Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên mẫu giáo trường mầm non hoằng anh tổ chức thực hiện tốt các hoạt động phát triển kỹ năng vận động nhằm nâng cao thể lực sức khoẻ cho trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.85 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN MẪU GIÁO
TRƯỜNG MẦM NON HOẰNG ANH TỔ CHỨC THỰC HIỆN
TỐT CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG
NHẰM NÂNG CAO THỂ LỰC SỨC KHỎE CHO TRẺ

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thúy
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hoằng Anh
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

THANH HOÁ NĂM 2020


MỤC LỤC
Tên đề mục
1. MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dung sáng kiến kinh nghiệm


2.3. Các giải pháp đã sử dụng khi giải quyết vấn đề:
2.3.1. Lập kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kỹ năng
vận động cho trẻ trong trường mầm non
2.3.2. Xây dựng môi trường vận động trong và ngoài lớp, bổ sung đồ
chơi vận động hợp lý khuyến khích trẻ phát triển kỹ năng vận động phù
hợp và tích cực
2.3.3. Đổi mới phương pháp, tăng cường giáo dục phát triển vận động
cho trẻ
2.3.4. Trẻ làm trung tâm để thực hiện giáo dục phát triển vận động cho
trẻ
2.3.5 . Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn trẻ trẻ kỹ năng vận động bằng các
nguyên vật liệu thiên nhiên dễ tìm, dễ kiếm ở địa phương
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận
3. 2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:

Trang
1
1
2
2
2

2
2
3
6
6
8
10
11
12
14
16
16
16


Như chúng ta đã biết: Trẻ mầm non là độ tuổi quan trọng đối với trẻ cả về
phát triển thể chất và trí tuệ. Trong đó, mục tiêu phát triển thể chất cho trẻ mầm
non chủ yếu là tăng cường sức khỏe, hình thành thói quen vận động và định hình
tính cách. Giáo dục phát triển vận động là một nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh
vực phát triển thể chất cho trẻ. Giáo dục phát triển vận động nhằm nhằm rèn
luyện phát triển thể lực, tăng cường khả năng vận động ở trẻ, ngoài ra trẻ còn
học được tính trung thực, tính tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, lòng dũng cảm
tự tin và khả năng sáng tạo. Qua các hoạt động vận động cơ bản như: Đi, chạy,
nhẩy, tung, bắt, ném, bò, trườn, trèo.. Các trò chơi vận động của trẻ được các cô
giáo quan tâm phát triển các kỹ năng thông qua vận động tinh, vận động thô một
cách hài hòa. Dưới tác động của giáo dục, về mặt thể chất các hoạt động phát
triển vận động góp phần tăng cường bảo vệ sức khỏe, phát triển trí tuệ cho trẻ.
Theo quan điểm sư phạm tích hợp các quá trình giáo dục được tổ chức, xâm
nhập, đan xen vào nhau tạo thành một thể thống nhất, tác động đồng bộ đến các
mặt phát triển của trẻ thành một chỉnh thể toàn vẹn. Trong đó nội dung chăm

sóc, sức khỏe, nuôi dưỡng – giáo dục và bảo vệ trẻ được kết hợp một cách chặt
chẽ, nhờ đó hiệu quả giáo dục được nâng lên, góp phần phát triển toàn diện về
các lĩnh vực.
Hiện nay giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non nói chung và trẻ
mẫu giáo nói riêng là một trong hai nội dung trọng tâm của giáo dục phát triển
thể chất cho trẻ mầm non. Trong giáo dục phát triển vận động có 3 nội dung đó
là: Tập vận động các nhóm cơ và hệ hô hấp, tập vận động cơ bản, các cử động
bàn tay, ngón tay và tập làm một số việc đơn giản tự phục vụ, nhằm giúp trẻ
khỏe mạnh và có kỹ năng vận động trong sinh hoạt hằng ngày.
Bên cạnh đó giáo dục phát triển vận động giúp hình thành và rèn luyện
các kỹ năng vận động (đi, chạy, nhảy…), đồng thời phát triển các tố chất vận
động như nhanh, mạnh, khéo léo, bền bỉ… Thực hiện được các vận động cơ bản
một cách vững vàng, đúng tư thế. Có khả năng phối hợp các giác quan và vận
động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian. Có kĩ năng trong
một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay. Nói một cách khái quát, phát triển
kỹ năng vận động góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non.
Hiện nay thực trạng cho thấy giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong
các trường mầm non sự vận dụng giữa các nội dung còn chênh lệch. Trong 3 nội
dung hầu như giáo viên chỉ để ý đến dạy nội dung tập bài tập cơ bản, tập vận
động các nhóm cơ hệ hô hấp còn nội dung các cử động bàn tay, ngón tay và tập
làm một số việc đơn giản tự phục vụ hầu như chưa được các cô quan tâm mà có
quan tâm thì cũng quá sơ sài và chưa chú trọng. Chính vì vậy trong những năm
gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục phát
triển vận động cho trẻ trong trường mầm non để giúp trẻ phát triển toàn diện về
thể lực.
3


Vậy muốn trẻ phát triển toàn diện về thể lực thì ngay từ đầu năm học phải
chỉ đạo mức dinh dưỡng tốt, phát triển vận động cần phải bao quát tốt đủ cả 3

nội dung trên và thực hiện tốt chuyên đề vận động “Nâng cao chất lượng giáo
dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” nên tôi chọn đề tài:
“Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên mẫu giáo trường mầm non Hoằng Anh tổ
chức thực hiện tốt các hoạt động phát triển kỹ năng vận động nhằm nâng cao
thể lực sức khỏe cho trẻ" để góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục
và đào tạo nói chung và nhà trường nơi tôi công tác nói riêng.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm thực hiện việc chỉ đạo giáo viên mẫu giáo tổ chức thực hiện tốt các
hoạt động phát triển kỷ năng vận động nhằm nâng cao thể lực sức khỏe cho trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên mẫu giáo trường mầm non Hoằng Anh
tổ chức thực hiện tốt các hoạt động phát triển kỹ năng vận động nhằm nâng cao
thể lực sức khỏe cho trẻ.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Nắm tình hình
của từng lớp về cơ sở vật chất, giáo viên và trẻ.
- Phương pháp thực hành: Thực hành trực tiếp tại các nhóm, lớp. Thực
hành qua các đợt kiểm tra chuyên đề, các đợt phát động thi đua.
- Phương pháp thống kê toán học: Thống kê kết quả thực hiện từng bài tập,
từng nội dung để so sánh, đối chứng.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Có thể nói: Việc xây dựng kỹ năng vận động cho trẻ không gì hơn là cho
trẻ cơ hội để trải nghiệm, thích nghi và hướng dẫn cho trẻ cách tự thể hiện mình.
Giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo là vấn đề đang được chú trọng,
nhằm cũng cố, tăng cường sức khỏe, phát triển cân đối hài hòa về hình thái và
chức năng của cơ thể, rèn luyện tư thế vận động cơ bản, và có kỹ năng vận động
trong các hoạt động hàng ngày. Dạy kỹ năng vận động tốt cho trẻ mầm non nói
chung trẻ mẫu giáo nói riêng phải đầy đủ cả 3 nội dung đó là:

