Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học bài hợp chủng quốc hoa kì nhằm giúp học sinh lớp 11 trường THPT cẩm thủy 2 hiểu và giải thích các đặc điểm tự nhiên và dân cư hoa kì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 36 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KINH NGHIỆM VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG
DẠY HỌC BÀI “HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ” NHẰM GIÚP HỌC
SINH LỚP 11 TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 2 HIỂU VÀ GIẢI THÍCH
CÁC ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ HOA KÌ.

Người thực hiện: Mai Đình Tứ
Chức vụ: Giáo viên bộ môn
SKKN thuộc môn: Địa lí

THANH HÓA NĂM 2020


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

1. Mở đầu
1.1Lí do chọn đề tài.

1

1.2Mục đích nghiên cứu.

2


1.3Đối tượng nghiên cứu.

3

1.4Phương pháp nghiên cứu.

3

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

3

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

4

2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải
quyết vấn đề.

6

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.

11

3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận


16

3.2. Kiến nghị

16


1. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
Qua thực tế quá trình dạy học, tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn
vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là rất thiết thực và đạt
được nhiều mục tiêu mà bài học hướng tới. Với cách dạy học tích hợp này, GV phải
nắm chắc kiến thức bộ môn mình dạy, đồng thời đòi hỏi GV cũng phải có vốn kiến
thức nhất định về các môn học khác có liên quan đến nội dung bài học. Từ đó, GV
vận dụng những kiến thức liên môn này để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết
các tình huống, các vấn đề cần đặt ra trong bài học của mình một cách dễ hiểu nhất,
nhanh chóng nhất và hiệu quả nhất.
Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp HS phát huy tư duy sáng tạo, tư duy phân
tích, giải thích, liên hệ, vận dụng trong học tập và trong đời sống, bằng kiến thức
môn học của mình. Với mong muốn và suy nghĩ như vậy, tôi đã mạnh dạn trình bày
và thử nghiệm một sáng kiến kinh nghiệm nhỏ đối với môn Địa lí khối 11 (tiết 11 –
bài 6: “ Hợp chúng quốc Hoa Kì”).
Cụ thể:
- Đối với môn Địa lí:
+ HS biết được đặc điểm về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Hoa Kì.
+ HS trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được
thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
+ HS phân tích đuợc đặc điểm dân cư của Hoa Kì và ảnh hưởng của chúng đối với sự
phát triển kinh tế.
- Đối với môn Lịch sử:

+ HS hiểu được nguồn gốc của tên gọi nước Mĩ, Hoa Kì và ý nghĩa của tên gọi
“Hợp chúng quốc Hoa Kì”.
+ HS biết được ý nghĩa của lá quốc kì nước Mĩ.
+ HS biết về tên người đã được đặt tên cho thủ đô nước Mĩ là ai.
+ HS biết được lịch sử của bán đảo A-la-xca (trước đây thuộc về đế quốc Nga, sau
này được người Mĩ mua lại).
+ HS biết vận dụng kiến thức lịch sử để chỉ ra ý nghĩa của vị trí địa lí Hoa Kì.
+ HS chỉ ra được nguồn gốc và nguyên nhân của thành phần dân cư Hoa Kì.
1


- Đối với môn Văn học: HS nhận biết được tầm ảnh hưởng, sức lan tỏa của bản
Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ đến các bản tuyên ngôn độc lập của các nước
khác trên thế giới.
- Đối với môn Sinh học:
+ HS chỉ ra được trên thế giới có 3 chủng tộc chính tương ứng với 3 màu da chính
là: chủng tộc da đen, chủng tộc da trắng và chủng tộc da vàng (không có chủng tộc
da đỏ).
+ HS hiểu được nguồn gốc về tên gọi người da đỏ (để chỉ người bản địa ở nước
Mĩ).
- Đối với môn Toán học: HS được rèn luyện các kĩ năng phân tích và so sánh số
liệu trong các bảng số liệu.
- Đối với môn Ngoại ngữ (tiếng Anh): HS chỉ ra trong tiếng Anh, tên gọi “Anh
điêng” được dùng để chỉ người bản địa nước Mĩ có ý nghĩa là gì và vì sao lại gọi
như vậy.
- Đối với môn Giáo dục công dân: HS được khơi gợi lòng yêu nước và niềm tự
hào dân tộc khi GV có sự liên hệ đến “giấc mơ Việt Nam”. HS sẽ phải trăn trở và
thôi thúc trong việc xây dựng “giấc mơ Việt Nam”, khi mà “giấc mơ Mĩ” đã trở nên
phổ biến trên toàn cầu.
Tôi nhận thấy rằng, khi soạn bài có kết hợp các kiến thức khác sẽ giúp GV

tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề mà bài học đặt ra. Từ đó, GV
có thể tổ chức, hướng dẫn HS linh hoạt hơn, sinh động hơn; Điều này giúp HS có
hứng thú trong học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức, tích cực chủ động trong
suy nghĩ và sáng tạo cũng như vận dụng linh hoạt kiến thức vào cuộc sống hơn.
Nhận thức được điều đó, tôi đã chọn đề tài: Kinh nghiệm vận dụng kiến
thức liên môn trong dạy học bài: “Hợp chúng quốc Hoa Kì (tiết 1)” nhằm giúp
HS lớp 11 trường THPT Cẩm Thủy 2 hiểu và giải thích được các đặc điểm tự
nhiên và dân cư của đất nước Hoa Kì
1.2 Mục đích nghiên cứu
Nhằm nâng cao hiệu quả dạy học trong bài “Hợp chúng quốc Hoa Kì
(tiết 1)”, từ đó giúp HS hiểu và giải thích được các đặc điểm tự nhiên và dân cư của
đất nước Hoa Kì
2


