Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Một số giải pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.48 KB, 16 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Vì tương lai của con em ta, dân tộc ta,
mọi người, mọi nghành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu bé cho
tốt”. Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, vì vậy trẻ em có quyền được
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.
Quyền trẻ em khẳng định “ Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có
để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn”. Công ước Liên Hợp
Quốc về quyền trẻ em còn khẳng định: “Vì chưa đạt đến mặt trưởng thành về
mặt thể chất và trí tuệ, trẻ em cần phải được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, trước
cũng như sau chào đời. Các bậc cha mẹ là người phải chịu trách nhiệm chính
trong việc nuôi nấng giáo dục con cái của chính mình”. “Không ai được phép
làm tổn hại đến trẻ em. Nghĩa vụ của chúng ta là phải tôn trọng và bảo vệ trẻ
em. Không ai được ngược đãi trẻ em trai và trẻ em gái về mặt thể chất, bằng
ngôn ngữ hoặc tình cảm, kể cả cha mẹ, thầy cô giáo hay những người chăm sóc
trẻ”.
Với những vấn đề then chốt ấy thì nền giáo dục hiện nay cũng đã đặt ra là ta
cần giáo dục và trang bị cho thế hệ trẻ các kỹ năng sống, các kỹ năng giao tiếp,
ứng xử như thế nào để giải quyết các vấn đề xã hội, để tự bảo vệ mình, đồng thời
hướng đến môi trường giáo dục sự hòa hợp, hợp tác thân thiện cho trẻ trên cơ sở
các giá trị sống.
Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về kỹ
năng sống và trong các công trình nghiên cứu thì kỹ năng tự bảo vệ là một trong
những kỹ năng thuộc nhóm một gồm các kỹ năng tự nhận thức và sống với
chính mình. Vì vậy kỹ năng tự bảo vệ là kỹ năng rất quan trọng.
Quá trình phát triển nhân cách của một đứa trẻ nếu như chúng ta chú trọng
từ buổi sơ khai thì nó sẽ sớm hình thành và tôn vinh các giá trị đích thực của trẻ,
các em sẽ có nhân cách phát triển toàn diện, bền vững, có khả năng thích ứng và
chống chọi với mọi biến động của xã hội, biết tự khẳng định mình trong cuộc
sống. Mục đích của Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009
của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo và Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày


30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng bộ giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung
một số nội dung của chương trình GDMN có mục tiêu đề ra là:“ Giúp trẻ em
phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành và phát triển ở trẻ
những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một: hình thành ở
trẻ những chức năng tâm lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những
kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những
khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc
học suốt đời.”“ Trẻ hiểu biết và thực hành an toàn cá nhân.”. Trong “ Biết một số
nguy cơ không an toàn và phòng tránh”. Việc giáo dục kỹ năng sống nói chung
và kỹ năng tự bảo vệ nói riêng đòi hỏi một quá trình rèn luyện, giáo dục lâu dài.
Hơn nữa tuổi mầm non đặc biệt là trẻ trong độ tuổi 5- 6 tuổi là giai đoạn học hỏi,
tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách, do đó cần có giải
pháp giáo dục thật hữu ích giúp trẻ tự chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh khỏi
nguy hiểm.
1


Trẻ cần được trang bị kỹ năng tự bảo vệ phù hợp, đứa trẻ cần được đảm bảo
về nhu cầu an toàn, ổn định về mặt tâm lý có cơ hội để phát triển nhân cách đầy
đủ và đúng hướng. Trong thực tế của xã hội ngày nay tình trạng trẻ em bị thụ
động không biết cách tự bảo vệ bản thân, gặp những tình huống nguy cấp không
biết tìm kiếm sự giúp đỡ, nạn bạo hành trẻ em đang ngày càng nhức nhối, để lại
những hậu quả thật thương tâm và đáng tiếc ngày càng nhiều trong xã hội. Thực
tế này khiến cho tất cả chúng ta cần phải suy nghĩ. Từ những trăn trở về những
hậu quả đáng tiếc ấy thì việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh là một
việc làm rất quan trọng và cần thiết nhất là trẻ 5-6 tuổi các con còn rất bé, mọi
kỹ năng tự bảo vệ bản thân đều không có, thể lực cũng chưa đủ để chống lại
những xâm hại cơ thể về mọi mặt. Ở lứa tuổi này, nếu các con được rèn luyện
thường xuyên để tự đối phó với các tình huống có thể xảy ra thì các con hoàn
toàn có thể tiếp thu được. Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ là cung cấp cho các con

những kiến thức cơ bản nhất với những hình thức phù hợp nhất cho các con,
giúp các con dễ nhớ, ấn tượng sâu sắc với các tình huống có thể xảy ra, vận
dụng những kiến thức được học để tự bảo vệ bản thân. Đây cũng là phương
pháp mà người lớn có thể bảo vệ cho trẻ một cách tốt nhất khi các con gặp phải
nguy hiểm mà không có cha, mẹ, anh, chị hoặc cô giáo bên cạnh. Các con cần
được dạy và rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ trong nhiều tình huống khác nhau,
trong nhiều hoàn cảnh và không gian khác nhau, đồng thời có kỹ năng so sánh,
phân tích, tổng hợp….Để nâng cao những hiểu biết nhất định của các con về các
sự việc, hiện tượng xung quanh…
Đây cũng là lý do để tôi mạnh dạn đưa ra “Một số giải pháp giáo dục kỹ
năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Khảo sát thực trạng sử dụng biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ
mẫu giáo 5- 6 tuổi, từ đó đề xuất thử nghiệm một số giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc phân tích, tổng hợp các nguồn tài
liệu khác nhau có liên quan đến đề tài: sách, báo, luận án, tạp chí, trang web…
+ Phương pháp quan sát: Quan sát một số hoạt động của cô và trẻ ở trường
mầm non: giờ học, hoạt động vui chơi trong lớp, ngoài trời để tìm hiểu rõ hơn
thực trạng biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Điều tra tìm hiểu nhận thức; thực
trạng biện pháp, nội dung, hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi; những khó khăn trong quá trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thử nghiệm một số giải pháp đã đề
xuất trên trẻ nhằm hỗ trợ việc kiểm nghiệm tính hiệu quả của các giải pháp đề
xuất.

