Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong trường mầm non ba đình thành phố thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.56 KB, 20 trang )

I. MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài:
Lứa tuổi mầm non, tâm hồn trẻ còn trong trắng như tờ giấy, những gì mà trẻ
bắt đầu thu nhận ở thời kỳ này sẽ là những dấu ấn khó phai trong suốt quãng đời
còn lại và nó có ảnh hưởng lâu dài đến việc hình thành toàn bộ nhân cách và ý
thức của trẻ khi khôn lớn. Từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi: trẻ dễ nhớ, chóng
quên và hay bắt chước, hành vi của người lớn luôn được trẻ sao chép lại một
cách vụng về cả hành vi tốt lẫn xấu. Trong giai đoạn này tâm lý của trẻ đang
phát triển mạnh, nhiều nhu cầu & hứng thú mới cùng với một số nét tính cách
cũng đang hình thành. Vì thế công tác giáo dục toàn diện cho trẻ ở lứa tuổi này
là hết sức quan trọng. Khi trẻ bước vào Trường Mầm non, một thế giới lạ lẫm
muôn màu sắc mở ra trước mắt trẻ. Từ đây, khả năng giao tiếp và hành động của
trẻ với môi trường xung quanh bắt đầu được mở rộng, trẻ bắt đầu hình thành
những quan niệm của mình về hiện thực xung quanh, thông qua việc tham gia
các hoạt động của mình, trẻ biết tìm hiểu và căn cứ vào sự đánh giá của người
lớn mà phân biệt điều tốt, xấu, bộc lộ được tình cảm của mình với người khác,
biết điều chỉnh hành động của bản thân để làm theo yêu cầu của người lớn. Bởi
vậy trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở Trường Mầm non cần phải coi
trọng việc hình thành cho trẻ một số nền nếp, thói quen và hành vi đẹp, giúp trẻ
làm quen với một số chuẩn mực đạo đức với mọi người xung quanh, cộng đồng.
Giáo dục trẻ tình yêu thiên nhiên, tình cảm đối với vật nuôi, cây trồng, tình yêu
quê hương đất nước, yêu những người đã sinh thành ra mình, giáo dục tình cảm
thẩm mỹ qua việc tiếp xúc với môi trường xung quanh…Người lớn, nhất là cô
mẫu giáo- người thầy đầu tiên của con trẻ luôn phải mẫu mực trong mọi hành vi
và cách ứng xử: từ đi đứng, ăn mặc, nói năng, xưng hô với trẻ, với đồng
nghiệp...để làm tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Phải linh hoạt, sáng tạo trong
việc tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục để trẻ được tích cực hoạt động
trong một môi trường công bằng, an toàn, thân thiện. Đó chính là mục tiêu giáo
dục mầm non để trẻ phát triển toàn diện và làm cơ sở nền tảng cho trẻ bước vào
trường học phổ thông sau này.



1


Xuất phát từ thực tế trên, Bộ GD&ĐT đã phát động phong trào thi đua“ xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”trong các nhà trường. Mục tiêu
của phong trào nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và
ngoài nhà trường để xây dựng một môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu
quả phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu của xã hội, phát
huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội
một cách phù hợp và hiệu quả.
Sau thời gian triển khai thực hiện, phong trào ngày càng đem lại những
hiệu quả thiết thực, môi trường giáo dục ở các nhà trường đã được cải thiện
đáng kể, tuy nhiên ở một số trường MN mới chỉ chú trọng đến cảnh quan sao
cho đẹp mà chưa quan tâm đúng mức đến hiệu quả khai thác sử dụng môi
trường đó như thế nào để phát huy tính tích cực của trẻ. Trường MN Ba Đình đã
tập chung huy động các nguồn nhân lực, các nhà hảo tâm để cải tạo CSVC, thiết
bị, môi trường giáo dục đã có sự thay đổi đột biến, song so với yêu cầu vẫn còn
phải tiếp tục đầu tư, nâng cấp, đặc biệt là kỹ năng khai thác, sử dụng môi trường
phát huy tính tích cực của trẻ ở giáo viên vẫn còn nhiều hạn chế.
Với những lý do đó tôi băn khoăn cho đơn vị mình nên lựa chọn đề tài:
“Một số giải pháp có hiệu quả trong việc chỉ đạo thực hiện phong trào “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" ở trường Mầm non Ba Đình,
TP Thanh Hóa" làm đề tài nghiên cứu cho mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm chỉ đạo thực hiện tốt phong trào “Trường học thân thiện, học sinh
tích cực" ở Trường Mầm non Ba Đình, thành phố Thanh Hóa.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu, áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong
việc chỉ đạo thực hiện phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực" ở

Trường mầm non Ba Đình, thành phố Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận;
- Phương pháp thu thập thông tin;
- Phương pháp điều tra thực trạng;
2


- Phng phỏp nghiờn cu thc tin;
- Phng phỏp thng kờ toỏn hc;
- Phng phỏp kho nghim;
- Phng phỏp tng kt kinh nghim;
1.5. Nhng im mi ca sỏng kin kinh nghim.
Trong nhng nm qua, tụi ó nghiờn cu ỏp dng nhng vic lm c th
phự hp thc t ca n v. c bit xõy dng cỏc hot ng b ni, cỏc phong
tro nờn vic xõy dng trng hc thõn thin- hc sinh tớch cc ca trng tụi
ó thay i khỏ nhiu da theo nhng bin phỏp mi, linh hot, sỏng to.. c
cỏc cp cỏc ngnh biu dng, tp th cỏn b giỏo viờn on kt mt lũng, cht
lng v s lng hc sinh tng rừ rt, trng lp khang trang, sch p, an
ton, phong phỳ v chng loi dựng chi trang thit b dy hoc, t nhiu
thnh tớch cao qua cỏc hi thi...Vỡ vy tụi tip tc a ra lm ti nghiờn cu
cho nm hc ny.
2. NI DUNG SNG KIN KINH NGHIM

2.1. C s lý lun:
Xõy dng trng hc thõn thin hc sinh tớch cc chớnh l to ra mụi
trng phỏt trin ton din tt nht cho tr la tui Mm non. Chm súc tr
nh chm súc cõy non, trng cõy non cú tt thỡ sau ny cõy ln lờn tt, dy tr
tt thỡ sau ny tr mi tr thnh ngi tt ..
Nhà trờng có cơ sở vật chất tốt, môi trờng s phạm tốt, i

ng CBGV nhõn viờn cú trỡnh , s tạo niềm tin cho các bậc phụ
huynh yên tâm gửi con em mình đến trờng, cha m tr yờn tõm v
cụng tỏc tng hiu qu nng sut lao ng gúp phn phỏt trin kinh t gia ỡnh
v lm phn vinh cho xó hi ,trẻ đợc học tập và sống trong ngôi trờng
thõn thin đầy đủ về cơ sở vật chất sẽ giúp trẻ phát trin tt. Lm
tt phong tro xõy dng trng hc thõn thin hc sinh tớch cc l mt bin
phỏp hu hiu thc hin mc tiờu chm súc giỏo dc tr trong giai on hin
nay, nhm phỏt trin ton din v c, trớ, th, m, lao ng.
Thực hiện lời dạy của Ngời, ng v nh nc ta cựng ton th xó
hi ó v ang c bit quan tõm n cụng tỏc GD-T núi chung v Giỏo dc
3


