Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Một số giải pháp giáo dục rèn luyện thói quen tốt nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở trường MN quảng thắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.68 KB, 16 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong xã hội hiện nay, thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến đâu thì
nghành công nghệ thông tin được phát triển tới đó. Nó tràn vào các gia đình từ
thành phố cho tới nông thôn, nhà nhà lắp mạng, người người sử dụng mạng. Do
đó trẻ em từ rất nhỏ cũng được bố mẹ dỗ dành bằng việc xem hình trên mạng,
họ đã vô tình quên đi thời gian dành cho con cũng như thời gian chơi và dạy dỗ
những kĩ năng đầu đời cho trẻ.
Việc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô vùng quan trọng trong sự nghiệp
giáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này. Bác
Hồ nói: “Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế văn hóa”. Sản phẩm
của giáo dục là con người mà con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển
đất nước trong tương lai đó chính là thế hệ trẻ.
Trẻ em là giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị cuộc sống để phát
triển nhân cách, do đó cần giáo dục kĩ năng sống cho trẻ để trẻ nhận thức đúng
và có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ.
Không ít người thường quan niệm: “Rèn kĩ năng sống chủ yếu dành cho
người lớn”. Nhưng đối với trẻ ở lứa tuổi tập nói, dạy lễ giáo đạo đức cho trẻ là
rất quan trọng trong việc hình thành thói quen và nhân cách của bé sau này.Vậy
làm thế nào để thế hệ trẻ nhận được sự giáo dục kịp thời cũng như phát triển
được kĩ năng sống? Là một giáo viên mầm non, sau nhiều năm thực tế trải
nghiệm tôi đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp giáo dục rèn luyện thói quen
tốt nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường Mầm non
Quảng Thắng” làm đề tài nghiên cứu cho mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này được tiến hành nhằm tìm hiểu, tổng kết những giải pháp nâng
cao chất lượng trong việc giúp trẻ cũng như các bậc phụ huynh hiểu hơn về việc
rèn luyện thói quen tốt nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng là trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trường MN Quảng Thắng – Thành phố
Thanh Hóa.


1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này tôi đã lựa chọn và sử dụng những phương pháp nghiên cứu
sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu tài liệu,
sách báo, mạng Internet có nội dung hình thành kỹ năng sống cho trẻ.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: thông qua nhóm
trẻ được phân công phụ trách, qua tìm hiểu trên báo đài, qua mạng internet, qua
trao đổi thông tin với phụ huynh, bạn bè, đồng nghiệp giúp tôi có được thông tin
chính xác, sát thực với thực tế của đề tài.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: bám sát vào số lượng trẻ trong lớp và
mục đích của đề tài đưa ra những con số cụ thể làm minh chứng rõ ràng để
khẳng định hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
- Trao đổi kinh nghiệm học hỏi đồng nghiệp: thông qua kinh nghiệm của
đồng nghiệp tại các nhóm lớp, thông qua trao đổi chuyên môn nắm bắt tiếp thu
1


và áp dụng phù hợp vào nhóm lớp phụ trách
- Phương pháp quan sát trực tiếp: Quan sát quá trình tổ chức tổ chức các
hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ trong nhà trường và nhóm lớp
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
Để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục và thực hiện lời dạy của Bác Hồ đã để
lại “Dạy mẫu giáo là thay mẹ dạy trẻ, muốn làm được thì trước hết phải thương
yêu trẻ, các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ, chịu khó mới nuôi dạy được các
cháu, dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu mới trở thành người tốt”.
Giáo viên Mầm non không chỉ là nhà giáo đơn thuần mà còn là ca sĩ, nghệ
sĩ và là người mẹ hiền thứ hai của trẻ. Lứa tuổi Mầm non còn non nớt chưa phát
triển, hoàn thiện về tâm sinh lí, dễ nhạy cảm với mọi hoạt động xung quanh cho
nên tôi thấy nghĩa vụ của mình là đưa trẻ hiểu, cảm nhận dần các kỹ năng cho

trẻ được học tốt nhất thông qua các hoạt động tích cực. Đối với trẻ Mầm non trẻ
thường học các hành vi thông qua việc bắt chước, nhập tâm, qua luyện tập thực
hành hàng ngày lâu dần trở thành kỹ năng của trẻ.
Trẻ mẫu giáo, trẻ chưa biết hành vi nào xấu, hành vi nào tốt vì thế người lớn
phải là tấm gương sáng, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm
bảo an toàn cho trẻ.
Đối với giáo viên Mầm non thường tập trung lo lắng cho những trẻ có
những vấn đề về hành vi và khả năng tập trung trong những năm tháng đầu tiên
trẻ đến trường. Đơn giản là vì những trẻ này thường ít có khả năng chờ đến lượt,
không biết chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, điều này làm cho trẻ không
thể tập trung lĩnh hội những điều cô giáo dạy. Vì vậy, khi mới được phân công
nhận lớp, giáo viên phải tốn rất nhiều thời gian vào đầu năm học để giúp trẻ có
những kỹ năng sống cơ bản ở trường Mầm non.
Về phía các bậc cha mẹ trẻ luôn quan tâm đến việc làm sao để kích thích
tính tích cực học tập của trẻ, ai cũng muốn con mình được học đọc và học viết
ngay trong những năm tháng học ở mẫu giáo, đặc biệt là các bậc cha mẹ có con
chuẩn bị vào lớp 1. Đây là một sai lầm mà đa số các bậc phụ huynh đều vấp
phải.
Việc học của trẻ nếu luôn được người lớn khuyến khích, chia sẻ thì trẻ sẽ tự
tin vào năng lực của bản thân và chúng thường hy vọng vào tương lai nhiều hơn.
Nhân cách, ý chí tình cảm của trẻ được hình thành thông qua chơi, chơi để lớn
lên. Vì thế người lớn cần tạo cơ hội để trẻ được chơi, được sáng tạo, từ đó giúp
trẻ tìm ra nhiều cách học khác nhau. Những kinh nghiệm mà trẻ nhận ra được
trong các trò chơi là nền tảng tạo nên sự hăng hái học tập lâu dài ở trẻ. Bởi trẻ
nhận ra rằng “Học vừa vui mà vừa có ý nghĩa”. Bên cạnh đó, giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ Mầm non giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết điều nên
làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lí các tình huống
trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ
trở thành người có trách nhiệm và có cuộc sống hài hòa trong tương lai.
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu

Năm học 2018 – 2019 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 5 – 6 tuổi với
tổng số trẻ là 40 trẻ. Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học tôi đã gặp rất nhiều
2


thuận lợi và khó khăn.
* Thuận lợi
Những năm gần đây, nhà trường luôn xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm trong các hoạt động nhằm rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lí với
các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo
nhóm; rèn luyện sức khỏe, ý thức bảo vệ sức khỏe và chủ động trong các hoạt
động của trẻ….
Ở trường Mầm non Quảng Thắng nơi tôi công tác, BGH nhà trường tạo
điều kiện quan tâm đầu tư trang thiết bị, tài liệu và giúp đỡ về mọi mặt như:
phương tiện dạy học; cơ sở vật chất; môi trường hoạt động; tài liệu tham khảo
của các ban nghành cho cán bộ giáo viên nghiên cứu học hỏi và luôn tạo điều
kiện cho giáo viên tham gia đầy đủ các lớp chuyên đề, tập huấn do phòng GD &
ĐT tổ chức….
Tập thể giáo viên trong trường sôi nổi nhiệt tình trong công tác, hết mình vì
công việc, yêu nghề mến trẻ.
* Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì cha mẹ của trẻ phần lớn chỉ quan tâm
đến truyền thụ kiến thức cho trẻ chứ chưa trú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng
sống cho trẻ. Một số phụ huynh chưa quan tâm đến trẻ, thậm chí một số gia đình
vì quá bận rộn công việc nên chưa trú trọng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong
gia đình. Chính vì vậy đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc rèn luyện kỹ năng
sống cho trẻ ở nhà trường. Cùng với sự tác động của xã hội làm cho trẻ bị ảnh
hưởng một số thói quen xấu nên việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ còn gặp
nhiều khó khăn.
Trong thực tế với thời đại 4.0 hầu hết người lớn thường quên đi vai trò của

mình đối với trẻ. Luôn áp đặt trẻ, chiều chuộng trè bằng công nghệ thông tin mà
quên đi việc phải dạy dỗ, chỉ bảo trẻ những thói quen cần thiết, thậm chí không
có thời gian cho trẻ vui chơi.
Đối với giáo viên, một số cô chưa xác định hết được tầm quan trọng và sự
cần thiết của việc hình thành những kỹ năng sống ở độ tuổi Mầm non, còn xem
nhẹ việc rèn luyện kỹ năng sống đối với trẻ.
Về phía các bậc cha mẹ trẻ luôn nóng vội trong việc dạy con. Do đó, khi trẻ
về nhà mà chưa biết đọc, viết chữ, hoặc chưa biết làm toán thì lo lắng một cách
thái quá. Kết hợp với suy nghĩ “kỹ năng sống thì để sau này lớn ắt sẽ tự biết cần
gì phải giáo dục và rèn luyện bây giờ”. Đồng thời lại chiều chuộng, cung phụng
khiến trẻ mất đi một số thói quen tốt. Điều đó được chứng minh qua kết quả
khảo sát 40 trẻ đầu năm học dưới đây:
* Kết quả khảo sát trẻ đầu năm
Số trẻ được khảo sát: 40 trẻ
TT
Nội dung khảo sát
Đạt
Chưa đạt
1

Ý thức tự giác trong tất
cả các hoạt động hàng
ngày ở gia đình cũng như
ở lớp. (Thói quen tự phục

T

%

K


%

TB

%



%

4

10

11

27,
5

13

32,
5

12

30

3



vụ).
Biết chia sẻ với bạn cũng
12,
22,
27,
2 như biết yêu thương giúp 5
9
11
15 37,5
5
5
5
đỡ bạn bè.
Có thái độ lễ phép, kính
trọng, yêu thương ông,
bà, cha mẹ, người lớn
37,
3
10 25 15
6
15
8
20
tuổi. Đi chào về hỏi. Biết
5
quan tâm tới mọi người
trong gia đình.
Biết yêu quý các nghề

trong xã hội, có thái độ
27,
32,
4
3 7,5 11
13
17 42,5
quý trọng những sản
5
5
phẩm mà các nghề tạo ra.
Từ những thực trạng trên tôi mạnh dạn đưa ra “Một số giải pháp giáo dục
rèn luyện thói quen tốt nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường
Mầm non Quảng Thắng”.
2.3. Các giải pháp đã thực hiện
* Giải pháp 1: Hình thành thói quen tốt trong hoạt động vui chơi
Hoạt động vui chơi là hoạt động được trẻ đón nhận một cách hứng thú và
tích cực nhất, bởi nó đáp ứng được nhu cầu của trẻ, trong thế giới đồ vật trẻ tha
hồ được vui chơi và sáng tạo. Việc tổ chức hoạt động vui chơi không chỉ giúp
hình thành khả năng mà còn đạt nền tảng khá vững chắc để phát triển những kỹ
năng sống cho trẻ.
Ví dụ: Trong chủ đề giao thông, ở góc phân vai khi trẻ chơi trò chơi “Bố mẹ
chở con đi học”, giáo viên có thể dạy trẻ đội mũ bảo hiểm sao cho đúng cách và
an toàn. Yêu cầu trẻ đội mũ và gài dây phía dưới cằm trước khi ngồi trên xe. Cứ
như vậy, cho trẻ lặp đi lặp lại 2, 3 lần để nhớ các thao tác từ đó hình thành kỹ
năng đội mũ bảo hiểm cho trẻ một cách tự nhiên.
Ở chủ đề các hiện tượng tự nhiên thông qua trò chơi “Bé làm gì khi có
cháy”, có thể dạy trẻ nhận biết kí hiệu cửa thoát hiểm, cầu thang thoát hiểm, trẻ
biết cách xử lí khi xảy ra hỏa hoạn, trẻ biết tuân thủ sự hướng dẫn của người lớn
khi xảy ra hỏa hoạn. Tạo tình huống và giải thích cách xử lí để trẻ biết và hiểu