Động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp: Thực hiện với các bài thể dục
sáng và bài tập phát triển chung gồm các động tác thở, động tác tay - vai, động
tác lưng - bụng - lườn và động tác chân.
Tập luyện vận động cơ bản và tố chất vận động: Thực hiện với các bài tập
đi và chạy; bài tập bò, trườn, trèo; bài tập tung, ném, bắt và các bài tập bật nhảy.
Tập các các cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp mắt - tay và sử dụng một
số đồ dùng, dụng cụ bao gồm các cử động, vận động co duỗi, nắm, mở các ngón
4


tay, bàn tay, các cử động thao tác tay đòi hỏi sự chính xác có sự phối hợp của
mắt như xếp chồng các vật hoặc xâu luồn dây qua các lỗ nhỏ hay đan tết các sợi
dây, hoặc cầm bút tô vẽ... Cả 3 nội dung đều bổ trợ cho nhau nhằm nâng cao thể
lực sức khỏe cho trẻ, giúp trẻ phát triển các kỷ năng vận động, đồng thời giúp trẻ
có một sức khỏe tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa và phát triển ngôn ngữ và
phát triển nhận thức. Trong quá trình tham gia hoạt động vận động trẻ còn phát
triển thêm về mặt tình cảm – xã hội cũng như thẩm mĩ. Hoạt động vận động làm
thỏa mãn nhu cầu vận động của trẻ tạo cho trẻ tinh thần thoải mái, vui vẻ giúp
phát triển mối quan hệ giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ.
Tuy nhiên để làm được điều này phải tốn rất nhiều thời gian để giúp trẻ
phát triển kỷ năng vận động một cách linh hoạt và có hiệu quả ở trường mầm
non. Trong quá trình chỉ đạo giáo viên mẫu giáo trường mầm non Hoằng Anh tổ
chức thực hiện các hoạt động phát triển kỹ năng vận động nhằm nâng cao thể
lực sức khỏe cho trẻ, nhằm giúp giáo trẻ khỏe mạnh, phát triển thể lực và có kỹ
năng vận động trong sinh hoạt hằng ngày có những thuận lợi và khó khăn sau:
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
*Thuận lợi:
Trường Mầm non Hoằng Anh là một trường thuộc xã Long Anh, thành phố
Thanh Hóa. Trường nằm ngay trung tâm của xã, rất thuận tiện cho việc phụ huynh
đưa đón trẻ đến trường. Trường chỉ có một điểm trường với tổng số 09 nhóm, lớp,

có đầy đủ các điều kiện để phục vụ cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ, 100% các
lớp được nối mạng Intenet nên đã vận dụng khai thác các phần mềm và công nghệ
thông tin vào giảng dạy đạt hiệu quả cao. Là trường mầm non được công nhận
chuẩn Quốc gia mức độ 2, đạt chuẩn chất lượng cấp độ 3.
Nhà trường có khuôn viên đẹp, thoáng mát, cơ sở vật chất tương đối đầy
đủ đảm bảo cho giáo viên và học sinh thực hiện các hoạt động phát triển kỹ năng
vận động.
Có khu vui chơi vận động riêng cho trẻ, có từ 10 loại đồ chơi ngoài trời
theo đúng quy định trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
Trường có đội ngũ giáo viên ổn định, nắm vững các phương pháp chăm
sóc, giáo dục trẻ, có tinh thần trách nhiệm.
*Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi nhà trường vẫn còn những khó khăn nhất định:
Một số giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế các trò
chơi, làm các đồ dùng, để tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển kỹ năng
vận động nhằm nâng cao thể lực sức khỏe cho trẻ.
Việc triển khai nội dung phát triển kỹ năng vận động cho trẻ trong nhà
trường chưa hoàn toàn đồng bộ.

5


Nhà trường chưa nhiều kinh phí để đầu tư dầy đủ các trang thiết bị đồ
dùng, đồ chơi hiện đại cho cô và trẻ tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển
kỷ năng vận động một cách thuận tiện.
Các tiết dạy kỹ năng vận động cho trẻ như tập các các cử động bàn tay,
ngón tay, phối hợp mắt - tay và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ bao gồm các
cử động, vận động co duỗi, nắm, mở các ngón tay, bàn tay, các cử động thao tác
tay đòi hỏi sự chính xác có sự phối hợp của mắt như xếp chồng các vật hoặc xâu
luồn dây qua các lỗ nhỏ hay đan tết các sợi dây đan tết, chưa được trú trọng

hoặc có thì tiết dạy còn đơn điệu, nhàm chán, mang nặng tính hình thức. Chính
vì thế mà ngay từ năm học tôi đã khảo sát, đánh giá giáo viên, đánh giá trên trẻ
và đã thu được kết quả như sau:
Bảng khảo sát giáo viên, trẻ mẫu giáo đầu năm học
(Tháng 11/2019)
I. GIÁO VIÊN

Nội dung khảo sát

1. Sưu tầm, lựa chọn các trò chơi vận động
hợp với hoạt động rèn luyện kỹ năng vận
động.
2. Tận dụng tối đa điều kiện sẵn có ở sân
trường để cho trẻ thực hiện nhiều lần vận
động khác nhau.
3. Sử dụng yếu tố chơi
4. Sử dụng yếu tố thi đua
5. Động viên khích lệ kịp thời
6. Tạo cho trẻ sự thoải mái rèn luyện kỷ
năng vận động các nhóm cơ hô hấp.
7. Tạo cho trẻ quyền tự quyết định khu vực
rèn luyện kỷ năng VĐCB mà trẻ thích.
8. Tạo cho trẻ sự khéo léo rèn luyện kỷ
năng VĐ cử động bàn tay, ngón tay.
9. Bổ sung kinh nghiệm vận động cho trẻ
10. Mô phỏng bài tập vận động
11. Nhận xét đánh giá khoa học

Tổng
số giáo

viên
khảo
sát

Mức độ sử dụng
Thường
Chưa thường
xuyên
xuyên
Tỷ lệ
Tỷ lệ
TS
TS
%
%

10

6

60

4

40

10

5


50

5

50

10
10
10

6
9
9

60
90
90

4
1
1

40
10
10

10

5


50

5

50

10

4

40

6

60

10

4

40

6

60

10
10
10


4
6
8

40
60
80

6
4
2

60
40
20

II. HỌC SINH:

6


1. Tập vận động các nhóm cơ và hệ hô hấp:
- Các động tác hô hấp.
250
- Động tác phát triển cơ tay.
250
- Động tác lưng bụng
250
- Tập vận động các nhóm cơ và hệ hô
250

hấp.
- Động tác chân
250
2. Tập các vận động cơ bản
- Đi, chạy, giữ thăng bằng.
250
- Bật, nhảy.
250
- Tung, ném, bắt.
250
- Bò, trườn, trèo.
250
3. Các cử động bàn tay, ngón tay
- Vo, Xoắn, xoáy, vặn, búng ngón tay,
250
vẽ, véo, miết, gắn, nối...
- Đan tết, luồn, thắt buộc dây.
250
Lắp ráp.
250
- Sử dụng bút
250
- Sử dụng kéo thủ công
250