Mm non núi riờng. Nhiu cụng trỡnh nghiờn cu ó chng minh: "Nhõn cỏch
ca con ngi c hỡnh thnh tng i y trong 5 nm u tiờn ca cuc
i". Lut bo v chm súc tr em ó xỏc nh Sc khe ca tr em hụm nay
l s phn vinh cho xó hi mai sau. Nh vy cú th núi rng: mi a tr khi
c gi vo trng mm non c hc tp, vui chi trong mụi trng c s
vt cht. khang trang, cú phng tin dựng chi tng i y là
điều kiện thuận lợi để cho trẻ phát triển nhân cách con ngời .
Nh vậy giáo dục nói chung ,Giáo dục Mầm non nói riêng
có tác dụng to lớn đối với toàn bộ đời sống vật chất cũng nh
tinh thần của xã hội. Bên cạnh đó để có chất lợng giáo dục nh
mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu của ngành học đã đặt ra đòi hỏi
điều kiện từ khuôn viên đến cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ
cho việc chăm sóc giáo dục trong trờng Mầm non phải đầy đủ
và hiện đại.
Thực hiện lời dạy của Ngời ng v Nh nc ta cựng ton th xó
hi ó v ang c bit quan tõm n cụng tỏc GD-T núi chung v giỏo dc
mm non núi riờng. Nhiu cụng trỡnh nghiờn cu ó chng minh: "Nhõn cỏch

ca con ngi c hỡnh thnh tng i y trong 5 nm u tiờn ca cuc
i". Lut bo v chm súc tr em ó xỏc nh Sc khe ca tr em hụm nay
l s phn vinh cho xó hi mai sau. Nh vy cú th núi rng: mi a tr khi
c gi vo trng mm non c hc tp, vui chi trong mụi trng c s
vt cht, khang trang, cú phng tin dựng chi tng i y là
điều kiện thuận lợi để cho trẻ phát triển nhân cách con ngời.
2.2. Thc trng:
Thc t, nhng nm gn õy Nh trng cng ó chỳ trng ti vic xõy
dng c s vt cht, tụn to cnh quan mụi trng, y mnh cụng tỏc tuyờn
truyn ti cỏc bc ph huynh, phũng nhúm trang trớ p mt, phự hp, sp xp
gn gng ngn np, bp n c qun lý tt m bo v sinh an ton thc phm.
Giỏo viờn cng ó cú ý thc t hc t bi dng nõng cao trỡnh chuyờn
mụn nghip v, bit vn dng lng ghộp cỏc phong tro vo vic t chc cỏc
hot ng chm súc, hc tp, vui chi cho tr. Tuy nhiờn vỡ cha cú ni dung c
4


thể nên Ban giám hiệu mới chỉ nhắc nhở giáo viên thực hiện thông qua các hoạt
động hàng ngày, gặp đâu đôn đốc nhắc nhở đấy hay thông qua những buổi họp
Hội đồng giáo viên Hiệu trưởng lồng vào các nội dung kế hoạch tháng để triển
khai thực hiện nên kết quả chưa cao. Sau một năm triển khai, khi tổng kết ban
chỉ đạo có nhận được sự góp ý và chỉ đạo của PGD& ĐT thành phố và đã rút ra
được một số kinh nghiệm và mới thực sự bắt tay vào xây dựng kế hoạch thực
hiện một cách khoa học, rõ ràng, và có một số thuận lợi cơ bản như:
* Thuận lợi
- Khuôn viên nhà trường rộng rãi đáp ứng được diện tích, cảnh quan đẹp,
nhiều cây xanh bóng mát, sân chơi rộng, đồ chơi ngoài trời đầy đủ, an toàn, tạo
điều kiện cho trẻ vui chơi, hoạt động.
- Có vườn rau sạch, vườn thuốc nam, vườn cây ăn quả, vườn cây dây leo,
vườn cổ tích, góc vận động, giàn hoa, giàn quả, các khóm hoa nhiều mầu sắc....

- Các phòng nhóm đều là nhà cao tầng kiên cố, mỗi phòng đều có nhà vệ
sinh khép kín, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
- Bàn ghế, đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị tương đối chuẩn và đồng bộ.
- Đội ngũ cán bộ quản lý, Giáo viên, Nhân viên nhà trường đáp ứng được
yêu cầu về đào tạo chuẩn hóa và trên chuẩn, nhiệt tình, có năng lực, sáng tạo,
nhạy bén.
- Tập thể sư phạm có sự đoàn kết nhất trí cao, luôn giúp đỡ tương trợ lẫn
nhau cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ.
* Khó khăn:
- Về CSVC: Hệ thống máy tính phục vụ cho trẻ học chương trình học- chơi trên
máy tính còn thiếu. Chưa có bể bơi...
- Về đội ngũ: Một số giáo viên tuổi cao, vì vậy việc tiếp cận và ứng dụng
công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy còn hạn chế.
- Số giáo viên ngoài biên chế còn nhiều, chế độ tiền lương tuy đã được cải
thiện, song chưa đáp ứng với yêu cầu hiện nay.
- Công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh, các đoàn thể chưa sâu rộng.
2. Kết quả khảo sát thực trạng tại thời điểm đầu năm học 2019- 2020:
5


Bảng đánh giá những tồn tại của phong trào:
Nội dung tiêu chí

Tồn tại

- Nhà VS của trẻ còn 2 nhóm lớp chưa có
1, Xây dựng trường lớp
nam, nữ riêng
xanh, sạch đẹp, an toàn
- Chưa có góc vận động, khuôn viên chật