để thoát khỏi tình huống nguy hiểm, sử dụng tín hiệu nào đó để báo cháy trẻ cần
nhanh chóng làm theo sự chỉ dẫn của người lớn, di chuyển ra khỏi nơi cháy tới
nơi an toàn và chờ đội cứu hộ. Sau khi trò chơi kết thúc cô cho trẻ thảo luận về
cảm giác của trẻ khi nghe tiếng hô “Cháy! Cháy!”. Khuyến khích trẻ nói lên suy
nghĩ của mình và cùng đưa ra cách giải quyết. Thông qua trò chơi này có thể
hình thành cho trẻ kỹ năng ứng phó và cách xử lí tình huống nguy hiểm.
Ở chủ đề gia đình, có thể gợi ý cho trẻ đóng vai ông bà, bố mẹ, con cái…
hướng dẫn số điện thoại và gọi cho nhau. Qua đó, giúp trẻ vừa biết bày tỏ lòng
quan tâm, yêu thương đối với mọi người, vừa cho trẻ tập bấm điện thoại cho
những người thân để sử dụng khi cần thiết.
Ngoài ra tôi tận dụng những tình huống xảy ra trong quá trình chơi của trẻ
để dạy trẻ kỹ năng biết hợp tác, chia sẻ cùng bạn. Một trẻ đang loay hoay một
4


mình với bộ lắp ráp người máy, trẻ đã rất cố gắng nhưng không thể lắp ráp được,
giáo viên nên gợi ý để trẻ rủ thêm bạn cùng chơi. Trong giờ hoạt động vui chơi
nếu quan sát kỹ chúng ta sẽ thấy vô vàn tình huống xảy ra. Vì vậy, tôi luôn quan
tâm và suy nghĩ để tìm ra biện pháp kịp thời xử lí tình huống, điều chỉnh hành vi
cho trẻ, giúp trẻ có thói quen tốt, biết được cái nào nên làm và cái nào không nên
làm. Lâu dần những hành vi ấy sẽ được tích lũy và nó trở thành kỹ năng sống
đối với trẻ.
* Giải pháp 2: Bồi dưỡng kinh nghiệm, hình thành cách sống cho trẻ
qua những câu chuyện, thơ, ca dao, tục ngữ.
Giải pháp này giúp trẻ hứng thú hơn với trò chơi đồng thời tiếp thu các kỹ
năng cũng như thói quen được lồng ghép trong lời đồng dao, ca dao một cách
nhẹ nhàng.
Kể chuyện cho trẻ hằng ngày là phương pháp mưa dầm thấm lâu. Cô giáo,
cha mẹ hãy dành thời gian mỗi ngày để kể cho trẻ nghe những câu chuyện, dành
thời gian trò chuyện với con trẻ vì truyện là kho báu của dân tộc, kể truyện cổ

tích là con đường ngắn nhất, đơn giản, hiệu quả nhất để giáo dục nhân cách cho
trẻ. Được nghe kể chuyện, với trẻ là điều vô cùng thích thú. Những câu chuyện
hay, có ý nghĩa truyền tải những thông điệp có giá trị, giúp trẻ có được những kỹ
năng sống quý báu. Tôi lựa chọn những tác phẩm có giá trị, phù hợp với nhận
thức của trẻ để kể cho trẻ nghe. Các bài thơ, ca dao, tục ngữ là nguồn giá trị cho
trẻ nghe thường xuyên.
Ví dụ: Thông qua bài thơ “Đi học và về nhà”
Đi học hay về nhà
Em đều chào cha mẹ
Cha mẹ khen em ngoan
Thơm má em dịu dàng…
Trẻ hiểu được thói quen chào hỏi khi đi và khi về, từ đó hình thành cho trẻ
thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày.
Để giáo dục và hình thành cho trẻ kỹ năng khi tham gia giao thông, cô giáo
có thể sử dùng bài thơ “An toàn giao thông” hoặc câu chuyện “Qua đường”…để
làm nội dung giảng giải cho trẻ hiểu, từ đó hình thành thói quen và kỹ năng tốt
cho trẻ khi tham gia giao thông.
Trẻ nhỏ thường có tâm lí sợ làm sai dẫn đến hay rụt rè, không tự tin. Giáo
viên phải là người nắm bắt tâm lí trẻ để có biện pháp giáo dục đúng đắn. Không
nên gây áp lực cho trẻ mà phải giải thích cho trẻ hiểu bằng nhiều cách thức. Qua
những câu chuyện thực tế trẻ đúng thì cô sẽ động viên, khuyến khích, tuyên
dương trẻ kịp thời, trẻ sai thì cô nên giải thích và động viên trẻ giúp cho trẻ
không còn sợ hãi mà sẽ dần tự tin hơn.
Để giúp trẻ có thêm sự tự tin, ngoài các hoạt động trong giao tiếp, các hoạt
động trải nghiệm, cô giáo có thể cho trẻ nghe bài thơ “Tự tin”:
Khi đến chỗ đông người
Nên tự tin mạnh dạn
Chớ rụt rè nhút nhát
Hãy thể hiện mình nào
Nói năng với mời chào

5


Thật to và dõng dạc
Để ông bà cô bác
Mọi người đều khen con.
Thông qua nội dung bài thơ trẻ được nghe, được đọc cùng với sự giảng giải
của giáo viên trẻ sẽ thấm dần ý nghĩa của việc tự tin giao tiếp nơi đông người, từ
đó trẻ có thể tích lũy cho bản thân những thói quen và bài học kinh nghiệm trong
cuộc sống.
- Hay qua bài thơ “Bé tập lau mặt”
Một tay chẳng làm được
Để lau tiếp mũi – má
Bé phải lau hai tay
Xoay khăn nào bạn nhỏ
Bắt đầu từ trán này
Lau cái miệng xinh xinh
Rồi đến má bạn nhé
Trải khăn đẹp ra chậu
Kéo khăn xuống dưới cằm
Vậy mặt đã sạch rồi
Rồi lau bên còn lại
Cô nhìn bé cô cười
Gập đôi khăn thật đẹp
Cô khen bé giỏi lắm.
Thông qua bài thơ giáo dục trẻ kỹ năng rửa mặt, sự tự tin và tính tự lập.

