Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tích hợp giáo dục chủ quyền biển đảo trong giảng dạy môn giáo dục quốc phòng, an ninh lướp 11 trường THPT cẩm thủy 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.25 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI
TÍCH HỢP GIÁO DỤC CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO TRONG GIẢNG
DẠY MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG, AN NINH
LỚP 11 - TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 2

Người thực hiện: Lê Văn Tuấn
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: GDQP-AN

THANH HÓA, NĂM 2020


MỤC LỤC
TT
1.
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
2
2.1
2.2
2.3
2.4


3.
3.1
3.2

NỘI DUNG
Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận của vấn đề
Thực trạng của vấn đề
Các giải pháp thực hiện
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Kết luận, kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị

Trang
1
1
2
2
2
2
3
3
3

5
14
16
16
17

ĐỀ TÀI
TÍCH HỢP GIÁO DỤC CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO TRONG


GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG, AN NINH LỚP 11
TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 2
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
Quốc Việt Nam cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Biển Đông không chỉ cung
cấp nguồn lợi thủy, hải sản mà còn là cửa ngõ để phát triển kinh tế, giao lưu với thị
trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập với nhiều nền văn hóa. Xét
về khía cạnh kinh tế, biển Đông đã tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những
ngành kinh tế mũi nhọn như: thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du
lịch… Đồng thời, biển còn là kho lưu giữ các bí mật của quá khứ, ghi nhận những
trang sử hào hùng về các cuộc chiến tranh giữ nước và lịch sử dựng nước của dân
tộc Việt Nam. Biển thực sự là bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam,
là di sản thiên nhiên của dân tộc, là chỗ dựa tinh thần và vật chất cho người dân
Việt Nam.
Xét về an ninh quốc phòng, biển Đông đóng vai trò quan trọng là tuyến
phòng thủ hướng Đông của đất nước. Biển, đảo nước ta được xem như “sân trước”,
như cửa ngõ quốc gia, hình thành phên dậu, chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng, có vị
trí đặc biệt quan trọng như một tuyến phòng thủ tiền tiêu bảo vệ sườn phía đông
của đất nước. Đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có ý nghĩa phòng thủ

chiến lược rất quan trọng.
Thời gian gần đây, Trung Quốc liên tiếp có những hành động phô trương lực
lượng nhằm hù dọa các nước nhỏ ở Biển Đông bảo vệ chủ quyền biển đảo của
mình. Để biện minh cho những hành động cậy lớn hiếp bé của họ, các báo đài
Trung Quốc tung ra những luận điệu về cái gọi là “hợp tác cùng thắng” giữa Trung
Quốc và các nước láng giềng Đông Nam Á trên Biển Đông. Những hành động đó
của Trung Quốc tạo ra cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo đặc biệt là quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Chính vì vậy, chúng ta cần có định hướng đúng đắn về cách tư duy, nhìn
nhận, đánh giá vấn đề biển, đảo cho người dân Việt Nam đặc biệt là thế hệ trẻ. Hơn
ai hết, thầy cô giáo là người không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn truyền lại cho


thế hệ sau tình yêu thắm thiết đối với từng tấc đất cha ông ta để lại, từng vùng biển
đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới chủ
quyền biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho học sinh. Tiếp tục đổi mới phương
pháp, nội dung dạy học, động thời phát huy tính chủ động, tích cực học tập của học
sinh. Hình thành cho học sinh niềm tin dựa trên cơ sở khoa học. Làm cho giờ học
thêm sinh động, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Tránh sự trùng lặp, chồng chéo
giữa các môn học giúp tiết kiệm thời gian, tránh nhàm chán trong học tập của học
sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 11 trường THPT Cẩm Thủy 2.
Năm học: 2018 - 2019
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, bản thân tôi thực hiện các phương pháp nghiên cứu như:
phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết, phương pháp điều tra khảo sát
thực tế, thu thập thông tin, thống kê, xử lí số liệu

1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Sáng kiến kinh nghiệm này tôi phát triển dựa trên sáng kiến kinh nghiệm cũ
của bản thân đó là: Đề tài: “Tích hợp giáo dục chủ quyền biển - đảo trong giảng
dạy môn giáo dục quốc phòng, an ninh lớp 11 – Trường THPT Cẩm Thủy 2”
Có 2 điểm mới so với sáng kiến kinh nghiệm cũ đó là:
Thứ nhất: Phạm vi nghiên cứu rộng hơn trước. Không chỉ bó hẹp trong một
bài dạy mà còn áp dụng ở những bài khác nhau.
Thứ hai: Tôi cập nhật thêm nhiều thông tin theo diễn biến mới nhất về tình
hình Biển Đông và những hành động phi pháp từ phía Trung Quốc tại Biển Đông.

