Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

tiểu luận thực vật chuyển gen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.05 KB, 13 trang )

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu.
Các chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu làm vườn Ấn Độ đã loại bỏ được mối phiền toái
này khi tạo thành công giống dưa hấu không hạt.
Để không có hạt, dưa hấu phải có số nhiễm sắc thể lớn gấp 3 lần bình
thường hay tính tam bội. Nhóm nghiên cứu tại Banglalore, gồm P Thomas,
M Pitchaimuthu, J B Mythili và M Srinivas, đã đạt được điều đó bằng cách lai
2 giống dưa có số nhiễm sắc thể lớn gấp hai và bốn lần so với bình thường.
Theo các nhà khoa học, quá trình lai giống xung khắc này đã tạo ra một loại
quả chứa phôi chưa trưởng thành. Khi sinh sản bằng phương pháp nuôi cấy
mô, nó sẽ cho những quả dưa hấu không hạt. Phương pháp lai giống trên
mở ra triển vọng phục hồi nguồn hạt tại các ngân hàng.
Dưa hấu không hạt sẽ mang lại thu nhập cao hơn cho người canh tác song
cần nhận được sự ủng hộ rộng rãi của người tiêu dùng.
(Minh Sơn - Theo Times of India)
Việt Báo (Theo_VietNamNet)
Trung Quốc lai tạo giống bông siêu năng suất và siêu kháng sâu
[03.11.2005 13:11]
Sau khi lai tạo thành công giống lúa có thể tăng thêm 20% sản lượng, nay Trung Quốc lại thành công trong
lai tạo bông với khả năng tăng năng suất 25% và đặc biệt là có thể kháng được sâu bướm hại bông.
Bước tiến bộ vượt bậc này được khởi sướng bởi nhà khoa học Guo Sandui và các đồng nghiệp của ông ở
Viện khoa học Nông nghiệp Trung Quốc thực hiện và sự kiện này đã được cả các nhà chuyên môn lẫn quan
chức Trung Quốc ca ngợi và biểu dương. Nhờ lai tạo thành công loại bông có khả năng kháng côn trùng và
sâu bọ gây hại cây trồng nên đã có 2,3 triệu hécta bông biến đổi gen được trồng ở Trung Quốc trong năm
nay. Sau nhiều năm nghiên cứu, Guo, người được mệnh danh là "Cha đẻ của cây bông biến đổi gen", đã lai
tạo thành công loại bông Yinmian 2, hay còn gọi là bông tam tuyến và đã được Uỷ ban đánh giá cây trồng
nông nghiệp Trung Quốc chấp nhận cho vào sử dụng. Theo Guo thì loại bông có chứa gen kháng sâu bệnh
này nếu được trồng trên khoảng 3,33 triệu héc ta đất canh tác phù hợp thì sẽ làm cho sản lượng tăng lên 1
triệu tấn mỗi năm, vượt xa so với những giống bông trước đây. Giống bông Yinmian 2 của Guo và các giống
bông khác đang được lai tạo sẽ cho phép Trung Quốc sử dụng ít diện tích mà vẫn đạt sản lượng và chất
lượng đề ra.
Mặc dù Mỹ và Ấn Độ đã bắt đầu cho lai tạo loại bông giống như Yinmian 2 của Trung Quốc từ lâu nhưng họ


