Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Qua bài sóng điện từ vật lí 12 giúp học sinh nâng cao ý thức phòng tránh tác hại của sóng điện từ, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 21 trang )

1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong những năm qua, với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội,
khoa học – kỹ thuật, công nghệ đã làm cho các nước trên thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng có những thay đổi đáng kể. Việc ứng dụng các thành tựu của
khoa học – công nghệ vào sản xuất có nhiều mặt ưu điểm như nâng cao chất
lượng cuộc sống, cung cấp thêm lương thực, thực phẩm; phát triển y tế, giao
thông vận tải, dịch vụ du lịch, các ngành công nghiệp.... Trong đó phải nói đến
thiết bị điện và các sản phẩm công nghệ có vai trò rất quan trọng đối với đời
sống con người. Hầu hết mọi người hiện nay gần như không thể học tập, làm
việc hay chỉ đơn giản nghỉ ngơi một ngày mà không tiếp xúc với các thiết bị
điện tử như máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại di động… Chúng ta sử
dụng các công cụ công nghệ này để làm việc, giải trí, giao tiếp với bạn bè, gia
đình và trường học.
Tuy nhiên nhiều người trong chúng ta không biết rằng các thiết bị điện và
sản phẩm công nghệ đều phát ra sóng điện từ. Nếu dùng ít thì không gây nguy
hiểm nhưng dùng nhiều trong thời gian dài thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức
khỏe. Khi có nhiều thiết bị cùng phát ra sóng điện từ thì môi trường của chúng ta
sẽ bị ô nhiễm điện từ. Sự ô nhiễm này không nhìn thấy, không gây hại luôn nên
chúng ta thường chủ quan, không để ý. Vì vậy lâu dài nó sẽ gây ra các hậu quả
nghiêm trọng ảnh hưởng đến con người chúng ta.
Trong năm 2020 cả thế giới nói chung và nước Việt Nam nói riêng đã và
đang chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID 19. Đã có những khoảng
thời gian cách ly xã hội để phòng chống dịch. Mọi người làm việc tại nhà thông
qua máy tính, điện thoại, ti vi…. Đặc biệt là các em học sinh. Hàng ngày các em
phải học trực tuyến, làm bài tập thông qua các thiết bị như máy tính, điện thoại,
ti vi. Tuy nhiên nhiều em sử dụng quá nhiều không chỉ cho việc học mà còn cho
các sở thích cá nhân khác như xem phim, chơi game, facebook…. Điều này gây
ra nhiều hậu quả ảnh hưởng tới sức khỏe.
Chính vì vậy tôi nhận thấy cần phải giáo dục về phòng tránh tác hại của
sóng điện từ. Thông qua việc giáo dục này sẽ trang bị cho học sinh nói riêng và


các thành viên trong xã hội nói chung các kiến thức về sóng điện từ từ đó hình
thành ý thức bảo vệ sức khỏe cho từng cá nhân hướng tới sự phát triển kinh tế xã hội cân bằng với môi trường sống bền vững.
Việc giáo dục ý thức phòng tránh tác hại của sóng điện từ cho học sinh có
thể thông qua nhiều hoạt động dạy học khác nhau như chính khóa, ngoại khóa.
Trong dạy học chính khóa có thể lồng ghép vào nhiều môn học như Sinh học,
Vật lí, Giáo dục công dân…Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Vật lí ở trường
trung học phổ thông Vĩnh Lộc, trong thời gian qua tôi rút ra được một số kinh
nghiệm và mạnh dạn đề xuất đề tài “QUA BÀI SÓNG ĐIỆN TỪ - VẬT LÍ 12
GIÚP HỌC SINH NÂNG CAO Ý THỨC PHÒNG TRÁNH TÁC HẠI CỦA
SÓNG ĐIỆN TỪ, BẢO VỆ SỨC KHỎE BẢN THÂN VÀ CỘNG ĐỒNG ” để
quý đồng nghiệp cùng tham khảo.

1


1.2 Mục đích nghiên cứu.
Thông qua đề tài nghiên cứu, nhằm giúp cho học sinh lĩnh hội được nội
dung của chủ đề; mặt khác hình thành những kiến thức cơ bản về sóng điện từ,
vai trò và ảnh hưởng của sóng điện từ đến con người hiện đang là vấn đề hết sức
nghiêm trọng. Từ đó, học sinh có ý thức vận dụng các hiểu biết, kĩ năng thu
được qua chủ đề vào những việc làm cụ thể tích cực tham gia, tuyên truyền các
hoạt động nhằm bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi ở địa
phương. Cũng thông qua các hoạt động học tập, mà các em lĩnh hội thêm nhiều
kiến thức mới ươm mầm cho thế hệ tương lai của xã hội có thể vận dụng trí tuệ
để góp phần xây dựng thế giới sống ngày một tốt đẹp hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 12, trường THPT Vĩnh lộc .
- Học sinh học chủ đề: Qua bài sóng điện từ - Vật lí 12 giúp học sinh nâng
cao ý thức phòng tránh tác hại của sóng điện từ, bảo vệ sức khỏe bản thân và
cộng đồng.

