Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.35 MB, 12 trang )

MỤC LỤC
TT
1

2

3
4
5

Mục

Nội dung
1.1. Lý do chọn đề tài
Mở đầu
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng
sáng kiến kinh nghiệm
Nội dung sáng 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các
giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
kiến kinh
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối
nghiệm
với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường
Kết luận và
3.1. Kết luận:
3.2. Kiến nghị:


kiến nghị:
Tài liệu tham khảo
Danh mục sáng kiến kinh nghiệm đã được hội đồng sáng
kiến kinh nghiệm nghành giáo dục tỉnh xếp loại từ C trở lên

Trang
2
3
3
3
3
5
5
8

10
10
11
12

BÁO CÁO ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1


"GIÁO DỤC HỌC SINH Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG"
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây cùng với tốc độ phát triển các khu công nghiệp,
cụm công nghiệp, trung tâm công nghiệp, cộng với tốc độ tăng trưởng kinh tế,
nền kinh tế nước ta phát triển nhanh chóng, tăng tỷ trọng GDP, khoa học kỹ

thuật, công nghệ phát triển giúp người lao động thủ công thay thế bằng những
máy móc, từ đó tăng năng suất lao động góp phần nâng cao và cải thiện đời sống
nhân dân. Kinh tế tăng trưởng, xã hội phát triển, dân số tăng nhanh, nhu cầu sinh
hoạt của con người cũng vì thế mà đa dạng phong phú hơn.
Bên cạnh những thành tựu thu được chúng ta cũng phải trả cái giá không
hề rẻ từ môi trường. Chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải sinh
hoạt tăng... Môi trường bị ô nhiễm ngày cảng trở nên nghiêm trọng hơn ở nhiều
thành phố lớn trên thế giới, cũng như ở Việt Nam nó đe dọa đến sức khỏe và làm
đảo lộn cuộc sống của nhiều triệu con người trên trái đất. Nhiều bệnh lạ xuất
hiện không có vacxin phòng bệnh, nền nhiệt trái đất ngày một tăng, cháy rừng
xuất hiện ở nhiều nơi với quy mô và tính chất phức tạp, nhiều loài động vật đang
trên đà tuyệt chủng ... gây suy thoái đa dạng sinh học, đe dọa sự phát triển của
giống nòi.
Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều giải pháp nhằm kêu gọi mọi người
dân Việt Nam chung tay đẩy lùi sự suy thoái của môi trường. Luật bảo vệ môi
trường được tuyên truyền rộng rãi và thường xuyên trên các phương tiện thông
tin đại chúng.
Mục tiêu đào tạo con người trong giai đoạn mới ở nước ta là phát triển
con người toàn diện. Chính vì thế nhà trường cần làm tốt việc giáo dục bảo vệ
môi trường cho các em, nó có vai trò quan trọng bởi lực lượng thanh, thiếu niên
là lực lượng nồng cốt, là tương lai của đất nước, góp phần xây dựng đất nước .
Nghành giáo dục phải có trách nhiệm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
cho toàn thể học sinh, lực lượng này rất đông đảo, là thế hệ tương lai xây dựng
quê hương, đất nước. Nhận thức của mỗi học sinh tốt cũng góp phần xóa đói
giảm nghèo cải thiện sức khỏe con người. Nhưng ý thức không là chưa đủ mà
cần phải có những biện pháp, những cách làm, để góp phần bảo vệ môi trường.
Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường cũng là cách thức thức
tỉnh các em nhận ra trách nhiệm của mình đóng góp bảo vệ môi trường, từ đó
tuyên truyền cho gia đình và mọi người xung quanh cùng tham gia.
Mặt khác chương trình bảo vệ môi trường còn được thiết thực hóa thành

các câu hỏi trong đề thi tốt nghiệp và tuyển sinh vào các trường đại học. Trải
nghiệm thực tế giúp các các em khắc sâu hơn những kiến thức được học.
2