- Tính sáng tạo, tự học tự bồi dưỡng của
2, Giáo viên thực hiện giáo viên còn hạn chế.
chăm sóc, nuôi dưỡng, - Hiệu quả của ứng dụng công nghệ TT
GD trẻ có hiệu quả phù trong CSGD trẻ chưa cao, trang thiết bị
hợp với đặc điểm tâm
CNTT còn thiếu.
lý trẻ MN
- Nhiều giáo viên mới ra trường, nuôi con
nhỏ, kinh nghiệm chưa nhiều.
- Trẻ chưa thực sự tự tin, bày tỏ cảm xúc của
3, Trẻ HĐ tích cực
mình, đôi lúc chưa mạnh dạn trong giao
trong môi trường thân
tiếp, kỹ năng sống còn hạn chế.
thiện
- Ý thức giữ gìn VS nơi công cộng và bảo vệ
cây xanh nhiều trẻ chưa đạt
- Chưa khai thác triệt để việc sử dụng các
trò chơi dân gian, ca dao, đồng dao, dân
4,Tổ chức các hoạt
ca...vào trong các HĐ vui chơi tập thể.
động vui tươi, lành
- Chưa có KH tổ chức cho trẻ đi tham quan
mạnh
di tích LS, địa danh...ở địa phương, HĐ
ngoại khóa.
- Việc tham mưu, phối hợp với chính quyền
địa phương, tổ chức đoàn thể XH cho phong
5, Huy động sự tham
trào hiệu quả chưa cao.

gia của cộng đồng
- Việc huy động các nguồn lực tài chính cho
XDPT chưa nhiều.

Điểm đạt
17/20đ

17/20 đ

18/20 đ

18/20 đ

18 /20đ

Điểm chuẩn: 100 điểm
Điểm đạt: 88 điểm
88/100 đ
Từ kết quả khảo sát trên cho thấy, trường Mầm non Ba Đình hàng năm
tuy vẫn được cấp trên và phụ huynh công nhận là một trường có bề dày trong
công tác chăm sóc, giáo dục trẻ nhưng do sự chỉ đạo của nhà trường đối với
phong trào chưa khoa học, chặt chẽ nên đôi lúc hiệu quả chưa cao.
2.3. Các giải pháp, biện pháp thực hiện:
a, Các giải pháp:
- Làm tốt công tác tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương để đầu

xây dựng, sửa chữa, cải tạo mua sắm trang thiết bị, CSVC cho nhà trường.

6



- Có kế hoạch chỉ đạo ngay từ đầu, bám sát kế hoạch đề ra. Xây dựng quy
chế để đánh giá kết quả phong trào.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá, công tác tuyên truyền phụ huynh, huy động
mọi nguồn lực cho xây dựng phong trào.
- Giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất để xây dựng môi
trường giáo dục lành mạnh, thân thiện.
- Phát huy tính tự giác, đoàn kết của mọi thành viên trong nhà trường.
- Thực hiện tốt quy chế hoạt động dân chủ trong nhà trường, công tác thi
đua khen thưởng.
b, Các biện pháp thực hiện:
Biện pháp 1: Thành lập Ban chỉ đạo, lên kế hoạch chỉ đạo một cách
chặt chẽ, khoa học, triển khai nội dung phong trào rộng rãi tới cán bộ giáo
viên, phụ huynh. Tích cực tham mưu với địa phương tăng cường các điều
kiện cho phong trào:
- Sau những năm tích lũy thêm kinh nghiệm về phong trào thi đua“ xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo hướng dẫn của Phòng
GD&ĐT thành phố, nhà trường đã thành lập ban chỉ đạo do Hiệu trưởng làm
trưởng ban, các thành viên gồm Ban giám hiệu, các Tổ trưởng chuyên môn, Bí
thư Chi đoàn, tổ chức cho CBGV, NV học tập nội dung và tiêu chí xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực đồng thời củng cố lại những nội dung
cơ bản về điều lệ trường Mầm non. Song song với việc học tập, Ban chỉ đạo tổ
chức đánh giá thực trạng về CSVC, chất lượng giáo dục, đội ngũ…trên cơ sở đó
xây dựng kế hoạch phù hợp năm học, giai đoạn, từng tháng…
Sau khi triển khai học lý thuyết xong chúng tôi tổ chức cho tất cả chị em
trao đổi thảo luận viết thu hoạch, đề xuất những kiến nghị, những khó khăn của
lớp, của bộ phận khi triển khai phong trào để chúng tôi tổng hợp và có kế hoạch
tháo gỡ, chúng tôi còn sưu tầm mua thêm những tài liệu, tập san, tạp chí giáo
dục MN có nội dung về trường học thân thiện - học sinh tích cực để chị em
tham khảo vận dụng vào quá trình thực tiễn.

Đầu tiên, chúng tôi tham mưu với địa phương và ban đại diện phụ huynh
đi sâu vào giải quyết dứt điểm những yếu kém về CSVC để xây dựng môi
7


truờng giáo dục lành mạnh, thân thiện như: cải tạo khuôn viên, trồng mới một
số loại cây cảnh, vườn hoa, các loại biểu bảng cần thiết, sửa bếp ăn, khu chế
biến, mua sắm đồ dùng cho phòng hiệu bộ, trang trí và cải tạo phòng nhóm, nhà
vệ sinh, cải tạo hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, sửa cổng trường..
- Thường xuyên giáo dục tư tưởng cho đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên có
nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của phong trào, tích cực xây dựng nhóm
lớp của mình đạt các tiêu chí thi đua.
- Tăng cường công tác tuyên truyền chăm sóc giáo dục trẻ tới các phụ huynh
và các cấp các ngành để có sự phối hợp để cùng nhau làm tốt phong trào.
- Chỉ đạo xây dựng các lớp điểm về phong trào, mỗi lớp điểm một nội dung.
Ví dụ: Lớp Hoa Cúc: (5- 6 tuổi) là giáo viên khéo tay, chịu khó sáng tạo
những điểm mới chúng tôi xây dựng điểm về trang trí phòng học theo chủ điểm,
chủ đề, xây dựng nội dung góc mở, góc tuyên truyền, đảm bảo yêu cầu môi
trường lớp học thân thiện, ấm áp, an toàn...
+ Lớp lá A2 ( MG 4 - 5 T): Cô giáo Lan Hương có kỹ năng giao tiếp tốt,
tính tình cởi mở, nhẹ nhàng, khéo léo nhạy bén với cái mới, chúng tôi xây dựng
điểm về phong cách nhà giáo, tấm gương tự học tự sáng tạo, ứng dụng có hiệu
quả công nghệ thông tin vào tổ chức các hoạt động cho trẻ. Lớp Hoa hồng, hoa
sen là các giáo viên có sở trường về dàn dựng chương trinh kịch bản lễ hội, văn
hóa văn nghệ, các phong trào thi đua, và chịu khó tìm tòi sáng tạo truyện - thơ,
xây dựng điểm về hoạt động bề nổi. Lớp Lá A1: Là giáo viên có kinh nghiệm
về rèn nền nếp, nhẹ nhàng ân cần tận tụy với các bé, gọn gàng ngăn nắp, sạch sẽ
chúng tôi xây dựng lớp có nền nếp thói quen vệ sinh tốt, ý thức giữ gìn VS MT,
lớp học... Bếp ăn xây dựng là bếp ăn tốt, đảm bảo tuyệt đối khâu vệ sinh an toàn
thực phẩm cho trẻ, đảm bảo 10 nguyên tắc vàng khi chế biến thực phẩm.Tổ