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến:
2


Khi nói đến thuật ngữ “tự bảo vệ” thông thường người ta thường liên tưởng
đến việc một cá nhân nào đó có thể đang gặp nguy hiểm đe dọa đến sự an toàn,
sinh mạng và họ phải nghĩ đến việc dùng cách thức nào đó chẳng hạn như: kêu
cứu, võ thuật,… để chống trả, ứng phó với những tình huống khó khăn đó. Nói
cách khác, “tự bảo vệ” nghĩa là chủ thể hay cá nhân nào đó cần có những kiến
thức, những cách ứng xử phù hợp nhất trong những hoàn cảnh nhất định để tự
bảo vệ lấy bản thân.
Theo từ điển Tiếng Việt tự bảo vệ có nghĩa là: Tự che chở, tự bảo vệ lấy
mình, tự mình giữ lấy mình, chống lại sự xâm hại của kẻ khác
Trang bị kỹ năng để trẻ tự bảo vệ chính mình là hành trang vô cùng cần
thiết để giúp trẻ ứng phó với mọi biến đổi trong cuộc sống. Theo Bộ giáo dục và
đào tạo thống nhất quan điểm của UNICEF thì kỹ năng bảo vệ bản thân là một
nội dung quan trọng trong nhóm kỹ năng nhận thức về bản thân cần giáo dục trẻ
trong các trường Mầm non.
Vậy chúng ta hiểu kỹ năng tự bảo vệ bản thân là gì? Có thể hiểu: “Kỹ năng
tự bảo vệ là khả năng con người vận dụng những kiến thức để nhận diện đồng
thời biết cách ứng phó được trước các tình huống bất lợi, những hoàn cảnh nguy
hiểm có thể xảy đến để bản thân được an toàn”.
Và: “Kỹ năng tự bảo vệ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là khả năng trẻ 5-6 tuổi
vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm của trẻ để nhận diện đồng thời biết cách
ứng phó được trước các tình huống bất lợi, những hoàn cảnh nguy hiểm xảy đến
để bản thân được an toàn”.
Năm học 2019-2020, trường mầm non Đông Hải đưa nhiệm vụ giáo dục kỹ
năng cho trẻ 5-6 tuổi vào các mục tiêu trọng tâm trong công tác chăm sóc, giáo
dục trẻ.

2.2. Thực trạng của vấn đề
* Thuận lợi:
- Nhà trường có cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu chăm sóc và giáo dục trẻ
nói chung, dạy kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ nói riêng
- Ngay từ đầu năm học, nhà trường xây dựng các hoạt động nhằm giáo dục
kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ dưới dạng lồng ghép vào các chủ đề, với chủ đề nào thì
giáo viên cũng đưa những bài dạy để giáo dục cho trẻ biết những việc trẻ nên làm
hay không nên làm.
- Tập thể CBGVNV 100% ®¹t tr×nh ®é chuÈn, trong ®ã trªn
chuÈn lµ 23/30 ®¹t 77%
- Đa số giáo viên tuổi đời còn trẻ được tiếp cận nguồn tri thức mới, phương
pháp mới, đáp ứng được yêu cầu. Nhiệt tình trong công tác rất tâm huyết với nghề,
chịu khó tìm tòi, học hỏi trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.
* Khó khăn:
- Giáo viên chưa được tập huấn về nội dung, phương pháp giáo dục kỹ
năng tự bảo vệ cho trẻ.
- Thời gian dành cho việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi còn ít
- Một số giáo viên còn hạn chế về nhận định tầm quan trọng và sự cần thiết
của việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi trong nhà trường.
- Một số giáo viên còn hạn chế trong việc đưa ra những tình huống thực sự
3


có vấn đề, có ý nghĩa với cuộc sống của trẻ, cũng như hệ thống câu hỏi hướng dẫn
nhằm khơi gợi trẻ giải quyết vấn đề.
- Giáo viên chưa nghiên cứu và tự bồi dưỡng cho mình kiến thức để xây
dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng tự bảo vệ chưa bài bản và có hệ thống đang còn
mang tính chất “ Giáo dục tự do”. Nhận thức của phụ huynh về vai trò của kỹ
năng tự bảo vệ cho trẻ chưa tốt chưa chú tâm phối hợp cùng nhà trường và giáo
viên.

- Do tình hình dịch côvit diễn biến còn nhiều phức tạp dẫn đến việc trẻ
không được thực hành nhiều về kỹ năng tự bảo vệ. Các hoạt động giáo dục thiên
về cung cấp kiến thức cho trẻ hơn là tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm, thực hành và
biện pháp giáo dục giáo viên sử dụng chủ yếu là trò chuyện và dùng lời.
- Một số gia đình còn thờ ơ chưa thực sự quan tâm đến việc dạy trẻ kỹ năng
ứng phó với các tình huống xấu trẻ có thể gặp nên nhiều trẻ vẫn còn chưa biết
cách phòng tránh những mối nguy hiểm cận kề.
* Kết quả, khảo sát thực trạng .
Tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng để có cơ sở đối chứngtrước và sau khi
thực hiện đề tài. Kết quả như sau:
Bảng khảo sát trẻ (tháng 9 năm 2019)
Tổng Số trẻ 5-6 được
khảo sát về kỹ năng
Trẻ biết
Trẻ Phân vân
Trẻ Chưa biết
bảo vệ
100 trẻ
30/100 = 30% 30/100 = 30%
40/100 = 40%
Bảng khảo sát giáo viên về mức độ cần thiết áp dụng các giải pháp rèn
kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi (tháng 9/2019)
Số GV
được
KS

8 GV

Giải pháp để giáo viên
thực hiện


Mức độ cần thiết
Rất cần
thiết
3/8 = 37,5%
3/8 = 37,5%

Cần thiết

Không cần
thiết
2/8= 25%
1/8 = 12.5%

Xử lý tình huống
3/8= 37,5%
Sử dụng các trò chơi
4/8 = 50%
Tạo môi trường hoạt động
4/8 = 50% 3/8 = 37,5% 1/8 = 12.5%
tích cực
Tạo cơ hội để trẻ được
4/8 = 50% 3/8= 37,5% 1/8 = 12.5%
tương tác được trải nghiệm
Khuyến khích trẻ nhận xét,
2/8 = 25%
đánh giá bạn và tự đánh 3/8 = 37,5% 3/8 = 37,5%
giá bản thân
Bồi dưỡng lý luận và 4/8 = 50% 3/8 = 37,5% 1/8 = 12.5%
phương pháp dạy kỹ năng

