Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số giải pháp đổi mới tiết sinh hoạt lớp cuối tuần bằng mô hình tiết học hạnh phúc ở lớp 11e35 trường THPT triệu sơn 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.42 KB, 20 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Sinh thời cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Nghề dạy học là
nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý vì nó sáng tạo ra những con
người sáng tạo”. Đặc biệt, thế kỉ XXI – thế kỉ của khoa học, công nghệ đòi hỏi
nghề dạy học phải sản sinh ra nhiều hơn nữa những con người năng động, có đủ
đức, đủ tài, vừa hồng vừa chuyên để bắt kịp thời cuộc, những biến động của thế
giới và đưa Việt Nam “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” như lời Bác
Hồ đã dạy. Trước tình hình đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành nhiều chủ
trương, giải pháp đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời xây
dựng một mô hình giáo dục hiện đại, thân thiện và hiệu quả. Điển hình là chủ
trương “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được triển khai hơn 10
năm qua. Tháng 4/2018, mô hình “Trường học hạnh phúc” được thí điểm ở một
số trường học ở Huế và đến nay đang được triển khai tại các trường học trên cả
nước. Ngày 22/4/2019 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Quang Nhạ
chủ trì lễ phát động “Triển khai kế hoạch nâng cao ứng xử sư phạm, đạo đức
nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”. Những tập của bộ phim tài liệu “Thầy
cô chúng ta đã thay đổi” đã được phát trên kênh VTV7 – Đài Truyền hình Việt
Nam là những thông điệp đã lan truyền, trao đi sự thay đổi nhằm vun đắp cho
những trường học hạnh phúc bởi lẽ “Dạy học bao gồm nhiều việc hơn là sự trao
đi tri thức, nó đòi hỏi truyền cảm hứng cho sự thay đổi” (William Arthur Ward).
Đúng vậy, thầy cô thay đổi để học sinh được hạnh phúc và học sinh hạnh
phúc là thầy cô hạnh phúc. Sẽ chẳng có gì hạnh phúc bằng đối với các em học
sinh khi“mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, các em vừa được trau dồi tri
thức, vừa được yêu thương và vừa được cho đi sự yêu thương.
Để có được một “Trường học hạnh phúc” thì cần phải có những “Lớp
học hạnh phúc”, “Tiết học hạnh phúc”. Đối với một giáo viên, ngoài công tác
giảng dạy thì công tác chủ nhiệm cũng quan trọng không kém. Tôi thiết nghĩ
chính việc là giáo viên chủ nhiệm sẽ có cơ hội nhiều hơn để góp phần vào việc
xây dựng một trường học hạnh phúc. Bởi lẽ, giáo viên chủ nhiệm có điều kiện
để gần gũi học sinh, đặc biệt là những tiết sinh hoạt cuối tuần khi không bị gò bó


vào việc sẽ phải hoàn thành bao nhiêu phần trăm kiến thức giáo viên có thể linh
động, sáng tạo để tạo ra những tiết học vui tươi, thoải mái và ý nghĩa. Thế
nhưng trên thực tế hiệu quả của tiết sinh hoạt cuối tuần đem lại không phải như
vậy. Phần lớn các em học sinh được hỏi cảm thấy không hứng thú với các tiết
sinh hoạt vì nó đơn điệu, nhàm chán và nặng nề. Thông thường, giáo viên dùng
tiết sinh hoạt để lặp đi lặp lại một việc: nhận xét tình hình lớp, phê bình học sinh
mắc khuyết điểm, đưa ra hình thức xử phạt, phổ biến kế hoạch tuần tiếp theo. Và
như vậy, nhiều học sinh nhất là những học sinh yếu, học sinh hay mắc khuyết
điểm còn sợ các tiết sinh hoạt. Xưa kia Khổng Tử đã từng nói: “Biết mà học
không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui say mà học”. Vậy tại
sao thầy, cô giáo chủ nhiệm không tạo ra những tiết học sôi nổi với sự đa dạng
của chủ đề, những hình thức tổ chức phong phú để tạo nên sự hứng khởi cho học
1


sinh, để những tiết sinh hoạt trở thành những liều thuốc bổ bồi dưỡng tinh thần,
tiếp thêm sức mạnh cho các em vui say học tập và tích cực rèn luyện đạo đức.
Trường THPT Triệu Sơn 3 đóng ở vùng bán sơn địa, điều kiện kinh tế còn
khó khăn, cơ sở vật chất nhà trường còn nhiều hạn chế. Thế nhưng trong những
năm qua thầy và trò nhà trường luôn tự hào về những thành tích mình đã đạt
được. Có được thành quả như vậy là nhờ sự chỉ đạo đúng đắn của Ban giám
hiệu, sự nỗ lực của giáo viên và học sinh. Chúng tôi luôn tâm niệm và thực hiện
theo lời kêu gọi: “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng
tạo”, “Chất lượng là danh dự của nhà trường”. Ngoài việc trau dồi chuyên
môn, truyền tải kiến thức cho học sinh, là một giáo viên chủ nhiệm nhiều năm
tôi luôn chú trọng đến việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh qua những
tiết sinh hoạt cuối tuần. Đó là sự lồng ghép, đổi mới, đa dạng hóa các hình thức
sinh hoạt, quan tâm sâu sắc đến học sinh để các em thực sự có một tiết sinh hoạt
cuối tuần vui tươi, bổ ích. Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Một số giải
pháp đổi mới tiết sinh hoạt lớp cuối tuần bằng mô hình Tiết học hạnh phúc

ở lớp 11E35 – Trường THPT Triệu Sơn 3” làm sáng kiến kinh nghiệm của
mình trong năm học 2019 – 2020.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nâng cao hiệu quả của tiết sinh hoạt cuối tuần, vừa đánh giá được việc
học tập, rèn luyện của học sinh, vừa tạo tâm lí hứng khởi, thích thú đối với tiết
học. Từ đó tạo động lực cho các em học tập và tích cực rèn luyện, tu dưỡng đạo
đức.
- Làm cho tiết sinh hoạt sôi nổi, thú vị, ý nghĩa.
- Là cơ hội để học sinh được thể hiện tài năng, năng khiếu, tâm tư, tình
cảm.
- Nâng cao kiến thức, hiểu biết, rèn luyện khả năng tư duy và giải quyết
tình huống cho học sinh.
- Siết chặt, tạo mối quan hệ gắn bó, đồng cảm, thấu hiểu và sẻ chia giữa
giáo viên chủ nhiệm với học sinh, học sinh với học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu việc tổ chức các hoạt động trong tiết sinh
hoạt lớp và các giải pháp đổi mới tiết sinh hoạt lớp theo mô hình “Tiết học
hạnh phúc” ở lớp 11E35 – Trường THPT Triệu Sơn 3.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp thống kê và xử lí số liệu.