hành chính + tổ bảo vệ giao cho phụ trách công tác vệ sinh môi trường, chăm
sóc khuôn viên, trồng rau, hoa, cây cảnh...
Cứ lần lượt như vậy, chúng tôi dựa vào khả năng và thế mạnh của giáo
viên để giao việc, BGH luôn sát sao chỉ đạo làm tốt các mặt mà giáo viên , nhân
viên được giao. Hết học kỳ chúng tôi tổ chức cho giáo viên cùng đi tham quan
đánh giá cùng với Ban chỉ đạo để học hỏi lẫn nhau. Song song với việc xây
8


dựng các lớp điểm, xây dựng cảnh quan môi trường sư phạm xanh- sạch- đẹp,
chúng tôi chỉ đạo giáo viên lồng ghép nội dung phong trào vào trong các môn
học, các hoạt động, mọi lúc mọi nơi để giáo dục trẻ. Với cách làm như vậy qua
học kỳ, qua từng tháng, tuần chúng tôi thấy các nội dung đã thấm dần vào cán
bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh, mọi người đều có ý thức tham gia và
thúc đẩy phong trào để đạt hiệu quả cao.
Biện pháp 2: Phong trào được triển khai theo từng giai đoạn, từng
học kỳ, tháng, tuần học một cách khoa học, có sơ kết, tổng kết rút kinh
nghiệm từng đợt một:
Bám vào việc triển khai của ngành phát động về các nội dung bồi dưỡng của
chuyên đề chúng tôi tiến hành xây dựng kế hoạch triển khai phong trào như sau:
* Học kỳ I: Chúng tôi đi sâu vào chỉ đạo các lớp điểm, giải quyết dứt
điểm những yếu kém về cơ sở vật chất để xây dựng môi truờng, trường lớp
xanh, sạch, đẹp, an toàn. Đi sâu vào chỉ đạo từng vấn đề:
- Tham mưu với địa phương và phụ huynh xây dựng lại khuôn viên sân
trường và bếp ăn theo quy định chuẩn quốc gia ( có nhà kho, nhà vệ sinh nam,
nữ riêng thiết bị vệ sinh phù hợp, đảm bảo an toàn cho trẻ), cải tạo lại dãy
phòng học cũ làm sủa các phòng hiệu bộ. các phòng chức năng còn thiếu.
- Mua sắm đầu tư trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phù hợp: máy vi tính,
đèn chiếu, đồ chơi trong nhà, ngoài sân... ( nguồn tiền một phần ngân sách giáo
dục, xin hỗ trợ của Thành phố, của địa phương, một phần do CMHS đóng góp).

- Cải tạo khuôn viên sạch đẹp, sân chơi, vườn trường được quy hoạch lại
mang tính giáo dục và an toàn thân thiện, phù hợp với các hoạt độngvui chơi
khám phá ngoài trời cho trẻ.
- Có phương án xử lý hệ thống thoát nước thải sinh hoạt.
- Xây dựng góc tuyên truyền phụ huynh, góc lễ giáo với nội dung phong phú.
- Xây dựng góc thiên nhiên tại các lớp để trẻ được hoạt động, trải nghiệm.
- Vẽ thêm một số tranh ảnh, panô, áp phích có nội dung tuyên truyền về môi
trường, an toàn giao thông, GD lễ giáo... để tăng cường hiệu quả phong trào.
- Lồng ghép thực hiện phong trào cùng với các cuộc vận động “ nói
không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “ mỗi
9


thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức nhà giáo tự học, tự sáng tạo” trong
mỗi CBGV, NV nhà trường.
- Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra, dự giờ đánh giá việc thực hiện
lồng ghép có hiệu quả các nội dung của phong trào trên nhóm, lớp, đánh giá xếp
loại khen thưởng kịp thời đối với những CBGV, nhân viên làm tốt và có biện
pháp đối với CBGV, NV làm chưa tốt. Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà
trường. Tăng cường công tác phối hợp với cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn
thể xã hội trong phường, trong nhà trường để huy động mọi nguồn lực cho xây
dựng phong trào, xây dựng mối quan hệ thân thiện, cởi mở giữa CBGV, NV với
nhau,với phụ huynh, giữa trẻ với trẻ, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng. Phối
hợp với Ban đại diện CMHS, hỗ trợ kinh phí để may đồng phục cho các cháu,
cho CBGV để mặc vào các ngày đầu tuần và cuối tuần, bổ xung thêm một số
trang phục nói về làn điệu dân ca của địa phương cho các cháu biểu diễn. Cuối
năm học có tổ chức sơ kết phong trào, khen thưởng cho cá nhân, tập thể làm tốt
phong trào.
Học kỳ II: Nhân lớp điểm ra diện rộng ở cả 100% các khối lớp đều phấn
đấu thực hiện tốt các nội dung tiêu chí của phong trào.

* Tiếp theo kế hoạch năm là kế hoạch giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (Tháng 9, 10, 11) cùng với việc cải tạo khuôn viên, mua sắm
TTB, các lớp đi sâu vào rèn nền nếp chào hỏi, nói năng đi đứng, các kỹ năng
giao tiếp, kỹ năng sống của trẻ để trẻ tự tin hơn, biết bày tỏ cảm xúc cá nhân.
- Giai đoạn 2 ( tháng 12, 1, 2)
+ Giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường: không xả rác bừa bãi, không nói tục
nói bậy, giữ gìn vệ sinh thân thể, VS lớp và nơi công cộng, quan tâm, chăm sóc
vật nuôi và cây trồng. Giáo viên luôn rèn luyện giữ gìn phẩm chất đạo đức nhà
giáo, có ý thức tự học tự bồi dưỡng, gần gũi, yêu thương và đối xử công bằng
với trẻ, không ngừng sáng tạo đổi mới hình thức chăm sóc trẻ, ứng dụng thành
thạo công nghệ thông tin trong các hoạt động, sử dụng giáo án điện tử trên các
tiết học.Thực hiện mặc đồng phục cho giáo viên và học sinh vào các ngày quy
định. Bổ xung tu sửa trang thiết bị cho các phòng nhóm lớp và các phòng hiệu
bộ.
10


