Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phương pháp sấy đến hoạt chất sinh học và khả năng chống oxy hóa từ thân cây xáo tam phân (paramignya trimera)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.77 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
PHƯƠNG PHÁP SẤY ĐẾN HOẠT CHẤT SINH HỌC VÀ
KHẢ NĂNG CHỐNG ÔXY-HÓA TỪ THÂN CÂY
XÁO TAM PHÂN (PARAMIGNYA TRIMERA)

Giáo viên hướng dẫn:

TS. Nguyễn Văn Tặng

Sinh viên thực hiện:

Trần Thị Thúy An

Mã số sinh viên:

57131944

Khánh Hòa - 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
PHƯƠNG PHÁP SẤY ĐẾN HOẠT CHẤT SINH HỌC VÀ
KHẢ NĂNG CHỐNG ÔXY-HÓA TỪ THÂN CÂY
XÁO TAM PHÂN (PARAMIGNYA TRIMERA)

GVHD: TS. Nguyễn Văn Tặng
SVTH: Trần Thị Thúy An
MSSV: 57131944

Khánh Hòa, tháng 7/2019


i


LỜI CAM ĐOAN
Em cam đoan rằng đề tài này do chính em thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học
của TS. Nguyễn Văn Tặng, các số liệu và những kết quả phân tích được trình bày
trong đồ án tốt nghiệp này hoàn toàn trung thực. Bài đồ án tốt nghiệp này không trùng
với bất kì công trình nghiên cứu nào trước đây và là một phần nhỏ trong đề tài
“Nghiên cứu hoạt chất và hoạt tính sinh học từ cây Xáo tam phân của TS. Nguyễn Văn
Tặng – Trường Đại học Nha Trang”.
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Nha Trang, ngày 20 tháng 07 năm 2019
Sinh viên

Trần Thị Thúy An

ii2



LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập tại Trường Đại học Nha Trang, em đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy
cô trong Khoa Công nghệ Thực phẩm – Trường Đại học Nha Trang đã tận tâm giảng
dạy, truyền đạt cho em những kiến thức rất bổ ích trong 4 năm học qua.
Em đặc biệt vô cùng cảm ơn thầy TS. Nguyễn Văn Tặng đã tận tình hướng dẫn
em từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thành đề tài, thầy đã truyền đạt cho em thêm những
kiến thức thú vị và kinh nghiệm làm nghiên cứu bổ ích để em hoàn thành trong thời
gian nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Em xin gửi lời cảm ơn các cán bộ của Trung tâm Thí nghiệm Thực hành và Thư
viện Trường Đại học Nha Trang, đã hỗ trợ tận tình và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho
em để hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp.
Cuối cùng, em muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên tinh
thần và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đồ án.

Nha Trang, ngày 20 tháng 07 năm 2019
Sinh viên

Trần Thị Thúy An

iii
3


TÓM TẮT
Đề tài “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SẤY
ĐẾN HOẠT CHẤT SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG ÔXY-HÓA TỪ THÂN
CÂY XÁO TAM PHÂN (PARAMIGNYA TRIMERA)” được tiến hành nghiên cứu tại

Trung tâm Thí nghiệm Thực hành, Trường Đại học Nha Trang.
Xáo tam phân có tên khoa học Paramignya trimera là một loại thực vật dạng
mộc, có chức năng hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh, trong đó có bệnh ung thư. Chính
nhờ trong Xáo tam phân có những hợp chất quý hiếm rất cần thiết cho quá trình tổng
hợp bào chế thuốc điều trị các bệnh. Vì thế, quá trình sấy khô mẫu rất quan trọng để có
thể giữ tốt các hoạt chất sinh học. Hiện nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về
quy trình sấy khô thân cây Xáo tam phân. Do đó, trong nghiên cứu này sẽ tiến hành
đánh giá ảnh hưởng của năm phương pháp sấy khác nhau (phơi nắng, sấy không khí
nóng, sấy vi sóng, sấy chân không và sấy hồng ngoại) đối với khả năng giữ hàm lượng
các hoạt chất sinh học và khả năng chống ôxy-hóa, để xác định phương pháp sấy khô
phù hợp nhất cho thân cây Xáo tam phân.
Dựa trên kết quả thu được từ nghiên cứu này, những phương pháp sấy ảnh
hưởng đáng kể đến hoạt chất sinh học và khả năng chống ôxy hóa của thân cây Xáo
tam phân. Sấy vi sóng ở 720 W (80%) là phương pháp đạt được hàm lượng saponins,
phenolics tổng số và flavonoids tổng số là cao nhất trong số các phương pháp sấy (lần
lượt tương ứng 50,85 ± 0,52 mg EE/g mẫu khô; 5,99 ± 0,18 mg GAE/g mẫu khô; 7,56
± 0,53 mg CE/g mẫu khô). Đồng thời, phương pháp này có khả năng chống ôxy-hóa
mạnh nhất và có thời gian sấy cũng như năng lượng tiêu thụ ít nhất. Vì vậy, phương
pháp sấy vi sóng ở 720 W là lựa chọn phù hợp nhất cho quy trình sấy khô thân cây
Xáo tam phân.
Từ khóa: Cây Xáo tam phân, phương pháp sấy, hoạt chất sinh học, khả năng
chống ôxy-hóa.

