Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo thông qua việc cho trẻ tiếp xúc với những bộ phim có chọn lọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 16 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến cấp cơ sở huyện Phú Ninh.
Tên đề tài sáng kiến: Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu
giáo thông qua việc cho trẻ tiếp xúc với những bộ phim có chọn lọc.
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không có.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo.
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu bắt đầu: Từ ngày 01/9/2019 đến
ngày 07/2/2020 trong năm học 2019-2020.
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
4.1. Tình trạng của giải pháp đã biết:
Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội là một trong năm mặt phát triển toàn
diện cho trẻ ở trường Mầm Non. Đây không chỉ là sự hình thành những yếu tố đầu
tiên về nhân cách mà còn là yếu tố giúp trẻ phát triển toàn diện về nhiều mặt quan
trọng khác: nhận thức, ngôn ngữ, thể chất và thẩm mỹ. Mục tiêu của phát triển tình
cảm và kỹ năng xã hội là nhằm giúp trẻ có ý thức về bản thân, mạnh dạn giao tiếp
với những người gần gũi; Có khả năng cảm nhận và biểu lộ cảm xúc với con người,
sự vật hiện tượng xung quanh; Thực hiện được một số qui định đơn giản trong sinh
hoạt; Thực hiện hành vi và qui tắc ứng xử xã hội. Trong chương trình giáo dục
Mầm Non hoạt động giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ chủ yếu là thông
qua hoạt động vui chơi. Ngoài ra còn được lồng ghép trong các hoạt động khác như
hoạt động ngoài trời, hoạt động góc... và được học ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi
thời điểm, mọi tình huống. Song làm thế nào để việc giáo dục tình cảm và kỹ năng
xã hội cho trẻ đạt được hiệu quả cao nhất góp phần hình thành nhân cách trẻ.
Nhưng qua thực tế khi tìm hiểu về thực trạng của lớp tôi đang giảng dạy. Tôi
nhận thấy nhiều trẻ chưa có hứng thú khi tham gia các hoạt động nhằm phát triển
tình cảm và kỹ năng xã hội cần thiết dẫn đến trẻ chưa có cách xử lý phù hợp với
những tình huống diễn ra hằng ngày như: thưa, gởi, cảm ơn, xin lỗi, thăm hỏi, giúp
đỡ,... trẻ còn thờ ơ, lãnh cảm, hay những hành vi gây hại với môi trường: vứt rác


bừa bãi, hái hoa, bẻ cành, không thích chăm sóc cây cối, con vật xung quanh… Về


lâu dài những hành vi này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển và hình thành
nhân cách trẻ. Đây là điều khiến tôi lo lắng , suy nghĩ và tôi đã chọn đề tài “Phát
triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo thông qua việc cho trẻ tiếp
xúc với những bộ phim có chọn lọc” để nghiên cứu.
4.2. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của
giải pháp đã biết:
Có lẽ không chỉ riêng tôi mà rất nhiều người, rất nhiều thế hệ sẽ không bao
giờ quên đi những bộ phim gắn liền với thời thơ ấu của mình như “Tom và Jery”,
“7 viên ngọc rồng”, “Chú chuột Mickey”, ... Trẻ con bây giờ cũng như chúng ta
ngày trước - rất thích xem phim hoạt hình. Lợi dụng sở thích này của trẻ tôi đã
chọn lựa những bộ phim có nội dung giáo dục phù hợp với lứa tuổi với đặc điểm
tâm sinh lý của trẻ nhằm giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ.
Việc lựa chọn trở nên dễ dàng hơn khi các bộ phim ngày nay được sản xuất
hiện đại, nội dung phong phú, lôi cuốn hấp dẫn không chỉ đối với trẻ con mà với cả
người lớn. Nhưng quan trọng chúng ta cho trẻ tiếp xúc như thế nào để phát huy nội
dung giáo dục lồng ghép qua mỗi đoạn phim. Riêng tôi, tôi đã cho trẻ tiếp xúc với
phim hoạt hình thông qua hoạt động học cũng như các hoạt động khác trong ngày
như: Hoạt động ngoài trời, hoạt động vui chơi... Xây dựng phương pháp để trẻ lĩnh
hội những bài học về phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội được đúc kết qua các tập
phim hoạt hình.
Qua những giờ các cháu được xem với những tập phim giáo dục kĩ năng
sống, tình cảm và xã hội, tôi thấy rõ được sự tiến bộ của các cháu từng ngày, điều
đó chứng tỏ việc chọn lọc các đoạn phim lồng ghép vào các hoạt động có tác động
rất lớn đến sự phát triển nhân cách của trẻ sau này.
4.3. Các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải pháp:
Tôi đã nghiên cứu, sưu tầm và tìm kiếm những đoạn phim hay, hấp dẫn, thu
hút sự chú ý của trẻ đặc biệt có nội dung giáo dục cao… để đưa vào các hoạt động

