Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số biện pháp để phát triển nội dung đối kháng vovinam cho học sinh lớp 10 trường THPT cẩm thủy 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NỘI DUNG
ĐỐI KHÁNG MÔN VOVINAM CHO HỌC SINH LỚP 10 TẠI
TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 2

Người thực hiện: Dương Văn Tuấn
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Thể dục

THANH HÓA, NĂM 2020


MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích sáng kiến
2
1.3. Đối tượng, thời gian
2
1.4. Phương pháp sáng kiến
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


2
2.1.Cơ sở lý luận
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
2
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
2.3.1. Những cơ sở cần thiết để tập luyện môn vvovinam
4
2.3.2. Tổ chức giờ học nghiêm túc, khoa học – Trang bị cho học
sinh những kĩ thuật cơ bản nhất của nội dung vovinam
5
2.3.3. Sử dụng phương pháp bài tập nhiều trong giảng dạy
vovinam
6
2.3.4. Sử dụng phương pháp “Thi đấu’’ nhiều trong giảng dạy
vovinam
8
2.3.5. Tổ chức và duy trì phong trào tập luyện vovinam vào thời
gian nghỉ (cuối các buổi chiều)
9
2.3.6 Thường xuyên tổ chức giải vovinam
9
2.3.7. Thành lập đội vovinam (nam, nữ) trong nhà trường
10
2.4. Kết quả của thực nghiệm và rút ra những kinh nghiệm
13
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
14
3.1. Kết luận

14
3.2. Kiến nghị
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
15


1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lí do chọn đề tài:
Giáo dục thể chất trong trường THPT giữ một vai trò hết sức quan trọng
trong việc nâng cao trình độ thể chất của một dân tộc. Mục đích của giáo dục thể
chất cho học sinh phổ thông là nhằm hoàn thiện cấu trúc và chức năng cơ thể,
thông qua đó giáo dục đạo đức, trí tuệ, tinh thần, thẩm mỹ ... Bồi dưỡng tinh
thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong làm việc có khoa học, tạo cho
các em sự ham thích và thói quen luyện tập TDTT .
Phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất là một nhân tố quan trọng
không thể thiếu được trong hệ thống giáo dục con người mới phát triển toàn diện
của đất nước ta hiện nay. Vấn đề giáo dục thể chất cho học sinh cần được quan
tâm, cần được xem như một vấn đề mang tính chiến lược, đặc biệt trong công
tác đào tạo thế hệ trẻ tương lai, cần phải làm cho công tác giáo dục thể chất
trong trường học các cấp có chất lượng ngày càng cao, hoàn thiện chương trình
giảng dạy nội khóa trong nhà trường ngày càng phù hợp, làm cho việc luyện tập
TDTT, rèn luyện thể chất trở thành thói quen hàng ngày của mỗi học sinh.
Vovinam là môn võ truyền thống có lịch sử hình thành khá lâu đời từ năm
1936 và năm 1938 mới đem ra công khai, người đã có công sáng tạo ra môn võ
tuyệt vời này là võ sư Nguyễn Lộc ( 1912- 1960) đồng thời ông đề ra chủ thuyết
“Cách mạng tâm thân” đồng thời thúc đẩy môn sinh luôn luôn canh thân bản
thân và hướng thiện về thể chất và tinh thần.
Vovinam là một môn võ có tác dụng nâng cao các tố chất của cơ thể,
nhanh, mạnh, bền, dẻo, khéo léo và đặc biệt là phát triển tích cực tính linh hoạt