158
157
152

63,2

62,8
60,8

92
93
98

36.8
37,2
39,2

160

64

90

36

167

66,8

83

33,2

150
147
143

160

60
58,8
57,2
64,0

100
103
107
90

40
41,2
42,8
35,0

139

55,6

111

44,4

133
160
150
154


53,2
60,0
60,0
61,6

117
105
100
96

46,8
40,0
40,0
38,4

Qua bảng khảo sát trên chứng tỏ cho ta thấy hầu hết các giáo viên trong
nhà trường đã sử dụng đầy đủ các biện pháp đưa ra, có một số biện phát được sử
dụng thường xuyên hơn, liên tục như sử dụng yếu tố thi đua, động viên khích lệ
trẻ kịp thời, nhận xét đánh giá trẻ trong quá trình thực hiện các kỹ năng vận
động, được nhiều giáo viên lựa chọn hơn. Bên cạnh đó còn có một số biện pháp
ít được giáo viên lựa chọn như sưu tầm, lựa chọn các trò chơi vận động hợp với hoạt
động rèn luyện kỹ năng vận động, tận dụng tối đa điều kiện sẵn có ở sân trường để cho
trẻ thực hiện nhiều lần vận động khác nhau, tạo cho trẻ sự thoải mái rèn luyện kỷ năng
vận động các nhóm cơ hô hấp. Phần đa giáo viên nắm được những nội dung cơ
bản về dạy trẻ kỹ năng vận động và việc lồng ghép tích hợp dạy kỹ năng vận
động cho trẻ trong các hoạt động khác nhưng chưa được thường xuyên và có kỹ
năng vận động nhưng phát triển kỷ năng vận động ở 3 nhóm chưa thực sự chưa
đồng bộ. Số trẻ vận động các nhóm cơ và hệ hô hấp có phần cao hơn đó là do trẻ
được giáo viên tổ chức tập thể dục sáng thường xuyên. Tập vận động cơ bản
cũng có để thực hiện nhưng tỷ lệ phần trăm đang còn đạt ở mức trung bình. Các

cử động bàn tay, ngón tay tỷ lệ trẻ đạt còn thấp hơn hẳn. Đứng trước tình trạng
trên bản thân là người chịu trách nhiệm chính của nhà trường tôi đã nghiên cứu,
tìm tòi và tìm ra được một số biện pháp sau.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng:

7


2.3.1. Lập kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kỹ năng vận
động cho trẻ trong trường mầm non
Đầu năm học, bản thân đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo, bồi dưỡng giáo
viên nắm được mục đích, yêu cầu phát triển kỹ năng vận động cho trẻ trong
trường mầm non. Khai thác sâu nội dung phát triển vận động cho trẻ, xây dựng
kế hoạch giáo dục phát triển vận động cho trẻ theo chương trình giáo dục mầm
non. Xây dựng và lựa chọn các bài tập phù hợp với điều kiện cụ thể của từng
lớp, của nhà trường, xây dựng môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, an toàn
cho trẻ vận động.
Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức lấy
trẻ làm trung tâm. Mỗi giáo viên phải tích cực sáng tạo trong việc lồng ghép vận
dụng các phương pháp, biện pháp cho trẻ phù hợp với từng chủ đề, lựa chọn nội
dung dung của tiết dạy phù hợp với từng chủ đề, kết hợp việc tổ chức các hoạt
động học tập, vui chơi với các hoạt động ngoại khóa cho trẻ.
Sắp xếp thiết bị, đồ chơi ở các góc chơi trong lớp phải đảm bảo an toàn,
dễ nhìn, dễ lấy. Các khu vực hoạt động bố trí phù hợp, linh hoạt tạo điều kiện
cho trẻ tự lựa chọn và sử dụng thiết bị đồ dùng, đồ chơi, tham gia vào các góc
chơi, tận dụng mọi điều kiện phù hợp với vận động của trẻ để tạo điều kiện cho
trẻ được vận dộng mọi lúc, mọi nơi. Khai thác, sử dụng hiệu quả các thiết bị đồ
chơi cho trẻ phát triển vận động. Sắp xếp đồ chơi theo hướng mở và theo từng
lứa tuổi.
Phối hợp cùng với công đoàn, giáo viên, phụ huynh trong việc phát triển

kỹ năng vận động cho trẻ, vận động đóng góp kinh phí xây dựng khu vui chơi
vận động tạo môi trường vận động, đầu tư mua sắm thêm thiết bị, dụng cụ, đồ
chơi cho trẻ vui chơi.
Tổ chức quán triệt các nội dung hướng dẫn thực hiện chuyên đề vận động tới
toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường trong các cuộc họp hội đồng,
sinh hoạt chuyên môn…
(Xem phụ lục 1: Ảnh 3.1.1)
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, thu hút sự quan tâm, đóng góp ủng
hộ nhà trường đầu tư thiết bị, đồ chơi phát triển kỹ năng vận động cho trẻ mầm
non. Hình thành một số thói quen tốt trong ăn uống, vệ sinh cá nhân, giữ gìn sức
khỏe và an toàn, những thói quen vận động cần thiết cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
Lựa chọn các hình thức tuyên truyền như: Tổ chức hoạt động dạy chuyên
đề, hội thi “Bé khỏe – Bé tài năng”, để thu hút phụ huynh tham gia...
(Xem phụ lục 1: Ảnh 3.1.2)
Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục trong trường mầm non tạo môi trường
học tập, sắp xếp các góc chơi hợp lí, phù hợp với độ tuổi. Tạo khoảng không
gian rộng rãi, an toàn cho trẻ tự do vận động. Đầu tư đủ các đồ dùng, dụng cụ
8


cần thiết cho việc phát triển kỹ năng vận động của trẻ ở góc chơi. Bổ sung các
loại đồ chơi tự tạo phong phú về chủng loại, chất liệu đạt chất lượng hỗ trợ phát
triển các nhóm cơ nhỏ cho trẻ, sắp xếp đồ dùng, dụng cụ phát triển vận động cho
trẻ hợp lí hấp dẫn trẻ tham gia vào hoạt động.
Chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động học: Lựa chọn các bài tập thể dục
sáng, bài tập phát triển chung, trò chơi vận động, các vận động cơ bản phù hợp với
nội dung chương trình, thiết kế tổ chức các hoạt động phù hợp với từng chủ đề và
lĩnh vực giáo dục phát triển. Tăng cường đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp
giáo dục, nhằm phát huy tính tích cực của trẻ, hình thành ở trẻ phẩm chất tự tin,
phát triển tố chất kỹ năng nhanh ,mạnh, khéo, bền bỉ trong mọi hoạt động.

