Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học mục i 2 bài 21 quy luật địa đới và quy luật phi địa đới (địa lí 10) bằng thiết kế hình vẽ có sử dụng hiệu ứng trên powerpoint và câu hỏi tư duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.47 KB, 20 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ
Tám Ban chấp hành Trung ương khóa XI đã khẳng định “Tiếp tục đổi mới
mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối
truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách
nghĩ, khuyến khích tự học…” Công văn số 5555/BGĐT-GDTrH ngày 08 tháng
10 năm 2014 cũng đã được triển khai trong toàn ngành về việc Đổi mới phương
pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, trong đó tập trung vào đổi mới kế hoạch và
tài liệu dạy học; đổi mới cách tổ chức hoạt động học cho học sinh và đổi mới
hoạt động học của học sinh.
Để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới giáo dục theo sự chỉ đạo của
Trung ương và ngành, mỗi giáo viên chúng ta nhất thiết phải tích cực đổi mới
phương pháp dạy học. Vậy đổi mới phương pháp dạy học là phải đổi mới
những gì? Với phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi khẳng định đổi mới phương
pháp dạy học thì then chốt và đóng vai trò quyết định đến sự thành công là phải
đổi mới được thiết kế bài dạy. Tôi khẳng định như vậy vì: Nếu thầy đổi mới
được thiết kế bài dạy có nghĩa là thầy đã thay đổi cách dạy. Khi thầy đã thay đổi
được cách dạy thì nhất thiết học sinh cũng sẽ thay đổi được cách học. Khi thầy
đã đổi mới được cách thiết kế bài dạy thì chắc chắn thầy sẽ đổi mới cách tổ
chức các hoạt động học cho học sinh. Tóm lại, khi thầy đã đổi mới được khâu
thiết kế bài dạy thì chắc chắn sẽ tạo được hứng thú học tập cho học sinh, giúp
học sinh hiểu sâu, nhớ trọng, không phải ghi nhớ máy móc; phát huy được tính
chủ động, tích cực trong học tập của học sinh; tạo điều kiện học sinh được phát
huy tối đa các kĩ năng trong học tập như: quan sát (nhìn), đọc, nghe, suy nghĩ,
ghi, nhớ và hiểu; đồng thời còn rèn luyện học sinh kĩ năng biết liên hệ giữa kiến
thức lí thuyết với thực tiễn. Đặc biệt, đổi mới được khâu thiết kế bài dạy sẽ
khắc phục được lối truyền thụ áp đặt một chiều của giáo viên trong dạy học, từ
đó góp phần nâng cao được hiệu quả dạy và học bộ môn.
Để đạt được mục tiêu đã nêu trên trong quá trình dạy học môn Địa lí ở


trường THPT, tôi đã chọn đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học mục
I.2 - Bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới (Địa lí 10) bằng thiết kế
hình vẽ có sử dụng “hiệu ứng” trên PowerPoint và câu hỏi tư duy.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Khi thực hiện nghiên cứu, tôi đã đặt ra mục tiêu là:
- Tạo được tâm lí hứng thú học tập Địa lí cho học sinh.
- Giúp học sinh hiểu sâu, nhớ trọng, không phải ghi nhớ máy móc trong học tập
Địa lí.
- Giúp học sinh chủ động, tích cực, phát huy tối đa được các kĩ năng quan sát,
đọc, nghe, suy nghĩ, ghi, nhớ và hiểu; rèn luyện kĩ năng biết liên hệ giữa kiến
thức lí thuyết với thực tiễn trong học tập Địa lí.
- Phát triển được năng lực và nâng cao được kết quả học tập môn Địa lí cho học

1


sinh trung học phổ thông.
- Thay đổi được thực trạng dạy học, tạo được động lực thúc đẩy đổi mới
phương pháp dạy học môn Địa lí ở trường Trung học phổ thông.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả của việc thiết kế hình vẽ có sử dụng “hiệu ứng” trên PowerPoint và
câu hỏi tư duy trong dạy học để tạo hứng thú học tập; giúp học sinh hiểu sâu,
nhớ trọng; khắc phục tình trạng ghi nhớ máy móc, lối truyền thụ áp đặt một
chiều trong quá trình dạy học và nâng cao kết quả học tập cho học sinh trong
dạy - học môn Địa lí.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Nghiên cứu công văn
5555/BGDĐT-GDTrH; các tài liệu tập huấn (một số phương pháp và kĩ thuật
dạy học tích cực; phương pháp, kĩ thuật tổ chức hoạt động học và hướng dẫn

học sinh tự học; đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển
năng lực học sinh); Trường học kết nối,…
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Thu thập thông tin
từ thực trạng dạy học môn Địa lí tại Trường trung học phổ thông Triệu Sơn 3.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Tổng hợp, xử lí số liệu về hiệu quả của
việc áp dụng đề tài trước và sau khi thực hiện nghiên cứu.

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thiết kế bài dạy giúp học sinh hứng thú học tập, hiểu sâu, nhớ trọng, không
phải ghi nhớ máy móc; phát huy được tính chủ động, tích cực trong học tập của
học sinh; phát huy tối đa được các kĩ năng quan sát (nhìn), đọc, nghe, ghi, suy
nghĩ, nhớ và hiểu cho học sinh; rèn luyện kĩ năng biết liên hệ giữa kiến thức lí
thuyết với thực tiễn; đặc biệt là khắc phục được lối truyền thụ áp đặt một chiều
của giáo viên và khắc phục được tình trạng phải ghi nhớ máy móc cho học sinh
để nâng cao được hiệu quả dạy - học bộ môn là một trong những mục tiêu quan
trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lí hiện nay. Tuy nhiên, để
đạt được kết quả như mong muốn, đòi hỏi người thầy phải đầu tư suy nghĩ,
nghiên cứu, biết lựa chọn và lựa chọn sáng tạo trong khâu thiết kế bài dạy;
người thầy phải biết vận dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp, kĩ thuật dạy
học tích cực, người thầy phải biết sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học đối với
từng nội dung và đối tượng dạy học. Làm được việc này chắc chắn sẽ kích thích
và thúc đẩy được học sinh tích cực tham gia học tập, đồng thời sẽ phát huy
được tối đa năng lực của học sinh, từ đó giúp học sinh hiểu sâu, nhớ trọng và
không phải ghi nhớ máy móc trong quá trình học tập, làm cho kết quả học tập
bộ môn được nâng lên.
Trong quá trình dạy học môn Địa lí, giáo việc cần phải thiết kế bài dạy như