đã không thành công. Ông Yuan Longping, "Cha đẻ cây lúa lai" của thế giới mới đây đã phát biểu rằng, ông
đã từng thăm những trang trại trồng bông lai tạo ở Mỹ và Ấn Độ, nhưng tất cả đều không đạt tiêu chuẩn cao
như của Trung Quốc. "Tôi tin rằng giống bông tam tuyến có chứa gen kháng sâu thực sự là một bước đột
phá đầu tiên trên thế giới. Ngay cả khi mới ở giai đoạn đầu, loại bông của chúng ta cũng giúp tăng sản
lượng được 25%. Đây được coi là bước đại nhảy vọt cho ngành bông thế giới",
ông Yuan Longping đã nói với tờ Nhật báo Trung Hoa. So với loại lúa lai của ông,
với hứa hẹn là sẽ tăng sản lượng khoảng 20%, bông lai tạo của Guo có ưu thế
hơn bởi vì nó còn có khả năng tăng năng suất lên khoảng 30% trong những năm
tiếp theo.
Các nhà khoa học thâm niên của Trung Quốc đã thúc giục các Bộ như Bộ Nông nghiệp, Bộ Khoa học và
công nghệ và Uỷ ban Cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc cùng đẩy mạnh đầu tư và mở rộng loại
bông này cho nông dân để đạt được các lợi ích tối đa. Ông Luo Bin, một quan chức của Bộ Nông nghiệp
Trung Quốc cho biết, loại bông biến đổi gen hoàn toàn an toàn với môi trường và đủ tiêu chuẩn để thương
mại hoá. Trong khi đó ông Fan, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc nhấn mạnh rằng bộ của ông đang
đẩy nhanh việc áp dụng "công nghệ trồng bông hiệu quả" này nhanh như có thể. Với cuộc cách mạng này,
trong tương lai Trung Quốc sẽ không những không phải nhập khẩu bông từ nước ngoài mà còn có triển
vọng xuất khẩu nếu được đầu tư thích đáng.
Com
Phát huy nguồn gen quý
Cập nhật: 12/09/2006
Hiện nay, nước ta lĩnh vực nghiên cứu tạo sinh vật biến đổi gen, nghiên cứu
chuyển gen vào cây trồng (GM) đang được tiếp cận, đầu tư và triển khai
nghiên cứu, ứng dụng với sự chú trọng đặc biệt. Nhiều gen quý có giá trị ứng
dụng như năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu đã được phân lập và
nghiên cứu nhằm chuyển vào cây trồng để tạo nên những giống lý tưởng.

Giống cây trồng truyền thống của Việt Nam rất phong phú. Theo thống kê,
nước ta có tới 1.810 giống ngô, 75 giống khoai lang, 114 giống lạc, 224 giống
đậu đỗ, 33 giống đay, 48 giống dâu... Các nhà khoa học cũng cho rằng, Việt
Nam là một trong những cái nôi của cây lúa nước. Cả nước có tới 2.000

giống lúa cổ truyền, trong đó có 206 giống lúa nếp, hiện vẫn còn những loài
lúa hoang dại trong thiên nhiên.

Qua quá trình canh tác hàng nghìn năm, Việt Nam đã lưu chọn, tạo được nhiều giống lúa quý, chất lượng
nổi tiếng. Riêng về lúa nếp đã tới ba bốn chục giống. Thí dụ: giống nếp hương, nếp hoa vàng, nếp rồng
Nghệ An, nếp chân voi, nếp cà cuống, nếp dâu, nếp cánh sẻ, nếp bầu... Do quá trình chọn lọc, trồng cấy
hàng nghìn đời nên chúng có khả năng thích nghi và chịu đựng tốt với môi trường ruộng đồng. Ðây thật sự
là quỹ gen phong phú, đa dạng, một nguồn gen hết sức quý giá.

Theo TS Lê Thị Thu Hiền, hiện nay ở nước ta lĩnh vực nghiên cứu tạo sinh vật biến đổi gen, nghiên cứu
chuyển gen vào cây trồng (GM) đang được tiếp cận, đầu tư và triển khai nghiên cứu, ứng dụng với sự chú
trọng đặc biệt. Nhiều gen quý có giá trị ứng dụng như năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu đã được
phân lập và nghiên cứu nhằm chuyển vào cây trồng để tạo nên những giống lý tưởng. Nhiều phương pháp
chuyển gen khác nhau như phương pháp bắn gen, phương pháp sử dụng vi khuẩn. A.tumefaciens... đã
được áp dụng thành công trên hàng loạt cây trồng quan trọng như lúa, cà chua, cà tím, đậu xanh, cà-phê,
thuốc lá, khoai lang. Những vấn đề thiết kế vector cũng như hoàn thiện các quy trình tái sinh cây khởi đầu
cho nghiên cứu chuyển gen cũng nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học.