Chỉ đạo lồng ghép hoạt động vận động vào thể dục buổi sáng: Các động
tác trong bài tập thể dục phải đảm bảo phát triển được nhóm cơ và hô hấp.
Giờ hoạt động phát triển vận động: Phát triển các vận động cơ bản cho trẻ,
khả năng phối hợp các giác quan và vận động.
Tổ chức các trò chơi tạo mọi cơ hội cho trẻ rèn luyện sự khéo léo của đôi
tay, phối hợp tay - mắt với các thao tác cơ bản: đan, tết, lăn, cuộn, xé, cắt, dán,
đo, đính, cài cúc, thắt, buộc.
Tích hợp nhiều nội dung giáo dục, giúp trẻ phát triển toàn diện: nhận thức
(phân biệt mầu sắc, kích thước, suy luận logic), thẩm mỹ (tạo hình, trang trí sản
phẩm), ngôn ngữ (thảo luận trao đổi, làm quen từ mới), vận động (vận động
tinh), tình cảm và kỹ năng xã hội (đóng vai, giao tiếp, trao đổi, hoạt động
nhóm...).
Giúp trẻ rèn luyện khả năng phối hợp với các thành viên trong nhóm để
tạo ra sản phẩm. Khuyến khích nhiều đối tượng tham gia hoạt động, tạo sản
phẩm: trẻ - trẻ; cô - trẻ; cô - phụ huynh…, ưu tiên sự tham gia hoạt động của trẻ.
Việc dạy trẻ những kỹ năng vận động, hình thành và phát triển các tố chất
vận động phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ, nội dung của chương trình thể dục.
Đội hình đội ngũ, bài tập phát triển chung, bài tập vận động cơ bản và trò chơi
vận động.
Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt hằng
ngày của trẻ, chú trọng rèn luyện cho trẻ thói quen tốt trong ăn uống, ngủ đúng
giờ, giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ gìn sức khỏe và an toàn .
Tổ chức các hoạt động ngoài lớp học: Giáo viên tận dụng khu vui chơi để
vận dụng, tìm tòi, khám phá tạo cho trẻ một sân chơi bằng phẳng, sạch sẽ, an toàn
trẻ có cảm giác học mà như chơi.
Tăng cường cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên: Tổ chức thường xuyên các
cuộc thi giữa các nhóm lớp qua các trò chơi vận động các bài tập mang tính tập
thể. Sắp xếp khoảng không gian an toàn cho trẻ vận động, kích thích hoạt động
tự vận động cho trẻ, quan tâm giáo dục cá biệt đối với trẻ hoặc khuyến khích trẻ
9



tự vận động, tạo tình huống để trẻ có thể ôn luyện các vận động đã được luyện
tập trong tiết học. Tạo điều kiện cho trẻ tự luyện tập những bài tập, trò chơi mà
trẻ yêu thích, việc áp dụng phương pháp giáo dục cá biệt cho trẻ, tập luyện thêm
năng khiếu về thể dục thể thao cho trẻ.
2.3.2. Xây dựng môi trường vận động trong và ngoài lớp,
bổ sung đồ chơi vận động hợp lý khuyến khích trẻ phát
triển kỹ năng vận động phù hợp và tích cực
Môi trường bên ngoài:
Giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo nhằm giúp trẻ khỏe mạnh
và có kỹ năng vận động trong các hoạt động hàng ngày. Trong đó xây dựng môi
trường bên ngoài cho trẻ phát triển vận động chủ yếu là các trò chơi vận động
thô (đi, chạy, bật nhảy, ném, chuyền, tung bắt, leo trèo, bò trườn…), Hoạt động
phát triển vận động cơ bản (vận động thô) là 1 trong 3 nội dung trọng tâm của
giáo dục phát triển vận động được đề cập trong chương trình giáo dục mầm non
các độ tuổi mẫu giáo.
Trước hết tận dụng sân chơi, qui hoạch khu vui chơi cho trẻ tại sân
trường, đảm bảo diện tích cho trẻ hoạt động. Phát huy tính năng sử dụng của các
loại đồ chơi ở sân trường và phòng hoạt động thể chất, sắp xếp các đồ chơi phát
triển vận động cho trẻ, các khu vui chơi đều đảm bảo sạch sẽ, có bóng mát, có
nhiều chủng loại đồ chơi phong phú, đa dạng, tăng cường cho trẻ tiếp xúc với
thiên nhiên. Tổ chức thường xuyên các cuộc thi giữa các nhóm lớp qua các trò chơi
vận động các bài tập mang tính tập thể. Đáp ứng được yêu cầu cho trẻ vận động
ngoài trời theo các độ tuổi. Đặc biệt trường đã cải tạo khu vực vườn phía sau với
các trò chơi phát triển vận động trò chơi leo thang để phát triển các kỹ năng leo
trèo, khéo léo của bản thân, trò chơi đi thang leo, trò chơi đu lốp… tất cả các trò
chơi vận động ngoài trời nhằm kích thích trẻ phát triển vận động một cách khéo
léo góp phần tăng cường bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Điều đặc biệt, tại khu vực vận động này nhà trường thiết kế những góc

thư giãn dưới bóng cây, dưới giàn hoa giấy để khi trẻ chơi mệt trẻ có thể nghỉ
ngơi, giải lao tại chỗ, vừa thuận tiện, vừa phù hợp, mát mẻ và đảm bảo vệ sinh.
Các khu vực khác trên sân cũng được bố trí hợp lý, tăng cường đủ các nội
dung chơi, chú trọng phát triển cả vận động thô và vận động tinh gây hứng thú
và khuyến khích trẻ tham gia để phát triển toàn diện. Các đồ chơi tự tạo cũng
được quan tâm, bố trí xem kẽ với đồ chơi hiện đại để trẻ được luyện tập các kỹ
năng vận động cơ bản: Đi, chạy, nhảy, bò, trườn, trèo, tung, ném….
(Xem phụ lục 2: Ảnh 3.2.1)
Để việc khai thác, sử dụng hiệu quả thiết bị, đồ chơi cho trẻ phát triển vận
động, trường đã bố trí cho các lớp luân chuyển khu vực chơi theo lịch để mọi trẻ
có cơ hội tham gia chơi những đồ chơi khác nhau trong khuôn viên trường.
10