giúp trẻ hứng thú hơn khi học.
Cơ sở vật chất của nhà trường phải đảm bảo đầy đủ các phương tiện như
ti vi, máy tính, kết nối internet, phòng học thoáng mát rộng rãi....
4.4. Các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp:
Giải pháp 1: Lựa chọn những bộ phim có nội dung giáo dục tình cảm và
kĩ năng xã hội phù hợp với trẻ
Hiện nay với sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, phim
hoạt hình được sản xuất rất nhiều với nội dung đa dạng và phong phú. Việc xem
2


phim hoạt hình cũng dễ dàng hơn, trên internet, trên truyền hình, hoặc xem băng
đĩa… Có những bộ phim hoạt hình có nội dung rất nhân văn nhưng nhiều bậc phụ
huynh không muốn cho trẻ tiếp xúc do tính bạo lực của nó như phim hoạt hình
“Năm anh em siêu nhân” mặc dù siêu nhân là biểu tượng cho sức mạnh đấu tranh
chống lại cái xấu, bảo vệ chính nghĩa, siêu nhân thường hay giúp đỡ những người
gặp khó khăn nhưng trẻ lại bắt chước theo siêu nhân, hành động giống siêu nhân
như nhảy từ trên cao xuống, cầm cây để đánh nhau… Vì vậy việc lựa chọn những
bộ phim hoạt hình phù hợp với độ tuổi, với sở thích, với đặc điểm tâm sinh lí và có
nội dung giáo dục sâu sắc cho trẻ là điều cần người lớn chúng ta quan tâm. Có thể
kể những bộ phim hoạt hình có nội dung giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho
trẻ như “Cô bé siêu quậy và chú gấu xiếc”, “Cậu bé bút chì”, “Đôrêmon”, “Tom và
Jery”, hoặc những bộ phim hoạt hình 3D Việt Nam sản xuất như “Chiếc lá”, “Chiếc
cầu xoay”, “Bố của gà con”, “Sóc nâu dễ thương”… trong đó có thể kể đến bộ
phim hoạt hình được trẻ mầm non thích nhất và có tác dụng giáo dục tình cảm và
kỹ năng xã hội nhiều nhất như bộ phim hoạt hình “ Chuyện của Đốm”.
“Chuyện của Đốm” là câu chuyện kể về chú chó Đốm tinh nghịch, dễ thương
với những tình huống xáy ra trong cuộc sống và cách giải quyết những tình huống
ấy. Qua xem phim trẻ sẽ rút ra cho mình những bài học mà không cần đến sự trải
nghiệm của chính bản thân mình. Mỗi câu chuyện là một bài học được đúc kết qua

mỗi tập phim, trẻ sẽ tích lũy cho mình những kinh nghiệm sống và những kỹ năng
sống cần thiết như :
1. Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ bản thân:
Một số tập phim trong bộ phim hoạt hình “Chuyện của Đốm” có tác dụng
giáo dục trẻ biết tránh một số hành động có thể gây nguy hiểm cho bản thân và
người khác. Như tập phim “Bị phỏng nước sôi” Ba bạn Tai To, Bụng Bự và Đốm tự
nấu nước sôi để chế mì ăn khi không có người lớn ở nhà, Tai To và Đốm tranh
giành nước sôi khiến tô mì vừa chế rơi vào tay Tai To khiến Tai To bị phỏng. Bạn
Bụng Bự thì nói đắp nước mắm, bôi kem đánh răng, bôi dầu lên vết thương nhưng
Đốm cho rằng đắp những thứ ấy lên khiến vết thương dễ bị nhiễm trùng. Đốm nói:
việc đầu tiên khi bị phỏng là phải ngâm phần cơ thể bị phỏng vào nước sạch, nước
không quá lạnh cũng không quá nóng, nếu có muối ăn thì có thể thêm vào một tý
để có tính sát trùng, ngâm trong nước từ 15-20 phút để vết phỏng không bị phồng
rộp, không được đắp nước đá vì nước đá có thể dẫn đến phỏng kép nếu phỏng nặng
loại 2, loại 3 và tốt nhất nên gọi người lớn. Trẻ rút ra bài học tuyệt đối không dùng
3