tự bảo vệ cho GVMN

4


Xây dựng và đưa nội dung
giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
cho trẻ 5-6 tuổi một cách 4/8 = 50% 3/8 = 37,5% 1/8 = 12.5%
toàn diện hơn theo hướng
tích hợp vào các thời điểm
trong ngày
Nâng cao ý thức của
GVMN phụ huynh về sự
4/8 = 50% 3/8 = 37,5% 1/8 = 12.5%
cần thiết của kỹ năng tự
bảo vệ cho trẻ
Phối hợp nhà trường và gia
2/8 = 25%
đình trong việc giáo dục kỹ 3/8 = 37,5% 3/8 = 37,5%
năng tự bảo vệ cho trẻ.
Trước thực trạng trên là một giáo viên tôi nhận thấy cần phải có những giải
pháp để giúp trẻ biết cách tự bảo vệ chính bản thân mình, nhằm nâng cao hơn
nữa nhận thức của bản thân, đồng nghiệp trong nhà trường, phụ huynh học sinh
và toàn xã hội về “ Giải pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi” là rất cần thiết.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải
quyết vấn đề
2.3.1. Giải pháp xử lý tình huống và bài tập nhằm tạo cơ hội để trẻ
được tương tác được trải nghiệm
Trong trường mầm non đặc biệt là với trẻ trong độ tuổi 5-6 tuổi thì việc tận

dụng những tình huống nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày, hoặc tạo tình huống
hấp dẫn mang tính có vấn đề để tổ chức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ cô
cần tạo cho trẻ có cơ hội được trải nghiệm bằng thực tế sinh động đó là thông
qua các tình huống giả định. Với việc giải quyết một cách thuần thục những tình
huống giả định mà cô đưa ra giúp trẻ sẽ không bị lúng túng khi giải quyết những
tình huống mà trong thực tế trẻ sẽ gặp phải.
Thông qua việc trẻ được trải nghiệm xử lý các tình huống từ đó sẽ có biểu
tượng về các hành vi và chuẩn mực, làm giàu vốn sống, vốn kinh nghiệm của trẻ
giúp trẻ lựa chọn những hành vi tích cực để vận dụng vào trong cuộc sống của
mình.
Khi triển khai áp dụng các tình huống tôi đưa ra những tình huống mà trẻ
thường gặp phải trong cuộc sống liên quan đến kỹ năng tự bảo vệ như tình
huống: Trẻ bị lạc mẹ trong siêu thị, trẻ bị người lạ dụ dỗ, bị người khác tấn công,
trẻ bị lạm dụng...
Khi đã đưa ra các tình huống giáo viên không nên đưa ra cách giải quyết cụ
thể mà nên tạo điều kiện để cho trẻ tự tìm cách giải quyết theo khả năng của
mình. Trong quá trình trẻ giải quyết một tình huống nào đó, tùy từng nhóm trẻ
mà cô có thể nâng cao yêu cầu với trẻ cho phù hợp.
Khi trẻ giải quyết các tình huống cô giáo cần theo dõi cách giải quyết của
trẻ để trẻ kịp thời đưa ra những gợi ý cần thiết nhằm hướng dẫn trẻ. GV phải
luôn quan sát và khích lệ cũng như tuyên dương những biểu hiện kỹ năng tốt của
5


trẻ.
Cô giáo cần đưa ra các tình huống không gò bó áp đặt trẻ. Tình huống phải
đảm bảo tính tự nhiên, gắn liền với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ, phản ánh
mối quan hệ đa dạng, phong phú trong xã hội. Cô cần sự giao tiếp gần gũi, thân
thiện, bình đẳng giữa cô và trẻ, giữa trẻ và trẻ với nhau.
Ví dụ: BGH tổ chức cho trẻ đi tham quan doanh trại quân đội và siêu thị

BigC, GV đưa ra một số tình huống để học sinh lớp minh tự giả quyết, bên cạnh
đó có sự giám sát của GV khi trẻ giải quyết tình huống.
Tình huống 1: Cô tổ chức cho trẻ trong lớp đi thăm quan siêu thị, cô để hai
trẻ đứng chờ ngoài cổng, cô dẫn các bạn trong lớp vào siêu thị trước để tham
quan siêu thị, hai trẻ đứng ngoài bị lạc cô và các bạn.
Tình huống 2: Đến thăm quan doanh trai quân đội cô nhờ người lạ đóng giả
là người quen của trẻ cho kẹo và nói họ là bạn của bố mẹ và rủ trẻ đi cùng họ.
- Cô giáo cũng có thể tổ chức bằng cách cho trẻ xem trình chiếu bằng
powerpoint hình hoặc chuẩn bị những bức ảnh tập thể hoặc hình rời gia đình,
nhóm bạn của bố mẹ, cô giáo ...Các bức ảnh về người lạ dẫn dụ các bé... Cô sẽ
hỏi từng trẻ ai là người quen của trẻ, ai là người lạ trong hình; Các con có đi
theo người lạ không... và yêu cầu từng trẻ trả lời...
Tình huống 3: Người lạ vào lớp ôm hôn, bế, và có những hành động sàm
sỡ để con giải quyết.
Tình huống 4: Cô đưa ra tình huống khẩn cấp như: Cháy, có bạn hoặc
người rơi xuống nước, ngã chảy máu...
Tình huống 5: Cô cho trẻ xem một đoạn clip hoặc một bức tranh thể hiện
sự nguy hiểm trong thiên nhiên như bão lụt, động đất, sóng thần, sấm sét. Câu
hỏi tình huống tương ứng với đoạn clip hoặc bức tranh. Từ ba đến bốn đáp án
trắc nghiệm có hình ảnh minh họa – Cô hỏi trẻ nếu con rơi vào tình huống đó
con sẽ xử lý thế nào? GV nên để đáp án dưới dạng trắc nghiệm, mỗi đáp án đều
có hình ảnh minh họa sinh động rõ ràng để trẻ tự chọn lựa ( - Nếu con biết động
đất sắp xảy ra con sẽ làm gì? => đưa hình ảnh 1: Trẻ chạy ra khỏi nhà thật nhanh
=> Con cầu cứu người lớn => Con chui vào gầm bàn và ôm đầu lại thật chặt).
Tình huống 6: Cô giáo cho trẻ quan sát vật thật hoặc tranh ảnh các loại thức
ăn, nước uống sạch, an toàn ( bánh mì, quả chín) có màu sắc, mùi vị đi kèm như:
màu vàng đẹp,... các loại thức ăn, các loại quả có dấu hiệu ôi thiu, có nấm mốc,
mùi vị hôi, thối, tanh, chua.... yêu cầu trẻ:
- Nhận dạng và phân loại được các thức ăn, quả có dấu hiệu ôi thiu, mốc,
bầm dập, thối...