thế nào để tạo được hứng thú trong học tập cho học sinh? Giáo viên tổ chức dạy
học bằng cách nào để phát huy được tối đa năng lực của học sinh, giúp cho học
sinh hiểu sâu, nhớ trọng và không phải ghi nhớ máy móc trong quá trình học
tập nhưng vẫn nâng cao được kết quả học tập môn bộ môn?... Từ thực tiễn dạy
học cho thấy, đã có nhiều cánh làm khác nhau nhằm nâng cao kết quả học tập
bộ môn: như tăng cường sử dụng bản đồ, video, trò chơi,… Khi tiến hành
nghiên cứu đề tài, tôi đã đặt ra giả thuyết: Đề tài có tạo được hứng thú học tập
cho học sinh hay không? Đề tài có phát huy được tối đa các năng lực của học
sinh trong quá trình học tập bộ môn hay không? Đề tài có giúp học sinh hiểu
sâu, nhớ trọng và khắc phục được tình trạng ghi nhớ máy móc hay không? Đề
tài có thay đổi được thực trạng dạy học môn Địa lí ở trường Trung học phổ
thông hiện nay hay không?,... Câu trả lời chắc chắn là: Khi đề tài được áp dụng
sẽ tạo được hứng thú học tập bộ môn cho học sinh, sẽ phát huy được tối đa các
năng lực học tập của học sinh. Đề tài sẽ giúp học sinh hiểu sâu, nhớ trọng và sẽ
khắc phục được tình trạng phải ghi nhớ máy móc cho học sinh, kết quả học tập
bộ môn sẽ được nâng lên và đặc biệt đề tài sẽ thay đổi được thực trạng dạy học
môn Địa Lí ở trường Trung học phổ thông hiện nay.
Vậy sự đổi mới của đề tài đối với việc dạy - học môn Địa lí ở trường Trung
học phổ thông được thể hiện là gì? Sự đổi mới được thể hiện: Thứ nhất, khi tổ
chức cho học sinh khai thác, chiếm lĩnh kiến thức mới đã được sử dụng hình vẽ
có ‘hiệu ứng” trên PowerPoint để thay thế cho việc “đọc, ghi” theo thông tin là
kênh chữ trong sách giáo khoa (khi tổ chức hoạt động học cho học sinh, giáo
viên thường đặt ra câu hỏi và yêu cầu học sinh dựa vào sách giáo khoa để trả

3


lời, còn học sinh thì tập trung vào việc đọc sách giáo khoa để viết ra các nội
dung cần trả lời, công việc cứ lặp đi lặp lại nhiều lần như thế trong suốt tiết
học đã gây ra tâm lí chán nản, ít hấp dẫn đối với học sinh). Thứ hai, học sinh

được thể hiện năng lực bản thân khi khai thác, chiếm lĩnh kiến thức mới bằng
hình vẽ thay cho việc chỉ “đọc, chép” các nội dung cần trả lời (hình vẽ sinh
động sẽ tạo cho học sinh tâm lí hứng thú, thu hút học sinh làm việc tích cực).
Thứ ba, kiến thức được thể hiện bằng hình vẽ sẽ giúp học sinh hiểu sâu, nhớ
trọng, giảm được sức ép phải ghi nhớ máy móc, học sinh hiểu được bản chất
vấn đề sâu hơn, cô đọng hơn, từ hình vẽ học sinh rèn luyện được kĩ năng liên hệ
giữa kiến thức lí thuyết với thực tiễn, từ đó kết quả học tập bộ môn sẽ được
nâng lên. Thứ tư, kiến thức mới được thể hiện bằng hình vẽ đã thay đổi được
phương pháp dạy học thuyết trình truyền thống của giáo viên.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Cũng như các môn học khác, môn Địa lí không chỉ có vai trò trong việc
trang bị cho học sinh nguồn tri thức, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc
hình thành nhân cách con người Việt Nam mới. Tuy nhiên, trong dạy học môn
Địa lí hiện nay ở trường phổ thông đang gặp phải những khó khăn nhất định:
biểu hiện rõ nhất là hiện tượng học sinh ngại học, chưa coi trọng việc tiếp cận
và lĩnh hội các kiến thức bộ môn, có những học sinh đã được giáo viên động
viên, nhắc nhở về tinh thần và thái độ học tập nhưng vẫn chưa tiến bộ,... Lí do
vì sao? Qua trao đổi, điều tra học sinh tôi được biết có nhiều nguyên nhân khác
nhau dẫn đến thực trạng trên: như môn Địa lí là môn học được coi là “khô
khan”, kém sinh động; môn Địa lí là môn không quan trọng trong kì thi tốt
nghiệp Trung học phổ thông; môn Địa lí không có nhiều cơ hội lựa chọn trong
tuyển sinh vào các trường Đại học, cao đẳng,… Tuy nhiên, nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến thực trạng trên vẫn là do việc tổ chức dạy học môn Địa lí ở các
trường Trung học phổ thông vẫn còn chậm đổi mới về phương pháp dạy học, về
thiết bị dạy học và cánh thức tổ chức dạy học. Phương tiện dạy học chủ yếu vẫn
dựa vào hệ thông kênh chữ, kênh hình trong sách giáo khoa và các bản đồ có
sẵn; cách thức tổ chức dạy học phổ biến vẫn là thầy đặt câu hỏi - học trò trả lời
(học trò chỉ trả lời các câu hỏi do thầy nêu ra, do đó người học ít được phát
huy năng lực của bản thân, làm cho tiết học còn khô khăn, kém sinh động, chưa
lôi cuốn được học sinh tích cực tham gia, học sinh tiếp thu kiến thức mới vẫn là

ghi nhớ máy móc do thầy cung cấp) và đặc biệt là giáo viên chưa đầu tư trong
khâu đổi mới thiết kế bài dạy để tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Từ thực trạng nêu trên cho thấy, vấn đề đặt ra đối với giáo viên dạy học
môn Địa lí ở trường Trung học phổ thông cần phải làm gì? Làm như thế nào để
thu hút được học sinh ham thích, say mê môn học? Làm cách nào để học sinh
chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh kiến thức bộ môn? Cách thức tổ chức dạy
học như thế nào để học sinh vừa chủ động chiếm lĩnh được những kiến thức,
đồng thời có điều kiện để được thể hiện năng lực, kĩ năng của bản thân,… Từ
các lí do trên tôi khẳng định, việc áp dụng đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả
dạy học mục I.2 - Bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới (Địa lí 10)
bằng thiết kế hình vẽ có sử dụng “hiệu ứng” trên PowerPoint và câu hỏi tư