2


2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Ông cha ta có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” thể hiện môi
trường có vai trò quyết định rất lớn đến tính cách của mỗi người. Môi trường
học tập cũng vậy. Một môi trường học tập tốt là rất quan trọng và cần thiết đối
với sự phát triển bình thường và toàn diện của học sinh. Gần đây, Đảng, Nhà
nước và Bộ Giáo dục cũng rất quan tâm đến vấn đề này khi ra sức khuyến khích
xây dựng các lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc. Theo TS. Nguyễn Tùng
Lâm (Chủ tịch hội tâm lí giáo dục Hà Nội): “Lâu nay chúng ta áp dụng cách
giáo dục áp đặt nên đã gây những trở ngại trong học tập cho học sinh. Vì vậy,
đã đến lúc chúng ta phải thay đổi, tạo nên những cởi mở, hòa đồng, chia sẻ
trong mối quan hệ giữa thầy và trò”. Và ông cũng cho rằng: “Chúng ta cần xây
dựng những lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc để giáo viên và học sinh
đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ, hứng thú trong dạy – học”.
Dự án “Trường học hạnh phúc” lấy cảm hứng từ mô hình Happy School
của UNESCO, ứng dụng phương pháp Học tập Cảm xúc và Xã hội của thế giới
(Social and Emotional Learning) và được thiết kế bởi Giáo sư Hà Vĩnh Thọ.
Theo UNESCO có 22 tiêu chí để tạo ra một trường học hạnh phúc. Còn ở Việt
Nam, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Quang Nhạ chỉ ra 3 yếu tố cốt
lõi trong một trường học hạnh phúc đó là: “Yêu thương, An toàn và Tôn trọng”.
“Yêu thương” tức là ở trường học cả thầy cô, học sinh và phụ huynh đều cảm
thấy hạnh phúc; Thầy cô tìm được niềm đam mê, nhiệt huyết giảng dạy; Học
sinh có hứng thú với giờ học, không bị áp lực căng thẳng, thỏa sức vui đùa, hòa
đồng cùng bạn bè; Phụ huynh tin tưởng, giao phó tương lai con em mình cho
nhà trường. “An toàn” là trường học không có bạo lực học đường, đánh nhau,
xô xát, những tai nạn đáng tiếc như tự tử vì áp lực. “Tôn trọng” là ngôi trường
không có hành vi, lời lẽ vi phạm đạo đức xã hội, xúc phạm nhân phẩm, danh dự
nhà giáo, là nơi phải biết tôn trọng sự khác biệt, không áp đặt một cá nhân lên
cái chung của tập thể.
Theo điều 28 của luật giáo dục về nội dung, phương pháp giáo dục phổ
thông: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi

dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện khả năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng
thú học tập cho học sinh. Tiết sinh hoạt cuối tuần theo Điều lệ trường phổ thông
cũng là một tiết học chính khóa do giáo viên chủ nhiệm phụ trách. Tiết sinh hoạt
lớp có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong việc biến các yêu cầu của nhà
trường thành nhiệm vụ mà lớp phải thực hiện. Ở đó sẽ hiển thị toàn bộ những
hoạt động, kết quả, thành tích mà các em đạt được để bạn bè, thầy cô tuyên
dương, khích lệ; giúp các em nhận ra những thiếu sót mà các em mắc phải trong
một tuần học tập và rèn luyện để được bạn bè, thầy cô sẻ chia, giúp đỡ tìm ra
biện pháp để các em sửa chữa, tiến bộ hơn. Là nơi để các em thể hiện tài năng
của mình thông qua những tiết mục văn nghệ, những cuộc thi, các em hiểu nhau
hơn qua những cuộc trò chuyện, giao lưu, từ đó nâng cao tinh thần đoàn kết tập
3


thể. Muốn đạt được điều đó, khi bắt đầu năm học giáo viên chủ nhiệm cần xác
định rõ các yêu cầu, nguyên tắc đổi mới tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, bao gồm:
Thứ nhất, nội dung tiết sinh hoạt phải bổ ích, gắn với nhu cầu xã hội, phù
hợp với hứng thú, kinh nghiệm, trình độ của học sinh THPT.
Thứ hai, đa dạng hóa hình thức tổ chức sinh hoạt lớp nhưng phải phù hợp
với điều kiện, cơ sở vật chất của nhà trường.
Thứ ba, phải phát huy thế mạnh của hoạt động nhóm, tổ.
Thứ tư, tăng cường vai trò của học sinh, phát huy tính chủ động, sáng tạo
của học sinh. Học sinh là chủ thể, giáo viên chủ nhiệm là người hướng dẫn.
Thứ năm, có sự giao lưu đối thoại giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh,
giữa các em học sinh với nhau.
Thứ sáu, phải có sự chuẩn bị kĩ càng ở cả giáo viên và học sinh.
Như vậy, theo nguyên tắc đổi mới nói trên thì một tiết sinh hoạt lớp phải
đổi mới ở nhiều phương diện cả về nội dung, hình thức tổ chức, vai trò của học
sinh, giáo viên chủ nhiệm, phương pháp tổ chức, các bước tiến hành. Nếu làm

được những điều đó thì tiết sinh hoạt lớp không chỉ là một tiết học thông thường
mà còn giáo dục đạo đức, nhân cách, phát huy sự tự chủ, năng động của học
sinh, khơi nguồn cho các em sáng tạo như câu nói của hiền triết gia Socrate:
“Giáo dục không phải là rót cho đầy một chiếc bình mà là khơi lên một ngọn
lửa”. Và đó là tiết học hạnh phúc mà tôi đã và đang hướng tới.
2.2. Thực trạng tiết sinh hoạt lớp cuối tuần ở trường trung học phổ
thông hiện nay khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, nguyên nhân của vấn
đề
2.2.1. Thực trạng tiết sinh hoạt lớp cuối tuần ở trường THPT hiện nay
Qua kinh nghiệm dạy học, việc tổ chức sinh hoạt lớp của bản thân, tìm
hiểu thực tế sinh hoạt lớp của đồng nghiệp trong trường và các trường bạn, tôi
thấy một tiết sinh hoạt lớp thông thường bao gồm các bước sau: Giáo viên chủ
nhiệm yêu cầu các tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ mình trong tuần (hoặc tổ
được phân công theo dõi chéo); các lớp phó trình bày hoạt động thuộc lĩnh vực
của mình; lớp trưởng nhận xét tình hình chung của lớp, trình bày kế hoạch tuần
tiếp theo; giáo viên chủ nhiệm nhận xét chung: tuyên dương học sinh tích cực,
học tập tốt, ý thức tốt, phê bình học sinh mắc khuyết điểm, đưa ra hình thức xử
lí và dặn dò học sinh sửa chữa khuyết điểm. Giáo viên thông báo kế hoạch của
nhà trường. Và cuối cùng có thể kèm theo một số tiết mục văn nghệ, hoạt động
hướng nghiệp…
Trên đây là các bước của một tiết sinh hoạt đảm bảo đủ yêu cầu, vừa để
nhận xét, đánh giá học sinh, vừa triển khai được các kế hoạch tiếp theo của lớp,
nhà trường. Thế nhưng chưa phải là một tiết sinh hoạt tốt và hiệu quả mà nó đem
lại chưa cao. Đa số học sinh được hỏi cảm thấy không hào hứng với tiết sinh
hoạt lớp. Các em cho rằng nó nhàm chán, đơn điệu. Thậm chí các em học yếu, ý
thức chưa tốt còn sợ vì các em nghĩ đó là một “phiên tòa xét xử”, những giờ
“luận tội”. Có những tiết sinh hoạt hết giờ nhưng giáo viên vẫn chưa “xét xử”
xong hoặc có những tiết không biết làm gì cho hết thời gian, lúc đó cả thầy và
4