và trí thông minh. Luyện tập môn Vovinam sẽ nâng cao tinh thần dũng cảm, ý
chí quyết thắng, khắc phục khó khăn.
Trong thi đấu quyền và đối kháng Vovinam nếu không có sự phối hợp
giữa cương nhu và các kĩ thuật căn bản thì sẽ thất bại vì vậy cá nhân phải tự gắn
kết và chính điều này có tác dụng lớn cho việc giáo dục đạo đức và tính cách
con người.
Luyện tập Vovinam sẽ giúp cho các giác quan phát triển ở mức cao, giúp
người tập mở rộng tầm quan sát, xử lý nhanh và đúng lúc.Vì vậy luyện tập môn
Vovinam là cơ sở để phát triển và hoàn thiện nhân cách con người mới phát triển
toàn diện.
Cẩm Thủy là một Huyện miền núi phía tây của tỉnh, mặc dù điều kiện
kinh tế còn nhiều khó khăn, song được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, ngành
giáo dục của huyện, phong trào thể dục thể thao (TDTT) trường học của Cẩm
Thủy luôn đạt thành tích cao trong các kỳ thi HSG TDTT và các kỳ hội khỏe
phù đổng toàn tỉnh. Trong đó nội dung Vovinam đã đóng góp một phần không
nhỏ vào bảng thành tích chung của Trường THPT Cẩm Thủy 2 cũng như của
Huyện Cẩm Thủy.
Xác định rõ mục tiêu và nhiệm vụ được giao, từ những cơ sở thực tiễn
trên tôi đã rút ra được một số biện pháp để phát triển môn vovinam và mạnh dạn
trình bày đề tài: “Một số biện pháp để phát triển nội dung đối kháng Vovinam
choa học sinh lớp 10 tại trường THPT Cẩm Thủy 2”.


1.2. Mục đích sáng kiến:
Đưa ra được một số biện pháp để vận dụng vào giảng dạy cũng như phát triển
môn Vovinam học đường tại trường THPT Cẩm Thủy 2.
1.3.Đối tượng- thời gian:
- Học sinh khối 10
- Thời gian: Năm học 2018-2019
1.4. Phương pháp nghiên cứu:

Để tiến hành kinh nghiệm này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phương pháp điều tra cơ bản
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá
- Phương pháp bài tập, thi đấu
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp kiểm tra so sánh
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận:
Giáo dục thể chất là một phần không thể thiếu trong hoạt động giáo dục
toàn diện con người. Giúp nâng cao thể lực, thẩm mỹ, tinh thần…giúp chúng ta
học tập và làm việc hiệu quả hơn.
Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển thể thao, đặc biệt là môn Vovinam
đang được Đảng, Nhà nước, ngành TDTT và ngành giáo dục rất quan tâm. Hiện
nay Việt Nam đã tổ chức được nhiều giải thi đấu Vovinam chuyên nghiệp như:
giải cúp milo, giải trẻ, giải vô địch thể giới, SEAGames. Phát triển môn võ
Vovinam và là động lực cho nhiều người tham gia tập luyện và thi đấu.
Ở Thanh Hóa, phong trào tập luyện vovinam cũng đang rất phát triển, nhất
là luôn được sự quan tâm của các cấp, các nghành liên quan.
Môn Vovinam thường được đưa và chương trình thi Học sinh giỏi, Hội
khỏe phù đổng…nên tập luyện Vovinam cũng được nhiều giáo viên và học sinh
quan tâm.
Trường THPT Cẩm Thủy 2, tuy là trường miền núi, mọi điều kiện còn khó
khăn, nhưng có rất nhiều học sinh ham thích môn Vovinam. Chính vì vậy, tôi
mạnh dạn đi sâu, nghiên cứu tìm ra một số biện pháp để phát triển môn Vovinam
học đường tại trường THPT Cẩm Thủy 2.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến:
a. Thuận lợi:
- Chi bộ, Ban giám hiệu trường THPT Cẩm Thủy 2 luôn quan tâm đến bộ môn
thể dục, chú trọng nâng cao chất lượng bộ môn, quan tâm và tạo điều kiện phát

triển phong trào rèn luyện thân thể cho giáo viên cũng như học sinh.
- Điều kiện sân bãi, dụng cụ học tập môn Vovinam cơ bản đã được nhà trường
đáp ứng .
- Nhà trường có bề dày thành tích về lĩnh vực thể dục thể thao.
- Nhiều học sinh có thể lực tốt và thích tập luyện TDTT đặc biệt là môn
Vovinam nên thuận lợi cho môn Vovinam phát triển tốt.