- Hãy kể các biểu hiện của thức ăn, nước uống có hại cho sức khỏe: Có mùi
hôi, chua, màu lạ, lẫn tạp chất, phân chuột,gián, ruồi.
Cô giáo đưa ra các câu hỏi: Các thức ăn ôi thiu có nên ăn không? Tại sao?
( Không nên ăn vì dễ bị đau bụng, tiêu chảy...). Thức ăn hôi thiu khác với thức
ăn không bị ôi thiu như thế nào?( Có mùi hôi, thối, khó chịu, có màu lạ). Con có
biết tại sao thức ăn hôi thiu? ( Do để lâu, không che đậy, để ruồi bâu, không cất
tủ lạnh...). Nước ở ao hồ sông suối, lu nước tắm rửa có thể dùng để uống được
không?( Không vì có vi trùng, virút gây bệnh đau bụng, tiêu chảy, giun sán...).
Tay bẩn( do dính đất, vật bẩn...) có cầm bánh ăn được không? ( không vì bị
6


nhiễm giun gây bệnh).
Tình huống 7: Cô đưa ra một số đồ vật qua powerpoint hoặc tranh ảnh các
đồ vật có thể gây nguy hiểm cho trẻ như: búa, đinh vít, kéo bấm khuy, dao, đinh,
kim tiêm, kim khâu, gim giấy(đầu nhọn), nắp chai, các loại hột, hạt nhỏ( Có thể
lọt vào lỗ tai, lỗ mũi...) như hạt thóc, hạt đậu... và một số đồ vật đồ chơi không
gây nguy hiểm. => Cô cho trẻ quan sát vật thật hoặc hình ảnh đồ vật có thể gây
nguy hiểm; yêu cầu trẻ gọi tên đúng từng đồ vật có thể gây nguy hiểm; giải thích
nguyên nhân tại sao các đồ vật có thể gây nguy hiểm, cách phòng tránh.
Tình huống 8: Cho trẻ xem video hoặc tranh ảnh các sự việc có thể gây
nguy hiểm. Cô giáo chỉ từng bức tranh cho trẻ nhìn trong giây lát và hỏi:
- Con hãy nhìn kĩ cho cô biết đây là sự việc gì?
- Sự việc nào trong những sự việc này là nguy hiểm?
- Con hãy giải thích sự việc có thể gây nguy hiểm như thế nào?
- Con có thể làm gì để tránh sự nguy hiểm?
Rất nhiều những tình huống và bài tập mà cô đưa ra nhằm giúp trẻ được
trải nghiệm và giáo viên sẽ là người quan sát, sau đó tổng hợp lại, hướng cho trẻ
những kỹ năng tốt nhất để bảo vệ khi trẻ gặp các tình huống.
2.3.2: Giải pháp sử dụng các trò chơi

Sử dụng trò chơi nhằm giúp trẻ thực hành kỹ năng tự bảo vệ là giải pháp rất
hiệu quả đối với trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi giúp trẻ tìm hiểu vấn đề, biểu
hiện thái độ hay thực hiện hành động, việc làm. Khi chơi giúp trẻ rèn luyện nhận
thức và thực hành kỹ năng.
Khi cô giáo tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi học tập trẻ sẽ nhận biết kỹ
năng tự bảo vệ qua việc tiến hành các hành động nhận thức để phân loại các
hành vi đúng sai, nên và không nên.
Ví dụ: Cô giáo có thể tổ chức các trò chơi phù hợp với trẻ 5-6 tuổi như trò
chơi về đúng nhà, ai đúng ai sai, phân loại các đồ chơi an toàn và loại bỏ các đồ
chơi không an toàn, kể theo yêu cầu của cô, bù chỗ khuyết, hãy xếp theo thứ
tự....
Khi xây dựng giáo viên phải dựa vào nội dung học, điều kiện và thời gian
mỗi giờ học. Trò chơi phải mang ý nghĩa giáo dục, phải phù hợp với tâm lý trẻ,
phù hợp vào khả năng hướng dẫn của GV và cơ sở vật chất của nhà trường. Trò
chơi đưa ra phải tạo được hứng thú cho trẻ, có mục đích và có luật chơi rõ ràng.
Khi tổ chức chơi GV phải chuẩn bị phần thưởng cho người thắng cuộc và phải
lường trước những tình huống có thể xảy ra trong khi trẻ chơi.
Bên cạnh trò chơi học tập thì trò chơi đóng vai cùng rất hiệu quả để giúp
trẻ có những kỹ năng tự bảo vệ. Vì ở trò chơi này trẻ có thể thực hành và làm
thử một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Khi trẻ chơi đóng
vai trẻ có thể tái hiện lại những điều trẻ đã quan sát được hòa mình vào nhân vật,
từ đó thay đổi thái độ hành vi của mình trước những tình huống bất kỳ.
Ví dụ: Khi tôi cho trẻ chơi đóng vai gia đình đi siêu thị mà bố mẹ để con bị
lạc? Hoặc nhóm bạn đang chơi thì có người lạ lại cho kẹo bản thân bạn ấy cùng
các bạn trong nhóm sẽ giải quyết thế nào?
Muốn trẻ chơi đóng vai tốt thì cô giáo cần nêu ra chủ đề chơi, chia nhỏ các
nhóm chơi, giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Quy định thời
7



