Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Sử dụng phương pháp dạy học dự án nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua chủ đề polisaccarit với sức khỏe con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 19 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI do UNESCO xác định là: “Học để biết,
học để làm, học để tự khẳng định mình và học để chung sống”, có ý nghĩa rất
quan trọng trong sự thành công của mỗi cá nhân, góp phần tạo nên sức mạnh
tổng hợp cho toàn xã hội. Như vậy mục tiêu giáo dục của thế giới cho thấy rõ
giáo dục không chỉ cung cấp kiến thức mà còn phải hình thành cho người học
những kĩ năng, thái độ để họ có thể sống và làm việc trong xã hội luôn thay đổi
sau khi hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng
nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp
ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển người học, giáo dục phổ
thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột giáo dục của thế kỉ
XXI. Cốt lõi của đổi mới giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, tăng cường kĩ
năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Đổi mới phương pháp dạy học là một việc làm đã và đang được toàn ngành giáo
dục hưởng ứng và đã có một số kết quả đáng ghi nhận, nhưng nhìn chung chưa
đáp ứng được hết nhu cầu tạo đạo con người theo yêu cầu phát triển của xã hội
hiện đại.
Tạo hứng thú học tập cho học sinh luôn luôn được nhiều nhà giáo dục
quan tâm bởi thông qua hoạt động học tập, học sinh được hình thành và phát
triển các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, ngôn ngữ, khả năng hợp tác, làm việc
cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm cũng như kiến thức…Từ đó phát triển tư duy,
khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đồng thời lĩnh hội được kiến thức bài
học và kiến thức xã hội. Đó chính là nền tảng cho việc hình thành, phát triển và
rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
Hóa học là môn học thực nghiệm, với đặc thù là một môn khoa học tự
nhiên, trong đó có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm đòi hỏi người học
phải có khả năng tự tìm tòi, khám phá, tự nghiên cứu để lĩnh hội tri thức. Trong
quá trình dạy học, người giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực


một cách hợp lý sẽ tạo hứng thú học tập cho học sinh. Đồng thời xây dựng thái độ
học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực sáng tạo; ham hiểu
biết; phát triển năng lực tự học cho học sinh. Hơn nữa hóa học là ngành khoa học
có vai trò quan trọng trong trong đời sống và nền kinh tế quốc dân. Trong quá
trình học tập, thông qua các bài học có tính thực tiễn, học sinh được kiểm chứng
mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn. Tuy nhiên, nhiều năm qua nội dung sách
giáo khoa còn nặng về lý thuyết, hệ thống bài tập liên quan đến bối cảnh thực
tiễn cuộc sống để phát triển năng lực tự học chưa đa dạng. Ngoài ra quy trình
thiết kế hoạt động tích hợp nội dung liên quan đến thực tiễn trong một giờ giảng
hoặc trong một chủ đề để định hướng năng lực tự học của học sinh chưa được
nghiên cứu sâu và phổ biến rộng rãi
Khi học sinh đã có được hứng thú học tập thí các em mới yêu thích môn
học và từ đó giáo viên mới có thể truyền đạt kiến thức đến học sinh được. Chính
vì lí do trên chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Sử dụng phương pháp dạy học
1


dự án nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua chủ đề
“Polisaccarit với sức khỏe con người” để nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Góp phần nâng cao tính tích cực tư duy của học sinh, gắn liền hai mặt kiến
thức và tư duy, đồng thời hình thành ở học sinh nhân cách có khả năng sáng tạo
thực sự, góp phần rèn luyện trí thông minh cho học sinh, có ý thức tự học, tự
sáng tạo …
Giúp học sinh tích cực vận dụng các kiến thức hóa học đã học và các môn
học khác để góp phần giải quyết các vấn đề thực tiễn có liên quan và từ đó
khoảng cách giữa lí thuyết và thực tiễn sẽ được thu hẹp lại, để Hoá Học phát huy
đúng nghĩa của nó là một một thực nghiệm, các vấn đề thắc mắc của cuộc sống
phải thực sự được soi sáng bởi lí thuyết hoá học sâu sắc.
Có ý thức tuyên truyền giáo dục để người khác cùng thực hiện thiết thực để

bảo vệ môi trường sống, có ý thức sử dụng tiết kiệm các nguyên vật liệu phục vụ
cho con người, trong đó có polisaccarit.
Nguồn lương thực sạch trong tương lai có một sức ảnh hưởng rất lớn, vô
cùng quan trọng với sức khỏe và chất lượng sống của con người, từ đó, giúp các
em định hướng chọn nghề trong tương lai.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Là các biện pháp phát triển tư duy, ý thức học tập bảo vệ môi trường sống,
tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu của học sinh và vai trò
của môi trường trong việc hoàn thành nhiệm vụ bộ môn thông qua phần kiến
thức quan trọng: polisaccarit.
Học sinh lớp 12B2, 12B3 trường Trung học phổ thông Vĩnh Lộc năm học
2019-2020.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận về phát triển tư duy của học sinh, giáo trình dạy hóa
học ở trường phổ thông.
Dạy học dự án (phương pháp chính); phương pháp đàm thoại nêu vấn đề;
phương pháp trực quan; phương pháp giải quyết vấn đề.
Điều tra quan sát thực tế trong và ngoài giờ lên lớp.
Trò chuyện với giáo viên và học sinh.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và
hiện đại, ở đó giáo viên không dạy học chỉ bằng cách truyền thụ (xây dựng) kiến
thức mà chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến
thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn. Với mô hình này học sinh
có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm để giải quyết những vẫn đề sát thực, có hệ
thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau . Các em thu thập thông tin từ
nhiều nguồn kiến thức. Với “biển thông tin” như thế, để tiếp cận tốt cần có
phương pháp giúp hệ thống lại những kiến thức đó. Một trong những phương
pháp hữu hiệu là dạy học dự án kết hợp các vấn đề có liên quan đến thực tiễn