4


duy vào thực tiễn dạy học sẽ tạo được hứng thú học tập cho học sinh, giúp học
sinh thay đổi được cách tiếp cận để chiếm lĩnh kiến thức mới, khắc phục được
tình trạng học sinh phải ghi nhớ máy móc, phát huy được tối đa năng lực và kĩ
năng của học sinh, kết quả học tập bộ môn của học sinh sẽ được nâng lên.
2.3. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
2.3.1. Thiết kế cách tiếp cận, chiếm lĩnh kiến thức mới
a. Đối với lớp đối chứng
Tôi thiết kế bài dạy bằng cách đặt câu hỏi và tổ chức cho học sinh thực hiện
được mục tiêu đặt ra của các câu hỏi. Câu hỏi cụ thể cho từng mục như sau:
Mục I.2.a.
Dựa vào thông tin mục 2.a sách giáo khoa trang 77 và kiến thức đã học, hãy:
Trình bày đặc điểm phân bố của các vòng đai nhiệt trên Trái Đất.
Mục I.2.b.
Dựa vào hình 12.1 sách giáo khoa trang 44 và kiến thức đã học, hãy: Kể tên
các đai khí áp và đới gió trên Trái Đất.

Mục I.2.c.
Dựa vào hình 14.1 sách giáo khoa trang 53 và kiến thức đã học, hãy: Kể tên
các đới khí hậu trên Trái Đất từ cực về xích đạo.
Mục I.2.d.
Dựa vào hình 19.1, 19.2 sách giáo khoa trang 70 và kiến thức đã học, hãy: Kể
tên các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất trên Trái Đất từ cực về xích đạo.
b. Đối với lớp thực nghiệm
Tôi thiết kế bài dạy bằng cách sử dụng hình vẽ có “hiệu ứng” trên PowerPoint
và câu hỏi tư duy để tổ chức cho học sinh giải quyết 2 mục tiêu trọng tâm sau:
Thứ nhất. Từ các hình vẽ, học sinh xác định đúng được sự phân bố của các
vòng đai nhiệt, các đai khí áp, các đới gió, các đới khí hậu, các nhóm đất và các
kiểu thảm thực vật trên Trái Đất.
CỰC



CỰC

Thứ hai. Từ các hình vẽ và kiến thức đã học, học sinh nêu được nguyên nhân

5


chủ yếu tạo ra sự phân bố của các vòng đai nhiệt, các đai khí áp, các đới gió,
các đới khí hậu, các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật trên Trái Đất.
2.3.2. Thiết kế chuẩn kiến thức mới
Với hai cách thiết kế bài dạy khác nhau để hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh
kiến thức mới, tôi đã thiết kế thông tin chuẩn kiến thức ở hai dạng khác nhau:
Với các lớp đối chứng, chuẩn kiến thức hoàn toàn là kênh chữ. Còn đối với các
lớp thực nghiệm, chuẩn kiến thức là hình vẽ với thông tin ngắn gọn. Cụ thể:

a. Đối với lớp đối chứng
Tôi thiết kế bài dạy đảm bảo các nội dung kiến thức sau:
I.2. Biểu hiện của quy luật địa đới
a. Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất
Trên Trái Đất có 7 vòng đai nhiệt
- Vòng đai nóng nằm giữa hai đường đẳng nhiệt năm +20 0C của hai bán cầu
(khoảng giữa hai vĩ tuyến 300B và 300N).
- Hai vòng đai ôn hòa ở hai bán cầu nằm giữa các đường đẳng nhiệt năm +20 0C
và đường đẳng nhiệt +100C của tháng nóng nhất.
- Hai vòng đai lạnh ở các vĩ độ cận cực của hai bán cầu, nằm giữa các đường
đẳng nhiệt năm +100C và 00C của tháng nóng nhất.
- Hai vòng đai băng giá vĩnh cửu bao quanh cực, nhiệt độ quanh năm điều dưới
00C.
b. Các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất
- Trên Trái Đất có 7 đai khí áp: một đai áp thấp xích đạo; hai đai áp cao chí
tuyến; hai đai áp thấp ôn đới và hai đai áp cao cực.
- Trên Trái Đất có 6 đới gió: hai đới gió Mậu dịch; hai đới gió Tây ôn đới và hai
đới gió Đông cực.
c. Các đới khí hậu trên Trái Đất
Mỗi bán cầu trên Trái Đất, từ cực về xích đạo có 7 đới khí hậu: cực; cận cực;
ôn đới; cận nhiệt; nhiệt đới; cận xích đạo; xích đạo.
d. Các nhóm đất và kiểu thảm thực vật
- Mỗi bán cầu trên Trái Đất, từ cực về xích đạo có 10 nhóm đất: băng tuyết; đất
đài nguyên; đất pốt dôn; đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới; đất đen, hạt dẻ thảo
nguyên, đồng cỏ núi cao; đất nâu đỏ và cây bụi lá cứng; đất đỏ vàng cận nhiệt
lá cứng; đất xám hoang mạc, bán hoang mạc; đất đỏ, nâu đỏ xa van; đất đỏ
vàng (feralit), đen nhiệt đới.
- Mỗi bán cầu trên Trái Đất, từ cực về xích đạo có 10 kiểu thảm thực vật: hoang
mạc lạnh; đài nguyên; rừng lá kim; rừng hỗn hợp và rừng hỗn hợp ôn đới; rừng
cận nhiệt ẩm; rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt; hoang mạc, bán hoang mạc;

thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao; xa van, cây bụi; rừng nhiệt
đới, xích đạo.
b. Đối với lớp thực nghiệm
Tôi thiết kế bài dạy bằng các hình vẽ trên phần mềm PowerPoint tương ứng
cho mỗi nội dung và sử dụng hệ thống các “hiệu ứng” để lần lượt thể hiện được
thông tin theo trình tự. Qua từng hình được trình chiếu, tôi yêu cầu học sinh tập
trung quan sát, suy nghĩ để trả lời hai vấn đề sau: Thứ nhất là nhận xét về sự

6


phân bố của các đối tượng. Thứ hai là tìm ra nguyên nhân chủ yếu tạo ra sự
phân bố của các đối tượng đó. Ngoài các các hình vẽ đã chuẩn bị trên phần
mềm PowerPoint, tôi cũng chuẩn bị các hình vẽ tương ứng trên giấy khổ A 0 để
chuẩn kiến thức nếu sự cố mất điện sảy ra.
Ví dụ: Mục 2.a. Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất
CỰC
+00C