gian chuẩn bị, thời gian chơi của nhóm. Yêu cầu các nhóm thảo luận, luyện tập
để chơi tốt và hiểu cách chơi và luật chơi.
Trước khi tổ chức thực hiện trò chơi, cô giáo cần chuẩn bị đầy đủ các
phương tiện cần thiết cho trò chơi học tập và đóng vai: Các bài tập chơi, đồ dùng
số lượng đầy đủ cho các trẻ hoặc các tình huống đóng vai phù hợp với chủ đề,
nội dung, mục tiêu mong muốn.
Cô giáo khích lệ trẻ để cả lớp cùng tham gia. Nên có hóa trang và đạo cụ
đơn giản cho trò chơi đóng vai để tăng tính hấp dẫn cho vai diễn.
2.3.3: Giải pháp tạo môi trường hoạt động tích cực. Tạo cơ hội để trẻ
được tương tác, được trải nghiệm
Để trẻ có kỹ năng tự bảo vệ thì việc tạo cho trẻ môi trường hoạt động tích
cực là rất quan trọng. Muốn tạo được môi trường hoạt động tích cực đòi hỏi phải
có không gian đa dạng, mới lạ và bầu không khí thân thiện cởi mở... Có như vậy
mới kích thích hứng thú chơi của trẻ và thúc đẩy trẻ rèn luyện kỹ năng theo khả
năng của mình.
Tạo môi trường hoạt động cho trẻ nên tạo không gian chơi rộng rãi, thoáng
mát,với các đồ chơi đa dạng, phong phú, mới lạ, hấp dẫn cũng như tạo bầu
không khí thân thiện, bình đẳng là một việc quan trọng trong việc tổ chức các
hoạt động giáo dục kỹ năng. Đặc biệt là trong hoạt động chơi đóng vai, mô
phỏng lại các tình huống trong cuộc sống thì việc có các đồ dùng phù hợp để trẻ
có thể thao tác sẽ hỗ trợ việc giáo dục kỹ năng phù hợp.
Xây dựng môi trường mở hấp dẫn phù hợp với sự phát triển của trẻ. Những
góc chơi được sắp xếp hợp lý, thuận tiện sẽ kích thích trẻ tích cực thể hiện, tích
cực trải nghiệm các kỹ năng. Việc tạo môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động có
tác dụng hỗ trợ sự lựa chọn các hoạt động của trẻ, tạo điều kiện cho hoạt động
của cô và trẻ đa dạng, hấp dẫn.
Bên cạnh môi trường vật chất, môi trường tâm lý cởi mở, quan hệ giữa cô
và trẻ thân thiện, sự khuyến khích có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc tạo hứng
thú và tính tích cực của trẻ trong việc tham gia các hoạt động giáo dục kỹ năng
nó sẽ tạo cho trẻ cơ hội nảy sinh ý tưởng chơi, dự định chơi.

Để có môi trường vật chất thuận lợi cho hoạt động của trẻ, trước hết giáo
viên cần chuẩn bị không gian chơi cho trẻ bằng cách tạo ra các góc chơi, khu
vực chơi, để trẻ tham gia vào hoạt động chơi. GV cần lựa chọn vị trí để tổ chức
hoạt động đảm bảo rộng rãi, thoáng mát, thuận tiện an toàn, vệ sinh phù hợp với
các hoạt động. Đặc biệt trong việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ, chúng ta có thể
tận dụng các góc chơi để mô phỏng các tình huống để trẻ dễ dàng tham gia.
Giáo viên cần sắp xếp đồ dùng, đồ chơi và không gian hoạt động cho trẻ
phải làm sao để trẻ dễ quan sát, di chuyển khuyến khích trẻ cùng hoạt động, giao
tiếp, liên kết các nhóm chơi. Việc sắp xếp phải bố trí các nhóm hoạt động tĩnh,
động và đủ khoảng cách giữa các nhóm chơi. Đồ chơi đa dạng mang tính mở
mới lạ hấp dẫn nhằm kích thích trẻ để trẻ hoạt động tích cực.
GV tạo môi trường tâm lý thật thân thiện, hợp tác, chia sẻ và gợi mở. Bởi
việc tạo môi trường như vậy sẽ tạo cho trẻ gần gũi với trẻ, trẻ gần gũi với giáo
viên. Sự chân tình, cởi mở gần gũi của cô sẽ tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, an
toàn, dễ chịu nơi lớp học và tạo điều kiện để trẻ là chính mình. Đây cũng chính
8


là cơ sở để cho mọi hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhành, hấp dẫn giúp trẻ luôn
tự tin mạnh dạn, chủ động và tích cực khi tham gia các hoạt động. Đây cũng là
chất xúc tác quan trọng để nuôi dưỡng và phát triển kỹ năng trẻ.
Khi trẻ duy trì được mối quan hệ tốt với các bạn cùng lớp, với GV thì đó sẽ
là điều kiện thuận lợi để trẻ có thể chơi cùng nhau, hợp tác gắn bó cùng nhau.
Để làm được điều này, cô giáo cần có những cử chỉ nhẹ nhàng, gần gũi, ánh mắt
dịu hiền, âu yếm, lời nói tình cảm... để tạo cho trẻ một cảm giác: Cô chính là bạn
của trẻ. Từ đó trẻ sẽ tự tin bộc lộ bản thân, mạnh dạn hợp tác với cô và bạn,
mạnh dạn hỏi những điều trẻ chưa biết. Bên cạnh đó cô giáo cần khuyến khích,
động viên những nỗ lực và thành quả của trẻ trong khi trẻ chơi. Cô giáo chỉ đóng
vai trò là người tổ chức, hướng dẫn giúp đỡ trẻ khi cần thiết. GV cần có biện
pháp hướng các trẻ trong nhóm chơi cùng lắng nghe bạn nói, ủng hộ ý tưởng và

dự định của bạn nếu hợp lý. GV cần tạo cơ hội để trẻ khẳng định mình, được
trao đổi, được bàn bạc nhau. Điều này sẽ giúp trẻ tích cực thể hiện mình với GV
và các bạn kỹ năng tự bảo vệ của trẻ 5-6 tuổi sẽ ngày càng tốt.
Bên cạnh việc tạo môi trường hoạt động tích cực GV cần tạo cơ hội cho trẻ
tương tác, được trải nghiệm: Tạo cơ hội để trẻ thực hành, luyện tập, tương tác
với người lớn, với các bạn bè và mọi lúc mọi nơi.
Để giáo dục và phát triển kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ thì điều quan trọng nhất
là phải luôn tạo cơ hội để trẻ được thực hành, luyện tập các hành vi thường
xuyên, mọi lúc mọi nơi, có như vậy trẻ mới hình thành nên các kỹ năng một
cách bền vững.
Kỹ năng của trẻ không thể hình thành qua việc nghe giảng, việc nghe giảng
chỉ mới giúp trẻ nhận thức về một vấn đề nào đó. Trẻ chỉ hình thành kỹ năng khi
trẻ được cùng tham gia làm chứ không chỉ nói về một kỹ năng nào đó. Việc hình
thành kỹ năng được thông qua tương tác với người lớn, với bạn cùng học. Trong
khi tương tác trẻ được thể hiện ý tưởng của mình, được trải nghiệm, đánh giá,
xem xét về những kinh nghiệm mà mình đã có trước đây. Hơn nữa, việc tổ chức
cho trẻ trải nghiệm những tình huống thực tế sẽ vừa tạo hứng thú cho trẻ đồng
thời nhiều kinh nghiệm quý báu được hình thành, kể cả khi trẻ chưa thực hiện
đúng trong quá trình thao tác. Việc tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm có thể được
tiến hành thông qua việc xây dựng các tình huống và tổ chức các hoạt động phù
hợp, cũng có thể được thực hành bằng cách cho trẻ trực tiếp quan sát trong thực
tế.
Giáo viên cần tạo các hoạt động, cơ hội để trẻ được trải nghiệm, thực hành
mọi lúc mọi nơi qua các hoạt động trong trường mầm non: giờ học, hoạt động
vui chơi, tham quan, dã ngoại ngoài trời...
2.3.4:Giải pháp khuyến khích trẻ nhận xét, đánh giá bạn và tự đánh
giá bản thân
Khi GV muốn trẻ có kỹ năng tự bảo vệ mình thì việc tiến hành đánh giá kết
quả hoạt động của trẻ có vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục tiếp theo.
Dựa vào kết quả đánh giá, GV có thể xác định chất lượng và hiệu quả của những