- Giai đoạn 3 (Tháng 3, 4, 5):
+ Nhà trường tổ chức các hoạt động tập thể cho trẻ thông qua các hội thi “ bé
khỏe bé ngoan..”; hội thi “ thời trang cô và bé” tham gia văn nghệ nhân các
ngày hội ngày lễ 30/4 và 1/5, tết thiếu nhi 1/6, tổ chức lễ tổng kết năm học, cho
trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa, tổ chức, thăm danh lam thắng cảnh của
địa phương...
Cứ qua một giai đoạn ban chỉ đạo chúng tôi lại tiến hành kiểm tra, rút
kinh nghiệm biểu dương khen thưởng những tấm gương làm tốt, nhắc nhở phê
bình những cá nhân làm chưa tốt, tổ chức cho chị em đến tham quan học hỏi.
Với cách làm như vậy, qua một năm chỉ đạo một cách khoa học, chúng
tôi thấy có hiệu quả rõ rệt: khuôn viên được cải tạo phù hợp và có tính giáo dục
cao đối với trẻ vệ sinh môi trường được cải thiện: đã có hệ thống xử lý nước
thải, khuôn viên được chăm sóc hàng ngày xanh đẹp, tạo điều kiện cho trẻ được

hoạt động, khám phá khoa hoc... Các nhóm lớp thường xuyên thay đổi cách
trang trí cho mới mẻ, phù hợp, tạo được môi trường ấm áp thân thương đối với
trẻ. Giáo viên giao tiếp thân thiện, cởi mở hơn đối với phụ huynh, công bằng
hơn đối với trẻ, tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tin
học và ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy. Phụ huynh mẫu mực hơn
trước trẻ, yêu quý bảo vệ trường lớp hơn không xả rác bừa bãi, không đi xe vào
sân trường...
Biện pháp 3: Phải tạo ra được môi trường giáo dục ở mọi lúc mọi nơi
cho tất cả mọi thành viên trong nhà trường, có lồng ghép một cách khoa học
các phong trào khác trong năm học của địa phương, của Bộ GD&ĐT để tăng
thêm hiệu quả giáo dục trong nhà trường:
Chúng tôi thấy rằng một trong những yếu tố không thể thiếu được trong
việc thực hiện tốt phong trào là phải tạo ra môi trường giáo dục ngay cạnh trẻ
và phụ huynh bởi vì tư duy của trẻ mầm non phải đi từ trực quan cụ thể đến tư
duy hành động. Muốn dạy trẻ nhớ nhanh, nhớ lâu và đạt được hiệu quả của việc
giáo dục cần phải cho trẻ được quan sát, được trải nghiệm chứ không phải chỉ
nói lý thuyết không với trẻ. Bởi vậy ngay từ đầu năm học ban chỉ đạo đã chỉ

11


đạo xây dựng cho các lớp có một môi trường học tập thân thiện từ trong lớp học
cho đến môi trường bên ngoài lớp học.
- Đối với Giáo viên: xây dựng góc thiên nhiên, góc thân thiện của lớp
phong phú và đẹp mắt, mỗi lớp chúng tôi giao cho trang trí và chăm sóc một
cây ở trước cửa lớp, hàng ngày cho các cháu được tưới, chăm sóc, bắt sâu nhổ
cỏ. Thường xuyên đổi mới góc tuyên truyền, trang trí lớp học ở cả hình thức và
nội dung tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động, được trải nghiệm và học tập.
Góc tuyên truyền treo ở vị trí phụ huynh dễ nhìn thấy, dễ đọc để các nội dung
được chuyển tải đến phụ huynh một cách sớm nhất.

- Đối với nhà trường: để phối hợp giáo dục các cháu chúng tôi cho mua
bổ xung một số thùng rác đặt rải rác ở các vị trí dễ thấy sân vườn để các cháu
bỏ rác, làm thêm một số biển báo có nội dung bảo vệ môi trường:“ không ngắt
lá bẻ cành, giữ gìn vệ sinh MT sạch sẽ, không giẫm lên cỏ...” để phụ huynh
nhìn thấy nhắc nhở các cháu thực hiện. Ngoài ra chúng tôi còn làm thêm một số
tranh ảnh, panô, áp phích nội dung tuyên truyền mang ý nghĩa giáo dục về bảo
vệ môi trường, an toàn giao thông, hành vi văn minh vệ sinh để tăng hiệu quả
giáo dục.
- Chỉ đạo cho giáo viên chú trọng việc nội dung lồng ghép tích hợp nội
dung phong trào vào trong các hoạt động, giáo dục trẻ biết xây dựng môi trường
xanh ,sạch, đẹp bằng hành vi: không khạc nhổ bừa bãi, biết sắp xếp lau chùi đồ
dùng, đồ chơi, hằng ngày cùng cô giáo chăm sóc các vật nuôi và cây trồng, biết
lao động và chăm sóc góc thiên nhiên...từ đó giúp trẻ tiếp thu và lĩnh hội kiến
thức một cách nhẹ nhàng.
- Cán bộ Giáo viên, nhân viên khi đến truờng phải ăn mặc đẹp, đảm bảo
phong cách sư phạm, quy định vào đầu tuần và cuối tuần giáo viên mặc đồng
phục đầm công sở trong giờ đón, trả trẻ. Trong giờ làm việc mặc đồng phục phù
hợp với việc chăm sóc giáo dục trẻ. Đi đứng, nói năng phải nhẹ nhàng, không
gây bè phái, mất đoàn kết nội bộ, không xưng hô “mày, tao” với đồng nghiệp
đối xử thân thiện, công bằng với trẻ...
- Cùng với việc triển khai thực hiện phong trào “ XD trường học thân
thiện, học sinh tích cực”, Bộ GD&ĐT còn triển khai các phong trào “ nói
12


không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”; “ nêu cao tấm gương
đạo đức nhà giáo”. Địa phương cũng phát động phong trào “ XD đô thị văn
minh, công dân thân thiện”. Bởi vậy việc thành lập ban chỉ đạo để triển khai
thực hiện các phong trào này đòi hỏi phải hết sức khoa học, tránh chồng chéo.
Thực tế, một số nội dung trong các phong trào này lại có sự trùng lặp trong nội