Giúp học sinh tiếp cận với các phương tiện, thiết bị dạy học theo phương
pháp mới, đồng thời hiểu được tác dụng của việc vận dụng các kiến thức thuộc bộ
môn khác trong một tiết học để giải quyết vấn đề quan tâm.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu cách vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học bài “Hợp chúng
quốc Hoa Kì” trong chương trình địa lí lớp 11.
Khối 11 cơ bản, cụ thể là lớp 11C là lớp thực nghiệm và 11C1 là lớp đối
chứng.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích, tổng hợp, so sánh, phân
loại, nghiên cứu tài liệu.
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu, quan sát, tiếp xúc trao đổi
với học sinh, thực nghiệm sư phạm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

Ngày nay, trước những yêu cầu mới của xã hội, giáo dục đang có những đổi
thay mạnh mẽ. Sản phẩm của giáo dục hiện nay phải là những con người phát triển
toàn diện; Ngoài ghi nhớ kiến thức, người học còn phải có kỹ năng nhận xét, phân
tích, giải thích... một vấn đề cụ thể (bao gồm các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực
Địa lý nói riêng).
Môn học Địa lý đang trở thành bộ môn quan trọng và hữu ích, giúp các em
hiểu biết hơn về môi trường sống xung quanh cũng như trên Trái đất (bao gồm
thiên nhiên, con người, các hoạt động kinh tế - xã hội). Đặc biệt, các kiến thức
trong phần Địa lý tự nhiên được coi là gốc rễ, là cơ sở để HS hiểu, phân tích và giải
thích các hiện tượng Địa lý Tự nhiên cũng như các hiện tượng Địa lý kinh tế - xã
hội. Từ những kiến thức đó, khi rời ghế nhà trường, các em sẽ vận dụng, phát triển
trong những tình huống cụ thể, góp phần xây dựng kinh tế - xã hội cho đất nước.
Vậy thì, việc cần làm trước tiên là làm sao để HS yêu thích bộ môn Địa lý. Ở đây,
chúng ta đang nói đến vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục.
Dạy học tích hợp liên môn đang là một phương pháp dạy học tích cực và
hiệu quả. Dạy học tích hợp liên môn được hiểu "là dạy cho học sinh biết tổng hợp
3


kiến thức, kĩ năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình
thành năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn", trong đó:
Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào
quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục
pháp luật, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới biển đảo, giáo dục sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giáo dục bảo vệ môi trường, an toàn giao
thông…
Dạy học liên môn là phải xác định được các nội dung kiến thức liên quan đến
các môn học khác để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một
nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn
nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình môn

học đó và không phải dạy ở các môn khác. Trường hợp nội dung kiến thức có tính
liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng
vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các môn liên quan.
Khi tiến hành dạy học tích hợp liên môn là chúng ta đã xây dựng được các
chủ đề có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, do đó tạo được
động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Hơn nữa học sinh được tăng cường khả
năng vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải
ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, thụ động. Đồng thời học sinh không phải học
lại nhiều lần một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, tránh được việc học
quá tải hay nhàm chán do học sinh đã được học ở môn khác, nhờ đó cho phép
chúng ta vừa rút ngắn được thời gian trong dạy học bộ môn vừa tăng cường khối
lượng và chất lượng thông tin.
Trên thực tế dạy học bằng các phương pháp mới đã mang lại những tín hiệu
lạc quan: HS tiếp thu bài tốt hơn, mở rộng thêm nguồn kiến thức của mình mà
không phải ghi nhớ một cách máy móc; Ngoài việc ghi nhớ kiến thức, các em đã
biết cách vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Phương pháp dạy học truyền thống trước đây, mặc dù có những điểm tích
cực của nó song cũng đưa lại những áp lực nhất định cho HS trong việc tiếp thu
kiến thức. Từ đó, gây ra những trở ngại đáng kể cho việc tạo ra hứng thú cho người
4


học trong hầu hết các môn học nói chung và môn Địa lý nói riêng. Vậy, làm cách
nào để phát huy tính chủ động sáng tạo cho HS cũng như khơi dậy sự hứng khởi
trong các em đối với mỗi bài học cũng như bộ môn Địa lý?!
Trên thực tế, nhiều HS vẫn coi môn Địa lý là môn học phụ; Số tiết của bộ
môn tại các khối học lại ít. Vì vậy, việc giảng dạy của các giáo viên Địa lý gặp
không ít những khó khăn. Từ đó, đòi hỏi từ khâu soạn giảng đến khâu lên lớp của
giáo viên phải sử dụng các phương pháp phù hợp để nâng cao chất lượng bộ môn,

