3 Cách ghi trình bày bài giải
CHƯƠNG II: DẠY HỌC GIẢI TỐN CĨ LỜI VĂN CHO HỌC
SINH LỚP 2 VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIẢI
TỐN CĨ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 2
1. Một số vấn đề liên quan đến dạy học giải tốn có lời văn lớp 2
1.1 Mục tiêu của dạy học giải tốn có lời văn lớp 2
1.2 Nội dung chủ yếu của dạy học giải tốn có lời văn lớp 2
1.3 Nội dung dạy học “Giải tốn có lời văn” ở lớp 2 có một số đặc điểm
2. Phương pháp dạy học giải tốn có lời văn ở lớp 2
2.1 Bài toán: Dạng “thêm”; “nhiều hơn”
2.2 Bài toán: Dạng “bớt”, “ít hơn”
2.3 Bài tốn: Dạng áp dụng trực tiếp ý nghĩa của phép nhân
2.4 Bài toán: Dạng áp dụng trực tiếp ý nghĩa của phép chia
3. Thực trạng tình hình của vấn đề rèn kĩ năng giải tốn có lời văn cho học
sinh lớp 2
3.1 Về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học
3.2 Về giáo viên
3.3 Về học sinh
4 Một số biện pháp rèn kĩ năng giải tốn có lời văn cho học sinh lớp 2
4.1 Nguyên nhân
4.2 Những giải pháp thực hiện để nâng cao chất lượng giải tốn có lời văn
cho học sinh lớp 2.
4.2.1 Tích cực hóa vấn đề sử dụng phương pháp dạy học
4.2.2 Biện pháp điều tra thực trạng việc học tập của học sinh
4.2.3 Vận dụng vào thực tiễn giảng dạy:
4.2.4 Tổ chức dạy học giải tốn có lời văn cho học sinh lớp 2
CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
1. Mơ tả thực nghiệm
1.1 Mục đích thực nghiệm
1.2 Nội dung thực nghiệm
1.3 Đối tượng thực nghiệm
1.4 Thời gian thực nghiệm
1.5 Hình thức thực nghiệm
2. Tổ chức thực nghiệm
2.1 Tiến hành thực nghiệm
2.1.1 Tường thuật các tiết dạy thực nghiệm
2.1.2 Tổ chức kiểm tra
3. Kết luận
4. Giáo án đề nghị
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy mơn tốn nói riêng là một
yêu cầu cần thiết trong tình hình hiện nay. Trong các mơn học ở bậc tiểu học,
mơn tốn chiếm thời lượng lớn trong các môn học (sau môn Tiếng Việt). Việc
đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học nói chung và dạy học tốn nói riêng là
việc làm cần thiết và cấp bách theo hướng phát triển tính tích cực của học sinh.
Trong q trình làm gia sư dạy toán lớp 2, em đã quan sát và nhận thấy các
kiến thức số học, đại lượng, đo đại lượng và các yếu tố hình học tương đối gần
gũi với học sinh nên các em ít gặp khó khăn. Nhưng khi làm quen với dạng
tốn có lời văn, học sinh thường lúng túng, khơng biết cách tóm tắt đề tốn
hoặc tóm tắt sai do khơng biết bài tốn đã cho biết gì và u cầu gì, hướng giải
quyết bài tốn ra sao ?... Ngồi ra các em cịn gặp khó khăn trong việc diễn đạt
bằng lời và trình bày bài giải khi viết.
Sự đổi mới một cách toàn diện cả về nội dung chương trình lẫn phương
pháp dạy học địi hỏi giáo viên phải có cách nhìn đúng về dạy học tốn. Qua đó
giúp học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo trong hoạt động
học tập. Nhưng trong q trình giảng dạy cịn nhiều giáo viên lạm dụng
phương pháp giảng giải trong dạy học toán, chưa phát huy được hết vai trò của
học sinh trong quá trình học tập, chưa tập cho học sinh có thói quen suy nghĩ,
tìm hiểu nội dung bài để học sinh tiếp thu kiến thức. Từ thực tế đó càng làm
cho học sinh khó tiếp nhận các bài tốn có lời văn, dẫn đến việc tiếp thu kiến
thức của học sinh một cách thụ động, khơng có hứng thú tham gia giải các bài
tốn có lời văn, dẫn đến kết quả học tập ở dạng tốn náy chưa cao.