- Giáo viên Giáo dục thể chất của nhà trường có chuyên môn về môn Vovinam
b. Khó khăn:
- Môn Vovinam là môn thể thao tương đối mới đối với học sinh miền núi (Khi
mới vào trường các em còn chưa biết nhiều Vovinam là gì? Vì tất cả các trường
cấp 2 trên địa bàn truyển sinh của trường THPT Cẩm Thủy 2 do nhiều nguyên
nhân khác nhau, chưa chú trọng tới việc giảng dạy môn Vovinam trong chương
trình thể dục .Bởi vậy nhiều học sinh rất bỡ ngỡ khi luyện tập với môn học này.
- Thời lượng chương trình dành cho bộ môn Vovinam còn khá ít (Chỉ được học
trong chương trình tự chọn) .
- Một số học sinh còn ngại luyện tập với môn Vovinam vì không có võ phục.
- Đa số học sinh ở rất xa trường, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên cũng
ảnh hưởng rất lớn đến việc tự luyện tập võ.
- Quan niệm của không ít phụ huynh không muốn con em tham gia tập luyện
TDTT nói chung, tập luyện võ thuật nói riêng.
c. Thực trạng:
- Qua tìm hiểu Thực trạng học tập môn võ của học sinh khối 10 trường THPT
Cẩm Thủy 2 : Năm học 2018-2019.
- Qua việc tiến hành điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến học sinh theo 2 tiêu chí:
Biết; Không biết, tôi đã thu được kết quả như sau:
MẪU PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH
Học sinh đánh dấu X vào ô tương ứng
Lớp 10A… Họ và tên

Biết
Không biết
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
Bảng kết quả điều tra thăm dò ý kiến học sinh
Tổng
Số học sinh biết
Số HS chưa biết
sĩ số
Lớp
Tổng Tỷ lệ
Tổng
học Nam Nữ
Nam Nữ
Tỷ lệ %
số
%
số
sinh
10A
43
5
6
11
26.5

15
17
32
74.4
2
3
5
11.9
5
32
88.1
10C
42
37
6
4
10
22.7
15
19
77.3
10C1
44
34
8
7
15
34.0
16
13

66.0
10C2
44
29
10C3

43

7

8

15

34.9

16

12

28

65.1

Tổng

216

28


28

56

25.9

67

93

170

74.1


Từ những kết quả trên tôi nhận thấy:
Gần như các học sinh khối lớp 10 chưa biết nhiều môn võ Vovinam, đặc biệt là
nội dung đối kháng.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Những cơ sở cần thiết để tập luyện Vovinam:
- Cơ sở vật chất: + Sân bãi
+ Đồ tập
- Giáo viên.
- Học sinh.
* Cơ sở vật chất:
+ Sân bãi: Để tập luyện và thi đấu có kết quả cao thì điều kiện sân bãi là một
trong nhữn yếu tố vô cùng quan trọng. Những ngày đầu trường THPT Cẩm
Thủy 2 chưa có thảm tập, thầy trò chúng tôi tập luyện trên sân đất và tiến tới là
sân bê tông. Đến nay, sân tập cơ bản đã đảm bảo cho dạy và học môn Vovinam.
Với sự quyết tâm phát triển môn võ Vovinam Tôi và các giáo viên trong

tổ bộ môn đã cố gắng khắc phục khó khăn do điều kiện sân bãi trong những
ngày đầu, tận dụng sân bãi của nhà trường. Từ sự nỗ lực đó, thầy và trò chúng
tôi đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh năm
2015 , đội tuyển Vovinam của nhà trường đã được xếp thứ 3 toàn đoàn.