vào trong bài dạy nhằm phát triển năng lực tự học cho người học.
Dạy học dự án gắn lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường
2


và xã hội từ đó kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học; phát huy
tính tự lực, tính trách nhiệm; phát triển khả năng sáng tạo; Rèn luyện năng lực
giải quyết những vấn đề phức hợp; rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn; rèn luyện
năng lực cộng tác làm việc; phát triển năng lực đánh giá.
Quá trình tìm hiểu và nghiên cứu các kiến thức liên quan về chủ đề được
phân công, học sinh sẽ có được cái nhìn khái quát về poli saccarit với sức khỏe
của con người hiện nay dựa trên những kiến thức hoá học. Từ đó, giúp học sinh
hiểu được phương hướng của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật-cơ sở của
nhiều ngành sản xuất trong thực tế đời sống hiện nay, học sinh sẽ nhận ra được
mối liên hệ mật thiết giữa lý thuyết và thực tiễn và thấy được vai trò quan trọng
của hoá học đối với việc phục vụ cho khoa học sản xuất và đời sống.
Trên cơ sở này, học sinh sẽ nhận thức được rằng để có thể áp dụng bài học
lý thuyết vào thực tiễn sản xuất thì chính bản thân các em phải có được những
kiến thức đầy đủ chính xác và phù hợp với ngành sản xuất đó. Chính nhận thức
này sẽ hình thành cho các em ý thức định hướng nghề nghiệp trong tương lai
ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Môn Hóa học trong trường trung học phổ thông giữ một vai trò quan trọng
trong việc hình thành và phát triển trí dục học sinh. Mục đích của môn học là
giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao cho học sinh những trí
thức, hiểu biết về thế giới, con người thông qua các bài học, giờ thực hành của
hóa học. Học hóa để hiểu, giải thích được các vấn đề thực tiễn thông qua cơ sở
cấu tạo nguyên tử, phân tử, sự chuyển hóa các chất bằng các phương trình phản
ứng hóa học. Đồng thời khởi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng tạo đưa những
ứng dụng phục vụ trong đời sống của con người. Hóa học góp phần giải tỏa, xóa

bỏ hiểu biết sai lệch làm phương hại đến đời sống, tinh thần của con người. Để
đạt mục đích trong học hóa học trong trường phổ thông thì giáo viên dạy hóa
học là nhân tố tham gia quyết định chất lượng. Do vậy ngoài những hiểu biết về
hóa học, người giáo viên dạy hóa học còn phải có phương pháp truyền đạt thu
hút gây hứng thú khi lĩnh hội kiến thức hóa học của học sinh. Đó là vấn đề cần
quan tâm và nghiên cứu nghiêm túc. Trong sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) này
tôi có đề cập một khía cạnh “Sử dụng phương pháp dạy học dự án nhằm phát
triển năng lực tự học cho học sinh thông qua chủ đề “Polisaccarit với sức khỏe
con người” với mục đích góp phần sao cho học sinh học hóa dễ hiểu, thiết
thực, gần gũi và lôi cuốn học sinh khi học. Để hóa học không còn mang tính đặc
thù khó hiểu như một “thuật ngữ khoa học”.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
1. “Sử dụng phương pháp dạy học dự án nhằm phát triển năng lực tự học
cho học sinh thông qua chủ đề :Polisaccarit với sức khỏe con người” bằng cách
tìm hiểu trạng thái tự nhiên, vai trò của tinh bột và xenlulozơ trong cơ thể sống,
để các em nắm rõ hơn về thực tế tồn tại của các chất này và hiểu vai trò, ý nghĩa,
tầm quan trọng đối với cơ thể sống.
2. “Sử dụng phương pháp dạy học dự án nhằm phát triển năng lực tự học
cho học sinh thông qua chủ đề :Polisaccarit với sức khỏe con người” bằng cách
nghiên cứu kỹ tính chất vật lí, nhu cầu về polisaccarit trong cơ thể con người,
3


nhưng ảnh hưởng khi sử dụng đường đa không hợp lí đến sức khỏe con người.
Để các em nắm được và từ đó sẽ có kế hoạch sử dụng nó một cách hợp lý thì có
tác động đến sức khỏe với con người như thế nào.
3. “Sử dụng phương pháp dạy học dự án nhằm phát triển năng lực tự học
cho học sinh thông qua chủ đề :Polisaccarit với sức khỏe con người” bằng cách
cho học sinh tìm hiểu cấu trúc phân tử, tính chất hóa học và tầm quan trọng của
polisaccarit trong đời sống. Bởi vì, điều này mới giúp các em giải thích được

bản chất của các hiện tượng trong thực tiễn, giúp con người nắm một cách bản
chất về Polisaccarit.
4. “Sử dụng phương pháp dạy học dự án nhằm phát triển năng lực tự học
cho học sinh thông qua chủ đề :Polisaccarit với sức khỏe con người” bằng cách
cho học sinh nghiên cứu nấu rượu truyền thống từ các loại cơm, thực hành ủ
men rượu từ cơm, nghiên cứu ảnh hưởng của rượu với sức khoẻ con người.
Sử dụng phương pháp dạy học dự án nhằm phát triển năng lực tự học cho
học sinh thông qua chủ đề “Polisaccarit với sức khỏe con người” bắt nguồn từ:
I.Ý tưởng dự án:
Căn cứ vào nội dung phần Cacbohiđrat lớp 12 nhận thấy rằng “trong đời
sống hàng ngày chúng ta thường dùng gạo, ngô khoai sắn, mía, quả ngọt...vì
chúng chứa loại chất dinh dưỡng quan trọng. Ngoài ra ta cũng thường dùng giấy
viết, vải sợi bông (chứa chủ yếu là xelulozơ). Các chất tinh bột, đường,
xenlulozơ có công thức chung là C n(H2O)m nên có tên gọi là cacbohiđrat”. Như
vậy trong cuộc sống con người không thể thiếu cacbohiđrat bởi nó có vai trò rất
quan trọng đối với sức khỏe và đời sống của con người. Cacbohiđrat tham gia
cấu tạo cơ thể, tham gia vào các hoạt động chức năng của cơ thể, vai trò cung
cấp và dự trữ năng lượng. Vì vậy lựa chọn chủ đề "Polisaccarit với sức khỏe
con người" rất gần gũi và quen thuộc với học sinh.
II. Mục tiêu của chủ đề
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm về đisaccarit, polisaccarit, Công thức phân tử của
từng loại.
- Nêu được trạng thái tự nhiên của tinh bột, xenluluzơ;
- Phân biệt được tinh bột và xenlulozơ về trạng thái, tính chất vật lí, tính
chất hóa học.
- Trình bày được vai trò quan trọng của tinh bột, xenlulozơ đối với sự
chuyển hóa các chất trong cơ thể con người và hoạt động của con người.
- Trình bày được vai trò quan quan trọng của tinh bột và xenlulozơ đối với
sức khỏe con người.

