Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh qua việc sử dụng truyện kể trong giảng dạy bài một số phạm trù cơ bản của đạo đức học gdcd 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.73 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 3

TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO GIẢI NHANH CÁC BÀI
ĐIỆN XOAY CHIỀU

DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH QUAVIỆC SỬ CÓ
YẾU TỐ THAY ĐỔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP DỤNG
TRUYỆN KỂ TRONG GIẢNG DẠY BÀI

“MỘT SỐ“CPHUẨNẠMTRÙHÓACƠGÁNBẢNSỐLIỆU”CỦAĐẠO
ĐỨC HỌC” - GDCD 10

Người thực hiện: Mai Thị Tuyến
Chức vụ: Giáo viên
Người thực hiện: Nguyễn Tất Thành
SKKN thuộc môn: GDCD
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Vật lí

THANH HOÁ, NĂM 2020


Mục lục
Trang


I. Mở đầu.................................................................
……....................................1 1.1. Lí do chọn đề
tài…………………………………………………...…..1
1.2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………......2
1.3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………….....………....2
1.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………..……..…2
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm………………………………..…..….…..3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm………………………...…….3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm……...….
5
2.3.Giải pháp……………………………………………………………….6
2.3.1. Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng truyện kể trong giảng dạy môn
GDCD ở trường THPT…………………………………………………………. 6
2.3.2. Sử dụng truyện kể để giới thiệu bài……………………………….. 7
2.3.3. Sử dụng truyện kể trong giảng dạy kiến thức mới…………………8
2.3.4. Sử dụng truyện kể để củng cố bài học…………………………... 14
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục…… 16
2.4.1.Trước khi chưa áp dụng đề tài………………………………………16
2.4.2. Sau khi áp dụng đề tài……………………………………………...16
III. Kết luận, kiến nghị………………………….…………………….…..…..19
3.1. Kết luận…………………………………………………………..….. 19
3.2. Kiến nghị……………………………………………………….…… 19
Tài liệu tham khảo……………………………………………………..…..…...20


Các thuật ngữ viết tắt trong bài:
STT KÝ HIỆU
1
GDCD
2

HS
3
XHCN
4
THPT
5
GV
6
GD&ĐT

NỘI DUNG
Giáo dục công dân
Học sinh
Xã hội chủ nghĩa
Trung học phổ thông
Giáo viên
Giáo dục và đào tạo


I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
GDCD là một môn khoa học xã hội, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng
trong trường THPT, cùng với các môn học khác, góp phần đào tạo người lao
động mới vừa có tri thức, vừa có phẩm chất chính trị, có ý thức trách nhiệm với
bản thân, gia đình và cộng đồng.
Tuy nhiên, hiện nay phần lớn học sinh phổ thông đều chưa ý thức được tầm
quan trọng của môn học này, nên xem nhẹ, thậm chí coi thường môn học, giờ
học GDCD. Đa phần học sinh ít tập trung, học theo kiểu miễn cưỡng. Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, song một trong những nguyên nhân đó là,
do phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa tạo được hứng thú và niềm say

mê học tập ở học sinh.Chính vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy và học là
việc làm vô cùng quan trọng đối với mỗi giáo viên nói chung, giáo viên dạy
môn GDCD nói riêng.
Kho tàng truyện kể Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Những câu
chuyện kể là những bài học cho tất cả mọi người về mọi mặt của đời sống xã
hội. Nếu người giáo viên biết cách chọn lựa, dẫn dắt và kể những câu chuyện
sao cho phù hợp với bài học và đối tượng học sinh khi dạy môn GDCD chắc
chắn sẽ giúp học sinh say mê, hứng thú học tập. Từ đó sẽ đạt kết quả cao hơn
trong học tập. Việc khai thác truyện kể của dân tộc mình, đất nước mình để áp
dụng vào các bài giảng GDCD là một hướng đi mới, mang lại hiệu quả cao trong
giảng dạy, tuy nhiên vấn đề này hiện nay mới chỉ áp dụng một cách đơn lẻ, chưa
thường xuyên và trở thành hệ thống, Điều này, hiện nay, có ý nghĩa vô cùng
quan trọng , đặc biệt trong thời kì hội nhập quốc tế – khi nhu cầu về việc hội
nhập nhưng trên cơ sở phải kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân
tộc mình
Những câu chuyện kể sẽ tác động trực tiếp đến nhận thức, thái độ, hành vi
của các em học sinh, từ đó các em sẽ nhận thức được vai trò và nghĩa vụ của
mình đối với bản thân, gia đình và xã hội. Đây chính là nguyên nhân quan trọng
1
Trang


dẫn đến niềm yêu thích môn GDCD của học sinh. Hơn nữa khéo léo sử dụng
truyện kể không chỉ có tác dụng tích cực đến kết quả học tập bộ môn cho học
sinh mà còn tích hợp được kiến thức môn văn và có tác dụng giữ gìn văn hóa
dân tộc, giáo dục truyền thống lịch sử, khơi gợi lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
Đối với những bài học về đạo đức, đạo làm người trong chương trình
GDCD thì việc sử dụng truyện kể về người thật, việc thật, những câu chuyện cổ
tích, dân gian, đã thấm đẫm vào tâm hồn của những người Việt Nam thuở còn
thơ bé, càng trở nên thiết thực và có ý nghĩa hơn. Xuất phát từ những lí do nêu

trên mà tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo
dục đạo đức cho học sinh qua việc sử dụng truyện kể trong giảng dạy bài : Một
số phạm trù cơ bản của đạo đức học - GDCD 10”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu việc áp dụng đưa truyện kể vào giảng dạy một bài học cụ thể bài 11, chương trình GDCD 10 để từ đó tìm ra giải pháp: tạo hứng thú và nâng
cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 10 thông qua việc sử dụng
truyện kể trong giảng dạy bài “ Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Truyện kể có tác dụng gì trong giảng dạy và học tập trong bộ môn GDCD?
- Để dạy tốt bài : “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học” (GDCD lớp 10)
cần chuẩn bị như thế nào?
- Vận dụng truyện kể như thế nào để dạy tốt bài: “Một số phạm trù cơ bản
của đạo đức học”.(GDCD lớp 10)
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi đã sử dụng những phương pháp sau:,
+ Phân tích tổng hợp (phân tích từng đối tượng HS ,tổng hợp các kết quả đạt
được ,phân tích tổng hợp tài liệu qua tham khảo sách báo…).
+ Phương pháp quan sát ( trong quá trình giáo dục của GV và học tập của HS ).
+ Phương pháp điều tra,đánh giá ( mức độ tiếp thu hứng thú học tập và kết quả
của HS sau bài dạy…).
2