iv
4


MỤC LỤC
Đề mục


Trang

LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................. ii
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................iii
TÓM TẮT........................................................................................................................ iv
MỤC LỤC.........................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG........................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH VẼ....................................................................................................x
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................xii
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN.......................................................................................... ..3
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY XÁO TAM PHÂN......................................................3
1.1.1. Phân loại và đặc điểm hình thái................................................................. 3
1.1.1.1. Phân loại............................................................................................ 3
1.1.1.2. Đặc điểm hình thái............................................................................ 3
1.1.2. Phân bố và đặc điểm sinh thái....................................................................4
1.1.3. Thành phần hóa học của cây Xáo tam phân.............................................. 4
1.1.4. Công dụng của cây Xáo tam phân..............................................................6
1.1.4.1. Theo Y học cổ truyền........................................................................6
1.1.4.2. Theo Y học hiện đại.......................................................................... 6
1.1.4.3. Một số ứng dụng làm thuốc và thực phẩm chức năng..................... 7
1.1.5. Tổng quan tình hình nghiên cứu cây Xáo tam phân..................................8
1.1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới................................................... 8
1.1.5.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.................................................... 8
1.2. GIỚI THIỆU MỘT SỐ HOẠT CHẤT SINH HỌC......................................... 10
1.2.1. Hợp chất saponins.................................................................................... 10
1.2.1.1. Định nghĩa....................................................................................... 10
1.2.1.2. Phân loại.......................................................................................... 10
1.2.1.3. Tác dụng sinh học................................................................................. 11
1.2.2. Hợp chất phenolics................................................................................... 12

1.2.2.1. Định nghĩa....................................................................................... 12
v5


1.2.2.2. Phân loại.......................................................................................... 12
1.2.2.3. Tác dụng sinh học................................................................................. 13
1.2.3. Hợp chất flavonoids................................................................................. 13
1.2.3.1. Định nghĩa....................................................................................... 13
1.2.3.2. Phân loại.......................................................................................... 13
1.2.3.3. Tác dụng sinh học........................................................................... 14
1.3. QUÁ TRÌNH ÔXY-HÓA - GỐC TỰ DO VÀ CHẤT CHỐNG ÔXY-HÓA..15
1.3.1. Quá trình ôxy-hóa - gốc tự do.................................................................. 15
1.3.2. Chất chống ôxy-hóa..................................................................................16
1.4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HOẠT TÍNH CHỐNG ÔXY-HÓA18
1.4.1. Phương pháp xác định khả năng khử gốc tự do DPPH (DRSC)............. 18
1.4.2. Phương pháp khả năng chống ôxy-hóa bằng cách khử sắt (FRAP)........18
1.5. TỔNG QUAN VỀ SẤY.................................................................................... 19
1.5.1. Khái niệm về sấy...................................................................................... 19
1.5.2. Các giai đoạn trong quá trình sấy.............................................................20
1.5.2.1. Giai đoạn làm nóng vật................................................................... 20
1.5.2.2. Giai đoạn sấy đẳng tốc.................................................................... 20
1.5.2.3. Giai đoạn sấy giảm tốc....................................................................20
1.5.3. Cơ chế khuếch tán ẩm khỏi nguyên liệu trong quá trình sấy.................. 20
1.5.3.1. Quá trình khuếch tán nội.................................................................20
1.5.3.2. Quá trình khuếch tán ngoại............................................................. 20
1.5.3.3. Mối quan hệ giữa quá trình khuếch tán nội và khuếch tán ngoại.. 21
1.6. GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG PHÁP SẤY...................................................... 21
1.6.1. Phương pháp sấy tự nhiên........................................................................ 21
1.6.2. Phương pháp sấy nhân tạo........................................................................21
1.6.2.1. Sấy vi sóng...................................................................................... 22

1.6.2.2. Sấy không khí nóng.........................................................................22
1.6.2.3. Sấy hồng ngoại................................................................................ 22
1.6.2.4. Sấy chân không............................................................................... 23
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................. 24
2.1. NGUYÊN LIỆU THỰC VẬT, HÓA CHẤT PHÂN TÍCH VÀ THIẾT BỊ.....24
2.1.1. Nguyên liệu thực vật................................................................................ 24
vi
6


2.1.2. Hóa chất phân tích.................................................................................... 24
2.1.3. Thiết bị......................................................................................................24
2.2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................25
2.2.1. Bố trí thí nghiệm tổng quát...................................................................... 25
2.2.2. Bố trí thí nghiệm chuẩn bị mẫu khô.........................................................27
2.2.3. Bố trí thí nghiệm xác định các tính chất hóa lý đánh giá chất lượng thân
cây Xáo tam phân khô và hiệu quả phương pháp sấy........................................28
2.2.3.1. Năng suất sấy.................................................................................. 28
2.2.3.2. Thời gian sấy và tiêu thụ năng lượng............................................. 29
2.2.3.3. Độ ẩm dư......................................................................................... 29
2.2.3.4. Hoạt độ nước................................................................................... 30
2.2.4. Bố trí thí nghiệm trích ly mẫu khô...........................................................30
2.2.5. Bố trí thí nghiệm xác định năng suất chiết và hàm lượng các hoạt chất
sinh học của thân cây Xáo tam phân khô...........................................................31
2.2.5.1. Xác định năng suất chiết................................................................. 31
2.2.5.2. Phân tích hàm lượng saponins (SC)................................................31
2.2.5.3. Phân tích hàm lượng phenolics tổng số (TPC)...............................32
2.2.5.4. Phân tích hàm lượng flavonoids tổng số (TFC)............................. 32
2.2.6. Bố trí thí nghiệm xác định khả năng chống ôxy-hóa của thân cây Xáo
tam phân khô.......................................................................................................32

2.2.6.1. Xác định khả năng bắt gốc tự do DPPH (DRSC)...........................32
2.2.6.2. Xác định khả năng chống ôxy-hóa bằng cách khử sắt (FRAP)..... 33
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU THỰC NGHIỆM................................................................. 33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................34
3.1. ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP SẤY ĐẾN TÍNH CHẤT HÓA LÝ
CỦA THÂN CÂY XÁO TAM PHÂN KHÔ...........................................................34
3.1.1. Ảnh hưởng của phương pháp sấy đến thời gian sấy, tiêu thụ năng lượng,
độ ẩm dư và hoạt độ nước của thân cây Xáo tam phân khô.............................. 34
3.1.2. Ảnh hưởng của phương pháp sấy đến năng suất sấy và năng suất chiết
của thân cây Xáo tam phân khô......................................................................... 36
3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP SẤY ĐẾN HÀM LƯỢNG CÁC
HOẠT CHẤT SINH HỌC CỦA THÂN CÂY XÁO TAM PHÂN KHÔ.............. 38
vii
7