6



* Giải pháp 3: Sử dụng tình huống có vấn đề nhằm hình thành cho bé
một số kỹ năng sống cần thiết.
Một trong những kỹ năng cần hình thành ở trẻ, đó là giúp các bé có khả
năng biết từ chối, kỹ năng xử lí tình huống khi bé cảm thấy không an toàn. Giáo
viên có thể thiết kế một số tình huống để tập cho trẻ tự giải quyết vấn đề, những
tình huống này được sử dụng xuyên suốt trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.
Ví dụ: Cô kể cho trẻ nghe câu truyện: Hôm nay sau giờ tan học, Hà đang
chờ mẹ đến đón về, cô bé rất sốt ruột vì chờ mãi không thấy mẹ tới, nhân lúc cô
giáo không để ý Hà đã tự đi ra cổng trường để ngóng mẹ. Bỗng có một người
phụ nữ xuất hiện, trên tay bà cầm một cái bánh bông lan ngon ơi là ngon, bà ấy
ngọt ngào nói: Cháu đang chờ mẹ phải không? Hôm nay mẹ bận không đến đón
cháu được, mẹ nhờ bác đến đón cháu về, nào cháu ngoan hãy ăn bánh đi rồi bác
đưa cháu về.
Tôi vừa kể vừa dừng lại hỏi trẻ: Con thử đoán xem bạn Hà có đi về cùng
người đàn bà đó không? Nếu là con, con sẽ xử lý thế nào đây? (Cho trẻ tự trao
đổi và bày tỏ ý kiến của mình).
Hà rất thèm ăn bánh lại rất muốn về nhà thật nhanh với mẹ. Định đưa tay
cầm chiếc bánh thì bỗng dưng Hà dừng lại vì nhớ tới lời dạy của cô là không
được nhận quà của ai và đi theo người lạ nên Hà đã mạnh dạn trả lời thật to
“Không! Cháu không đi đâu, cháu chờ mẹ cháu đến đón cơ”. Hà nói rồi vội
vàng chạy thật nhanh vào lớp, người phụ nữ ấy nắm áo Hà và kéo lại, Hà vội la
lên “Cứu con với, có người muốn bắt con”. Nghe tiếng kêu cứu của Hà bác bảo
vệ vội chạy đến…
Sau khi trẻ được nghe kể truyện, được bày tỏ ý kiến của mình, tôi tổ chức
cho trẻ đóng kịch theo nội dung câu chuyện. Đó là cơ hội để cho trẻ rèn luyện và
cách đưa ra lời từ chối và nói lên điều đó.
Ngoài ra còn rất nhiều tình huống khác tôi có thể thiết kế và tổ chức lồng
ghép ở mọi lúc mọi nơi để trẻ có cơ hội tự giải quyết vấn đề và xử lí tình huống
như: Khi con bị côn trùng cắn; khi con bị con chó tấn công; khi con ở nhà một
mình; khi con bị lạc…

* Giải pháp 4: Nâng cao khả năng giao tiếp mạch lạc, linh hoạt trong
các hoạt động.
Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu là một trong những
kỹ năng quan trọng cần có ở trẻ vào giai đoạn này. Ngay từ khi trẻ chào đời, kỹ
năng giao tiếp đã là một kỹ năng quan trọng giúp trẻ tồn tại và phát triển. Giai
đoạn đầu trẻ giao tiếp qua cử động tay chân, qua biểu cảm ánh mắt, qua tiếng
khóc. Lớn hơn, kỹ năng giao tiếp của trẻ được hình thành và hoàn thiện dần qua
ngôn ngữ, cử chỉ. Có thể nói ngôn ngữ là một trong những năng lực cần thiết
nhất để trẻ phát triển và sinh tồn trong cuộc sống.
Đối với tâm sinh lý trẻ em dưới 6 tuổi thì có nhiều kỹ năng quan trọng mà
trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào học văn hóa. Thực tế kết quả của nhiều
nghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng trẻ phải học vào thời gian đầu
của năm học chính là những kỹ năng sống như: Sự hợp tác, tự kiểm soát, tính tự
tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp…
Giáo viên cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình


cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế
giới xung quanh nó. Đây là một kỹ năng quan trọng đối với trẻ. Nó có vị trí
chính yếu khi so với tất cả các kỹ năng khác như đọc, viết, làm toán và nghiên
cứu khoa học. Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiến
nào đó, trẻ sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới.
Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẵn sàng học mọi thứ, giáo viên cần dạy
trẻ trong sinh hoạt hàng ngày những kỹ năng đơn giản, gần gũi như ăn uống, lao
động tự phục vụ, tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết
cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn
uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, biết tự dọn, cất
đúng chỗ bát, biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn, không làm ảnh
hưởng đến người xung quanh.
Để đạt hiệu quả tốt tôi đã giúp giáo viên tìm tòi, khai thác và sử dụng nhiều