Thường xuyên quan tâm đến đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia vận
động. Đồ dùng, đồ chơi được kiểm tra theo định kì và sửa chữa ngay khi có dấu
hiệu mất an toàn.
Tạo môi trường trong lớp:
Đối với môi trường trong lớp yêu cầu giáo viên phải vận dụng tối đa các
góc để trang trí đẹp về mặt hình thức, Sắp xếp các góc chơi hợp lí, phù hợp với
độ tuổi, tạo khoảng không gian rộng rãi, an toàn cho trẻ tự do vận động. Làm
thêm một số đồ dùng, dụng cụ cần thiết cho việc phát triển vận động của trẻ ở
góc chơi. Bổ sung các loại đồ chơi tự tạo phong phú về chủng loại, chất liệu đạt
chất lượng hỗ trợ phát triển các nhóm cơ nhỏ cho trẻ và sáng tạo về mặt nội
dung (các đồ dùng đồ chơi ở các lớp khác nhau, rất phong phú, đa dạng và có
hiệu quả sử dụng cao trong các hoạt động). Có sự sáng tạo, đa dạng hoá hình
thức tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động. Giáo viên tích cực,
nhiệt tình trong công tác làm đồ dùng đồ chơi, tận dụng nguồn nguyên vật liệu
sẵn có của địa phương và gần gũi với trẻ để tạo nên các đồ chơi phục vụ trong
các tiết học thể chất đạt hiệu quả cao.

Giáo dục cho trẻ phát triển vận động tinh rèn luyện sự khéo léo của đôi
tay, phối hợp tay - mắt với các kỹ năng (nhặt rau, gấp quần áo, vò, lăn, cuộn,
đo, xé, cắt dán, đính, cài cúc, thắt buộc…)
Chú trọng đến đồ chơi tự làm, việc sử dụng vật liệu đa dạng, vật liệu từ
thiên nhiên, sẵn có ở địa phương cũng đã được giáo viên quan tâm hướng dẫn
trẻ tự tạo và làm ra các đồ dùng, đồ chơi mà trẻ thích.
(Xem phụ lục 2: Ảnh 3.2.2)
Khai thác sử dụng vật liệu tự nhiên, sẵn có ở địa phương, an toàn với trẻ.
Tạo mọi cơ hội cho trẻ rèn luyện sự khéo léo của đôi tay, phối hợp tay mắt với các thao tác cơ bản: đan, tết, lăn, cuộn, xé, cắt, dán, đo, đính, cài cúc,
thắt, buộc.
Tích hợp nhiều nội dung giáo dục, giúp trẻ phát triển toàn diện: nhận thức
(phân biệt mầu sắc, kích thước, suy luận logic), thẩm mỹ (tạo hình, trang trí sản
phẩm), ngôn ngữ (thảo luận trao đổi, làm quen từ mới), vận động (vận động
tinh), tình cảm và kỹ năng xã hội (đóng vai, giao tiếp, trao đổi, hoạt động
nhóm...)
Giúp trẻ rèn luyện khả năng phối hợp với các thành viên trong nhóm để
tạo ra sản phẩm. Khuyến khích nhiều đối tượng tham gia hoạt động, tạo sản
phẩm: trẻ - trẻ; cô - trẻ; cô - phụ huynh…, ưu tiên sự tham gia hoạt động của trẻ.
(Xem phụ lục 2: Ảnh 3.2.3)
Tạo môi trường trong và ngoài giáo dục phát triển vận động cho trẻ giúp
trẻ khỏe mạnh và có kỹ năng vận động trong sinh hoạt hằng ngày.
11


Qua thực hiện biện pháp: Xây dựng môi trường vận động trong và ngoài
lớp, bổ sung đồ chơi vận động hợp lý khuyến khích trẻ phát triển kỹ năng vận
động phù hợp và tích cực.
Giáo viên đã nắm vững phương pháp biện pháp đồng thời đã sử dụng các
phương pháp một cách thường xuyên, liên tục hơn. Thường xuyên cho trẻ hoạt
động rèn luyện kỹ năng vận động, tận dụng tối đa điều kiện sẵn có ở sân trường và ở

trong lớp học để cho trẻ thực hiện nhiều lần vận động khác nhau, tạo cho trẻ sự thoải
mái rèn luyện kỷ năng vận động, lồng ghép tích hợp dạy kỹ năng vận động cho trẻ
trong các hoạt động khác một cách thường xuyên.
Trẻ có khả năng thực hiện các vận động một cách tự tin và khéo léo; biết
phối hợp vận động cùng trẻ khác, hào hứng tham gia vào hoạt động phát triển
thể lực; khả năng sử dụng một số đồ dùng trong vui chơi, học tập, sinh hoạt.
2.3.3. Đổi mới phương pháp, tăng cường giáo dục phát triển vận động cho trẻ
Trước hết, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên đề cho giáo viên. Xây
dựng kế hoạch giáo dục phát triển vận động; thiết kế môi trường; khai thác sử
dụng thiết bị, đồ chơi; cách thức tổ chức, nội dung, phương pháp về các hoạt động
giáo dục phát triển vận động…
Xây dựng các tiêu chí đánh giá từng nội dung của chuyên đề: Tạo môi
trường, tổ chức hoạt động, đồ dùng đồ chơi.
Việc lập kế hoạch giáo dục phát triển vận động đảm bảo lồng ghép, tích
hợp trong các hoạt động khác, trong mọi lúc mọi nơi, đảm bảo tính đồng tâm phát
triển, vừa sức, phù hợp với từng độ tuổi. Các góc có liên quan đến việc phát triển
vận động tinh và vận động thô như: Góc âm nhạc, góc phân vai, góc tạo hình, góc
khám phá khoa học,...cũng được bổ sung thêm các đồ chơi và nội dung chơi để
phát triển vận động cho trẻ.
(Xem phụ lục 3: Ảnh 3.3.1)
Để phát triển thể chất, bản thân luôn suy nghĩ tìm tòi tìm ra phương pháp
chỉ đạo giáo viên không chỉ quan tâm tới các giờ vận động, hoạt động ngoài trời
mà còn chú ý rèn cho trẻ thói quen lao động tự phục vụ như: tự rửa tay, rửa mặt,
vệ sinh góc chơi, tự cởi quần áo, đeo ba lô, cất ba lô, giúp cô trực nhật làm
những việc vừa sức.
Ví dụ: Các giờ học phát triển vận động không còn là những mệnh lệnh
khô cứng mà thay vào đó là các bản nhạc sôi động, trò chơi hấp dẫn, giúp trẻ
vận động vui và tích cực hơn. Tập thể dục sáng được thay đổi phần nhạc kết hợp
những bài tập theo chủ đề giúp trẻ hứng thú hơn song vẫn đảm bảo phát triển
các nhóm cơ theo yêu cầu của chương trình.