tác động giáo dục của mình. Những ưu điểm và hạn chế của từng hoạt động
cũng được bộc lộ, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp để cho quá trình tổ chức sau
được hoàn thiện.
9


Đánh giá trẻ có ý nghĩa thiết thực trong việc điều chỉnh nhận thức, thái độ
và các hành vi biểu hiện của trẻ. Tự đánh giá là yếu tố bên trong của sự điều
chỉnh - điều chỉnh hành vi và đó cũng là yếu tố của tự giáo dục.
Thông qua việc nhận xét sẽ giúp trẻ củng cố thêm kinh nghiệm sống của
mình và biết điều chỉnh hành vi theo chuẩn mực yêu cầu chung. Từ đó hình
thành và phát triển các kỹ năng cho trẻ một cách hiệu quả.
Từ việc trẻ tự nhận xét, đánh giá bạn, trẻ đối chiếu với khả năng của bản
thân, từ đó xác định được khả năng của mình, từ đó có thái độ đúng đắn để tự
điều chỉnh hành vi và cách ứng xử của mình cho phù hợp.
Muốn làm tốt những việc trên người GV cần quan sát phát hiện ra những
sai lệch đưa ra những gợi ý để trẻ thực hiện nhiệm vụ. GV cần đưa ra những yêu
cầu cụ thể về nhiệm vụ của trẻ và yêu cầu về kỹ năng tự bảo vệ đối với trẻ. Trên
cơ sở đó làm điểm tựa giúp trẻ dễ so sánh, đánh giá và tự đánh giá lẫn nhau
trong nhóm để tự điều chỉnh hành vi phù hợp để kỹ năng tự bảo vệ ngày càng
hoàn thiện và thuần thục hơn. GV cũng cần cung cấp cho trẻ những tiêu chuẩn,
thang đánh giá. Trên cơ sở này trẻ sẽ đánh giá một cách công bằng, khách quan.
Khuyến khích trẻ tự đánh tự đánh giá bản thân bằng cách cô cho trẻ nhìn
nhận lại việc thể hiện các vai mà mình tham gia, việc tham gia các hoạt động
của trẻ đã tốt hay chưa. Việc yêu cầu trẻ tự đánh giá đòi hỏi trẻ phải so sánh kết
quả của bản thân với yêu cầu của hoạt động, so sánh hoạt động giáo dục kỹ năng
tự bảo vệ hiện tại so với những buổi trước như thế nào, so sánh trẻ với các bạn
cùng lớp...
2.3.5: Giải pháp bồi dưỡng lý luận và phương pháp dạy kỹ năng tự
bảo vệ cho GVMN và thống nhất nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho

trẻ 5-6 tuổi trong nhóm lớp.
Hiện nay ở các trường MN đang bắt đầu quan tâm đến việc giảng dạy kỹ
năng sống cho trẻ trong trường mầm non, trong đó có kỹ năng tự bảo vệ. Tuy
nhiên trên thực tế thì đa phần GV chưa được tập huấn về phương pháp giáo dục
kỹ năng tự bảo vệ. GV thực hiện còn mang nặng tính kinh nghiệm. Bên cạnh đó,
tài liệu về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ cũng chưa có nhiều. Do vậy, việc
GV cần được cung cấp các phương pháp giáo dục kỹ năng, các tài liệu hướng
dẫn là điều quan trọng. Bởi chỉ khi GV có nhận thức đúng đắn về kỹ năng, thì
mới có thể tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng này ở trẻ.
Chính vì vậy tôi cũng mạnh dạn tham mưu với BGH nhà trường để đưa ra
mục tiêu cho năm học 2019 -2020 cho tập thể CBGVNV trong toàn trường đó
là: Tự học tự bồi dưỡng kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như
nâng cao kiến thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ của trẻ 5-6 tuổi trong nhà trường.
Từ việc tham mưu đưa ra mục tiêu ấy CBGVNV đã phần nào chú trọng hơn về
việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ là rất cần thiết và rất quan trọng đối với
trẻ mầm non trong độ tuổi 5-6 tuổi.
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tôi đã mạnh dạn đưa ra những nội
dung cần thiết trong việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ đó là rà soát toàn bộ
chương trình giáo dục mầm non, xem xét nội dung nào có thể lồng ghép nội
dung tự bảo vệ cho trẻ. Tùy vào các chủ đề theo tuần, tháng, học kỳ mà tôi lựa
chọn những kỹ năng sống phù hợp để giáo dục cho trẻ, những nội dung của kỹ
10


năng tự bảo vệ phải được lồng ghép một cách khéo léo, linh hoạt, mềm dẻo tùy
từng chủ đề
Ví dụ 1: Trong chủ đề bản thân tôi cũng mạnh dạn đưa ra những bài học
trong hoạt động vui chơi và mọi lúc mọi nơi về giáo dục giới tính và kỹ năng
tránh bị xâm hại tình dục như bị lạm dụng sàm sỡ...
Hoặc những bài dạy làm sao để trẻ bảo vệ cơ thể phân biệt được những

