Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Bài giảng Ngữ văn 11 - Làm văn: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong văn nghị luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.98 KB, 13 trang )

LÀM VĂN

Tuần 14- Tiết 42- Chương trình Cơ bản


Ngữ liệu 1
Hằng ngày chúng ta thường có dịp tiếp xúc với đời sống bên
ngoài, trước mắt chúng ta, loài người còn đầy rẫy những cảnh khổ.
Từ một ông lão già nua răng long tóc bạc, lẽ ra phải được sống trong
sự chăm sóc đùm bọc của con cháu, thế mà ông lão ấy phải sống
kiếp đời hành khất, sống bằng của bố thí của kẻ qua đường, đến
một trẻ thơ, quá bé bỏng mà lại sống bằng cách đi nhặt từng mẩu
bánh của người khác ăn dở, thay vì được cha mẹ nuôi nấng, dạy
dỗ…Những hình ảnh ấy và thảm trạng ấy khiến cho mọi người xót
thương, và tìm cách giúp đỡ. Đó chính là lòng nhân đạo.
Con người cần phát huy lòng nhân đạo của mình đối với mọi
người xung quanh. Thánh Găng-đi có một phương châm: “Chinh
phục được mọi người ai cũng cho là khó, nhưng tạo được tình
thương, lòng nhân đạo, sự thông cảm giữa con người với con người
lại càng khó hơn. Điều kiện duy nhất để tạo sự kính yêu và mến
phục đối với quần chúng, tốt nhất là phải làm sao phát huy lòng nhân
đạo đến cùng và tột độ vậy”.
(Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế)


NGỮ LIỆU 1
- Vấn đề nghị luận?
Lòng nhân đạo
- Thao tác lập luận được sử dụng?
Giải thích, chứng minh, bình luận
- Tác dụng của thao tác?


Giúp người tiếp nhận hiểu, tin, biết cách sống
có lòng nhân đạo


I. Luyện tập ở lớp
Phân công nhiệm vụ
1. Nhóm 1- 2 tìm hiểu ngữ liệu 2
2. Nhóm 3- 4 tìm hiểu ngữ liệu 3
Yêu cầu hoạt động nhóm
1. Đọc ngữ liệu và xác định vấn đề nghị luận.
2. Xác định thao tác lập luận được sử dụng?
3. Cho biết tác dụng của thao tác trong ngữ liệu.


Ngữ liệu 2
…Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!
Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có
quyền đầu độc những người ở gần anh. Anh uống rượu say mèm,
anh làm anh chịu, nhưng hút thuốc thì người gần anh cũng hít phải
luồng khói độc. Điều này hàng nghìn công trình nghiên cứu đã
chứng minh rất rõ.
Vợ con, những người làm việc cùng phòng với những người
nghiện thuốc cũng bị nhiễm độc, cũng đau tim mạch, viêm phế
quản, cũng bị ung thư. Anh có quyền hút, nhưng có mặt người
khác, xin mời anh ra ngoài sân, ngoài hành lang mà hút.
Tội nghiệp thay những cái thai còn nằm trong bụng mẹ, chỉ vì có
người hút thuốc ngồi cạnh mẹ mà thai bị nhiễm độc, rồi mẹ đẻ non,
con sinh ra đã suy yếu. Hút thuốc cạnh một người đàn bà có thai
quả là một tội ác.
Bố và anh hút, chú bác hút không những đầu độc con em mà còn

nêu gương xấu…
(Nguyễn Khắc Viện, Ôn dịch thuốc lá)


NGỮ LIỆU 2
- Vấn đề nghị luận?
Bàn về tác hại của thuốc lá
- Thao tác lập luận được sử dụng?
Bác bỏ, phân tích, chứng minh
- Tác dụng của thao tác?
Phủ nhận quan niệm sai lệch về việc hút thuốc lá,
giúp người hút nhận thức rõ tác hại kề cận người
thân và thuyết phục bằng chứng cứ thực tế