1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng kết hợp nhiều phương
pháp nghiên cứu khác nhau, như:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
+ Nghiên cứu các cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài.
+ Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 12, nâng cao và
chương trình cơ bản, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng và các tài liệu của nhiều
tác giả khác.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Điều tra cơ bản: Tìm hiểu về tình trạng sử dụng sóng điện từ ở trong
nước và trên thế giới, đánh giá thực trạng sử dụng sóng điện từ của học sinh ở
trường và nơi ở.
+ Tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Trao đổi tổng kết kinh nghiệm dạy học.
+ Thực nghiệm sư phạm: Nhằm xác định hiệu quả của nội dung đề xuất.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Hiện nay có rất nhiều công nghệ sử dụng sóng điện từ để kết nối và truyền
tải dữ liệu. Chúng ta đã quá quen thuộc với những khái niệm như: sóng điện từ,
sóng vô tuyến, sóng radio,… nhưng trên thực tế để hiểu rõ bản chất của các loại
sóng này là một vấn đề không hề đơn giản.
Nhiều người có thể cho rằng những tác hại của sóng điện từ chỉ đơn giản là
các tin đồn thiếu xác thực đến từ những người hoang tưởng. Tuy nhiên, có
nghiên cứu đã chứng minh rằng sóng điện tử có thể ảnh hưởng đến sức khỏe
nhiều hơn chúng ta nghĩ. Càng nghiên cứu sâu hơn, các nhà khoa học càng thấy
nhiều bằng chứng chắc chắn rằng sóng điện từ phát ra từ máy tính xách tay, điện
thoại di động và các thiết bị điện tử khác có thể gây hại cho cơ thể bạn. [1].

2



Viện Hàn lâm Y học Môi trường Hoa Kỳ (AAEM) cho rằng chúng ta cần
phải đẩy mạnh hơn trong việc tìm hiểu các tác hại của sóng điện từ. Các tác
động có hại đáng kể xảy ra do tiếp xúc sóng điện từ như tổn thương di truyền, dị
tật sinh sản, ung thư, thoái hóa thần kinh và rối loạn chức năng hệ thần kinh, rối
loạn chức năng hệ thống miễn dịch và nhiều bệnh khác. Các nghiên cứu về sóng
điện từ nhiều lần đã cho thấy đột biến gene và sự phân mảnh DNA có thể là
nguyên nhân gây đột biến tế bào và ung thư.
Khi xem xét các báo cáo này, trẻ em hấp thụ năng lượng bức xạ nhiều
hơn 60% trên 0,5kg trọng lượng cơ thể so với người lớn. Ảnh hưởng của việc
tiếp xúc sóng điện từ kéo dài có xu hướng tích lũy và tác động đến tuổi thọ của
trẻ em. [1].
Chính vì vậy việc giáo dục ý thức phòng tránh tác hại của sóng điện từ
cho các em học sinh, thế hệ tương lai của đất nước là việc làm thực sự cần thiết.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
“Kinh tế số” là nền kinh tế dựa trên các công nghệ kỹ thuật số. Thương
mại điện tử, quảng cáo trực tuyến trên các trang mạng xã hội… chính là những
dấu ấn của kinh tế số hóa trong đời sống của người dân Việt Nam những năm
gần đây.
Theo nghiên cứu của Trung tâm kinh doanh toàn cầu của Đại học Tufts
(Mỹ), hiện Việt Nam xếp hạng 48/60 quốc gia có tốc độ chuyển đổi kinh tế số
hóa nhanh trên thế giới, đồng thời xếp hạng 22 về tốc độ phát triển số hóa. Điều
đó chứng tỏ Việt Nam đang trong nền kinh tế số hóa và lĩnh vực thương mại
điện tử có triển vọng tiến xa hơn.
Với một quốc gia có đến 53% dân số sử dụng internet và gần 50 triệu thuê
bao sử dụng smartphone, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam được dự
đoán sẽ bùng nổ trong thời gian tới. Thực tế thời gian qua cũng cho thấy, tiềm
năng tăng trưởng của lĩnh vực thương mại điện tử của Việt Nam rất lớn.
Đứng trong tốc độ tăng trưởng đó mọi người hầu như không thể dứt ra
khỏi các ứng dụng của công nghệ. Hầu hết mọi người hiện nay gần như không
thể học tập, làm việc hay chỉ đơn giản nghỉ ngơi một ngày mà không tiếp xúc

với các thiết bị điện tử như máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại di
động… Chúng ta sử dụng các công cụ công nghệ này để làm việc, giải trí, giao
tiếp với bạn bè, gia đình và trường học. [1].
Thực tế hiện nay, xung quanh chúng ta có rất nhiều khu vực phát sóng điện
từ như:





Lân cận các đường dây cao thế
Các dây tiếp đất của hệ thống thu lôi
Các dây tiếp đất của các thiết bị điện
Khu vực xung quanh thiết bị điện đang vận hành (kể cả microwaves)

3


Bếp điện, quạt bàn, lò sưởi điện

Màn hình máy vi tính, đồng hồ điện, máy sấy tóc, điện thoại di động, mền
điện.
Nhận thức rõ những ảnh hưởng to lớn và nghiêm trọng do sóng điện từ
gây ra nhà nước ta đã thông qua luật tần số vô tuyến điện với nhiều quy định về
quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh và
quản lý an toàn bức xạ vô tuyến điện, tương thích điện từ . Phòng tránh tác hại
của sóng điện từ không phải việc làm của riêng ai, đó là việc làm chung tay của
tất cả mọi người, để bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta và thế hệ mai sau.
Trước thực trạng trên, bản thân tôi nhận thấy rằng, việc giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường sống cho học sinh là việc cần thiết. Để tìm hiểu các nguyên

nhân gây ô nhiễm điện từ và biện pháp hạn chế tác hại của sóng điện từ, các em
phải sử dụng kiến thức của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực, chính vì vậy bản thân
tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn vật lí, đã và đang lồng ghép giáo dục ý
thức phòng tránh tác hại của sóng điện từ vào bài giảng, cụ thể ở chủ đề sóng
điện từ và vấn đề phòng tránh tác hại của sóng điện từ.


2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
2.3.1. Giải pháp thực hiện.
2.3.1.1 Địa điểm: Địa điểm tiến hành tại trường THPT Vĩnh Lộc.
2.3.1.2. Thời gian thực hiện: Chủ đề được dạy trong 1tiết ở năm học
2019- 2020.
2.3.1.3. Chọn lớp giảng dạy:
Chọn 2 lớp có số lượng, trình độ nhận thức tư duy ngang nhau là lớp
12B1 và 12B2, chọn lớp 12B1 làm lớp dạy thực nghiệm, 12B2 làm lớp đối
chứng để so sánh kết quả.
2.3.1.4. Phương pháp giảng dạy:
Trong quá trình giảng dạy tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác
nhau như vấn đáp – tìm tòi, nghiên cứu – tìm tòi, trực quan – tìm tòi, đặc biệt sử
dụng phần mềm power point với các slide tranh ảnh minh họa để học sinh nhận
thấy vai trò của sóng điện từ, tác hại của sóng điện từ, từ đó hình thành ý thức
bảo vệ sức khỏe cho học sinh, thông qua các em để tuyên truyền góp phần nâng
cao ý thức của cộng đồng trong việc phòng tránh tác hại của sóng điện từ làm
giảm nhẹ các hậu quả khôn lường.
2.3.2. Tiến trình thực hiện.
Chủ đề : Qua bài sóng điện từ - Vật lí 12 giúp học sinh nâng cao ý thức
phòng tránh tác hại của sóng điện từ, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng
đồng.
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học tập chủ đề học sinh cần đạt được:

* Về kiến thức:
- Nêu được định nghĩa, đặc điểm của sóng điện từ.
- Nêu được đặc điểm của sự truyền sóng điện từ trong khí quyển.

4


- Nêu được vai trò của sóng điện từ đối với con người và cách phòng tránh tác
hại của sóng điện từ.
* Về kĩ năng:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận
trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về sóng điện từ, vai trò và tác hại của sóng
điện từ.
- Kĩ năng ra quyết định hành động góp phần giảm thiểu tác hại của sóng điện từ,
bảo vệ sức khỏe và môi trường sống.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát
* Về thái độ:
- Hiểu được vai trò và tác hại của sóng điện từ, nguyên nhân hậu quả của nó, các
biện pháp nhằm hạn chế tác hại của sóng điện từ góp phần bảo vệ sức khỏe con
người.
- Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong
khoa học.
* Định hướng các năng lực hình thành
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự học: Học sinh xác định được khái niệm ,đặc điểm sóng điện từ;
đặc điểm của sự truyền sóng điện từ trong khí quyển.
+ Năng lực giải quyết vấn đề: vì sao phải phòng tránh tác hại của sóng điện từ?
các biện pháp giảm thiểu sóng điện từ, bảo vệ sức khỏe con người.