Trang


+ Nghiên cứu các tài liệu sư phạm, tâm lí, giáo dục học có liên quan đến đề tài.
+ Phương pháp thực nghiệm ( áp dụng cụ thể với tập thể HS, đối tượng HS).
+ Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của HS thông qua những câu hỏi
nêu vấn đề.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH

NGHIỆM 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Thứ nhất, xuất phát từ quan điểm lí luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Lênin
đã viết: “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng, từ tư duy trìu tượng đến
thực tiễn là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí, của sự nhận thức
thực tiễn khách quan”..[3] Luận điểm triết học này của Lênin chỉ ra rằng “trực
quan sinh động và tư duy trìu tượng gắn bó mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau
trong quá trình nhận thức thế giới khách quan, từ tư duy trìu tượng đến thực tiễn
mới hoàn thành một chu trình của quá trình nhận thức”[8]. Dạy học cũng là một
quá trình truyền thụ tri thức khoa học, kĩ năng và phương pháp hành động. Đó là
sự tác động của người dạy đến các giác quan của HS, củng cố các kiến thức
mang tính chất kích thích tư duy nhận thức của người học. Do vậy, GV cần sưu
tầm có hệ thống và có chọn lọc các câu chuyện kể phù hợp với nội dung bài học
nhằm mang lại kết quả cao nhất.
Thứ hai, xuất phát từ mục tiêu giáo dục phổ thông của Đảng và Nhà nước ta
là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và kĩ
năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành
nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công
dân. Chẳng thế mà từ xưa, ông cha ta đã đúc kết một cách sâu sắc kinh nghiệm
về giáo dục “Tiên học lễ, hậu học văn “, “Lễ” ở đây chính là nền tảng của sự lĩnh
hội và phát triển tốt các tri thức và kỹ năng. Ngày nay, phương châm “Dạy
người, dạy chữ, dạy nghề“ cũng thể hiện rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo
dục đạo đức, như Bác Hồ đã dạy: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn
đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc quan trọng. Nếu thiếu đạo đức,
con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ không
3

Trang


phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định...”[5]. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

từng nói: “Có tài không có đức chỉ là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì
làm việc gì cũng khó”. Đảng ta đã chủ trương: “Tăng cường giáo dục công dân,
giáo dục tư tưởng, đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác – Lê Nin, đưa việc
giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với từng lứa tuổi và
bậc học...”[5]. . Bởi vậy, tu dưỡng và rèn luyện bản thân để trở thành người có
nhân cách, vừa có đức vừa có tài là hết sức quan trọng đối với mỗi con người, là
nhiệm vụ hàng đầu của thanh niên, học sinh.Điều này đã khẳng định tầm quan
trọng của môn GDCD trong trường THPT, đặc biệt là giáo dục đạo đức cho học
sinh.
Tuy nhiên, khi các em mới bước vào năm học đầu tiên của khối THPT,các em
đã coi đây là môn học phụ,môn học đối phó để lấy điểm nên tỏ ra thờ ơ với
nó.Thật vậy,bản thân tôi là giáo viên dạy môn GDCD, tôi rất băn khoăn, trăn trở,
không ngừng học hỏi, tìm tòi để nhằm tìm ra những phương pháp mới, tạo được
sự hứng thú học tập cho học sinh.
Thứ ba, xuất phát từ cơ sở của tâm lí học. Bất kì phương pháp nào được hình
thành cũng dựa trên cơ sở tâm lí nhất định nhằm tạo sự mới mẻ, kích thích tư
duy, hứng thú, thúc đẩy ham muốn khám phá, tìm hiểu chân lí tri thức của học
sinh. Tâm lí cho rằng, “trong khi khám phá thế giới, con người không chỉ nhận
thức nó mà còn tỏ thái độ với nó. Những hiện tượng tâm lí biểu thị thái độ của
con người đối với những cái mà họ nhận thức được gọi là đời sống tâm lí con
người”[6]. Đời sống tình cảm con người rất phong phú, đa dạng, thể hiện ở
nhiều hình thức và mức độ khác nhau, có quan hệ sâu sắc đến toàn bộquá trình
nhận thức. Thực tiễn dạy học cho thấy, những tri thức nào khơi dậy ở học sinh
những cảm xúc tích cực, mạnh mẽ, được lĩnh hội một cách nhanh chóng và vững
vàng hơn những tri thức mà các em dửng dưng.Một trong những đặc điểm của
học sinh THPT là sự nhạy cảm với những ấn tượng trong cuộc sống. Ở mức độ
nhận thức của các em, đã biết sử dụng các thao tác của tư duy để giải quyết các
vấn đề đặt ra.Vì vậy khi sưu tầm các câu chuyện, giáo viên cần sưu tầm có chọn
4