Ngữ liệu 3
Từ trước đến nay đã có nhiều định nghĩa về thơ, nhưng lời định
nghĩa nào cũng vn không đủ. Có người nghĩ rằng thơ là những lời
đẹp. Nhưng đâu phải như vậy. Dưới ngòi bút của Xuân Hương,
những chữ tầm thường của lời nói hằng ngày nôm na mách qué đã
trở thành những lời thơ được truyền tụng mãi. Và Nguyễn Du không
những để lại những câu thư như “Mai cốt cách tuyết tinh thần” mà
còn viết:
“Thoắt trông lờn lợt màu da,
Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao!”
Cũng không phải thơ là những đề tài “đẹp”, phong hoa tuyết
nguyệt của các cụ ngày xưa, hoặc những nhớ mong sầu lụy của các
chàng và nàng một thời trước Cách mạng. Nhà thơ Pháp Bô-đơ-le
đã làm bài thơ nổi tiếng về cái xác con chó chết đầy dòi bọ, và ở thời
chúng ta, cái xe đạp, khẩu ba-dô-ca, cho đến cái ba lô trên vai chiến

sĩ, bóng dây thép gai hung ác của đồn giặc,…đều có thể đem nói
trong thơ. Nhà thơ ngày nay không đi tìm cái muôn đời viển vông
bên ngoài cuộc sống thực của con người…
(Nguyễn Đình Thi, Mấy ý nghĩ về thơ)


NGỮ LIỆU 3
- Vấn đề nghị luận?
Quan niệm về ngôn ngữ và đề tài thơ: gắn bó
và có từ đời sống thực hằng ngày
- Thao tác lập luận được sử dụng?
Bác bỏ, chứng minh, so sánh, bình luận
- Tác dụng của thao tác?
Nêu lên một hướng mới trong tìm tòi và sáng
tạo nghệ thuật thơ ca từ ngôn ngữ đến đề tài
để thích ứng với thời đại mới (kháng chiến)


1.Hệ thống tri thức về các thao tác lập luận
THAO TÁC LL

MỤC ĐÍCH

Hãy cho biết
mục đích của
từng TTLL?
Vậy có bao
nhiêu TTLL?

CHỨNG MINH


Tin vấn đề

GIẢI THÍCH

Hiểu vấn đề

PHÂN TÍCH

Hiểu biết cặn kẽ

SO SÁNH

Nhận rõ giá trị sự vật

BÁC BỎ

Phủ nhận ý kiến

BÌNH LUẬN

Đánh giá, bàn bạc

Nguồn gốc
từ đời sống
Đáp ứng yêu
cầu của đời
sống



2. Bài tập áp dụng

Hãy thực hiện bài tập 2 SGK

- Người viết đã kết hợp 3 thao tác: bác bỏ, phân
tích và chứng minh
+ Bác bỏ (thế mà: phủ nhận những việc làm của
Pháp trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa)
+ Chứng minh để làm rõ ý bác bỏ ở 2 lĩnh vực:
về chính trị và kinh tế
+ Phân tích từng mảng nhỏ của 2 lĩnh vực lớn
dưới hình thức diễn dịch


3. Bài tập vận dụng

-Thực hiện (SGK, tr. 175)
-Trình bày sản phẩm
-Nhận xét, góp ý
-Tổng kết chung
Rút kinh nghiệm, sửa
chữa lại để nâng cao
chất lượng sản phẩm
vừa trình bày.

Hoạt động nhóm
Chọn chủ đề, xác
lập ý, viết một ý,
giới thiệu thao tác
đã sử dụng, phân

tích các thao tác
LL, thao tác nào là
chính- phụ để đạt
mục đích nghị luận


II. Luyện tập ở nhà
1. Sưu tầm những bài (đoạn văn) hay, trong đó
tác giả đã sử dụng kết hợp thành công các TTLL
2. Viết một văn bản nghị luận ngắn có vận
dụng kết hợp ít nhất 3 thao tác LL khác nhau để
trình bày quan điểm về 1/3 vấn đề sau:
+ Nét đặc sắc của một bài thơ (một thiên truyện,
một vở kịch)
+ Một tác phẩm VH mới ra đời được nhiều người
quan tâm bàn luận
+ Một nội dung kiến thức Ngữ văn cần được tìm
hiểu sâu hơn, kỹ hơn.


Hướng dẫn học bài
Thực hiện phần luyện tập ở nhà, nhất là ở bài tập
2
Hướng dẫn chuẩn bị bài
- Đọc bài Quá trình văn học và phong cách văn
học
- Rút ra các khái niệm QTVH, TLVH, PCVH và
những biểu hiện của chúng, tìm dẫn chứng minh
họa cho từng nội dung trên.




×