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm


Lãnh thổ, cư dân và Nhà nước có chủ quyền là ba yếu tố cơ bản cấu thành
một quốc gia, trong đó lãnh thổ là vấn đề quan trọng hàng đầu. Chủ quyền toàn vẹn
lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi quốc gia dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh
từng dạy:
“Các vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Vì thế, việc giáo dục chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia trong đó có
chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa cho học sinh là việc làm cấp thiết nhất là
trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều chuyển biến phức tạp. Kiến thức môn
Giáo dục quốc phòng, an ninh bậc THPT có sự gắn kết chặt chẽ với các sự kiện có
liên quan trực tiếp đến vến đề biển đảo Việt Nam, đây là cơ sở để giáo viên giảng
dạy bộ môn Giáo dục quốc phòng, an ninh có thể lồng ghép giáo dục về chủ quyền
biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho học sinh. Hơn nữa tư liệu về đề tài khá phong
phú, đa dạng vì vậy việc tìm kiếm thông tin cập nhật thời sự hằng ngày để tích lũy
kiến thức là nền tảng cho việc giáo dục lồng ghép theo đề tài đã chọn.
Nội dung đề tài là thời sự nóng, vấn đề chủ quyền biển đảo Hoàng Sa và

Trường Sa là vấn đề luôn được dư luận quan tâm, cho nên cùng với việc lựa chọn
cách giáo dục theo hình thức tích hợp các vến đề này vào bài giảng chắc chắn rằng
hiệu quả giáo dục sẽ có hiệu quả cao hơn. Tác động trực tiếp đến tình cảm của các
em, giúp các em nhận thức đúng đắn về một vấn đề thời sự liên quan trực tiếp đến
tình hình đất nước.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Dù là vấn đề thời sự “nóng bỏng” thu hút sự quan tâm của nhiều người
nhưng hiện nay trong các nhà trường, việc giáo dục chủ quyền biển đảo nhất là chủ
quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là rất hạn chế. Vì thế, hiệu quả
giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, chưa tương xứng với tầm quan
trọng của vấn đề. Việc giáo dục chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia đặc biệt là
chủ quyền biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho học sinh là trách nhiệm của không
chỉ của các cấp lãnh đạo mà còn của tất cả chúng ta, trong đó có những thầy cô giáo
đang trực tiếp giảng dạy trong các nhà trường.
Trong phạm vi Nhà trường, Giáo dục quốc phòng, an ninh là một trong
những môn học có tác động nhiều nhất đến giáo dục đạo đức, truyền thống yêu


nước của dân tộc. Bồi dưỡng niềm tin tưởng, tự hào về sự lãnh đạo của Đảng, vào
tương lai của đất nước. Lòng kính trọng, biết ơn đối với các vị anh hùng dân tộc,
với chủ tịch Hồ Chí Minh. Bộ môn Giáo dục Quốc phòng, an ninh cũng là một
trong những môn có thể tuyên truyền tốt nhất về Chủ quyền lãnh thổ và biên giới
quốc gia, đặc biệt là chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhận
thức được vấn đề đó, bản thân tôi đã lựa chọn vấn đề này để tích hợp khi giảng dạy
một số bài học cụ thể.
Giáo dục chủ quyền biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một vấn đề quan
trọng, còn khá mới mẻ và khó trong thực tiễn dạy học. Bộ môn Giáo dục quốc
phòng, an ninh không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức môn học phù hợp với
đặc điểm lứa tuổi mà điều quan trọng hơn là hình thành và phát triển những kĩ năng
vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống của học sinh, đồng thời hình thành và

phát triển cảm xúc, thái độ đúng đắn trước những vấn đề có liên quan đến nội dung
bài học cho các em.
Trong trường THPT, giáo dục chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa được tích hợp khi giảng dạy một số bài ở các môn như: Lịch sử, Địa lí,
Giáo dục công dân và các hoạt động ngoại khóa khác. Việc tích hợp cơ bản thể hiện
ở các mức độ sau:
- Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung bài học phù hợp hoàn toàn với
mục tiêu và nội dung cần tích hợp.
- Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung giáo
dục cần tích hợp.
- Mức độ liên hệ: Có điều kiện liên hệ một cách lôgic.
Bộ môn Quốc phòng, an ninh có khả năng tích hợp ở nhiều mức độ khác
nhau những nội dung về chủ quyền biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa cả về kiến
thức, kĩ năng và thái độ. Do đó, khi tích hợp cần đảm bảo nguyên tắc: Không
gượng ép, không làm nặng nội dung, không làm biến dạng môn học.
Thực tế hiện nay ở trường THPT trong quá trình dạy học những bài có nội
dung cần tích hợp vẫn còn những hiện tượng sau:
- Quá sa đà vào kiến thức tích hợp vô hình chung đã làm nặng thêm nội dung
kiến thức.