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ: phát triển ngôn ngữ thông qua thuyết trình, báo
cáo về sản phẩm đạt được.
+ Năng lực hợp tác: hợp tác, phân công nhiệm vụ trong nhóm.
+ Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: khai thác thông tin từ
sách báo, intenet .
+ Năng lực tự quản lý: Quản lí bản thân: biết làm việc độc lập khi nghiên cứu tài
liệu; lập thời gian biểu để thực hiện. Quản lí nhóm: HS biết phân công nhiệm vụ
cụ thể cho từng thành viên trong nhóm.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực quan sát: quan sát tranh tìm ra nguồn phát sóng điện từ
+ Năng lực tư duy sáng tạo: đề xuất các biện pháp phòng tránh tác hại của sóng
điện từ.
+ Năng lực thu thập và xử lí thông tin: thu thập thông tin từ sách báo, intenet,
sgk về thông tin bài học.
* Nội dung trọng tâm bài học:
- Định nghĩa, đặc điểm của sóng điện từ.
- Đặc điểm của sự truyền sóng điện từ trong khí quyển.
- Vai trò của sóng điện từ đối với con người và cách phòng tránh tác hại của
sóng điện từ.

5


B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
* Chuẩn bị của giáo viên:
Hình ảnh liên quan đến nội dung dạy học.
* Chuẩn bị của học sinh:
- Các nhóm tự phân công nhiệm vụ các thành viên.
- Tìm hiểu các nội dung kiến thức bằng cách khai thác thông tin từ sách, báo,
sgk, intenet...

- Chuẩn bị bài thuyết trình trước lớp.
* Phương pháp dạy học:
- Hợp tác theo nhóm
- Trực quan, vấn đáp
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
* Ổn định lớp: Lớp chia làm 4 nhóm.
* Kiểm tra bài cũ: GV không kiểm tra bài cũ mà kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
* Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
(1) Mục tiêu: - Kích thích HS mong muốn khám phá, tìm hiểu về sóng
điện từ và vai trò, tác hại của sóng điện từ.
- Rèn luyện kỹ năng thao tác làm thí nghiệm, quan sát, so sánh.
(2) Phương pháp / kĩ thuật dạy học: Vấn đáp – tái hiện, trực quan - tìm tòi.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm nhỏ.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Giao nhiệm vụ
Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về tác động của sóng điện từ
đối với con người trong cuộc sống hiện nay.

Các nguồn phát ra sóng điện từ

6


Sóng điện từ tác động đến con người

Ảnh hưởng của sóng điện thoại đến não bộ
Giáo viên: các em hãy nhận xét về các hình ảnh trên.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: Bằng kiến thức đã học trả lời câu hỏi

GV: Theo dõi, quan sát, trợ giúp nếu phát hiện HS có khó khăn.
- Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo
GV: Gọi đại diện một số HS trả lời
HS: Trả lời
- Bước 4: Phương án kiểm tra đánh giá.
GV: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS.
Dựa trên cơ sở thảo luận, bổ sung, GV đặt vấn đề: Tại sao chúng ta cần
phải phòng tránh tác hại của sóng điện từ?
Sau đó, GV dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài mới.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục I: Tìm hiểu về sóng điện từ:

7


HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về sóng điện từ
(1) Mục tiêu: Học sinh nêu được khái niệm sóng điện từ.
(2) Phương pháp / kĩ thuật dạy học: Vấn đáp – tái hiện, trực quan - tìm tòi
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Học sinh hoạt động cá nhân, hoạt động
nhóm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- GV chiếu hình ảnh

NỘI DUNG
I. Tìm hiểu về sóng
điện từ:
1. Sóng điện từ là gì?
- Sóng điện từ là điện từ
trường lan truyền trong

không gian.

Sự lan truyền sóng điện từ trong không gian
GV: Yêu cầu các nhóm nghiên cứu thảo luận trả
lời các câu hỏi sau:
- Sóng điện từ là gì?
HS: Nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS: Nghiên cứu, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
- GV: Theo dõi, quan sát, trợ giúp nếu phát hiện
HS có khó khăn.