điều nên hay không nên ăn vào cơ thể.( Thức ăn ôi thiu và thức ăn thơm ngon,
chơi đất có thể nhiễm giun và rửa tay trước khi ăn....)
Ví dụ 2: Trong chủ đề giao thông cô đưa ra những bài học giúp trẻ phân
biệt được đúng sai và cần làm gì để không nguy hiểm đến tính mạng ...
Ví dụ 3: Trong chủ đề hiện tượng tự nhiên lồng ghép những bài học giúp
trẻ nhận biết được những hành vi đúng hoặc sai của con người đối với môi
trường. Cô đưa ra những bức tranh có hành vi sai đối với môi trường. Sau đó hỏi
trẻ từng tranh( Nếu xả rác ra môi trường thì sẽ có những ảnh hưởng gì?...)
2.3.6: Giải pháp phối hợp nhà trường và gia đình, nâng cao ý thức của
GVMN phụ huynh về sự cần thiết của kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ.
Giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng tự bảo vệ nói riêng cho trẻ là
hết sức quan trọng đòi hỏi sự tham gia của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Bởi
như DorothyHolte đã nói. “ Cây giáo dục chỉ đơm hoa thơm và kết trái ngọt khi
có sự chăm sóc và vun xới của nhà trường, gia đình và xã hội” và ông bà, cha mẹ,
thầy cô, anh chị hãy là tấm gương sáng để các em noi theo. Hãy gần gũi, chia sẻ,
tâm sự, động viên và cùng các em tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống
tuyệt nhiên không được so sánh hay áp đặt ý nghĩ chủ quan của mình.
Việc thực hiện kỹ năng tự bảo vệ không chỉ thực hiện tại trường mầm non,
mà việc rèn luyện kỹ năng cần thực hiện đều dặn ở nhà. Điều này chỉ có thể thực
hiện được nếu có sự hỗ trợ của phụ huynh.
Hiện nay, nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, trong đó có kỹ năng tự bảo
vệ cho trẻ mầm non rất được phụ huynh quan tâm. Dấu hiệu tích cực trong nhận
thức này của cả phụ huynh và GV là một điều kiện hết sức thuận lợi để chúng ta
có thể giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ.
GV cần tuyên truyền cho phụ huynh về vai trò quan trọng của kỹ năng tự
bảo vệ với trẻ mẫu giáo. Các biện pháp tuyên truyền cần gần gũi, cần tận dụng
các câu truyện có thật trong cuộc sống, các sự kiện nổi bật của xã hội để tuyên
truyền nâng cao nhận thức cho phụ huynh về vai trò và sự cần thiết trang bị tri
thức, kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ trong cuộc sống hiện nay.
Muốn làm tốt việc phối kết hợp thì nhà giáo viên và gia đình cần thống nhất

nội dung giáo dục tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi. GV trao đổi phương pháp rèn kỹ
năng cụ thể cho phụ huynh để họ có thể thực hiện tại nhà. Phụ huynh theo dõi các
nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ ở trên lớp và hướng dẫn thêm cho con mình
ở nhà. Phụ huynh trao đổi với giáo viên về những biểu hiện của trẻ, những khó
khăn khi thực hiện, kết quả đạt được... Phụ huynh và giáo viên cùng tham gia
đánh giá mức độ hình thành và phát triển kỹ năng của trẻ sau khi thực hiện.
2.4. Hiệu quả cuả sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
* Đối với hoạt động giáo dục:
11


GV trong nhà trường đã ứng dụng các giải pháp để xây dựng thành các giáo
án, tổ chức các hoạt động cho trẻ trải nghiệm và thu thập thông tin qua việc trải
nghiệm của trẻ.
Trẻ được học trong môi trường học tập thân thiện, tích cực; có điều kiện phát
huy tính tích cực, khả năng tư duy sáng tạo, phát triển năng khiếu, sở trường của
mình, học sinh ham thích đến trường, thi đua học tập, nhiệt tình tham gia các
phong trào của nhà trường.
Trẻ trong độ tuổi 5-6 tuổi trong trường MN Đông Hải đã được thực hành,
trải nghiệm qua rất nhiều hình thức tổ chức về kỹ năng tự bảo vệ và kết quả đạt
được đó là: Trẻ nhận thức được nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ, trẻ đã biết
kêu cứu giúp đỡ và chạy khỏi nơi nguy hiểm; Biết địa chỉ; Biết số điện thoại khẩn
cấp; Cứu hỏa, cứu thương, công an; Biết không đi theo và nhận quà của người lạ
khi chưa được người thân cho phép; Biết hành vi bị xâm hại. Biết ý nghĩa và có ý
thức thực hiện theo quy định của một số biển báo giao thông; Biển báo nơi nguy
hiểm...
Nâng cao được nhận thức của GVMN, phụ huynh về sự cần thiết của kỹ
năng tự bảo vệ. Phối hợp nhà trường và gia đình trong việc giáo dục kỹ năng tự
bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường MN Đông Hải.

Bảng kết quả khảo sát trẻ (tháng 5 năm 2020)
Tổng Số trẻ 5-6 được khảo
sát về kỹ năng bảo vệ
100 trẻ

Trẻ biết

Trẻ Phân vân

Trẻ Chưa biết

75/100 = 75%

25/100 = 25%

0/100 = 0%

Bảng khảo sát giáo viên về mức độ cần thiết áp dụng giải pháp rèn kỹ
năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi trong tháng 4/2018
Số GV
Giải pháp để giáo viên
Mức độ cần thiết
được KS
thực hiện
Rất cần
cần thiết
Không
thiết
cần thiết
Xử lý tình huống

6/8= 75%
2/8= 25%
0/8 = 0%
Sử dụng các trò chơi
7/8= 87,5% 1/8 = 12,5% 0/8 = 0%
Tạo môi trường hoạt động
6/8= 75%
2/8= 25%
0/8 = 0%
tích cực
8 GV Tạo cơ hội để trẻ được
7/8= 87,5% 1/8 = 12,5% 0/8 = 0%
tương tác và trải nghiệm
Khuyến khích trẻ nhận
xét, đánh giá bạn và tự 6/8= 75%
2/8= 25%
0/8 = 0%
đánh giá bản thân
Bồi dưỡng lý luận và 7/8= 87,5% 1/8 = 12,5% 0/8 = 0%
phương pháp dạy kỹ năng
tự bảo vệ cho GVMN

12


Xây dựng và đưa nội dung
giáo dục kỹ năng tự bảo
vệ cho trẻ 5-6 tuổi một
cách toàn diện hơn theo
hướng tích hợp vào các

thời điểm trong ngày
Nâng cao ý thức của
GVMN phụ huynh về sự
cần thiết của kỹ năng tự
bảo vệ cho trẻ
Phối hợp nhà trường và
gia đình trong việc giáo
dục kỹ năng tự bảo vệ cho
trẻ.