trò ngồi chờ tiếng trống. Vì thế tiết sinh hoạt nhiều lúc bị coi thường, hiệu quả
thấp.
Thâm nhập vào diễn đàn của tuổi teen, tôi nhận thấy những tâm sự của
các em.
Có em cho rằng: Với tớ và hội bạn ở lớp thì tiết sinh hoạt nhẹ nhõm lắm
vì không phải học môn gì cả, tha hồ xả hơi. Cô giáo vừa hiền vừa ít nói chả mấy
khi tham gia tiết sinh hoạt, giao hết cho cán bộ lớp.
Có em lại tâm sự: Tất nhiên chúng tớ chẳng bao giờ đoán được nội dung
tiết sinh hoạt. Cô giáo chủ nhiệm với mấy cán bộ lớp sẽ tổng kết lại những gì
ghi trong sổ Nam Tào (Sổ ghi đầu bài) rồi phê bình, kiểm điểm trước lớp. Cái
mới duy nhất là nín thở chờ xem tuần này anh nào nhà ta bị lên thớt và vận xui
tới đâu với mấy hình phạt…
Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu gồm các tác giả Nguyễn Văn Lượt –
Phạm Văn Sơn – Nguyễn Thị Nhật Phương, khoa tâm lí học, trường Đại học
khoa học xã hội và nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội về “Cảm nhận hạnh
phúc ở trường học của học sinh trung học phổ thông” được khảo sát ở một số
trường trung học phổ thông ở Hà Nội và Đà Nẵng thì kết quả một học sinh nữ
lớp 11 cho rằng: “Nhiều khi em cảm thấy giống như là mình không thuộc về nơi
này, có nhiều áp lực từ nhiều phía, áp lực thành công trong mọi việc, suôn sẻ ở
mọi việc mà mình không đạt được điều đó mình cảm thấy mình không cố gắng
đủ”. Hay một học sinh nữ lớp 12 thì nói: “Học ở trường áp lực thi cử là rất lớn,
em cảm thấy rất mệt mỏi”. Vậy liệu các em mệt mỏi, chán nản, lo lắng thì mục
tiêu giáo dục “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, “Trường học thân thiện,
học sinh tích cực”, “Trường học hạnh phúc” liệu có đạt được không.
Năm học 2018 – 2019, lớp 10E35 – Trường THPT Triệu Sơn 3, lớp tôi
chủ nhiệm có 43 em học sinh, trong đó 12 học sinh nam và 31 học sinh nữ. Là
lớp khối D số 2 nên về cơ bản các em ngoan, ít có biểu hiện tiêu cực. Không có
học sinh cá biệt nên mỗi tiết sinh hoạt cuối tuần đều diễn ra một cách bình lặng,
suôn sẻ nhưng tôi nhận thấy học sinh của mình không vui, không thoải mái và

không hào hứng đối với mỗi tiết sinh hoạt lớp. Bước vào năm học 2019 – 2020,
các em lên lớp 11, tôi nhận thấy phải thay đổi nội dung, hình thức tổ chức tiết
sinh hoạt lớp. Tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu (Nội dung phiếu điều tra
được trình bày ở phụ lục 1). Kết quả thu được như sau:
Lưu ý: Phiếu điều tra không yêu cầu ghi tên người được điều tra để đảm
bảo tính khách quan.
Bảng 1
Lớp

Sĩ số

Cảm nhận về tiết sinh hoạt lớp cuối tuần ở lớp 10E35
Rất thích

11E35

43

Thích

Không thích

Số
lượng

%

Số
lượng


%

Số lượng

%

0

0

14

32,6

29

67,4
5


Bảng 2
Lớp

Sĩ số

Em có muốn thay đổi cách thức sinh hoạt lớp cuối
tuần hay không?


11E35


43

Không

Số lượng

%

Số lượng

%

43

100

0

0

Bảng 3
Bảng xếp loại hạnh kiểm lớp 10E35

Lớp

Sĩ số

10E35


43

Hạnh kiểm
Tốt

%

Khá

%

TB

%

Yếu

%

38

88,4

05

11,6

0

0


0

0

2.2.2. Nguyên nhân của vấn đề
Từ thực trạng tiết sinh hoạt, qua những tâm sự với học sinh: trực tiếp, gọi
điện, nhắn tin qua zalo, facebook, tôi nhận thấy một số lí do khiến tiết sinh hoạt
lớp nhàm chán, không phát huy được hiệu quả là:
- Nội dung sinh hoạt lớp khô cứng, lặp đi lặp lại, không thực sự gắn với
nhu cầu của học sinh.
- Hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp đơn điệu, nhàm chán, không hứng
thú với học sinh bởi các em không được cùng nhau tổ chức, tham gia vào giờ
sinh hoạt lớp.
- Giáo viên quá nghiêm khắc, không gần gũi, thân thiện, không đặt mình
vào vị trí của học sinh để hiểu các em.
- Giáo viên thường phê bình học sinh hơn là khen ngợi (60 – 70%), lẽ ra
phải là ngược lại.
- Cả giáo viên và học sinh chưa thực sự coi trọng tiết sinh hoạt lớp, chưa
có sự đầu tư kĩ lưỡng, tâm huyết cho tiết sinh hoạt.
2.3. Các giải pháp được áp dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Xây dựng và phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho đội ngũ cán
bộ lớp
Sinh hoạt lớp là hoạt động tập thể cuối tuần, là tiết học tự quản, học sinh
là chủ đạo, giáo viên giữ vai trò quản lí, giám sát. Xác định được điều đó và để
tránh tình trạng giáo viên biến tiết sinh hoạt thành tiết học thuyết giảng đạo đức
gây tâm lí nhàm chán cho học sinh, tôi chủ yếu cho học sinh làm chủ các hoạt
động của mình. Như vậy, các em mới phát huy được tính tự giác, năng động,
sáng tạo và tiết sinh hoạt lớp mới có không khí thoải mái, sôi nổi. Để đạt được
điều đó, vào đầu năm học tôi cho xây dựng đội ngũ cán bộ lớp gồm: Lớp trưởng,

lớp phó học tập, lớp phó đời sống, lớp phó lao động và bốn tổ trưởng. Ban chấp
hành chi đoàn sẽ do đại hội chi đoàn bầu ra.
6


Trước hết, tôi xác định cho các em tiêu chí của một cán bộ lớp. Đó là: có
năng lực, trách nhiệm, năng động, nhiệt tình, gương mẫu và công tâm.
Thứ hai là xây dựng đội ngũ cán bộ lớp. Tôi lấy tinh thần tự nguyện để
các em ứng cử, sau đó đến đề cử của các bạn và cuối cùng là ý kiến đề xuất và
chốt của giáo viên.
Thứ ba là tôi giao nhiệm vụ cho từng vị trí trong đội ngũ cán bộ lớp.
- Lớp trưởng chịu trách nhiệm quản lí chung, báo cáo tình hình của lớp
cho giáo viên chủ nhiệm, nắm bắt kế hoạch của nhà trường để triển khai và lên
kế hoạch hoạt động cho lớp; là chủ trì, chuẩn bị và là người dẫn chương trình
trong các tiết sinh hoạt lớp.
- Lớp phó học tập: Chủ trì trong các tiết sinh hoạt 15 phút đầu giờ chữa
bài tập; báo cáo tình hình học tập của lớp cho giáo viên chủ nhiệm, chịu trách
nhiệm quản lí các sổ sách của lớp, ghi thời khóa biểu chính khóa, học thêm.
- Lớp phó đời sống: Chủ trì trong các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ có
văn nghệ, thu chi quỹ lớp, lên kế hoạch, chịu trách nhiệm các hoạt động văn
nghệ, thể dục thể thao…do nhà trường phát động; mua quà để thưởng cho các
bạn sau các cuộc thi vào cuối tháng, cuối kì, cuối năm và các dịp tổ chức sinh
nhật.
- Lớp phó lao động: lên kế hoạch, giao nhiệm vụ cho các tổ trực nhật, lao
động khu vực lớp được Đoàn trường phân công.
- Bốn bạn tổ trưởng của bốn tổ chịu trách nhiệm quản lí các thành viên
trong tổ, báo cáo tình hình trong tổ cho lớp trưởng, giáo viên chủ nhiệm, phân
công trực nhật, lao động cho các tổ viên.
Để đạt được “Lớp học hạnh phúc”, “Tiết học hạnh phúc” thì vai trò của
cán bộ lớp là rất lớn. Dường như các em là người quyết định cho việc triển khai