Trang


lọc để các em liên tưởng tốt, vận dụng tốt hơn, từ đó khắc sâu kiến thức. Nắm
được đặc điểm tâm lí học sinh để lựa chọn hình thức và phương pháp dạy học
phù hợp là rất cần thiết nhằm góp phần thực hiện mục tiêu trong quá trình giảng
dạy và giáo dục hiện nay.
Phương pháp sử dụng các câu chuyện kể trong giảng dạy nhằm giúp cho học
sinh tham gia chủ động trong quá trình học tập. Học sinh tự biết mình phải noi
theo những tấm gương nào, làm điều tốt như thế nào.Và có thể nói những câu
chuyện đã tác động tới tâm lí, hành vi của các em và từ đó hướng các em đi
đứng con đường mà xã hội đang cần và mong ước.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Ở bậc THPT, môn GDCD là một trong những môn học cơ bản góp phần giáo
dục toàn diện nhân cách cho HS. Nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, đạo đức, chính trị
và pháp luật cho HS được thực hiện ở tất cả các môn học qua các hình thức giáo
dục trong nhà trường .Nhưng chỉ môn GDCD mới có thể trực tiếp giáo dục cho
HS những tri thức đó theo một hệ thống xác định và toàn diện. Tuy nhiên thực
trạng hiện nay có một bộ phận HS chưa thật sự chú ý học môn GDCD, chưa ý
thức được vai trò và vị trí của môn học, học theo hình thức đối phó, nhận thức
sai dẫn đến hành động sai. Có lẽ đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến
sự xuống cấp về mặt đạo đức của một bộ phận không nhỏ thanh niên, HS hiện
nay. Hệ quả đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ phía
phụ huynh và HS, thậm chí là chính đội ngũ GV và các cơ quan chức năng chưa
nhận thức đúng vị trí, vai trò, tầm quan trọng của môn GDCD trong việc hình
thành thế giới quan và nhân sinh quan trong mỗi HS để góp phần hoàn thiện
nhân cách cho các em. Mặt khác nội dung chương trình GDCD ở phổ thông còn
thiếu tính thời sự, nặng về lý luận. Phương pháp dạy học chưa phù hợp, phương
tiện dạy học còn nghèo nàn, sơ sài, không kích thích được hứng thú học tập cho
HS. Mặt khác, cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS hiện nay còn

nhiều bất cập. Do vậy, đề đạt được hiệu quả cao trong giảng
dạy, “ở mỗi tiết GV cần có cách thiết kế bài giảng sao cho phù hợp với nội dung
5
Trang


kiến thức, phương tiện dạy học và năng lực HS. Người GV cần phải tổ chức,
hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng,
phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học.”[9]
Qua các năm giảng dạy, bản thân tôi luôn tìm tòi, suy nghĩ, vận dụng những
kinh nghiệm từ thực tiễn, những phương pháp làm thế nào để đạt hiệu quả cao
nhất, gây hứng thú cho HS nhằm giúp các em khắc sâu kiến thức đã học. Đồng
thời, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Xuất phát từ
thực tiễn dạy học và kinh nghiệm giảng dạy, tôi nhận thấy rằng sẽ rất có hiệu
quả nếu GV có thể vận dụng truyện kể trong việc giảng dạy. Vì vậy, khai thác
giá trị của nó để vận dụng vào giảng dạy chắc chắn sẽ khơi dậy được niềm say
mê học tập của HS, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức. Hơn thế nữa
giáo dục đạo đức cho HS trong nhà trường là một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến
lược vô cùng quan trọng như Bác Hồ đã nói:
“ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần
nhiều do giáo dục mà nên”.[1]
Đặc biệt, trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, trước sự phát triển
nhanh chóng của công nghệ thông tin và mặt trái của cơ chế thị trường đã và
đang ảnh hưởng không nhỏ đến đạo đức của giới trẻ hiện nay, một bộ phận
thanh niên đã có những biểu hiện xuống cấp về đạo đức thì việc giáo dục đạo
đức cho HS càng trở nên quan trọng và cần thiết .GV cần “khai thác những giá
trị của đạo đức truyền thống đã được ông cha ta đúc kết trong các câu chuyện để
giảng dạy cho HS qua các giờ học nói chung và giờ dạy đạo đức môn GDCD
nói riêng . Theo tôi, đó là con đường ngắn nhất nhằm giáo dục đạo đức một cách
hiệu quả.”[2]

2.3. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
2.3.1. Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng truyện kể trong giảng dạy bài:
“Một số phạm trù cơ bản của đạo đức”.
- Truyện kể là một kho tàng trí tuệ, là là di sản tinh thần quý báu của dân tộc ta.
Do vậy khai thác các giá trị đạo đức trong truyện kể, vận dụng để giảng dạy bài:
6
Trang


“Một số phạm trù cơ bản của đạo đức” nó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giảng
dạy môn giáo dục công dân.
- Mục tiêu của bài: “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức” góp phần giúp học
sinh nắm vững được các giá trị đạo đức cơ bản của xã hội như nghĩa vụ, lương
tâm, nhân phẩm, danh dự, hạnh phúc, từ đó biết tôn trọng các giá trị đạo đức,
hình thành các hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội.
Qua đó giúp học sinh quyết tâm học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân.
- Giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trọng trong quá trình hoàn thiện nhân
cách của con người, góp phần thực hiện mục tiêu của Đảng ta hiện nay là đào
tạo những con người vừa “hồng”.vừa “chuyên”.
- Các câu chuyện phải phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lí của học sinh và phải mang tính giáo dục sâu sắc.
- Các câu chuyện phải có nguồn trích dẫn rõ ràng.
- Các câu chuyện phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, phải mang tính giáo dục.
- Các câu chuyện phải được triển khai theo những hướng khác nhau tùy thuộc
vào nội dung của từng bài học cụ thể.
- Giáo viên không được quá lạm dụng truyện kể để giảng dạy, bởi vì quá lạm
dụng sẽ gây nên sự nhàm chán. Do vậy, cần có sự kết hợp với các phương pháp
giảng dạy khác để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn GDCD.
- Quy trình sử dụng truyện kể trong giảng dạy:
+ Bước 1: Giáo viên chuẩn bị các câu chuyện phù hợp với những nội dung bài

học.
+Bước 2: Học sinh lắng nghe câu chuyện,giáo viên yêu cầu học sinh phân tích tr
ả lời.
+ Bước 3: Giáo viên theo dõi, lắng nghe, phân tích tổng hợp ý kiến của học sinh,
nhận xét và bổ sung, rút ra kết luận.
2.3.2. Sử dụng truyện kể giới thiệu bài
Thay cho cách giới thiệu thông thường, GV có thể sử dụng một câu chuyện kể
để tạo hứng thú cho HS ngay từ khi bắt đầu giờ học
7