Hình ảnh sân tập trường THPT Cẩm Thủy 2
+ Dụng cụ tập l;uyện: Nhà trường luôn có từ 02 bộ giáp và các dụng cụ tập như
tay đấm, tay đá các dụng cụ bỗ trợ để phục vụ giảng dạy, huấn luyện và tự tập
luyện cho giáo viên và học sinh.
* Giáo viên:
Để giảng dạy được môn Vovinam yêu cầu giáo viên không chỉ thực hiện
đúng các kĩ thuật cơ bản mà còn phải đẹp, phải nắm chắc luật. Vì vậy bản thân


Tôi và các giáo viên dạy môn Thể dục luôn phải trau dồi kĩ năng thực hiện các
kĩ thuật, luôn phải tìm hiểu luật . Tham gia đầy đủ và nghiên túc các chương
trình tập huấn do ngành tổ chức. Luôn học hỏi đồng nghiệp, tra cứu mạng
internet để nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng công tác giảng dạy.

Hình ảnh tự tập luyện của giáo viên Thể dục
* Học sinh:
- Cần tạo không khí hứng khởi, không sợ hải khi tập luyện và thi đấu Vovinam,
tích cực học tập, ham muốn thi đấu.
- Trang phục cơ bản đảm bảo.
2.3.2. Tổ chức giờ học nghiêm túc, khoa học – Trang bị cho học sinh những
kĩ thuật cơ bản nhất của nội dung Vovinam:
Đây là một trong những nội dung mới và khó đối với các em học sinh, nhất là
học sinh Khối lớp 10 (Các em gần như chưa biết gì về môn võ) nên giáo viên
cần tổ chức giờ học nghiêm túc, khoa học để các em tập trung tập luyện, từ đó
năm được yếu lĩnh các kĩ thuật động tác, thực hiện được, vận dụng được vào tập

luyện hàng ngày và thi đấu.


Hình ảnh tiết học Thể dục (nội dung vovinam)
2.3.3. Sử dụng phương pháp bài tập trong giảng dạy môn võ
Môn Vovinam là một môn mới, Luật và kĩ thuật khá phức tạp nên việc giảng
dạy đơn thuần không làm cho học sinh ham thích học tâp. Chính vì vậy, trong
các tiết dạy nội dung Vovinam thì sau khi ôn và học kĩ thuật mới, giáo viên luôn
phải dành một khoảng thời gian cho hoạt động bài tập định hướng chuyên môn.
Dưới đây là một số bài tập tôi thường áp dụng
* Bài tập 1: Kĩ thuật giao đấu.
+ Tổ chức: giáo viên chia lớp thành 4 hàng có số lượng học sinh nam nữ tương
ứng nhau sau đó tiến hành tham gia bài tập.
+ Cách thực hiện: Một đội tấn công một đội phòng thủ với số đòn quy định.
Thông qua bài tập này tác động đến tính tự giác tích cực và phát huy khả năng
vận động của các em học sinh.

Hình ảnh bài tập “ giao đấu”
* Bài tập 2: “ thực hiện đòn tay ”


+ Tổ chức: Giáo viên chia lớp thành 4 hàng có số lượng học sinh nam nữ tương
ứng nhau sau đó tiến hành cho tham gia.
+ Cách thực hiện: Khi có hiệu lệnh bấm giờ từng nhóm thực hiện đòn đấm
thẳng và đấm vòng sau khi kết thúc giờ sẽ cộng số đòn của các bạn lại nắm
được số lần thực hiện, học sinh các nhóm sẽ quan sát chéo nhau
*Lưu ý: Yêu cầu học sinh phải đấm đúng kĩ thuật, qua bài tập này nhằm phát
triển tốc độ và sức mạnh của đòn tay.