phát huy tính tích cực của HS cũng như niềm đam mê, yêu nghề của những giáo
viên đứng lớp.
Trường THPT Cẩm Thủy 2 là một trường thuộc khu vực miền núi, nhiều em
là người dân tộc thiểu số. Để đến được lớp, HS trường THPT Cẩm Thủy 2 phải
vượt qua nhiều trở ngại (đường đến trường còn xa, điều kiện kinh tế còn nhiều
thiếu thốn ...). Chính điều đó, tác động một phần nào đến nhận thức của các em. Để
giúp HS hiểu, ghi nhớ và nhớ sâu một nội dung kiến thức là cả một quá trình không
phải dễ dàng
Trên cơ sở thực tiễn đứng lớp nhiều năm tại trường THPT Cẩm Thủy 2, bản
thân lại thường xuyên tìm tòi, áp dụng các phương pháp dạy học mới, tôi nhận thấy
việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy và học bộ môn Địa lí, nhất là phần Địa
lý Tự nhiên, là một trong những cách thức đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả,
nhằm nâng cao chất lượng dạy học, giúp HS hiểu bài và ghi nhớ kiến thức một cách
chủ động.

5


2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã được sử dụng để giải
quyết vấn đề.
Sau đây tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm của mình: Kinh nghiệm vận
dụng kiến thức liên môn trong dạy học bài: “Hợp chúng quốc Hoa Kì (tiết 1)”
nhằm giúp Học sinh lớp 11 trường THPT Cẩm Thủy 2 hiểu và giải thích được các
đặc điểm tự nhiên và dân cư của đất nước Hoa Kì
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC TÍCH HỢP TRONG BÀI DẠY
Nội dung 1: Khái quát về đất nước Hoa Kì
* Tích hợp Lịch sử về ý nghĩa lá quốc kì của nước Mĩ cũng như ý nghĩa của
tên gọi Hợp chúng quốc Hoa Kì:
- Cả hai tên gọi "Mỹ" và "Hoa Kỳ" đều bắt nguồn từ tên gọi của nước Mỹ trong
tiếng Trung Quốc. Hiện nay tên tiếng Anh đầy đủ của nước Mỹ được dịch sang

tiếng Trung Quốc là Mỹ Lợi Kiên hợp chúng quốc , gọi tắt là Mỹ quốc.
"Hoa Kỳ" có nghĩa là "cờ hoa", vì vậy mà một số người còn gọi nước Mỹ là "xứ cờ
hoa". Trước đây người Trung Quốc từng gọi quốc kỳ của nước Mỹ là "hoa kỳ" (cờ
hoa) và gọi nước Mỹ là hoa kỳ quốc, nghĩa là nước cờ hoa.

- Quốc kỳ Hoa Kỳ có hai phần. Một phần nhỏ ở góc trái trên cùng có hình ảnh của
50 ngôi sao trên nền màu xanh dương, tượng trưng cho 50 tiểu bang hiện tại. Phần
chính gồm 7 vạch ngang màu đỏ và 6 vạch ngang màu trắng, tượng trưng cho 13
tiểu bang sơ khai. Như vậy có thể hiểu: “Hợp chúng quốc” mang ý là quốc gia do
nhiều tiểu bang liên hợp lại mà thành (The United States), "chúng" ở đây có nghĩa
là "nhiều", nhưng hay bị gọi thành "hợp chủng quốc" vì nhiều người cho nó mang
nghĩa là quốc gia do nhiều chủng tộc hợp thành. Tuy nhiên cách gọi này không
chính xác.
6


* Tích hợp Lịch sử về tên gọi thủ đô của nước Mĩ
- Thủ đô của nước Mĩ được đặt theo tên của nhà lãnh đạo chính trị và quân sự có
ảnh hưởng lớn đối với quốc gia non trẻ Hoa Kỳ đó là George Washington . Ông
đã lãnh đạo người Mỹ chiến thắng Vương quốc Anh trong cuộc Chiến tranh Cách
mạng Mỹ với tư cách là tổng tư lệnh Lục quân Lục địa. Ông chính là tổng thống
đầu tiên của Hoa Kỳ (1789–1797).
* Tích hợp Văn học về bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ.
- Ngày 4/7 được coi là ngày Độc lập của nước Mĩ, cũng là ngày bản Tuyên ngôn
độc lập của nước Mĩ được thông qua. Bản Tuyên ngôn đã truyền cảm hứng cho
nhiều bài phát biểu nổi tiếng khác như của Martin Luther King Jr. và Abraham
Lincoln. Bản Tuyên ngôn cũng ảnh hưởng đến nhiều tuyên ngôn độc lập của các
nước khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
- Trong bản Tuyên ngôn độc lập của nước ta, chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích một ý
trong bản Tuyên ngôn của nước Mĩ, cụ thể: “Hỡi đồng bào cả nước. Tất cả mọi