-Trình bày được nguyên nhân của bệnh tiểu đường do thừa tinh bột, nguyên
nhân của bệnh táo bón do thiếu chất xơ.
- Ứng dụng và vai trò của tinh bột trong công nghiệp thực phẩm.
- Vai trò của xenlulozơ trong đời sống sản xuất.
2. Kỹ năng
-Xác định được trong cuộc sống hàng ngày con người đã sử dụng những
nguồn thức ăn nào chứa tinh bột và xenlulozơ, sự ôi thui của tinh bột và thức ăn
có chứa xenlulozơ khi để lâu trong không khí.
4


- Xác định được lên men tinh bột khi nào thì tạo thành rượu, khi nào tạo
thành mẻ.
- Viết phương trình hóa học của các phản ứng minh họa tính chất của tinh
bột và xenlulozơ.
- Biết cách bảo quản một số nguồn thức ăn chứa tinh bột và xenlulozơ an
toàn vì sức khỏe của bản thân.
-Biết cách tạo nguồn thực phẩm sạch.
3. Thái độ.
- Học sinh nhận ra được hợp chất cacbohiđrat gần gũi với cuộc sống và sự
hiểu biết về chúng là rất cần thiết.
- Biết hợp tác làm việc và có thái độ tích cực trong học tập để hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
4. Định hướng phát triển năng lực:
Năng lực giải quyết vân đề, năng lực vận dụng kiến thức, năng lực tính
toán hóa học, năng lực tự học, … Trong khuôn khổ chủ đề này tôi hướng tới là
năng lực tự học.
5.Tài liệu sử dụng
Sách giáo khoa Hóa Học 12, các taì liệu tham khảo khác và nguồn taì liệu

trên internet, ...
III. Nội dung của chủ đề
Chủ đề gồm 4 nội dung :
1. Trạng thái tự nhiên, vai trò của tinh bột và xenlulozơ trong cơ thể sống.
2. Tính chất vật lí, nhu cầu về polisaccarit trong cơ thể con người, nhưng
ảnh hưởng khi sử dụng đường đa không hợp lí đến sức khỏe con người.
3. Cấu trúc phân tử, tính chất hóa học và tầm quan trọng của polisaccarit
trong đời sống.
4. Nghiên cứu nấu rượu truyền thống từ các loại cơm, thực hành ủ men
rượu từ cơm, nghiên cứu ảnh hưởng của rượu với sức khoẻ con người.
IV. Chuẩn bị của Giáo viên và Học sinh
1. Giáo viên
- Hợp đồng dự án.
- Sổ theo dõi dự án.
- Phiếu hướng dẫn nghiên cứu, thực hiện dự án cho từng học sinh.
- Phiếu đánh giá dự án của giáo viên và học sinh.
- Tài liệu tham khảo.
- Bài kiểm tra củng cố kiến thức sau dự án.
- Trang thiết bị và cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện tốt dự án.
- Liên hệ điểm tham quan thực tế cho Học sinh (cơ sở nấu rượu dân gian) .
2. Học sinh
- Giấy A0, bút dạ, nam châm từ, ...
- Ôn tập lại kiến thức về tính chất của ancol đa chức, anđehit.
- Tìm hiểu về dạy học dự án và các kĩ năng liên quan.
- Máy tính.
- Tranh ảnh trong Sách giáo khoa và tranh ảnh sưu tầm có liên quan đến nội
5


dung của dự án (các tài liệu, áp phích, tranh ảnh tuyên truyền, cổ động, …).

Một số tài liệu tham khảo
- Sách giáo khoa hóa học 12 phần Cacbohiđrat.
- Tài liệu về bệnh táo bón, nấu rượu, muối dưa cải, ...
V. Phương pháp tổ chức dạy học và hướng dẫn thực hiện
1. Phương pháp
Dạy học dự án (phương pháp chính); phương pháp đàm thoại nêu vấn đề;
phương pháp trực quan; phương pháp giải quyết vấn đề.
Thời lượng dự kiến: 2 tuần làm việc nhóm, trong đó có 2 tiết học trên lớp.
2. Tổ chức thực hiện dự án
Hoạt động 1:Tổ chức giới thiệu (tiết 1)
1. Giáo viên giới thiệu dự án
Tên dự án: “Polisaccarit với sức khỏe con người”
- Giới thiệu chủ đề của dự án và mục tiêu của dự án.
- Học sinh kí hợp đồng học tập với Giáo viên.
Hàng tuần các nhóm phảỉ họp đánh giá hoạt động và ghi vào biên bản làm
việc nhóm.
- Phát kế hoạch học tập và tiêu chí đánh giá.
- Giới thiệu nguồn tài liệu.