Trang


Chẳng hạn GV có thể bắt đầu bài học bằng câu chuyện của Bác Hồ trong đời
thường. Mặc dù Bác bôn ba khắp nơi trên thế giới nhưng Bác vẫn giữ phong thái
giản dị, những món ăn dân dã ở quê nhà. Dù làm gì, ở đâu Bác cũng chỉ sống rất
gần gũi, thân thiện với những người xung quanh. Không chỉ ăn uống mà trong
tất cả các sinh hoạt hàng ngày, ở Bác luôn toát lên sự giản dị, thanh tao. Đạo đức
của Người là một tấm gương sáng cho chúng ta noi theo.
Như vậy, bằng những câu chuyện kể ngắn gọn, mang nhiều ý nghĩa GV
không những khéo léo đặt vấn đề dẫn dắt vào bài học mới mà còn kích thích HS
tìm hiểu những kiến thức một cách có chọn lọc.
2.3.3. Sử dụng truyện kể để giảng dạy kiến thức mới.
Trong bài 11, ở đơn vị kiến thức 1. Nghĩa vụ, tôi đã sử dụng câu chuyện “ Lá
cờ thêu sáu chữ vàng” để minh họa cho HS thấy được sự dũng cảm hi sinh của
Trần Quốc Toản.Từ đó giúp HS ý thức được nghĩa vụ của mình trong học tập
cũng như trong cuộc sống. Nội dung câu chuyện kể về Trần Quốc Toản mới 15
tuổi đã có chí lớn muốn muốn được tham gia Hội nghị Bình Than để bàn việc
nước nhưng không được chấp nhận.Trong tay cầm quả cam, chàng thiếu niên đã
bóp nát lúc nào không biết.Trở về lập một đội với lá cờ thêu sáu chữ vàng “phá

cường địch báo hoàng ân”.Trong các trận đánh, Trần Quốc Toản luôn ở vị trí
tiên phong ,xung trận cùng các tướng lĩnh, tạo nên những chiến thắng lừng
lẫy.Trận chiến đấu trên dòng sông Tô Nguyệt, Trần Quốc Toản đã anh dũng hi
sinh khi mới tròn 17 tuổi.[10]
Thông qua câu chuyện trên, Gv hướng cho HS nêu khái niệm nghĩa vụ một
cách dễ dàng và từ đó rút ra được nghĩa vụ của bản thân cũng như của người
thanh niên hiện nay đối với bản thân, gia đình và xã hội.
Ở đơn vị kiến thức 2. Lương tâm, GV có thể bắt đầu bằng câu chuyện “Lương
tâm đáng giá bao nhiêu”? Câu chuyện kể như sau : Hà Tam là lái xe chở hàng
hóa. Hôm nay, xe đang bon bon chạy trên đường bỗng nhiên “khực” một cái rồi
dừng lại. “Xe hỏng rồi!”. Anh xuống xe, đến bên vệ đường vác hai hòn đá to
chặn bánh sau lại, rồi chui vào gầm sửa xe. Khoảng hơn 2 tiếng đồng hồ thì
8

Trang


xong. Anh lên xe nổ máy thì đúng lúc đó có một ông lão chăn bò bên cạnh
đường chạy đến đập đập tay vào cửa xe, nói rất to: “Này anh lái xe, anh đánh
rơi đồ kìa!”. Ông lão vừa nói vừa chỉ chỉ về phía sau xe. Hà Tam đoán ông lão
nhắc đến hai hòn đá chặn bánh sau xe mà mình vác ra lúc nãy. Anh toét miệng
cười, nói do vội đi nên quên mất. Nói vậy song anh vẫn cố ý nhấn ga cho xe
chạy.Ông lão vừa đuổi theo vừa quát to: “Anh làm người như thế à? Làm người
phải có lương tâm chứ? Anh bỏ hai hòn đá to ở trên đường để cho người ta…”
Những lời trách cứ của ông lão chăn bò bị bỏ lại cùng đám bụi phía sau xe. Hà
Tam cười thầm trong bụng: Lương tâm giá bao nhiêu tiền một cân?Chạy hơn
trăm cây số vào thành phố, đến trạm kiểm tra của cảnh sát, Hà Tam hết sờ túi
này lại nắn túi nọ, tìm mãi không thấy giấy phép lái xe đâu. Anh thừ người ra:
“Giấy phép lái xe rõ ràng là để trong chiếc ví da lúc nào cũng mang trong người,
vậy sao lại tìm không thấy?”. Cẩn thận nhớ lại, anh mới chắc là chiếc ví da đã bị

rơi khi mình chui vào gầm xe sửa chữa. Đành phải để xe lại trạm cảnh sát, Hà
Tam vội vã vẫy taxi quay lại chỗ sửa xe ban nãy.Khi quay lại, Hà Tam tìm khắp nơi
không thấy cái ví cũng không thấy ông lão chăn bò đâu. Hai hòn đá chặn bánh xe
đã được ai đó khuân vào để bên vệ đường. Trên hòn đá thấy dán mảnh giấy có
mấy chữ xiêu xiêu vẹo vẹo: “Muốn lấy lại giấy tờ thì phải vác hòn đá này lên trên
đồi”.Ôi trời ơi! Hòn đá vừa to vừa nặng, ngọn đồi trước mặt lại vừa cao vừa dốc,
vác hòn đá này liệu có bò lên được trên đó không? Hà