Với ý nghĩa to lớn trên tôi đã thực hiện đề tài “giáo dục học sinh ý thức bảo
vệ môi trường” nhằm góp tiếng nói chung trong quá trình đào tạo thế hệ trẻ tạo
ra con người mới.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh ở
gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội góp phần xây dựng môi trường sống
xanh - sạch - đẹp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh trường THPT Cẩm Thủy 1
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Dạy lồng nghép về bảo vệ môi trường trong những bài học có thể
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu tác hại của ô nhiễm môi trường
- Sinh hoạt ngoại khóa về môi trường, tổ chức các cuộc thi về bảo vệ môi trường
- Tổ chức cho học sinh đi dọn vệ sinh sân trường và những khu vực lân cận.
- Tổ chức cho học sinh trồng cây đầu năm
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
1. Môi trường là gì ?
Là tổng hợp các điều kiện tự nhiên bao quanh sinh vật có ảnh hưởng trực
tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật và cả xã hội loài
người. Như các nhân tố: đất, đá, không khí, tài nguyên thiên nhiên,…
2. Giáo dục bảo vệ môi trường là gì ?
Chúng ta thực hiện mọi biện pháp, việc làm, cách làm nhằm mục đích làm
cho môi trường xanh – sạch – đẹp.
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và đã thải ra ngoài rất

nhiều lượng chất thải có hại cho con người và môi trường chúng ta đặc biệt là
chất thải rắn.
Nhiều người tỏ thái độ bàng quan, thiếu quan tâm, cho dù môi trường ô
nhiễm ra sao, coi đó là việc của xã hội, của người khác không phải của mình .
Nguy hại hơn, những suy nghĩ trên không phải của một số ít người, mà của
rất nhiều người. Vì vậy, cần hiểu lại vấn đề, cần có những hành vi ứng xử thật
đúng đắn với môi trường và tài nguyên thiên nhiên là vấn đề cấp bách đang đặt
ra, bởi nếu không những vấn đề trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của
con người trong hiện tại và cả tương lai.
Cho học sinh hiểu biết tổng hợp môi trường nơi đang sống. Hạn chế của
chất thải có hại cho con người và môi trường ảnh hưởng đến nguồn nước uống,
sinh hoạt .
Bảo vệ môi trường là một việc làm thiết thực góp phần bảo vệ đất nước
mình và xem đây là nhiệm vụ quan trong của học sinh.
3


2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Số lượng học sinh và giáo viên nhà trường tương đối đông với hơn 1500 người. Đa số học sinh có ý
thức bảo vệ cảnh quan môi trường, tuy nhiên một bộ phận học sinh thiếu ý thức thưởng xuyên xả rác bừa bãi
ra trường, lớp học Kết quả khảo sát ý thức bảo vệ môi trường trước khi áp dụng đề tài:

Lớp

Sĩ Tỉ lệ học sinh thường xuyên có
Tỉ lệ học sinh không để ý đến
số
hành động bảo vệ môi trường các hoạt động bảo vệ môi trường
10A1 44
20/44 em = 45,45%

24/44 em = 54,55%
10A2 42
18/42 em = 42,85%
24/42 em = 57,15%
10A3 41
13/41 em = 31,71%
28/41 em = 68,29%
Tổng 127
51/127 em = 40,15%
96/127 em = 59,85%
* Thuận lợi :
- Được sự quan tâm của các cấp chính quyền và toàn xã hội về vấn đề môi
trường trong trường học.
- Thường xuyên tổ chức cho các em lao động nhặt rác sân trường.
- Các em thường xuyên được tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường thông
qua các tiết học của các môn lồng ghép môi trường, sinh hoạt chủ nhiệm, sinh
hoạt dưới cờ, tuyên truyền …
- Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp “ cũng được áp
dụng vào và xem đây là tiêu chí thi đua của trường và của các lớp như : trồng
cây xanh trong phòng học, sân trường ,…….
Ngoài việc khai thác các nội dung trong các môn học như : Sinh học; Địa
lý. Do các giáo viên trên lớp thực hiện, bên cạnh đó thường xuyên nhắc nhở các
em vệ sinh trường lớp. Những nội dung này đã được nhà trường đưa vào danh
mục thi đua hàng tuần.
* Khó khăn:
- Nhiều học sinh gia đình có hoàn cảnh kinh tế còn thiếu thốn và khó khăn.
- Ý thức của học sinh về môi trường và bảo vệ môi trường chưa cao.
- Diện tích quy hoạch sân chơi trong trường chưa có khu vực chuyên biệt và
hình thức phong phú, trồng cây xanh chỉ mang tính tạo cảnh quan.
- Đồ dùng dạy học của môn lồng ghép bảo vệ môi trường hầu như không có,

việc dạy chủ yếu là dạy chay, học chay.
- Ngoài việc cơ sở vật chất còn thiếu thốn ra hiện nay công tác giáo dục môi
trường của chúng ta gặp nhiều khó khăn.
- Thông tin về giáo dục môi trường đã có nhưng chưa đồng bộ, chưa đến được
nhiều với học sinh, khi có vi phạm về môi trường chưa có biện pháp xử lý kịp
thời và có hiệu quả. Hình thức tuyên truyền còn mang tính hình thức nên học
sinh chưa có ý thức bảo vệ môi trường và chưa thấy được tác hại của những chất
thải độc hại .
4