Hình ảnh bài tập “ Thực hiện đòn tay”

* Bài tập 3: “ thực hiện đòn chân”
+ Tổ chức: Giáo viên chia lớp thành 4 hàng có số lượng học sinh nam nữ tương
ứng nhau sau đó tiến hành cho tham gia bài tập
+Cách thực hiện: Khi có hiệu lệnh bấm giờ từng nhóm thực hiện đòn đá vòng
và sau khi kết thúc giờ sẽ cộng số đòn của các bạn lại nhóm nào trong thời gian
quy định thực hiện được só lần nhiều, học sinh các nhóm sẽ làm quan sát chéo
nhau
*Lưu ý: Yêu cầu học sinh phải đá đúng kĩ thuật, mục đích phát triển tốc độ và
sức mạnh của đòn chân.


Hình ảnh bài tập” thực hiện đòn chân”
2.3.4. Sử dụng phương pháp “Thi đấu’’ nhiều trong giảng dạy môn võ
Theo tôi đây là phương pháp rất quan trọng trong giảng dạy môn võ vì
đây chính là cơ sở đánh giá quá trình học tập, vận dụng các kĩ thuật, điều luật đã
học được vào thực tế.
Trên cơ sở các học sinh đã nắm tương đối được kĩ thuật, luật, giáo viên
cần chia lớp thành nhiều đội để thi đấu.
Trong quá trình tổ chức cho học sinh thi đấu nội bộ giáo viên cần vừa
quan sát (làm trọng tài) vừa nhắc nhở, thông báo lỗi và dạy các điều luật cơ bản
cho học sinh, Như vậy học sinh sẽ vận dụng ngay vào thực tế, dẫn đến hứng thú,
tích cực hơn trong học tập, thi đấu, từ đó dần yêu thích môn võ Vovinam.

Hình ảnh tổ chức cho học sinh thi đấu nội bộ


2.3.5. Tổ chức và duy trì phong trào tập luyện môn võ Vovinam vào thời
gian nghỉ (cuối các buổi chiều)
Mỗi tuần có 2 tiết học thể dục, trong đó thời gian học võ có hạn, Như vậy
chưa đáp ứng được nhu cầu tập luyện thường xuyên, liên tục cho các học sinh

yêu thích môm võ. Vì vậy việc tổ chức và duy trì tập luyện môn võ là rất quan
trọng.
Để làm được việc này giáo viên đóng vai trò quan trọng. Tôi thường
xuyên tập luyện cùng học sinh vào các buổi chiều. Trong tập luyện và thi đấu
thầy trò thường xuyên trao đổi về luật, cách thực hiện các kĩ thuật khó…tạo tinh
thần phấn khởi, đoàn kết dẫn đến các em yêu thích môn võ hơn. Tập luyện
thường xuyên giúp kĩ năng thực hiện kĩ thuật cũng như thi đấu của học sinh
được nâng lên rất nhiều…Trong tập luyện các em được giao lưu với nhau (Giữa
các học sinh các khối lớp, và các học sinh trường bạn như học sinh trường
THPT Cẩm Thủy 1 và Cẩm Thủy 3, qua đó giúp các em mạnh dạn hơn khi thi
đấu, rèn luyện tâm lý vững vàng, tự tin khi thi đấu…
Hiện nay, vào các buổi chiều, trên sân tập nhà trường thường có trên
40 học sinh tập luyện (cả Nam và Nữ).

Hình ảnh học sinh tập luyện vào các buổi chiều
2.3.6. Thường xuyên tổ chức giải nội bộ:
Chúng tôi thường xuyên tham mưu với Chuyên môn, Đoàn trường tổ
chức giải Vovinam chào mừng các ngày lễ trong năm học như: Chào mừng
ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/03…Đây cũng là một cách giúp
học sinh đam mê môn võ hơn. Nó giúp các em khẳng định mình trong mắt thầy
cô, bạn bè và cả với bố mẹ các em.Khi tổ chức giải đấu cấp trường các em thi
đấu để khẳng định bản thân nên các em tập luyện và thi đấu rất hăng say, các em