tư liệu và ý tưởng khác nhau để khêu gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ thông qua
các câu chuyện, các hoạt động mang tính chất khác lạ, mới mẻ đối với trẻ nhằm
khêu gợi trí não của trẻ vì những thứ có thể đoán trước được sẽ không gây sự
chú ý mạnh mẽ ở trẻ. Cô giáo liên tục đọc sách, trò chuyện, kể chuyện cho trẻ
nghe, trò chuyện với trẻ trong những giờ hoạt động ngoài trời, hoạt động góc,
đặt ra các tình huống, giả thiết để trẻ tìm cách giải quyết, khuyến khích trẻ diễn
đạt các ý tưởng của mình, tăng cường kể cho trẻ nghe các câu chuyện cổ tích
qua đó rèn luyện đạo đức cho trẻ, giúp trẻ hoàn thiện mình, dạy trẻ yêu thương
bạn bè, yêu thương con người. Tạo hứng thú cho trẻ qua các chuyện bằng tranh
tùy theo lứa tuổi, gợi mở tính tò mò, ham học hỏi, phát triển khả năng thấu hiểu
ở trẻ.
* Giải pháp 5: Tuyên truyền cho các bậc cha mẹ về tầm quan trọng
trong việc rèn luyện những thói quen tốt cho trẻ để từ đó hình thành được
kỹ năng sống cho trẻ.
Đối với biện pháp này giáo viên cần tuyên truyền hàng tháng cho phụ
huynh, thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm tình hình của trẻ
trao đổi với phụ huynh những nội dung và biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ tại
nhà, bàn bạc cách giải quyết những khó khăn gặp phải.
Phụ huynh đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp trẻ trau dồi thói
quen tốt. Tạo môi trường phù hợp cho con, tạo điều kiện cho con hòa đồng với
những người xung quanh, cho con cơ hội, khuyến khích con tương tác, giao tiếp
với bạn bè và những người xung quanh.Cha mẹ là những người làm gương quan
trọng nhất của trẻ. Nhiều người đã bỏ qua những cơ hội đơn giản và thuận lợi
hàng ngày để hướng dẫn con những thói quen, rồi sau đó lại bắt trẻ mất thời gian
học lại những điều này ở nơi khác với những điều xa lạ.
Phối hợp với cha mẹ trẻ một cách chặt chẽ và hợp lí bằng việc tham gia tình
nguyện vào quá trình giáo dục trong nhà trường. Cha mẹ nên tham gia vào các
buổi trao đổi với giáo viên, tham gia các buổi họp của nhà trường để từ đó có thể
hiểu ra rằng trẻ học là phải học cả đời. Mọi thành viên trong gia đình cần chú ý
đến việc dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống, trong sinh hoạt rất cần

thiết. Để trẻ có được những kỹ năng, kỹ xảo, thói quen sử dụng đồ dùng một
cách chính xác, thuần thục và khéo léo, không chỉ đòi hỏi trẻ phải thường xuyên


luyện tập mà còn phải đáp ứng được nhu cầu của trẻ,đó là cung cấp cho trẻ
những mẫu hành vi văn hóa, những hành vi đúng, đẹp, văn minh của chính cha
mẹ và những người xung quanh trẻ.
Ví dụ: Câu chuyện “Quả trứng”
Cậu bé 6 tuổi đang háo hức chờ mẹ bóc vỏ quả trứng cho ăn. Vừa cầm quả
trúng lên thì chuông điện thoại reo. Sau khi nghe điện thoại, người mẹ vội vàng
ngồi vào bàn làm việc và dặn “Con tự ăn trứng đi nhé, mẹ có việc phải giải
quyết ngay bây giờ”. Sau khi giải quyết xong công việc, người mẹ quay ra và
ngạc nhiên khi thấy quả trứng vẫn còn y nguyên trên bàn. Bà mẹ hỏi con “Sao
con không ăn trứng?” Cậu bé mếu máo trả lời “Con rất đói nhưng con không
biết làm thế nào để ăn được trứng cả!”. Bà mẹ nhìn con ngỡ ngàng bối rối và bà
chợt hiểu ra một điều gì đó.
Thông qua câu chuyện trên phụ huynh sẽ tự thảo luận, trao đổi và rút ra bài
học kinh nghiệm trong cách hình thành kỹ năng sống cho trẻ.
Bản thân tôi khuyến khích cha mẹ tạo điều kiện cho trẻ làm những việc mà
trẻ có thể tự làm, trẻ cảm thấy thoải mái. Cha mẹ tạo cơ hội để trẻ tự phục vụ
bản thân như: Tự rửa mặt, tự đánh răng, tự chọn và mặc quần áo, chuẩn bị đồ
dùng cá nhân trước khi đi học. Thay vì cho con 1 chiếc điện thoại thông minh thì
hãy tạo cho con những khoảnh khắc vui vẻ, chơi cùng con, trải nghiệm cùng
con; thay vì làm giúp con nhưng hành động tưởng như đơn giản như: Cất áo, cất
cặp sách, cất giầy dép thì hãy khuyến khích con tự làm, tự phục vụ và quan
trọng phải tạo cho trẻ tinh thần cảm thấy vui vẻ và tự hào khi bản thân mình có
thể làm những việc như thế.Hãy cho trẻ vui chơi và bày biện đồ chơi theo ý của
trẻ, đừng bao giờ cấm đoán hay la mắng trẻ. Điều quan trọng là cho trẻ tự cất đồ
chơi sau khi chơi xong. Cha mẹ có thể cùng thu dọn nhưng tuyệt đối không bao
giờ làm thay trẻ.

Trong các dịp lễ tết, cha mẹ nên tạo cơ hội khuyến khích trẻ tham gia dọn
dẹp trang hoàng nhà cửa, phụ ông bà lau lá để gói bánh chưng, bánh tét, cùng bố
mẹ trang trí cây đào, cây quất, đi chợ tết mua sắm cùng mẹ. Ngoài ra bố mẹ nên
chọn những chương trình truyền hình phù hợp và bổ ích với bé để cả nhà cùng
xem, khi xem khuyến khích trẻ nói lên suy nghĩ và cảm xúc của mình về những
điều trẻ vừa được xem.
Thay vì không cho con làm thế này, không cho con làm thế kia thì ta nên
đưa ra các tình huống cụ thể thông qua thực tế giúp trẻ hiểu tại sao không được
như thế, nếu xảy ra thì sẽ phải làm như thế nào? Chính từ những suy nghĩ tìm
cách xử lí các tình huống cụ thể đó giúp trẻ dần có kỹ năng suy đoán, biết áp
dụng những kiến thức kinh nghiệm mình đã có để tìm cách giải quyết. Từ đó trẻ
có thể vận dụng với những tình huống khác trong thực tế hàng ngày mà trẻ gặp.
Dần hình thành cho trẻ những kinh nghiệm, những kỹ năng biết bảo vệ mình
trong cuộc sống sau này.
Việc phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục hình thành kỹ năng sống
cho trẻ là điều vô cùng cần thiết. Tuyên truyền để cha mẹ trẻ nên có biện pháp
và xử lí tình huống đúng các và kịp thời, những lời khen chê cũng cần đặt đúng
vị trí trong các tình huống cụ thể. Không nên bực bội khi trẻ làm một điều gì đó
không đúng mà nên nhẹ nhàng phân tích cho trẻ hiểu là nên làm hay không nên


