Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Một số giải pháp tìm kiếm, khai thác và xử lý thông tin phục vụ xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.58 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÌM KIẾM, KHAI THÁC, XỬ LÍ
THÔNG TIN PHỤC VỤ XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC CÁC
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI

Người thực hiện: Đỗ Thị Hằng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường mầm non Quảng Hưng
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HOÁ NĂM 2020


MỤC LỤC
TT
1.
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
2.
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
3.


3.1
3.2

Nội dung
Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Kết luận, kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

Trang
2
2
3
3
3
4
4
5
6

16
17
17
17
19

1


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Thông tin là sự phản ánh sự vật, sự việc, hiện tuợng của thế giới khách
quan và các hoạt động của con người trong đời sống xã hội. Điều cơ bản là con
người thông qua việc cảm nhận thông tin làm tăng hiểu biết cho mình và tiến
hành những hoạt động có ích cho cộng đồng. Thông tin làm tăng hiểu biết của
con người, là nguồn gốc của nhận thức và là cơ sở của quyết định.
Khi tiếp nhận được thông tin, con người thường phải xử lí để tạo ra những
thông tin mới có ích hơn, phù hợp với mục đích sử dụng. Mục đích của thu thập
và xử lí thông tin là tri thức.
Xu hướng tiếp cận trong giáo dục mầm non xuất phát từ việc tiếp nhận tri
thức, nhận thức về thế giới tự nhiên, xã hội, con nguời. Trong đó, trẻ em là đối
tượng được hướng đến. Cách tiếp cận này giúp cho quá trình giáo dục trẻ phù
hợp với qui trình nhận thức phát triển mang tính toàn diện cho trẻ. Thông tin cần
cung cấp tích hợp những tri thức, kĩ năng sống và tri thức tiền khoa học phù hợp
với trình độ phát triển của trẻ mầm non, những tri thức đó mang tính tích hợp
cao, có khả năng cung cấp cho trẻ nhiều kinh nghiệm sống phong phú về nhiều
mặt. Những tác động về các mặt đều liên quan mật thiết với nhau nằm trong hệ
thống và được thể hiện trong các hình thức giáo dục, tạo ra một sức mạnh tổng
hợp nhằm phát triển nhân cách của trẻ.
Trước những thách thức về đổi mới chương trình giáo dục mầm non theo

hướng tích hợp, người giáo viên mầm non cần chủ động và sáng tạo hơn trong
việc xây dựng chương trình giáo dục phù hợp với nhu cầu hứng thú và sự phát
triển của trẻ trong lớp. Để khuyến khích sự sáng tạo, dám mạnh dạn áp dụng
những kinh nghiệm mới, người giáo viên cần tìm kiếm khai thác, xử lý thông tin
một cách chính xác để chủ động linh hoạt chọn lựa các nội dung của chương
trình cũng như cách thức tổ chức thực hiện phù hợp với thực tế và đạt được mục
tiêu đề ra.
Trẻ nhỏ học tất cả những gì xảy ra và không chia tách việc học thành các
môn học. Các trải nghiệm học tập của trẻ cần tích hợp, lồng ghép với nhau giúp
trẻ hiểu các kiến thức và kĩ năng trong quá trình dạy và học. Trong hoàn cảnh có
ý nghĩa, trẻ phát hiện sự vật từ quan sát, nghiên cứu, khám phá và các hoạt động
thực hành thành những kinh nghiệm. Những kinh nghiệm học tập từ lĩnh vực
này có thể một cách tự nhiên dẫn đến kinh nghiệm học tập ở lĩnh vực khác.
Vì vậy, giáo viên tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin làm cho hoạt động học
tập mang tính thực tiễn, tập trung vào kiến thức và kĩ năng. Từ việc trẻ được
nhìn thấy, nghe, suy ngẫm về những hoạt động dựa trên những điều cô truyền
đạt sẽ giúp trẻ đưa ra nhiều sự lựa chọn hơn về những điều mà trẻ sẽ làm, mang
đến cho trẻ nhiều kiến thức hơn. Tuy nhiên, tổ chức các hoạt động giáo dục chỉ
mang lại hiệu quả khi giáo viên kết hợp chặt chẽ thành một kế hoạch và thực
hiện đầy đủ những nội dung của bài học. Bởi thế, khai thác, xử lí thông tin là rất
cần thiết để chọn lọc dạy học tích hợp trong tổ chức các hoạt động tác động
cùng một lúc đến nhiều mặt phát triển khác nhau của trẻ.
2


Với mong muốn hướng trẻ tiếp cận những thông tin hữu ích nhằm giúp trẻ
phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ, lao động và khả năng kích thích sự tìm
tòi, khám phá thế giới xung quanh, tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp tìm
kiếm, khai thác, xử lí thông tin phục vụ xây dựng và tổ chức các hoạt động
giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi”

1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đối với trẻ mầm non, việc tìm hiểu thế giới xung quanh là nhiệm vụ cơ
bản. Khái niệm học tập vui chơi và tiếp thu tri thức mới chưa được định hình
thành những khoảng rõ như ở trẻ ở lứa tuổi phổ thông. Việc cung cấp thông tin
cho trẻ để hài hòa giữa việc học tập, vui chơi và tiếp nhận tri thức là nhiệm vụ
của giáo viên mầm non.Vì thế, giáo viên càng tìm kiếm, khai thác, xử lí thông
tin thì càng tăng cường sự hiểu biết, kiến thức truyền đạt đến trẻ và chất lượng
chăm sóc- giáo dục đối với trẻ càng được nâng cao.
Đối với giáo viên mầm non, việc thiết kế hoạt động thường bị thiếu thông
tin hoặc thông tin chưa thật sự phong phú với chủ đề giảng dạy khi tìm kiếm,
khai thác và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để đưa vào các hoạt động.
Mặt khác, việc tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ nhiều khi chưa thật sự hấp
dẫn do hình ảnh, video, âm thanh chưa thực sự lôi cuốn trẻ. Bởi vậy, khi tìm
kiếm, xử lí, khai thác thông tin sẽ kích thích việc tìm tòi, khám phá ham học hỏi
của trẻ.
Bên cạnh đó, trong quá trình tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin giúp giáo
viên có thêm tri thức mới, củng cố những hiểu biết vốn có, đồng thời nâng cao
trình độ, kỹ năng tin học thiết yếu cần có sử dụng trong công tác xây dựng và
ứng dụng vào hoạt động chăm sóc- giáo dục thiết thực nhất. Đồng thời giáo viên
nâng cao năng lực chuyên môn: giáo viên phải thiết kế, tổ chức, hướng dẫn trẻ
thực hiện các hoạt động với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn
phù hợp với nội dung giáo dục, trình độ cá nhân trẻ nhưng vẫn đảm bảo các điều
kiện của trường, của lớp. Giáo viên tạo cơ hội và điều kiện cho trẻ được tham
gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh hội nội
dung học tập, chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng đã có của trẻ,
bồi dưỡng hứng thú, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong hoạt động của trẻ
giúp trẻ phát triển khả năng của bản thân, điều này giúp phát triển kỹ năng và sự
sáng tạo nghề nghiệp của cô giáo.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Năm học 2019- 2020, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công đứng

lớp mẫu giáo lớn: Hoa Đào. Nhận thức được tầm quan trọng của việc đưa thông
tin vào công tác xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục rất quan trọng nên
tôi đã nghiên cứu một số giải pháp tìm kiếm, khai thác, xử lý thông tin phục vụ
xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục cho 23 trẻ (5- 6 tuổi) tại nhóm lớp
phụ trách.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: thông qua nhóm
trẻ được phân công phụ trách, qua tìm hiểu trên báo đài, qua mạng internet, qua
3