(Xem phụ lục 3: Ảnh 3.3.2)
Đồng thời chú trọng tiến hành lồng ghép trong mọi hoạt động khác trong
trường như: Dạy trẻ các kỹ năng tự phục vụ, phút thể dục giữa giờ học, vận
12


động nhẹ nhàng sau giờ ngủ dậy... để giúp trẻ thay đổi tư thế, trạng thái chuẩn bị
cho các hoạt động tiếp theo một cách tích cực nhất.
Tổ chức giao lưu thể thao giữa các lớp với nhau, tạo ra môi trường thân
thiện trong nhà trường. Các nội dung giao lưu cùng độ tuổi hoặc giữa các độ tuổi
luôn đảm bảo tính vừa sức, đồng tâm phát triển. Trong khi chơi huy động được
tối đa các giác quan, thời gian luyện tập đủ để trẻ được trải nghiệm tạo kỹ năng
vận động.
Ngoài ra các lớp học được trang bị đầy đủ theo danh mục đồ dùng, đồ
chơi tối thiểu về nội dung giáo dục phát triển vận động. Mỗi lớp đều có góc vận
động sắp xếp nhiều đồ chơi sáng tạo, tạo cơ hội cho trẻ được vận động mọi lúc,
mọi nơi theo hướng mở. Các đồ chơi sáng tạo do giáo viên và học sinh tự làm
đều là những đồ chơi đạt giải các cấp được nhân rộng và làm thêm mới từ các
nguyên vật liệu sẵn có được phụ huynh ủng hộ như: Các chai lọ. bẹ ngô, dây
chuối, quả bằng lăng khô, dây chun, ống nước, bìa cát tông,...
(Xem phụ lục 3: Ảnh 3.3.3)
Các trò chơi với các trò chơi dân gian trước kia chủ yếu tổ chức cho trẻ
chơi các trò chơi phản ánh sinh hoạt, nay được lồng ghép vào một số nội dung
chơi giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng vận động tinh, khéo léo như: chơi đá cầu,
cắm hoa, ô ăn quan, bó rau,... cắt dán, xây lâu dài, chơi sỏi, pha và thổi màu, thả
chìm nổi, câu cá, đong đo nước, làm đồ chơi từ lá cây….
Như vậy, với sự chỉ đạo sát sao, thường xuyên kiểm tra giám sát giáo viên
đổi mới phương pháp, tăng cường giáo dục phát triển vận động cho trẻ thông
qua các họt động vận động cơ bản, các trò chơi vận động, các hội thi, các hình
thức tổ chức khuyến khích giáo viên, học sinh tham gia làm đồ dùng, đồ chơi đã

đem lại hiệu quả cao, giúp trẻ tham gia vận động một cách tích cực, hứng thú,
sảng khoái và thành thạo hơn về các kỹ năng vận động.
2.3.4. Trẻ làm trung tâm để thực hiện giáo dục phát triển vận động cho trẻ
Mỗi trẻ em đều có hứng thú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và
chúng đều có thể thành công. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ
và mở rộng những gì chúng đang hứng thú và đang thực hiện. Song song với
việc lập kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, nhà trường xây dựng môi
trường hoạt động cho trẻ được trải nghiệm, tự mình thực hiện các trò chơi vận
động.
Ví dụ: Khi chỉ đạo giáo viên thực hiện dạy các kỹ năng vận động cho trẻ
như leo, trèo, đu... mà không cần đến sự giúp đỡ của cô. tạo mọi cơ hội cho trẻ
được tham gia vào các hoạt động: Trải nghiệm: trẻ được học qua thực tế, qua
việc làm, qua khám phá tìm tòi. Giao tiếp: Chia sẻ với bạn và học từ mọi người.
Suy ngẫm: suy nghĩ và vận dụng những điều đã lĩnh hội được vào việc giải
quyết các tình huống. Trao đổi: diễn đạt chia sẻ suy nghĩ và mong muốn giáo
viên chỉ là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở giúp trẻ được chiếm lĩnh kiến
13


thức. Trẻ càng tham gia nhiều hoạt động thì học được càng nhiều. Do đó hoạt
động cho trẻ có ý nghĩa thì trẻ học sẽ hiệu quả hơn.
(Xem phụ lục 4: Ảnh 3.4.1)
Từng chủ đề tôi thường xuyên chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt việc thực
hiện lấy trẻ làm trung tâm. Ví dụ: Tôi dự giờ vận động ở lớp mẫu giáo lớn Hoa
Hồng giáo viên thực hiện và áp dụng biện pháp lấy trẻ làm trung tâm bằng cách
cho trẻ tự hoạt động và trải nghiệm dưới sự tổ chức, hướng dẫn của cô để giúp
trẻ phát triển toàn diện, trẻ tự tin cố gắng của chính mình trong các hoạt động
học tập có tính khám phá và sử dụng trí tưởng tượng. Bên cạnh đó tạo môi
trường phát triển giáo dục vận động tốt tạo cho trẻ, tạo cơ hội tốt để trẻ thỏa mãn
nhu cầu hoạt động phát triển vận động và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí

tuệ thẩm mĩ, đạo đức, xã hội.
(Xem phụ lục 4: Ảnh 3.4.2)
Thường xuyên chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục phù hợp
với đặc điểm tình hình của lớp, trẻ của lớp mình sẽ là phương tiện, là điều kiện
để họ phát triển phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi. Đối với phụ huynh và xã
hội, quá trình xây dựng môi trường giáo dục sẽ thu hút được sự tham gia của các
bậc phụ huynh và sự đóng góp của cộng đồng xã hội để thỏa mãn mong đợi của
họ đối với sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn, trong từng thời kì. Thông
qua phương pháp này giáo viên trường tôi đã có nhiều kinh nghiệm để sáng tạo
trong việc thiết kế các vận động cho trẻ, hiểu rõ nội dung về phát triển kỹ năng
vận động hơn và có hứng thú khi sáng tạo làm đồ dùng, đồ chơi vận động cùng
trẻ. Còn trẻ thì mạnh dạn hơn, tự tin hơn thực hiện các kỹ năng vận động một
cách thuần thục hơn.
2.3.5. Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn trẻ trẻ kỹ năng vận động bằng các nguyên
vật liệu thiên nhiên dễ tìm, dễ kiếm ở địa phương
Để nâng cao kiến thức trong tổ chức giáo dục phát triển vận động, bản
thân là người đứng đầu nhà trường luôn có biện pháp chỉ đạo đội ngũ giáo viên
thường xuyên tăng cường học hỏi và bồi dưỡng về nghiệp vụ nhằm có những
phương pháp giảng dạy hiệu quả, khơi dậy sự sáng tạo của giáo viên trong tổ
chức các hoạt động da dạng, phong phú. Đồng thời, phối hợp với các tổ chức, cá
nhân xã hội hóa, hỗ trợ nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ chơi
cho trẻ. Nhằm mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ và đặc
biệt phát triển các tố chất vận động nhanh, mạnh, bền, dẻo dai và khéo léo, góp
phận nâng cao tầm vóc và thể lực cho trẻ.
Bản thân đã mạnh dạn chỉ đạo và có sự sáng tạo, đa dạng hoá hình thức tổ
chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động. Giáo viên tích cực, nhiệt tình
trong công tác làm đồ dùng đồ chơi, tận dụng nguồn nguyên vật liệu sẵn có của
địa phương và gần gũi với trẻ để tạo nên các đồ chơi phục vụ trong các tiết học
thể chất đạt hiệu quả cao. Hằng năm, nhà trường tổ chức tốt nhiều hội thi của cô
14