dung của phong trào kia nên khi triển khai, ban giám hiệu cần phải nắm chắc
nội dung của từng phong trào, chỉ triển khai những nội dung khác biệt nhau. Ví
dụ: một trong những nội dung của phong trào “ XD đô thị văn minh, công dân
thân thiện” cũng có tiêu chí xây dựng cảnh quan xanh, sạch, đẹp, xây dựng
những hành vi văn minh vệ sinh trong cơ quan, đơn vị, đường phố...cách ứng
xử thân thiện, có văn hóa giữa con người với nhau... thì cũng trùng lặp với nội
dung của phong trào “ XD trường học thân thiện, học sinh tích cực” nên rất
thuận lợi cho việc chỉ đạo, hay phong trào “ nói không với tiêu cực và bệnh
thành tích trong giáo dục”; PT “ nêu cao tấm gương đạo đức nhà giáo...” thì
nội dung cũng đều nói lên cách ứng xử, tác phong nhà giáo, tinh thần tích cực
học tập sáng tạo, trung thực trong giảng dạy, không chạy theo thành tích, không
quan liêu, tham nhũng...Tất cả nội dung các phong trào trên đều có tác dụng bổ
trợ cho việc “ XD trường học thân thiện, học sinh tích cực”. điều quan trọng
là người lãnh đạo phải khoa học, phải khéo léo trong công tác chỉ đạo, tránh
chồng chéo hoặc bỏ qua thì mới mang lại hiệu quả giáo dục như mong muốn.
Biện pháp 4: Làm tốt công tác tuyên truyền tới phụ huynh và cộng đồng
trong việc phối hợp thực hiện các nội dung phong trào, thường xuyên tổ
chức các hoạt động ngày hội ngày lễ, tổ chức hội thi, tổ chức hoạt động
ngoại khóa...là biện pháp đưa nội dung phong trào đến với trẻ nhanh nhất,
gần nhất.
Chúng tôi nhận thấy rằng muốn thực hiện hiệu quả bất kỳ một phong trào
nào ngoài việc lập kế hoạch khoa học, cụ thể, rõ ràng, một yếu tố không thể
thiếu được là phải có sự đồng thuận, ủng hộ của phụ huynh, sự quan tâm của
chính quyền địa phương, các đoàn thể chính trị, xã hội trên địa bàn, các đoàn
thể chính trị, xã hội trong đơn vị. Vì vậy khi triển khai phong trào mỗi CBGV,
nhân viên phải là một tuyên truyền viên tích cực trong việc tuyên truyền nội
13


dung phong trào sâu rộng tới cộng đồng. Điều này không những được thể hiện

ở góc tuyên truyền hay một vài bức tranh ảnh...mà nó còn được thể hiện qua
những buổi tuyên truyền trực tiếp như: thông qua hội nghị phụ huynh từng kỳ ở
các lớp giáo viên phổ biến tầm quan trọng, ý nghĩa của phong trào cho phụ
huynh hiểu, cùng thảo luận với phụ huynh về giải pháp để thực hiện nội dung
này, phụ huynh hiểu được người lớn chính là tấm gương phản chiếu để trẻ bắt
chước làm theo, nên mọi hành vi của người lớn chính là hình thức để giáo dục
trẻ một cách tốt nhất. Thông qua các buổi đón, trả trẻ Giáo viên trao đổi với
phụ huynh về cách uốn nắn giáo dục con cái, tập cho trẻ có ý thức tự lập, tự
phục vụ, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, giáo dục trẻ hành vi văn minh vệ
sinh...Khi đón trả trẻ Giáo viên luôn mẫu mực, ân cần, cách ăn mặc, cử chỉ, lời
nói tác phong phải luôn nhẹ nhàng, đúng mực, tạo cho trẻ và phụ huynh một
không khí thân thiện, ấm áp. Khi thấy những hành vi sai của trẻ phải kịp thời
nhắc nhở uốn nắn ngay. Vận động phụ huynh gom góp nguyên vật liệu phế thải
để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ vì đồ dùng đồ chơi bán sẵn tuy đẹp về hình thức
nhưng lại đắt tiền mau hỏng và có thể còn gây độc hại tới sức khỏe trẻ. Vì vậy
việc tuyên truyền phụ huynh góp nhặt các phế liệu bỏ đi để làm đồ dùng đồ
chơi cho lớp phần nào tiết kiệm được chi phí mà lại còn góp phần vào việc bảo
vệ môi trường. Nhà bếp sau khi chế biến thức ăn xong các cô gom những vỏ chai
dầu, lọ nước mắm, thùng các tông, thùng xốp đề dùng trồng cây ở góc thiên
nhiên của lớp, các vỏ ngao, vỏ hến cành cây khô để giáo viên rửa sạch phơi khô
để trẻ chơi hoạt động góc hoặc trang trí lớp học. Tổ chức hiệu quả các hoạt động
ngày hội ngày lễ, tổ chức hội thi, tổ chức hoạt động ngoại khóa...là biện pháp
tốt để tuyên truyền và thực hiện nội dung của phong trào. Bởi vì, thông qua các
hoạt động trên đều là những dịp để trẻ bộc lộ cá tính, cách ứng xử và hành vi
của mình, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trước đám đông, đây là dịp trẻ bộc lộ
hết năng khiếu, cá tính, tài năng của mình. Trẻ được lên đường cùng cô giáo
tham gia các hoạt động ngoại khóa trẻ cảm thấy vui sướng, hạnh phúc, được mở
rộng tầm nhìn về thế giới xung quanh, cảm thấy mình lớn hơn, trưởng thành
hơn...


14


Qua hội thi, ngày hội ngày lễ nhà trường đã gửi tới các bậc phụ huynh,
các cơ quan, đoàn thể... những thông điệp đầy đủ nhất về nội dung của phong
trào, làm cho phụ huynh hiểu rõ hơn công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở trường
Mầm non để có sự phối hợp nhịp nhàng với cô giáo trong việc uốn nắn giáo dục
các cháu. thành công hơn cả đó là phụ huynh đã thực sự có những suy nghĩ,
những hành vi đúng, những việc làm thiết thực trong công tác phối hợp thực
hiện phong trào như: Ủng hộ cây xanh cho nhà trường, chậu cảnh cho lớp, phối
hợp với giáo viên chăm sóc cây tại góc thiên nhiên của lớp, dạy trẻ có ý thức
tiết kiệm nước và các nguyên liệu, thu gom đồ dùng gọn gàng sau khi chơi
xong, trẻ ý thức được lao động tự phục vụ bản thân như đi tiểu tiện đúng nơi
quy định biết tiết kiệm nước, giữ gìn đồ dùng vệ sinh cá nhân, vệ sinh đồ dùng
đồ chơi của lớp luôn sạch sẽ... Trẻ được lao động chăm sóc vật nuôi cây trồng và
trẻ còn tự hào khi được góp công sức của mình vào việc bảo vệ môi trường,
trường lớp.
Biện pháp 5: Phải chú trọng đến việc xây dựng tập thể sư phạm vững
mạnh, có sơ kết, tổng kết phong trào, có hình thức khen thưởng động viên
kịp thời đối với cá nhân, tập thể làm tốt phong trào:
Chúng tôi nhận thức rằng: để hoàn thành bất cứ một nhiệm vụ gì dù khó
khăn đến mấy, nếu được cấp trên ghi nhận dù chỉ là một lời động viên khích lệ
hoặc một chút tiền thưởng nhỏ bé thì cũng chính là một động lực, một đòn xeo
để thúc đẩy công việc nhanh chóng đạt hiệu quả. Vì vậy, khi một cá nhân hay
tập thể tổ nhóm hoàn thành tốt công việc, chúng tôi luôn dành cho họ lời khen
ngợi động viên kịp thời, khi họ đã cảm thấy tinh thần phấn chấn, vui vẻ thì họ
sẵn sàng tự giác, cống hiến hết mình cho tập thể, là người lãnh đạo cấp trên phải
hiểu rõ điều này hơn ai hết.
Ngay từ khi bắt đầu triển khai phong trào, Ban chỉ đạo đã tổ chức họp
Hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường gồm có các thành viên trong ban chỉ