Do đó, là người giáo viên tương lai em rất quan tâm về vấn đề này và em
quyết định chọn đề tài “ Một số biện pháp rèn kĩ năng giải tốn có lời văn cho
học sinh lớp 2 ” với mong muốn góp phần vào việc hình thành kĩ năng giải
tốn có lời văn và lịng say mê học tốn cho các em. Đồng thời phát triển tư
duy và nâng cao hiệu quả học tập của học sinh, góp phần nâng cao hơn nữa
chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu những khó khăn, sai sót của học sinh trong việc giải tốn có lời
văn. Phân tích ngun nhân sai sót và đề ra biện pháp khắc phục.
- Tìm hiểu thuận lợi, khó khăn của giáo viên và học sinh khi giải tốn có lời
văn trong chương trình tốn lớp 2.
- Thông qua đề tài giúp học sinh ham học tốn từ đó góp phần nâng cao
chất lượng, hiệu quả của giờ học toán đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục.
- Nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm của bản thân.
3. Phạm vi và đối tượng của nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Các hoạt động giảng dạy và học tập với nội dung là
giải toán có lời văn trong chương trình tốn lớp 2 ở trường Tiểu học.
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 2 trong q trình học tập cách giải các
bài tốn có lời văn.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra, giáo dục.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
5. Những điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Giúp học sinh nắm vững cách giải các bài tốn có lời văn trong chương
trình tốn 2. Cụ thể là:
- Biết giải và trình bày bài giải các bài tốn đơn về cộng, trừ, trong đó có
bài tốn về “nhiều hơn”, “ít hơn” một số đơn vị ; các bài tốn đơn về nhân, chia
(phép tính trong bảng nhân, chia phạm vi 5).
- Nội dung dạy học “Giải tốn có lời văn” ở lớp 2 được tăng cường học
phương pháp dạy tốn (cách tìm hiểu đề bài, cách giải quyết vấn đề, và cách
trình bày bài giải…). Ngồi ra học sinh cịn được phát triển khả năng diễn đạt
(diễn đạt bằng lời nói và viết các câu lời giải, hoặc trình bày một vấn đề…).
- Nội dung dạy học “Giải tốn có lời văn” được cấu trúc hợp lí, xen kẽ các
mạch kiến thức khác, làm nổi bật mạch kiến thức số học.
- Nội dung các bài tốn có lời văn phong phú, đa dạng hơn và gần với thực
tế đời sống xung quanh các em; Có các bài tốn khi giải quyết cần đến kĩ năng
đo đại lượng “cân, đo, đong, đếm” với các đơn vị mét, xăng-ti-mét, ki-lơ-mét,
ki-lơ-gam, lít…thường gặp trong đời sống sinh hoạt hằng ngày…
- Cách trình bày một bài giải tốn được hồn chỉnh hơn.
- Tích cực hóa vấn đề sử dụng phương pháp dạy học.
- Điều tra thực trạng việc học tập của học sinh.
- Vận dụng vào thực tiễn dạy học:
Giải tốn có lời văn ở lớp 2 bao gồm:
+ Bài toán về nhiều hơn.
+ Bài tốn về ít hơn.
+ Các bài tốn vận dụng trực tiếp ý nghĩa của các phép tính (được tích
hợp trong các mạch kiến thức khác).
6. Tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn của vấn đề
- Qua đề tài giúp các em học sinh nắm vững kiến thức khi giải các bài tốn
có lời văn.
- Giúp giáo viên có thêm một vài kinh nghiệm và dạy tốt các bài tốn có lời
văn trong chương trình tốn 2.
7. Cấu trúc luận văn
Mở đầu
Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề rèn kĩ năng giải tốn có lời văn cho
học sinh lớp 2.
Chương 2: Thực trạng tình hình của vấn đề rèn kĩ năng giải tốn có lời
văn cho học sinh lớp 2.
Chương 3: Những biện pháp rèn kĩ năng giải tốn có lời văn cho học
sinh lớp 2.
Chương 4: Thực nghiệm sư phạm.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
8. Một số từ ngữ được viết tắt trong Luận văn
STT
Viết tắt
Viết nguyên văn
1
GV
Giáo viên
2
HS
Học sinh
3
SGK
Sách giáo khoa
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ RÈN KĨ NĂNG
GIẢI TỐN CĨ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 2
1. Một số đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học
1.4.