mô hình đó. Tôi lên kế hoạch hoạt động chung cho cả năm học; định hướng cho
các em thực hiện; việc cụ thể còn lại là lập kế hoạch, nội dung từng mảng là
phần việc của các em. Đương nhiên là các em làm dưới sự giám sát, duyệt của
giáo viên chủ nhiệm. Các em chỉ bỡ ngỡ lúc đầu còn thời gian sau các em hoàn
toàn tự chủ và thành thục. Có được đội ngũ cán bộ lớp năng động, sáng tạo,
nhiệt huyết sẽ khơi dậy được tinh thần tập thể, tổ chức các hoạt động sôi nổi,
hấp dẫn.
2.3.2. Xây dựng kế hoạch, các bước tiến hành cho tiết sinh hoạt lớp
theo mô hình “Tiết học hạnh phúc”
Đây là khâu hết sức quan trọng được tiến hành ngay từ đầu năm học. Mục
đích của năm học 2019 – 2020 của lớp 11E35 là xây dựng tiết sinh hoạt lớp cuối
tuần bằng mô hình “Tiết học hạnh phúc”. Tôi nói rõ cho học sinh về mục đích
xây dựng tiết học đó, các em rất hào hứng và tôi cũng lấy ý kiến từ chính tâm tư,
tình cảm, nguyện vọng, sự sáng tạo của các em về xây dựng mô hình “Tiết học
hạnh phúc”. Trên cơ sở ý kiến của học sinh, tâm huyết của bản thân, tôi xây
dựng kế hoạch về một “Tiết học hạnh phúc”, biến một tiết học từ quan niệm lâu
nay là mô típ, nhàm chán, đơn điệu trở thành một tiết học sôi nổi, vui vẻ, ý
nghĩa.
7


Tôi lên kế hoạch (chủ đề, nội dung, các bước, cách thức sinh hoạt) cho
từng tuần, từng tháng, cả kì và năm học trên cơ sở nhiệm vụ năm học, các hoạt
động chủ điểm của các tổ chức nhà trường, mục tiêu, kế hoạch của lớp chủ
nhiệm. Tôi thiết kế giáo án cụ thể, chi tiết. Để giờ sinh hoạt đạt hiệu quả cao, tôi
giao nội dung chuẩn bị cho tổ, các cá nhân liên quan trước một tháng và duyệt
trước khi các em thực hiện ít nhất hai ngày. Lớp trưởng sẽ là người chủ trì các
tiết sinh hoạt lớp.
Quá trình tiến hành một tiết sinh hoạt lớp theo mô hình “Tiết học hạnh
phúc” như sau:

* Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Để tạo không khí sôi nổi trước giờ sinh hoạt, cả lớp sẽ cùng nhau hát
chung một bài về quê hương, đất nước, thầy cô, mái trường.
* Hoạt động 2: Tổng kết, đánh giá hoạt động trong tuần (10 phút)
- Bước 1: Các tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ mình trong tuần qua: ưu
điểm, hạn chế, cá nhân tốt điển hình, cá nhân chưa tốt, biện pháp của tổ đã hỗ
trợ, giúp đỡ bạn còn vi phạm, sự chuyển biến của các bạn đó trong tổ.
- Bước 2: Các lớp phó có liên quan báo cáo hoạt động về lĩnh vực mình
quản lí trong tuần (Ví dụ: lớp phó học tập báo cáo tình hình học tập, bạn nào
được nhiều điểm tốt, thành tích nổi bật, bạn nào chưa học bài…).
- Bước 3: Học sinh phát biểu. Bạn được điểm 9, 10 có thể phát biểu bí
quyết được điểm cao tiết đó, môn đó. Bạn vi phạm nói lên biện pháp khắc phục,
sửa chữa lỗi.
- Bước 4: Lớp trưởng tổng kết trên cơ sở các tổ, các lớp phó báo cáo và
nhận xét của bản thân. Lớp trưởng chủ trì bầu ra tổ xuất sắc, cá nhân xuất sắc để
nhận phần thưởng vào cuối tháng, cuối kì và cuối năm.
* Hoạt động 3: Xây dựng kế hoạch hoạt động cho tuần tiếp theo (5
phút)
- Trên cơ sở kế hoạch của nhà trường, các đoàn thể, lớp trưởng xây dựng,
đưa ra kế hoạch, mục tiêu của lớp trong tuần tiếp theo: thi đua của lớp, số điểm
tốt…
- Bí thư đoàn triển khai kế hoạch hoạt động đoàn (nếu có). Ví dụ các hoạt
động trọng điểm của đoàn kỉ niệm những ngày lễ lớn: 20/11, 26/3: thi văn nghệ,
báo bảng, báo tập, thể dục thể thao, nấu ăn, cắm hoa…bí thư sẽ là người triển
khai và xây dựng kế hoạch cụ thể.
- Lớp phó học tập thông báo (nếu có điều chỉnh) thời khóa biểu chính
khóa và học thêm.
* Hoạt động 4: Giáo viên chủ nhiệm nhận xét, đánh giá và triển khai
kế hoạch của nhà trường (5 phút)
Trong một tiết sinh hoạt lớp phần nhận xét, đánh giá của giáo viên chủ

nhiệm cũng là một khâu mà các em chờ đợi. Thế nhưng không phải các em chờ
đợi để được cô thuyết giảng đạo đức, để bị chê hay là phạt. Nắm được thực tế
tâm lí học sinh cũng như nhận xét của một số cán bộ giáo dục “Trong các buổi
8