- Biến giờ học thành giờ kể chuyện về tình hình thời sự ở quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa.
- Cho rằng chỉ cần tập trung vào kiến thức bài học là đủ, không cần tích hợp
hoặc tích hợp một cách hình thức…
Vì vậy, các giờ học đó thường kém sôi nổi, không gây được hứng thú cho
học sinh, hạn chế mục tiêu giáo dục.
Là giáo viên dạy môn Quốc phòng, an ninh, bản thân tôi nhận thức rõ nhiệm
vụ của mình ngoài việc giảng dạy những kiến thức bộ môn trong đó có giáo dục
chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa còn có trách nhiệm tuyên

truyền những quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Qua đó có thể khơi dậy, nhân lên tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc,
ý thức trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của học sinh.
Xuất phát từ các lí do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Tích hợp giáo dục chủ
quyền biển - đảo trong giảng dạy môn giáo dục quốc phòng, an ninh lớp 11 Trường THPT Cẩm Thủy 2” để nghiên cứu.
Tôi đã dùng giáo án có nội dung tích hợp giáo dục chủ quyền biển đảo
Hoàng Sa và Trường Sa cho lớp: 11C là lớp thực nghiệm (TN), giáo án không có
nội dung tích hợp giáo dục chủ quyền biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho lớp
11A là lớp đối chứng (ĐC) nhằm kiểm chứng tính hiệu quả của từng giáo án.
2.3. Các giải pháp thực hiện
Để tiến hành giáo dục cho học sinh hiểu về chủ quyền hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường sa, bản thân tôi đã thực hiện một số giải pháp sau:
2.3.1. Lựa chọn những bài học có thể tiến hành tích hợp, xây dựng kế hoạch
tích hợp
Việc làm này được thực hiện từ đầu năm học. Căn cứ vào mục tiêu chương
trình cấp học và mục tiêu bài học cụ thể, tôi rà soát liệt kê những chương, bài, tiết
học trong chương trình sách giáo khoa lớp 11 có thể tiến hành tích hợp. Sau đó xây
dựng kế hoạch tích hợp, thống nhất trong nhóm chuyên môn, trình lên cho Hiệu
trưởng phê duyệt.
Kế hoạch tích hợp được xây dựng theo mẫu sau:
TT

Tên chương/ bài/

Địa chỉ tích hợp

Nội dung tích hợp

Kiểu tích



chủ đề

hợp

1
2
3

2.3.2. Lựa chọn địa chỉ tích hợp hợp lí
Ở chương trình Giáo dục quốc phòng, an ninh lớp 11, sau khi rà soát, nghiên
cứu tôi đã lựa chọn địa chỉ tích hợp cho từng tiết học cụ thể. Địa chỉ tích hợp có thể
là phần giới thiệu bài (đặt vấn đề/khởi động...v.v), cũng có thể ở phần hình thành
kiến thức mới hoặc phần luyện tập, vận dụng kiến thức, cũng có những bài tích hợp
ở cả các phần với những mức độ khác nhau. Cụ thể như sau:
Ở bài 3 “Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia”, có thể tích hợp cả
ở phần đặt vấn đề, hình thành kiến thức mới và phần luyện tập - vận dụng. Ở bài 2
“Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh” tôi có nhiều địa chỉ để lựa
chọn trong phần hình thành kiến thức mới như:
Mục I: Sự cần thiết ban hành Luật nghĩa vụ quân sự.
Mục II.3: Trách nhiệm của học sinh.
- Ví dụ: Ở bài 3 “Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia” gồm 5
tiết theo phân phối chương trình. Tôi lựa chọn phần cần tích hợp: Phần I.2.a của bài
học, thời gian dành cho tích hợp là 7- 8 phút.
* Cách thức tiến hành tích hợp như sau
I. Phần chuẩn bị cho bài học
1. Đối với giáo viên
- Soạn bài dựa theo chuẩn kiến thức chuẩn kĩ năng, chuẩn bị các phương tiện
dạy học.
- Đây là bài có nhiều tiết, tôi lựa chọn phần cần tích hợp: Phần I.2.a của bài

học “Khái niệm chủ quyền biên giới quốc gia”. Thời gian dành cho tích hợp là 7- 8
phút.
- Nội dung tích hợp: chủ quyền biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Sưu tầm, xử lí tài liệu.
- Chuẩn bị máy chiếu đa năng để khai thác hình ảnh, tư liệu có liên quan đến
nội dung bài học.