nước sôi khi không có người lớn, trường hợp bị phỏng phải sơ cứu như Đốm vừa
nói và gọi ngay cho người lớn.
Hoặc tập “Trẻ con không được nghịch dao”, nội dung kể về các bạn cùng với
Đốm chơi đồ hàng, các bạn sử dụng lá cây để làm thức ăn, Tai To đã leo lên lấy dao
để thái rau nhưng khi leo lên lấy thì ghế ngã con dao văng ra cắm bên cạnh Tai to.
Qua tập phim trẻ rút ra được bài học: Trẻ con không được dùng dao vì dùng dao rất
nguy hiểm.
Cũng trong bộ phim này trẻ sẽ học được những bài học bổ ích để bảo vệ bản
thân. Như tập phim “Ứng phó với bắt cóc”, câu chuyện kể về ba bạn Tai To, Bụng
Bự Và Đốm đi trên đường thì gặp phải bọn bắt cóc, Tai To và Đốm bị bắt cóc, Bụng
Bự thì chạy thoát được. Lúc này, Đốm giả vờ mắc tiểu rồi bỏ chạy và tri hô cho mọi
người ứng cứu. Ở tập phim này trẻ rút ra bài học không được đi một mình, nếu lỡ bị

bắt cóc thì phải tìm cách tri hô cho mọi người ứng cứu.
Trong thời gian gần đây, cháy nổ là hiểm họa luôn rình rập với tất cả mọi
nhà. Chính vì vậy, với trẻ mẫu giáo tuy trẻ còn nhỏ tuổi song tôi nghĩ rằng cũng cần
dạy cho trẻ một số kỹ năng ứng biến nếu chẳng may có điều đó xảy ra . Tôi đã cho
trẻ tiếp xúc với tập phim “Thoát hiểm khi cháy” (“Chuyện của Đốm”). Qua tập
phim trẻ sẽ rút ra cho mình bài học: Khi nghi ngờ có cháy xảy ra thì tìm nơi có
cháy, nếu có cháy thì cúi sát người bò ra ngoài, lấy khăn ướt che mũi để tránh hít
khí độc rồi tìm chỗ thoát ra ngoài và gọi 114, gọi người lớn để chữa cháy. Đối với
tập phim này tôi cho trẻ xem đi xem lại nhiều lần, và tôi cùng trao đổi trò chuyện
với trẻ “Nếu bé thấy có khói, hoặc cháy ở đâu đó bé sẽ phải làm thế nào?”, tôi đã
dựng lại tình huống này để trẻ thực hành, trẻ đã vận dụng vốn hiểu biết được học từ
tập phim và tìm cách giải quyết vấn đề, từ đó giúp trẻ có thêm kinh nghiệm trong
cuộc sống.
2. Giáo dục trẻ những hành vi và qui tắc ứng xử xã hội:
Điển hình tập phim “Đốm không lễ phép” Tai To và Bụng Bự đều được cô
giáo khen vì hai bạn đều lễ phép chào hỏi khi đến lớp. Khi ra về hai bạn gặp bác Bò
Vàng và lễ phép chào bác. Còn Đốm thì không chào cô giáo và bác Bò Vàng vì
Đốm nghĩ ngày nào chả gặp cô giáo Tai To, Bụng Bự khi đi học về đều chào ba mẹ,
còn Đốm thì không chào mẹ khi đi học về. Hành động của Đốm khiến ba mẹ buồn,
cô giáo không khen, còn hai bạn của Đốm thì được cô giáo khen và cộng điểm lễ
phép. Trong tập phim bố của Đốm đã giáo dục Đốm phải biết chào hỏi lễ phép với
người lớn vì đó là hành vi đẹp và làm mọi người quý mến mình. Bài học được rút
ra là phải biết chào hỏi lễ phép.
4


