CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CÈm Liªn, ngày 08 tháng 11 năm 2010
BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CÁC MÔN HỌC
VÀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC
I-Việc thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học.
1.Tổ chức dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học theo Công văn
số 624/BGDĐT-GDTH ngày 05/02/2009 về việc Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến
thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học:
1.1.Những thuận lợi dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học:
- Thể hiện tính thống nhất chương trình giáo dục tiểu học trên toàn quốc. Là cơ sở
để cho giáo viên chủ động điều chỉnh nội dung và phương pháp và hình thức dạy học phù
hợp với tình hình thự tế tại lớp, tại địa phương.
- Là cơ sở để cho các trường học chủ động ra đề kiểm tra đảm bảo mục tiêu giáo dục của
bậc học . Là cơ sở để cán bộ quản lí đánh giá tính hiệu quả quá trình giáo dục của giáo
viên hay đơn vị trường học.
- Khắc phục được tình trạng quá tải trong dạy học ở tiểu học, ổn định chất lượng dạy học
ở tiểu học. Khắc phục được sự chênh lệnh về trình độ giáo dục giữa các vùng miền.
- Học sinh chủ động học tập và có thể tự kiểm tra năng lực học tập của mình thông qua
chuẩn kiến thức kĩ năng.
1.2. Những khó khăn dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học :
Giáo viên chưa mạnh dạn thực hiện điều chỉnh dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ
năng các môn học ở tiểu học. Việc điều chỉnh giáo án, …
1.3. Đánh giá sự phù hợp của Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học đối với
khả năng, điều kiện học tập, phát triển của học sinh
Nhìn chung chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học ở tiểu học là phù hợp với khả
năng của các đối tượng học sinh tiểu học. Vì là chuẩn ở mức độ “tối thiểu” cho nên phù
hợp ở mức độ trung bình, còn mức độ khá, giỏi chưa thể hiện rõ.
1.4 .Sự chưa phù hợp
Vì chuẩn kiến thức kĩ năng ở tiểu học “là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu” nên chương
trình và sách giáo khoa hiện nay bám sát mức độ này không có định hướng cho công tác
phát triển nâng cao cho học sinh giỏi, học sinh năng khiếu.
1.5. Đánh giá hoạt động dạy học theo Chuẩn kiến thức kĩ năng của giáo viên
(phù hợp Chuẩn, cao hơn hoặc thấp hơn chuẩn…).Hiện giáo viên đã thực hiện phù hợp
với chuẩn. Còn lúng túng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi . Cần có định hướng rõ
ràng cụ thể với mỗi đối tượng học sinh để giáo viên tiến hành giảng dạy một cách có hiệu
quả.
2.Triển khai nội dung dạy học môn Thủ công, Kĩ thuật ở tiểu học theo Công văn số
7975/BGDĐT-GDTH ngày 10/9/2009 về việc Hướng dẫn dạy học môn Thủ công, Kĩ
thuật ở tiểu học:
- Điều chỉnh nội dung dạy học: nêu rõ nội dung, lí do điều chỉnh của từng lớp; hiệu
quả của việc điều chỉnh.
Khối IV: các bài về Trồng cây rau, hoa
Hiệu quả : các em rất hứng thú trong học tập, vườn hoa của trường được bổ sung.
Khối V: Những tiết thực hành kĩ thuật lắp ghép mô hình thời gian không đủ cho các em
thực hiện nên GVCN chủ động cho các em thực hiện thêm ngoài giờ.
3.Thực hiện đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học theo Thông tư số 32/2009/BGDĐT-
GDTH ngày 27/10/2010.* Ưu điểm :Cách đánh giá nhẹ nhàng, phù hợp với học sinh tiểu
học. Không nặng nề về điểm số, đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét , lấy kết quả
cuối năm học để quyết định kết quả cả năm học tạo điều kiện để học sinh không ngừng
phấn đấu trong học tập.
* Những tồn tại
Những môn đánh giá bằng nhận xét không thực hiện các bài kiểm tra cuối kì, việc
đánh giá xếp loại chưa được quan tâm đúng mức.
4. Triển khai hoạt động cam kết, bàn giao chất lượng học sinh theo Công văn số
7312/BGD-ĐTH ngày 21/8/2009 và Công văn số 4919/BGDĐT-GDTH ngày 17/8/2010
về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 – 2011.
Việc thực hiện cam kết chất lượng giáo dục vào đầu năm và các thời điểm trong
năm học được thực hiện thường xuyên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Việc thực
hiện cam kết đã đem lại hiệu quả thiết thực.
Công tác thực hiện bàn giao chất lượng lớp dưới cho lớp trên : tư khảo sát chất
lượng đầu năm học, trong các kì thi học kì, nhà trường đã thực hiện cho GV khối trên kết
hợp cùng coi thi với lớp dưới. Công tác này đã thực hiện thường xuyên đã góp phần giảm
thiểu tiêu cực trong thi cử.
II-Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học từ năm học 2008 – 2009
đến nay.
1. Công tác chỉ đạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lí, giáo viên về đổi mới
phương pháp dạy học ở tiểu học.. Bồi dưỡng thường xuyên : thông qua sinh
hoạt chuyên môn trường, sinh hoạt tổ khối, …dự giờ, kiểm tra giáo án, ….
2. Việc sử dụng tài liệu bồi dưỡng và thiết bị dạy học về đổi mới PPDH.
3. Đánh giá về hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học
Về giáo viên : hiểu rõ bản chất của đổi mới phương pháp dạy học, hình thành được
những kĩ năng dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, chủ động điều chỉnh trong dạy
học sát với thực tiễn của lớp dạy. Kĩ năng sử dụng đồ dùng dạy học khá nhuần nhuyễn,
hiệu quả. Về học sinh : chất lượng học tập của các em tăng lên rõ rệt, tỷ lệ học sinh Giỏi
tăng cao.
III- Kiến nghị, đề xuất
Cần có những định hướng cụ thể về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi theo các khối
lớp vì hiện nay rất khó phân biệt giữa dạy nâng cao và quá tải.Cần cụ thể hoá các yêu cầu
đối với những vùng khó khăn .
Ngêi b¸o c¸o
Ph¹m Thµnh Huy