Ở địa phương đại đa số gia đình các em học sinh đều không có sọt rác, tất cả
rác sinh hoạt hằng ngày đều vứt bỏ bừa bãi …vô tình đã làm cho môi trường ô
nhiễm. Gia đình các em cũng chưa giáo dục cho các em về ý thức bảo vệ môi
trường , xem đây là chuyện của nhà nước, của người khác. Chính sự thờ ơ của
người lớn ít nhiều tác động đến ý thức các em
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề:
Nhà trường, cùng với đoàn thanh niên Cộng Sản HCM đã có các chương
trình hành động cụ thể để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em như tổ
chức các buổi lao động tập thể dọn dẹp vệ sinh sân trường và khu các khu vực
lân cận, phát động phong trào thi đua xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp,
thực hiện tết trồng cây, tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa, ...

Hình ảnh đoàn thanh niên đi dọn rác trong ngày thành lập đoàn 26 - 3
- Sinh hoạt ngoại khóa về chủ đề bảo vệ môi trường, tổ chức cho các em thi các
mô hình góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thi viết tiểu luận, viết
tiểu phẩm, thiết kế thời trang góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính, tổ chức
cuộc thi rừng xanh kêu cứu...Các hoạt động bổ ích trên đã thu hút được rất nhiều
đoàn viên thanh nhiên tham gia.

5


Hình ảnh 2 em học sinh nhặt rác trong buổi ngoại khóa
- Tuyên truyền gương người tốt, việc tốt bảo vệ môi trường trong trường học
- Giáo dục cho các em hãy giữ gìn cây xanh: Cây xanh hấp thụ khí carbon
dioxide, ngăn xói mòn đất và cung cấp môi trường sinh thái cho mọi sinh vật
sống. Ở mức độ quốc gia là chú trọng việc bảo vệ rừng, trồng cây phủ xanh đồi
trọc. Cây xanh điều hoà không khí, cung cấp môi trường sống. Ở phạm vi nhỏ là
ý thức bảo vệ cây xanh nơi công cộng, trồng cây quanh nhà để lấy bóng mát,
hoặc trồng các loại cây cảnh trong nhà hay rau sạch… như vậy sẽ giúp bạn có
không khí trong lành và giải trí sau ngày làm việc căng thẳng. Giữ gìn cây xanh
bằng cách chọn những vật trang trí nội thất từ các chất liệu thân thiện với sinh
thái như gỗ, tre chẳng hạn, nhưng đừng quá chạy theo mốt bởi những bộ tủ, bàn
ghế bằng gỗ quý hiếm.

Hình ảnh học sinh trồng cây trong giờ ngoại khóa
- Khuyến khích các em sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên: Bạn có biết rằng
thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa chất sử dụng trong vệ sinh hằng ngày đang
làm chúng ta chết dần? Chúng là một trong những nguyên nhân gây ra các căn
6


bệnh như Parkinson, ung thư và các bệnh liên quan đến não. Phân vi sinh, mỹ
phẩm thiên nhiên, thuốc Đông y… đang là xu hướng ngày nay.
- Khuyến khích học sinh sử dụng năng lượng sạch: Hãy sử dụng các nguồn năng
lượng có thể tái tạo bất cứ khi nào có thể như năng lượng từ gió, ánh nắng mặt
trời… Đây là các loại năng lượng sạch vì việc sản xuất và tiêu thụ chúng không
làm phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính như nhiệt điện, và không ảnh
hưởng môi trường sinh thái như thuỷ điện và năng lượng nguyên tử.

- Giáo dục cho học sinh nguyên tắc 3R (reduce, reuse, and recycle): Giảm sử
dụng – tái sử dụng – sử dụng sản phẩm tái chế, hãy đối mặt với thực tế là chúng
ta tiêu thụ nhiều hơn cái mà thiên nhiên có thể cung cấp cho chúng ta và mọi
thứ đang dần cạn kiệt, kể cả nước! Vì vậy, trước hết hãy giảm thiểu nhu cầu tiêu
dùng của bản thân, dùng các sản phẩm tái chế thay vì vứt đi!
- Giáo dục cho học sinh hạn chế sử dụng túi nilông
- Cho học sinh biết vai trò của việc tận dụng ánh sáng mặt trời: Tại sao bạn
không mở tung cửa sổ ngôi nhà bạn bất cứ khi nào có thể để đón ánh sáng mặt
trời thay vì sử dụng các loại đèn chiếu sáng, như vậy bạn sẽ tốt hơn cho đôi mắt,
đồng thời tiết kiệm được túi tiền của mình.