trao đổi thông tin với phụ huynh, bạn bè, đồng nghiệp giúp tôi có được thông tin
chính xác, sát thực với thực tế của đề tài.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: bám sát vào số lượng trẻ trong lớp và
mục đích của đề tài đưa ra những con số cụ thể làm minh chứng rõ ràng để
khẳng định hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
- Trao đổi kinh nghiệm học hỏi đồng nghiệp: thông qua kinh nghiệm của
đồng nghiệp tại các nhóm lớp, thông qua trao đổi chuyên môn nắm bắt tiếp thu
và áp dụng phù hợp vào nhóm trẻ phụ trách
- Để tổ chức có hiệu quả việc khai thác, xử lý thông tin phục vụ xây dựng
và tổ chức các hoạt động giáo dục tôi sử dụng một số phương pháp sau: Làm
gương, làm mẫu, trải nghiệm, động viên, khích lệ, đàm thoại, luyện tập...
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: qua áp dụng vào thực tế tôi cần đúc
rút những điều đã làm được và chưa làm được để có đúc rút kinh nghiệm cho
bản thân.
- Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế: giáo dục trẻ điều chỉnh một
số thói quen, hành vi với nhận thức của trẻ.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Phát triển giáo dục mầm non là quan điểm, chính sách nhất quán của Đảng

và Nhà nước ta từ trước đến nay. Mấy chục năm qua, chính sách này vẫn là sợi
chỉ đỏ xuyên suốt trong các văn kiện Đại hội Đảng và được thể chế hóa bằng
Luật Giáo dục và hàng loạt các văn bản dưới luật nhằm phát triển giáo dục mầm
non.
Xã hội hiện đại đòi hỏi trẻ không chỉ có khả năng lấy tri thức ra từ những
tri thức có sẵn, đã lĩnh hội khi cô truyền đạt, mà còn có năng lực chiếm lĩnh, sử
dụng các tri thức một cách độc lập, khả năng đánh giá các sự vật, tư tưởng, các
hiện tượng mới một cách thông minh, sáng suốt khi gặp các vấn đề trong cuộc
sống. Quá trình tự học của trẻ góp phần quan trọng trong quá trình giáo dục sau
này.
Hoạt động giáo dục là những hoạt động tổ chức trong tiết học và ngoài tiết
học nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực phù hợp đặc điểm tâm sinh lí
lứa tuổi mầm non. Sự bùng nổ thông tin với tốc độ phát triển của xã hội kéo theo
nhiều đổi mới trong giáo dục. Hiện nay, hoạt động giáo dục có nhiều công cụ,
nhiều thông tin giúp phát triển toàn diện cho trẻ. Điều này góp phần nâng cao
tính tích cực, sáng tạo của trẻ thông qua hình thức “học mà chơi, chơi mà học” ở
trường mầm non. Tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin là nhiệm vụ quan trọng,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
Môi trường vận động thông tin là môi trường truyền tin. Nó bao gồm các
kênh liên lạc tự nhiên hoặc nhân tạo như sóng âm, tia sáng, dây dẫn, sóng âm
thanh, sóng hình... Kênh liên lạc thường nối các thiết bị của máy móc với nhau
hay nối với con người. Con người có hình thức liên lạc tự nhiên và cao cấp là
tiếng nói, từ đó nghĩ ra chữ viết. Ngày nay nhiều công cụ phố biến thông tin đã
xuất hiện: bút viết, máy in, điện tín, điện thoại, phát thanh, truyển hình, phim
ảnh, tạp chí...
4


Thông tin được lưu trữ nhiều dạng vật liệu khác nhau như khắc trên đá, ghi
trên giấy, trên bìa, trên băng đĩa... Thông tin có thể được phát sinh, lưu trữ,

truyền, tìm kiếm, sao chép, xử lí, nhân bản. Thông tin cũng có thể biến dạng sai
lệch hoặc bị phá hủy. Thế giới quanh ta rất đa dạng nên có nhiều dạng thông tin
khác nhau. Mỗi dạng thông tin lại có một cách thể hiện khác nhau. Để có được
những thông tin hàng ngày, chúng ta thường tìm kiếm và đưa thêm các loại
thông tin khác nhau như âm thanh, saript, video, hình ảnh động vào tổ chúc hoạt
động sẽ giúp cho giáo viên truyền tải bài giảng đến trẻ một cách trực quan, sinh
động và kích thích tất cả các giác quan của trẻ tham gia quá trình khám phá, làm
chủ và tích lũy kiến thức.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Mọi biện pháp giáo dục đưa ra đều phải dựa trên thực tiễn, lấy thực tiễn
làm nền tảng cho mọi vấn đề nghiên cứu. Vì thế trong quá trình tích luỹ kinh
nghiệm để làm sáng kiến, tôi đã tìm hiểu tình hình thực tế của nhà trường, của
nhóm lớp, về chất lượng trẻ như sau:
2.2.1. Thuận lợi
- Tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên đa số trẻ, nhiệt tình, có năng lực
chuyên môn, tận tụy với công việc, có tinh thần trách nhiệm cao trong công
việc, cùng nhau đoàn kết, tương thân tương ái hết lòng vì trẻ, luôn quan tâm đến
việc trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm
học.
- Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên kiểm tra, dự giờ giáo viên ( có
báo trước và dự giờ đột xuất) nên giáo viên tăng cường công tác tìm kiếm, khai
thác và xử lí thông tin vào chăm sóc- giáo dục trẻ giúp nâng cao chất lượng của
nhóm lớp.
- Nhà trường đã lắp đặt hệ thống mạng đầy đủ đến từng nhóm lớp tạo điều
kiện cho giáo viên tiếp cận thông tin qua internet.
- Cơ sở vật chất đầy đủ: tivi, máy tính, máy in... giúp giáo viên truyền tải
kiến thức đến trẻ dễ dàng, phong phú, giúp cho trẻ được tham gia nhiều chương
trình và nhiều kế hoạch được thực hiện theo quy định.
- Trẻ được đi học đúng độ tuổi, thông tin, tri thức cô truyền đạt đến trẻ theo
tâm lý lứa tuổi nên trẻ thích thú tham gia cùng cô, cùng bạn.

- Được sự quan tâm của chính quyền địa phương và cha mẹ học sinh chăm
lo đến cơ sở vật chất của nhà trường và phòng nhóm lớp. Đây là điều kiện ban
đầu để giáo viên tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin phục vụ xây dựng và tổ
chức các hoạt động giáo dục.
- Trẻ rất hào hứng khi được tham gia hoạt động chăm sóc- giáo dục tại
trường.
- Phụ huynh luôn tin tưởng vào giáo viên, vào kế hoạch của lớp, của trường
được đăng tải qua hệ thống edu, qua zalo nhóm lớp.
- Những thông tin của nhà trường, của nhóm lớp dưới sự chỉ đạo của cấp
trên gửi đến phụ huynh qua mạng luôn kịp thời, đúng đắn giúp phụ huynh nắm
bắt tình hình của con, của trường, của lớp nhanh chóng.
2.2.2. Khó khăn
5