Những thay đổi của trẻ khi bắt đầu đi học
Trước khi bước vào trường phổ thông, trẻ đang phát triển để hồn thiện các cấu
trúc tâm lí của con người, bởi hoạt động chủ đạo là vui chơi mà chưa thể hiện
được bất kì trẻ đang tiến vào bước ngoặc mới với sự biến đổi của hoạt động chủ
đạo . Hoạt động vui chơi giữ vai trò chủ đạo trong suốt thời kì mẫu giáo, nay
những yếu tố của hoạt động học tập bắt đầu nảy sinh để tiến tới giữ vị trí chủ đạo
khi trẻ bắt đầu đến trường.
Bước vào trường phổ thông là một bước ngoặc trong đời sống của trẻ. Đó là sự
chuyển qua lối sống mới với những điều kiện hoạt động mới, chuyển qua những
quan hệ với người lớn và bạn bè cùng tuổi.
Khi đến trường trẻ là một học sinh đang thực hiện nghĩa vụ xã hội trao cho
bằng hoạt động học tập nghiêm túc. Hoạt động tập làm thay đổi một cách cơ bản
những động cơ của hoạt động trẻ, nó mở ra những nguồn phát triển mới của sức
mạnh nhận thức và đạo đức của trẻ. Hoạt động học phải được xem là đối tượng để
lĩnh hội sau đó, để trở thành phương tiện tiếp thu trí thức, kinh nghiệm khoa học.
Hoạt động học bắt đầu nảy sinh ở lớp 1 và lớp 2, hình thành ở lớp 3 và dần định
hình ở lớp 5.
1.5.
Đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học
Tri giác của học sinh tiểu học mang tính chất đại thể ít đi sâu vào chi tiết và
mang tính chất khơng chủ định . Khả năng phân tích một cách có tổ chức và khi tri
giác ở học sinh các lớp đầu bậc Tiểu học còn yếu, các em thường thâu tóm sự vật
về tồn bộ, về đại thể để tri giác. Ví dụ : Các em khó phân biệt hình 5 cạnh với
hình 6 cạnh. Tuy vậy ta cũng khơng nên nghĩ rằng các em chưa có khả năng phân
tích để tách các dấu hiệu các chi tiết nhỏ của một đối tượng nào đó.
Tri giác khơng chủ định vẫn chiếm ưu thế ở học sinh Tiểu học. Các em chưa tri
giác đúng đơn vị, độ dài và cịn nhìu khó khăn khi tri giác khoảng cách( học sinh
chưa ước lượng đúng độ dài m và Km). Tri giác thời gian phát triể n chậm so với
tri giác không gian.
Chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế so với chú ý có chủ định. Những kích
thích có cường độ mạnh vẫn là một trong những mục tiêu thu hút sức chú ý của
trẻ.
Trí nhớ của các em cịn mang tính trực quan-hình tượng và được phát triển hơn
trí nhớ từ ngữ logic. Học sinh đầu cấp thường có khuynh hướng ghi nhớ máy móc
bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần. Ở học sinh Tiểu học việc ghi nhớ các tài liệu
trực quan hình tượng có hiểu quả nhất.
Tư duy của trẻ mới đến trường là tư duy cụ thể, mang tính hình thức, dựa vào
đặc điểm bên ngồi. Nhờ vào hoạt động học tập, tư duy mang dần tính khái
quát.Hoạt động mang tính tổng hợp cịn sơ đẳng, việc học Tiếng Việt và Tốn
giúp các em biết phân tích và tổng hợp. Trẻ thường gặp khó khăn trong việc thiết
lập mối quan hệ nhân quả.
Tưởng tượng cịn tản mạn, ít có tổ chức, hình ảnh tưởng tượng thì đơn giản hay
thay đổi. Tưởng tượng tái tạo từng bước hoàn thiện.
1.3
Đặc điểm nhân cách của học sinh Tiểu học
1.3.2
Tính cách của học sinh Tiểu học
Nét tính cách của học sinh Tiểu học mới hình thành chưa ổn định. Hành vi của
trẻ mang tính xung động cao và ý chí cịn thấp. Tính cách điển hình của trẻ là hồn
nhiên và cả tin, trẻ thích bắt chước hành vi của những người xung quanh hay trên
phim ảnh. Học sinh Tiểu học ở Việt Nam có thái độ và thói quen tốt với lao động.
1.3.2 Nhu cầu nhận thức của học sinh Tiểu học
Nhu cầu nhận thức của học sinh Tiểu học đã phát triển khá rõ nét từ nhu cầu
tìm hiểu những sự vật hiện tượng riêng lẻ( lớp 1 và lớp 2), đến nhu cầu phát hiện
những nguyên nhân, quy luật về các mối liên hệ, quan hệ ( lớp 3,4,5). Nhu cầu đọc
sách phát triển cùng với việc phát triển kỉ xảo đọc. Cần phải hình thành nhu cầu
nhận thức cho trẻ ngay từ sớm.