Hình 1. Hợp đồng dự án giữa Giáo viên và Học sinh
2. Phân công nhiệm vụ
- Học sinh tự lập thành 8 nhóm (giáo viên chia nhóm), mỗi nhóm khoảng
5−6 học sinh.
- Các nhóm bầu nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí và phân công nhiệm vụ cho
các thành viên trong nhóm.
Ví dụ: Phân công nhóm 1 Lớp 12B2
6


Bảng phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

TT Họ và tên
Nhiệm vụ
1 Lưu Tuấn Hiệp
- Nhóm trưởng
- Bao quát nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành
viên. Làm báo cáo và thuyết trình sản phẩm.
- Xây dựng nội dung bài thuyết trình
2 Tào Thị Thu An
- Thư kí
- Ghi chép những vấn đề liên quan đến nội dung tự
học .Tổ chức họp nhóm để chia sẻ, thống nhất về kế
hoạch hoạt động.
3 Dương Quốc Cường - Thành viên
- Tìm tài liệu liên quan đến nội dung và gửi cho
trưởng nhóm tập hợp.
4 Lê Thu Hà
- Thành viên
- Tìm tài liệu liên quan đến nội dung và gửi cho
trưởng nhóm tập hợp.
5 Lê Thị Thùy
- Thành viên
- Tìm tài liệu liên quan đến nội dung và gửi cho
trưởng nhóm tập hợp.
Sau khi phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm tìm hiểu vai trò của
polisaccarit trong cơ thể; về ứng dụng của nó trong đời sống? Vận dụng quá
trình lên men từ nguồn nguyên liệu tinh bột và xenlulozơ vào nấu rượu gạo,
muối dưa? Các nhóm trình bày các nhiệm vụ bằng Powerpoint và video, sản
phẩm.
3. Nhiệm vụ cần thực hiện
Nhiệm vụ của các nhóm

Nhóm
Nhiệm vụ
1 và 5
- Tìm hiểu quá trình hình thành tinh bột và xenlulozơ trong trong
tự nhiên, viết phương trình phương trình của phản ứng quang
hợp của thực vật.
- Từ quá trình quang hợp ở thực vật xác định trạng thái tự nhiên
của tinh bột và xenlulozơ.
- Tìm hiểu vai trò của tinh bột và xenlulozơ đối với cơ thể sống.
- Tìm hiểu về muối dưa cải
2 và 6
-Tìm hiểu tính chất hóa học của tinh bột và xenlulozơ, giải thích
tại sao con người không tiêu hóa được xenlulozơ nhưng vẫn phải
cung cấp thường xuyên vào cơ thể.
- Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người,
- Những ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi thiếu hoặc thừa
tinh bột và xenlulozơ.
-Tìm hiểu về bệnh táo bón.
-Tìm hiểu quá trình làm sữa chua.
3 và 7
- Tìm hiểu về cấu trúc phân tử và dự đoán tính chất hóa họctinh
7


4 và 8

bột và xenlulozơ.
- Tiến hành làm thí nghiệm kiểm chứng về tính chất hóa học của
tinh bột: lên men rượu, phản ứng với iot quay vi deo ghi lại hình
ảnh thí nghiệm.

- Tìm hiểu ứng dụng của saccrozơ, tinh bột và xenlulozơ đối với
đời sống của con người.
-Nghiên cứu nấu rượu truyền thống từ các loại cơm
-Thực hành ủ men rượu từ cơm nếp
-Nghiên cứu ảnh hưởng của rượu với sức khoẻ con người.

4. Bộ câu hỏi định hướng
Câu hỏi khái quát: Làm thế nào để cuộc sống tốt đẹp hơn?
Câu hỏi bài học: Polisaccarit có tầm quan trọng như thế nào đối với cuộc
sống của chúng ta?
Câu hỏi nội dung của chủ đề
Nhóm
Nội dung câu hỏi
1 và 5
1. Trình bày quá trình hình thành tinh bột và xenlulozơ trong tự
nhiên? viết phương trình phương trình của phản ứng quang hợp
của thực vật?
- Nêu trạng thái tự nhiên của tinh bột và xenlulozơ?
2. Cho biết cách bảo quản những nguồn thức ăn chứa tinh bột để
có thể dự trữ lâu dài của người dân quê em?
3.Nêu vai trò của tinh bột và xenlulozơ đối với cơ thể sống?
- Quá trình muối dưa cải.
- Nguyên liệu.
- Cách muối dưa.
- Những lưu ý để có sản phẩm ngon và đẹp mắt.
4. Rau sạch hiện nay là nguồn thực phẩm rất quan trọng đối với
con người vậy gia đình em và những người xung quanh em đã
tạo ra nguồn rau sạch như thế nào?
2 và 6
1.Trình bày tính chất vật lí của tinh bột và xenlulozơ?. Tại sao

con người không tiêu hóa được xenlulozơ nhưng vẫn phải cung
cấp thường xuyên vào cơ thể? Hãy cho biết nguyên nhân của
bệnh táo bón và cách phòng tránh?
2. Hãy cho biết quá trình chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người,
và cho biết tinh bột có những ứng dụng gì trong cuộc sống
3. Hãy cho biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh táo bón?
- Quá trình làm sữa chua
- Nguyên liệu.
- Cách làm.
- Những lưu ý để có sữa chua ngon.
3 và 7
1. So sánh cấu trúc phân tử của tinh bột và xenlulozơ? Tại sao
xenlulozơ có hình sợi còn tinh bột thì không? Dự đoán tính chất
hóa học của tinh bột và xenlulozơ.
2. Tiến hành làm thí nghiệm kiểm chứng về tính chất hóa học của
8


4 và 8

tinh bột: Thủy phân lên men rượu, phản ứng với iot, quay video
ghi lại hình ảnh thí nghiệm.
3. Tại sao động vật ăn thực vật lại tiêu hóa được xenlulozơ còn
người không tiêu hóa được?
- Hãy cho biết xenlulozơ có ứng dụng như thế nào trong thực
tiễn?
1. Quá trình nấu rượu dân gian?
- Nguyên liệu
- Cách ủ cơm, thời gian ủ (mùa đông, mùa hè).
- Cách chưng cất rượu.