Tuy có những thuận lợi như đã nêu ở trên song trên thực tế công tác giáo
dục trong nhà trường nói chung còn gặp không ít những khó khăn:
- Một số thông tin của giáo viên chọn lọc nhiều khi còn sơ sài.
- Phần lớn giáo viên, chủ yếu thành thạo phần soạn thảo văn bản để thực
hiện giáo án dạy trong word, biết sơ qua cách làm powerpoint khả năng sử dụng
mạng thông tin có nhưng thiếu cách tải thông tin về máy.
- Tài liệu chính thống dành cho mầm non có nhiều nhưng chưa bổ sung thật
sự phong phú cho giáo viên.
- Số cô trong lớp ít, cô dành nhiều thời gian để thực hiện chuyên môn,
chăm sóc- giáo dục, vệ sinh cho trẻ, vệ sinh phòng nhóm lớp nên một phần ảnh
hưởng đến thời gian tham gia tìm kiếm, khai thác, xử lý thông tin.
- Tham gia ủng hộ sách báo, tạp chí, tài liệu giáo dục mầm non của phụ
huynh, các cơ quan doanh nghiệp đóng trên địa bàn còn hạn chế.
- Trường đóng trên địa bàn thuộc phường vùng ven và có nhiều khu công
nghiệp. Cha mẹ trẻ nếu không đi làm công nhân thì cũng làm nông nghiệp nên

phần lớn phụ huynh chưa có thời gian quan tâm đến những thông tin, nội dung
chăm sóc trẻ.
- Một số trẻ khi tham gia các hoạt động còn chưa tiếp thu hết những tri thức
cô truyền đạt đến trẻ làm ảnh hưởng đến chất lượng chung của lớp.
- Một số trẻ chưa thực sự mạnh dạn tự tin khi tham gia hoạt động.
- Nhiều trẻ chưa được tiếp xúc với máy tính và một số phụ huynh chưa
thực sự coi trọng việc cho trẻ học nên chưa tìm kiếm những thông tin và những
công cụ phục vụ hoạt động học của trẻ.
Đầu năm học 2019- 2020, tôi đã khảo sát chất lượng trẻ khi tham gia các
hoạt động có thông tin đã được cô tìm kiếm, xử lý và khai thác. Kết quả thu
được như sau:
Bảng chất lượng trẻ khi tham gia các hoạt động
(Tháng 9/2020)
Kết quả khảo sát
Số trẻ được
Nội dung khảo sát
Đạt yêu cầu
Chưa đạt yêu cầu
khảo sát
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Thông tin cung cấp
kích thích trẻ hứng thú
23
15/23
65%
8/23
35%
tham gia các hoạt động.
Thông tin cung cấp
giúp trẻ lĩnh hội tốt kiến

23
12/23
52%
11/23
48%
thức của bài học.
Thông tin cung cấp
khơi dậy được ở trẻ khả
năng chủ động, sáng tạo
23
10/23
43%
13/23
57%
khi tìm kiếm, tiếp nhận
tri thức.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
6


Trong quá trình nghiên cứu đề tài và qua thực tế của nhà trường, của nhóm
lớp tôi phụ trách, tôi thực hiện các giải pháp như sau:
2.3.1. Giải pháp 1: Tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin phù hợp với các
chủ đề và xây dựng mạng chủ đề.
* Tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin phù hợp với các chủ đề.
Chủ đề là một nội dung phần kiến thức cùng phản ánh một vấn đề nào đó
mà trẻ có thể tìm hiểu, khám phá theo nhiều cách khác nhau dưới sự hướng dẫn,
tổ chức của giáo viên và diễn ra trong một khoảng thời gian thích hợp. Một chủ
đề lớn có thể bao gồm một số chủ đề nhỏ. Kiến thức trong một chủ đề thường
mang tính tích hợp, nguời dạy và người học phải vận dụng tri thức của nhiều

ngành khoa học.
Những chủ đề trẻ được làm quen đều là các hiện tượng tự nhiên, các sự vật,
hiện tượng, môi trường xã hội diễn ra xung quanh, gần gũi với trẻ. Cách dạy trẻ
tập trung theo chủ đề sẽ mở rộng vốn hiểu biết, kiến thức sát với thế giới quan
của trẻ. Tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin để khai thác nội dung hoạt động,
khai thác các lĩnh vực khác nhau trong quá trình tổ chức hoạt động nào đó.
Ví dụ: Với đề tài "Bé với qui định giao thông", cần tìm tất cả các thông tin
về quy định giao thông, những quy định giao thông gồm những gì?: đi bộ đi về
phía tay phải và đi trên vỉa hè, ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm, ngồi trên
ô tô không được ló đầu qua cửa, không được nghịch.... Sau đó, cô khai thác tất
cả các quy định đó bằng việc sử dụng các hình ảnh, âm thanh trên mạng hoặc
chụp từ điện thoại làm thành một giáo án hoàn chỉnh để dạy trẻ..
Việc khai thác các nội dung phải thực hiện một cách nhẹ nhàng, linh hoạt,
không làm mất đi tính trọng tâm của nội dung chính của hoạt động giáo dục
* Tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin để xây dựng mạng chủ đề.
Việc lập kế hoạch dạy học cho trẻ mầm non cần phải dựa vào nhu cầu và sở
thích của trẻ, nhằm phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, xã hội, tình cảm và
các kĩ năng sáng tạo của trẻ. Lập kế hoạch sẽ định hướng cho những khám phá
học tập mà cô và trẻ sẽ cùng nhau thực hiện.
Lập kế hoạch dài hạn là định hướng chung cho cả năm học nhằm đạt được
các mục tiêu phát triển cho trẻ theo từng độ tuổi, theo từng chủ đề. Kế hoạch dài
hạn cần linh hoạt, có thể thay đổi khi cần thiết do ban giám hiệu đề ra dựa trên
chương trình hiện hành, theo trình tự thời gian phù hợp trong năm học. Ở bước
này, khi tìm kiếm và khai thác thông tin cho tổ chức các hoạt động giáo dục,
giáo viên cần chú ý lựa chọn được các chủ đề gần gũi với thực tế điều kiện địa
phương, gần gũi với cuộc sống hiện tại của trẻ; các nội dung thông tin khai thác
về chủ đề phải tạo được nhiều cơ hội để trẻ khám phá, học tập, trải nghiệm.
Ví dụ: Lập kế hoạch chủ đề “Thế giới thực vật”, trước hết cô tìm kiếm
những loại hoa, rau, củ, quả.... sẽ cho trẻ làm quen. Đối với mỗi tiết học, tìm
những bài hát, bài thơ, đồ dùng, đồ vật phù hợp, khai thác thông tin từ gia đình

trẻ để cho trẻ được tiếp xúc với đồ thật qua việc quay video hoạt động trồng cây,
chăm sóc, sản phẩm tại nhà trẻ, mang sản phẩm đến lớp để trẻ được quan sát, sờ,
nếm.... Trẻ thích thú khi tham gia hoạt động, những điều cô cung cấp, trẻ nhớ rất
7


lâu, trẻ cũng biết chăm sóc cây cối, biết quý trọng sản phẩm của người nông
dân, quý trọng công việc của các cô, các bác....
Kế hoạch ngắn hạn nhằm phân phối các nội dung, hoạt động giáo dục liên
quan đến chủ đề từng tuần vào các thời điểm trong sinh hoạt hằng ngày. Khi xây
dựng, giáo viên cần xác định các kiến thức, kĩ năng mong muốn trẻ đạt được sau
mỗi tuần, sau đó, lên kế hoạch về trình tự các hoạt động sẽ tổ chức. Ở kế hoạch
ngắn hạn, việc khai thác, tìm kiếm thông tin giúp giáo viên xác định được những
nội dung lí thú trong các hoạt động cho trẻ. Từ đó xác định mục tiêu, thực hiện
các hoạt động hấp dẫn với trẻ; sử dụng được các nguồn lực khác nhau để cung
cấp cho trẻ kinh nghiệm hoạt động với đồ vật, đồ chơi, vật thật...
Khi xây dựng mạng chủ đề cần đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của trẻ, tạo
cho trẻ hứmg thú, cung cấp những kiến thức trong thực tế; cần được thể hiện
trong các hoạt động trong cả ngày ở trường, ở lớp; cần được thể hiện thông qua
việc lựa chọn và cung cấp những đồ dùng, học liệu ở các khu vực chơi trong
lớp.
Xây dựng mạng chủ đề cần tìm kiếm, khai thác và xử lí thông tin theo các
bước:
Bước 1: Chọn chủ đề.
Thông thường trong một năm học, nhà trường xác định được những chủ
đề mà nhà trường sẽ hướng trẻ đến. Việc học tập các chủ đề này sẽ thông qua
các hoạt động giáo dục khác nhau mà giáo viên tố chức. Việc lựa chọn chủ đề có
liên quan chặt chẽ với việc xây dựng kế hoạch giảng dạy theo năm học, theo học
kì và theo tháng. Ngoài ra, lựa chọn chủ đề có thể liên quan đến các ngày lễ hội,
các sự kiện quan trọng xảy ra ở địa phương, quốc gia.