6/8= 75%

2/8= 25%

0/8 = 0%

7/8= 87,5%

1/8 = 12,5%

0/8 = 0%
0/8 = 0%

5/8= 62,5%

3/8= 37,5%

* Đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
- BGH và GV xây dựng được nội dung giáo dục, xây dựng được bộ công cụ
để giúp đánh giá kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi trong nhà trường. Xây dựng

và đưa nội dung giáo dục theo hướng tích hợp với các hoạt động dạy, hoạt động
vui chơi và các hoạt động khác; nâng cao nhận thức của GVMN, phụ huynh về sự
cần thiết của kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ; Phối hợp giữa nhà trường và gia đình
trong việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường MN Đông
Hải.
- Nhận thức được vai trò và sự cần thiết của kỹ năng tự bảo vệ trẻ em. Nắm
vững mục tiêu, nội dung, chương trình một cách có hệ thống; nắm vững phương
pháp và cách thức sử dụng phương pháp để tổ chức các hoạt động dạy kỹ năng tự
bảo vệ cho trẻ.
3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận
Kỹ năng tự bảo vệ là một trong những kỹ năng sống quan trọng của con
người đặc biệt với trẻ em. Các nước trên thế giới cũng có những công trình
nghiên cứu về kỹ năng tự bảo vệ và quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng này cho
trẻ. Ở Việt Nam, bước đầu chúng ta cũng đã quan tâm giáo dục kỹ năng tự bảo
vệ cho trẻ. Tuy nhiên, các tài liệu biên soạn, các công trình nghiên cứu về giáo
dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ còn hạn chế về số lượng. Do vậy chưa có những
đánh giá cụ thể và mang tính khái quát về thực trạng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
để từ đó xây dựng những biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ.
Kỹ năng tự bảo vệ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là khả năng trẻ 5-6 tuổi vận
dụng những kiến thức, kinh nghiệm của trẻ để nhận diện đồng thời biết cách ứng
phó được trước các tình huống bất lợi, những hoàn cảnh nguy hiểm xảy đến để
bản thân được an toàn; Quá trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi là quá trình dưới sự tổ chức, lãnh đạo có mục đích của giáo viên nhằm
giúp trẻ trang bị những kiến thức giữ an toàn và học cách nhận biết, thực hành
các hành động đúng và kịp thời để bảo vệ bản thân trước các tình huống nguy
hiểm; Và biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là tổ
13


hợp những cách thức giáo dục cụ thể của người giáo viên trong quá trình giáo

dục nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đặt ra.
Tuy nhiên, để hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ đạt hiệu quả
cao, người cán bộ quản lý cần nhận thức được vai trò và sự cần thiết của kỹ
năng tự bảo vệ trẻ em; tạo điều kiện cho GV đi học tập kinh nghiệm trau dồi
kiến thức về Kỹ năng sống đặc biệt là kỹ năng tự bảo vệ. Bồi dưỡng lý luận và
phương pháp dạy, thống nhất nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ, xây dựng bộ
công cụ đánh giá kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi trong nhà trường.
Mỗi giáo viên cần chủ động xây dựng kế hoạch, biện pháp giáo dục phù hợp
tình hình thực tế của lớp, giúp nâng cao việc rèn kỹ năng tự bảo vệ của lớp mình
chủ nhiệm góp phần nâng cao chất lượng về rèn kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6
tuổi trang bị cho trẻ những kiến thức giữ an toàn và học cách nhận biết, thực hành
các hành động đúng và kịp thời để bảo vệ bản thân trước các tình huống nguy
hiểm. Giáo viên phải có hiểu biết tốt về tâm lý trẻ.
3.2. Kiến nghị:
* Đối với Phòng giáo dục:
- Tổ chức các lớp tập huấn về phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho
đội ngũ BGH và GV các trường mầm non.
- Cung cấp thêm cho các trường mầm non các phương tiện và tài liệu về
giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ.
* Đối với Ban giám hiệu:
- Cần quy định những giờ học giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ cụ thể
hơn trong kế hoạch giáo dục của nhà trường.
- Thống nhất nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi trong
nhà trường.
- Tạo điều kiện để GV được tham gia lớp tập huấn về các phương pháp
giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mầm non.
Trên đây là một số kinh nghiệm của cá nhân tôi đã đúc rút, thực hiện trong
quản lý, có thể còn mang tính chủ quan, chưa hoàn thiện, còn hạn chế về trình độ
lý luận và kinh nghiệm thực tiễn. Tôi rất mong được bổ sung, góp ý của hội đồng
khoa học các cấp, để bản sáng kiến được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Đông Hải, ngày 15 tháng 4 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
NGƯỜI VIẾT

Lê Thị Hồng

14


1.
2.

3.
4.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chương trình giáo dục mầm non năm 2009
Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ
trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo và Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày
30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng bộ giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ
sung một số nội dung của chương trình GDMN ban hành kèm theo
thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng
Bộ giáo dục và Đào tạo
MN 39 trong BDTX mầm non

Bộ công cụ theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ 5 tuổi.

15


DANH MỤC VIẾT TẮT
STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22

23
24

Chữ viết
Bộ giáo dục và đào tạo
Sở giáo dục và đào tạo
Phòng giáo dục và đào tạo thành phố
Giáo dục mầm non
Giáo dục phổ thông
Giáo dục thường xuyên
Giáo dục và đào tạo
Giáo dục chuyên nghiệp
Chăm sóc giáo dục mầm non
Ban giám hiệu
Hiệu trưởng
Phó hiệu trưởng

Chữ viết tắt
BGD&ĐT
SGD&ĐT
PGD&ĐTTP
GDMN
GDPT
GDTX
GD&ĐT
GDCN
CSGDMN
BGH
HT
PHT


Giáo viên mầm non

GVMN

Cán bộ
Giáo dục
Mầm non
Quyết định
Công văn
Số lượng
Tỉ lệ
Giáo viên
Trung bình
Khảo sát
Bình trường

CB
GD
MN

CV
SL
TL
GV
TB
KS
BT

16




×