Vòng đai băng giá vĩnh cửu

Vòng đai lạnh
+100C
300



300

Vòng đai ôn hòa

+200C

Vòng đai nóng

+200C
Vòng đai ôn hòa
+100C
Vòng đai lạnh
+00C
CỰC

Vòng đai băng giá vĩnh cửu

: Ranh giới các vòng đai nhiệt
Các vòng đai nhiệt trên Trái Đất
2.3.3. Tổ thức dạy học trên lớp
a. Đối với lớp đối chứng
Với mục 2.a
Tôi tổ chức hoạt động học cho học sinh theo đúng trình tự với 4 bước như sau:
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin mục 2.a sách giáo khoa trang
77 hãy: Trình bày đặc điểm phân bố của các vòng đai nhiệt trên Trái Đất.
Bước 2: Học sinh thực hiện yêu cầu (ghi tóm tắt nội dung ra giấy nháp). Giáo
viên quan sát, hỗ trợ học sinh thực hiện yêu cầu.
Bước 3: Học sinh trình bày kết quả làm việc. Giáo viên tổ chức cho học sinh
nhận xét và bổ sung kết quả làm việc của học sinh. Giáo viên bổ sung và chuẩn
kiến thức, học sinh ghi các ý chính vào vở.
Bước 4: Giáo viên nhận xét về kết quả và quá trình làm việc của học sinh.
Với mục 2.b, 2.c và 2.d:
Giáo viên tổ chức hoạt động học theo trình tự như mục 2.a theo câu hỏi đã
được thiết kế (mục 2.3.1.a của sáng kiến kinh nghiệm)

Kết luận: Với cách tổ chức dạy học như trên vẫn chưa thu hút được học sinh cả
lớp tham gia; các hoạt động học (tiếp cận, trình bày, nhận xét, bổ sung) thường
chủ yếu tập chung vào số ít học sinh tích cực, năng lực học tập tốt; học sinh còn

7


phải ghi chép nhiều nên hạn chế trong việc xây dựng bài; chưa phát huy được
tối đa các năng lực (quan sát, đọc, ghi,…) trong quá trình học tập; phần lớn học
sinh chưa tích cực tham gia, vẫn còn học sinh vẫn chưa làm việc và ngại ghi
chép; kiến thức học sinh nắm được vẫn còn trừu tượng; kết quả thu được qua
kiểm tra học sinh về nắm kiến thức mới sau khi hoàn thành bài dạy chưa đạt
được như mong muốn.
b. Đối với lớp thực nghiệm
Tôi vẫn tổ chức hoạt động học cho học sinh theo trình tự với 4 bước như sau:
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát giáo viên lần lượt trình chiếu các
thông tin trên phần mềm PowerPoint theo trình tự đã thiết kế để hoàn thành
hình vẽ.
Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh:
- Dựa vào kết quả quan sát được từ hình vẽ và thông tin ở các mục trong sách
giáo khoa hãy: Nhận xét về sự phân bố của đối tượng cần tìm hiểu.
- Dựa vào kiến thức đã học và vốn hiểu biết: Nêu nguyên nhân chủ yếu tạo ra
sự phân bố của các đối tượng cần tìm hiểu đó.
Bước 3: Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày, nhận xét và bổ sung kết quả
làm việc của học sinh. Giáo viên trình chiếu hoàn thành hình vẽ để chuẩn kiến
thức. Học sinh hoàn thành nội dung học tập bằng hình vẽ vào vở ghi.
Bước 4: Giáo viên kiểm tra hình học sinh vẽ trong vở ghi, nhận xét kết quả và
quá trình làm việc của học sinh.
Ví dụ:
Mục 2.a. Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất.

Trình tự các bước được thực hiện như sau:
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các thao tác về trình tự vẽ hình
qua các “hiệu ứng” trên phần mềm PowerPoint cụ thể sau:
- Thao tác 1: Giáo viên lần lượt trình chiếu các “hiệu ứng” trên PowerPoint để
hoàn thành thông tin về hình dạng Trái Đất, cực, xích đạo như hình dưới.
CỰC



CỰC

8


- Thao tác 2: Giáo viên tiếp tục lần lượt trình chiếu các “hiệu ứng” trên
PowerPoint để hoàn thành thêm thông tin về ranh giới các vòng đai nhiệt và vĩ
độ địa lí như hình dưới.
CỰC

300



300

CỰC

: Ranh giới các vòng đai nhiệt
- Thao tác 3: Giáo viên tiếp tục lần lượt trình chiếu các “hiệu ứng” trên
PowerPoint để hoàn thành thông tin về các đường đẳng nhiệt như hình dưới.

CỰC
+00C
+100C

300

+200C



300

+200C
+100C
+00C
CỰC

: Ranh giới các vòng đai nhiệt

9


Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh:
- Dựa vào hình vẽ hãy: Cho biết trên Trái Đất được chia thành mấy vòng đai
nhiệt? Hãy kể tên và điền đúng vị trí các vòng đai nhiệt vào hình vẽ.
- Dựa vào kiến thức đã học và vốn hiểu biết: Nêu nguyên nhân chủ yếu tạo ra
sự phân bố của các vòng đai nhiệt trên Trái Đất.
Bước 3: Giáo viên tổ chức cho học sinh:
- Trình bày và hoàn thành các thông tin còn thiếu trên hình vẽ. Nêu nguyên
nhân chủ yếu tạo ra sự phân bố của các vòng đai nhiệt trên Trái Đất.

- Nhận xét và bổ sung kết quả làm việc của học sinh vừa thực hiện.
- Giáo viên trình chiếu hoàn thành hình vẽ và chuẩn kiến thức.
CỰC
+00C

Vòng đai băng giá vĩnh cửu

Vòng đai lạnh
+100C
0

30



300

Vòng đai ôn hòa
+200C

Vòng đai nóng

+200C
Vòng đai ôn hòa
+100C
Vòng đai lạnh
+00C
CỰC

Vòng đai băng giá vĩnh cửu


: Ranh giới các vòng đai nhiệt
Các vòng đai nhiệt trên Trái Đất
- Học sinh hoàn thành nội dung học tập bằng hình vẽ vào vở ghi.
Bước 4: Giáo viên kiểm tra hình học sinh vẽ trong vở ghi, nhận xét kết quả và
quá trình làm việc của học sinh.
Mục 2.b, 2.c, 2.d:
Trình tự các bước được thực hiện như mục 2.a của bài học. Tuy nhiên ở từng
nội dung học sinh phải thực hiện được các câu hỏi, cụ thể như sau:
- Mục 2.b: + Cho biết trên Trái Đất có những đai khí áp và đới gió nào? Kể tên
và điền đúng vị trí các đai khí áp và các đới gió trên hình vẽ.
+ Giải thích nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự phân bố của đai khí áp
và đới gió trên Trái Đất?
- Mục 2.c: + Cho biết trên Trái Đất, mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu? Kể tên và
điền đúng vị trí các đới khí hậu trên hình vẽ.
+ Nêu nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự phân bố các đới khí hậu trên