Bước 2: Xây dựng mạng nội dung.
Nội dung trong từng mạng tìm kiếm có mối liên hệ với nhau xoay quanh
chủ đề trung tâm, giúp giáo viên dễ dàng thấy được các mối liên quan giữa nội
dung giáo dục và các hoạt động. Ở bước này, giáo viên cần tìm kiếm khai thác
các thông tin về khái niệm theo nhiều cách khác nhau dựa trên cơ sở nguồn tài
liệu sẵn có ở nhà trường cũng như tham khảo các website hoặc sách, báo, tạp
chí... về nội dung khái niệm định huớng các hoạt động học tập phù hợp với độ
tuổi, kinh nghiệm của trė.
Ví dụ: Trong chủ đề nghề nghiệp, giáo viên muốn hướng dẫn trẻ học về
nghề làm muối thì giáo viên cần tìm hiểu được các thông tin về cách thức tổ
chức hoạt động của người làm nghề làm muối như: làm thế nào người làm muối
có thể tạo ra nhiều muối từ nuớc biển; những vất vả, khó khăn, cống hiến của
nghề làm muối đối với xã hội... Để đạt được mục tiêu này, giáo viên phải tìm
kiếm những thông tin có hình ảnh, đoạn phim người làm muối làm việc...
Bước 3: Xây dựng các mục tiêu của chủ đề.
Đối với các chủ đề lớn, cần xây dựng mục tiêu phát triển tổng thể về thể
chất, nhận thức, ngôn ngũ, tình cảm, xã hội mà trẻ cần đạt. Các yêu cầu phải phù
hợp với độ tuổi nhằm đạt được những mục tiêu của từng chủ đề và mục tiêu phát
triển của cả chuơng trình. Giáo viên cần tìm kiếm, khai thác các thông tin từ
8


mạng hoạt động định hướng các hoạt động học tập theo các mục tiêu phát triển
có liên quan với những nội dung đã xây dựng được ở mạng nội dung.
Bước 4: Xây dựng mạng hoạt động.
Đây là bước chuẩn bị lên kế hoạch hằng tuần và chuẩn bị phương tiện học
liệu cần thiết cho trẻ hoạt động khám phá chủ đề thông qua các hoạt động hằng
ngày như: thể dục, âm nhạc, tạo hình, kể chuyện, làm quen với toán, làm quen
với môi trường xung quanh, tham quan.... Từ mạng hoạt động, giáo viên sẽ chọn
được các hoạt động phù hợp trong ngày. Những hoạt động này được tích hợp

trong một chỉnh thể phù hợp.
Bước 5: Lên kế hoạch hoạt động hằng tuần.
Giáo viên xây dựng kế hoạch cho một tuần hoặc vài tuần hoạt động theo
chủ đề. Cần căn cứ vào chế độ sinh hoạt để bố trí các hoạt động cho cả lớp,
nhóm, cá nhân.
Bước 6: Lên kế hoạch đánh giá.
Trong thời gian thực hiện, giáo viên cần quan sát, nhận xét, hỏi trẻ và ghi
chép vào sổ, phiếu đánh giá của giáo viên. Điều đó sẽ giúp giáo viên điều chỉnh
phương pháp, nội dung, đồ dùng và môi trường dạy học. Khi kết thúc chủ đề,
giáo viên rút kinh nghiệm và chuẩn bị cho chủ đề tiếp theo.
2.3.2. Giải pháp 2: Tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin để tổ chức các
hoạt động giáo dục
* Tổ chức hoạt động khám phá khoa học:
Thế giới xung quanh đối với trẻ vô cùng rộng lớn và khó hiểu. Trẻ lại rất
tò mò, hiếu động, luôn đặt ra vô vàn câu hỏi: Nó là cái gì? Nó như thế nào? Vì
sao nó lại như vậy.... Do đó, việc tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung
quanh cần được linh hoạt, hệ thống, khoa học với những màu sắc sặc sỡ, hình
ảnh rõ nét, âm thanh "thật". Điều đó sẽ giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ
nhàng, thoả mãn được thắc mắc của trẻ. Tìm kiếm thông tin và ứng dụng thông
tin bằng công nghệ giúp giáo viên đưa đến cho trẻ những hình ảnh sống động
hơn về thế giới môi trường xung quanh, giúp trẻ có những trải nghiệm phong
phú và thực tế hơn.
Ví dụ: Khi làm quen với con cua, cô cung cấp một số đặc điểm: con cua
có hai càng to, tám chân... Sau đó, cô đặt câu hỏi gọi mở: "Các con có biết con
cua nó đi như thế nào không". Giáo viên có thể dùng đoạn băng video cho trẻ
biết được là con cua bò ngang, kết hợp chỉ rõ mai cua, yếm cua cứng để bảo vệ
cơ thể chúng. Như vậy, không những trẻ biết được những đặc điểm của con cua
mà trẻ còn biết môi trường sống, cách vận động và cấu tạo các bộ phận cơ thế
của chúng.
Cô nắm rõ đặc điểm của sự vật, hiện tượng, kết hợp thế giới công nghệ

giúp trẻ quan sát dễ hơn, từ đó so sánh rất rõ ràng và phân loại tốt hơn.
Ví dụ: Khi dạy trẻ tìm hiểu một số con vật sống trong rừng, trẻ cần phải
biết tên gọi, hình dáng, các bộ phận, thức ăn, nơi sống, tiếng kêu... của các con
vật. Nếu sử dụng tranh sẽ rất hạn chế, trẻ sẽ không hoạt động tích cực, tiết học
sẽ trở nên đơn điệu, nhàm chán; hiệu quả của giờ học sẽ có phần hạn chế.
Nhưng nếu cô ứng dụng phần mềm Power Point cho trẻ quan sát các con vật
9


đang chuyển động với những hình ảnh “thật" thì trẻ sẽ rất thích thú, tập trung
chú ý, giờ học sẽ đạt kết quá như mong muốn. Giờ học sẽ giúp trẻ nắm được
mục đích, yêu cầu của bài học. Khi dùng máy chiếu, với những màu sắc đẹp
mắt, hình ảnh rõ nét gây hứmg thú cho trẻ, trẻ sẽ dễ nhớ, lâu quên. Khi học
những con vật hung dữ, trẻ biết không đến gần các con vật.
Ví dụ: Khi học về thời tiết, cây cối, vật nuôi trong gia đình, trẻ sẽ có ý
thức về sự thay đổi của thời tiết, biết yêu thuơng chăm sóc cho cây cối, vật nuôi.
Khi tổ chức cho trẻ hoạt động, ngoài việc sử dụng công nghệ giáo viên
nên tìm kiếm thêm các thông tin để sử dụng nhiều cách thức giúp trẻ tiếp cận bài
học.
Ví dụ: Trong hoạt động cho trẻ tìm hiểu về biển trong chủ đề “Các hiện
tượng tự nhiên”, cô tìm kiếm những thông tin liên quan đến biển: tên biển ở
Thanh Hóa và chọn biển nổi tiếng, nhiều trẻ biết đến và gần trẻ nhất, cô sưu tầm
các con vật thật như ngao, sò, ốc biển..., lấy cát, sử dụng âm thanh sóng biển,
cho trẻ sử dụng trang phục tự tạo bằng các nguyên vật liệu phế thải giúp trẻ tìm
hiểu về biển một cách thật nhất xem.
* Tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với toán:
Toán cung cấp cho trẻ kỹ năng nhận biết, so sánh màu sắc, hình dạng, kích
thuớc, tạo nhóm, không gian, thời gian, số lượng, phép đếm... các sự vật hiện
tượng.
Ví dụ: Đếm đến 7, nhận biết nhóm có 7 đối tượng, nhận biết số 7 ở chủ để