2. Hãy cho biết tác hại của rượu với sức khỏe con người, đưa ra
những khuyến cáo khi sử dụng rượu bia.
- Thực hành ủ rượu từ cơm nếp.
- Rượu với sức khỏe con người.

Hoạt động 2: Triển khai dự án (tiết 2,3,4)
1. Học sinh làm việc theo nhóm đã phân công
- Tìm hiểu quy trình nấu rượu, làm sữa chua, muối dưa cải, thực hành lên
men rượu, muối dưa cải.
- Giải thích được cơ sở khoa học của quá trình nấu rượu, làm sữa chua
muối dưa cải; giải thích được tại sao khi muối dưa cải lại có hiện tượng sủi bọt
khí còn khi làm sữa chua thì không.
- Trả lời các câu hỏi trong phiếu hỏi.
2. Phân tích, xử lí dữ liệu
- Tập hợp tài liệu đã thu thập về qui trình nấu rượu, làm sữa chua, muối dưa
cải cơ sở khoa học của quá trình lên men rượu, lactic để đưa ra nhận xét về
nguồn nguyên liệu, chất lượng sản phẩm, hình thức chế biến.
- Đề xuất những giải pháp tốt để làm dưa chua, sữa chua ngon, đẹp mắt.
- Sử dụng phần mềm word để xử lí thông tin, phần mềm Power point để
làm bài thuyết trình và báo cáo.
3. Thiết kế, thực hiện sản phẩm dự án
Thiết kế bài báo cáo. Thực hành làm dưa chua, sữa chua lên men rượu từ
cơm nếp.
Lưu ý: Trong quá trình thực hiện dự án:
- Giáo viên theo dõi, đôn đốc học sinh, định kỳ kiểm tra tiến độ thực hiện.
Các nhóm trao đổi, chia sẻ, thông báo cho nhau về những công việc của nhóm.
- Giáo viên gặp học sinh theo lịch để giải đáp các câu hỏi và hỗ trợ học sinh
về công nghệ, hướng dẫn học sinh viết báo cáo, trình bày báo cáo.
- Giáo viên và học sinh có thể trao đổi thông tin qua nhiều hình thức: qua
email, điện thoại, facebook, ...

- Trong quá trình diễn ra hoạt động ngoài trường học, giáo viên sẽ đóng vai
người quan sát, người hỗ trợ và chuyên gia cố vấn các hoạt động học tập.

9


Hình 2 . Hình ảnh quá trình thực hiện dự án
Hoạt động 3: Kết thúc, đánh giá và tổng kết dự án.
1.Báo cáo
Thời gian và địa điểm: Tại lớp (2 tiết liền kề)
Các nhóm lần lượt lên báo cáo, thời gian tối đa cho mỗi nhóm là 10 phút.

Hình 3. Hình ảnh các nhóm báo cáo kết quả
2. Đánh giá
Giáo viên và học sinh các nhóm tham gia đánh giá, nhận xét kết quả của
các nhóm thông qua phiếu đánh giá.
3. Tổng kết dự án
10


- Giáo viên và học sinh hoàn thiện phiếu đánh giá sản phẩm dự án của các
nhóm, công bố điểm trong các phiếu.
- Các nhóm thảo luận, rút kinh nghiệm, đề nghị khen thưởng.
- Giáo viên tổng kết bài học chốt lại những nội dung chính của chương.
- Công bố kết quả và nhận xét từng nhóm (điểm trung bình theo phiếu đánh
giá và nhận xét).
Kết quả đánh giá mà từng HS nhận được là:
Điểm A: Điểm đánh giá của nhóm
A= (Điểm do giáo viên chấm+ Điểm do HS chấm)/2 + Điểm thưởng


Hình 4. Phiếu đánh giá và nhận xét cho nhóm HS.
Hoạt động 4: Luyện tập
Giáo viên chốt lại kiến thức quan trọng của chủ đề sau đó phát phiếu học
tập để củng cố kiến thức.
Phiếu học tập
Câu 1: Em hãy chọn nội dung và hoàn thành bảng sau
Nội dung
Tính chất Cấu trúc
Nhận biết Nguồn
vật lí,
phân tử,
cung cấp
Polisaccrit trạng thái tính chất
tự nhiên
hóa học
Tinh bột
Xenlulozơ

Ứng dụng

11


Câu 2: Hãy đánh dấu x vào những cặp chất phản ứng với nhau:
Glucozơ Fructozơ Saccarozơ Tinh bột Xenlulozơ
o
H2 (Ni, t )
Cu(OH)2
Cu(OH)2/OH−/to
Dung dịch

AgNO3/NH3/ to
Thủy phân
dd Br2
dd I2
Câu 3: Giải thích một số hiện tượng tự nhiên
a. Vì sao cùng là gạo mà gạo nếp lại dẻo hơn rất nhiều so với gạo tẻ ?
b. Tại sao rượu etylic lên men từ tinh bột có thể dùng để uống còn rượu etylic
sản xuất từ các loại gỗ không dùng để uống?
c. Thế nào là tinh bột “ tôt” và tinh bột “xấu” ?
d. Khi muối dưa cải xenlulozơ có bị thủy phân không? Chất nào tạo nên vị
chua của dưa?
e. Dựa vào kiến thức về hô hấp, mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường, hãy
nêu một số hiện pháp bảo quản nông phẩm.
Hướng dẫn trả lời
Câu 3:
a. Tinh bột là hỗn hợp của hai thành phần: amilozơ và amilopectin. Hai
loại này thường không tách rời nhau được. Trong mỗi hạt tinh bột, amilopectin
là vỏ bọc nhân amilozơ. Amilozơ tan được trong nước còn amilopectin hầu như
không tan, trong nước nóng amilopectin trương lên tạo thành hồ. Tính chất này
quyết định đến tính dẻo của hạt có tinh bột.