làm. Không nên la mắng trẻ, lại khen ngợi ngay một trẻ khác…vô tình bạn sẽ
cho trẻ mâu thuẫn với nhau. Chính vì vậy, việc tốt nhất là cần khen, động viên
khi trẻ làm tốt cho dù là việc nhỏ, như vậy chúng ta dần hình thành cho trẻ
những kỹ năng sống nhỏ nhất từ gia đình. Trong gia đình, cha mẹ luân phiên
cùng anh chị lớn đọc sách cho trẻ nghe, các loại sách phải phù hợp với lứa tuổi
của trẻ, giúp trẻ phát triển sự ham hiểu biết, tìm tòi và phát triển nhân cách của
trẻ. Cha mẹ luôn khuyến khích trẻ nói lên quan điểm của trẻ, việc này sẽ hình
thành kỹ năng tự kiểm soát bản thân, rèn luyện tính tự tin cho trẻ khi tham gia
các hoạt động và các buổi thảo luận tại trường sau này.

* Giải pháp 6: Hình thành thói quen tốt và kỹ năng sống cho trẻ ở mọi
lúc mọi nơi.
Việc hình thành các kỹ năng sống cho trẻ không phải một sớm một chiều
mà nó phải có quá trình thời gian để rèn luyện. Đó là sự lặp lại một thao tác, một
hành vi nào đó, dần dần sẽ trở thành những kỹ năng đối với trẻ. Những kỹ năng
sống đầu tiên và quan trọng nhất của một đứa trẻ luôn được tiếp nhận và rèn
luyện trong một môi trường tự nhiên, đó là môi trường gia đình và xã hội.Ở
trường Mầm non dưới sự hướng dẫn của giáo viên góp phần không nhỏ vào việc
hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Tôi luôn tận dụng các thời điểm trong ngày bất
cứ khi nào có cơ hội và cảm thấy trẻ hứng thú.
Ví dụ: Khi dạy trẻ quan sát các loại rau, củ, quả ta không nên chỉ cho trẻ
làm quen với những loại tươi ngon mà còn phải chuẩn bị cả rau đã bị úa, dập
khác nhau. Sau đó tôi yêu cầu trẻ chọn giúp tôi những loại rau, củ, quả mà trẻ
thấy nên mua và trẻ phải giải thích tại sao trẻ lại mua những loại rau, củ, quả
đó…
Ngoài ra, trong khi hoạt động các góc chơi, tôi cũng rất chú ý và hướng dẫn
trẻ cách nhập vai, cách chăm sóc vườn hoa, cách trồng rau…
Trong buổi dạo chơi ngoài trời, vừa quan sát trẻ chơi, vừa hướng dẫn cho
trẻ cách chơi an toàn như: Khi chơi không xô đẩy nhau, không tranh giành đồ
chơi…
Trong giờ ăn tôi đã giáo dục và hình thành kỹ năng cho trẻ thông qua những
thói quen như: rửa tay trước khi ăn, cách mời chào trước khi ăn, khi ngồi ăn phải
ngồi ngay ngắn, khi ăn không nói chuyện, không nhoài người về trước, cách
cầm thìa khéo léo để không làm rơi vãi cơm ra bàn. Đừng bao giờ sợ rằng để trẻ
làm sẽ không có hiệu quả, sẽ mất thời gian như: Lau bàn không sạch, vắt khăn
không ráo. Nếu như thế chúng ta đã vô tình ngăn cản việc học kỹ năng sống của
trẻ. Vì vậy, bạn hãy cứ việc nhờ trẻ, cứ sai vặt trẻ khi cần thiết.Thay vì trẻ làm
không được thì hãy cặn kẽ, kiên trì hướng dẫn trẻ làm sao cho sạch cho
nhanh….
Có người cho rằng muốn cho trẻ học kỹ năng sống chỉ có thể tìm đến các

chuyên gia trong các trung tâm đào tạo kỹ năng sống và đợi khi trẻ đủ lớn mới
cần thiết dạy. Nhưng thiết nghĩ, những giáo viên Mầm non như chúng ta, những
người cha, người mẹ là những chuyên gia rất tuyệt vời của trẻ. Cô giáo, cha mẹ
chính là những tấm gương của mình, bằng những việc rất giản dị trong cuộc
sống hàng ngày để dạy kỹ năng sống cho trẻ.
* Giải pháp 7: Xác định những kỹ năng sống cơ bản dạy cho trẻ.


Giáo viên cần xác định được những kỹ năng sống cơ bản phù hợp với lứa
tuổi của trẻ. Từ đó sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để
rèn luyện những thói quen tốt nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ ở lớp mình
phụ trách. Không nên lựa chọn kỹ năng quá dễ hay quá khó sẽ làm ảnh hưởng
đến chất lượng giáo dục của trẻ.
Đối với tâm sinh lý trẻ em dưới 6 tuổi thì có nhiều kỹ năng quan trọng mà
trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào học văn hóa. Và những kỹ năng đó đa
phần được hình thành từ thói quen tốt của trẻ. Thực tế kết quả của nhiều nghiên
cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng trẻ cần được giáo dục chính là những
kỹ năng như:
- Kỹ năng tự phục vụ: Ở lứa tuổi này rất cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa
phụ huynh và giáo viên để giúp trẻ hình thành những thói quen cần thiết như: Tự
cất ba lô, tự thay giầy dép, tự xúc cơm ăn, tự mặc quần áo, tự làm vệ sinh cá
nhân, biết gấp cất trải nệm, gối, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi gọn gàng sạch sẽ,
biết giúp cô lau bàn, rửa đồ chơi, xếp lại giá đồ chơi gọn gàng ngăn nắp….
- Kỹ năng vệ sinh: Hình thành cho trẻ các thói quen vệ sinh như:
+ Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
+ Xúc miệng nước muối sau khi ăn.
+ Đánh răng sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ.
+ Giữ gìn vệ sinh: Không nghịch bẩn, không vứt rác bừa bãi.
+ Đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết xin phép, gọi người lớn khi muốn đi vệ
sinh.