phương tiện và quy định giao thông: Cô tìm kiếm các thông tin về phương tiện
giao thông, sử dụng những phương tiện có hình ảnh động, đẹp, dễ quan sát tạo
thành các slide. Trong quá trình tiến hành bài học trên trẻ, cô cho trẻ được trực
tiếp thao tác với máy tính để hình ảnh xuất hiện màn hình, khai thác hết những
hình ảnh đã xuất hiện để thực hiện mục tiêu bài dạy.
* Tổ chức hoạt động tạo hình:
Hoạt động tạo hình với trẻ mầm non là rất cần thiết. Nó giúp trẻ củng cố
được kiến thức về môi trường xung quanh, phát huy trí tưởng tuợng, kỹ năng
quan sát, óc thẩm mỹ; dạy trẻ có kĩ năng về vẽ, xé dán, nặn.... Cô tìm kiếm các
thông tin và lựa chọn cách hướng dẫn trẻ vẽ, nặn, xé dán, cắt dán phù hợp với
trẻ một cách dễ hiểu, dễ làm.
Ví dụ: Hướng dẫn trẻ vẽ con cá trong chủ đề “ Thế giới động vật”: Có rất
nhiều cách vẽ con cá như vẽ con cá có thân bằng hình thoi, bằng hình elip, đầu
cá vẽ giống hình thoi, hình tam giác... nhưng cô sử dụng bút chì hướng dẫn trẻ
vẽ phần đầu, phần mình con cá bằng hình tròn, được vẽ bằng nét cong tròn khép
kín. Dùng tẩy, tẩy 1 phần nhỏ của hình tròn để vẽ 2 nét xiên, vẽ chạm 2 đầu của
nét lại với nhau ở phía bên trong phần mình con cá để tạo miệng cá. Giữa hình
tròn dùng 1nét cong kéo từ trên xuống dưới, 1 phần làm đầu cá, 1 phần làm
mình cá. Đuôi cá vẽ giống hình tam giác. Mắt cá giống hình tròn vẽ bằng nét
cong tròn khép kín nằm ở gần miệng cá, vẽ thêm những nét cong tạo vẩy cá, vây
cá... Sau khi vẽ xong cô sẽ tô màu cho con cá.
* Tổ chức hoạt động âm nhạc:
10


Giáo dục âm nhạc cho trẻ nhằm cung cấp cho trẻ những kiến thức ban đầu
về âm nhạc, sự uyển chuyển, nhịp nhàng của âm nhạc; dạy trẻ kĩ năng lắng tai
nghe, hát đúng theo nhạc,vận động theo nhạc.
Ví dụ: Trong chủ đề “Thế giới thực vật”, để tiến hành dạy vận động 1 bài
hát nào cô. Cô tìm kiếm những bài hát có liên quan đến chủ đề: Bắp cải xanh,

em yêu cây xanh, quả, ra vườn hoa, hoa trường em... lựa chọn bài hát phù hợp
với chủ đề nhánh, có tiết tấu trong sáng, vui nhộn và có tính giáo dục cao để dạy
trẻ thuộc bài hát, vận động bài hát.
* Tổ chức hoạt động góc cho trẻ:
Để trạng thái của trẻ thật thoải mái, gần gũi với cuộc sống thực, "học mà
chơi, chơi mà học". Với các nguồn tư liệu tìm được, giáo viên lựa chọn để sắp
xếp tại các góc để trẻ được lựa chọn, học tập nhiều lần ở các góc khác nhau.
Với mỗi góc chơi, có cách chơi, cách bố trí không gian, đồ dùng, dụng
cụ, đồ chơi khác nhau. Thông tin cần tìm cho mỗi góc cần phải phù hợp với chủ
đề chơi, với tình hình của lớp, của nhà trường.
Ví dụ: Đối với góc khoa học toán trong chủ đề “Thế giới thực vật”. Cho
trẻ 5- 6 tuổi chơi góc này, trẻ đã biết làm quen với bút, chữ số, chữ viết, trẻ biết
viết theo khả năng, biết dùng kéo cắt tương đối thành thạo cô chuẩn bị:
- Cho trẻ tìm tranh có hành vi đúng để tô màu, tô chữ cái đã học, viết số
tương ứng với chữ cái đã học.
- Gắp hạt bon bon bằng đũa vào khay theo số lượng và màu sắc đúng yêu
cầu của cô. Sau đó cắt chấm tròn theo đúng số lượng và màu sắc.
- Xếp phách tre theo thứ tự trong khoảng từ 1 đến 10 để được bức tranh
hoàn chỉnh.
- Phân loại rau - hoa - quả.
- Tìm đường cho cây
Ví dụ: Chủ đề về động vật sống dưới nước, khi giáo viên tìm thấy tranh
ảnh của các loài cá từ các tạp chí, báo thì có thể để ở góc tạo hình cho trẻ cắt các
hình và dán; truyện, sách có nội dung về các con vật sống dưới nước được sắp
xếp ở góc kế chuyện; một số loại ốc biển sắp xếp ở góc khám phá khoa học, góc
phân vai...
2.3.3. Giải pháp 3: Tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin phù hợp với đặc
điểm tâm sinh lí của trẻ, đảm bảo nội dung học tập có ý nghĩa và gây được
hứng thú cho trẻ.
Chương trình giáo dục hiện nay có thể gồm những nội dung do giáo viên

chủ động lập kế hoạch và tổ chúc thông qua hệ thống những hoạt động chung
lớp và cũng có thể cho trẻ tự khởi xướng, hay tự chọn lựa những hoạt động theo
hứng thú, nhu cầu và vốn kinh nghiệm sống của mình. Người giáo viên mầm
non cần đảm bảo tính cân đối về vai trò chủ động giữa cô và trẻ, nhằm tạo cho
trẻ có cơ hội thể hiện và phát triển tính chủ động, độc lập của mình trong các
hoạt động. Vì vậy, cô giáo cần phải có các phương pháp tìm kiếm, khai thác, xử
lí thông tin phục vụ xây dựng và tổ chúc các hoạt động giáo dục.
Cô cần tìm hiểu những nhận thức cái gì trẻ biết, có thể làm và sau đó tạo ra
các trải nghiệm học tập. Để làm điều đó, cô giáo cần quan sát tinh tế những nhu
11


cầu và khả năng của trẻ. Mục tiêu là trẻ thấy thoả mãn và độc lập khi thực hiện
các hoạt động. Mong muốn và yêu cầu đối với trẻ có thể trở thành hiện thực khi
dựa trên mức độ phát triển ở tất cả các lĩnh vực. Mỗi mặt phát triển của trẻ cần
được nhìn nhận và đánh giá. Mỗi trẻ có cách học khác nhau với hứng thú và khả
năng khác nhau. Giáo viên cần nhận thức được các nhu cầu và phát triển tối đa
năng lực của mỗi cá nhân trẻ. Cần được tạo cơ hội để trẻ khám phá và thử
nghiệm phát triển trí tuệ đa dạng của mình.
Các lĩnh vực quan trọng của trải nghiệm học tập của trẻ được xác định đối
với các mục đích:
Phát triển thể chất:
Việc phát triển thể chất là một yếu tố rất quan trọng trong sự phát triển của
trẻ mầm non. Nếu cơ bắp phát triển tốt và vận động khéo léo sẽ ảnh hưởng tốt
đến sự thành thục trong việc tự phục vụ hằng ngày (như đánh răng, mặc quần
áo..) và các kĩ năng quan trọng khác (như viết hoặc vẽ) của trẻ .
Điều quan trọng là giáo viên cần tìm hiểu các điều kiện, môi trường an toàn
giúp trẻ được phát triển tự nhiên. Các hoạt động thể chất cũng cần được dựa vào
các chủ đề học tập giống như các lĩnh vực học tập khác.
Ví dụ: Chủ đề các động vật sống dưới nước, giáo viên cũng chú ý đến các