Hình ảnh: Tính dẻo của gạo nếp
12


Trong mỗi hạt tinh bột, lượng amilopectin chiếm 80%, amilozơ chiếm
khoảng 20% nên cơm gạo tẻ, ngô tẻ, bánh mì thường có độ dẻo bình thường.
Tinh bột trong gạo nếp, ngô nếp chứa lượng amilopectin rất cao, khoảng 90%
làm cho cơm nếp, xôi nếp,… rất dẻo, dẻo đến mức dính.
b. Rượu lên men từ các loại gỗ không dùng để uống vì nó chứa metanol

(Metanol có nguồn gốc từ gỗ lên men nên còn được gọi là rượu gỗ").
Nếu vô tình uống phải, metanol sẽ được chuyển hóa thành fomanđehit−một
hợp chất rất độc, có thể gây ung thư. Tuy nhiên, sau đó fomanđhit còn chuyển
hóa thành axit fomic còn độc hại hơn thế. Nó sẽ phá vỡ chức năng tế bào, làm
ngưng trệ khả năng chuyển hóa năng lượng, khiến năng lượng bị tích tụ mà
không thể giải phóng, để rồi các tế bào nổ tung.
Trong đó, axit fomic gây ảnh hưởng cực mạnh đến các tế bào thần kinh thị
giác. Đó chính là lý do vì sao có rất nhiều trường hợp nhiễm độc rượu metanol,
dù sống sót nhưng thị giác bị hỏng vĩnh viễn. METANOL−chất lỏng giống rượu
cả màu, mùi, vị nhưng vô cùng nguy hiểm.
c. Các thực phẩm có chỉ số GI cao (Simple Carbs – Carbs xấu) chứa loại
đường glucozơ tiêu hóa nhanh. Do đó, sau khi ăn các thực phẩm này, mức
đường glucozơ trong máu sẽ tăng vọt lên nhanh chóng nhưng cũng giảm nhanh.
Các thực phẩm có chỉ số GI thấp (Complex Carbs – Carbs tốt) chứa loại
đường glucozơ tiêu hóa chậm. Do đó, sau khi ăn các thực phẩm tiêu hóa chậm,
thì mức đường huyết tăng từ từ và cũng giảm chậm, giúp năng lượng ổn định, có
lợi cho sức khỏe.

Tinh bột tốt và tinh bột xấu
13


d. Khi muối dưa cải xenlulozơ không bị thủy phân, khi muối dưa cải vi
khuẩn lactobacillus chuyển hóa glucozơ, fructozơ thành axit lactic nên dưa có vị
chua.
C6H12O6 → CH3−CO−COOH
Glucozơ
axit piruvic
CH3−CO−COOH


CH3 −CHOH−COOH
Axit piruvic
Enzim lactodehydrogenaza
axit lactic
e. Trả lời:
+ Bảo quản khô: Thường sử dụng để bảo quản các loại hạt trong các kho
lớn. Trước khi đưa hạt vào kho, hạt được phơi khô với độ ẩm khoảng 13 − 16%
tùy theo từng loại hạt.
+ Bảo quản lạnh: Phần lớn các loại thực phẩm, rau quả được bảo quản bằng
phương pháp này. Chúng được giữ trong các kho lạnh, tủ lạnh ở các ngăn có
nhiệt độ khác nhau.
Ví dụ: khoai tây ở 40C, cải bắp ở 10C, cam chanh ở 60C, các loại rau khác là
3 − 70C.
+ Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO 2 cao gây ức chế hô hấp: Đây là
biện pháp bảo quản hiện đại và cho hiệu quả bảo quản cao. Biện pháp này
thường sử dụng trong các kho kín có nồng độ CO 2 cao hoặc đơn giản hơn là các
túi polietilen. Tuy nhiên, việc xác định nồng độ CO 2 thích hợp là điều hết sức
quan trọng đối với các đối tượng bảo quản và mục đích bảo quản.
Hoạt động 5: Kiểm tra 20 câu thời gian làm bài 25 phút
Ma trận đề kiểm tra
Nội dung
Nhận Thông Vận
Vận
Tổng
biết hiểu
dụng
dụng
cao
Trạng thái tự nhiên, tính chất vật
1

2
1
1
5

Cấu trúc phân tử và tính chất hóa
1
2
1
1
5
học
Nhận biết
1
1
2
1
5
Ứng dụng
1
1
2
1
5
Tổng
4
6
6
4
20

Đề kiểm tra
Câu 1: Trong tinh bột phân tử amilopectin do các phân tử glucozơ liên kết với
nhau theo kiểu
A. α− 1,4− glicozit và α− 1,6− glicozit.
B. β− 1,4− glicozit.
C. α− 1,4− glicozit và β− 1,6− glicozit.
D. α−1,4− glicozit
Câu 2: Ở thực vật, xenlulozơ chủ yếu cấu tạo nên
A. thành tế bào.
B. màng.
C. vùng tế bào. D. nhân tế bào.
Câu 3: Tinh bột và xenlulozơ được phân biệt bằng
A. Cu(OH)2 đun nóng .
B. dung dịch H2SO4
C. dung dịch iot.
D. HNO3 đun nóng.
Câu 4: Công thức phân tử và công thức cấu tạo của xenlulozơ lần lượt là
14