và trẻ lồng ghép với chuyên giáo dục phát triển vận động, qua đó không chỉ
đánh giá chất lượng giáo dục mà còn tuyên truyền sâu rộng trong phụ huynh ý
nghĩa và tầm quan trọng của phát triển vận động cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
Ví dụ: Tận dụng cơ hội ngày hội ngày lễ bản thân đã lồng nghép tích hợp
kịch bản lễ hội chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam với chủ đề “Cô và Mẹ” bằng
hình thức vừa tổ chức kịch bản vừa hội triển lãm trưng bày sản phẩm đồ dùng,
đồ chơi do cô và trẻ tự làm giúp trẻ phát triển cơ tay một cách hoàn thiện. Đồng
thời có cơ hội tuyên truyền sâu rộng tới các bậc phụ huynh về phát triển vận
động cho trẻ ở trường mầm non, giúp phụ huynh có thêm kiến thức về giúp trẻ
phát triển kỹ năng vận động. Được phụ huynh đồng tình ủng hộ và tham gia
nhiệt tình.
(Xem phụ lục 5: Ảnh 3.5.1)
Không những tạo cơ hội cho cô và trẻ, các bậc phụ huynh mà bản thân
cùng với ban giám hiệu nhà trường thường xuyên tìm tòi và thực hiện tốt các
mục tiêu giáo dục của ngành, của nhà trường đề ra. Tổ chức tốt hội thi trung bày
đồ dùng, đồ chơi của cô và trẻ tự làm, tham gia hội thi đồ dùng, đồ chơi cấp
Thành phố đạt giải nhất có các sản phẩm bằng nguyên vật liệu thiên nhiên như:
chai lọ, rơm, vải, mẫu gỗ vụn…
Chỉ đạo giáo viên mỗi chủ đề cần phải có những đồ chơi khác nhau cho
phù hợp với hoạt động, mỗi tháng cô và trẻ phải tự làm được ít nhất 3 sản phẩm
để nhà trường chấm và xếp loại, khi bắt đầu chuyển sang một chủ đề mới bản
thân giáo viên phải suy nghĩ và nghiên cứu kỹ liệt kê ra những đồ dùng, đồ chơi
cần thiết để cho trẻ chơi và học trong chủ đề đó đồng thời đưa ra kế hoạch
hướng dẫn trẻ làm đồ chơi. Với phương châm “Học mà chơi, chơi mà học” nên
thông thường việc hướng dẫn trẻ làm đồ chơi ở lớp thường tiến hành vào các giờ
hoạt động tạo hình, giờ đón, trả trẻ và kết hợp trong giờ trẻ hoạt động ở các góc.
Ví dụ: Chủ đề thế giới động vật, trong giờ hoạt động góc giáo viên hướng
dẫn trẻ làm con thỏ, con lợn, …bằng các nguyên vật liệu phế thải ở địa phương.

(Xem phụ lục 5: Ảnh 3.5.2)
Ví dụ: chủ đề “Thế giới thực vật”
Cũng từ các nguyên vật liệu phế thải giáo viên còn hướng dẫn trẻ làm
được rất nhiều các đồ chơi như các loại quả, cây… nhằm phát triển sự tinh tế
khéo léo của đôi bàn tay và cũng từ những đồ chơi này có thể sử dụng trong các
giờ làm quen với toán, khám phá khoa học, hoạt động góc...
(Xem phụ lục 5: Ảnh 3.5.3)
Từ sự chỉ đạo nhiệt tình, sát sao đến từng cán bộ giáo viên về kỹ năng
phát triển vận động cho trẻ trong nhà trường nhiều giáo viên có sự sáng tạo, đa
dạng hoá hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động. Giáo
viên tích cực, nhiệt tình trong công tác làm đồ dùng đồ chơi, tận dụng nguồn
nguyên vật liệu sẵn có của địa phương và gần gũi với trẻ để tạo nên các đồ chơi
15


phục vụ trong các tiết học thể chất đạt hiệu quả cao, có 5 bộ đồ chơi tham gia thi
đạt giải nhất cấp Thành Phố. Với những nguyên vật liệu thiên nhiên mà các cô
huy động được học sinh rất hứng thú, say sưa thực hiện tạo ra được nhiều các
sản phẩm do chính tay mình làm ra.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Sau một năm quản lý và chỉ đạo tập thể cán bộ, giáo viên thực hiện “Một
số giải pháp chỉ đạo giáo viên mẫu giáo trường mầm non Hoằng Anh tổ chức
thực hiện các hoạt động phát triển kỹ năng vận động nhằm nâng cao thể lực sức
khỏe cho trẻ”, giáo viên đã hiểu được nội dung dạy kỹ năng phát triển vận động
cho trẻ ở trường mầm non và được vận dụng một cách khoa học, lồng ghép tích
hợp linh hoạt trong các hoạt động giáo dục trẻ.
Bảng khảo sát giáo viên, học sinh cuối năm học
(Tháng 5/2020)
I. GIÁO VIÊN:


Nội dung khảo sát

1. Sưu tầm, lựa chọn các trò chơi vận động
hợp với hoạt động rèn luyện kỹ năng vận
động.
2. Tận dụng tối đa điều kiện sẵn có ở sân
trường để cho trẻ thực hiện nhiều lần vận
động khác nhau.
3. Sử dụng yếu tố chơi
4. Sử dụng yếu tố thi đua
5. Động viên khích lệ kịp thời
6. Tạo cho trẻ sự thoải mái rèn luyện kỷ
năng vận động các nhóm cơ hô hấp.
7. Tạo cho trẻ quyền tự quyết định khu vực
rèn luyện kỷ năng VĐCB mà trẻ thích.
8. Tạo cho trẻ sự khéo léo rèn luyện kỹ
năng VĐ cử động bàn tay, ngón tay.
9. Bổ sung kinh nghiệm vận động cho trẻ
10. Mô phỏng bài tập vận động
11. Nhận xét đánh giá

Tổng
số giáo
viên
khảo
sát

Mức độ sử dụng
Thường Chưa thường

xuyên
xuyên
Tỷ lệ
Tỷ lệ
TS
TS
%
%

10

10

100

10

10

100

10
10
10

8
10
10

10


2
100
100

9

1

10

100

10

10

100

10
10
10

10
10
10

100
100
100


10

II. HỌC SINH:
16


1. Tập vận động các nhóm cơ và hệ hô hấp:
- Các động tác hô hấp.

250

250

100

0

0

- Động tác phát triển cơ tay.

250

242

96,8

8


3,2

- Động tác lưng bụng

250

237

94,8

13

5,2

- Tập vận động các nhóm cơ và hệ hô hấp.