người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có
thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và
quyền mưu cầu hạnh phúc". Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm
1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế
giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và
quyền tự do.
Nội dung 2: Tìm hiểu về lãnh thổ và vị trí địa lí của Hoa Kì.
* Tích hợp Lịch sử khi tìm hiểu ý nghĩa của vị trí địa lí Hoa Kì.
- Nằm ở vị trí giữa 2 đại dương lớn có một ý nghĩa đặc biệt to lớn đối với đất nước
Hoa Kì.Hai đại dương rộng lớn đã ngăn cách mọi xung đột của thế giới cách xa bờ
biển nước Mỹ. Trong lịch sử, nước Mĩ đã tránh được sự tàn phá của 2 cuộc chiến
tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai. Ngoài ra nước Mĩ còn làm giàu lên nhờ
buôn bán vũ khí.
Nội dung 3: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên của Hoa Kì.
* Tích hợp Lịch sử khi tìm hiểu về nguồn gốc của bán đảo A-la-xca: Bán đảo
Alaska được Hoa Kỳ mua từ Đế quốc Nga vào năm 1867 với giá rẻ mạt là 7,2 triệu

7


đô la Mỹ. Đây là vùng đất băng giá với địa hình đồi núi là chủ yếu nhưng lại có trữ
lượng về dầu mỏ và khí tự nhiên lớn thứ 2 của Hoa Kì.

Nội dung 4: Tìm hiểu về đặc điểm dân cư của Hoa Kì.
* Tích hợp Toán học vào việc chứng minh dân số Hoa Kì đông và tăng nhanh.
- GV giao nhiệm vụ: Quan sát bảng 6.1, sử dụng các phép tính trong Toán học, hãy
chứng minh dân số Hoa Kì đông và tăng nhanh trong giai đoạn 1800-2005.
Bảng 6.1: Số dân Hoa Kì 1800-2005 (triệu người)
Năm
1800

1820
1840
1860
1880
1900
Số dân
5
10
17
31
50
76
Năm
1920
1940
1960
1980
2005
Số dân
105
132
179
227
296,5
- Trong bảng số liệu, khoảng cách các năm là cách đều 20 năm, nhưng dân số Hoa
Kì liên tục tăng nhanh qua các năm – giai đoạn đầu tăng 5 triệu người, các giai
đoạn tiếp theo lần lượt là 7-14-19-26-29-27-47-69,5 triệu người. Với số dân hiện
nay, Hoa Kì là nước đông dân, đứng ở vị trí thứ 3 trên thế giới.
* Tích hợp Văn học khi nói về “Giấc mơ Mĩ”.
- GV giao nhiệm vụ: Hoa Kì là đất nước của người nhập cư. Điều gì đã hấp dẫn

mọi cư dân trên thế giới tìm đến đất nước này để nhập cư?! Là bởi họ bị thôi thúc,
bị ám ảnh về “Giấc mơ Mĩ”. Em hiểu gì về “Giấc mơ Mĩ” này?
- GV nhận xét và chuẩn hóa kiến thức: Giấc mơ Mỹ là một niềm tin về sự tự do mà
cho phép tất cả các mọi người được theo đuổi các mục tiêu của họ trong cuộc sống
qua sự làm việc siêng năng và tự ý lựa chọn; Từ đó, xây dựng một cuộc sống đáng
tốt đẹp hơn, giàu có hơn và đầy đủ hơn cho mọi người.

8


Đối với nhiều di dân, Bức tượng Nữ thần Tự do là biểu tượng của giấc mơ Mỹ_
biểu hiện cho nền tự do và sự tự do của cá nhân. ”Giấc mơ Mỹ' là tự do tự cứu lấy
mình.

* Tích hợp Giáo dục công dân khi nói về giấc mơ “Việt Nam”.
- GV giao nhiệm vụ: Người Mĩ có “Giấc mơ Mĩ”,vậy Việt Nam chúng ta có “Giấc
mơ Việt Nam” hay không? Là HS, em phải làm gì để cho “Giấc mơ Việt Nam” trở
nên phổ biến trên thế giới?
- GV chuẩn hóa kiến thức: Giấc mơ Việt Nam’ phải là sự định vị Quốc gia Việt
Nam hùng cường, văn minh trên bản đồ Thế giới: không phải chỉ là được biết đến,
mà là sự kính trọng của các nước còn lại, là điểm mong được đến của những người
dân Năm châu bốn biển. Trở thành ‘Đất lành chim đậu” cho mọi lao động, khát
vọng, niềm sống chân chính của tất thảy! Đó là Quốc gia ở đó, những người dân
của nó, và những công dân từ nơi khác muốn đến sinh sống và lao động
* Tích hợp Toán học vào việc chứng minh dân số Hoa Kì đang có xu hướng già
hóa.
- GV giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS quan sát bảng 6.2 trang 39, SGK hoặc trên
màn hình máy chiếu. GV nêu câu hỏi: Sử dụng các phép tính trong Toán học, hãy
chứng minh dân số Hoa Kì đang có xu hướng già đi.
- GV chuẩn hóa kiến thức: Cơ cấu dân số Hoa Kì có sự thay theo hướng già hóa:

tuổi thọ trung bình tăng, tỉ lệ nhóm dưới 15 tuổi giảm, nhóm trên 65 tuổi tăng.