2.1.2 Đặc điểm đời sống tình cảm
Đối tượng gây xúc cảm, tình cảm của các em gắn liền với trực quan, hình ảnh
cụ thể. Học sinh Tiểu học rất dễ xúc cảm, xúc động và khó kìm hãm xúc cảm của
mình. Tình cảm của học sinh Tiểu học còn mong manh, chưa bền vững, chưa sâu
sắc. Sự chuyển hóa xúc cảm nhanh.
Việc hiểu đặc điểm tâm lí học sinh giữ vai trị quan trọng trong q trình dạy
học. Nếu chúng ta tác động vào đối tượng mà khơng hiểu tâm lí của chúng thì
cũng như đập búa vào một thanh sắt nguội. Chính vì vậy, trong q trình dạy học
giáo viên cần phải dựa vào những đặc điểm tâm lí đối tượng để lựa chọn và xây
dựng những phương pháp dạy học mới mang lại hiệu quả như mong muốn.
2.
2.1.
Khái qt chương trình tốn Tiểu học
Sự giống nhau và khác nhau giữa 2 giai đoạn dạy học toán ở Tiểu học
2.1.1. Sự giống nhau giữa 2 giai đoạn các lớp 1,2,3 và giai đoạn các lớp 4,5 của
dạy Tốn ở Tiểu học
Mơn Tốn là mơn khoa học thống nhất về cơ sở khoa học bộ mơn Tốn và về
cấu trúc nội dung. Ở cả hai giai đoạn mơn Tốn đều bao gồm 4 mạch nội dung : số
học, đo lường, yếu tố hình học, giải tốn có lời văn. Các mạch nội dung không
phải là phân môn, chúng được sắp xếp xen kẻ nhau trong từng chủ đề, từng
chương mục, thậm chí trong nhiều bài học của Sách giáo khoaa, tạo sự hỗ trợ và
gắn bó với nhau. Mạch số học là mạch nội dung chủ chốt bao gồm : số, phép tính,
một số yếu tố đại số và yếu tố thống kê được tích hợp với số học. Các nội dung
giáo dục khác ( như những hiểu biết về tự nhiên và xã hội, giáo dục môi trường,
giáo dục về an tồn giao thơng…) được sự tích hợp với các nội dung của mơn
Tốn theo các định hướng học đi đơi với hành, lí luận gắn với thực tiễn, giáo dục
nhà trường gắn với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Ở cả 2 giai đoạn, học sinh đêu được chuẩn bị phương pháp tự học Toán dựa
vào hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Với sự trợ giúp của các đồ
dùng học toán, của Sách giáo khoa…học sinh tự tập dợt, tự phát hiện, tự giải quyết
vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức mới, kết hợp học các nhân với học hợp tác trong
nhóm, trong lớp, thực hiện học gắn với thực hành, vận dụng một cách linh hoạt
dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên. Với cách chuẩn bị phương pháp tự
học tốn như trên, học sinh khơng chỉ biết cách tự học mà cịn phát triển ngơn ngữ
(nói, viết) để diễn đạt chuẩn xác, ngắn gọn và đầy đủ các thông tin để giao tiếp khi
cần thiết; không chỉ bước đầu phát triển các năng lực tư duy( phân tích, tổng hợp,
trừu tượng hóa, khói quát hóa đúng mức) mà cịn từng bước hình thành tư duy phê
phán, biết lựa chọn và tìm cách giải quyết hợp lí vấn để đã phát hiện được.
Thời lượng dạy học Toán trong mỗi tiết, mỗi tuần lễ, mỗi năm học từ lớp 2 đến
lớp 5 đều giống nhau(mỗi tiết học có thể kéo dai từ 35 đến 40 phút; mỗi tuần lễ có
5 tiết học Tốn; mỗi năm có 175 tiết học Tốn) riêng ở lớp 1, mỗi tuần lễ chỉ có 4
tiết học Toán
Trong Sách giáo khoa toán từ lớp 1 đến lớp 5 thường có các dạng sau : tiết dạy
học bài mới, tiết luyện tập chung, tiết thực hành, tiết ôn tập. Riêng tiết kiểm tra
định kì chỉ giới thiệu trong sách giáo viên để giáo viên tham khảo.