- Giao nhiệm vụ cho học sinh ngay khi kết thúc tiết học trước: học bài cũ,
chuẩn bị nội dung cho tiết học mới và tìm kiếm tư liệu về những chứng cứ pháp lí
về chủ quyền biển đảo Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam.
2. Đối với học sinh
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài mới (Theo nội dung giáo viên giao ở trên).
II. Tiến trình thực hiện tiết học
Sau khi kiểm tra bài cũ, tôi dùng máy chiếu để giới thiệu những nội dung cơ
bản của tiết học gồm có 3 phần:
I.2.a: Khái niệm chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
I.2.b: Nội dung chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
II.1: Sự hình thành biên giới quốc gia Việt Nam.
Sau đó, tôi đi vào nội dung cụ thể của từng phần.
Mục I. 2.a. Khái niệm chủ quyền lãnh thổ quốc gia
( Đây là phần có nội dung cần tích hợp)
Phần này tôi đặt câu hỏi: Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là gì?
Kiến thức cần đạt đối với học sinh:
- Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền tối cao, tuyệt đối, hoàn toàn và riêng
biệt của quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của mình.
- Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ gồm:
+ Quyền quyết định mọi vấn đề đối với quốc gia, lãnh thổ.
+ Quyền đặt ra quy chế pháp lí đối với lãnh thổ.

+ Quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt với lãnh thổ.
=> Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:
“Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập có chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng
trời”.
Để tiến hành nội dung cần tích hợp, tôi sẽ yêu cầu học sinh quan sát hình 3-1
SGK (Tr 31) “Sơ đồ lãnh thổ và các vùng biển Việt Nam” và trả lời câu hỏi: Quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của quốc gia nào ?
Tiếp đó, tôi sẽ dùng máy chiếu giới thiệu và giảng giải cho học sinh sơ đồ dưới


H. 1: Sơ đồ lãnh thổ và các vùng biển Việt Nam
Mục đích của tôi là định hướng cho học sinh kết luận: Quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa thuộc chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tôi nêu lên vấn đề: Trong nhiều năm qua, Trung Quốc liên tiếp có những
hành động gây nên sự phức tạp, tạo ra sự tranh chấp ở biển Đông nhất là ở quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa (các hành động gây hấn của phía Trung Quốc trên
Biển Đông tôi cập nhật theo diễn biến cụ thể qua thời gian) như:
+ Công bố thành lập thành phố Tam Sa; phê chuẩn một loạt văn bản pháp lý, như
“quy hoạch chức năng biển toàn quốc” bao gồm “vùng chức năng biển” tại Trường
Sa và Hoàng Sa, chính thức khai trương tuyến du lịch tới Hoàng Sa; đơn phương
ban hành lệnh cấm đánh cá tại biển Đông.
( Tôi dùng hình ảnh dưới đây để để làm dẫn chứng)


H.2: Trung Quốc ngông cuồng tổ chức rầm rộ lễ ra mắt cái gọi là
“ thành phố Tam Sa” tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

+ Đẩy mạnh hoạt động kiểm soát thực tế trong phạm vi “đường lưỡi bò.
( Tôi dùng hình ảnh dưới đây để để làm dẫn chứng)


H.3: Ranh giới “đường lưỡi bò” phi lý trên biển Đông của Trung Quốc
+ Ngày 1 tháng 5 năm 2014, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) hạ đặt
trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực biển Đông gần quần đảo Hoàng
Sa của Việt Nam. Nhiều năm liền Trung Quốc xây dựng đảo trái phép ở Trường Sa.