250

241

96,4

9

3,6

- Động tác chân

250


238

95,2

12

4,8

Đi, chạy, giữ thăng bằng.

250

230

92,0

20

8,0

- Bật, nhảy.

250

231

92,4

19


7,6

- Tung, ném, bắt.

250

220

88,0

30

12,0

- Bò, trườn, Trèo.

250

220

88,0

30

12,0

- Vo, Xoắn, xoáy, vặn, búng ngón tay, vẽ,
véo, miết, gắn, nối...

250


221

88,4

29

11,6

- Đan tết, luồn, thắt buộc dây.

250

220

88,0

30

12,0

Lắp ráp.

250

220

88,0

30


12,0

- Sử dụng bút

250

221

88,4

29

11,5

- Sử dụng kéo thủ công

250

221

88,4

29

11,5

- Sử dụng bàn chải đánh răng

250


221

88,4

29

11,5

2. Tập các vận động cơ bản

3. Các cử động bàn tay, ngón tay

Qua bảng khảo sát trên cho ta thấy hầu hết các giáo viên đã sử dụng đủ
các biện pháp đưa ra, có một số biện phát được sử dụng thường xuyên hơn, được
nhiều giáo viên lựa chọn hơn. Bên canh đó cũng có một số biện pháp ít được
giáo viên lựa chọn hơn. Phân đa giáo viên nắm được những nội dung cơ bản về
dạy trẻ kỹ năng vận động cho trẻ và việc lồng ghép tích hợp dạy kỹ năng vận
động cho trẻ trong các hoạt động.
100% giáo viên đã có những kiến thức cơ bản, tự mình xây dựng kế hoạch
vận dụng dạy trẻ kỹ năng vận động tùy thuộc vào từng hoạt động, từng lứa tuổi
mà giáo viên cung cấp cho trẻ những kiến thức cần thiết về kỹ năng vận động để
trẻ đảm bảo an toàn ở mọi lúc mọi nơi, tinh thần trẻ được thoải mái, vui vẻ cùng
bạn bè, trẻ tham gia tích cực vào các hoạt học cũng như hoạt động vui chơi dưới
sự hướng dẫn và chỉ bảo của cô giáo.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1.Kết luận:

17



Từ những biện pháp mà bản thân đã vận dụng vào thực tiễn trong nhà
trường bản thân đã rút ra được một số bài học sau:
Ngay từ đầu năm học phải xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện chuyên
đề phát triển vận động.
Thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong việc: Tổ chức thực hiện
tốt các hoạt động phát triển kỹ năng vận động nhằm nâng cao thể lực sức khỏe
cho trẻ.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá thường xuyên theo lịch về chất lượng
Giáo viên, học sinh trong việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.
Chỉ đạo giáo viên lồng ghép các hoạt động phát triển kỹ năng vận động
vào các hoạt động.
Triển khai nội dung chuyên đề tới các bậc phụ huynh trường thông qua
trao đổi hàng ngày, qua các góc tuyên truyền.
Tuyên truyền sâu rộng tới cộng đồng, người dân trên địa bàn thông qua việc
tổ chức các phong trào thi đua, các chuyên đề, hội thi cấp trường, đón trả trẻ....
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, thu hút sự quan tâm, đóng góp ủng
hộ nhà trường đầu tư thiết bị, đồ chơi phát triển vận động cho trẻ và phối hợp với
nhà trường trong việc hình thành một số thói quen tốt trong ăn uống, vệ sinh cá
nhân, giữ gìn sức khỏe và an toàn, những thói quen phát triển kỹ năng vận động
cần thiết cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
Sáng kiến kinh nghiệm này được áp dụng tại trường Mầm non Hoằng
Anh, năm học 2019 - 2020. Nhờ có các biện pháp trên việc quản lý chỉ đạo giáo
viện thực hiện kỹ năng vận động trong trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ ở
trường ngày càng được nâng cao góp phần quan trọng trong việc tạo ra giá trị
thương hiệu của nhà trường và thực sự là địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh
vì trẻ ở đây được chăm sóc, giáo dục một cách khoa học số trẻ phát triển về thể
lực. Chính nhờ những biện pháp đó mà sự lan tỏa tới các trường bạn trong
Thành phố đã đến tham quan, học tập, dự hội thảo về để vận dụng rút kinh
nghiệm.

3.2. Kiến nghị:
Kiến nghị với lãnh đạo xã Long Anh, Ủy ban nhân dân Thành phố quan
tâm đầu tư giải phóng mặt bằng phía đông của trường, mở rộng khuôn viên sân
chơi để nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ trong đó phát
triển tốt kỹ năng vận động cho trẻ.
Trên đây là một vài suy nghĩ của bản thân tôi trong quá trình chỉ đạo giáo
viên Mẫu giáo trong nhà trường thực hiện kỹ năng vận động cho trẻ. Tôi xin

18


mạnh dạn trao đổi và rất mong sự góp ý, đánh giá của Hội đồng khoa học,
Phòng giáo dục Thành phố Thanh Hóa và bạn bè đồng nghiệp góp ý bổ sung.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hoá, ngày 15 tháng 5 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết SKKN

Nguyễn Thị Thanh Thuý

TÀI LIỆU THAM KHẢO

19


1. Tâm lý học mầm non, NXB ĐHSP.

2. Giáo dục mầm non, NXB ĐHSP.
3. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho CBQL và GVMN
4. Tài liệu bồi dưỡng hè cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non của Bộ
GD&ĐT (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
5. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của ngành học
6. Chuyên đề phát triển vận động cho trẻ mầm non
7. Chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

DANH MỤC

20


CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thanh Thuý
Chức vụ và đơn vị công tác: Hiệu trưởng trường MN Hoằng Anh

TT

1

2

3

4

5


6

Tên đề tài SKKN

Một số biện pháp quản lý nâng cao
chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh
an toàn thực phẩm ở trường MN
Hoằng Anh
Một số biện pháp quản lý chỉ đạo
nâng cao chất lượng chuyên môn
cho đội ngũ giáo viên ở trường
mầm non Hoằng Anh
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả
công tác xã hội hóa giáo dục ở
trường MN Hoằng Anh
Một số biện phát nâng cao hiệu
quả công tác xã hội hóa giáo dục ở
trường MN Hoằng Anh
Một số Biện pháp quản lý nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên
trong trường mầm non Hoằng Anh Thành phố Thanh Hóa
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên
xây dựng môi trường giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm ở trường Mầm
Non Hoằng Anh - Thành phố Thanh
Hóa.

Kết quả
Cấp đánh giá

đánh giá
xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Phòng
GD&ĐT

B

2013 - 2014

Phòng
GD&ĐT

B

2014- 2015

Phòng
GD&ĐT

B


2015 - 2016

Phòng
GD&ĐT

B

2016 - 2017

Phòng
GD&ĐT

A

2017 - 2018

Phòng
GD&ĐT

A

2019 - 2020

21



×