2.1.2. Sự khác nhau giữa hai giai đoạn các lớp 1,2,3 và giai đoạn các lớp 4,5 của
dạy học toán ở tiểu học.
Giai đoạn các lớp 1,2,3 có các đặc điểm là: Việc dạy học cá kiến thức và kĩ
năng cơ bản của mơn Tốn thường gắn với các sự vật, hiện tượng cụ thể, với sự
trợ giúp đúng mức của các đồ dùng học tập, các vật thực, các mơ hình trực quan,
tranh ảnh,…học sinh chỉ nhận biết “cái toàn thể”, “cái riêng lẻ” chứ chưa nhận ra
được các mối quan hệ, các tính chất quan trọng của sự vật, hiện tượng. Hầu hết các
kiến thức và kĩ năng được sắp xếp theo kiểu “đồng tâm mở rộng”, từ đơn giản và
cụ thể đến phức tạp hơn, khái quát hơn và trừu tượng hơn.
Giai đoạn các lớp 4,5 có các đặc điểm là: Việc dạy mơn Tốn vẫn tập trung
vào các kiến thức và kĩ năng cơ bản nhưng ở mức sâu hơn, trừu tượng , khái quát
hơn và tường minh hơn các lớp 1,2,3. Nhiều kiến thức có thể coi là trừu tượng,
khái quát đối với các học sinh lớp 1,2,3 thì đến lớp 4,5 lại trở nên cụ thể, trực quan
và thường được dùng làm chổ dựa để học các lớp 4,5 đã được nâng lên một bậc so
với các lớp 1,2,3. Từ đầu lớp 4, học sinh có thể nhận biết và vận dụng một số tính
chất của số, phép tính, hình học ở dạng khái quát và tường minh hơn so với lớp 3.
Trong mỗi giai đoạn (nêu trên) đều có khoảng thời gian chuyển tiếp. Chẳng
hạn, ở giai đoạn các lớp 1,2,3 thì khoảng thời gian đầu lớp 1 có sự chuyển tiếp từ
giai đoạn xem vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ (ở các lớp mẫu giáo) sang giai
đoạn xem học tập là hoạt động chủ đạo của trẻ, đến cuối lớp 3 lại có thời gian
chuyển tiếp từ giai đoạn học tập cơ bản sang giai đoạn học tập sâu. Với vấn đề trên
đòi hỏi giáo viên dạy Tốn phải có phương pháp dạy và cách tổ chức dạy học phù
hợp với năng lực của từng đối tượng học sinh.
2.2. Trình độ chuẩn của học sinh về giải tốn có lời văn ở các lớp bậc tiểu học.
* Lớp 1:
- Nhận biết bước đầu về cấu tạo của bài tốn có lời văn.
- Biết giải các bài toán về thêm, bớt (giải bằng một phép cộng hoặc một
phép trừ) và trình bày bài giải gồm: câu lời giải, phép tính, đáp số.
* Lớp 2:
- Biết giải và trình bày bài giải một số bài tốn đơn (có một bước tính) về
cộng, trừ trong đó có các bài tốn về “nhiều hơn”, “ít hơn” một số đơn vị.
- Biết giải và trình bày bài giải một số bài toán đơn về nhân, chia; Chủ yếu
là các bài tốn tìm tích của hai số trong phạm vi các bảng nhân 2,3,4,5 và các bài
toán về chia thành phần bằng nhau hoặc chia theo nhóm trong phạm vi các bảng
chia 2,3,4,5.
* Lớp 3:
- Biết giải và trình bày bài giải có đến hai bước tính.
- Biết giải và trình bày bài giải một số bài tốn như: Tìm một trong các
phần bằng nhau của một số, bài toán liên quan đến rút về đơn vị,…
* Lớp 4:
- Biết giải và trình bày bài giải các bài tốn có đến ba bước tính (hoặc bốn
bước tính dạng đơn giản) trong đó có các bài tốn liên quan đến:
Tìm số trung bình cộng của nhiều số.
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
Tìm phân số của một số.
Tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó.
Tính chu vi, diện tích của một số hình đã học.
* Lớp 5:
- Biết giải và trình bày bài giải các bài Tốn có đến 4 bước tính, trong đó :
Một số dạng bài toán quan hệ về tỉ lệ (khi giải các bài toán thuộc
quan hệ” tỉ lệ thuận”,”tỉ lệ nghịch” khơng dùng tên gọi này, có thể
giải bài toán bằng cách “ rút về đơn vị” hoặc “ tìm tỉ số ” ).