Hiện nay, phần lớn các nghiên cứu liên quan đến cây trồng GM tập trung tại Viện Khoa học và công nghệ
Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các nhà khoa học đã tiến hành thu nhập và phân lập
được nhiều nguồn gen quý có giá trị nông nghiệp như gen chịu hạn, lạnh ở lúa; gen cry, gen mã hóa protein
bất hoạt hóa ở cây mướp đắng và gen mã hóa của cây đậu cô ve có hoạt tính diệt côn trùng; gen kháng bọ,
hà khoai lang của vi khuẩn Bt; gen mã hóa protein vỏ của virus gây bệnh đốm vòng ở cây đu đủ... Hiện các
nhà sinh học Việt Nam đang tiếp tục nghiên cứu để chuyển gen vào cây hoa, cây bông và cây lâm nghiệp,
nhằm nâng cao sức chống chịu với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi.

Những nghiên cứu tăng cường tính chịu hạn và chịu mặn ở cây lúa bằng công nghệ GM, chuyển gen kháng
virus đốm vòng vào cây đu đủ, chuyển gen chịu hạn vào cây bông... cũng đang được triển khai hiệu quả với
một số loài cây GM.


Nhà nước ta đã xác định công nghệ sinh học là một ngành khoa học quan trọng. Từ năm 1990, Chương
trình công nghệ sinh học quốc gia đã được cấp kinh phí cho các dự án nghiên cứu ứng dụng công nghệ
sinh học, đặc biệt trong cải tiến giống cây trồng. Từ năm 2001, Chính phủ đã đầu tư nhiều dự án, đề tài
nghiên cứu GM liên quan đến nhiều cây trồng quan trọng của Việt Nam. Một số phòng thí nghiệm công nghệ
sinh học đã và đang được Nhà nước đầu tư trang thiết bị hiện đại và triển khai các kỹ thuật cơ bản của công
nghệ gen như phân lập và xác định trình tự gen, thiết kế và biến nạp gen vào tế bào vi sinh vật, động vật,
nghiên cứu biểu hiện gen... Nhờ các biện pháp và chính sách khuyến khích, đầu tư hiệu quả đó, công nghệ
sinh học ở nước ta vài năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh mẽ.
Cây cà chua biển đổi gen mọc ở nước mặn
Các nhà thực vật học ở Đại học Davis, Califocnia (Mỹ) và Đại học Toronto (Canađa) đã nghiên
cứu tìm ra cây cà chua biến đổi gen chịu được nước tưới mặn, có thể sẽ là chìa khoá giải quyết
một trong những vấn đề nan giải nhất của nông nghiệp.
Đây là cây biến đổi gen chịu mặn thực sự đầu tiên được tạo ra, mở ra hy vọng là các cây khác
cũng có thể được biến đổi gen để trồng ở những khu vực trên thế giới chỉ có nước mặn và đất bị
nhiễm mặn.
Do ức chế môi trường bởi độ mặn là một trong những yếu tố nghiêm trọng nhất hạn chế năng suất
cây trồng, nên phát minh này sẽ có những ứng dụng quan trọng cho nền nông nghiệp của thế giới.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, trên thế giới ước tính có 10 triệu hecta đất trước đây là đất nông nghiệp
nhưng hiện đang bị mất đi vì độ mặn của nước tưới. Năng suất cây trồng bị giảm vì độ mặn ở 40%
vùng đất được tưới của thế giới.
Tổn hại về đất trồng trọt lại xảy ra trong quá trình xung đột với sự gia tăng dân số thế giới theo
cấp số mũ, mà dự kiến trong 30 năm tới sản lượng lương thực sẽ cần phải tăng thêm 20% ở các
nước phát triển và 60% ở các nước đang phát triển.
Trong suốt thế kỷ qua, các nhà khoa học đã tìm cách phát triển các giống cây chịu mặn bằng các
kỹ thuật nhân giống chọn lọc, nhưng cho đến nay chưa có nghiên cứu nào thành công.
Tưới cho cây trồng là một kỹ thuật trồng trọt lâu đời, cho phép nông dân không bị phụ thuộc nhiều
vào mùa mưa và những bất ổn của thời tiết. Tuy nhiên, tưới cũng làm tăng độ mặn của đất và nước
do làm lắng đọng ở đồng ruộng các muối hoà tan như muối natri, canxi, magiê, sunfat và clorua
mà nước mang theo khi chảy qua các loại đất và đá. Những loại muối này tích luỹ trong đất được
tưới ở những mức có thể làm giảm sức sống và năng suất cây trồng.