9
Trang


Tam kêu to lên: “Đừng bắt ép người ta như thế! Cần bao nhiêu tiền cứ ra giá

đi!”
Khi Hà Tam vác hòn đá đến chân đồi thì thấy một cái mũ lá có kẹp một tờ giấy
viết mấy chữ: “Đừng nói đến tiền, xin mời lên đồi”. Hà Tam tiếp tục đi, được một
đoạn lại thấy cái mũ lá cũng có tờ giấy yêu cầu Hà Tam cứ vác đá lên đồi, các
chuyện khác miễn bàn. Không còn cách nào khác, Hà Tam đành phải bê hòn đá
vất vả từng bước bò lên. Lên được đỉnh đồi thật không dễ gì. Vậy mà trên đó
không thấy có người cũng không thấy giấy tờ lái xe, chỉ thấy có tờ giấy dán trên
một thân cây yêu cầu Hà Tam vác hòn đá theo hướng chỉ dẫn đi xuống phía
dưới.Xuống được dưới chân đồi vẫn không thấy giấy tờ, ngoài một tờ giấy yêu
cầu Hà Tam vác hòn đá đi ngược trở lên. Cứ như thế theo hướng chỉ dẫn trên các
tờ giấy, Hà Tam vác hòn đá đi qua mấy quả đồi nhỏ, mệt tưởng chết, cuối cùng
mới thấy cái ví da của mình đặt trên một nấm mồ đất trơ trọi.Giấy tờ đủ cả, tiền
bạc không thiếu một xu.Dưới cái ví tiền còn có một tờ giấy viết:“Cái ví này là do
tôi nhặt được, bây giờ nó đã trở về với chủ của nó. Anh có biết vì sao tôi lại bắt
anh vác hòn đá đi một quãng đường xa đến trước nấm mồ này không? Đây là mộ
của con trai tôi. Vào một đêm 2 năm trước, nó đi xe máy về


10
Trang


nhà, vấp phải hòn đá to của một kẻ nào đó không có lương tâm bỏ ở trên
đường, bị ngã mà chết. Tôi đưa anh đến tận mồ của con trai tôi là mong anh
hiểu rõ một đạo lý:“Lương tâm là vô giá, làm người có thể để mất cái gì thì mất
nhưng nhất thiết không được để mất lương tâm”. [4]
Qua câu chuyện trên, HS sẽ tự suy ngẫm và hiểu một cách sâu sắc về lương
tâm của con người,từ đó có cách ứng xử đúng đắn ,tự đánh giá và điều chỉnh
hành vi của mình trong cuộc sống, trong mối quan hệ với những người xung
quanh.
Sang đơn vị kiến thức 3. Nhân phẩm và danh dự,GV có kể cho học sinh nghe
câu chuyện: “Hai bát mì bò”, câu chuyện như sau: Vào một buổi chiều mùa
xuân lạnh lẽo, trước cửa quán bán mì của chúng tôi xuất hiện hai vị khách rất
đặc biệt, một người cha và một người con. Nói đặc biệt là bởi vì người cha bị
mù. Người con trai đi bên cạnh, ân cần dìu người cha...

Cậu trạc 18, 19 tuổi, quần áo giản dị, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát
lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang còn là học sinh…
Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi, nói to: “Xin cho hai bát mì bò !” Tôi đang
định viết hóa đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay. Tôi ngạc nhiên
nhìn cậu, cậu nhoẻn miệng cười biết lỗi, rồi chỉ tay vào bảng giá treo trên
tường, phía sau lưng tôi, bảo nhỏ tôi rằng chỉ làm một bát mì có thịt bò, bát kia
chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi ngỡ ngàng, nhưng sau đó chợt
11
Trang



hiểu ra ngay. Hóa ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để
người cha nghe thấy, thực ra thì tiền túi của cậu không đủ, nhưng cậu lại không
muốn cho cha biết. Tôi mỉm cười với cậu ta tỏ vẻ hiểu ý. Nhà bếp nhanh nhẹn
bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt
cha, ân cần chăm sóc: ”Bố ơi, có mì rồi, bố ăn đi thôi, bố cẩn thận kẻo nóng
đấy!”Rồi cậu ta tự bưng bát mì không thịt về phía mình. Người cha không vội
ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát mì của mình. Loay
hoay một lúc, ông mới gắp trúng được một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt
sang bát mì của người con. ”Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi
học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm
người có ích cho xã hội.” Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục
vô hồn, nhưng trên khuôn mặt đầy nếp nhăn lại sáng lên nụ cười ấm áp. Điều
khiến cho tôi ngạc nhiên, đó là, cậu con trai không hề cản cha, cứ im lặng đón
nhận miếng thịt cha gắp sang bát của mình, rồi lại lặng lẽ kín đáo gắp trả
miếng thịt ấy về cho cha.Cứ lặp đi lặp lại như vậy, thịt trong bát của người cha
cứ gắp vơi đi rồi lại đầy, gắp mãi không hết... Ông lão cảm động nói: ”Cái
quán này thật tử tế quá, một bát mì mà biết bao nhiêu là thịt”. Tôi đứng ngay
gần đó, nghe ông nói mà chợt toát mồ hôi, trong bát mì bưng ra chỉ có vài mẫu
thịt tội nghiệp, quắt queo bằng móng tay, lại mỏng chẳng khác gì xác ve. Người
con trai nghe vậy vội vàng tiếp lời cha: ”Bố ơi, bố ăn mau đi, bát của con đầy
ắp thịt không biết để vào đâu rồi đây này”... “Ừ…ừ, con ăn nhanh lên, ăn mì bò
thật ra cũng bổ béo",Hành động và lời nói của hai cha con làm chúng tôi rất
xúc động. Chẳng biết từ khi nào, bà chủ cũng đã đứng ra cạnh tôi, lặng lẽ nhìn
hai cha con họ. Vừa lúc đó, cậu đầu bếp bê lên một đĩa thịt bò vừa thái, bà chủ
dẩu dẩu môi ra hiệu bảo cậu đặt lên bàn của hai cha con. Cậu con trai ngẩng
đầu tròn mắt nhìn một lúc, bàn này chỉ có mỗi hai cha con cậu ngồi, cậu ta vội
vàng hỏi lại: “Anh để nhầm bàn rồi thì phải, chúng tôi không gọi thêm món thịt
bò”. Bà chủ mỉm cười bước lại chỗ họ: ”Không nhầm đâu, hôm nay chúng tôi
kỷ niệm ngày mở quán, đĩa thịt này là quà biếu thêm cho khách hàng.” Cậu con
12