8


Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- GV: Gọi đại diện học sinh ở các nhóm trả lời.
- HS: Trình bày ý kiến của mình.
- GV: Dựa trên cơ sở thảo luận, bổ sung, GV chốt
lại kiến thức.
Bước 4: Phương án kiểm tra đánh giá
- GV: Đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của
HS.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu đặc điểm của sóng điện từ?
(1) Mục tiêu: HS nêu được các đặc điểm của sóng điện từ
(2) Phương pháp / kĩ thuật dạy học: Vấn đáp – tái hiện, trực quan - tìm tòi
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: HS hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
- GV: chiếu hình ảnh


NỘI DUNG
2. Đặc điểm của sóng
điện từ
a. Sóng điện từ lan
truyền được trong chân
không với tốc độ lớn
nhất c  3.108m/s.
b. Sóng rđiệnr từ là sóng
r
ngang: E  B  c
c. Trong sóng điện từ
thì dao động của điện
trường và của từ trường
tại một điểm luôn luôn
đồng pha với nhau.
d. Khi sóng điện từ gặp
Thang sóng điện từ
mặt phân cách giữa hai
GV: Yêu cầu các nhóm nghiên cứu thảo luận trả lời môi trường thì nó bị
phản xạ và khúc xạ như
các câu hỏi sau:
ánh sáng.
- Nêu đặc điểm của sóng điện từ.
e. Sóng điện từ mang
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
năng lượng.
- HS: Nghiên cứu, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
- GV: Theo dõi, quan sát, trợ giúp nếu phát hiện HS f. Sóng điện từ có bước
sóng từ vài m  vài

có khó khăn.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo
km được dùng trong
- GV: Gọi đại diện học sinh ở các nhóm trả lời.
thông tin liên lạc vô
- HS: Trình bày ý kiến của mình.
tuyến gọi là sóng vô
- GV: Dựa trên cơ sở thảo luận, bổ sung, GV chốt tuyến:
lại kiến thức.
+ Sóng cực ngắn.

9


Bước 4: Phương án kiểm tra đánh giá
- GV: Đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của
HS.

+ Sóng ngắn.
+ Sóng trung.
+ Sóng dài.

Mục II: Tìm hiểu sự truyền sóng vô tuyến trong khí quyển
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu các vùng sóng ngắn ít bị hấp thụ
(1) Mục tiêu: HS nêu được các vùng sóng ngắn ít bị hấp thụ.
(2) Phương pháp / kĩ thuật dạy học: Vấn đáp – tái hiện, trực quan - tìm tòi
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: HS hoạt động cá nhân,
hoạt động nhóm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG

Bước 1: Giao nhiệm vụ: - GVphát phiếu học tập
II. Sự truyền sóng vô
tuyến
trong
khí
Các vùng của
Tác động của không khí
quyển
sóng vô tuyến
1. Các vùng sóng
ngắn ít bị hấp thụ
- Không khí hấp thụ rất
mạnh các sóng dài,
GV: Yêu cầu các nhóm nghiên cứu thảo luận hoàn sóng trung và sóng cực
ngắn.
thành phiếu học tập
- Không khí cũng hấp
- HS: Nhận nhiệm vụ
thụ mạnh các sóng
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
ngắn. Tuy nhiên, trong
- HS: Nghiên cứu, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
- GV: Theo dõi, quan sát, trợ giúp nếu phát hiện HS một số vùng tương đối
hẹp, các sóng có bước
có khó khăn.
sóng ngắn hầu như
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo
không bị hấp thụ. Các
- GV: Gọi đại diện học sinh ở các nhóm trả lời.
- GV: Dựa trên cơ sở thảo luận, bổ sung, GV chốt vùng này gọi là các dải

sóng vô tuyến.
lại kiến thức.
Bước 4: Phương án kiểm tra đánh giá
- GV: Đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của
HS.
HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu sự phản xạ của các sóng ngắn trên tầng
điện li.
(1) Mục tiêu: HS nêu được sự phản xạ của các sóng ngắn trên tầng điện li.
(2) Phương pháp / kĩ thuật dạy học: Vấn đáp – tái hiện, trực quan - tìm tòi
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: HS hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

10


HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
GV giới thiệu về tầng điện li và chiếu một số hình
ảnh sự phản xạ của sóng ngắn

NỘI DUNG
2. Sự phản xạ của
sóng ngắn trên tầng
điện li
- Tầng điện li:
Là một lớp khí quyển,
trong đó các phân tử
khí đã bị ion hoá rất
mạnh dưới tác dụng
của tia tử ngoại trong
ánh sáng Mặt Trời.

Tầng điện li kéo dài từ
độ cao khoảng 80km
đến độ cao khoảng
800km
- Sóng ngắn phản xạ
rất tốt trên tầng điện li
cũng như trên mặt đất
và mặt nước biển như
ánh sáng.

11


Sự phản xạ của sóng ngắn trên tầng điện li
GV: Yêu cầu các nhóm nghiên cứu thảo luận trả lời
câu hỏi sau:
- Sự phản xạ của sóng ngắn trên tầng điện li như
thế nào?
- HS: Nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS: Nghiên cứu, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
- GV: Theo dõi, trợ giúp nếu phát hiện HS có khó
khăn.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- GV: Gọi đại diện học sinh ở các nhóm trả lời.
- GV: Dựa trên cơ sở thảo luận, GV chốt lại kiến
thức.
Bước 4: Phương án kiểm tra đánh giá
- GV: Đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của
HS.