10


Trái Đất?
- Mục 2.d: + Cho biết trên Trái Đất, mỗi bán cầu có mấy kiểu thảm thực vật và
nhóm đất? Kể tên và điền đúng vị trí các kiểu thảm thực vật và nhóm đất trên
hình vẽ.
+ Giải thích nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự phân bố các kiểu thảm
thực vật và các nhóm đất trên Trái Đất?
2.3.4. Phân tích, nhận xét tác dụng của giải pháp
Sau khi áp dụng đề tài vào thực tiễn dạy học, so sánh giữa hai hình thức
thiết kế bài dạy và tổ chức dạy học: sử dụng câu hỏi lí thuyết để hướng dẫn học
sinh tiếp cận, chiếm lĩnh kiến thức mới (ở các lớp đối chứng) với sử dụng hình

vẽ có “hiệu ứng” trên PowerPoint và câu hỏi tư duy để hướng dẫn học sinh tiếp
cận, chiếm lĩnh kiến thức mới (ở các lớp thực nghiệm) cho thấy: Đề tài đã có
tác dụng rất lớn đối với dạy - học môn Địa lí ở trường phổ thông, phù hợp với
nguồn kinh phí để giáo viên thiết kế bài dạy. Kết quả cụ thể như sau:
a. Đối với các lớp thực nghiệm
Các hoạt động dạy - học diễn ra nhịp nhàng, lôgic; học sinh đã có được tâm lí
thoải mái, hứng thú trong học tập, không khí lớp học sôi nổi, cả lớp cùng tham
gia hoạt động học; học sinh tự tin, mạnh dạn và rất tích cực tham gia các hoạt
động học (trao đổi, hoàn thành kiến thức, trình bày sản phẩm,…); học sinh đã
hoàn toàn chủ động tiếp cận và chiếm lĩnh kiến thức mới, khát khao được thể
hiện năng lực bản thân trước tập thể lớp; học sinh được tạo cơ hội tốt nhất để
thể hiện tối đa năng lực bản thân; học sinh hiểu sâu, nhớ trọng và khắc phục
hoàn toàn được tình trạng phải ghi nhớ máy móc, đặc biệt giáo viên đã thay đổi
được phương pháp dạy học thuyết trình truyền thống.
b. Đối với các lớp đối chứng
Học sinh chưa có được tâm lí hứng thú học tập tích cực, không khí lớp học
vẫn còn căng thẳng, khô khan; các hoạt động học (tìm hiểu, trình bày kiến thức,
…) vẫn chỉ tập trung vào một số ít học sinh; vẫn còn học sinh chưa tập trung,
chưa chủ động trong việc tiếp cận và chiếm lĩnh kiến thức mà trông chờ vào kết
quả làm việc của bạn hoặc chuẩn kiến thức của thầy để ghi lại; học sinh phải
ghi chép máy móc, kiến thức trừu tượng; phần lớn học sinh không được thể
hiện năng lực bản thân; đặc biệt vẫn còn học sinh có biểu hiện thờ ơ với kiến
thức nên ghi chép sơ sài, dẫn đến kết quả học tập còn rất hạn chế.
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
Để đánh giá hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào thực tế dạy học, tôi chọn 4
lớp nguyên vẹn của trường Trung học phổ thông Triệu Sơn 3 trong 2 năm học
2018 – 2019 và 2019 – 2020: Lớp 10H35 (năm học 2018 – 2019) và lớp 10A36
(năm học 2019 – 2020) là các lớp đối chứng. Lớp 10K35 (năm học 2018 –
2019) và lớp 10B36 (năm học 2019 – 2020) là các lớp thực nghiệm. Các lớp

được chọn tham gia nghiên cứu cho đề tài có nhiều điểm tương đồng về tỉ lệ
giới tính, kết quả điểm trúng tuyển vào lớp 10; về trình độ nhận thức, ý thức
học tập, kết quả điểm kiểm tra 15 phút môn Địa lí trước khi tác động. Trong đó:
2 lớp 10H35 và 10K35 (năm học 2018 – 2019) là những lớp có điểm đầu vào

11


lớp 10 thấp và mục tiêu là đậu tốt nghiệp Trung học phổ thông; còn 2 lớp
10A36 và 10B36 (năm học 2019 – 2020) là những lớp có điểm đầu vào lớp 10
cao, học nâng cao 4 môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học và mục tiêu là được
tuyển vào các trường Đại học, cao đẳng khối A và B.
Để chứng minh hiệu quả của đề tài tôi sử dụng phiếu điều tra về mức độ
hứng thú học tập của học sinh; kết quả tiếp cận kiến thức của học sinh; tinh
thần xây dựng bài mới của học sinh; kết quả điểm bài kiểm trước và sau khi
được tác động của học sinh.
2.4.1. Về mức độ hứng thú học tập của học sinh trước và sau khi tác động
a. Đối với lớp đối chứng
Bảng 1. Mức độ hứng thú môn học của học sinh
Mức độ hứng thú học tập môn Địa lí
Năm
Lớp Thời điểm
Thích học Bình thường
Ngại học
học
Số HS
SL %
SL
%
SL

%
19
44,2
18
41,8
2018- 10H35 Trước tác động 6 14,0
(43)
2019
Sau tác động
6 14,0
20
46,5
17
39,5
14
33,3
23
54,8
2019- 10A36 Trước tác động 5 11,9
(42)
2020
Sau tác động
5 11,9
15
35,7
22
52,4
85
Trước tác động 11 13,0
33

38,8
41
48,2
TỔNG
85
Sau tác động
11 13,0
35
41,1
39
45,9
b. Đối với lớp thực nghiệm
Bảng 2. Mức độ hứng thú học tập của học sinh
Mức độ hứng thú học tập môn Địa lí
Năm
Lớp Thời điểm
Thích học Bình thường
Ngại học
học
Số HS
SL %
SL
%
SL
%
15
36,6
21
51,2
2018- 10K35 Trước tác động 5 12,2

(41)
2019
Sau tác động
34 83,0
6
14,6
1
2,4
18
41,9
19
44,1
2019- 10B36 Trước tác động 6 14,0
(43)
2020
Sau tác động
38 88,4
5
11,6
0
0,0
84
Trước tác động 11 13,1
33
39,3
40
47,6
TỔNG
84
Sau tác động