Trang


trai cười cười, không hỏi gì nữa.Thế rồi, cậu gắp thêm vài miếng thịt vào bát
người cha, sau đó, bỏ phần còn thừa vào trong một cái túi xốp. Chúng tôi cứ im
lặng chờ cho hai cha con ăn xong, rồi lại dõi mắt tiễn hai cha con ra khỏi quán.
Mãi khi cậu chạy bàn đi thu bát đĩa, đột nhiên kêu lên khe khẽ, dưới cái trôn bát
của cậu con trai có dằn mấy tờ giấy bạc, vừa đúng giá tiền một đĩa thịt bò,
được viết trên bảng giá của cửa hàng. (Khuyết danh - Sưu tầm từ Internet).
Từ câu chuyện “Hai bát mì bò”, HS hiểu về nhân phẩm và danh dự. Làm
người ai cũng có nhân phẩm và danh dự. Vì vậy con người ai cũng phải giữ gìn
nhân phẩm và danh dự của mình. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, chúng ta cũng
phải luôn giữ gìn nhân phẩm, danh dự của mình.
Ở đơn vị kiến thức 4: Hạnh phúc,giáo viên có thể đặt câu hỏi cho học sinh:
Em hiểu hạnh phúc là gì? Sau khi học sinh trả lời: Hạnh phúc là cảm xúc vui
sướng, hài lòng khi được thỏa mãn những nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật
chất và tinh thần. Sau đó giáo viên kể tóm tắt câu chuyện “Ông lão đánh cá và
con cá vàng”. Trong truyện, kể về một ông già cao tuổi sống cùng người vợ
trong một căn chòi tồi tàn. Hằng ngày, ông ra biển đánh cá. Sau ba ngày không
bắt được thứ gì ngoại trừ rong biển và rác rưởi, đến một ngày, ông bắt được một
con cá vàng - vốn là một con cá thần. Con cá xin ông thả tự do và hứa sẽ thực
hiện một điều mà ông mong muốn. Tuy nhiên, ông già không mong muốn cho
mình bất cứ điều gì và thả cho cá đi.
Khi trở về nhà, ông kể với vợ mình về chuyện con cá vàng. Bà ta tức giận
khi chồng chẳng xin một thứ gì từ con cá và bắt ông ra biển xin con cá cho một
cái máng lợn mới vì cái cũ đã vỡ. Cá vàng vui vẻ đáp ứng cho ông. Ngày hôm
sau, bà vợ yêu cầu cho một căn nhà mới, và cá vàng cũng đáp ứng. Không dừng
ở đó, bà vợ sai ông đi xin cá vàng cho bà trở thành nhất phẩm phu nhân và sau
đó là nữ hoàng với cung điện, kẻ hầu người hạ. Khi được rồi, bà ta trở nên

ngược đãi ông lão nhưng ông lão vẫn cố chịu đựng. Cao điểm, bà ta đòi trở
thành vua của biển cả để điều khiển cả cá vàng. Lúc này, cá vàng nổi giận và thu
13
Trang


hồi tất cả những gì đã thực hiện. Ông và bà vợ trở về hoàn cảnh nghèo khổ trước
đó. [7]
Khi kể xong câu chuyện, giáo viên cho học sinh nhận xét và rút ra kết luận.
Cuối cùng giáo viên kết luận. Nhu cầu vật chất và tinh thần của con người phải
là những nhu cầu chân chính và lành mạnh. Những nhu cầu đó phải do chính
con người tạo ra chứ không phải là “cầu được ước thấy”, và đôi khi trong cuộc
sống, con người phải biết bằng lòng với những gì mình đang có. Nếu con người
không biết hài lòng với cuộc sống hiện tại mà cứ mải miết đi tìm những cái
không bao giờ thuộc về mình thì sẽ không bao giờ tìm thấy hạnh phúc.
2.3.4. Sử dụng truyện kể để củng cố bài học.
Sau khi kết thúc bài học, giáo viên cần kể cho học sinh nghe một câu chuyện
để củng cố kiến thức. Đây chính là cách để học sinh nhớ lại những kiến thức đã
học và cũng là cách kết thúc bài giảng một cách nhẹ nhàng và gây được sự hứng
thú đối với học sinh. Giáo viên có thể kể cho học sinh nghe câu chuyện : “Cuộc
sống giản dị của Bác Hồ ở Phủ chủ tịch”.Câu chuyện có thể kể như sau: “Mùa
hè nóng lắm, Hà Nội là vào nơi nóng bậc nhất ở đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng như
đã nói, Bác không cho lắp máy điều hòa không khí. Còn quạt máy thì cho đến
năm 78, 79 tuổi, Bác vẫn không chịu dùng quạt trần và quạt để bàn.Có một lẽ
Bác không nói ra và đây mới là sẽ chính sâu xa ở trong lòng. Số đông người Việt
Nam ta ngày ấy chưa có quạt máy để dùng, cho nên từ trong lòng, Bác Hồ
không muốn dùng quạt máy. Những ngày hè nóng nực nhất, Bác Hồ chỉ dùng
quạt giấy và quạt nan thôi.[5].