sinh hoạt lớp hiện nay, các thầy cô thường chê học trò nhiều hơn khen ngợi”,
“thầy cô tiết kiệm lời khen, phung phí lời chê”. Và đương nhiên chẳng ai thích
mình bị chê bai đặc biệt là các em đang ở độ tuổi mới lớn. Tuy nhiên, cũng
không thể chỉ khích lệ, tán dương mà phải kết hợp một cách linh hoạt để các em
được khen cảm thấy vui thích và có ý chí phấn đấu thêm, các em bị chê cũng
không cảm thấy xấu hổ, sợ hãi mà rút kinh nghiệm để khắc phục, sửa chữa. Bởi
vậy, trong quá trình nhận xét, đánh giá hoạt động trong tuần của học sinh, tôi tập
trung hai điểm sau:
Thứ nhất là khen chê đúng mực. Tôi chỉ ra các mặt mà các em đã làm
được, biểu dương những học sinh tiêu biểu về học tập, ý thức. Những bạn tuyên
dương phải thực sự xứng đáng. Tôi chỉ rõ các em đã làm được những việc gì để
động viên, khích lệ và cũng để các bạn khác thấy rằng đó cũng không phải là
những việc quá xa vời mà mình không làm được. Bên cạnh đó tôi chỉ ra những
hạn chế mà các em chưa làm được mặt này, mặt khác và đưa ra những biện pháp
khắc phục. Có như vậy các em có mắc lỗi cũng không quá sợ hãi, xa lánh với
giáo viên và các bạn trong lớp. Đồng thời tạo cho các em một động lực để sửa
chữa.
Ví dụ: Em An ngồi trong lớp rất hay ngủ gật, dùng điện thoại, bị thầy cô
bộ môn nhắc nhở nhiều. Theo tìm hiểu, tôi được biết em ham điện tử, ở nhà ngủ
rất ít, không chịu học bài dẫn đến học hành sa sút, ý thức, tinh thần tập thể cũng
kém đi. Đầu năm lớp 11, tôi nói trong tiết sinh hoạt lớp về những mặt tốt của
em: có tố chất, hòa đồng, năng động. Tôi khích lệ: nếu em sửa được khuyết điểm
thì sẽ được thưởng. Đồng thời, tôi giao cho An phụ trách nhiều công việc của
lớp để em thể hiện trách nhiệm với tập thể, xếp em ngồi cạnh bạn học tốt nhất

lớp để kèm cặp. Kết quả chỉ sau một tháng thấy An có chuyển biến rõ rệt, cuối
học kì 1 từ hạnh kiểm loại khá lên loại tốt, học lực có nhiều tiến triển. Cuối năm
học 2019 – 2020 An là học sinh tiên tiến.
Thứ hai là thưởng phạt công minh. Học sinh lớp tôi chờ đến tiết sinh hoạt
nhất là tiết sinh hoạt của tuần cuối cùng trong tháng để được nhận phần thưởng.
Trước hết tôi cho bốn tổ thi đua với nhau, nếu trong tuần tổ nào không có học
sinh vi phạm mà lại được nhiều điểm 9,10, làm được nhiều việc tốt thì tổ đó
đứng nhất và cộng 4 tuần lại sẽ ra tổ nhất tháng. Tổ này sẽ được thưởng theo nội
quy lớp. Trong tuần bạn nào được nhiều điểm tốt, việc tốt, cộng 4 tuần lại sẽ bầu
ra 3 bạn: nhất, nhì, ba của tháng được nhận quà vào tuần cuối của tháng. Tôi
thiết nghĩ bằng việc trao thưởng (dù món quà nhỏ, giá trị vật chất không cao,
được trích từ nguồn quỹ lớp) sẽ động viên, khích lệ các em rất nhiều để cố gắng,
phấn đấu. Bên cạnh thưởng là phạt. Đối với tổ xếp cuối của tháng thì tháng sau
tổ đó phải nhặt rác, dọn dẹp, cắt cỏ khu vực khuôn viên của lớp được đoàn
trường giao. Đối với học sinh vi phạm nhiều nhất trong tháng (lớp tôi không có
học sinh cá biệt cùng lắm là các em đi muộn, nói chuyện riêng, chưa làm bài
tập) thì các em được cho cơ hội sửa chữa ở tuần sau, nếu tiếp tục vi phạm thì
cuối tháng sẽ bị bốc thăm hình thức xử phạt (làm như vậy các em vi phạm cũng
không cảm thấy chán nản, áp lực) như: phạt trực nhật, dọn dẹp sân trường,
chống đẩy…
9


Sau cùng, tôi triển khai các kế hoạch của nhà trường trong tuần tiếp theo.
Mục tiêu tuần tiếp theo của lớp, phương hướng, chỉ tiêu và biện pháp thực hiện
phù hợp với tình hình của lớp và từng học sinh. Tôi không đề cao quá các chỉ
tiêu, không ép các em phải đạt được quá sức mà căn cứ vào đặc điểm của lớp để
đưa ra mục tiêu phù hợp. Vì vậy, các em phấn đấu và cũng rất thoải mái.
* Hoạt động 5: Tổ chức hoạt động tập thể theo hướng đa dạng hóa nội
dung và hình thức tổ chức (20 phút)

Ngoài các hoạt động trên (gần như theo mô típ yêu cầu của một tiết sinh
hoạt lớp) thì tôi rất chú trọng đến hoạt động thứ 5 này. Theo tôi được biết có
nhiều lớp hoạt động thứ 5 này gần như là làm cho có, qua loa hoặc không làm.
Vì vậy, các em dường như không hề có một sự chờ đợi với tiết sinh hoạt lớp.
Cho nên một tiết sinh hoạt lớp có hạnh phúc hay không, các em có hạnh phúc,
vui vẻ và lớp có đoàn kết hay không là ở phần các em được tham gia, được vui
chơi trong các hoạt động tập thể. Do đó, tôi xây dựng các hoạt động tập thể là:
sinh hoạt theo chủ đề, tổ chức sinh nhật cho các bạn có sinh nhật trong tháng, tổ
chức trò chơi, góc tâm sự, hài hước. Mỗi tháng có khoảng 4 tiết sinh hoạt, tôi lên
kế hoạch từ đầu năm học, mỗi tuần của tháng sẽ có một chủ đề để các em sinh
hoạt.
- Tuần 1: Sinh hoạt theo chủ đề
- Tuần 2: Tổ chức sinh nhật
- Tuần 3: Tổ chức trò chơi “Đi tìm tri thức, kĩ năng sống”
- Tuần 4: Trao quà, góc hài hước, tâm sự
Phần này giáo viên lên kế hoạch, học sinh chuẩn bị, giáo viên duyệt trước
khi thực hiện ít nhất hai ngày. Trong tiết sinh hoạt, lớp trưởng chủ trì và các bạn
trong các tổ được phân công sẽ thực hiện. Cụ thể, nội dung và cách thức tổ chức
như sau:
Một là: Tổ chức hoạt động tập thể theo chủ đề
Nội dung này được thực hiện ở tuần thứ nhất của tháng. Chủ đề được báo
trước trong kế hoạch sinh hoạt lớp đầu năm, lớp gồm 4 tổ, các tổ đã được chuẩn
bị và trình bày chủ đề không quá 3 phút.
Tôi lên kế hoạch về chủ đề cho từng tháng, chủ đề bám sát kế hoạch năm
học, những ngày lễ lớn của đất nước, gần gũi với lứa tuổi và định hướng nghề
nghiệp đối với các em. Chủ đề từng tháng là:
- Tháng 9: Tuổi trẻ với an toàn giao thông
- Tháng 10: Phụ nữ Việt Nam
- Tháng 11: Tôn sư trọng đạo
- Tháng 12: Thanh niên xây dựng và bảo vệ đất nước

- Tháng 1: Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
- Tháng 2: Thanh niên với lí tưởng cách mạng
- Tháng 3: Tuổi trẻ với tình bạn, tình yêu
- Tháng 4: Nghề nghiệp của tôi trong tương lai
10