A. (C6H12O6)n, [C6H7O2(OH)3]n.
B. (C6H10O5)n, [C6H7O2(OH)3]n.
C. [C6H7O2(OH)3]n, (C6H10O5)n.
D. (C6H10O5)n, [C6H7O2(OH)2]n.
Câu 5: Sản phẩm thủy phân cuối cùngthức ăn chứa tinh bột ở ruột non trước khi
được hấp thụ là
A. Saccarozơ.
B. Đextrin.
C. Mantozơ. D. Glucozơ.
Câu 6: Hiện nay nhu cầu sử dụng giấy và các sản phẩm từ bột giấy ngày càng

tăng cao. Để tận dụng nguyên liệu sản xuất giấy thì người ta không sử dụng biện
pháp nào ?
A. Thu gom giấy vụn, giấy đã qua sử dụng dùng để tái sản xuất
B. Sử dụng các chế phẩm của sản phẩm nông sản có nguồn gốc Xenlulozơ
như rơm, dạ, thân cây ngô.
C. Tuyên truyền người dân sử dụng giấy tiết kiệm.
D. Chôn vùi, đốt các loại giấy đã qua sử dụng, nhập bột giấy từ nước ngoài.
Câu 7: Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit có CTPT (C 6H10O5)n nhưng
xelulozơ có thể kéo thành sợi, còn tinh bột thì không. Các giải thích nào sau đây
đúng ?
A. Phân tử xenlulozơ không phân nhánh, các phân tử rất dài dễ xoắn lại thành
sợi.
B. Phân tử xenlulozơ không phân nhánh, các phân tử rất dài sắp xếp song
song với nhau theo một trục xoắn lại thành sợi.
C. Tinh bột là hỗn hợp của 2 thành phần amilozơ và amilopectin, mạch phân
tử của chúng xếp song song với nhau làm cho tinh bột ở dạng hạt.
D. Hai thành phần amilozơ và amilopectin xoắn lại thành vòng xoắn, các
vòng xoắn đó cuộn lại làm cho tinh bột ở dạng bột.
Câu 8: Phân tử khối trung bình của xenlulozơ là 1.620. 000. Giá trị n trong công
thức (C6H10O5)n là
A. 10000.
B. 8000.
C. 9000.
D. 7000.
Câu 9: Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh
mạch), đó là loại đường nào?
A. Glucozơ.
B. Mantozơ.
C. Saccarozơ.
D. Fructozơ.

Câu 10: Một dung dịch có các tính chất:
- Làm tan Cu(OH)2 cho phức màu xanh lam.
- Không khử được [Ag(NH3)2]OH khi đun nóng.
- Bị thuỷ phân khi có mặt xúc tác axit hoặc enzim. Dung dịch đó là
A. Glucozơ.
B. Fructozơ.
C. Saccarozơ.
D. Mantozơ.
Câu 11: Vì sao thành tế bào thực vật lại cứng và bền vững?
A. Thành tế bào thực vật được cấu tạo từ xenlulozơ, gồm nhiều đơn phân là β
−glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết β−1,4− glucozit tạo mạch thẳng. Các
sợi xenlulozơ liên kết với nhau bằng liên kết hiđro hình thành nên bó dài dạng
sợi, bền chắc.
B. Thành tế bào thực vật được cấu tạo từ xenlulozơ, gồm nhiều đơn phân là
glucozơ liên kết với nhau bằng mối liên kết α −1,4−glicozit tạo mạch nhánh.
Các sợi xenlulozơ liên kết với nhau bằng liên kết hidro hình thành nên bó dài
dạng sợi, bền chắc.
C. Thành tế bào thực vật được cấu tạo từ xenlulozơ, gồm nhiều đơn phân là α
15


−fructozơ liên kết với nhau bằng mối liên kết α – 1,4− glicozit tạo mạch thẳng.
Các sợi xenlulozơ liên kết với nhau bằng liên kết bền tạo nên bó dài dạng sợi,
bền chắc.
D. Thành tế bào thực vật được cấu tạo từ xenlulozơ, gồm nhiều đơn phân là
glucozơ liên kết với nhau bằng mối liên kết α − 1,4− hidro tạo mạch thẳng. Các
sợi xenlulozơ liên kết với nhau bằng liên kết glucozit hình thành nên bó dài dạng
sợi, bền chắc.
Câu 12: Saccarozơ có thể tác dụng với các chất nào sau đây?
A. H2/Ni, to; Cu(OH)2, đun nóng. B. Cu(OH)2, to; CH3COOH/H2SO4đặc, to.

C. Cu(OH)2,to;ddAgNO3/NH3,to. D. H2/Ni, to; CH3COOH/H2SO4 đặc, to.
Câu 13: Để điều chế 45g axit lactic từ tinh bột và qua con đường lên men lactic,
hiệu suất thuỷ phân tinh bột và lên men lactic tương ứng là 90% và 80%. Khối
lượng tinh bột cần dùng là
A. 50g.
B. 56,25g.
C. 56g.
D. 60g.
Câu 14: Cho xenlulozơ phản ứng với anhiđrit axetic (xúc tác H2SO4 đặc), thu
được 11,1g hỗn hợp X gồm xenlulozơ triaxetat, xenlulozơ điaxetat và 6,6g
CH3COOH. Thành phần % theo khối lượng của xenlulozơ triaxetat và xenlulozơ
điaxetat trong X lần lượt là
A. 77% và 23%.
B. 77,84% và 22,16%.
C. 76,84% và 23,16%.
D. 70% và 30%.
Câu 15: Những nguyên nhân chính gây ra bệnh táo bón ở người: 1, Ngồi lâu quá
tại chỗ. 2, Thiếu chất sơ. 3, Người mắc bệnh về đường tiêu hóa, co thắt đại
tràng. 4, Thiếu insulin. 5, Thường xuyên nhịn đại tiện. 6, Uống nhiều rượu bia.
7, Sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên.
A.1,2,3,4,5.
B. 1,3,4,6,7.
C. 1,2,3,5,7.
D. 2,3,4,6,7.
Câu 16: Những căn bệnh đi liền với táo bón
1, Bệnh trĩ
2, Máu khó đông
3, Nhiễm độc cơ thể
4, xuất hiện vết loét trên da
5, Nhồi máu cơ tim