( Tôi dùng hình ảnh dưới đây để để làm dẫn chứng)


H. 4: Giàn khoan HD 981 của Trung Quốc hạ đặt trí phép tại vùng biển
gần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

+ Tập trung gây sức ép ngoại giao ở nhiều cấp, kể cả cấp cao, tập trung vào Phi-líppin, Việt Nam.
+ Các báo chí Trung Quốc, nhất là các trang mạng tiếp tục có những bài viết với
nội dung xấu, mang tính kích động.
+ Ngày 18/7/2019 Trung Quốc triển khai các tàu hải cảnh và tàu thăm dò địa chấn
đến Bãi Tư Chính, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Những hành động trên của Trung Quốc là nguyên nhân chủ yếu và sâu xa
làm cho tình hình biển Đông trở nên phức tạp; Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng
các quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Hiến chương Liên Hợp quốc, Công
ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên
ở biển Đông giữa các nước ASEAN và Trung Quốc năm 2002.
Tôi giới thiệu cho học sinh biết hiện nay nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam có rất nhiều tài liệu khẳng định một cách chắc chắn về chủ quyền trên
đảo Hoàng Sa và Trường Sa như: Toàn Tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đầu Thư (1630
– 1653) do Đỗ Bá, tự Công Đạo soạn, có nói về sự tồn tại của các đảo này. Tài liệu


này bao gồm các bản đồ An Nam từ thế kỷ XV trong đó có tấm vẽ các quần đảo
trong Biển Đông dưới tên gọi Bãi Cát Vàng và Vạn lý Trường Sa, thuộc phủ Quảng

Nghĩa: “Giữa biển có một dải cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20
dặm, đứng dựng giữa biển, từ cửa Đại Chiêm đến cửa Sa Vĩnh. Một lần có gió Tây
Nam thì thương thuyền các nước đi ở phía trong trôi dạt ở đấy, có gió Đông Bắc thì
thương thuyền chạy ở ngoài cũng trôi dạt ở đấy, đều cùng chết đói cả, hàng hóa thì
đều để ở nơi đó”. “Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa đông đưa mười tám
chiếc thuyền đến lấy hàng hóa, được phần nhiều là vàng, bạc, tiền tệ, súng đạn …”.
Trong nhiều tài liệu lịch sử như Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Nam
thực lục tiền biên, Đại Nam nhất thống chí đều có nhiều đoạn ghi chép về việc các
chúa Nguyễn đã cử các đội dân binh Hoàng Sa và Bắc Hải từ đầu thế kỷ 17. Đội
Hoàng Sa chuyên trách về các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa; sau này các đội Bắc
Hải phụ trách việc kiểm soát và khai thác các đảo xa ở phía nam, trong đó có quần
đảo Trường Sa.
Ngày 14/2 năm Thái Đức thứ 9 (1786), chính quyền Tây Sơn đã có Chỉ thị
gửi cho cai đội Hoàng Sa đi thuyền ra quần đảo Hoàng Sa tác nghiệp.
Trong các thời kỳ của Triều đình nhà Nguyễn, việc thực hiện chủ quyền của
nhà nước phong kiến Việt Nam đối với hai quần đảo càng được củng cố mạnh mẽ.
Các đội Hoàng Sa và Bắc Hải được cử tới hai quần đảo này làm nhiệm vụ thực hiện
chủ quyền như tuần tra, dựng bia, khảo sát địa hình, vẽ bản đồ, đo đạc thủy trình,
thu lượm, khai thác sản vật và cử người lưu trú trên đảo. Các sách sử chính thức
của Triều Nguyễn được các học giả có tên tuổi thời đó biên soạn, xuất bản trong
một thời gian dài gần hai thế kỷ. Đó là những bằng chứng lịch sử và pháp lý không
cần tô vẽ, không thể chối cãi.
Để khẳng định mạnh mẽ chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa, tôi sẽ
chiếu bản đồ Việt Nam thời Nguyễn (có vẽ hình 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa) còn bản đồ Trung Quốc thời nhà Thanh ( không vẽ 2 quần đảo này). Bản đồ
Việt Nam thời Nguyễn, vẽ khoảng năm 1838, đã vẽ “Hoàng Sa”, “Vạn lý Trường
Sa” thuộc lãnh thổ Việt Nam, phía ngoài các đảo ven bờ miền Trung Việt Nam.


H. 5: Bản đồ Việt Nam vẽ năm 1838, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa


H. 6: Bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Địa dư toàn đồ tới các tỉnh của TQ
được thực hiện dưới thời nhà Thanh) xuất bản năm 1904 ghi rõ cực nam TQ là đảo Hải
Nam, không hề bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa. (Dòng chữ Hán phía trên bản đồ này đọc
từ phải sang có nghĩa: Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ)

Cuối cùng tôi giúp học sinh rút ra kết luận: Hoàng Sa, Trường Sa thuộc
chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì vậy chúng ta phải
có ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo này.