Các bài về tỉ số phần trăm , tìm tỉ số phần trăm của hai số; tìm giá
trị tỉ số phần trăm của một số cho trước; tìm một số biết một giá trị tỉ
số phần trăm của số đó.
Bài tốn về chuyển động đều.
Các bài tốn có nội dung hình học liên quan đến các hình đã học
Tóm lại, giải tốn có lời văn từ lớp 1 đến lớp 5 được nâng cao dần từ đơn giản
đến phức tạp và mỗi lớp có đặc điểm riêng. Lớp sau ln có sự kế thừa, bổ sung
và phát triển hơn các lớp trước. Chính điều đó đã tạo nên một mạch kiến thức
xun suốt trong chương trình giải tốn có lời văn ở tiểu học, nó thể hiện tính
đồng tâm của chương trình tốn ở tiểu học.
3. Một số phương pháp dạy học được sử dụng.
3.1. Phương pháp giảng giải
Khái niệm: phương pháp giảng giải (hay thuyết trình) là phương pháp giảng
dạy trong đó giáo viên dùng lời nói sinh động và chính xác để đưa ra vấn đề vừa
giải thích nội dung vấn đề cho học sinh tìm hiểu và tiếp thu dễ dàng.
Ưu điểm : Tiết kiệm thời gian, giáo viên có thể dễ tiến hành. Trong một thời
gian ngắn có thể truyền thụ kiến thức cho học sinh.
Nhược điểm : Thuyết trình bằng lời nói q lâu khiến cho học sinh dễ thụ
động, mệt mỏi. Nhất là đối với các em học sinh nhỏ.
3.2. Phương pháp đàm thoại
Khái niệm: Phương pháp đàm thoại (hay hỏi đáp) là phương pháp giảng dạy
trong đó giáo viên nêu vấn đề, đặt câu hỏi cho học sinh trả lời, trên cơ sở ấy giáo
viên giúp học sinh rút ra kết luận.
Ưu điểm: Phát huy được tính tích cực của học sinh, làm cho lớp thêm sinh
động. Rèn luyện được năng lực tư duy, khả năng diễn đạt.
Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian.
3.3. Phương pháp trực quan
Khái niệm: Phương pháp trực quan lá phương pháp giảng dạy dựa trên cơ sở
những hình ảnh cụ thể: Hình vẽ, đồ vật và hình ảnh thực tế xung quanh để hình
thành kiến thức cho học sinh.
Ưu điểm: Bổ sung vốn hiểu biết cho học sinh, cung cấp chỗ dựa cho hoạt động
tư duy; giúp học sinh dễ chú ý để từ đó các em có thể nắm các tri thức trừu tượng
một cách vững chắc. Đồng thời giúp học sinh phát triển khả năng tư duy trừu
tượng và trí tưởng tượng của các em.
Nhược điểm: Khơng nên lạm dụng trực quan vì việc đó chẳng những làm tốn
nhiều thời gian mà còn hạn chế khả năng hình thành các biểu tượng của các em.
3.4. Phương pháp thực hành luyện tập
Khái niệm: Phương pháp thực hành luyện tập là phương pháp dạy học thông
qua các hoạt động thực hành luyện tập của học sinh để giúp các em nắm vững các
kiến thức và hình thành kĩ năng mới.
Ưu điểm: Phát huy được tốt nhất tính độc lập của học sinh. Do đó đây là
phương tiện tốt nhất để thực hiện nguyên lí giáo dục.
Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian.
4. Dạy học giải tốn có lời văn ở Tiểu học
Phần lớn nội dung trong SGK là dành cho các bài tốn, vì các khái niệm và các
quy tắc nói chung đều được giảng dạy thơng qua các ví dụ bằng số và giải các bài
tốn. Kết quả học tập của mơn Tốn cũng được đánh giá thơng qua kỹ năng tính
tốn vá giải các bài Tốn. Do đó, trong mơn Tốn ở Tiểu học, việc dạy học giải
tốn có một vị trí quan trọng.
4.1 Ý nghĩa của việc dạy học giải tốn có lời văn ở Tiểu học
Trong mơn tốn ở tiểu học, các bài tốn có lời văn có ý nghĩa rất quan trọng.
- Việc giải tốn giúp học sinh hình thành, củng cố, vận dụng kiến thức, kỹ năng
các mảng kiến thức của toán học.