9


Bảng 6.2. Một số tiêu chí về dân số Hoa Kì
Năm
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên
Tuổi thọ trung bình (tuổi)
Nhóm dưới 15 tuổi (%)
Nhóm trên 65 tuổi (%)

1950
1,5
70,8
27,0
8,0

2004
0,6
78,0
20,0
12,0

* Tích hợp Lịch sử khi nói về thành phần nhập cư của Hoa Kì.
- GV giao nhiệm vụ: Căn cứ vào biểu đồ cơ cấu thành phần dân cư Hoa Kì, hãy
giải thích vì sao dân cư có nguồn gốc Châu Âu ở Hoa Kì chiếm chủ yếu, dân cư có
nguồn gốc Châu Phi đông thứ hai?
- GV chuẩn hóa kiến thức: Người Châu Âu là người tìm ra Châu Mĩ đầu tiên nên
thành phần dân cư ở Hoa Kì chiếm chủ yếu. Người Mĩ gốc Phi đông thứ 2 là do

yếu tố lịch sử để lại (bị buôn bán sang Châu Mĩ làm nô lệ).

* Tích hợp Tiếng Anh khi nói về người Anh-điêng
- GV giao nhiệm vụ: Trong tiếng Anh, người Anh-điêng (Indien) có nghĩa là gì. Vì
sao lại gọi người dân bản địa của nước Mĩ là người Anh-điêng?
- GV chuẩn hóa kiến thức: Anh-điêng (Indien) có nghĩa là người Ấn Độ. Cách gọi
này xuất phát từ việc đoàn thám hiểm đi theo Colombo chinh phục châu Mỹ 1492
nhầm lẫn lục địa họ mới phát hiện với đất nước Ấn Độ mà họ từng nghe danh. Thế
là những thổ dân ở đó được gọi là Indien. Suốt một thời gian dài sau đó, từ Indien
vẫn được người châu Âu dùng để chỉ những người da đỏ
* Tích hợp Sinh học khi nói về người da đỏ

10


- GV giao nhiệm vụ: Bằng kiến thức Sinh học đã có, em hãy cho biết, trên thế giới
tồn tại mấy chủng tộc? Có tồn tại chủng tộc da đỏ hay không? Vì sao?
- GV chuẩn hóa kiến thức: Trên thế giới có 3 chủng tộc chính tương ứng với 3 màu
da chính là: Môn-gô-lô-ít (còn gọi chủng tộc da vàng), chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít
(chủng tộc da trắng), chủng tộc Nê-gro-ít (chủng tộc da đen). Như vậy, không có
chủng tộc da đỏ.
Thường thì ai cũng nghĩ người da đỏ có màu “đỏ”, phân biệt với màu trắng,
vàng, đen. Nhưng theo kết quả nghiên cứu của các nhà nhân chủng học Đại học
Havard, Mỹ, thì người da đỏ phải được xếp vào đại chủng Mongoloist (cùng với
tộc người Mông Cổ). Họ chính là những người có gốc gác từ châu Á. Từ thế kỷ 15,
những người châu Âu đi theo Colombo chinh phục châu Mỹ 1492, khi đặt chân lên
các vùng đất mới đã nhìn thấy các thổ dân mình mẩy đỏ lừ đang nhảy múa và vì
vậy gọi họ là người da đỏ. Màu đỏ ấy thực chất là do một loại son có tên là hồng
hoàng do thổ dân tự tạo rồi bôi lên người. Ngoài tác dụng làm đẹp, loại son này
còn giúp chống côn trùng và chống nắng.


2.4

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến kinh nghiệm đạt được một số hiệu quả nhất định đối với thực tiễn
dạy học cũng như đối với thực tiễn đời sống xã hội
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với thực tiễn dạy học
- Đối với Giáo viên: Việc kết hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy bài 6, Địa
lí lớp 11: “Hợp chúng quốc Hoa Kì” là rất thiết thực, đạt được nhiều mục tiêu mà
bài học hướng tới. Với cách dạy học tích hợp này, GV phải nắm chắc kiến thức địa

11


lí về Hoa Kì, đồng thời đòi hỏi GV cũng phải có kiến thức nhất định về các môn
học khác có liên quan đến nội dung bài học (một số đơn vị kiến thức của các bộ
môn Lịch sử, Ngữ văn, Toán học, Sinh học, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân). Từ đó
GV vận dụng những kiến thức liên môn này để tổ chức, hướng dẫn các em giải
quyết các tình huống, các vấn đề cần đặt ra trong bài học của mình một cách dễ
hiểu nhất, nhanh chóng nhất và hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó bản thân tôi thấy dạy học theo chủ đề tính hợp hoàn toàn khả thi
vì nó đảm bảo cho giáo viên thực hiện tốt các nguyên tắc cơ bản của giáo dục là
tính khoa học và tính vừa sức đối với học sinh, tính hệ thống và liên hệ thực tiễn,
tính giáo dục, tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh.
- Đối với Học sinh: Việc vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn
đề của bài học (bài 6, Địa lí lớp 11: “Hợp chúng quốc Hoa Kì”) làm cho HS có
những hiểu biết thêm cũng như khắc sâu thêm một số đơn vị kiến thức của các bộ
môn Lịch sử, Ngữ văn, Toán học, Sinh học, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân.
Dạy học theo chủ đề tích hợp vào bài 6, Địa lí lớp 11: “Hợp chúng quốc Hoa
Kì” còn giúp HS nhận thức được vấn đề một cách tổng thể và toàn diện hơn để từ