2.3.3. Tìm hiểu nghiên cứu tài liệu, xử lí các thông tin, số liệu đảm bảo tính
chính xác, khoa học khi chuyển tải đến học sinh
Việc tích hợp giáo dục chủ quyền biển đảo trong môn Giáo dục quốc phòng An ninh lớp 11 chủ yếu là kiểu “tích hợp bộ phận” và “tích hợp liên hệ” nên rất cần
thiết phải lựa chọn kiến thức tiêu biểu nhất, tránh trùng lắp giữa bài này và bài
khác, tránh sa đà làm loãng thông tin và làm hỏng mục tiêu chính của bài học. Bên
cạnh đó, kiến thức tích hợp phải đảm bảo tính chuẩn xác, khoa học, có tính giáo
dục.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, mạng Internet đã giúp
chúng ta rất nhiều trong việc tìm kiếm các thông tin trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên,
cũng có không ít thông tin chưa được xác thực, không đáng tin cậy. Vì thế, tôi lựa
chọn kiến thức tích hợp chuẩn xác bằng cách đọc các báo chính thống như báo
“Nhân Dân”, báo “An ninh thủ đô”, tin tức QP, AN... và cập nhật tin tức trong các
bản tin thời sự của Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam.
2.3.4. Khuyến khích học sinh tham gia tìm kiếm thông tin phục vụ bài học.
Triết lí giáo dục hiện đại là “lấy học sinh làm trung tâm”, hướng tới phát
triển phẩm chất năng lực người học. Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn cho
học sinh cách tìm hiểu kiến thức bài học trong khuôn khổ sách giáo khoa và các tài
liệu học tập khác. Ở những bài cần kiến thức để tích hợp giáo dục chủ quyền biển
đảo Hoàng Sa, Trường Sa tôi đều giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu trước khi

đến lớp. Thường thì tôi giao nhiệm vụ theo nhóm học sinh hoặc cho cá nhân. Khi
giao nhiệm vụ cần rõ ràng, câu hỏi ngắn gọn và yêu cầu học sinh tìm kiếm trên các
kênh chính thống như đã nói ở trên.
2.3.5. Ứng dụng công nghệ thông tin để đạt hiệu quả cao trong giáo dục kĩ
năng và tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học.
Không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tìm kiếm tư liệu giảng
dạy tích hợp giáo dục chủ quyền biển đảo Hoàng Sa- Trường Sa, tôi còn sử dụng
máy chiếu đa năng để giới thiệu những hình ảnh (hoặc video), những bài phát biểu
của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta cho học sinh. Điều này vừa tăng tính thuyết
phục cho các tư liệu vừa còn giúp cho không khí giờ học thoải mái, không bị khô
khan và có tác dụng gây hứng thú cao cho học sinh.


2.3.6. Đánh giá hiệu quả của việc tích hợp
Bất cứ hoạt động giáo dục nào cũng cần đánh giá hiệu quả của nó. Việc tích
hợp giáo dục chủ quyền biển đảo Hoàng Sa - Trường Sa cho học sinh cũng cần phải
được đánh giá như thế. Tôi tiến hành đánh giá qua hai kênh là: quan sát sự hứng
thú, tích cực, chủ động của học sinh trong tiết học và qua bài kiểm tra cụ thể. Việc
làm này không chỉ có tác dụng khảo sát kết quả học tập của học sinh mà còn để
giáo viên điều chỉnh cách thức giảng dạy của mình.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi áp dụng những giải pháp trên tôi thu được kết quả cao cả trong việc
nâng cao tính tích cực chủ động của học sinh, ở kết quả bài kiểm tra và ở mức độ
liên hệ bản thân học sinh trong việc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc.
2.4.1. Tích hợp giáo dục chủ quyền biển đảo Hoàng Sa - Trường Sa làm cho
học sinh hứng thú học tập, tích cực chủ động tìm tòi kiến thức, lớp học sôi nổi
hơn
Qua quan sát của cá nhân tôi trong quá trình dạy học, qua phản hồi của giáo
viên dự giờ và qua phiếu điều tra tôi nhận thấy việc tích hợp giáo dục chủ quyền
biển đảo Hoàng Sa - Trường Sa làm cho học sinh hứng thú học tập hơn, tích cực

chủ động tìm tòi kiến thức hơn, lớp học sôi nổi hơn. 100% học sinh thực hiện yêu
cầu tìm kiếm kiến thức chuẩn bị tiết học. 100% học sinh được hỏi đều trả lời hứng
thú với tiết học.
2.4.2. Tích hợp giáo dục chủ quyền biển đảo Hoàng Sa - Trường Sa giúp học
sinh tiếp thu kiến thức bộ môn tốt hơn
Tôi tiến hành kiểm tra 5 phút sau tiết học đối với cả lớp thực nghiệm và lớp
đối chứng. Câu hỏi như sau: Em hãy nêu khái niệm chủ quyền lãnh thổ quốc gia?
Theo em, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của nước nào?