72 85,7
11
13,1
1
1,2
Từ so sánh, phân tích bảng 1 và bảng 2 cho thấy: sự chuyển biến về mức
độ hứng thú học tập của học sinh trước khi và sau khi tác động là rất khác nhau
giữa các lớp đối chứng với các lớp thực nghiệm, cụ thể:
Đối với các lớp đối chứng: Tỉ lệ học sinh thích học môn Địa lí trước khi
tác động là 13,0% và sau khi tác động vẫn là 13,0% trong tổng số học sinh. Tỉ
lệ học sinh ngại học trước khi tác động là 48,2% và sau khi tác động vẫn còn
45,9% trong tổng số học sinh. Từ số liệu trên cho thấy: Nếu giáo viên chưa đổi
mới thiết kế bài dạy và tổ chức dạy học thì vẫn chưa tạo được sự hứng thú học
tập bộ môn cho học sinh.
Đối với các lớp thực nghiệm: Tỉ lệ học sinh thích học môn Địa lí trước khi
tác động là 13,1%, nhưng sau khi tác động đã lên tới 85,7% trong tổng số học

12


sinh (tăng thêm 72,6%). Tỉ lệ học sinh ngại trước khi tác động là cao 47,6%
nhưng sau khi tác động đã giảm rất mạnh chỉ còn 1,2% trong tổng số học sinh
(giảm 46,4%). Với số liệu trên khẳng định: Nếu giáo viên đã đổi mới thiết kế
bài dạy và tổ chức dạy học thì sẽ tạo được sự hứng thú học tập cho học sinh, khi
đã tạo được hứng thú học tập cho học sinh thì học sinh sẽ tích cực tham gia các
hoạt động học và kết quả học tập bộ môn sẽ đạt được như mong muốn.
2.4.2. Về tinh thần xây dụng bài mới của học sinh trước và sau khi tác động
Bảng 3. Tinh thần xây dựng bài của học sinh
Tinh thân xây dựng bài
Tích cực

Chưa
Không
Năm
Số
Lớp
Thời điểm
tích cực
tham gia
học
HS
SL (%) SL (%) SL (%)
10H35
Trước tác động
4
9,3
8
18, 31 72,
(ĐC)
6
1
43
Sau tác động
4
9,3
9
20, 30 69,
9
8
20182019 10K35
Trước tác động

3
7,3
8
19, 30 73,
(TN)
5
2
41
Sau tác động
39 95,
2
4,9
0
0,0
1
10A36
Trước tác động
3
7,1
7
16, 32 76,
(ĐC)
7
2
42
Sau tác động
3
7,1
8
19, 31 73,

1
8
20192020 10B36
Trước tác động
4
9,3
6
14, 33 76,
(TN)
0
7
43
Sau tác động
41 95,
2
4,7
0
0,0
3
Trước tác động
7
8,2 15 17,7 63 74,1
ĐC
85 Sau tác động
7
8,2 17 20, 61 71,
0
8
TỔNG
Trước tác động

7
8,3 14 16,7 63 75,0
TN
84 Sau tác động
80 95,
4
4,8
0
0,0
2
Ghi chú: ĐC: lớp đối chứng, TN: lớp thực nghiệm.
Phân tích bảng 3 cho thấy: sau khi tác động tinh thần xây dựng bài của các
lớp thực nghiệm đã có chuyển biến rất lớn so với các lớp đối chứng, cụ thể:
Ở các lớp đối chứng, cả trước khi tác động và sau khi tác động tỉ lệ học sinh
tham gia xây dựng bài mới có thay đổi không đáng kể. Ở mức độ tích cực
không thay đổi vẫn là 8,2%, còn ở mức độ không tham gia giảm không đáng kể
từ 74,1% xuống 71,8% (giảm 2,3%). Từ đó cho thấy, nếu giáo viên chưa đổi
mới thiết kế bài dạy và tổ chức dạy học thì không thể thu hút được học sinh tích
cực tham gia học tập bộ môn.

13


Khác với các lớp đối chứng, ở các lớp thực nghiệm tinh thân xây dựng bài
mới của học sinh đã có chuyển biến rất lớn. Ở mức độ tích cực, trước khi tác
động chỉ có 8,3% nhưng sau khi tác động đã lên tới 95,2% (tăng thêm 86,9%).
Còn ở mức độ không tham gia, trước khi tác động là rất cao 75,0%, nhưng sau
tác động là 0,0%. Có nghĩa là, nếu giáo viên đã đổi mới thiết kế bài dạy và tổ
chức dạy học thì sẽ thu hút được học sinh tích cực tham gia học tập, kết quả học
tập bộ môn sẽ đạt được mục tiêu đề ra.

Ví dụ: Học sinh Hà Thọ Trung Anh - Lớp 10K35 (năm học 2018 – 2019),
hoặc học sinh Bùi Đình Quyền Anh - Lớp 10B36 (năm học 2019 – 2020) là 2
học sinh, trước khi tác động hầu như các tiết học đều chưa nghiêm túc học bài,
không xây dựng bài; có tiết học không ghi bài,…; nhưng sau khi tác động cho
thấy 2 học sinh đã có chuyển biến rất tích cực. Cụ thể: học sinh Hà Thọ Trung
Anh xung phong hoàn thành mục 2.c. Các đới khí hậu trên Trái Đất; học sinh
Bùi Đình Quyền Anh xung phong hoàn thành mục 2.a. Các vòng đai nhiệt trên
Trái Đất.
2.4.3. Về kết quả tiếp cận, chiếm lĩnh kiến thức của học sinh trước và sau khi
tác động
Bảng 4. Kết quả hoàn thành kiến thức mới của học sinh
Mức độ tiếp cận kiến thức mới
Mức tốt
Mức khá, Mức dưới
Năm
Lớp
Số
Thời điểm
trung bình trung bình
học
HS
SL (%) SL (%) SL (%)
10H35
Trước tác động
4
9,3 31 72,1 8 18,6
43
(ĐC)
Sau tác động
4

9,3 32 74,4 7 16,3
201810K35
Trước tác động
3
7,3 31 75,6 7 17,1
2019
(TN)
41 Sau tác động
40 97,
1
2,4
0
0,0
6
10A36
Trước tác động
3
7,1 34 81,0 5 11,9
42
Sau tác động
3
7,1 34 81,0 5 11,9
2019- (ĐC)
2020 10B36
Trước tác động
4
9,3 31 72,1 8 18,6
(TN)
43 Sau tác động
41 95,