3.2.1. Hàm lượng saponins (SC)........................................................................ 39
3.2.2. Hàm lượng phenolics tổng số (TPC)....................................................... 39
3.2.3. Hàm lượng flavonoids tổng số (TFC)......................................................40
3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP SẤY ĐẾN KHẢ NĂNG CHỐNG
ÔXY-HÓA CỦA THÂN CÂY XÁO TAM PHÂN KHÔ.......................................40
3.3.1. Khả năng khử gốc tự do DPPH (DRSC)..................................................41
3.3.2. Khả năng chống ôxy-hóa bằng cách khử sắt (FRAP)..............................42
3.4. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH SẤY THÂN CÂY XÁO TAM PHÂN PHÙ HỢP
NHẤT........................................................................................................................42
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN......................................................46
4.1. KẾT LUẬN........................................................................................................46
4.2. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN........................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 48
PHỤ LỤC........................................................................................................................55

PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG ĐỀ TÀI................................................. 55
PHỤ LỤC 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................. 59
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ XỬ LÝ SPSS......................................................................... 63
PHỤ LỤC 4: MỘT SỐ THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI................................. 70

8
viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thời gian sấy, tiêu thụ năng lượng, độ ẩm dư, hoạt độ nước của thân cây
Xáo tam phân khô bằng các phương pháp sấy khác nhau và mẫu tươi......................... 34
Bảng 3. 2. Năng suất sấy và năng suất chiết của thân cây Xáo tam phân khô bằng các
phương pháp sấy khác nhau và mẫu tươi....................................................................... 36
Bảng 3.3. Hoạt chất sinh học của thân cây Xáo tam phân khô bằng các phương pháp
sấy khác nhau và mẫu tươi..............................................................................................38
Bảng 3.4. Khả năng chống ôxy-hóa của thân cây Xáo tam phân khô bằng các phương
pháp sấy khác nhau và mẫu tươi.....................................................................................41

9ix


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Cây Xáo tam phân [38].....................................................................................4
Hình 1.2. Hoa và quả chín của cây Xáo tam phân [27]....................................................4
Hình 1.3. Sản phẩm Xáo Tam Phân Liên Đăng [28]....................................................... 7
Hình 1.4. Phân loại của saponin [30]..............................................................................11
Hình 1.5. Phân loại hợp chất phenolic [44, 46]..............................................................12
Hình 1.6. Cấu trúc cơ bản của 6 lớp flavonoid [56].......................................................14
Hình 1.7. Gốc tự do [62]................................................................................................. 15

Hình 1.8. Tác động của gốc tự do gây hại tế bào [65]................................................... 16
Hình 1.9. Các chất chống ôxy-hóa trung hòa các gốc tự do [60]...................................17
Hình 1.10. Phản ứng giữa các gốc tự do DPPH và chất chống ôxy-hóa [49]................18
Hình 1.11. Sự hình thành phức Fe2 + - TPTZ [61].......................................................... 19
Hình 2.1. Thân cây Xáo tam phân trước và sau khi xử lý sơ bộ....................................24
Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm tổng quát................................................................... 25
Hình 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm chuẩn bị mẫu khô..................................................... 27
Hình 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm trích ly mẫu khô....................................................... 30
Hình 3.1. Quy trình sấy thân cây Xáo tam phân phù hợp nhất...................................... 43
Hình PL1.1. Nguyên liệu Xáo tam phân........................................................................ 55
Hình PL1.2. Bao gói thân cây Xáo tam phân tươi trong túi zip.................................... 55
Hình PL1.3. Mẫu tươi..................................................................................................... 56
Hình PL1.4. Mẫu phơi nắng........................................................................................... 56
Hình PL1.5. Mẫu sấy không khí nóng lần lượt ở 60 oC, 80 oC và 100 oC.....................56
Hình PL1.6. Mẫu sấy vi sóng lần lượt ở 270 W, 450 W và 720 W............................... 56
Hình PL1.7. Mẫu sấy chân không lần lượt ở 60 oC, 80 oC và 100 oC........................... 56
Hình PL1.8. Mẫu sấy hồng ngoại lần lượt ở 35 oC, 40 oC và 45 oC.............................. 56
Hình PL1.9. Mẫu dịch chiết tươi.................................................................................... 57
Hình PL1.10. Mẫu dịch chiết phơi nắng.........................................................................57
Hình PL1.11. Mẫu dịch chiết sấy không khí nóng lần lượt ở 60 oC, 80 oC và 100 oC..57
Hình PL1.12. Mẫu dịch chiết sấy vi sóng lần lượt ở 270 W, 450 W và 720 W............ 57
Hình PL1.13. Mẫu dịch chiết sấy chân không lần lượt ở 60 oC, 80 oC và 100 oC.........57
Hình PL1.14. Mẫu dịch chiết sấyhồng ngoại lần lượt ở 35 oC, 40 oC và 45 oC............ 57
x
10


Hình PL1.15. Mẫu trắng (bên phải) và mẫu thử (bên trái) của thí nghiệm đo SC........ 58
Hình PL1.16. Mẫu trắng (bên trái) và mẫu thử (bên phải) của thí nghiệm đoTPC.......58
Hình PL1.17. Mẫu trắng (bên trái) và mẫu thử (bên phải) của thí nghiệm đoTFC.......58

Hình PL1.18. Mẫu trắng (bên trái) và mẫu thử (bên phải) của thí nghiệm đo DPPH...58
Hình PL1.19. Mẫu trắng (bên phải) và mẫu thử (bên trái) của thí nghiệm đo FRAP... 58
Hình PL2.1. Đường chuẩn escin.....................................................................................59
Hình PL2.2. Đường chuẩn acid gallic............................................................................ 60
Hình PL2.3. Đường chuẩn catechol................................................................................60
Hình PL2.4. Đường chuẩn DPPH...................................................................................61
Hình PL2.5. Đường chuẩn Fe(II)....................................................................................62

xi
11


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DNA:

Deoxyribonucleic acid

AOAC:

Association of Official Analytical Chemists

DRSC:

DPPH radical scavenging capacity

DPPH:

1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl

FRAP:


Ferric reducing antioxydant power

TPTZ:

2,4,6-tripyridyl-s-triazine

SC:

Saponin content

EE:

Escin equivalents

TPC:

Total phenolic content

GAE:

Gallic acid equivalent

TFC:

Total flavonoid content

aw:

Hoạt độ nước


UV-Vis:

Ultraviolet -Visiblespectroscopy

HA:

Hot air (drying)

MW:

Microwave (drying)

VC:

Vacuum (drying)

IR:

Infrared (drying)

FS:

Fresh samples

xii
12


PHẦN MỞ ĐẦU

Cuộc sống càng hiện đại thì con người càng phải đối mặt với nhiều bệnh lý nguy
hiểm như: ung thư, lão hóa, tiểu đường, tim mạch, xơ vữa động mạch,… [33, 64]. Và
giới y khoa thế giới đã xác nhận “gốc tự do” một tác nhân chính gây ra các ảnh hưởng
tiêu cực đến sức khỏe con người. Vì vậy, cần chủ động đối phó với bệnh tật do gốc tự
do gây ra càng sớm càng tốt. Tuy cơ thể chúng ta đã có sẵn một lượng chất chống
ôxy-hóa nhưng không thể đủ để loại bỏ hết điện tử các gốc tự do, vậy nên hỗ trợ từ bên
ngoài vào là một giải pháp nhanh và hiệu quả. Hiện này, rất nhiều người đang sử dụng
chất chống ôxy-hóa tự nhiên (được tách chiết từ nguyên liệu tự nhiên) hơn là chất
chống ôxy-hóa tổng hợp (được tạo thành bằng con đường hóa học) [3].
Xáo tam phân là một cây thảo dược chứa các hợp chất quý hiếm như flavonoids,
saponins, alkanoids, courmarin, triterpenoid,... Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng Xáo
tam phân tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư [55], bảo vệ gan [6, 12] và
hỗ trợ điều trị các bệnh khác. Do đó, Xáo tam phân là nguyên liệu có tiềm năng sản
xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng.
Sấy là một trong các cách khiến cho nguyên liệu khô xuất hiện từ lâu đời nay.
Chúng ta thường bắt gặp sản phẩm sấy ở mọi nơi, đủ các loại nguyên liệu đều có thể
được đem sấy. Bên cạnh đó, tùy mỗi cái nguyên liệu, mà cần tìm ra phương pháp sấy
phù hợp rất quan trọng để chất lượng sản phẩm tốt nhất. Vì sấy là một quá trình quan
trọng có ảnh hưởng đáng kể đến việc bảo quản và khả năng giữ lại các hợp chất sinh
học. Hiện nay có rất nhiều báo cáo nghiên cứu công bố chọn được phương pháp sấy
tối ưu cho từng loại nguyên liệu như: Phyllanthus amarus lựa chọn sấy hồng ngoại ở
30 oC, Helicteres hirsuta Lour. lựa chọn sấy không khí nóng ở 50 và 80 oC, vỏ cà rốt
và rễ cây Xáo tam phân thì chọn phương pháp sấy vi sóng (tương ứng 1200 W và 400
W), tất cả các phương pháp này đều đạt được hàm lượng các hoạt chất sinh học cao
nhất, khả năng chống ôxy-hóa mạnh nhất và giúp làm giảm chi phí sản xuất.
Cho đến nay, đã có báo cáo về phương pháp sấy tối ưu đối với Xáo tam phân
nhưng đối tượng là rễ, còn thân cây vẫn chưa có nghiên cứu nào. Vậy nghiên cứu này
sử dụng năm phương pháp sấy khác nhau bao gồm: một phương pháp sấy truyền thồng
đó là phơi nắng, 4 phương pháp sấy nhân tạo đó là sấy không khí nóng, sấy vi sóng (lò
vi sóng đã được sử dụng gần đây để làm khô thảo dược [36]), sấy chân không và sấy

1


hồng ngoại. Mỗi phương pháp sấy này đều có nhưng ưu và nhược điểm nên cần xác
định sự ảnh hưởng của năm phương pháp sấy này đối với các tính chất hóa lý, các hoạt
chất sinh học và khả năng chống ôxy-hóa. Từ đó, tìm ra được phương pháp sấy khô
phù hợp nhất cho thân cây Xáo tam phân.
Xuất phát từ những lý do trên, em tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh
hưởng của một số phương pháp sấy đến hoạt chất sinh học và khả năng chống
ôxy-hóa từ thân cây Xáo tam phân (Paramignya trimera)”.
 Mục tiêu của đề tài:
-

Mục tiêu chung: Tìm được phương pháp sấy phù hợp nhất để sấy thân cây Xáo
tam phân.

-

Mục tiêu cụ thể:
+ Xác định được ảnh hưởng của 5 phương pháp sấy đến hoạt chất sinh học của
thân cây Xáo tam phân.
+ Xác định được ảnh hưởng 5 phương pháp sấy đến khả năng chống ôxy-hóa của
thân cây Xáo tam phân.
 Nội dung nghiên cứu:

1. Đánh giá ảnh hưởng của 5 phương pháp sấy đến tính chất hóa lý của thân cây Xáo
tam phân khô.
2. Đánh giá ảnh hưởng của 5 phương pháp sấy đến hàm lượng các hoạt chất sinh học
của thân cây Xáo tam phân khô.
3. Đánh giá ảnh hưởng của 5 phương pháp sấy đến khả năng chống ôxy-hóa của thân

cây Xáo tam phân khô.
4. Đề xuất quy trình sấy thân cây Xáo tam phân phù hợp nhất.
 Ý nghĩa của đề tài:
-

Ý nghĩa khoa học: Lựa chọn được phương pháp sấy phù hợp nhất để thu hàm
lượng các hoạt chất sinh học và khả năng chống ôxy-hóa của thân cây Xáo tam
phân cao nhất.