động tác, chọn hoạt động vận động cơ bản có nội dung hướng đến chủ đề này
như: bơi nhẹ nhàng như cá, đi như cua, nhảy bật như tôm ...
Phát triển nhận thức:
Trong giáo dục mầm non hiện nay, cần phải chú ý nhiều hơn việc dạy trẻ
"học như thế nào" hơn là "học cái gì". Khi đó, việc phát triển các kĩ năng, các
năng lực sẽ đóng vai trò chủ đạo hoặc định huớng cho việc lụa chọn nội dung.
Nói cách khác, tổ chức các hoạt động giáo dục mầm non không nhằm cung cấp
cho trẻ một khối lượng kiến thức mà nhằm hình thành các chức năng tâm lí, các
cơ sở ban đầu cho sự phát triển nhân cách. Điều quan trọng là khi khai thác theo
các chủ đė, giáo viên cần nắm bắt được nội dung gì cốt lõi, phù hợp với trẻ để tố
chức được các hoạt động học tập mà trẻ thấy rất thú vị và phù hợp với độ tuổi
của trẻ.
Ví dụ: Chủ đề các loài côn trùng, cô cần giúp trẻ nắm được đặc điểm của
côn trùng là thường có các phần đầu, phần thân và chân. Điều này được thực
hiện qua nhiều hoạt động như đọc sách; dùng kính lúp quan sát con côn trùng; tổ
chức hoạt động tạo hình bằng việc làm con ong, con chuồn chuồn, con bướm từ
các vật liệu tái chế...
Phát triển ngôn ngữ:
Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển tư duy và học tập
của trẻ. Nuôi dưỡng thái độ tích cực đối với việc học ngôn ngữ sẽ giúp trẻ được
bày tỏ thái độ, tình cảm của mình trong các hoạt động ngôn ngữ qua các trò chơi
phân vai, hát, thơ và đọc. Những hoạt động này sẽ thúc đẩy các kĩ năng giao
tiếp: nói, nghe, đọc và viết. Trẻ cần phải được đắm mình trong môi trường ngôn
ngữ và tham gia vào các hoạt động thúc đẩy việc sử dụng ngôn ngữ hàng ngày,
giúp trẻ tiếp thu các kĩ năng giao tiếp và thể hiện nhu cầu, ý nghĩ và tình cảm..
Phát triển tình cảm - xã hội:
12


Trẻ mầm non học nhận thức bản thân trong mối quan hệ với thế giới xung

quanh. Để làm điều đó, trẻ phải học các giá trị, các quy tắc và phát triển sự tiếp
nhận các hành vi đạo đức, xã hội. Trẻ cần phải học để trở nên nhạy cảm với nhu
cầu của người khác và phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết để xây dựng quan
hệ có ý nghĩa trong công việc được giao, khi học và khi chơi. Trẻ cần phải học
cách vượt qua những thành công, thất bại; đương đầu, vượt qua sự sợ hãi và lo
lắng. Những trải nghiệm này là cơ sở đối với cuộc sống lành mạnh về tâm lí và
kết quả tốt trong việc học tập sau này. Cô cần tìm kiếm nhiều nguồn thông tin
khác nhau để thiết lập được nhiều hoạt động giáo dục phát triển tình cảm - xã
hội như: Các tình huống ghi lại những hành vi tốt, tranh ảnh thể hiện các tình
huống, hành vi ứng xử phù hợp của trẻ với môi trường xng quanh và trong các
mối quan hệ xã hội
Phát triển thẩm mĩ
Ở lứa tuổi này, trẻ thế hiện một cách tự nhiên và trong sáng những ý nghĩ
và cảm xúc của mình về cái đẹp theo cách nghĩ của trẻ. Bởi vậy, chúng ta cần
cung cấp cơ hội cho trẻ thể hiện bản thân một cách tự do, khi trẻ sáng tạo, chơi
thể hiện các ý tưởng và cảm xúc qua các phương tiện khác nhau như âm nhạc và
tạo hình.... Nếu giáo viên biết sử dụng cách khai thác thông tin và xử lí thông tin
phong phú sẽ giúp trẻ có thêm nguồn tư liệu tốt nhằm hình thành và phát triển
thẩm mĩ tốt hơn.
2.3.4. Giải pháp 4: Tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin chú trọng đến các
yếu tố về đặc điểm văn hóa, điều kiện của địa phương, của trường, của nhóm
lớp.
“Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và
trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ
thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính
riêng của mỗi dân tộc”. Văn hóa địa phương gắn với hoạt động sáng tạo của
cộng đồng người, với tiến trình phát triển có tính lịch sử của mỗi cộng đồng trải
qua một thời gian dài tạo nên những giá trị có tính nhân văn phổ quát, đồng thời
có tính đặc thù của mỗi cộng đồng, bản sắc riêng của từng dân tộc.
Mỗi địa phương có nét văn hóa riêng. Tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin

chú trọng đến các yếu tố về đặc điểm của văn hoá địa phương, điều kiện học tập
ở trường, lớp giúp cho việc đảm bảo chuơng trình giáo dục cho trẻ đuợc xây
dựng trên vốn kiến thức và kinh nghiệm của bản thân trẻ, của cộng đồng xã hội,
đảm bảo sự linh hoạt và thích ứng với nhu cầu và điều kiện khác nhau.
Ví dụ: Phường Quảng Hưng có dòng sông Mã chảy qua. Trên những núi đá
bazan này còn bảo tồn được những chứng cứ hiển nhiên về quá trình lao động và
cư trú của người nguyên thủy. Nhưng thời gian đã làm mất đi hầu hết chứng tích
về những hoạt động sống – săn bắt và hái lượm - của con người. Những công cụ
đá được sử dụng hay những mảnh đá bị vứt bỏ trên sườn núi được xem là dấu
vết cuối cùng của người, cũng là dấu vết cuối cùng cho thấy đã từng tồn tại một
nền văn hóa rất cổ của loài người trên đất Thanh Hóa. Đối với trẻ mẫu giáo lớn,
giáo viên có thể khai thác, tìm kiếm các thông tin để cùng kể về dòng sông lịch
sử. Cùng tham quan dòng sông dưới sự quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ của cô giáo
13


và người lớn cùng tham gia, tổ chức cho trẻ vẽ, nặn, cắt, xé, dán, xếp hình. Qua
những hoạt động đó, trẻ có thể biết về lịch sử vẻ vang của dòng sông quê hương.
Trường mầm non Quảng Hưng nằm trên địa bàn có nhiều khu công nghiệp.
Cô tìm hiểu về các ngành nghề, các sản phẩm của nghề cung cấp cho trẻ các
nguồn thông tin về các cơ sở sản suất, đồng thời cho trẻ được trò chuyện, tham
gia tái hoạt động sản xuất của các cô chú công nhân khi tổ chức cho trẻ thực
hiện tại lớp.
Ví dụ: Với chủ đề “Nghề nghiệp”, cô cho trẻ biết được một số nghề, các
hoạt động, sản phẩm của nghề. Sau đó, trao đổi một số phụ huynh của lớp để
phụ huynh có thể đến lớp trực tiếp trò chuyện cùng trẻ. Trẻ được gặp gỡ, nói
chuyện với bố mẹ của bạn, trẻ thích thú ngắm nhìn trang phục của cô, được đặt
ra các câu hỏi để thoải mãi hiểu biết của trẻ, được chạm tay, được nhìn, sờ vào
các sản phẩm của các cô, các bác làm ra, được “thử” làm ra sản phẩm qua hướng
dẫn của cô, của bác....