thể hiện được khả năng của bản thân, tham gia giải đấu giúp các học sinh đoàn
kết hơn, tự tin hơn
Ở trường THPT Cẩm Thủy 2 các giáo viên bộ môn, đặc biệt là GVCN
cũng rất quan tân tới hoạt động TDTT. Các thầy cô thường có mặt động viên
tinh thần cũng như vật chất cho các em khi thi đấu, từ đó thầy cô và học sinh
gần gũi, hiểu nhau hơn, giúp công tác chủ nhiệm cũng như giảng dạy được tốt

hơn…
Giải đấu được tổ chức ngày càng tốt hơn, thu hút được nhiều học sinh, giáo
viên và cả phụ huynh quan tâm hơn (rất nhiều phụ huynh đã đến cổ vũ cho con
em thi đấu). Đây là điều rất quan trọng, vì nó giúp phụ huynh biết và hiểu hơn
về môn võ, hiểu hơn về tác dụng của tập luyện và thi đấu thể thao, đặc biệt là
môn Vovinam từ đó họ sẽ quan tâm, tạo điều kiện cho con em mình tập luyện
TDTT hơn.

Hình ảnh các em học sinh thi đấu trong giải Vovinam chào mừng ngày thành
lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/03/2019
2.3.7. Thành lập đội võ Vovinam trong nhà trường:
Từ những biện pháp trên tôi đã thành lập đội tuyển võ Vovinam trong nhà
trường. Tôi chọn 10 – 12 học sinh xuất sắc nhất để thành lập đội võ của nhà
trường. Đều đặn mỗi tuần 3 buổi các em tập trung để tập luyện.
Thường xuyên giao lưu với các trường bạn như: THPT Cẩm Thủy 1, THPT
Cẩm Thủy 3. Như vậy, lúc nào chúng tôi cũng có đội tuyển võ Vovinam chuẩn
bị cho các giải đấu cũng như thi học sinh giỏi hay HKPĐ…
Với những cách làm trên đội tuyển võ trường THPT Cẩm Thủy 2 đã đạt
được kết quả đáng kích lệ khi tham gia thi HSG cũng như HKPĐ:
- Thi HKPĐ lần thứ IX năm học: 2015- 2016
+ Có 8 huy chương ( 03HCV, 02 HCB, 03 HCĐ) xếp thứ : Ba toàn đoàn
+ Có 02 HS đạt giải toàn quốc :


- Nguyễn Thị Tình : HCV
- Mai Thu Hà
: HCB
- Năm học: 2017-2018: Có 06 giải: gồm( 01giải nhất, 01 giải ba, 04 KK)
-Thi HKPĐ lần thứ X năm học: 2019 -2020: Có 09 giải gồm( 01 HCV,02
HCB,01 HCĐ, 05 KK)


Ảnh đội tuyển học sinh nhà trường

Ảnh học sinh đạt huy chương tại HKPĐ lần thứ IX (năm 2015)


Ảnh hai học sinh đạt huy chương tại HKPĐ toàn quốc lần thứ IX

Ảnh HS đạt giải tại HSG năm học 2018-2019


Ảnh học sinh đạt huy chương tại HKPĐ làn thứ X (năm 2019)
2.4. Kết quả thực nghiệm và những kinh nghiệm được rút ra
Kết quả sau khi áp dụng các biện pháp trên so sánh với thành tích ban đầu:

Lớp
10A
10C

Tổng
Số học sinh biết
sĩ số
Tổng
Tỷ lệ
học Nam Nữ
số
%
sinh
43
17

19
36
83.7
42
5
33
38
90.5

Số HS chưa biết
Nam

Nữ

Tổng
số

Tỷ lệ
%

3
2

4
2

7
4

16.3

9.5

10C1

44

18

18

36

81.8

3

5

8

18.2

10C2

44

23

18


41

93.1

1

2

3

6.9

10C3

43

22

19

41

95.3

1

1

2


4.7

Tổng

216

85

107

192

88.89

10

14

24

11.11

Từ kết quả trên ta nhận thấy số học sinh khối lớp 10 biết Vovinam đã tăng hơn
rất nhiều so với ban đầu.
Từ những kết quả thực tế trên có thể khẳng định việc áp dụng các biện pháp
trên cho học sinh trường THPT Cẩm Thủy 2 đã đạt kết quả cao, đa số học sinh


nắm và thực hiện đúng các kĩ thuật cơ bản của Vovinam, số học sinh biết và
thường xuyên tập luyện tăng rõ rệt.