- Giải toán từng bước phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp và kỹ
năng suy luận; rèn luyện cho học sinh thói quen làm việc có kế hoạch và khoa học;
óc độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo; khả năng trình bày và diễn đạt ý kiến của bản
thân,… Để khi giải các bài toán, học sinh biết tập trung vào bản chất của vấn đề
cần giải quyết, biết phân biệt cái đã cho và cái phải tìm, biết phát hiện ra mối quan
hệ chính của bài tốn, trình bày bài giải với cách giải tối ưu nhất,…
- Giải tốn cịn góp phần giáo dục những đức tính tốt cho học sinh như: ý chí
vượt khó, lịng kiên trì, tính nhẫn nại, u thích sự chính xác, chặt chẽ,…
- Thơng qua các đề tốn có nội dung thích hợp có thể góp phần giào dục học
sinh lịng u nước; giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường,… Ngồi ra, ta cịn có thể
lồng ghép những nội dung thấm đượm màu sắc luân lý tươi đẹp vào các bài tốn,
để tích hợp giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Các bài tốn có nội dung phong phú, gần gủi giúp học sinh có điều kiện rèn
luyện, áp dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống xung quanh. Ví dụ như: tình
huống mua bán, trao đổi hàng hóa, trao đổi tiền,… bài toán liên quan đến kỹ năng
đo đại lượng như “cân, đo, đong, đếm” với các đơn vị đo như xăng- ti- mét, ki- lômét, ngày, tháng, giờ, phút,…
4.2 Cấu trúc của một bài tốn có lời văn
4.2.1 Các thành phần của một bài tốn có lời văn
Ta có thể xem một bài tốn ở tiểu học gồm:
- Hai phần cơ bản: là dữ kiện và các ẩn số.
- Hay ba phần cơ bản: là
Các dữ kiện (cái đã cho).
Các ẩn số (cái phải tìm).
Các quan hệ (giữa các dữ kiện và ẩn số).
Ví dụ: Bài 4 trang 62 (SGK tốn 4): “ Một tấm kính có chiều rộng 30cm, chiều
dài gấp đơi chiều rộng. Tính diện tích của tấm kính đó.”
30cm
Chiều rộng:
? cm
Chiều dài:
Nhận xét: Trong bài tốn này có
- Các dữ kiện: 30cm (chiều rộng) và 2 lần (gấp đôi).
- Các ẩn số: diện tích của tấm kính.
- Các mối quan hệ: có 2 mối quan hệ là:
Chiều dài gấp chiều rộng một số lần (gấp, giảm một số lần)
Diện tích tấm kính gấp chiều dài một số lần (gấp, giảm một số lần)
Bài giải:
Chiều dài của tấm kính là:
30 x 2 = 60 (cm)
(I)
Diện tích của tấm kính là:
30 x 60 = 1800 (cm²)
(II)
Đáp số: 1800 cm²
Ta thấy:
- Các thành phần (30 và 2) trong phép tính giải (I) chính lá các dữ kiện của bài
tốn. Như vậy, các dữ kiện của bài toán chi phối các thành phần của phép tính (I).
- Dấu “x” trong phép tính giải (I) biểu thị quan hệ gấp, giảm một số lần trong
đề bài. Như vậy, các mối quan hệ trong bài tốn chi phối việc chọn (dấu) phép tính
(I).
- Kết quả (60cm) của phép giải (I) vừa là cái phải tìm trung gian trong bước
giải (I), vừa là dữ kiện (mới bổ sung) của bước giải (II).
- Số 30 trong phép tính giải (II) là một dữ kiện của bài toán.
- Dấu “x” trong phép tính giải (II) biểu thị quan hệ gấp, giảm một số lần trong
đề bài.
- Kết quả của phép tính giải (II) là cái phải tìm cuối cùng (hay là ẩn số của bài
toán).
4.2.2 Cấu trúc của bài toán
Cấu trúc của bài toán là hệ thống những quan hệ tốn học ở trong bài tốn đó.
Khi xem xét cấu trúc của bài toán ta chỉ nên quan tâm đến sự tồn tại của dữ kiện,
mà không nên để ý đến giá trị cụ thể của dữ kiện đó.
Có 2 cách thường dùng để mơ tả cấu trúc của bài toán:
- Sử dụng biểu thức chữ để ghi lại cách tím ẩn số thơng qua giá trị của các
dữ kiện. Ta chỉ cần thay dữ kiện bằng các chữ.
Ví dụ bài 4 trang 62 (mục 4.3.1) có cấu trúc là: a x b x a
- Sử dụng công thức chữ để ghi lại mối quan hệ giữa các ẩn số và dữ kiện.