Tôi thu được kết quả sau:
Lớp

Số
HS

Loại giỏi
SL %

Loại khá
SL
%

Loại TB
SL %

Loại yếu
SL %


11C (TN)


43

28

65,1

13

30,2 2

4,7

0

11A (ĐC)

45

6

13,3

11

24,5 26

57,8 2

0

4,4

2.4.3. Tích hợp giáo dục chủ quyền biển đảo Hoàng Sa - Trường Sa giúp học
sinh liên hệ trách nhiệm bản thân về bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia tốt
hơn
Để kiểm chứng khả năng liên hệ trách nhiệm bản thân của học sinh về bảo vệ
chủ quyền chủ quyền đảo Hoàng Sa - Trường Sa nói riêng, bảo vệ chủ quyền biên
giới quốc gia nói chung, tôi tiến hành thông qua bài kiểm tra 1 tiết theo phân phối
chương trình sau khi kết thúc toàn bộ bài học. Câu hỏi như sau: Là học sinh, em
cần phải làm gì để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia?
Tôi thu được kết quả sau:
Lớp

Số
HS
43

Liên
hệ
mức tốt
SL %
30 69,8

Liên
hệ
mức khá
SL
%
13
30,2


11C(TN)
11A (ĐC)

45

3

10

6,7

Liên
hệ
mức TB
SL %
0
0

22,2 28

Không liên
hệ được
SL %
0
0

62,2 4

8,9


Bảng so sánh trên cho thấy kết quả học tập của lớp thực nghiệm (TN) cao
hơn lớp đối chứng (ĐC) và thực tế kiểm tra đa phần học sinh lớp đối chứng còn rất
hạn chế trong phần liên hệ trách nhiệm bản thân, trong khi đó ở các lớp thực
nghiệm lại rất tốt.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Trong hệ thống các môn khoa học của Nhà trường, môn Giáo dục quốc
phòng- An ninh có tác dụng rất lớn đối với việc giáo dục tư tưởng, đạo đức và ý
thức trách nhiệm công dân…Thế nhưng, thực tế hiện nay môn Giáo dục quốc


phòng- An ninh còn bị coi nhẹ vì nhiều nguyên nhân: Do quan niệm lệch lạc, do
giáo viên chưa có phương pháp phù hợp, do thiếu phương tiện dạy học, do môn học
khô khan. Từ thực tế đó đặt ra yêu cầu đổi mới phương pháp để nâng cao hiệu quả
bài học môn Giáo dục quốc phòng, an ninh, kích thích sự say mê học tập của học
sinh giúp các em có nhận thức đúng đắn, thể hiện bằng việc làm cụ thể tại trường
học, nơi ở, địa phương. Đồng thời tích cực tham gia các hoạt động xã hội…
Đối với những bài học có nội dung tích hợp, giáo viên nên tích hợp để đạt
được hiệu quả giáo dục những vấn đề mang tính cấp thiết của xã hội hiện nay đặc
biệt là những bài tích hợp giáo dục chủ quyền biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa đó là yêu cầu cấp thiết, là trách nhiệm của những nhà giáo. Tuy nhiên, việc lựa
chọn hình thức tích hợp như thế nào cho phù hợp và đạt được hiệu quả giáo dục cao
nhất là vấn đề quan trọng đáng phải quan tâm. Hiện nay, với sự phát triển như vũ
bão của khoa học kĩ thuật cho phép con người có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực,
nhiều ngành nghề. Trong lĩnh vực giáo dục - một trong lĩnh vực được coi là còn
nhiều công đoạn phải thực hiện bằng phương pháp mang tính thủ công nhất. Theo
tôi để tích hợp đạt được hiệu quả cao giáo viên nên ứng dụng công nghệ thông tin
một cách khoa học, phù hợp sẽ đem lại hiệu quả giáo dục, tránh được tình trạng
khô khan, tẻ nhạt của giờ học… Khi giảng dạy Giáo dục quốc phòng- An ninh lớp
11, ở những bài có tích hợp giáo dục chủ quyền biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa

với kết quả thu được như trên đã chứng minh việc tích hợp mang lại hiệu quả giáo
dục cao hơn là không tích hợp. Trong đó bao gồm việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức,
khả năng vận dụng trong thực tiễn và đặc biệt là sự hứng thú đối với môn học.
Kết quả đạt được qua đề tài này có thể rút ra kết luận sau:
- Cần thiết phải giáo dục chủ quyền biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong
trường học vì vậy giáo viên phải tiến hành tích hợp ở những bài có thể.
- Giáo dục chủ quyền biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa làm thay đổi nhận
thức và hành động cụ thể của học sinh làm cho kết quả giáo dục sẽ cao hơn.
- Giáo dục chủ quyền biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa làm cho học sinh
hứng thú với môn học hơn…
Mặc dù phạm vi, nội dung nghiên cứu chỉ trong một tiết dạy cụ thể lại tích
hợp giáo dục một vấn đề thời sự “nóng bỏng”, phức tạp đang là mối quan tâm của


cộng đồng quốc tế… nên chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế. Tuy vậy, đây
là sự cố gắng rất lớn của bản thân với mong muốn được chia sẻ với bạn bè đồng
nghiệp. Rất mong được sự đồng tình ủng hộ và góp ý của quý thầy cô.
3.2. Kiến nghị
a. Đối với Bộ GD& ĐT, SỞ GD& ĐT
Cần hỗ trợ, tạo điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học
như: Máy chiếu đa năng, các phòng chức năng, bản đồ về biển đảo, băng, đĩa, …
tạo điều kiện cho giáo viên có thể thực hiện đổi mới phương pháp và tích hợp các
vấn đề chính trị xã hội vào bài dạy môn Giáo dục quốc phòng - An ninh có hiệu quả
cao hơn.
Cần biên soạn, phát hành các tư liệu dùng trong Nhà trường về chủ quyền
biển đảo đặc biệt là chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các hướng
dẫn thực hiện để có thể tiến hành một cách đồng bộ các vấn đề cần tích hợp.
Tổ chức các lớp chuyên đề tập huấn nội dung tích hợp chủ quyền đối với
Hoàng Sa và Trường Sa cho giáo viên để triển khai đảm bảo được thống nhất đồng
bộ, đạt hiệu quả cao.

b. Đối với các trường phổ thông
Không ngừng yêu cầu giáo viên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực
chuyên môn. Kiên trì, tích cực đổi mới phương pháp trong giảng dạy nhằm phát
huy tốt năng lực học của học sinh và dạy của giáo viên.
Tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho giáo viên sử dụng các phương tiện dạy
học trong quá trình giảng dạy.
Giáo viên: Tích cực học tập bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là
có ý thức tự bồi dưỡng kiến thức về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc
gia nhất là chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Học sinh: Có thái độ nghiêm túc, tích cực, hợp tác khi học tập về bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia nhất là chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa.


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 08 tháng 5 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác
Người viết

Lê Văn Tuấn

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
1
2


Tên tài liệu
Hình ảnh

Tác giả/ nguồn
Tin tức: QP,AN. tv
Nguồn: Internet

Bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh
địa dư toàn đồ” (Địa dư toàn Tin tức: QP,AN. tv

Năm XB
2015,
2016
1904


đồ tới các tỉnh của TQ được
thực hiện dưới thời nhà
Thanh)

Nguồn: Internet

DANH MỤC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG CẤP SỞ GD&ĐT
ĐÁNH GIÁ TỪ LOẠI C TRỞ LÊN
TT

Tên đề tài

Xếp
loại


Cấp xếp loại

Năm
xếp loại

Ghi chú


1

2

Tích hợp giáo dục chủ
quyền biển đảo trong giảng
C
dạy bài “ Bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ và biên giới quốc
gia” (GDQP,AN lớp 11)
Nhằm nâng cao nhận thức
cho học sinh lớp 11 trường
THPT Cẩm Thủy 2 về chủ
quyền đảo Hoàng Sa và
Trường Sa của Việt Nam.
Kinh nghiệm giáo dục kĩ
C
năng ứng phó tích cực với
lũ lụt cho học sinh trong
giảng dạy bài “Thường thức
phòng tránh một số loại

bom đạn và thiên tai”
(GDQP- An ninh lớp 10)

Sở GD & ĐT

2013

Sở GD &ĐT

Năm
2017



×