Mục III: Ảnh hưởng của sóng điện từ trong cuộc sống
HOẠT ĐỘNG 5: Tìm hiểu vai trò của sóng điện từ trong cuộc sống hiện
nay.
(1) Mục tiêu: HS nhớ được vai trò của sóng điện từ trong cuộc sống hiện nay.
(2) Phương pháp / kĩ thuật dạy học: Vấn đáp – tái hiện, trực quan - tìm tòi
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: HS hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Bước 1: Giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu học sinh lấy III. Ảnh hưởng
một số ví dụ về nguồn phát ra sóng điện từ thường gặp của sóng điện từ
trong cuộc sống
trong đời sống hàng ngày.
GV: Yêu cầu các nhóm nghiên cứu thảo luận trả lời các 1. Vai trò của
sóng điện từ
câu hỏi sau:
- Nêu tác dụng của sóng điện từ trong cuộc sống ngày nay. trong cuộc sống
hiện nay:
HS: nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Sóng điện từ có
- HS: Nghiên cứu, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
vai trò vô cùng
- GV: Theo dõi, quan sát, trợ giúp nếu phát hiện HS có quan trọng và
khó khăn.
không thể thiếu
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo
được trong cuộc
- GV: Gọi đại diện học sinh ở các nhóm trả lời.
sống hiện nay.
- GV: GV chốt lại kiến thức.

Bước 4: Phương án kiểm tra đánh giá

12


- GV: Đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS.
- GV cung cấp thêm:
Ứng dụng quan trọng nhất của sóng điện từ là dùng
trong truyền thông tin, tín hiêụ: Bao gồm sóng dài,
sóng trung, sóng ngắn và sóng cực ngắn.

Sóng wifi là sóng điện từ cường độ thấp có bước
sóng tương tự sóng dùng trong lò vi sóng. Nhưng cường
độ sóng wifi thấp hơn 100.000 so với cường độ sóng lò vi
sóng. Dùng sóng wifi để: tiêu diệt sâu bọ, dùng trong sấy
khô, để trị hen, điều trị amidan, phá ung thư gan, điều trị
rối loạn nhịp tim, đau lưng, viễn thị…và công ngệ radar

Tia T là một trong 10 dự báo công nghệ năm 2009 do
tạp chí Popular Mechanics đưa ra thuộc nhiều lĩnh vực.
Công nghệ nhìn xuyên vật thể có thể phát hiện chất nổ,
súng đạn, chất độc nào đó bất kể chúng được ngụy trang
như thế nào. Tia T còn có tính năng đâm xuyên qua cả lớp
bê tông rất dày, cho phép “quay phim” thường xuyên hoạt
động của các nhóm khủng bố trong các khu nhà biệt lập.
Tia T được coi là hữu hiệu và an toàn hơn tia X

13



Tia X là một sóng điện từ có bước sóng trong khoảng
10nm đến 100picomet. Tia X có nhiều ứng dụng quan
trọng đặc biệt là trong y học.

Tia hồng ngoại và tia tử ngoại có nhiều ứng dụng quan
trọng trong cuộc sống

Ánh sáng nhìn thấy giúp ta: quan sát được vạn vật, phơi
sấy thực phẩm, đánh giá cảm quan thực phẩm… Và Đèn
Led là một tính năng đặc biệt, được dùng trong các sản
phẩm như điều khiển từ xa, đèn giao thông …

14


HOẠT ĐỘNG 6: Ảnh hưởng của sóng điện từ đến sức khỏe con người và
cách phòng tránh.
(1) Mục tiêu: HS nêu được ảnh hưởng của sóng điện từ đối với sức khỏe con
người và cách phòng tránh tác hại của sóng điện từ.
(2) Phương pháp / kĩ thuật dạy học: Vấn đáp – tái hiện, trực quan - tìm tòi
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: HS hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
2. Ảnh hưởng
- GV: Trình chiếu hình ảnh về thực trạng việc sử dụng của sóng điện từ
sóng điện từ ngày nay, ảnh hưởng của sóng điện từ tới đến sức khỏe con
sức khỏe con người
người và cách
phòng tránh:

- Thực trạng việc
sử dụng sóng điện
từ: Cuộc sống
hiện đại khó có
thể tách rời các
thiết bị điện.