đó hình thành các năng lực một cách có hiệu quả (như năng lực tự học, năng lực
giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lý, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn
ngữ, năng lực tính toán, năng lực truyền thông, năng lực sử dụng công nghệ thông
tin).
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với thực tiễn đời sống xã hội.
- Đối với Giáo viên: Khi tìm hiểu về Tự nhiên và Dân cư của một quốc gia
trên thế giới theo hướng tích hợp thì đây là một bài học điển hình với hệ thống kiến
thức có tính lôgíc như sau: Phân tích về vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ nhằm đánh
giá ý nghĩa của vị trí đó đối với phát triển kinh tế - xã hội của nước đó; Phân tích
đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên như địa hình, đất, nước,
khí hậu, khoáng sản, sinh vật biển, rừng (có những thuận lợi và khó khăn gì cho
phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó); Phân tích đặc điểm về dân cư đồng thời
đánh giá những thuận lợi và khó khăn về dân cư của quốc gia đó.

12


- Đối với Học sinh: Mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống bao giờ cũng là
tình huống tích hợp. Vì vậy dạy học tích hợp sẽ định hướng cho học sinh thích nghi
tốt trong đời sống và sản xuất hiện đại.
Dạy học theo chủ đề tích hợp trong dự án là sự kết hợp một cách lôgíc một
số đơn vị kiến thức khác nhau của những môn học khác nhau vào bài học Địa lí lớp
11, đã làm cho bài học sinh động, hấp dẫn hơn mà vẫn đảm bảo đặc tính bộ môn
Địa lý và trọng tâm bài học. Điều này giúp HS có hứng thú trong học tập, tìm tòi,
khám phá nhiều kiến thức, tích cực chủ động trong suy nghĩ và sáng tạo cũng như
vận dụng linh hoạt kiến thức vào cuộc sống, từ đó giúp các em tự tin hơn trong
cuộc sống.
Thực tế cho thấy, việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học bài: “Hợp
chúng quốc Hoa Kì (tiết 1)” đã mang đến hiệu quả cao, giúp các em HS lớp 11
trường THPT Cẩm Thủy 2 hiểu và giải thích được các đặc điểm tự nhiên và dân cư

của đất nước Hoa Kì. Từ đây, HS phát hiện, tìm tòi ra nhiều tri thức mới cũng như
rèn luyện, nâng cao nhiều kĩ năng Địa lý. Từ đó, HS tiếp thu một cách rất hào
hứng, mang lại những kết quả rất tích cực.
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã kiểm chứng về những điều đã đúc kết ở
trên; Bằng việc, kiểm tra khảo sát 1 tiết ở các lớp thuộc trường THPT Cẩm Thủy 2.
Với nội dung đề kiểm tra giống nhau nhưng đã cho ra những kết quả khác nhau ở
các lớp. Bảng dưới là chất lượng bài kiểm tra giữa các lớp (11C là lớp thực nghiệm
và 11C1 là lớp đối chứng).
KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
LỚP SỐ BÀI
HS TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 2
Điểm 9 -10
Điểm 7 -8
Điểm 5 -6
Điểm dưới 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
11C1 47
6
12,8
11
23,4
21
44,7

9
19,1
11C
46
11 23,9
17
37,0
14
30,4
4
8,7
Rõ ràng, tỉ lệ khá - giỏi ở lớp có vận dụng kiến thức liên môn trong dạy và học
cao hơn hẳn; Trong khi đó, tỉ lệ HS yếu lại thấp hơn hẳn so với lớp không vận dụng
kiến thức liên môn. Từ kết quả đạt được, HS ở các lớp có vận dụng kiến thức liên
môn trong dạy và học có thêm động lực, sự hứng khởi khi học bộ môn Địa lý, cũng
13


như không còn thấy ngại học phần Địa lý tự nhiên như các lớp không được sử dụng
phương pháp này.
Mô tả các sản phẩm học tập của học sinh qua bài học.
Hình 1: Các sản phẩm học tập của HS