2.3.5. Giải pháp 5: Tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin qua mạng truyền
thông, internet; qua các phần mền và tạp chí tổ chức các hoạt động giáo dục
mầm non.
* Tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin qua mạng truyền thông, internet
Giáo viên có thể chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài nguyên giáo dục
qua mạng thông tin truyền thông, internet. Nguồn tài nguyên vô cùng phong phú
với hình ảnh, âm thanh, văn bản, phim... sống động, tự nhiên, tác động tích cực
đến sự phát triển trí tuệ của trẻ cũng như ảnh hưởng đến quá trình hình thành
nhân cách toàn diện ở trẻ. Có thể tham khảo một số trang web hỗ trợ đắc lực cho
giáo viên mầm non trong việc thiết kế các bài giảng điện tử là giaovien.net,
dayhocintel.arg mamnon.edu.vn. Một số trang web cho phép giáo viên tìm kiếm
nguồn tài nguyên không lồ để khai thác hình ảnh, video, âm thanh, thậm chí cả
những phần mềm tin học hỗ trợ cho việc thiết kế giáo án điện tử.
Một số trang web thông dụng hỗ trợ hình ảnh là:









Một số trang web thông dụng hỗ trợ tìm âm thanh là:
- là trang về nhạc nền
Các trang về tiếng đồ vật, tiếng kêu con vật là:

/>
/>14




Thao tác sử dụng máy tìm kiếm:
Bước 1: Để sử dụng máy tìm kiếm, trước hết ta phải khởi động trình duyệt
web, sau đó gõ địa chỉ của website tương ứng vào ở địa chỉ của trình duyệt.
Ví dụ: Để tìm kiếm thông tin bằng máy tìm kiếm trên website Google, ta
gõ địa chỉ: rồi nhấn phim Enter.
Bước 2: Xác định và nhập từ khoá liên quan đến vấn đề cần tìm kiếm vào
Search.
Bước 3: Kích hoạt vào danh sách kết quả tìm kiếm để chuyển đến những
trang web có thông tin liên quan đến từ khoá tìm kiếm.
Phương pháp xác định từ khoá tìm kiếm:
Để tìm kiếm thông tin, trước tiên cần phải xác định từ khoá của thông tin
muốn tìm kiếm. Nếu từ khoá không rõ ràng sẽ cho ra kết quả tìm kiếm rất khó
phân biệt và khó chọn được thông tin như mong muốn; còn nếu từ khoá quá dài,
kết quả tìm kiếm có thể không có.
Ví dụ: Muốn tìm thông tin về dạy chủ điểm mùa xuân cho trẻ:
Nếu nhập từ khoá “ Chủ điểm mùa xuân” thì kết quả sé có rất nhiều
Nếu nhập từ khoá: “ Cách dạy chủ điểm mùa xuân cho trẻ mầm non” thì sẽ
có rất ít hoặc không có kết quả thông tin về từ khoá này.
Trong trường hợp này dùng từ khoá: chủ điểm mùa xuân cho trẻ có thể sẽ
cho kết quả tốt hơn.
Hoặc tìm thông tin về “Chủ điểm mùa xuân” cho trẻ mầm non có thể nhập
từ khoá là: Chủ điểm + mùa xuân + trẻ mầm non.
* Tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin qua các phần mềm và tạp chí tổ
chức các hoạt động giáo dục mầm non.
Có nhiều phần mềm để giúp giáo viên thiết kế giáo án điện tử. Có thể tham
kháo một số phần mềm sau:
Phần mềm Window Movie Maker là một công cụ soạn giáo án điện tư khá
tiện ích với giáo viên mầm non. Phần mềm này cho phép làm giáo án như những

đoạn phim.
Chương trình chuyên cắt nhạc Boilsoft Video Splitter tại websitze
. Có thể sử dụng để thu âm lời nói của trẻ, của cô và
các âm thanh dùng chương trình chuyển đổi đuôi AMR thành MP3. Chương
trình phần mềm ACD SEE có thể sử dụng để xem ảnh và chỉnh sửa hình ảnh,
nghe nhạc, trình chiếu VIDEO SLIDE SHOW và tạo album ảnh.
Chương trình phần mềm Aurora Media Workshop có thể sử dụng hay
chuyển hoá các tập tin về âm thanh hoặc đoạn phim với các chức năng xử lí
phim như: Convert File để chuyển đổi qua lại các định dạng của tập tin Join File
dùng để nói các tập tin video lại với nhau; Split File dùng để cắt nhỏ các tập tin
video..
Trẻ mầm non thông qua tranh ảnh, hình vẽ, truyền đạt bằng ngôn ngữ nói
để học hỏi và tiếp thu kiến thức. Không chỉ sử dụng các phần mềm, giáo viên
còn sử dụng đến các tạp chí, sách báo giáo dục mầm non. Qua hình ảnh sử dụng
trong tranh trẻ như “đọc” được thông điệp ở trong tranh cần truyền tới trẻ. Cũng
15


từ đây trẻ dần dần phát triển ngôn ngữ viết thông qua phát hiện các chữ cái đã
học, kích thích trẻ muốn tìm hiểu, sử dụng đến sách, tranh ảnh, tạp chí...
Ví dụ: Qua báo nhi đồng, cô thấy có hình ảnh bạn nhỏ tưới cây, chăm sóc
cây và hình ảnh bạn nhỏ đang ngắt lá, bẻ cành cô muuốn dạy trẻ phân biệt hành
vi tốt, hành vi xấu. Trẻ quan sát tranh và nói cho cô biết đâu là hành động các
con cần học tập, đâu là hành động các con không được làm theo...
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
* Đối với hoạt động giáo dục:
Với việc áp dụng các biện pháp trên, việc tìm kiếm, khai thác, xử lí thông
tin đạt hiệu quả cao hơn, các thông tin lựa chọn cung cấp cho trẻ đảm bảo tính
chính xác, khoa học, phù hợp với mục tiêu chủ đề, nội dung bài học, khả năng

nhận thức cho trẻ: Trẻ hứng thú tham gia hoạt động giáo dục, nắm được những
kiến thức đơn giản, hiểu được nội dung bài học đơn giản của hoạt động giáo
dục, phát huy được sự mạnh dạn tự tin, khơi dậy hoạt động tìm kiếm các thông
tin về sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh trẻ, có thái độ đúng đắn, văn minh
trước mọi người, biết phân biệt được những hành vi tốt về cuộc sống, thế giới
xung quanh. Mặt khác, thông qua tìm kiếm thông tin giúp trẻ tiếp xúc với một số
phương tiện hiện đại như máy tính, trẻ biết cách thao tác với một số bộ phận như
nhấp chuột, kích chuột, enter.... Đồng thời, với việc tìm kiếm thông tin trên báo,
tạp chí... trẻ chú ý vào hình ảnh minh họa, giúp trẻ biết yêu cái đẹp và phát triển
chữ viết tiếng việt qua việc trẻ phát hiện và bắt chước để viết theo các chữ cái
tạo điều kiện, tiền đề để trẻ bước sang trường tiểu học.
Bằng những giải pháp, biện pháp thực hiện, chất lượng thông tin cô tìm
kiếm, sử dụng được nâng cao, là cơ sở để trẻ đạt yêu cầu của bài học tốt hơn.
Tôi đã tiến hành khảo sát và thu được kết quả cuối năm như sau:
Bảng chất lượng trẻ khi tham gia các hoạt động
(Tháng 5/2020)
Kết quả khảo sát
Số trẻ được
Nội dung khảo sát
Đạt yêu cầu
Chưa đạt yêu cầu
khảo sát
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Thông tin cung cấp
kích thích trẻ hứng thú
23
23/23
100%
0
0

tham gia các hoạt động.
Thông tin cung cấp
giúp trẻ lĩnh hội tốt kiến
23
23/23
100%
0
0
thức của bài học.
Thông tin cung cấp
khơi dậy được ở trẻ khả
năng chủ động, sáng tạo
23
22/23
96%
1/23
4%
khi tìm kiếm, tiếp nhận
tri thức.
* Đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
- Đối với bản thân:
16


+ Có nhiều bài học, kinh nghiệm để chia sẻ với bạn bè, đồng nghiệp.
+ Biết cách tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin linh hoạt, chính xác tronng
tổ chức hoạt động giáo dục tránh sự nhàm chán cho trẻ, gợi dậy cho trẻ sự hứng
thú, niềm vui trong hoạt động.
+ Quan tâm đồng đều đối với tất cả mọi trẻ trong lớp, không phân biệt, đối
xử với trẻ.