- Kỹ năng tự bảo vệ bản thân như:
+ Không tự ý đi ra khỏi nhà, khỏi trường, khỏi lớp.
+ Không trêu đùa, lại gần các loài động vật có khả năng gây nguy hiểm
như: chó, tổ ong…
+ Không tự ý cắm phích cắm vào ổ điện, không cắm các vật nhọn vào ổ
điện. Không nghịch dao, kéo, bếp ga…
+ Không đi chân đất trong nhà vệ sinh.
+ Không đi theo người lạ.
+ Bảo vệ giác quan: Không nhét các vật thể lạ vào tai, mũi…
Giáo viên nên giải thích cho trẻ biết những hậu quả sẽ xảy ra. Đồng thời
thông qua những hoạt động trong lớp, ngoài lớp, các buổi tham gia dã ngoại cô
gợi ý cho trẻ những nguy cơ gây mất an toàn và cách xử trí.
- Kỹ năng tự tin: Một trong những kỹ năng mà giáo viên cần chú tâm đó
chính là phát triển sự tự tin của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ nhận biết, thể hiện cảm
xúc, suy nghĩ cá nhân với mọi người.
- Kỹ năng thích nghi: Thích nghi với trường lớp học Mầm non, thích nghi
với môi trường, thích nghi với đám đông….
- Kỹ năng hợp tác, chia sẻ: Kỹ năng tổ chức hoạt động, làm việc theo nhóm,
kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề. Bằng những trò chơi hay hoạt động
làm lao động, giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn. Đây là một kỹ
năng rất cần thiết đối với lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ cảm thông
và cùng làm việc với các bạn.
Ví dụ: Hoạt động cho trẻ “Trồng rau”.


Mỗi trẻ sẽ được phân công theo nhóm để nhận nhiệm vụ như: nhổ cỏ, xới
đất, trồng rau….Trẻ sẽ học làm việc cùng nhau.
Hay hoạt động sáng tạo “Vẽ tranh theo nhóm”: Ở hoạt động này trẻ sẽ phải
cùng nhau thảo luận, cùng nhau hợp tác để hoàn thiện bức vẽ theo chủ đề hoặc
theo ý thích một cách sáng tạo.

- Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi và khả năng thấu hiểu: Ở lứa tuổi này
trẻ luôn khát khao được khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh. Nhiệm vụ của
giáo viên là cần sử dụng nhiều tư liệu và luôn sử dụng ý tưởng, tình huống khác
nhau để gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ.
- Kỹ năng giao tiếp: Được xem là một năng lực cần thiết cho trẻ mở rộng
quan hệ từ trong gia đình đến nhà trường và xã hội. Người lớn là tấm gương cho
trẻ về thói quen giao tiếp văn minh lịch sự. Trẻ cần được tập nói những lời nói lễ
phép và tự nhiên không quá màu mè và hình thức nhưng cũng không được phép
cộc lốc và suồng sã. Một trong những điều mà trẻ cần phải học và nhận biết một
cách đầy đủ là tính tôn trọng. Điều này được thể hiện qua những thói quen sau:
+ Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi…
+ Biết chào hỏi và biết cách giao tiếp đơn giản với mọi người xung quanh.
+ Biết chơi với bạn, chia sẻ đồ dùng đồ chơi với bạn.
+ Biết nói với người lớn một số yêu cầu cơ bản như.
+ Không cướp lời người lớn, không nói leo…
+ Không tự tiện lấy đồ của người khác….
Để xác định được những kỹ năng này sẽ được hình thành từ những thói
quen nào giáo viên cần nghiên cứu và tìm hiểu những tài liệu có liên quan. Để
có kết quả cao thì giáo viên cũng cần phải phối kết hợp cùng với phụ huynh một
cách có hiệu quả.
2.4. Hiệu quả
Sau khi thực hiện nghiên cứu tôi thấy trẻ lớp tôi đa số đã tự ý thức trong
mọi công việc cũng như trong việc học tập của mình. Trẻ có tinh thần tự giác và
làm mọi việc đều đạt kết quả như tôi mong muốn, cùng với đó tôi cũng được các
bậc phụ huynh tin tưởng và vui mừng về những gì con trẻ làm được sau thời
gian cố gắng của cả cô giáo, nhà trường, các bậc phụ huynh cũng như sự cố
gắng học tập của trẻ.
Kết quả khảo sát trên trẻ giai đoạn cuối năm
Số trẻ được khảo sát:40 trẻ
TT

Nội dung khảo sát
Đạt
Chưa đạt

1

2
3

Ý thức tự giác trong tất
cả các hoạt động hàng
ngày ở gia đình cũng
như ở lớp.(Tự phục vụ)
Biết chia sẻ với bạn
cũng như biết yêu
thương giúp đỡ bạn bè.
Có thái độ lễ phép, kính
trọng, yêu thương ông,

T

%

K

%

TB

%




%

36

90

3

7,5

1

2,5

0

0

35

87,
5

4

10


1

2.5

0

0

40

100

0

0

0

0

0

0


bà, cha mẹ, người lớn
tuổi. Đi chào về hỏi.
Biết quan tâm tới mọi
người trong gia đình.
Biết yêu quý các nghề