Nước tưới mặn gây ra những rối loạn ở hầu hết các loại cây do làm rối loạn khả năng hấp thụ nước
qua các tế bào của rễ cây. Thực tế, nếu độ mặn trong nước rất cao, dòng nước vào cây sẽ đi ngược
lại và cây sẽ bị mất nước, cây sẽ chết khi nước của các tế bào cây bị mất.
Để chống lại tác động này, các nhà nghiên cứu đã biến đổi gen cây cà chua để tạo ra các mức
protein tự nhiên cao hơn, gọi là "protein vận chuyển". Gen điều khiển sự sản sinh protein chuyển
vận nhiều hơn được lấy từ cây Arabidopsis, là loài cây họ hàng với cây bắp cải thường được sử
dụng trong nghiên cứu cây trồng.
Protein chuyển vận sử dụng năng lượng sẵn có trong tế bào để di chuyển muối - ở dạng các ion
natri - vào các ô trong tế bào gọi là không bào. Một khi muối đã vào trong không bào, sẽ bị cô lập
khỏi phần còn lại của tế bào và không có khả năng can thiệp vào hoạt động sinh hoá bình thường
của cây.
Loại cây chịu mặn biến nạp di truyền này thực sự đã khử được muối của đất. Do hoạt tính tích luỹ
muối của cây chỉ diễn ra ở lá cây nên chất lượng quả cà chua không bị ảnh hưởng
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng cây cà chua biến đổi gen sinh trưởng và ra quả ngay cả
khi nước tưới có độ mặn cao gấp khoảng 50 lần bình thường. Cây được tưới nước có nồng độ
muối 200 mM natri clorua, mặn hơn một phần ba độ mặn của nước biển (530 mM natri clorua).
Phát minh cây cà chua là nghiên cứu tiếp tục về tính chịu mặn của thực vật của các nhà khoa học
trên. Năm 1999, họ đã công bố họ đã phát hiện ra gen chi phối sự sản sinh ra protein vận chuyển
và tính chịu mặn ở cây Arabidopsis biến nạp di truyền.
Cây cà chua đổi gen được trồng ở nhà kính trường đại học Toronto. những nhà nghiên cứu cho
rằng với tài trợ thích hợp, sẽ có thể phát triển cây cà chua chịu mặn thương mại được trong ba năm
tới.
N.T.Q. (Theo Sciencedaily, 2/8/2001)
Rừng ngập mặn, giải pháp kỹ thuật tự nhiên đơn giản chống sóng thần

Dạng tài liệu : Bài trích bản tin
Ngôn ngữ tài liệu : Tiếng Việt
Tên nguồn trích : Môi trường và phát triển bền vững
Dữ liệu nguồn trích : 2005/Số 2/Bảo vệ môi trường
Đề mục : 87.27 Bảo vệ thực vật và động vật

Từ khoá : Rừng ngập mặn ; Giải pháp ; Kỹ thuật ; Sóng thần
Nội dung:

Khi các quốc gia Ấn Độ Dương thảo luận về hệ thống cảnh báo sớm đối với sóng thần, thì các nhà khoa học về
môi trường ở đây lại đưa ra một biện pháp giảm thiểu thảm họa tự nhiên bằng kỹ thuật đơn giản sẵn có, đó là sử
dụng những cánh rừng ngập mặn.
Cây và các bụi cây ven biển đã cứu sống hàng trăm sinh mạng trong thảm họa động đất và sóng thần diễn ra

vào tháng 12/2004, ở Khu vực các nước Ấn Độ Dương và trong tương lai những cánh rừng này sẽ có thể cứu được
hàng nghìn sinh mạng nếu như chúng được trồng nhiều hơn nữa.
Các cánh rừng ngập mặn tạo thành một rào chắn tự nhiên giữa các ngôi làng với biển động, và có thể tạo chỗ
dựa tin cậy cho mọi nỗ lực mới của quốc tế trong việc phối hợp các cảnh báo cũng như bố trí các phương án sơ
tán.
V.Selvum, giám đốc dự án thuộc Tổ chức Nghiên cứu MS Swaminathan ở Madras (Chennai) cho biết: “Hàng
nghìn năm qua, các cánh rừng ngập mặn đã tạo thành một tầng đệm ngăn bão xoáy cũng như các loại bão khác,
thường xuyên đổ bộ vào các bờ biển phía nam Ấn Độ”.
Theo ông Selvum, có 172 gia đình ở trong làng chài Thirunal Thoppu thuộc bang Tamial Nadu của Ấn Độ đã
được cứu thoát khỏi sóng thần vì có các cánh rừng ngập mặn rập rạp đang phát triển. Ở ba làng khác của Tamil
Nadu, mỗi làng có hơn 100 gia đình sinh sống, thiệt hại cũng được giảm thiểu nhờ có các cây thuỷ sinh.
Ông Selvum cho biết: “Cho dù tác động cơ học của sóng thần là rất lớn, phá huỷ tuyến rừng ngập mặn đầu
tiên, thì vận tốc nước vẫn bị giảm đi đột ngột khi di chuyển xa hơn”.
Những cánh rừng ngập mặn đang biến mất
Những cánh rừng ngập mặn khá phong phú tồn tại hơn 70 năm qua ở các cửa sông, đã bị suy giảm nghiêm trọng
do dân làng chặt phá làm nhiên liệu và cỏ khô. Các khu vực khô hạn này hút nước biển, làm tăng độ mặn của đất
và phá huỷ các thảm thực vật khác.
Tổ chức nghiên cứu MS Swaminathan được thành lập cách đây 14 năm, là tổ chức chuyên nghiên cứu bảo tồn và
tái sinh các cánh rừng ngập mặn vùng duyên hải Đông Ấn Độ, chuyển các gen chịu mặn từ các cây trong cánh
rừng ngập mặn sang cho các cây trồng ở vùng này. MS Swaminathan đã tìm ra một biện pháp khắc phục mặn
bằng cách đào mương dẫn nước biển ra ngoài và đưa nước ngọt vào. Chính phủ Ấn Độ đã bắt đầu khởi động Dự
án về Quản lý Rừng ngập mặn vào những năm 1990 ở tất cả các cộng đồng địa phương , dọc vùng duyên hải

miền Đông từ Tamil Nadu tới miền Tây Bengal trong phạm vi 7 hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Selvum cho biết: “MS Swaminathan đã khôi phục được khoảng 5000 ha trong khi đó chính phủ phục hồi được
10000 ha”.
Hiện nay, Bộ Môi trường và Rừng của Ấn Độ đã có chương trình khôi phục rừng ngập mặn và tiếp tục giúp đỡ
các cộng đồng địa phương vùng duyên hải khôi phục rừng ngập mặn.
Ở Tamil Nadu, diện tích rừng ngập mặn bị suy thoái trên diện rộng, gần 1/3 diện tích rừng ngập mặn ở bang
này đã bị phá huỷ hoàn toàn. Các cộng đồng địa phương trước đây ít khi lắng nghe những người quản lý thì hiện
nay đang nhận thấy rằng họ đang sử dụng các cánh rừng ngập mặn có tác dụng bảo tồn các lưu vực đánh bắt cá.
Rào chắn mỏng bị mất

×