Hình 2: Không khí học tập sôi nổi của lớp học

Hình 3: Hoạt động học tập nhóm nghiêm túc, hiệu quả
14


3. Kết luận


15


3.1 Kết luận
Như vậy qua kết quả kiểm tra từ hai lớp cho chúng ta thấy rằng với việc vận
dụng kiến thức liên môn trong dạy học bài “Hợp chúng quốc Hoa Kì (tiết 1)” được
áp dụng cho đối tượng học sinh lớp 11C đã có kết quả khả quan trong việc giúp học
sinh hiểu và giải thích được các đặc điểm tự nhiên và dân cư của đất nước Hoa Kì.
Dễ dàng nhận thấy sự cần thiết của việc vận dụng kiến thức liên môn trong
dạy và học bộ môn Địa lý. Từ đây, HS tiếp thu kiến thức một cách rất nhanh, dễ
hiểu và đầy cảm hứng. Giáo viên từ đó cũng ít phải sử dụng phương pháp diễn giải
dài dòng, dễ gây sự nhàm chán.
Trên đây là một số kinh nghiệm đã được tôi đúc rút trong quá trình thực hiện
đổi mới phương pháp dạy học tích cực. Tôi xin phép được chia sẻ ra đây với các
đồng nghiệp như một tài liệu tham khảo hữu ích.
Nhằm nâng cao hiệu quả cho việc dạy và học môn Địa lý, để môn học này
ngày càng có nhiều HS yêu thích hơn, tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng
góp của các đồng nghiệp (để tôi ngày càng được nâng cao những kĩ năng trong việc
vận dụng kiến thức liên môn vào bài giảng Địa lí).
3.2 Kiến nghị
Qua việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy và học phần Địa lý 11, tôi
xin phép có một số kiến nghị như sau đến các đồng nghiệp:
Trước hết, Bộ giáo dục và đào tạo nên có những hướng dẫn, những định
hướng về những bài học nào, những phạm vi kiến thức nào trong bài học nên sử
dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy.
Thêm đó, nên đẩy mạnh hơn nữa những cuộc thi về vận dụng kiến thức liên
môn, cũng như những sáng kiến kinh nghiệm về vận dụng kiến thức liên môn để
người giáo viên được chia sẻ, học hỏi lẫn nhau nhiều hơn.
Trong mỗi trường học, cũng nên có những chuyên đề về vận dụng kiến thức

liên môn, để mỗi giáo viên trực tiếp đứng lớp được có những trải nghiệm thiết thực
trong công tác giảng dạy của mình.
Với mỗi giáo viên, khi lên lớp một tiết học có vận dụng kiến thức liên môn,
chúng ta nên tìm hiểu sâu sắc phạm trù kiến thức liên môn; Từ đó, người giáo viên
sẽ truyền tải đến HS một cách dễ hiểu nhất, dễ nhớ nhất.
16


Để tiết học vận dụng kiến thức liên môn đạt được hiệu quả cao, chúng ta cần
chỉ ra những phạm trù kiến thức nào sẽ được liên môn để HS có thể về nhà tìm hiểu
trước; Khi đó, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, HS sẽ vận dụng kiến thức liên
môn một cách dễ dàng trong việc giải quyết các vấn đề trong bài học.
Tóm lại
Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy và học bộ môn Địa lí là thiết thực và
đã mang lại những kết quả tích cực. Tuy vậy, không phải bài học Địa lí nào chúng
ta cũng đều dùng phương pháp này để giảng dạy. Trước hết, chúng ta cần xác định
những bài học Địa lí nào cần được vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết.
Trong chương trình Địa lí lớp 11, có nhiều bài học có thể vận dụng kiến thức
liên môn trong đó bài: “Hợp chúng quốc Hoa Kì (tiết 1)” có nhiều nội dung có thể
sử dụng kiến thức liên môn.
Bên cạnh đó, trong một bài được tích hợp liên môn không hẳn sẽ được sử
dụng cho cả bài, mà sẽ có những nội dung được tích hợp ít, sẽ có những nội dung
được tích hợp nhiều, sẽ có những nội dung không được tích hợp liên môn. Việc của
người giáo viên là phải xác định đúng, xác định rõ và phân loại được những nội
dung nói trên.
Khi đã xác định rõ nội dung nào cần được vận dụng kiến thức liên môn, giáo
viên cần tìm hiểu kỹ về nội dung đó, cũng như nghiên cứu cách thức vận dụng liên
môn phù hợp, dễ hiểu để HS hiểu bài. Thêm nữa, giáo viên cần chỉ ra cho HS
những nội dung nào sẽ được tích hợp liên môn trong bài học, từ đó hướng dẫn các
em về nhà tìm hiểu trước những nội dung này để việc vận dụng kiến thức liên môn

đạt được hiệu quả cao.
Trên đây là một biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học địa lí. Tuy nhiên trong quá trình viết sáng kiến chắc chắn còn
có nhiều thiếu sót rất mong quý thầy, cô góp ý để chúng ta có thể
học hỏi lẫn nhau trong công tác giảng dạy.

17


XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hoá, ngày 05 tháng 05 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết SKKN

Mai Đình Tứ

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thông (Tổng chủ biên), Sách giáo khoa địa lí 11, NXB Giáo dục, 2007.
2. Nguyễn Minh Tuệ, Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lí 11, NXB
Sư phạm Hà Nội.
3. TS Nguyễn Văn Tuấn, Tài liệu học tập về phương pháp dạy học theo hướng tích
hợp, trường ĐHSP KT TP HCM, 2010.
4. Đỗ Mạnh Cường, Dạy học tích cực - cơ sở lí thuyết và thực tiễn, tạp chí Khoa
học giáo dục kỹ thuật, số 15, 2010.