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ đề ra, qua một thời gian nghiên cứu căn
cứ vào những kết đã đạt được, qua quá trình kiểm tra, đánh giá, so sánh trong
thực hiện nghiên cứu. Đề tài đã đạt được kết quả cụ thể như sau:
Tiết học thể dục với môn Vovinam sinh động hơn, học sinh hăng say tích
cực luyện tập hơn, ý thức tự giác luyện tập của học sinh được nâng lên, khắc
phục được tình trạng lười luyện tập, lượng vận động trong tiết học được nâng
lên, thể lực của học sinh được cải thiện, ý thức tổ chức kỷ luật của học sinh tốt
hơn.
Số học sinh nắm được các kĩ thuật cơ bản, biết thi đấu, tập luyện thường
xuyên môn Vovinam trong nhà trường tăng lên đáng kể.
Kết quả học tập được nâng lên rõ rệt ở cả mựt chất lượng đại trà và chất
lượng mũi nhọn.
3.2. Kiến nghị
- Nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thời gian, chế độ khuyến khích cho
học sinh và giáo viên, đặc biệt là có một sân thảm để tập luyện đội tuyển.
- Sự tạo điều kiện của phụ huynh gia đình học sinh, sự quan tâm của chính
quyền địa phương, các ngành, các cấp có liên quan.
- Sở GD& ĐT tổ chức thường xuyên các cuộc thi đấu Vovinam cho học sinh.
- Cần có nhiều đợt tập huấn hơn nữa để nâng cao trình độ của các giáo viên Thể
dục.
Trên đây là một số biện pháp để phát triển môn Vovinam mà bản thân tôi
rút ra được trong quá trình giảng dạy ở trường THPT Cẩm Thủy 2. Do điều kiện
về cơ sở vật chất, về thời gian và những yếu tố khách quan đưa lại, khả năng của
bản thân còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót trong việc
thực hiện và trình bày SKKN của mình. Rất mong được Hội đồng Khoa học
ngành Giáo dục Tỉnh Thanh Hóa quan tâm, quý thầy cô đồng nghiệp góp ý để
tôi rút kinh nghiệm và thực hiện tốt hơn công tác viết SKKN trong những năm
học tiếp theo.

Xin chân thành cảm ơn !
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 03 năm 2020
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nguyễn Thọ Bảo

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
(Tác giả ký và ghi rõ họ tên)

Dương Văn Tuấn



TÀI LIỆU THAM KHẢO

TT

1

2

Nội dung

Sách kĩ thuật Nguyễn Sỹ Hà- Thiện Tâm
vovinam tập 1
( Cùng biên tập)
Sách kĩ thuật Xuân Toàn – Thiện Tâm

vovinam tập 2
Luật Vovinam

Do liên đoàn vovinam ban
hành

Giáo trình
Vovinam

Do Sở GD& ĐT hướng dẫn

3

4

Tác giả

Nhà
xuất bản

Năm
xuất bản

TDTT

2009

TDTT

2011



DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TỈNH XẾP LOẠI C TRỞ LÊN
Họ tên tác giả: Dương Văn Tuấn
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Cẩm thủy 2
TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại

1

Một số phương pháp
kích thích gây hứng thú
tập luyện TDTT cho học
sinh trường THPT Cẩm
Thủy 2.

Ngành GD
cấp tỉnh

Kết quả đánh
giá xếp loại
C


Năm học
đánh giá xếp
loại
2011



×