-

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả thu được trong đề tài được lưu trữ làm tài liệu phục vụ
cho công tác học tập và nghiên cứu sau này.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY XÁO TAM PHÂN
1.1.1. Phân loại và đặc điểm hình thái
Cây Xáo tam phân còn có những tên gọi khác là cây Thần dược, cây Thần xạ hay
cây Mọi. Hoặc theo đông y cây được gọi là Đơn Diệp Đằng Thích [52] nghĩa là Đơn
Diệp là lá đơn, Đằng Nghĩa là dây, còn Thích nghĩa là gai.
Tên khoa học là Paramignya trimera và có tên đồng nghĩa là Atalantia trimera
Oliv và Severinia trimera [65].
1.1.1.1. Phân loại
Theo các tài liệu Bách khoa toàn thư mở, Catalogue of Life và Cây cỏ Việt Nam
[11, 65, 68] thì cây Xáo tam phân thuộc họ Rutaceae chính vì vậy rễ của cây Xáo tam
phân cũng có hình dạng giống cây cam rừng.
Vị trí cây Xáo tam phân trong hệ thống phân loại thực vật như sau:

● Giới: Plantae (Thực vật)
● Ngành: Tracheophyta (Thực vật có mạch)
● Lớp: Magnoliopsida (Thực vật hai lá mầm)
● Bộ: Sapindales (Bồ hòn)
● Họ: Rutaceae (Cam)
● Chi: Paramignya
● Loài: Paramignya trimera
1.1.1.2. Đặc điểm hình thái
Xáo tam phân là một loại cây gỗ nhỏ, hình tròn, dạng dây leo, có màu nâu vàng,
chiều dài của thân trên 4cm, đường kính khoảng 10cm. Có nhiều gai nhọn mọc tua tủa
trên thân và trên cành, dài đến 7 - 8 cm. Lá đơn, mọc cách hay chụm ba, phiến dày,
mép cong xuống dưới, là đặc điểm là có hình thuôn hẹp, dài 8 - 12 cm, rộng 1 - 3 cm.
Lá mọc ở gần gốc có phiến kích thước lớn hơn so với lá ở đoạn trên thân và cành, đầu
lá tù hoặc hơi lõm. Phiến lá có mặt trên xanh đậm, mặt dưới nhạt hơn, có rất nhiều tinh
chất bên trong lá. Cuống lá ngắn 4 - 6 mm. Loại thực vật thân gỗ hơi cứng, có màu
vàng, đối với phần rễ có màu vàng đậm hơn và rễ mọc rất dài và to. Ra quả hình tròn,
có màu xanh khi còn non và khi chín có màu vàng nhạt. Xáo tam phân chứa nhiều tinh
dầu đặc biệt là ở rễ, nên khi cầm trên tay bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm nhẹ, dễ chịu
3


tỏa ra, ít khi ra hoa [57].

Hình 1.1. Cây Xáo tam phân [67]

Hình 1.2. Hoa và quả chín của cây Xáo tam phân [58]

1.1.2. Phân bố và đặc điểm sinh thái
Theo Phạm Hoàng Hộ, cây Xáo tam phân được tìm thấy ở núi Lấp Vò, Tây Ninh
[11]. Hiện nay, Xáo tam phân phân bố nhiều ở khu vực Nam Trung Bộ, các tỉnh

như: Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận... Ngoài ra, cây còn mọc ở Thái Lan và
Campuchia. Được biết Dược liệu Nam Việt có trụ sở tại Khánh Hòa đã nhân trồng bảo
tồn cây Xáo tam phân trên diện tích lớn, ước đạt khoảng 40 ha tại Ninh Hòa và Vạn
Ninh của tỉnh Khánh Hòa.
Cây có khả năng tái sinh tự nhiên bằng chồi từ rễ, thường mọc trên sườn núi đá
hoặc núi đất lẫn đá nơi khô cằn [5], ưa ánh sáng, để cây trưởng thành phải mất từ 2-3
năm và thường thu hái vào mùa khô.
1.1.3. Thành phần hóa học của cây Xáo tam phân
4


Trên thế giới rất ít có công trình nghiên cứu nào công bố về thành phần hóa học
của loài cây này. Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu việc phân lập và xác định cấu
trúc các hợp chất được công bố. Năm 2013, Nguyễn Mạnh Cường và cộng sự phân lập
được ba hợp chất là 6-(2-hydroxyetyl)-2,2-dimetyl-2H-1-benzopyran, ninhvanin,
ostruthin và từ thân và rễ cây thu hái vào tháng 5 năm 2012 tại Ninh Vân, Khánh Hòa
[5]. Cũng năm đó, Bùi Trọng Đạt và cộng sự công bố việc phân lập coumarin và dẫn
xuất chromen từ rễ cây Xáo tam phân [9].
Đến năm sau, Trần Thị Thúy Quỳnh và cộng sự công bố kết quả phân lập ba
coumarin là ostruthin, 8-methoxyostruthin và xanthyletin cùng với hai acridon alkaloid
là oriciacridon và citrusinin-I từ rễ cây thu hái ở Khánh Hòa [19, 21].
Tới năm 2015, Bùi Thị Thùy Linh và cộng sự phân lập bảy hợp chất phenolic lần
đầu tiên được tìm thấy từ dịch chiết cao chloroform của thân cây Xáo tam phân thu hái
tại tỉnh Khánh Hòa là methyl 4-hydroxybenzoate,methyl p-(E)-coumarate, methyl
syringate, vanillin, (E)-methyl 3-(4’-hydroxy-3’,5’-dimethoxyphenyl) acrylate, methyl
ferulate và methyl 4-hydroxy-3-methoxybenzoate [13].
Năm 2016, Trịnh Hoàng Dương và cộng sự từ rễ cây Xáo tam phân đã phân lập
được tám hợp chất bao gồm bốn coumarin là ostruthin, 8-methoxyostruthin,
7-hydroxycoumarin và 7-methoxycoumarin cùng với bốn acridon alkaloid là
oriciacridon, 5-hydroxynoracronycin, citruscinin-I và glycocitrin-III [8].

Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây chưa phản ánh đầy đủ về thành phần hóa
học của loài này nên tiếp tục tới năm 2017, Trịnh Hoàng Dương và cộng sự công bố
kết quả phân lập bảy hợp chất gồm ba chromen là eulatachromen, 2,2dimethylchrom-3-en-6-carboxaldehyd và ninhvanin cùng với bốn coumarin là
7-demethylsuberosin,

xanthyletin,

6,7-dihydroxycoumarin



6-methoxy-7-

hydroxycoumarin từ rễ cây Xáo tam phân thu hái ở tỉnh Phú Yên [7].
Thân và rễ Xáo tam phân đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu nhiều nhất.
Riêng lá thì phải tới năm 2017 mới được Nguyễn Văn Tặng và cộng sự tiến hành
nghiên cứu. Kết quả cho thấy lá Xáo tam phân có hàm lượng phenolics (25,4 mg
GAE/g mẫu khô), flavonoids (86,3mg RE/g mẫu khô), proanthocyanidins (5,6 mg
CE/g mẫu khô) và saponins (702,1 mg EE/g mẫu khô) khá cao [42].
Tiếp tục, năm 2018 lại được Ngô Thị Xuyên và cộng sự tiến hành nghiên cứu
sâu hơn về lá Xáo tam phân. Qua xét nghiệm hóa học định tính cho thấy sự hiện diện
5


của nhóm hóa học là glycosid, phenolics, hợp chất alkaloids, saponins, flavonoids và
các hợp chất triterpenoid [24].
1.1.4. Công dụng của cây Xáo tam phân
1.1.4.1. Theo Y học cổ truyền
Xáo tam phân có nguồn gốc thảo dược tự nhiên, thành phần độc tính không đáng
kể nên rất an toàn đối với người sử dụng. Theo kinh nghiệm dân gian, người

dân thường sắc nước để uống, có vị đắng nhẹ, hơi chát và ngọt nhẹ. Đối với những bạn
uống được rượu có thể dùng rễ cây xáo tam phân trên 5 năm tuổi ngâm với rượu uống.
Rượu xáo tam phân có màu vàng tươi, có mùi thơm, vị đắng nhẹ. Có tác dụng rất hiệu
quả cho có tác dụng điều tiết hệ miễn dịch, thanh nhiệt giải độc, mát gan, chứng đau
bụng hành kinh của phụ nữ, điều hòa khí huyết, giúp ăn ngon ngủ tốt, nhức mỏi xương
khớp và tốt cho phụ nữ sau sinh, tăng cường chức năng tiêu hóa, phòng tránh bệnh tật
và hỗ trợ điều trị ung thư rất tốt [52].
Theo kinh nghiệm được truyền lại từ đời này sang đời kia của người dân một số
nước châu Á đã sử dụng triterpenoids có nguồn gốc từ thực vật để hỗ trợ điều trị bệnh
ung thư vú. Trong đó, một trong các thành phần chủ yếu của cây Xáo tam phân là hợp
chất triterpenoids. Dùng Xáo tam phân kết hợp với một số loại thảo dược khác như
nấm lim xanh, xạ đen, bồ công anh, hoa đu đủ đực... thì khả năng khỏi bệnh cao hơn là
dùng độc vị Xáo tam phân [62].
1.1.4.2. Theo Y học hiện đại
Hiện nay đã có một số nghiên cứu về dược tính của cây Xáo tam phân. Nhờ thế
mà biết được Xáo tam phân có tác dụng hỗ trợ và điều trị các bệnh nan y. Vào ngày
14/11/2012, Viện Dược liệu (thuộc Bộ Y tế) gửi văn bản số 539/VDL-QLKHĐT cho
Sở Y tế Khánh Hòa thông báo kết quả nghiên cứu cây Xáo tam phân được lấy ở Hòn
Hèo có tác dụng ức chế tiêu diệt tế bào ung thư bao gồm: Các bệnh ung thư gan
(Hep-G2), ung thư đại tràng (HTC116), ung thư vú (MDA MB231), ung thư buồng
trứng (OVCAR-8) và ung thư cổ tử cung (Hela). Trong đó, Xáo tam phân cho kết
quả điều trị tốt nhất đối với bệnh ung thư gan và ung thư cổ tử cung [55]. Theo kết
quả nghiên cứu của nhóm Nguyễn Minh Khởi cho thấy hợp chất chính trong rễ là
ostruthin có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư cổ tử cung Hela ở mức
độ trung bình [12].

6


Bên cạnh đó, còn có các nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ rễ và lá Xáo tam phân

có khả năng gây độc tế bào mạnh trên các tế bào ung thư khác nhau bao gồm
MiaPaCa2 (tuyến tụy), HT29 (đại tràng), A2780 (buồng trứng), H460 (phổi), A431
(da), Du145 (tuyến tiền liệt), BE2-C (u nguyên bào thần kinh), MCF-7 (vú), MCF-10A
(vú bình thường), và U87, SJ-G2 và SMA (u nguyên bào thần kinh đệm) [10, 41, 42,
47]. Ngoài ra Dược Liệu Nam Việt đã gửi mẫu cây Xáo tam phân khai thác ở tỉnh
Khánh Hòa đi phân chất ở đơn vị phân tích ở Singapore và cho kết quả thu được, mẫu
phẩm có chứa chất chống ôxy-hóa (antioxidants) bảo vệ tế bào chống các “gốc tự do”
như: Vitamin E, K, các carotenoid, terpenoid, flavonoid, polyphenol, alkaloid, tannin,
saponin, và một số enzyme. Trong chúng ta ai cũng biết các tế bào gốc tự do là nguyên
nhân chính gây ra căn bệnh ung thư.
Không chỉ dừng lại ở đó, nhóm nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Cường cũng cho
thấy cao methanol của rễ có tác dụng bảo vệ gan gần tương đương chất đối chứng
dương sylimarin khi thử nghiệm tổn thương gan chuột bằng paracetamol [6]. Và các
công trình nghiên cứu của Viện Hóa dược châu Âu công bố triterpenoid là dược chất
quan trọng và chủ yếu trong Xáo tam phân bởi dược chất này có tác dụng rất lớn trong
điều trị bệnh tiểu đường, bệnh xơ gan, viêm gan cấp và ung thư gan.
Xáo tam phân là vị thuốc quý từ tự nhiên đã được y học chứng mình nhờ có các
nhóm chất quý hiếm như flavonoid, saponin, alcaoid, courmarin và triterpenoid, đây là
những hợp chất rất cần thiết cho quá trình tổng hợp bảo chế thuốc điều trị các bệnh.
Và làm tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo về loài cây này cũng như định hướng
sử dụng làm nguyên liệu sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng.
1.1.4.3. Một số ứng dụng làm thuốc và thực phẩm chức năng
Xáo tam phân được dùng chủ yếu dưới
dạng là viên nang, được sản xuất theo công
nghệ hiện đại. Hiện này trên thị trường có
sản phẩm tên là “Xáo Tam Phân Liên Đăng”
Đây là thực phẩm chức năng, sử dụng sản
phẩm để giúp phòng ngừa sự xuất hiện các
khối u, ung thư nội tạng và hỗ trợ điều trị
cho những bệnh nhân mắc chứng ung thư