đạo. Cuộc họp đã thống nhất quy chế thi đua khen thưởng, kỷ luật từng học kỳ,
từng năm để khen thưởng cho những nhân tố điển hình của phong trào: cá nhân,
tổ, nhóm... ( nguồn kinh phí được trích một phần từ nguồn học phí, một phần từ

15


quỹ khuyến học, một phần từ quỹ phúc lợi của nhà trường ) để thúc đẩy hiệu
quả của phong trào.
- Hàng năm, ban chỉ đạo tổ chức kiểm tra, đánh giá chấm điểm các nội
dung từng tiêu chí, chỉ ra được những tồn tại, thiếu sót để kịp thời khắc
phục.
- Bên cạnh sự khích lệ động viên khen thưởng cần tiếp tục nâng cao hiệu
quả thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường, cần có sự đoàn kết nhất trí cao
của BGH nhà trường, sự đồng thuận ủng hộ của phụ huynh, của địa phương,
người lãnh đạo phải gương mẫu đi đầu trong mọi công việc, lời nói đi đôi với
việc làm, phải có sự nhạy cảm tinh tế khi nhận ra những biểu hiện vui, buồn của
Cán bộ Giáo viên, nhân viên để kịp thời chia sẻ, động viên, giúp đỡ chị em và là
chỗ dựa tin cậy giúp chị em yên tâm công tác, phát huy hết năng lực của mỗi cá
nhân. Ngoài ra còn phải có sự phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể Chính trị, xã
hội trong nhà trường: Công đoàn, đoàn Thanh niên để cùng phấn đấu xây dựng
một tập thể sư phạm vững chắc trong đó: đạt chuẩn về cơ sở vật chất, giỏi về
đội ngũ, tốt về chất lượng,có uy tín với phụ huynh và cấp trên, mọi người cùng
quan tâm chia sẻ với nhau giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Có thể nói rằng, việc đưa những nội dung của việc xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực vào trong các Trường mầm non có một ý nghĩa vô
cùng to lớn, nó đã làm thay đổi cách nhìn nhận của tất cả các bậc phụ huynh,
cộng đồng về trường lớp Mầm non, phụ huynh thực sự tin tưởng khi gửi con
đến trường. Ngôi trường được thay đổi từ diện mạo bên trong lẫn bên ngoài,

điều này được thể hiện ở chỗ: bước vào cổng trường, hàng cây xanh mát rượi,
không gian rộng rãi, thoáng đãng, khuôn viên được quy hoạch “đẹp như công
viên” nhưng lại rất gần gũi và an toàn đối với trẻ. Mỗi gốc cây, mỗi góc vườn
đều mang đậm tính giáo dục và đều mang đến cho trẻ một ý tưởng để khám phá
và học hỏi, sân vườn sạch đẹp không có một cọng rác hay lá vàng, đồ chơi
phong phú với đủ loại màu sắc vui mắt, vườn rau được quy hoạch đẹp mắt, có
bàn tay vun xới hàng ngày nên thật là tươi tốt. Bên trong các cô giáo- người mẹ
hiền của trẻ trong trang phục quy định của trường đang nở nụ cười rất tươi để
16


chào đón đàn con của mình. Với những cử chỉ thân thiện, ấm áp cô giáo đang
trao đổi với phụ huynh về tình hình con trẻ sau một ngày ở trường, đàn con
khỏe mạnh, mắt sáng ngời ríu rít bên cô như đàn chim non. Trong lớp đồ dùng,
trang thiết bị được xếp đặt ngay ngắn. gọn gàng, nền nhà sạch sẽ, thơm tho, an
toàn, lớp học được trang trí sinh động đẹp mắt. Qua một ngày ở trường trẻ tha
hồ vui chơi, khám phá về tự nhiên, xã hội con người, được cô thương yêu xúc
cho từng thìa cơm, dạy cho từng câu nói, dạy cho cách ứng xử, dạy kỹ năng
sống, dạy kể truyện, đọc thơ, được cô đối xử công bằng, được tiếp cận với công
nghệ thông tin- khoa học tiên tiến nhất của thời đại....thế giới xung quanh của
trẻ được rộng mở. Ngoài ra trẻ còn được y tá nhà trường luôn theo dõi cân đo
khám sức khỏe định kỳ để phát hiện ra bệnh tật kịp thời để chữa trị, trẻ được ăn
đủ định lượng calo theo nhu cầu lứa tuổi...Trong mối quan hệ giữa đồng nghiệp
với nhau luôn nhìn thấy sự thân thiện, sự quan tâm chia sẻ trong công tác và đời
sống, trong mỗi con người cán bộ giáo viên, nhân viên đều ánh lên một niềm tin
và hạnh phúc khi được đứng trong cương vị “trồng người” người ươm mầm
non cho tương lai đất nước.
Qua quá trình thực hiện, Ban chỉ đạo đã tiến hành đánh giá thực trạng
nhà trường sau khi áp dụng các biện pháp mới và thu được kết quả sau (khảo sát
cuối năm học 2019-2020):

Nội dung tiêu chí

Ưu điểm

- Sân vườn được quy hoạch hợp lý, nhiều cây
xanh bóng mát, vườn hoa phù hợp
1, Xây dựng
- Vệ sinh luôn sạch sẽ.
trường lớp xanh,
- Phòng học đủ quy chuẩn, khối phòng chức
sạch đẹp, an toàn
năng nhà VS nam riêng, nữ riêng
- KH XD trường đạt chuẩn QG MĐ 2
- Giáo viên đã tích cực đi học các lớp đào tạo bồi
2, Giáo viên thực
dưỡng trên chuẩn, lớp QLGD, lớp lý luận CT để
hiện chăm sóc,
nâng cao trình độ.
nuôi dưỡng, GD
- 90% CBGV,NV đã sử dụng thành thạo vi tính,
trẻ có hiệu quả
100% GV biết trình chiếu giáo án điện tử trong
phù hợp với đặc
các HĐ cho trẻ.
điểm tâm lý trẻ
- GV sáng tạo trong đổi mới các hình thức lên
MN
lớp.
3, Trẻ HĐ tích cực - Trẻ đã tự tin, bày tỏ cảm xúc của mình. mạnh
trong môi trường

dạn trong giao tiếp.