2
4,7
0
0,0
3
Trước tác động
7
8,2 65 76,5 13 15,3
ĐC
85
Sau tác động
7
8,2 66 77,7 12 14,1
TỔNG
Trước tác động
7
8,3 62 73,8 15 17,9
TN
84 Sau tác động
81 96,
3
3,6
0
0,0
4
Ghi chú: ĐC: lớp đối chứng, TN: lớp thực nghiệm.
Từ bảng 4, so sánh số liệu về trước và sau khi tác động ở các lớp thực
nghiệm với các lớp đối chứng về mức độ tiếp cận và hoàn thành kiến thức mới
về bài học cho thấy có sự chênh lệch rất lớn, cụ thể:
Ở các lớp đối chứng, cả trước khi tác động và sau khi tác động tỉ lệ tiếp cận

và hoàn thành kiến thức mới ở cả 3 mức độ đều có thay đổi không đáng kể: ở

14


mức độ hoàn thành tốt là không thay đổi (8,2%), còn ở mức độ dưới trung bình
chỉ giảm từ 15,3% xuống 14,1% (giảm 1,2%). Tóm lại, nếu giáo viên chưa đổi
mới thiết kế bài dạy và tổ chức dạy học thì kết quả học tập của học sinh cũng
chưa thay đổi được như mong muốn.
Tuy nhiên, ở các lớp thực nghiệm kết quả đạt được trước khi tác động và sau
khi tác động lại hoàn toàn khác nhau: ở mức độ hoàn thành tốt kết quả đã thay
đổi hoàn toàn: từ 8,3% lên 96,4% (đã tăng thêm được 88,1%), đặc biệt ở mức
độ hoàn thành dưới trung bình đã giảm từ 17,9% xuống 0,0% (có nghĩa là
không còn học sinh không thực hiện nhiệm vụ). Từ số liệu trên khẳng định, nếu
giáo viên đã đổi mới thiết kế bài dạy và tổ chức dạy học thì sẽ thu hút được học
sinh tích cực tham gia và kết quả sẽ đạt được như mong muốn.
2.4.4. Về kết quả điểm kiểm tra của học sinh trước và sau khi tác động
a. Đối với lớp đối chứng
Bảng 5. Kết quả điểm kiểm tra của học sinh
Điểm kiểm tra (15 phút)
Năm
Số bài
Lớp
Thời điểm
học
(%)
0- 2 3- 4 5- 6 7- 8 9-10
SL 3
18
18

4
0
Trước tác động 43 % 7,0 41, 41,9 9,2
0,0
9
2018- 10H35
2019
SL 2
18
19
4
0
Sau tác động
43 % 4,7 41, 44,2 9,2
0,0
9
SL 3
19
15
5
0
Trước tác động 42 % 7,1 45, 35,7 11,
0,0
3
9
2019- 10A36
2020
SL 3
18
16

5
0
Sau tác động
42 % 7,1 42, 38,1 11,
0,0
9
9
SL 6
37
33
9
0
Trước tác động
85 % 7,1 43, 38,8 10,
0,0
5
6
TỔNG
SL 5
36
35
9
0
Sau tác động
85 % 5,9 42, 41,1 10,
0,0
4
6
b. Đối với lớp thực nghiệm
Bảng 6. Kết quả điểm kiểm tra của học sinh

Điểm kiểm tra (15 phút)
Năm
Số bài
Lớp
Thời điểm
học
(%)
0- 2 3- 4 5- 6 7- 8 9-10
2018SL 4
20
13
4
0
2019
Trước tác động 41 % 9,8 48, 31,7 9,8
0,0
10K35
7
Sau tác động
41 SL 0
0
6
28
7
% 0,0 0,0 14,6 68, 17,1

15


Trước tác động

20192020

43

SL
%

43

SL
%

84

SL
%

84

SL
%

10B36
Sau tác động
Trước tác động

TỔNG

Sau tác động


5
11,
6
0
0,0

23
53,
5
0
0,0

12
27,9

9
10,
7
0
0,0

43
51,
2
0
0,0

25
29,8


5
11,6

11
13,1

3
3
7,0

0
0,0

30
69,
8
7
8,3

8
18,6

58
69,
0

15
17,9

0

0,0

Lưu ý:
- Đề kiểm tra trước khi tác động và sau khi tác động đều do nhóm chuyên môn
ra đề và chấm điểm. (trước khi tác động là điểm kiểm tra 15 phút)
- Câu hỏi kiểm tra ở 4 lớp (đối chứng và thực nghiệm) trước khi tác động là
giống nhau và thuộc chủ đề trước khi áp dụng đề tài. Câu hỏi kiểm tra sau khi
tác động ở hai nhóm lớp là khác nhau (lớp đối chứng là câu hỏi lí thuyết, lớp
thực nghiệm là câu hỏi sử dùng hình vẽ) nhưng giống nhau về nội dung thuộc
chủ đề đề tài áp dụng.
Đề kiểm tra
Trước khi tác động
Câu 1. (5,0 điểm) Trình bày ảnh hưởng của nhân tố khí hậu tới sự phát triển và
phân bố sinh vật trên Trái Đất.
Câu 2. (5,0 điểm) Hoàn thành bảng sau về phân bố các vành đai thực vật và đất
ở sườn Tây dãy Cap-ca.
Độ cao (m)
Vành đai thực vật
Vành đai đất
Trên 2800
2000 - 2800
1600 - 2000
1200 - 1600
500 - 1200
0 - 500
Các vành đai thực vật và đất ở sườn Tây dãy Cap-ca.
Sau khi tác động
Đối với lớp đối chứng
Câu 1. (5,0 điểm)
1. Trình bày đặc điểm phân bố của các vòng đai nhiệt trên Trái Đất.

2. Giải thích nguyên nhân chủ yếu hình thành các vòng đai nhiệt trên Trái Đất.
Câu 2. (5,0 điểm)
1. Trình bày sự phân bố các đới khí hậu trên Trái Đất theo trình tự từ cực về
xích đạo.