6, Thoát vị thành bụng.
A.1,2,3,4.
B. 2,3,4,5.
C. 1,3,4,6.
D. 1,3,5,6.
Câu 17: Cho các chất: saccarozơ, glucozơ, fructozơ, etyl fomat, axit fomic, tinh
bột, anđehit axetic. Số chất trong dãy vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng
bạc, vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
Câu 18: Thủy phân 10 gam loại bông thiên nhiên trong dung dịch H 2SO4loãng,
đun nóng sau đó lấy toàn bộ lượng glucozơ thu được đem tiến hành phản ứng
tráng gương thu được 6,48 gam Ag. Hàm lượng xenlulozơ có trong bông đó là
A. 97,2%.
B. 98,1%.
C. 93,6%.
D. 95,4%.
Câu 19: Sản xuất etanol người ta lấy m kg sắn (có chứa 60 % tinh bột) với hiệu
suất của cả quá trình là 75% thì thu được 15 lít etanol 46 0 , khối lượng riêng của
etanol nguyên chất là 0,8 gam/ml. Giá trị của m là
A. 21,6.
B. 7,776.
C. 12,96.
D. 16,8.
16


Câu 20: Cho một số tính chất: có dạng sợi (1); tan trong nước (2); tan trong

nước Svayde (3); phản ứng với axit nitric đặc (xúc tác axit đặc) (4); tham gia
phản ứng tráng bạc (5); bị thủy phân trong môi trường axit khi đun nóng (6).
Các tính chất của xenlulozơ là
A. (2), (3), (4), và (5).
C. (1), (2), (3), và (4).
B. (3), (4), (5), và (6).
D. (1), (3), (4), và (6).
VI.Tổng kết đánh giá
1.Đánh giá sản phẩm Powerpoin của các nhóm
Sau khi các nhóm báo cáo GV tổng kết điểm cho từng nhóm, điểm của
từng cá nhân.
- Điểm của từng nhóm:(A)
- Điểm B cá nhân: điểm đánh giá chuyên cần của từng cá nhân trên lớp và
công việc chung của nhóm.
-Điểm C: Điểm bài kiểm tra.
-Điểm D: điểm của từng cá nhân, D = (A+ B+C)/3.
2.Tuyên dương các nhóm, cá nhân có thành tích xuất sắc.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Với việc mạnh dạn đổi mới về Sử dụng phương pháp dạy học dự án
nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua chủ đề “Polisaccarit
với sức khỏe con người đã mang lại những hiệu quả vô cùng tích cực và góp
phần nâng cao chất lượng dạy và học hóa học trong nhà trường phổ thông.
Đối với đồng nghiệp và học sinh đều đánh giá rất cao phương pháp này
và mong muốn phương pháp này sẽ được phát triển hơn nữa để mang lại nhiều
niềm hứng khởi trong học tập.
Về hiệu quả cụ thể như sau: đã tiến hành kiểm tra đối với học sinh 4 lớp
12 là 12B1,12B2,12B3, 12B4 trong cùng một năm học.
Kết quả các lớp dạy không sử dụng phương pháp này


0-<3
3-<5
5-<6
6-<8
8-10
TT Lớp Số
SL %
SL % SL %
SL %
SL %
1
12B1 45
0
0
4
8,9 15 33,3 17
37,7 9
20
2
12B4 41
0
0
6
14 15 36,5 13
31,7 7
17,1
Tổng
86
0
0

10 11 30 34,8 32
37,2 21 24
Kết quả sau khi áp dụng phương pháp mới

0-<3
3-<5
5-<6
6-<8
8-10
TT Lớp Số
SL %
SL % SL %
SL %
SL %
1
12B2 42
0
0
1
2,9 8
19,04 18
42,9 16 35,16
2
12B3 43
0
0
2
4,6 10
23,25 16
37,2 17 34,95

Tổng
85
0
0
3
3,5 18
21,17 34
40,0 33 38,8
Có thể rút ra được kết luận rằng, phương pháp này đã thực sự phát huy
tác dụng và rất hiệu quả trong giảng dạy.
17


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Sau khi thực hiện đề tài đối chiếu với giả thiết, nhiệm vụ và mục đích
nghiên cứ, sáng kiến kinh nghiệm đã đáp ứng đầy đủ nhiệm vụ đề ra: Định
hướng đổi mới giáo dục phổ thông trong giai đoạn mới, phát triển năng lực tự
học cho học sinh, phương pháp dạy học tích cự, nghiên cứu kiến thức thực tiễn
liên quan để thiết kế chủ đề dạy học. Đã tiến hành dạy thực nghiệm tại 2 lớp
trong cùng năm học. Kết quả sau khi dạy, xử lí thống kê đã khẳng định sự đúng
đắn của giả thuyết khoa học, tính khả thi của đề tài. Việc sử dụng phương pháp
dạy học dự án thông qua chủ đề đã nâng cao năng lực tự học cho học sinh, góp
phần nâng cao chất lượng dạy và học hóa học ở trường phổ thông trong giai
đoạn mới.
3.2. Kiến nghị
Qua nghiên cứu và áp dụng cho học sinh Trường THPT Vĩnh Lộc tôi thu
được hiệu quả nhất định, để học tập môn hóa học của các em có kết quả cao hơn
và kiến thức vững hơn. Tôi kiến nghị đồng nghiệp và hội đồng khoa học của
trường THPT Vĩnh Lộc cũng như hội đồng khoa học của Sở Giáo Dục và Đào

Tạo Tỉnh Thanh Hóa góp ý kiến thêm để đề tài của tôi hoàn thiện hơn.
Trong khi chờ sự xem xét, nghiên cứu đánh giá của Hội đồng khoa học các
cấp tôi xin chân thành cảm ơn nhiều. Chúc hội đồng khoa học các cấp sức khỏe,
hạnh phúc, thành đạt.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
HIỆU TRƯỞNG

Thanh hóa, ngày 26 tháng 6 năm 2020.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người thực hiện

Nguyễn Thị Hà

Bùi Thị Liên

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Xuân Trọng (chủ biên), Sgk Hóa học 11 (nâng cao)- NXB giáo dục.
2. Hoàng Nhâm, Hóa học vô cơ – Tập 1 – NXB giáo dục, 2003.
3. Dạy học theo chẩn kiến thức, kĩ năng môn hóa học – NXB ĐHSP
4. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn hóa họcNXB giáo dục

19




×