trong xã hội, có thái độ
17,
4 quý trọng những sản 30
75
7
3 7,5
0
0
5
phẩm mà các nghề tạo
ra.
* Đối với bản thân:
Từ kết quả đã đạt được trong quá trình giáo dục ở lớp cũng như sự trao đổi
với phụ huynh về trẻ ở nhà, bản thân tôi thấy cuối năm trẻ đã có những chuyển
biến và hình thành được nhiều thói quen tốt trong sinh hoạt cũng như trong học
tập. Tôi tin rằng nếu chúng ta vẫn tiếp tục rèn luyện thì sau này trẻ sẽ có đủ kỹ
năng để hoàn thiện mình trong cuộc sống.
Để đạt được kết quả nêu trên tôi đã không ngừng học tập, sáng tạo và tích
cực thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao. Tôi thấy việc thực hiện đề tài này
không chỉ phù hợp với lớp tôi mà còn có thể triển khai ở các lớp mẫu giáo khác
nói riêng cũng như lứa tuổi Mầm non nói chung và không chỉ áp dụng vào năm
học này mà còn áp dụng vào các năm học tiếp theo.
Bản thân có được một vốn kiến thức nhất định về việc tạo cho trẻ môi
trường thân thiện, hòa đồng và tin tưởng của trẻ những ngày ở trường. Từ đó tạo
điều kiện tốt nhất để bản thân giao lưu cùng trẻ và trẻ cảm thấy cô là người bạn
gần gũi dễ tâm sự và nói chuyện. Trẻ tự tin bày tỏ cảm xúc với cô giúp tôi nắm
rõ hơn tâm lí của từng trẻ nhằm áp dụng phương pháp giáo dục kỹ năng sống
phù hợp với từng trẻ.Từ đó tôi có thể thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của mình
và được phụ huynh tin yêu.
*Đối với các bậc phụ huynh:

Các bậc cha mẹ đã có thói quen liên kết, phối hợp chặt chẽ với giáo viên,
trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức.
Giao tiếp giữa cha mẹ và trẻ tốt hơn, đa số cha mẹ dịu dàng, ít la mắng trẻ,
thay đổi trong cách rèn luyện kỹ năng cho trẻ, phân việc cho trẻ, không chiều
chuộng, không còn hình ảnh mẹ đi sau xách cặp cho con, ngược lại xuất hiện
khá nhiều hình ảnh trẻ tự đeo cặp, tự để đồ dùng ngay ngắn…
*Đối với nhà trường:
Đã quan tâm kịp thời cung cấp các tài liệu cần thiết và sắp xếp cán bộ giáo
viên đứng vào từng vị trí, từng nhóm lớp một cách hợp lí đã đem lại hiệu quả
cao trong quá trình giáo dục. Tạo đượcniềm tin, uy tín tới các bậc phụ huynh.
Tạo được sự quan tâm, ủng hộ của các bậc phụ huynh trong các nhà trường.
* Đối với đồng nghiệp:
Việc áp dụng các giải pháp rèn luyện thói quen tốt cho trẻ đã giúp các cô
xác định được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc hình thành những kỹ năng
sống ở độ tuổi Mầm non…
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận


Trên đây là một số giải pháp mà tôi đã sử dụng trong năm học qua. Các
cháu ở lớp tôi thường nhanh vào nề nếp, yêu thích đến trường, tự tin, tự giác và
khả năng tự phục vụ bản thân rất cao, biết giúp đỡ cô và các bạn những công
việc vừa sức.
Từ những kết quả đạt được tôi đã tạo mọi điều kiện khơi dạy tính tò mò,
phát triển trí tưởng tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin, trẻ 5 – 6 tuổi được rèn
luyện khả năng sẵn sàng học tập ở Tiểu học hiệu quả ngày càng cao. Trẻ có thói
quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện kỹ năng tự lập, kỹ năng nhận thức, kỹ
năng vận động thô, vận động tinh thông qua các hoạt động hàng ngày trong cuộc
sống của trẻ. Ngoài ra trẻ được rèn luyện kỹ năng xã hội, kỹ năng về cảm xúc,
kỹ năng giao tiếp. Trẻ đi học đều hơn, tỉ lệ chuyên cần đạt 97% trở lên và ít gặp

khó khăn khi đến lớp, trẻ có kỹ năng lao động tự phục vụ, tự cởi áo khoác và
treo lên móc, biếtsắp xếp bàn ăn, tự xếp đĩa ăn, tự chuẩn bị khăn ăn trong các
giờ ăn, biết bỏ rác vào thùng, sắp xếp đệm trước và sau khi ngủ…
Cha mẹ cảm thấy mãn nguyện với thành công của trẻ, tin tưởng vào kết quả
giáo dục của nhà trường, của cô giáo. Từ đó cha mẹ thông cảm, chia sẻ những
khó khăn của cô giáo, cung cấp vật liệu, phụ giúp giáo viên trang trí lớp, làm đồ
dùng đồ chơi tự tạo. Chính những điều này làm phụ huynh tin tưởng ở tôi nhiều
hơn và các cháu cũng thân thiết với tôi hơn. Trong thời gian đầu tùy theo tính
cách của từng trẻ tôi luôn chiều trẻ để trẻ cảm thấy an tâm trong môi trường
mới. Tôi thấy đó cũng là thành công nhỏ trong sự nghiệp giáo dục của mình và
bản thân sẽ không ngừng học hỏi và hoàn thiện mình trong những năm học kế
tiếp.
3.2. Kiến nghị
Trước yêu cầu phát triển của giáo dục Mầm non trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi mỗi chúng ta cần phải có trình độ chuyên
môn vững vàng và một tinh thần nhiệt tình với công việc tôi có một số kiến nghị
sau:
+ Hàng năm nhà trường cần bổ sung cơ sở vật chất như đồ chơi trong và
ngoài lớp học.Cần tổ chức những giờ học bổ ích về giáo dục kỹ năng sống phù
hợp cho từng độ tuổi và phù hợp điều kiện của địa phương.
+ Tạo điều kiện cung cấp cho giáo viên nhiều tài liệu để nghiên cứu.
Trên đây là “Một số giải pháp giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi trường Mầm non
Quảng Thắng rèn luyện thói quen tốt nhằm hình thành kỹ năng sống” rất mong
được sự góp ý của lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thanh Hóa,
của Ban giám hiệu nhà trường và của đồng nghiệp để sáng kiến của tôi hoàn
thiện hơn nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện
nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn!



XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT

Mai Thị Phượng


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạp chí giáo dục Mầm non số 2/ năm 2012
2. Tạp chí giáo dục Mầm non số 40/năm 2010
3. Tâm lý học trẻ em lứa tuổi Mầm non. Biên soan Nguyễn Thị Ánh Tuyết
4. Modun 39: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mầm non.
5. Thông tư 28 - chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm” của BGD & ĐT.



×