+ Rèn luyện bản thân ở tất cả các phương diện: cập nhật thông tin nhanh
chóng, chọn lọc thông tin sát thực, đáng tin cậy để cung cấp kiến thức cho trẻ dễ
hiểu giúp trẻ chiếm lĩnh trọn vẹn tri thức.
+ Muốn tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin thật sự đầy đủ cần có sự giúp
đỡ của ban giám hiệu nhà trường, sự giúp đỡ của chị em đồng nghiệp, còn có sự
tham gia ủng hộ của các bậc phụ huynh.
- Đối với đồng nghiệp:
+ Qua việc khảo sát, áp dụng đề tài, giáo viên biết tích hợp việc tìm kiếm,
xử lí thông tin cho trẻ ở tất cả các hoạt động, ở mọi lúc mọi nơi, mọi thời điểm
trong ngày, theo các chủ đề... nhằm kích thích trẻ tìm tòi, khám phá, tư duy, sáng
tạo... Giáo viên chú ý đến hoạt động cá nhân, trẻ có nhu cầu đặc biệt.
- Đối với nhà trường:
+ Tập thể cán bộ giáo viên, nhà trường nhận thức rõ đây là nội dung quan
trọng cần phát động trong toàn trường.
+ Công tác tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin được chú trọng hơn, các
thông tin được sử dụng trong quá trình giáo dục trẻ mang lại chất lượng cao hơn.
Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ.
3. Kết luận, kiến nghị:
3.1. Kết luận:
Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước. Để trẻ có nền móng vững chắc
ngay từ nhỏ người giáo viên phải tích cực tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin để
luôn sáng tạo, đổi mới cách tổ chức hoạt động giáo dục. Nhằm tạo cơ hội tốt
nhất để trẻ được tham gia vào các hoạt động, trẻ tiếp thu tri thức một cách chủ
động, giúp trẻ phát triển cả về trí tuệ và thể lực.
Để tổ chức cho trẻ đạt hiệu quả cao, đòi hỏi cô giáo cần có sự tâm huyết và
quyết tâm cao, yêu thương trẻ, sự tham gia đóng góp không những mà còn có sự
ủng hộ về tinh thần cũng như vật chất của phụ huynh, sự đồng tình, thống nhất,
chỉ đạo của nhà trường. Có làm được như vậy mới giúp tìm kiếm, khai thác, xử
lí thông tin đạt hiệu quả cao.
3.2. Kiến nghị:

Từ những kinh nghiệm kết quả đạt được với việc tìm kiếm, khai thác, xử lí
thông tin phục vụ xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ, bản thân
tôi mong muốn gửi đến đồng nghiệp, phụ huynh những thông điệp với những
nội dung cần làm nhằm bước đầu dạy trẻ những điều đơn giản, gần gũi, thiết
thực đối với trẻ.
Để thực hiện các biện pháp có hiệu quả hơn, tôi xin có một số kiến nghị sau:

17


- Đối với Sở giáo dục, UBND Thành phố, Phòng GD & ĐT Thành phố: Tổ
chức các lớp chuyên đề nhằm hướng dẫn giáo viên biết cách thu thập, tìm kiếm,
đăng tải thông tin phục vụ hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ .
- Đối với nhà trường:
+ Tham mưu với lãnh đạo các cấp hỗ trợ kinh phí tu sửa, bổ sung, nâng cấp
hệ thống thông tin đặc biệt là hệ thống dây mạng, cổng mạng đến từng nhóm
lớp.
+ Cần tuyên truyền sâu rộng đến các bậc phụ huynh, các tổ chức đoàn thể
trên địa bàn về thông tin liên quan đến trẻ.
+ Bổ sung phong phú hơn nữa các tập san, tạp chí... phục vụ hoạt động
chăm sóc, giáo dục trẻ
- Đối với đồng nghiệp:
+ Tham mưu với nhà trường, với chuyên môn hỗ trợ thêm một phần kinh
phí nhằm tìm kiếm nguồn thông tin trên tập san, truyện tranh, tạp chí, sách giáo
dục mầm non.
+ Cần xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết, cụ thể theo từng tuần, từng
tháng, từng quý, từng năm học cụ thể dựa trên tình hình thực tế của trẻ ở nhóm
lớp.
+ Cần tìm tòi những biện pháp tác động và đạt hiệu quả cao cho trẻ.
+ Cô luôn nhiệt tình, trao đổi thắng thắn và biết lắng nghe, tiếp thu những ý

kiến đống góp của đồng nghiêp, của các bậc phụ huynh.
+ Cô giáo, đồng nghiệp và phụ huynh phối hợp chặt chẽ với nhau cùng
thống nhất mục tiêu, hình thức, nội dung, các thông tin tổ chức hoạt động giáo
dục đảm bảo hiệu quả của hoạt động và an toàn cho trẻ.
+ Khi tìm kiếm được thông tin hay, sát thực tôi xin ý kiến của ban giám
hiệu, của đồng nghiệp, cùng trao đổi, bàn bạc để thực hiện tốt vào hoạt động
giáo dục trẻ.
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã rút ra trong quá trình tìm kiếm, khai
thác, xử lí thông tin phục vụ xây dựng và tổ chức hoạt động cho trẻ, giúp trẻ
phát triển toàn diện đạt các yêu cầu độ tuổi đề ra, tạo dựng một thế hệ mầm non
thành những chủ nhân tương lai của đất nước đáp ứng được yêu cầu mới của
thời đại.
Những biện pháp trên đây của tôi vẫn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong
nhận được sự động viên, góp ý của hội đồng khoa học các cấp để tôi tiếp tục có
những giải pháp mang lại hiệu quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

18


Đỗ Thị Hằng

Tài liệu tham khảo:

1. Chương trình giáo dục mầm non, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2009.
2. Giáo dục học mầm non- NXB Đại học Sư phạm năm 2013 của Nguyễn Thị
Hoà.
3. Tâm lí học trẻ em- Nguyễn Ánh Tuyết
4. Một số đề nghị đổi mới phương pháp giảng dạy học với sự hỗ trợ của công
nghệ thông tin, Báo cáo khoa học Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tháng
11/2002 của Hoàng Kiếm
5. Tài liệu hướng dẫn ôn tập tin học của Thái Thanh Sơn- Trương Tiến TùngNguyễn Thị Thu Thuỷ .
6. Một số Website liên quan:
-
-
-
-
7. Từ điển tiếng việt- NXB giáo dục

19


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD & ĐT, CẤP SỞ GD & ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN.
Họ và tên tác giả: Đỗ Thị Hằng
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường Mầm non Quảng Hưng
TT

1

2


3
4

5

Tên đề tài SKKN

Một số biện pháp phối
kết hợp với phụ huynh
trong công tác chăm
sóc- giáo dục trẻ 4- 5
tuổi
Một số biện pháp rèn
luyện thói quen vệ sinh
và hành vi văn minh
cho trẻ 3- 4 tuổi
Một số kinh nghiệm rèn
luyện sự mạnh dạn, tự
tin cho trẻ 4- 5 tuổi.
Một số kinh nghiệm sử
dụng năng lượng điện,
năng lượng nước tiết
kiệm và hiệu quả cho
trẻ 3 - 4 tuổi.
Một số kinh nghiệm tổ
chức tốt hoạt động lễ
hội và ngoại khóa cho
trẻ 5 - 6 tuổi.

Cấp đánh giá

Kết quả
xếp loại
đánh giá xếp
( Phòng, sở,
loại
tỉnh...)
( A, B, C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

Phòng GD &
ĐT Thành
phố

A

2013 - 2014

Phòng GD &
ĐT Thành
phố

B

2014 - 2015

Phòng GD &
ĐT Thành

phố

B

2015 - 2016

Phòng GD &
ĐT Thành
phố

B

2016 - 2017

Sở GD & ĐT

C

2017 - 2018

20



×