Điểm
đạt
20/20 đ

20/20 đ

19,5/20
17


- Có ý thức trong việc bảo vệ MT và giữ gìn đ
VSMT
- Đã biết khai thác một cách hiệu quả các trò
4,Tổ chức các
chơi dân gian,ca dao,đồng giao, dân ca vào trong
hoạt động vui
các trò chơi tập thể.
19/20 đ
tươi, lành mạnh
- Đã tổ chức cho trẻ đi xem kịch, đi tham quan
danh thắng cuả địa phương
- Địa phương đã quan tâm đến việc đầu tư xây
dựng trường học, cải tạo khuôn viên, mua sắm
5, Huy động sự
TTB…
19,5/20đ
tham gia của cộng
- Đã huy động được nguồn lực của CMHS trong

đồng
việc tu sửa cổng trường,lắp điều hòa mua đồ
dùng đồ chơi…
Điểm chuẩn: 100
Điểm đạt 98 điểm
98/100
đ
điểm
Sau 1 năm tiếp tục chỉ đạo thực hiện phong trào, học kỳ I do còn thiếu thốn
thân thiện

về CSVC nên vẫn còn những tồn tại nhất định, song bước vào học kỳ II, dựa
theo kế hoạch đầu năm, có sự chỉ đạo khoa học chặt chẽ của Ban chỉ đạo, Ban
giám hiệu nhà trường, hoàn tất các hạng mục cải tạo năng cấp tu sửa CSVC,
mua sắm trang thiết bị, khuôn viên sân trường và các phòng chúc năng. Các nội
dung của phong trào đã đi vào việc làm cụ thể trong mỗi CBGV, NV, các bậc
phụ huynh và các cháu. Sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể, đặc biệt Nhà
trường đã làm tốt công tác XHHGD vận động hỗ trợ kinh phí, sơn lại toàn bộ các
phòng học, nhóm lớp, hành lang sạch sẽ, bếp ăn một chiều, ngoài ra Nhà trường
còn xin được một số tiền từ ngân sách Giáo dục mua sắm trang thiết bị cho các
phòng hiệu bộ theo yêu cầu chuẩn và cải tạo lại một số công trình vệ sinh cho các
nhóm lớp.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:

3.1. Kết luận:
Từ thực tiễn chỉ đạo thực hiện phong trào này ở trường MN Ba Đinh, TP
Thanh Hóa, bản thân tôi đã tìm ra được một số biện pháp có hiệu quả trong
quản lý chỉ đạo và rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
- Người lãnh đạo Nhà trường phải là tấm gương mẫu mực trong mọi lĩnh
vực.Trong công tác tham mưu phải có nghệ thuật, kiên trì, lời nói phải có tính

thuyết phục thì mới đạt hiệu quả cao trong công việc.Cần xây dựng kế hoạch
chặt chẽ, rõ ràng, có lề lối làm việc khoa học và phải bắt tay vào làm việc một
18


cách cụ thể chứ không nên chỉ đạo chung chung, phân công phân nhiệm rõ ràng
nhiệm vụ cho các thành viên trong Ban chỉ đạo. Phải thường xuyên phát huy
Quy chế dân chủ trong Nhà trường, biết động viên khích lệ đúng lúc đúng chỗ,
biết chia sẻ, cảm thông với CBGV, NV thì mới xây dựng được khối đoàn kết
thống nhất trong đơn vị. Cùng với việc triển khai phong trào là phải cải tạo, xây
dựng cơ sở vật chất, xây dựng khung cảnh sư phạm xanh- sạch- đẹp còn phải
tạo ý thức cho phụ huynh trong việc cùng tham gia xây dựng, bảo vệ môi trường
sạch, đẹp. Giáo viên phải mẫu mực cả trong lời nói và hành vi, phải kiên trì dạy
trẻ và luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo, phải biết cải tiến linh hoạt nội
dung, phương pháp giảng dạy, biết lồng nội dung phong trào cho phù hợp với
từng hoàn cảnh, mọi lúc mọi nơi, biết tận dụng và khai thác những ưu thế trong
hoạt động hàng ngày để chuyển tải những nội dung cần giáo dục tới trẻ một
cách nhẹ nhàng mà hiệu quả. Phải có sự ủng hộ phối kết hợp của phụ huynh bởi
vì gia đình thực sự là mái ấm của trẻ và phụ huynh phải là tấm gương sáng cho
trẻ noi theo. Quá trình chỉ đạo thực hiện phong trào phải có sơ kết, tổng kết, rút
kinh nghiệm kịp thời và có hình thức động viên những CBGV làm tốt, có biện
pháp đối với CBGV làm chưa tốt.
* Kết quả nổi bật trong 2 năm qua:
+ Đạt: Tập thể Lao động xuất sắc
+ Đạt danh hiệu "Đơn vị văn hóa" cấp tỉnh.
+ Được Uỷ ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen
- Đạt Bằng khen Liên đoàn Lao động tỉnh.
- Tháng 8/2019 khởi công XD trường tổng kinh phí 14 tỷ 700 triệu đồng
- Đạt " Đơn vị kiểu mẫu" cấp tỉnh năm 2019
- Đạt tập thể " Điển hình tiên tiến" cấp thành phố giai đoạn 2015-2020

- Bản thân được " Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen'.
- Có 01 đ/c đạt trình độ Thạc sĩ giáo dục
- 100% CBGV đạt chuẩn; 95 % đạt trên chuẩn.
3.2. Kiến nghị:
Từ thực tiễn chỉ đạo thực hiện, bản thân kiến nghị: Đề nghị cấp trên hỗ
trợ thêm máy vi tính máy chiếu để giáo viên và trẻ được ứng dụng công nghệ
19


thông tin vào thực hành được nhiều hơn. Tháng 8/2020, khởi công xây dựng
trường theo kế hoạch phê duyệt 14 tỷ 700 triệu đồng kịp tiến độ xây dựng
trường đạt chuẩn Quốc gia MĐ 2 vào năm học 2020- 2021.
Vì điều kiện thời gian và cách trình bày sáng kiến đôi lúc chưa thể hiện
hết những ưu, khuyết khi thực hiện phong trào nên đề tài không tránh khỏi
những lúng túng và thiếu sót, rất mong được cấp trên đọc và góp ý để đề tài
được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thành phố, tháng 06 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác

Người viết

Lê Thị Nga

20




×