14

Trang


(Sưu tầm từ Internet).

Đấy là mùa hè. Còn về mùa đông, Bác Hồ có một cái áo bông của đồng bà
biếu. Bác dùng nhiều năm rồi. Mới đầu bông xốp còn dày, ấm. Sau dùng mãi nó
lép kẹp xuống không ấm lắm nữa. Nhưng chưa ai dám nghĩ đến việc xin Bác bỏ
cả mền bông đâu, chỉ nghĩ đến thay cái vỏ ngoài. Lúc đầu cái vỏ bằng vải mới,
dần dần nó phai màu, đứt chỉ ở khủyu tay và ở cổ. Bác bảo mạng lại. Nó rách ở
vai thì Bác bảo vá vai. Mùa rét tháng 2 - 1969, nó rách một miếng nữa ở vai,
những đồng chí chuyên săn sóc sức khỏe của Bác nhân dịp ấy mới nhắc một đề
nghị đã nhiều lần: Xin Bác cho thay vỏ ngoài, nó lại rách một lần thứ hai ở vai
rồi. Đây là một người bạn chiến đấu mấy chục năm nay của Bác, cho nên Bác
nói thẳng, thân tình lắm. Bác quay lại bảo đồng chí ấy thế này: "Này chú ạ, Chủ
tịch Đảng, Chủ tịch nước mặc áo vá vai thế này là cái phúc cho dân đấy. Đừng
bỏ cái phúc ấy đi". Và nhất định Bác không cho thay cái vỏ mới. Bây giờ trong
bảo tàng vẫn là cái áo bông vá vai như thế. Bác còn có lò sưởi điện. Bác có mấy
cái, nhưng Bác lại càng ít dùng lò sưởi điện. Cũng vì lẽ không muốn phụ thuộc
15
Trang


vào lò sưởi điện, và nhất là vì lẽ số đông người Việt Nam không có sưởi điện
hàng ngày sưởi về mùa đông.Ở đây cũng rõ một nét trong đời sống hàng ngày
của Bác. Bất kỳ cái gì có tí lãng phí cũng quyết không để lãng phí. Nhưng đã
cần thì dùng cho đủ mức cần.Về việc tiết kiệm điện, không biết bao nhiêu lần, tự
tay Bác tắt những cái đèn, cái quạt và cái đài đang tiêu điện mà không ai dùng
cả. Ở nước ta thế mà khi ra nước ngoài cũng thế. Đi lướt qua một hành lang trên
con đường đến nơi nào đó bạn tiếp khách hay trong nhà khách của bạn, thấy có

một bóng đèn điện để đấy không cần là Bác tìm xem chỗ tắt bật ở đâu, Bác tắt
đi. Có đồng chí ở với Bác khá nhiều năm đã nói:Tất cả các năm mình ở với Bác,
luôn luôn mình là cán bộ tắt đèn. Bác cứ thấy xa xa có những bóng đèn đang
sáng, Bác bảo xem lại có ai ở đấy không, có cần để ánh sáng để bảo vệ không?
Nếu không thì tắt đi. Suốt thời gian 15 năm từ ngày về Hà Nội, Bác nhận một ô
tô loại trung bình chứ không phải loại sang nhất và Bác cứ dùng thế mãi cho đến
khi qua đời”.(Theo lời kể của đồng chí Việt Phương, nguyên thư ký của Cố thủ
tướng Phạm Văn Đồng.Trích từ sách: Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ. Nxb.
Thanh niên, Hà Nội, 2006, tr. 408-409). Câu chuyện về cuộc sống giản dị của
Bác ở Phủ chủ tịch đã giúp cho học sinh hiểu được những phẩm chất tốt đẹp của
Bác và hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa của bài học.
2.4. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐEM LẠI
2.4.1.Trước khi chưa áp dụng đề tài
Với đặc thù của môn GDCD nói chung và bài “Một số phạm trù cơ bản của
đạo đức” nói riêng khi chưa thay đổi phương pháp giảng dạy thì một điều dễ
nhận thấy là các em không có hứng thú học, đặc biệt là những vấn đề liên quan
đến đạo đức, nó cũng không phải là những vấn đề mới mẻ, các em đã tiếp cận từ
những lớp ở cấp dưới. Đa số các em chỉ học mang tính chất đối phó, cho qua,
học để lấy điểm. Do đó học sinh không hiểu được bản chất của vấn đề.
2.4.2. Sau khi áp dụng đề tài
*Kết quả định tính:
16
Trang


Qua tìm hiểu, điều tra, thăm dò từ học sinh, đề tài đã đạt được những kết quả
như sau:
- Giáo viên lên lớp với tâm lí thoải mái, tự tin hơn trong việc giảng dạy,
truyền thu kiến thức cho học sinh.
- Học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn, lớp học trở nên sôi nổi hơn,học sinh

có cảm xúc yêu môn học này hơn. Học sinh lĩnh hội và nắm được kiến
thức bài học một cách nhanh nhất, chắc chắn và nhớ lâu kiến thức đã học.
- Học sinh hứng thú, say mê, tích cực, chủ động suy nghĩ trong việc tìm tòi
kiến thức, mạnh dạn, chủ động tranh luận đưa ra ý kiến của mình.
- Trong quá trình lĩnh hội kiến thức của bài học và từ đó biết vận dụng kiến
thức của bài học vào thực tiễn cuộc sống
- Giúp học sinh từ chỗ học thụ động sang hoạt động chủ động.
*Kết quả định hướng: Tiến hành thực nghiệm
- Qua kết quả điều tra: Sau khi áp dụng đề tài vào dạy học năm học 2017 2018, tại trường THPT Thạch Thành 3, tôi phát phiếu điều tra 175 học sinh lớp
10 (những lớp tôi sử dụng phương pháp này để giảng dạy) và đã nhận được kết
quả như sau:
Câu hỏi 1:Cảm nhận của em về bài giảng theo hướng này như thế nào?
a.Dễ:
162/175HS, tỉ lệ
b.Bình thường: 13/140 HS, tỉ lệ