16


2. Giải thích nguyên nhân chủ yếu tạo ra sự phân bố các đới khí hậu trên Trái
Đất?
Đối với lớp thực nghiệm
Câu 1. (5,0 điểm)
1. Hoàn thành hình sau về sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất.
CỰC

300


300

CỰC

: Ranh giới các vòng đai nhiệt
Các vòng đai nhiệt trên Trái Đất
2. Từ hình vẽ nhận xét và giải thích nguyên nhân chủ yếu tạo ra sự phân bố các
vòng đai nhiệt trên Trái Đất?
Câu 2. (5,0 điểm)
1. Hoàn thành hình sau về sự phân bố các đới khí hậu trên Trái Đất.
CỰC




CỰC

17


: Ranh giới các đới khí hậu
Các đới khí hậu trên Trái Đất
2. Từ hình vẽ nhận xét và nguyên nhân chủ yếu tạo ra sự phân bố của các đới
khí hậu trên Trái Đất?
Như vậy, sau khi so sánh số liệu từ bảng 5 và bảng 6 ta thấy: kết quả điểm
kiểm tra của học sinh ở các lớp đối chứng và các lớp thực nghiệm trước khi tác
động và sau khi tác động là rất khác nhau, cụ thể:
Đối với các lớp đối chứng: Tỉ lệ học sinh có điểm kiểm tra dưới 5,0 điểm
(dưới điểm trung bình) trước khi tác động rất cao (chiếm 50,6%) và sau khi tác
động có thay đổi không đáng kể (vẫn còn 48,3%) trong tổng số học sinh. Tỉ lệ
học sinh có điểm từ 7,0 điểm trở lên (khá, giỏi) trước khi tác động rất thấp và
sau khi tác động vẫn không thay đổi (10,6%) trong tổng số học sinh; đặc biệt
không có học sinh nào đạt 9,0 điểm trở lên. Có nghĩa là kết quả dạy học chưa
đạt được mục tiêu đề ra.
Đối với các lớp thực nghiệm: Tỉ lệ học sinh có điểm kiểm tra dưới 5,0 điểm
(dưới điểm trung bình) trước khi tác động cũng rất cao (chiếm 61,9%) nhưng
sau khi tác động đã thay đổi hoàn toàn (còn 0,0%) trong tổng số học sinh
(không còn HS có điểm dưới 5,0). Tỉ lệ học sinh có điểm từ 7,0 điểm trở lên
(khá, giỏi) trước khi tác động cũng rất thấp (chỉ có 8,3%) nhưng sau khi tác
động đã tăng lên đáng kể (chiếm 86,9%) trong tổng số học sinh (tăng thêm
78,6%), trong đó có 17,9% học sinh đạt được 9,0 điểm trở lên. Từ các số liệu
trên khẳng định: kết quả dạy học của việc áp dụng đề tài đã có chuyển biến rất
tích cực đã đạt được mục tiêu dạy học đã đề ra.

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lí, tùy theo từng bài
và nội dung của từng mục trong mỗi bài mà giáo viên có thể thiết kế bài dạy,
lựa chọn phương pháp, phương tiện và cách thức tổ chức dạy học khác nhau
cho phù hợp nhất. Nhưng qua việc áp dụng đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu
quả dạy học mục I.2 - Bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới (Địa lí
10) bằng thiết kế hình vẽ có sử dụng “hiệu ứng” trên PowerPoint và câu hỏi
tư duy vào thực tế dạy học ở trường Trung học phổ thông Triệu Sơn 3 đã đạt
được mục tiêu đặt ra của đề tài, đã tạo được sự chuyển biến tích cực và mang
lại hiệu quả rõ rệt, đó là:
- Đã tạo được hứng thú học tập và đã khắc phục được tình trạng phải ghi nhớ
máy móc cho học sinh khi học môn Địa lí.
- Đã phát triển được tối các đa năng lực và rèn luyện được các kĩ năng của học
sinh trong quá trình học Địa lí.
- Đã giúp học sinh hiểu sâu, nhớ trọng từ đó kết quả học tập môn Địa lí của học
sinh đã được nâng lên rõ rệt.
- Đã thay đổi được thực trạng về dạy học và đã tạo được động lực để thúc đẩy
việc đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lí tại trường THPT Triệu Sơn 3.

18


3.2. Kiến nghị
Để tạo được hứng thú học tập; giúp học sinh hiểu sâu, nhớ trọng, khắc phục
được tình trạng ghi nhớ máy móc trong quá trình học tập; thay đổi được
phương pháp dạy học nặng về thuyết trình, khuôn mẫu và nâng cao kết quả học
tập cho học sinh bằng việc sử dụng hình vẽ có sử dụng “hiệu ứng” trên phần
mềm PowerPoint và câu hỏi tư duy để hướng dẫn học sinh tiếp cận, chiếm lĩnh
kiến thức khi dạy học môn Địa lí, đòi hỏi:

Đối với giáo viên, trước hết phải nghiên cứu thật kĩ bài dạy trước khi thực
hiện trên lớp để thiết kế bài dạy khoa học, phù hợp; lựa chọn được phương
pháp, phương tiện dạy học hợp lí và tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp
nhất với từng nội dung cụ thể, tuyệt đối không được áp đặt theo khuôn mẫu cho
tất cả các nội dung của môn học. Đặc biệt để có được bài dạy hiệu quả trên
phần mềm PowerPoint, đòi hỏi giáo viên phải không ngừng nâng cao được kĩ
năng về sử dụng công nghệ thông tin hiện đại để thiết kế bài dạy, phải tăng
cường đầu tư, bổ sung được các thiết bị dạy học cho từng nội dung, từng bài
dạy. Ngoài sự đầu tư về trí, lực của bản thân, giáo viên cũng nên thường xuyên
trao đổi với đồng nghiệp về kinh nghiệm thiết kế bài dạy, về lựa chọn phương
pháp, hình thức tổ chức dạy học,… để không ngừng nâng cao trình độ chuyên
môn.
Đối với nhà trường, cần phải tăng cường công tác chỉ đạo đối với hoạt động
sinh hoạt chuyên môn, tập chung vào đổi mới phương pháp dạy học. Ngoài ra
cũng cần tăng cường thêm cơ sở vật chất, trang thiết dạy học và hỗ trợ kinh phí
cho giáo viên làm thiết bị dạy học.
Đối với lãnh đạo cấp trên, cần tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng, hội thảo về đổi
mới phương pháp dạy học như: đổi mới thiết kế bài dạy, đổi mới và sử dụng
hiệu quả thiết bị dạy học, đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực… để giáo viên được chia
sẻ kinh nghiệm dạy học.
Trên đây là toàn bộ nội dung đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học
mục I.2 - Bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới (Địa lí 10) bằng
thiết kế hình vẽ có sử dụng “hiệu ứng” trên PowerPoint và câu hỏi tư duy mà
bản thân tôi đã áp dụng trong hai năm học 2018 – 2019, 2019 – 2020. Đề tài đã
thu được những thành công trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng tích cực của bản thân. Có thể đề tài còn có hạn chế mà tôi chưa nhận
thấy, nhưng với kết quả đã đạt được của đề tài các đồng nghiệp có thể tham
khảo và áp dụng để góp phần thay đổi thực trạng dạy học môn Địa lí trong
trường Trung học phổ thông hiện nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 27 tháng 6 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

19


LUYỆN HỮU CHÍNH

20



×