nội tạng.
7

Hình 1.3. Sản phẩm Xáo Tam Phân
Liên Đăng [59]


Bên cạnh đó, có một số sản phẩm có sự kết hợp Xáo tam phân với những hợp
chất của thảo dược khác để giúp tăng khả năng hấp thụ các hoạt chất và phát huy tối đa
khả năng điều trị bệnh. Các sản phẩm được lưu thông rộng rãi tên thị trường là “Xáo
tam phân Curcumin” và “KSol”. Ở sản phẩm Xáo tam phân Curcumin là sự kết hợp từ
Xáo tam phân với tinh chất nghệ Curcumin , không những có thể trị bệnh viêm loét dạ
dày, tá tràng hay làm đẹp da; mà còn có hiệu quả trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các tác
nhân ung thư, phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân sau điều trị ung thư bằng xạ trị và hóa
trị. Còn đối với sản phẩm KSol có chứa phức hệ nano extra xfgc gồm Xáo tam phân
– Fucoidan sulfate hóa cao – Panax Noto Ginseng – Curcumin, có tác dụng: Giúp bổ
sung các chất chống ôxy-hóa, hạn chế gốc tự do, giảm nguy cơ mắc ung bướu, giảm
tác dụng phụ hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật và giúp giảm triệu chứng viêm loét dạ
dày, tá tràng; giảm nguy cơ mắc bệnh tim, mạch.
1.1.5. Tổng quan tình hình nghiên cứu cây Xáo tam phân
1.1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trong 4 năm liên tiếp (từ năm 2015 đến 2018), Nguyễn Văn Tặng và cộng sự đã
có sáu nghiên cứu về rễ - lá Xáo tam phân. Chủ yếu nghiên cứu ảnh hưởng của các
dung môi - phương pháp chiết, phương pháp sấy khác nhau đến sự ổn định của các
hoạt chất sinh học của rễ - lá cây Xáo tam phân, khả năng chống ôxy-hóa của chúng và
đặc biệt khả năng gây độc tế bào ung thư. Báo cáo của các nghiên cứu cho thấy
phương pháp sấy khô rễ - lá cây bằng vi sóng và sử dụng dung môi chiết là methanol
100% với sự hỗ trợ của phương pháp vi sóng là lựa chọn tốt nhất để giữ được hàm
lượng hợp chất sinh học và khả năng chống ôxy-hóa lớn nhất. Và cả rễ - lá cây Xáo
tam phân đều có khả năng gây độc tế bào mạnh trên mười hai dòng tế bào ung thư

khác nhau [37, 39, 41, 42, 43, 45].
Năm 2018, Phạm Phúc Văn và cộng sự thực hiện nghiên cứu tác dụng chống ung
thư của rễ Xáo tam phân trên dòng tế bào ung thư vú ở người MCF-7 trong mô hình
3D. Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy Xáo tam phân ức chế mạnh các khối u đa bào
của các tế bào MCF-7 [47].
1.1.5.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Cho đến nay đã có một số nghiên cứu về các bộ phân (lá, thân và rễ) cây Xáo
tam phân. Đặc biệt rễ cây Xáo tam phân là được nghiên cứu đầu tiên. Vào năm 2013,
Nguyễn Mạnh Cường và cộng sự đã bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học cây Xáo
8


tam phân họ Rutacrae. Kết quả nghiên cứu từ phân đoạn n - hexan của dịch chiết
methanol thân và rễ cây Paramignya trimera đã phân lập 3 hợp chất ninhvanin,
ostruthin và 6-(2-hydroxyetyl)-2,2-dimetel-2H-1-benzopyran. Ở hợp chất cuối cùng,
lần đầu tiên được phân lập từ thiên nhiên [5]. Và cũng năm đó, Nguyễn Minh Khởi và
cộng sự công bố khảo sát độc tính cấp, tác dụng bảo vệ gan và tác dụng gây độc tế bào
ung thư của Xáo tam phân thì kết quả cho thấy thành phần độc tính thấp không đáng
kể, có công dụng bảo vệ gan tốt và có sự ức chế sự phát triển trên 5 dòng tế bào ung
thư [12].
Tiếp tục hai năm sau, Nguyễn Mạnh Cường và cộng sự đã tiến hành đánh giá tác
dụng bảo vệ gan của rễ cây Xáo tam phân (Ninh Vân) trên chuột nhắt trắng thuần
chủng dòng BALB/c gây tổn thương gan bằng paracetamol. Kết quả thu được là cao
nước rễ và cao methanol cây Xáo tam phân hạn chế được một phần tổn thương gan và
có tác dụng bảo vệ gan tốt trong thử nghiệm này [6]. Từ đó cung cấp những dữ liệu
khoa học cụ thể để giải thích một số tác dụng chữa bệnh.
Năm 2015, Bùi Thị Thùy Linh và cộng sự đã khảo sát thành phần hóa học cao
chloroform của thân cây Xáo tam phân - Paramignya trimera (Oliver) Burkill - họ
Rutaceae. Qua nghiên cứu đã xác định được 7 hợp chất phenolic đã được phân lập từ
cao chloroform của thân cây Xáo tam phân thu hái tại tỉnh Khánh Hòa, cấu trúc của 7