92.5%
7.5 %

c.Khó:

0%

0/175 HS, tỉ lệ

Câu hỏi 2:Theo em mức độ kích thích tư duy của bài giảng ra sao?
a.Cao:
151/175 HS, tỉ lệ
b.Bình thường: 24/175 HS, tỉ lệ


86,3%
13,7%

Câu hỏi 3: So với phương pháp dạy truyền thống thì phương pháp dạy học mới
này có tạo được hứng thú học tập tốt hơn không?
a.Có:
b.Không:

1175/175 HS, tỉ lệ
0% HS,tỉ lệ

100%
0%
17
Trang


Câu hỏi 4: Em thấy có nên sử dụng truyện kể trong giảng dạy môn GDCD nói
chung, bài “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học” không?
a.Có:
b.Không:

1175/175 HS, tỉ lệ
0% HS,t ỉ lệ

100%
0%

- Kết quả bài kiểm tra 15 phút:
Khi chưa áp dụng đề tài:

Lớp

Sĩ số Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

10C4

45

12(26.8%)

23(51%)

10 (22.2%)

0

0

10C6

44


11(22.8%)

21(47,7%

11(25%)

2(4.5%)

0

10C7

44

7 (15.99%)

22(50%)

12(27.2%)

3(6.81%)

0

10C8

42

6(14.3%)


21(50%)

12(28,6%)

3(7.1%)

0

Khi áp dụng đề tài:
Lớp

Sĩ số Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

10C4

45

15(33.4%)

25(55.5%)

5 (11.1%)


0

0

10C6

44

14(31.8%)

24(54.5%

6(13.7%)

0

0

10C7

44

12(27.2%)

26(59%)

6(13.7%)

0


0

10C8

42

9(21.4%)

25(59.5%)

8(19.1%)

0

0

Kết quả đã cho thấy, phần lớn học sinh đều cho rằng sử dụng truyện kể vào
bài giảng sẽ giúp cho bài giảng dễ hiểu hơn.Có tới 86,3% số học sinh được hỏi
cho rằng phương pháp này kích thích được tính tư duy của học sinh. Đặc biệt
100% học sinh đánh giá rằng phương pháp vận dụng truyện kể khi dạy học môn
GDCD, nhất là bài: “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức” (GDCD lớp 10) giúp
học sinh thấy có hứng thú học môn GDCD hơn, yêu thích môn học hơn, mỗi câu
chuyện là một bài học cuộc sống đầy ý nghĩa, dễ học, dễ nhớ, vận dụng có hiệu
quả hơn vào thực tiễn hàng ngày.
18
Trang


Như vậy, kết quả thực nghiệm đã khẳng định tính đúng đắn, chân thực

của việc sử dụng phương pháp này trong dạy học, thực sự đem lại giá trị trong
việc nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Đề tài thu được những kết quả chính như sau:
+ Nêu lên được thực trạng hiện nay của việc dạy và học bộ môn GDCD nói
chung,dạy bài “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức” (GDCD lớp 10) nói riêng
+ Nêu lên một số cơ sở lí luận của việc vận dụng truyện kể vào dạy học môn
GDCD.
+ Đã đưa ra một số biện pháp cụ thể để vận dụng truyện kể vào dạy học môn
GDCD,cụ thể dạy bài “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức” (GDCD lớp 10).
+ Đã đưa ra những kết quả thực nghiệm minh chứng cho tính thiết thực của đề
tài khi áp dụng vào thực tiễn dạy học.
3.2. Kiến nghị
- Hiện nay môn GDCD đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo con
người.Tuy nhiên, hiện nay sách tài liệu tham khảo cho môn này rất ít. Do đó, tôi
mong muốn các cơ qua, ban ngành cần quan tâm hỗ trợ cung cấp tài liệu tham
khảo phục vụ cho môn học.
- Mong muốn vị trí của môn học được nâng lên, được sự quan tâm của các cấp
lãnh đạo, Ban giám hiệu nhà trường, phụ huynh học sinh và đội ngũ các thầy cô
giáo.
- Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Nhà trường nên có thêm một số các cuộc thi có liên
quan đến việc dạy và học môn GDCD cho cả giáo viên và học sinh nhằm nâng
tầm quan trọng của môn học, nâng cao hiệu quả giáo dục và tạo hứng thú học
tập cho học sinh.

19
Trang



XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2020

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Mai Thị Tuyến
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Sách giáo khoa GDCD lớp 10-Nxb GD Việt Nam-Năm 2014.
[2] Sách giáo viên GDCD lớp 10-Nxb GD Việt Nam-Năm 2014.
[3] Hỏi đáp triết học Mác - Lênin.Nxb CTQG - Hà Nội-2002.
[4] Hạt giống tâm hồn - Những câu chuyện cuộc sống – NXB Tổng hợpTPHCM
- 2015.
[5]. Sách Những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức HCM (Tập 1).NXB GDHN/2015.
[6] Giáo trình Tâm lý học - NXB GD-Hà Nội -2002
[7] . Kho tàng Truyện cổ tích Việt Nam-NXB GD-Hà Nội-1957.
[8] Giao trình triết học Mác - Leenin. NXBCT QG-HN.2005.
[9] Góp phần dạy tốt GDCD ở trường THPT.TS: Nguyễn Đăng Bằng -Nxb GD.
[10] Sưu tầm một số mẩu chuyện trên các Báo, Internet….

20
Trang



×