- Tháng 5: Thơ, nhạc về Bác
Với mỗi chủ đề, các tổ được trình bày cả tổ hoặc cá nhân bằng các hình
thức sau:
- Hát, múa, hát múa
- Thơ, kịch
- Diễn thời trang
- Bài tham luận….
Sau khi các em trình bày thì giáo viên chủ nhiệm sẽ là giám khảo công
tâm nhất bầu ra tổ thắng cuộc. Tổ thắng cuộc là tổ trình bày đúng thời gian quy
định, có sự chuẩn bị chu đáo, nội dung sâu sắc, ý nghĩa, sáng tạo, đúng chủ đề.
Tổ này sẽ được trao quà ở tuần cuối của tháng. Làm như vậy các em rất phấn
khởi, là cơ hội để phát hiện ra năng khiếu của các em, khơi dậy tinh thần tập thể
đoàn kết, các em trình bày và các bạn còn lại cổ vũ nhiệt tình.
Hai là: Tổ chức sinh nhật cho các bạn có sinh nhật trong tháng
Mỗi tháng sẽ tiến hành tổ chức sinh nhật một lần vào tiết sinh hoạt thứ 7
của tuần thứ 2 trong tháng. Trước đó, lớp trưởng, lớp phó đời sống sẽ tiến hành:
đặt bánh sinh nhật chung cho cả nhóm, chuẩn bị thăm và chuẩn bị các món quà.
Lớp trưởng là người chủ trì, các bước tiến hành như sau:
- Cả lớp hát chúc mừng sinh nhật
- Các bạn có sinh nhật trong tháng sẽ cùng thổi nến, cầu nguyện và cắt
bánh
- Trao quà: phần này các em được bốc thăm, các phần quà cũng rất đặc
biệt và bất ngờ. Các món quà không nặng giá trị vật chất, chủ yếu mang lại giá

trị tinh thần. Có thể: cặp tóc, quyển sách, quyển vở, bút hoặc lời chúc ý nghĩa
nhất…
- Các bạn hát, đọc thơ chúc mừng sinh nhật.
Tôi thấy làm như vậy rất ý nghĩa. Sau này khi ra trường ắt hẳn các em sẽ
nhớ những phút giây hạnh phúc này. Một không khí vui tươi, phấn khởi, rạng rỡ
trên khuôn mặt các em là điều tôi đã nhận thấy.
Ba là: Tổ chức trò chơi “Đi tìm tri thức, kĩ năng sống”
Nội dung này được tổ chức vào tiết sinh hoạt của tuần thứ 3 trong tháng.
Ở lần đầu tiên (tuần thứ 3 của tháng 9), tôi sẽ cùng lớp trưởng, bí thư biên soạn
câu hỏi, hướng dẫn các em các bước thực hiện. Đến các tháng tiếp theo, lớp
trưởng, bí thư sẽ biên soạn, sau đó tôi sẽ duyệt, sửa chữa, bổ sung cho các em
trước khi các em tiến hành. Lớp trưởng là người dẫn chương trình, 4 tổ sẽ là 4
đội thi. Cuối cùng sẽ tìm ra đội thắng cuộc và trao quà vào tuần thứ 4 của tháng.
Các bước tổ chức trò chơi như sau:
Phần 1: Trả lời nhanh
Ở phần này sẽ có 10 câu hỏi trắc nghiệm ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Sau

11


khi lớp trưởng đọc từng câu hỏi, tổ nào có người dơ tay trước được trả lời. Nếu
trả lời sai tổ khác có quyền trả lời. Sau khi xong 10 câu hỏi, tổ nào trả lời đúng
nhiều nhất sẽ là tổ thắng cuộc ở phần này. Các câu hỏi có thể như sau:
Ví dụ 1: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành lập ngày, tháng,
năm nào?
Đáp án: 26/3/1931
Ví dụ 2: Hoàn thành câu tục ngữ: “Khéo ăn thì no, khéo…thì ấm”?
Đáp án: co
Phần 2: Ứng xử
Phần này mỗi tổ sẽ cử ra 4 bạn (4 bạn này đã trả lời ở tháng trước thì

tháng sau sẽ là bạn khác, cơ hội cho tất cả các bạn được tham gia). Bốn bạn sẽ
lên bảng cùng người dẫn chương trình bốc thăm thứ tự trả lời; sau khi người dẫn
chương trình đọc câu hỏi, các bạn sẽ lần lượt theo thứ tự bốc thăm trả lời. Thời
gian cho mỗi câu trả lời không quá 1 phút. Giám khảo là giáo viên chủ nhiệm.
Bạn nào trả lời hay, ý nghĩa, sâu sắc và súc tích nhất là người thắng cuộc. Các
câu hỏi có thể như sau:
Ví dụ 3: Bố mẹ muốn bạn học khối A để có thể thi đỗ vào nhiều trường
Đại học. Bạn lại muốn học khối D. Bạn sẽ làm gì để thuyết phục bố mẹ?
Ví dụ 4: Sau giờ giải lao, bước vào lớp, bạn tình cờ phát hiện có lá thư
trong cuốn sách của bạn. Bạn đọc thấy nội dung bức thư nói rằng người ấy rất
mến và yêu bạn. Bạn sẽ làm gì trong tình huống đó?
Sau 2 phần thi người dẫn chương trình và giáo viên chủ nhiệm sẽ thống
nhất, công bố kết quả đội thắng cuộc và đội thắng cuộc sẽ được trao quà trong
tiết sinh hoạt cuối cùng của tháng.
Bốn là: Trao quà, góc hài hước, tâm sự
Đây là tuần tổng kết toàn bộ các hoạt động trong tháng. Tiến hành trao
quà cho các mục sau:
- Cá nhân xuất sắc của tháng: 3 bạn xuất sắc nhất
- Tổ thi đua xuất sắc
- Tổ nhất trong các cuộc thi: Sinh hoạt theo chủ đề ở tuần 1 và tổ chức trò
chơi ở tuần 3.
Phần thưởng được trích từ nguồn quỹ lớp (sau khi đã thống nhất với phụ
huynh trong buổi họp phụ huynh đầu năm). Vì phần quà hầu như là trao cho tổ
nên lớp phó đời sống sẽ chuẩn bị từ trước món quà mà các bạn đều sử dụng
được.
Tiếp theo là góc hài hước, tâm sự. Phần này giáo viên chủ nhiệm sẽ tham
gia cùng các em. Các em thoải mái trình bày mắc liên quan đến học tập, tình
cảm … Để không tạo nên khoảng cách, tôi chính là người cởi mở, tâm sự trước.
Tôi nói về bản thân, kể chuyện vui, những câu đố cho các em. Vì vậy, các em
cũng không ngại ngần bày tỏ tâm sự: chuyện gia đình, bạn bè…để cô trò cùng

nhau giải quyết.
Trong quá trình tâm sự, giải đố có những lúc lúng túng, ngỡ ngàng, ngạc
12


nhiên và có lúc lại vỡ òa trong cảm xúc vui tươi, hồn nhiên giữa cô và trò, giữa
trò với trò để thấu hiểu, cảm thông, để không còn ai bị bỏ lại phía sau là điều mà
tôi và tập thể 11E35 đã làm.
2.3.3. Thiết kế giáo án
Do khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm có hạn nên tôi chỉ trình bày một
thiết kế giáo án sinh hoạt lớp theo hướng tổ chức trò chơi: Đi tìm tri thức, kĩ
năng sống. Đó là giáo án của tiết sinh hoạt lớp tuần thứ 3 trong tháng 9.
Ngày soạn: 22/9/2019
Ngày thực hiện: 26/9/2019
GIÁO ÁN SINH HOẠT LỚP TUẦN 3 – THÁNG 9
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Sơ kết quá trình học tập và hoạt động trong tuần
- Rút ra ưu, nhược điểm của học sinh để có biện pháp giải quyết
- Nắm được kế hoạch của nhà trường, kế hoạch của lớp để có hướng hoạt
động cụ thể
- Học sinh giao lưu, tìm tòi kiến thức.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phát biểu trước tập thể, tính kiên trì, tự giác
- Biết điều khiển, tổ chức sinh hoạt tập thể
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực làm việc nhóm
- Năng lực sáng tạo, tự chủ
- Năng lực giải quyết vấn đề