hợp chất. Các hợp chất trên đều được tìm thấy lần đầu tiên trong chi Paramignya [13].
Vào năm 2016 và 2017, Trịnh Hoàng Dương và cộng sự đã thực hiện việc cô lập
coumarin,chromen và acridon alkaloid để nhằm góp phần cung cấp thêm thông tin về
thành phần hóa học thực vật của cây Xáo tam phân. Trong hai nghiên cứu này, báo cáo
kết quả phân lập mười lăm hợp chất của rễ cây xáo tam phân được thu hái tại tỉnh Phú
Yên bao gồm tám coumarin là ostruthin, 8-methoxyostruthin, 7-hydroxycoumarin, 7methoxycoumarin, 7-demethylsuberosin, xanthyletin, 6,7-dihydroxycoumarin và
6-methoxy-7-hydroxycoumarin cùng với ba chromen là eulatachromen, 2,2dimethylchrom-3-en-6-carboxaldehyd và ninhvanin và bốn acridon alkaloid là
oriciacridon, 5-hydroxynoracronycin, citruscinin-I và glycocitrin-III [7, 8].
Ngô Thị Xuyên và cộng sự vào năm 2018 đã công bố thành phần hóa học và
hoạt tính sinh học trong mẫu lá cây Xáo tam phân ở ngoài vườn ươm và nghiên cứu sự
phát sinh hình thái từ các nguồn mẫu khác nhau. Kết quả cho thấy mẫu lá cũng có
những nhóm hóa học như ở thân, rễ cây và trong đó flavonoid và các hợp chất
9


triterpenoid là có hàm lượng nhiều hơn. Khi mẫu lá được chiết xuất bằng methanol có
khả năng kháng ôxy-hóa với giá trị IC50 là 6,4349 mg/ml và có khả năng kháng chủng
vi khuẩn Gram (+) Staphilococcus aureus. Và nhờ nghiên cứu sự phát sinh hình thái
mà góp phần rất lớn trong việc bảo tồn cây Xáo tam phân quý hiếm này qua công nghệ
nuôi cấy mô thực vật [24].
1.2. GIỚI THIỆU MỘT SỐ HOẠT CHẤT SINH HỌC
1.2.1. Hợp chất saponins
1.2.1.1. Định nghĩa
Saponin (còn gọi là saponosid) là một nhóm glycosid lớn, phân bố khá rộng
trong thực vật. Chữ “sapo” có nghĩa là xà phòng (vì tạo bọt như xà phòng). Có
khoảng 500 loài thuộc 80 họ thực vật có saponin. Ngoài ra, một số loài sinh vật biển
cũng được tìm thấy có chứa saponin như cá sao và hải sâm [1, 49].
Saponin có một số tính chất đặc biệt: Làm giảm sức căng bề mặt, tạo bọt nhiều
khi lắc với nước; làm vỡ hồng cầu ngay ở những nồng độ rất loãng còn được gọi là
tính phá huyết. Saponin thường ở dạng vô định hình, đa số có vị đắng, khó tinh chế,

điểm nóng chảy từ 200 oC trở lên [17]. Một số saponin là chất độc và được biết đến
như sapotoxin.
1.2.1.2. Phân loại
Saponin cấu tạo từ một aglycones polycyclic gắn liền với một hoặc nhiều chuỗi
phân tử đường (sugar). Các đường phổ biến là D-Glucoza, D-Galactoza, L-Arabioza,
L-Rammoza [22].
Dựa vào cấu trúc hóa học của phần aglycone còn được gọi là sapogenin, người ta
phân loại saponin thành hai nhóm lớn là saponin triterpenoid và saponin steroid. Trong
đó, saponin triterpenoid gồm có pentacyclic loại cấu trúc 5 vòng và tetracyclic loại cấu
trúc 4 vòng [22]. Saponin triterpenoid thì có loại trung tính, loại acid và nó ở trong
những cây hai lá mầm. Còn saponin steroid thì có loại trung tính, loại kiềm và thường
gặp trong những cây một lá mầm [54].

10


Saponin

Sapogenin

Sugar

Saponin steroid
(27C)

Saponin triterpenoid
(30C)

Spirostan
Pentacyclic


Tetracyclic

Olean

Dammaran

Ursan

Lanostan

Lupan

Cucurbitan

Furostan
Aminofurostan
Spirosolan
Solanidan
Cấu trúc khác

Hopan

Hình 1.4. Phân loại của saponin [22]

1.2.1.3. Tác dụng sinh học
Saponin có hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn: Các saponin triterpenoid có tác
dụng kháng nấm yếu hơn steroid. Người ta cho rằng khả năng kháng nấm nhờ vào việc tạo
phức với sterol của màng tế bào nấm làm màng tế bào tan rã. Và khả năng kháng khuẩn
của một số saponin đã được xác nhận như chất asiaticosid có tác dụng làm tan màng

sáp của vi khuẩn [1, 22].
Saponin có tác dụng kiềm chế sự sinh trưởng, phát triển của tế bào ung thư.
Nghiên cứu cho thấy các glycoside spirostanol có chứa bốn hoặc trên bốn đơn vị
đường trong phần oligosacarid thì làm quá trình chống ung thư hiệu quả [1, 22].
Tác dụng kháng viêm [1, 22].
Tác dụng hướng sinh dục [1, 22].
Tác dụng liên hệ thần kinh [1, 22].
Có tác dụng làm chết cá nhanh do saponin làm mất các chất điện giải cần thiết
khi tính thấm ở biểu mô đường hô hấp tăng lên. Đồng thời được ứng dụng để chống
mối, diệt các loài thân mềm (nhuyễn thể) như giun, sán,…[1, 22]. Tuy saponin có tác
dụng diệt côn trùng, nhưng không độc với người và súc vật.
11


×