5. Dương Tiến Sỹ, Phương thức và nguyên tắc tích hợp các môn học nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục và đào tạo, tạp chí Giáo dục, số 26, 2002.
6. Nguyễn Sỹ Đức, Kiều Thị Bích Thủy, Module THPT 14: Xây dựng kế hoạch dạy
học theo hướng tích hợp.

19


DANH MỤC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG CẤP SỞ GD&ĐT
ĐÁNH GIÁ TỪ LOẠI C TRỞ LÊN
TT
1

Tên đề tài

Xếp
loại
Kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên C
môn trong dạy học bài “Tác động của
ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất”
nhằm giúp học sinh lớp 10 trường THPT
Cẩm Thủy 2 hiểu và giải thích được các
quá trình phong hóa

Cấp xếp
loại
SỞ
GD&ĐT

Năm

Ghi
xếp loại chú
20182019

20


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 2

PHỤ LỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIÁO ÁN MINH HỌA
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP

HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
(Bài 6 - Địa lí 11, tiết 1: Tự nhiên và dân cư)
Người thực hiện: Mai Đình Tứ
Chức vụ: Giáo viên bộ môn
SKKN thuộc môn: Địa lí

BÀI 6
THANH HÓA NĂM 2020

21


HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
(Tiết 1: Tự nhiên và dân cư)
Dạy lớp:

11C
Ngày soạn: 15/1/2020
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết được đặc điểm về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Hoa Kì.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được thuận
lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
- Phân tích đuợc đặc điểm dân cư của Hoa Kì và ảnh hưởng của chúng đối với sự
phát triển kinh tế.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích được các lược đồ để thấy đặc điểm địa hình, sự phân bố
khoáng sản, dân cư Hoa Kỳ.
- Kĩ năng phân tích số liệu, tư liệu về tự nhiên, dân cư Hoa Kỳ.
3. Thái độ, hành vi
- Hiểu đúng về vai trò của các nhân tố tự nhiên và dân cư trong việc phát triển kinh
tế của Hoa Kì.
- Có tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc và con người Việt Nam. Có ý chí phấn
đấu vươn lên tạo dựng nên “giấc mơ Việt Nam” và biến khái niệm ấy trở nên phổ
biến trên toàn thế giới.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự giải quyết vấn đề
- Năng lực khai thác kiến thức từ SGK
- Năng lực làm việc cá nhân, cặp, nhóm
- Năng lực tự học
II - CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ.
- Máy chiếu
2.Chuẩn bị của học sinh

- SGK, vở ghi.
III - HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A – Tình huống xuất phát (khởi động)
1. Mục tiêu:
Để học sinh huy động kiến thức nền đã có về sự kiện lịch sử của con người
trong kỉ nguyên chinh phục vũ trụ.
2. Cách thức thực hiện: Cá nhân.


3. Hoạt động: 3 phút
- Tích hợp kiến thức Lịch sử về sự kiện con người lần đầu tiên đặt chân lên
Mặt trăng:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Chuyến đổ bộ đầu tiên lên Mặt Trăng của con người
vào năm 1969 là một sự kiện lịch sử mang ý nghĩa đặc biệt, mở ra kỷ nguyên chinh
phục vũ trụ của loài người. Căn cứ vào hiểu biết của bản thân hãy ghi vào giấy
nháp (thời gian 30 giây ) tên của người đầu tiên trên Trái Đất đã đặt chân lên Mặt
Trăng. (GV trình chiếu hình ảnh).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được giao, GV quan sát và giúp đỡ học sinh.
Bước 3: HS trao đổi, thảo luận. 1 – 2 HS trình bày, các HS sinh khác nhận xét, bổ
sung. GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của học sinh.
Bước 4: GV dẫn dắt vào bài: Đó chính là Neil Armstrong, một phi hành
gia người Mỹ, người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng vào ngày 20 tháng
7 năm 1969, trong chuyến du hành trên tàu Apollo 11. Khi đặt chân xuống Mặt
Trăng, ông đã nói một câu bất hủ: "Đây là bước đi nhỏ bé của một người, nhưng là
bước tiến khổng lồ của nhân loại". Chúng ta đang nói về một con người vĩ đại, đến
từ một đất nước vĩ đại - đó là nước Mĩ, hay còn gọi là Hoa Kì, với tên gọi đầy đủ là
Hợp chúng quốc Hoa Kì. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về đất nước này.
B- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Khái quát về đất nước Hoa Kì.

1. Mục tiêu: 3 phút
- Giúp học sinh hiểu rõ về nguồn gốc của tên gọi nước Mĩ, ý nghĩa của tên gọi Hoa
Kì, cũng như hiểu được Hợp chúng quốc Hoa Kì nghĩa là gì.
- Giúp HS biết được nguồn gốc tên gọi thủ đô của nước Mĩ.
- Giúp HS hiểu được ý nghĩa lá quốc kì của nước Mĩ.


×