Thực trạng sử dụng sóng điện từ ngày nay

- Ảnh hưởng của
sóng điện từ đối
với sức khỏe con
người: Các trường
điện từ mạnh từ
bên ngoài cơ thể
như các nguồn ô
nhiễm điện từ
ngày nay sẽ bóp
méo, làm sai lệch
và gián đoạn các
tín hiệu truyền

15


thông giữa các tế
bào, dẫn đến bất
thường
chuyển
hóa của tế bào và

dẫn tới bệnh tật.
Kết luận: Ảnh
Nhiệt độ của người
Nhiệt độ của người
hưởng của điện từ
bình thường khi
tăng lên sau 10 phút
trường là một quá
không sử dụng
sử dụng điện thoại
trình lâu dài, chưa
điện thoại
biểu hiện ngay và
có tính di truyền
thế hệ. Các nhà
phân phối và lắp
đặt trạm phát
sóng cần tính toán
vị trí địa lý lắp
đặt, cường độ
điện từ trường cụ
thể và đề ra các
biện pháp ngăn
ngừa để bảo vệ
sức khỏe là vàng
Ảnh hưởng của sóng điện từ đến sức khỏe con người
của người dân.
GV: Yêu cầu các nhóm nghiên cứu thảo luận trả lời các * Một số cách
câu hỏi sau:
giúp hạn chế và

giảm tác hại của
- Thực trạng việc sử dụng sóng điện từ ngày nay.
bức xạ điện từ
- Tác động của sóng điện từ đến con người như thế
nào?
- Một số cách giúp hạn chế và giảm tác hại của bức xạ - Giảm nguồn bức
điện từ?
xạ
- Giảm thời gian
- HS: Nhận nhiệm vụ
sử dụng
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS: Nghiên cứu, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
- Cách xa nguồn
- GV: Theo dõi, quan sát, trợ giúp nếu phát hiện HS có bức xạ
khó khăn.
- Dùng vật dụng
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo
có dây
- GV: Gọi đại diện học sinh ở các nhóm trả lời.
- GV: GV chốt lại kiến thức.
- Màng chắn sóng
Bước 4: Phương án kiểm tra đánh giá
điện từ
- GV: Đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS.
- Ăn uống và sinh

16



Giáo viên mở rộng thêm:

hoạt hợp lý

Thói quen sử dụng các loại thiết bị công nghệ này có khả
năng gây ra các dạng bệnh khác nhau ở cấp độ tế bào.
Những tác hại của sóng điện từ ảnh hưởng đến cơ thể bạn
bao gồm:
• Hệ thống thần kinh và não: gây ảnh hưởng thần kinh
như rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu, triệu
chứng trầm cảm, thiếu tập trung, rối loạn chức năng nhận
thức, chóng mặt, bồn chồn…
• Hệ thống nội tiết tố: Khi tiếp xúc với sóng điện từ kéo
dài, nồng độ hormone steroid, hormone thần kinh và nồng
độ insulin bị suy giảm.
• Stress oxy hóa và tổn thương do gốc tự do: Điều này
là một trong những nguyên nhân chính gây ra tổn thương
do tất cả các bệnh mãn tính.
• Tấn công DNA tế bào: Điều này liên quan đến nguyên
nhân ung thư và tạo ra những thay đổi đột biến ở người.
• Chết rụng tế bào (Apoptosis): Điều này có thể gây ra
cả bệnh thoái hóa thần kinh và vô sinh.
• Vấn đề về khả năng sinh sản: Điều này có thể làm
giảm hormone giới tính, giảm ham muốn tình dục, tăng
nguy cơ sảy thai và tổn thương DNA trong các tế bào tinh
trùng.
• Sản xuất quá nhiều canxi nội bào: Điều này sẽ khiến
cơ thể dễ bị các bệnh về tim mạch, giảm hấp thu chất dinh
dưỡng, sỏi thận và rối loạn tiêu hóa.
• Ung thư: 15 cơ chế khác nhau của hiệu ứng bức xạ điện

từ trên tế bào có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư bao
gồm ung thư não, ung thư tuyến nước bọt, u thần kinh
thính giác…
Các dòng máy tính xách tay ngày nay được nâng cấp liên
tục để hoàn thành những tác vụ, công việc nặng. Do đó,
những thiết bị công nghệ này sẽ tỏa hơi nóng từ máy
nhiều hơn và có thể gây ra “hội chứng da nướng” nếu bạn

17


sử dụng máy trên đùi.
Sau đây là một số cách giúp hạn chế và giảm tác hại
của bức xạ điện từ:
- Cần hạn chế thời gian tiếp xúc với các nguồn phát sóng
điện từ đặc biệt là trẻ em không nên cho sử dụng điện
thoại, máy vi tính nhiều.
- Các bức xạ phát ra từ màn hình sử dụng bóng đèn hình
(CRT) của máy tính hoặc tivi chủ yếu không phải từ phía
trước, mà từ bên cạnh và phía sau. Bởi vậy, bạn không nên
ngồi gần ngay phía sau hoặc bên hông của các loại màn
hình này.