- Nhắc nhở các em hãy sử dụng các tiến bộ của khoa học: Hãy dùng đèn huỳnh
quang mặc dù chúng đắt hơn một chút nhưng bền hơn và tiết kiệm đến 75% điện
năng so với bóng đèn bình thường. Nhưng phải lưu ý rằng trong chúng cũng
chứa một lượng nhỏ thủy ngân, tuy không đủ gây hại cho bạn nhưng sẽ tích lũy
vào môi trường nếu không được thu gom và xử lý tốt.
- Hãy tắt các thiết bị điện khi không thật cần thiết
7


- Nhắc nhở các em học sinh hãy xử lý ô nhiễm trong nước thải trước khi xả ra
môi trường. Rác thải trong nước thường được đổ trực tiếp ra môi trường. Thói
quen xấu này tồn tại trong tiềm thức của các em từ rất sớm và được hình thành
cùng với tuổi thơ lớn lên bên gia đình.
- Giáo dục các em thói quen ưu tiên sản phẩm tái chế: Sử dụng giấy tái chế để
cứu rừng cây. Giấy tẩy trắng thường được dùng để in báo và loại giấy này khi
sản xuất gây ô nhiễm nguồn nước.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
- Các em có ý thức hơn, sạch sẽ hơn và có trách nhiệm hơn trong việc giữ gìn

môi trường xanh - sạch - đẹp của nhà trường, cũng như trong lớp học.
- Phong trào thi đua giữa các tập thể các lớp được nâng lên
- Kiến thức các em thu được nhiều hơn, giúp ích cho cuộc sống tương lai
- Quang cảnh nhà trường và khu vực lân cận ngày càng khang trang hơn.
Kết quả khảo sát ý thức bảo vệ môi trường sau khi áp dụng đề tài:
Lớp Sĩ Tỉ lệ học sinh thường xuyên có
Tỉ lệ học sinh không để ý đến
số
hành động bảo vệ môi trường các hoạt động bảo vệ môi trường
10A1 44
35/44 em = 79,45%
9/44 em = 21,55%
10A2 42
34/42 em = 80,95%
8/42 em = 19,05%
10A3 41
31/41 em = 75,61%
10/41 em = 24,39%
Tổng 127
100/127 em = 78,74%
27/127 em = 21,26%%
* Một số hình ảnh khiến chúng ta phải suy nghĩ:

Hình ảnh cuộc sống người dân bị đảo lộn
8


Hình ảnh cháu bé Burundi uống nước

Hình ảnh bãi rác lớn nhất thế giới tại Brazin


9


3. Kết luận và kiến nghị:
3.1. Kết luận:
Bảo vệ môi trường là việc làm cấp thiết, cần sự chung tay của cả xã hội.
Nhằm đẩy lùi suy thoái môi trường, tạo môi trường sống trong lành cho
hôm nay và mai sau.
3.2. Kiến nghị:
- Phong trào thi đua xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp cần được phát
động rộng rãi hơn và duy trì liên tục trong nhiều năm
- Bên cạnh tuyên dương người tốt việc tốt, cần phải tuyên dương
những gương học sinh tích cực trong công tác bảo vệ môi trường.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 03 tháng 7năm2020
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Nguyễn Văn Tuấn

10


4. Danh mục các tài liệu tham khảo:
- Sách giáo khoa sinh học 10, 11 và12
- Sách giáo khoa hóa học 10, 11 và12
- Sách giáo khoa địa lý 10, 11 và12


11


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Văn Tuấn
Chức vụ và đơn vị công tác: Tổ trưởng chuyên môn Hóa - Sinh. Trường THPT Cẩm Thủy 1

TT Tên đề tài SKKN

1

2
3

Phân dạng và phương pháp giải
các dạng bài tập về qui luật di
truyền hoán vị gen
Phân dạng và phương pháp giải
bài tập di truyền học quần thể
Phương pháp giải bài tập di
truyền phần quần thể ngẫu phối

Cấp đánh giá
xếp loại
Sở GD&ĐT
Thanh Hóa
Sở GD&ĐT
Thanh Hóa

Sở GD&ĐT
Thanh Hóa

Kết quả
đánh giá
xếp loại
C

Năm học
đánh giá
xếp loại
2009

B

2010

C

2015

12



×