4. Thái độ
- Có tinh thần tự giác, ý thức kỉ luật cao
- Có thái độ tích cực, nghiêm túc, ý thức vươn lên
- Hoạt động sôi nổi, năng động
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên
- Sổ chủ nhiệm, giáo án sinh hoạt lớp
- Lên kế hoạch sinh hoạt lớp
- Hướng dẫn cán bộ lớp xây dựng các bước tiến hành, nội dung sinh hoạt
lớp
- Nhận xét, đánh giá hoạt động trong tuần
- Nội dung, kế hoạch tuần tới
2. Học sinh
13


- Ban cán sự lớp chuẩn bị nội dung báo cáo tình hình hoạt động trong
tuần, kế hoạch tuần tiếp theo.
- Ban cán sự lớp, các thành viên chuẩn bị các hoạt động đã được phân
công cho mục: Tổ chức hoạt động tập thể
III. Nội dung hoạt động
1.Ổn định lớp
2. Tiến hành
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Nội dung

Hoạt động của GV

Hát tập thể một bài hát về quê
hương, đất nước, Bác Hồ, thầy cô,

mái trường.

Hoạt động của HS
- Quản ca bắt hát
- Cả lớp hát

Hoạt động 2: Tổng kết, đánh giá hoạt động trong tuần (10 phút)
Nội dung
- Bước 1: Các tổ trưởng báo cáo
tình hình của tổ
+ Tổ 1:
+ Tổ 2:
+ Tổ 3:
+ Tổ 4:
- Bước 2: Các lớp phó báo cáo
+ Lớp phó học tập:
+ Lớp phó đời sống:
+ Lớp phó lao động:
- Bước 3: Học sinh phát biểu

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Quan sát, theo dõi, - Lớp trưởng điều
ghi chép các tổ hành
trưởng báo cáo
- Các tổ trưởng báo
cáo


- Lắng nghe, ghi - Các lớp phó báo cáo
chép để nhận xét

- Lắng nghe

- Học sinh đạt thành
tích xuất sắc tiêu biểu
trong tuần phát biểu
- Học sinh vi phạm
nói lên biện pháp
khắc phục, sửa chữa
- Lớp trưởng báo cáo
- Bước 4: Lớp trưởng tổng kết
- Các thành viên phát
ưu, nhược điểm của lớp, thành - Lắng nghe, ghi biểu ý kiến
tích của lớp trong tuần. Bầu ra chép
tổ xuất sắc tiêu biểu trong tuần.

14


Hoạt động 3: Xây dựng kế hoạch tuần tiếp theo (5 phút)
Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Lớp trưởng đưa ra kế hoạch, - Lắng nghe, ghi - Lớp trưởng điều
mục tiêu của lớp trong tuần tiếp nhận

hành
theo:
- Cán bộ lớp có liên
+ Mục tiêu xếp tốp 5 toàn trường.
quan trình bày
+ Học tập chuẩn bị khảo sát kiến
- Thành viên khác
thức các môn thi THPT quốc gia.
lắng nghe, góp ý
+ Kế hoạch thi đua chào mừng
ngày phụ nữ Việt Nam 20/10.
- Bí thư đoàn triển khai kế hoạch
của Đoàn:
+ Kế hoạch thi viết thơ, nhạc về
“Thầy cô và mái trường”
+ Kế hoạch trang trí bản tin.
- Lớp phó học tập thông báo thay
đổi thời khóa biểu và lịch khảo
sát kiến thức.
Hoạt động 4: Giáo viên chủ nhiệm nhận xét, đánh giá và triển khai kế
hoạch của nhà trường (5 phút)
Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Những mặt đã làm được:
- Giáo viên triển - Học sinh lắng nghe,
khai

phát biểu ý kiến
+ Ổn định sĩ số, nề nếp
+ Xếp thứ 6 toàn trường
+ Nhiều bạn đạt điểm 9, 10:
Quỳnh Anh, Hà Anh, Châm, Tú,
Bách…
+ Một số bạn chưa tích cực trong
tuần trước đã có nhiều tiến bộ:
An, Sơn.
- Hạn chế:
+ Môn toán chưa nhiều điểm tốt.
+ Tình trạng nói chuyện riêng
trong giờ học vẫn còn: Nhóm bàn
cuối của tổ 3: Hà b, Diệu, Hoa.
Nếu không sửa đổi thì sẽ có hình
thức kỉ luật trong tuần sau.
+ Tình trạng đi học muộn vẫn
15


còn: An.
- Kế hoạch tuần tiếp theo:
+ Học tập đạt nhiều điểm 9, 10
chào mừng ngày Phụ nữ Việt
Nam 20.10 và tiến tới đợt thi đua
chào mừng ngày nhà giáo Việt
Nam 20.11.
- Ôn bài, chuẩn khảo sát kiến thức
các môn thi THPT quốc gia.
- Sáng tác thơ, nhạc nộp cho

Đoàn trường trong cuộc thi
“Thầy cô và mái trường”.
- Xếp tốp 5 toàn trường về nề nếp
và học tập.
Hoạt động 5: Tổ chức hoạt động tập thể (20 phút)
Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Tổ chức trò chơi: “Đi tìm tri - Lắng nghe, góp ý, - Lớp trưởng điều
thức, kĩ năng sống”.
giám khảo.
hành
Phần 1: Trả lời nhanh (10 câu
- Cả lớp tham gia thi
hỏi)
theo 4 tổ, theo dõi, trả
lời câu hỏi.
Thể lệ: Lớp trưởng (người dẫn
chương trình) đọc câu hỏi,
thành viên tổ nào dơ tay trước
được trả lời, trả lời sai thành
viên tổ khác trả lời. Sau 10 câu
hỏi tổ nào trả lời đúng nhiều
nhất sẽ giành chiến thắng ở
phần này.
Câu hỏi 1: Con sông lớn nhất
miền bắc là sông nào?