- Sử dụng màn hình tinh thể lỏng LCD thay cho màn
hình sử dụng bóng đèn hình (CRT) để hạn chế bức xạ điện
từ.

- Đặt một chậu hoa hoặc một bát nước gần bàn máy tính
có thể hấp thụ hết những sóng điện từ do máy tính phát ra.


18


- Thường xuyên uống trà xanh. Trong trà xanh có các chất
như polyphenol có tác dụng hấp thụ các chất mang tính
phóng xạ. Ngoài ra, trà xanh còn có chất chống oxy hoá
mạnh và vitamin C, không chỉ giúp bài trừ các phân tử
gốc tự do trong cơ thể mà còn giúp cơ thể sản sinh ra
hoóc-môn đề kháng lại sự căng thẳng. Do đó rất tốt cho
việc cải thiện tâm trạng. Nhưng tốt nhất chỉ nên uống ban
ngày để không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

- Ăn đậu xanh. Đậu xanh có thể thanh nhiệt giải độc, lợi
tiểu, tiêu phù. Những người thường xuyên phải thức đêm
làm việc hoặc khi tâm trạng bất an, miệng khô, táo bón, ăn
một ít đậu xanh có tác dụng rất tốt cho việc đánh tan cảm
xúc khó chịu.

- Bạn cần rửa mặt thường xuyên để giúp ngăn ngừa các
sóng bức xạ gây kích thích lên da.

19


LUYỆN TẬP
Câu 1: Định nghĩa, đặc điểm của sóng điện từ.
Câu 2: Đặc điểm của sự truyền sóng điện từ trong khí quyển.
Câu 3: Vai trò của sóng điện từ đối với con người và cách phòng tránh tác hại
của sóng điện từ.
I.4 Hiệu quả của đề tài đối với hoạt động sư phạm.

Thông qua chủ đề học tập các em học sinh đã lĩnh hội được nhiều kiến
thức mới, các em chủ động, tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài, bày tỏ quan
điểm cá nhân, thảo luận để đưa ra kết luận của nhóm.
Để đánh giá kết quả nhận thức của các em học sinh ở 2 lớp, tôi xây dựng
bài kiểm tra năng lực (phần phụ lục)
Thống kê kết quả như sau:

Lớp

Sĩ số

Điểm 9-10
Số
%
lượng

Điểm 7-8
Số
%
lượng

Điểm 5-6
Số
%
lượng

Điểm dưới 5
Số
%
lượng


12B2
(Đối
40
5
12.5
14
35.0
20
50.0
1
2.5
chứng)
12B1
(Thực
41
15
36.6
21
51.2
5
12.2
0
0
nghiệm)
Qua kết quả trên tôi nhận thấy rằng, lớp 12B1 có tỉ lệ khá, giỏi đạt
87.8% cao hơn so với lớp 12B2 (đạt 47.5%); đặc biệt ở lớp 12B1 không còn học
sinh có điểm dưới trung bình. Vì vậy tôi cho rằng, mức độ tiếp thu và hiểu rõ
vấn đề đạt hiệu quả khi được lồng ghép nội dung giáo dục phòng tránh tác hại


20


của sóng điện từ vào bài học. Điều đó chứng tỏ rằng việc giáo dục ý thức bảo vệ
sức khỏe thông qua bài học môn Vật lí cho học sinh rất có ý nghĩa.
3. Kết luận và kiến nghị.
3.1. Kết luận.
Mang tính chất là một sáng kiến kinh nghiệm, những gì tôi đưa ra trên đây
được đúc rút từ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, cộng với lòng ham học hỏi,
quyết tâm giúp các em học sinh nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe, thông qua các
em để lan tỏa trong xã hội, góp phần làm thay đổi hành vi, cách ứng xử của mọi
người trong xã hội trước tác hại của sóng điện từ.
3.2. Kiến nghị.
* Đối với Sở Giáo dục và đào tạo: Cần tiếp tục tổ chức những chương
trình bồi dưỡng cho giáo viên để đưa nội dung giáo dục phòng tránh tác hại của
sóng điện từ thực sự trở thành một hoạt động thường xuyên trong giảng dạy ở
các nhà trường.
* Đối với nhà trường: Cần tổ chức thêm các hoạt động ngoại khóa về
giáo dục bảo vệ sức khỏe trước tác hại của sóng điện từ, để nâng cao nhận thức
của học sinh nhằm góp phần tuyên truyền bảo vệ môi trường sống.
Là một giáo viên trẻ, bản thân tôi luôn không ngừng học hỏi; tuy nhiên
kinh nghiệm giảng dạy còn chưa nhiều, chắc chắn có điều còn hạn chế, rất mong
nhận được ý kiến đóng góp chân thành của đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 6 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Người viết

Nguyễn Thị Hồng Hạnh

21



×