Ở đây ta thêm các chữ x,y,… để biểu thị các ẩn số.
Ví dụ bài 1 trang 148 (SGK toán 4): “Tổng của hai số là 333. Tỉ số của hai
2
số đó là . Tìm hai số đó.” Có cấu trúc là:
7
x+y=a
x
b
y
4. 3 Các bước cơ bản để giải một bài tốn có lời văn
Giải tốn là một hoạt động trí tuệ khó khăn phức tạp, hình thành kỹ năng giải
tốn khó hơn nhiều so với kỷ xảo tính. Vì các bài tốn là sự kết hợp đa dạng nhiều
khái niệm, nhiều quan hệ toán học. Nắm chắc các ý nghĩa phép tính địi hỏi khả
năng độc lập suy luận của học sinh, đòi hỏi biết cách tính thơng thạo, đặc biệt là
biết nhận dạng bài tốn và lựa chọn thích hợp.
Để giúp học sinh thực hiện được các hoạt động trên có hiệu quả giáo viên
khơng làm thay hay áp đặt cách giải, mà hướng dẫn để học sinh từng bước tìm ra
cách giải bài tốn. Tập trung vào các bước sau:
4.3.1 Bước 1: Đọc kĩ đề bài
-
Để hiểu được nội dung bài toán, yêu cầu học sinh tự đọc, tri giác nhận biết
đề toán.
-
Tổ chức cho các em đọc kĩ đề tốn, hiểu rõ một số từ khóa quan trọng:
nhiều hơn, ít hơn, thêm, bớt,…
-
Sau khi học sinh đã nhận dạng được bài toán, tiếp tục yêu cầu học sinh thảo
luận theo cặp hoặc nhóm ba để tìm cái đã cho.
Ví dụ bài 4 trang 31 (SGK tốn 2): “ Tịa nhà thứ nhất có 16 tầng, tịa nhà
thứ hai có ít hơn tịa nhà thứ nhất 4 tầng. Hỏi tịa nhà thứ hai có bao nhiêu tầng ?”
Cái đã cho: Tịa nhà thứ nhất có 16 tầng, tịa nhà thứ hai có ít hơn tịa nhà
thứ nhất 4 tầng.
Cái cần tìm: Tịa nhà thứ hai có bao nhiêu tầng ?
Tuy nhiên trong q trình giải tốn không phải tất cả đề bài đều cho biết cái
đã cho trước và cái cần tìm sau mà đơi khi ngược lại: đưa cái cần tìm trước rồi mới
biết cái đã cho.
Ví dụ bài 3 trang 153 (SGK tốn 2): “Tính chu vi tam giác có độ dài các
cạnh là 24mm, 16mm và 28mm ?”
Cái cần tìm: Tính chu vi hình tam giác.
Cái đã cho độ dài các cạnh là: 24mm, 16mm và 28mm.
4.3.2 Bước 2: Tóm tắt đề tốn
Mỗi bài tốn có các cách tóm tắt khác nhau, tuy nhiên các em cần lựa chọn
cách tóm tắt sao cho phù hợp từng bài để dể hiểu, đơn giản và ngắn gọn nhất. Có
những bài tốn nên tóm tắt bằng lời song cũng có những bài tốn nên tóm tắt bằng
sơ đồ đoạn thẳng (nên dùng sơ đồ đoạn thẳng để biểu thị được trực quan khái niệm
“ít hơn”, “nhiều hơn”).
Ví dụ:
* Tóm tắt bằng lời:
Bài 3 trang 96 (SGK toán 2): “Mỗi xe đạp có hai bánh xe. Hỏi tám xe đạp
có bao nhiêu bánh xe ?
Một xe đạp : 2 bánh xe
Tám xe đạp : … bánh xe ?
* Tóm tắt bằng sơ đồ:
Bài 2 trang 24 (SGK toán 2): “Nam có 10 viên bi, Bảo có nhiều hơn Nam 5
viên bi. Hỏi Bảo có bao nhiêu viên bi ?
10 viên bi
Nam có :
5 viên bi
Bảo có :
? viên bi
Phần tóm tắt bài toán là cần thiết khi học sinh giải tốn có lời văn, đối với học
sinh lớp 2 khơng nhất thiết phải trình bày vào vở. Sau khi tóm tắt xong giáo viên
u cầu học sinh nhìn vào tóm tắt đọc lại được một bài tốn hồn chỉnh đúng theo
ý đề bài đã cho.