Đáp án: Sông Hồng
Câu hỏi 2: Bây giờ anh hơn em 5
tuổi, hỏi sau mấy năm nữa thì tuổi
anh bằng tuổi em?
Đáp án: không bao giờ
Câu hỏi 3: Đàn Piano còn có tên
khác là gì?
Đáp án: Dương cầm
Câu hỏi 4: Ngày 19/5/2020 là kỉ
niệm bao nhiêu năm ngày sinh
16


Bác Hồ?
Đáp án: 130 năm
Câu hỏi 5: Một năm có mấy
tháng có 31 ngày?
Đáp án: 7 tháng
Câu hỏi 6: “Truyện Kiều” có tất
cả bao nhiêu câu thơ lục bát?
Đáp án: 3254 câu
Câu hỏi 7: Trong khi ô tô đang
chạy bánh xe nào không quay?
Đáp án: Bánh xe dự phòng
Câu hỏi 8: Nếu ngày thứ 2 đầu
tiên của tháng là mùng 5 thì ngày
thứ 2 cuối cùng của tháng là ngày
bao nhiêu?
Đáp án: 26
Câu hỏi 9: Tác giả “Chinh phụ

ngâm” là ai?
Đáp án: Đặng Trần Côn – Đoàn
Thị Điểm
Câu hỏi 10: Đi trước 2 con vịt là
1 con vịt. Đi sau 2 con vịt là 1 con
vịt. Đi giữa 2 con vịt là 1 con vịt.
Hỏi tất cả có mấy con vịt ?
Đáp án: 3 con
Phần 2 : Ứng xử
Thể lệ: Mỗi tổ cử 1 bạn, 4 tổ sẽ
có 4 bạn lên bốc thăm thứ tự trả - Giám khảo
lời. Thời gian cho mỗi câu trả
lời không quá 1 phút.
Câu hỏi ứng xử: Bạn đi học
thêm vào buổi tối thì bị 2 thanh
niên chặn lại đòi cướp xe. Bạn sẽ
làm gì trong tình huống đó:
chống trả quyết liệt, kêu cứu hay
giao xe cho bọn chúng rồi xin
chúng tha cho về ? Giải thích cho
quyết định của bạn ?
- Sau khi 4 bạn đại diện 4 tổ trả
lời, giáo viên và lớp trưởng sẽ
thống nhất kết quả 2 phần thi,

- Lớp trưởng dẫn
chương trình
- Đại diện các tổ tham
gia
- Các thành viên khác

theo dõi.

17


công bố đội thắng cuộc. Đội
thắng cuộc sẽ được trao quà trong
tiết sinh hoạt tuần 4 của tháng.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Cơ sở kiểm nghiệm
Kết quả điều tra cuối năm học 2019 – 2020 (sau khi đã thực hiện các giải
pháp) thu được như sau :
Bảng 4
Lớp

Sĩ số

Cảm nhận về tiết sinh hoạt lớp ở lớp 11E35
Rất thích

11E35

43

Thích

Không thích

Số lượng


%

Số lượng

%

Số
lượng

%

31

72,1

12

27,9

0

0

Bảng 5
Lớp

Sĩ số

Các em có muốn thay đổi cách thức sinh hoạt cuối
tuần nữa hay không?



11E35

43

Không

Số lượng

%

Số lượng

%

5

11,6

38

88,4

Bảng 6
Bảng xếp loại hạnh kiểm lớp 11E35
Lớp

Sĩ số


11E35

43

Hạnh kiểm
Tốt

%

Khá

%

TB

%

Yếu

%

42

97,7

01

2,3

0


0

0

0

- So sánh bảng 1 và bảng 4 cho thấy : Số học sinh chuyển từ rất thích là 0
lên 31 học sinh, tăng 72,1% ; số học sinh không thích từ 29 học sinh xuống 0,
giảm 67,4%.
- So sánh bảng 2 và bảng 5 cho thấy : Từ chỗ 43 học sinh = 100% đều có
nhu cầu thay đổi cách thức sinh hoạt lớp đến cuối năm chỉ còn 5 học sinh =
11,6% và có tới 38 học sinh = 88,4% không muốn thay đổi.
- So sánh bảng 3 và bảng 6 cho thấy : Hạnh kiểm của lớp 10E35 đến lớp
11E35 có sự chuyển biến rõ rệt. Từ chỗ 05 học sinh xếp loại khá (11,6%) ở lớp

18


10 xuống còn 01 học sinh xếp loại khá (2,3%) ở lớp 11 ; không có học sinh xếp
loại hạnh kiểm trung bình, yếu.
2.4.2. Kết quả kiểm nghiệm
Sau một năm học thực hiện các giải pháp đổi mới tiết sinh hoạt cuối tuần
bằng mô hình “Tiết học hạnh phúc”, qua những kết quả tổng hợp ở trên cho thấy
đã đạt được những kết quả như sau:
- Các em hào hứng, thích thú đối với tiết sinh hoạt lớp, tiết sinh hoạt lớp
không còn là một tiết học đơn thuần là đánh giá, nhận xét kết quả học học tập,
rèn luyện trong tuần mà trở thành một “Tiết học hạnh phúc”.
- Làm chuyển biến tư tưởng, đạo đức, ý thức của học sinh. Mặc dù không
đao to búa lớn, không dùng những hình phạt khắt khe, nặng nề nhưng những giải

pháp đã áp dụng đã phát huy được hiệu quả trong việc “cảm hóa”, là động lực
làm thay đổi ý thức theo hướng tích cực ở các em.
- Tiết sinh hoạt lớp diễn ra sôi nổi, các em có môi trường để trải nghiệm,
hoàn thiện, phát triển các kĩ năng giao tiếp ứng xử, kĩ năng sống, năng lực tư
duy.
- Qua việc tổ chức các hoạt động tập thể các em trưởng thành hơn, góp
phần định hướng nghề nghiệp cho tương lai, nâng cao ý thức trách nhiệm đối
với bản thân, gia đình, xã hội, tránh xa các tệ nạn xã hội.
- Tiết sinh hoạt lớp với những trò chơi, sinh hoạt chủ đề, tổ chức sinh
nhật, trao quà...trở thành những kỉ niệm đẹp của tuổi học trò.
- Mối quan hệ giữa cô và trò, trò với trò được siết chặt, đồng cảm, thấu
hiểu, tôn trọng, tạo nên một tập thể lớp đoàn kết và vững mạnh.
- Góp phần nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Với những giải pháp mà tôi đã áp dụng trong tiết sinh hoạt cuối tuần ở lớp
11E35, trường THPT Triệu Sơn 3, tôi nhận thấy đã mang lại những hiệu quả rõ
rệt. Đa số học sinh lớp tôi chủ nhiệm có những chuyển biến tích cực về ý thức,
đạo đức, lối sống, nhiều em đã có những kĩ năng sống tốt hơn, kết quả học tập
và rèn luyện của các em được cải thiện, các em ý thức được trách nhiệm của
mình với bản thân, gia đình và xã hội.
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm,
chia sẻ và đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm có thể áp dụng đề tài vào tiết sinh hoạt
của lớp mình để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
3.2. Kiến nghị
Với giáo viên: không ngừng học hỏi nâng cao chất lượng chuyên môn
nghiệp vụ, đổi mới các giải pháp giáo dục theo hướng tích cực, tiến bộ. Với giáo
viên chủ nhiệm: dành nhiều thời gian, có sự đầu tư hơn nữa cho tiết sinh hoạt
lớp để nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm.


19


Đối với Đoàn trường và Nhà trường: Có sự quan tâm nhiều hơn nữa đến
các tiết sinh hoạt lớp, tạo điều kiện tối đa để các em được tham gia các hoạt
động trải nghiệm, kĩ năng sống, VHVN – TDTT nhằm nâng cao hiệu quả giáo
dục, kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 01 tháng 07 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Mai Thị Bình

20



×