Hoặc trong tập “Không được hái hoa” (Chuyện của Đốm), trẻ rút ra hành vi
ứng xử văn minh là không được hái hoa ở những nơi đã được qui định…
Hoặc tập phim “Bài học xếp hàng” (Chuyện của Đốm), các bạn đến cửa hàng
mua đồ chơi nhưng cửa hàng rất đông khách, các bạn phải xếp hàng để mua, nhưng

vì đợi lâu mới đến lượt mình nên các bạn cứ chạy lại hàng ngắn hơn nhưng ngắn
hơn chưa chắc đã nhanh hơn và cuối cùng cả ba bạn đều không mua được cho mình
đồ chơi nào cả vì các bạn không biết kiên trì chờ đến lượt mình. Bài học được rút ra
là sự chờ đến lượt mình, xếp hàng sau không phải là thua thiệt người khác mà thể
hiện sự văn minh lịch sự
Hoặc tập phim “Tay dơ-tay sạch” (Chuyện của Đốm) kể về các bạn đang
chơi trong vườn thì có một quả táo rớt xuống, Bụng Bự và Đốm không kịp rửa tay
cũng không rửa quả táo mà liền ăn quả táo, cũng với bàn tay bẩn hai bạn tiếp tục
cầm que kem để ăn, kết quả tối về Đốm bị đau bụng còn Bụng Bự ngoài đau bụng ra
còn bị đau mắt do dụi tay bẩn vào mắt. Bài học được rút ra ở đây là phải biết rửa tay
trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn, thức ăn phải được rửa sạch trước khi ăn.
Bên cạnh bộ phim hoạt hình “Chuyện của Đốm”, còn có một bộ phim hoạt
hình rất hay được sản xuất nhằm rèn luyện kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non như bộ
phim “Kỹ năng sống mầm non”. Việc cho trẻ xem phim hoạt hình khiến những điều
chúng ta dạy trẻ về kĩ năng xã hội không còn là lời nói suông mà có minh chứng cụ
thể bằng những câu chuyện những tình huống được sản xuất thành phim.
Ví dụ: Phần 1 “Nên tự tin mạnh dạn chỗ đông người” đây là kĩ năng rất cần
thiết cho trẻ mầm non. Phần này dạy trẻ: Sự tự tin mạnh dạn là một trong những
yếu tố quan trọng mang lại sự thành công trong cuộc sống mỗi người. Vì vậy phải
rèn luyện sự tự tin ngay từ khi còn nhỏ, nhất là lứa tuổi mầm non. Một vài lời
khuyên rút ra: Bạn không nên sợ hãi trước đám đông vì còn sợ hãi bạn còn mất
bình tĩnh kết quả là bạn bị mọi người chú ý nhiều hơn. Để có sự tự tin bạn nên tập
nói một mình trước gương, nói trước các bạn trong lớp, nói chậm, rõ ràng từng câu
chữ, chớ nên nói vội vàng sẽ dẫn đến nói sai hoặc người xung quanh không hiểu
mình nói gì. “Tự tin trước hết là để chiến thắng sự nhút nhát của chính bản thân và
sau đó là chiến thắng mọi thứ”.
Ví dụ: Phần 2 “Giúp đỡ người gặp khó khăn” giúp trẻ nhớ rằng: Những
người gặp khó khăn hơn chúng ta luôn cần sự giúp đỡ từ những người xung quanh.
Vì thế đừng bao giờ đối xử phân biệt mà hãy biết quan tâm giúp đỡ họ.


5


Hoặc phần 3 “Biết giữ lời hứa” dạy trẻ rằng: Khi đã hứa hẹn với ai điều gì đó
thì nên giữ lời hứa. Đừng vì lý do này hay lý do khác mà quên đi lời hứa của mình.
Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người xung quanh tin yêu và quý mến.
Hoặc phần 5 “Bỏ rác đúng nơi qui định” dạy trẻ rằng: Thói quen xả rác bừa
bãi là một thói quen xấu, vừa không văn minh lịch sự, vừa ảnh hưởng đến môi
trường sống của chúng ta. Hãy thể hiện là người văn minh lịch sự bằng hành động
đẹp “hãy bỏ rác đúng nơi qui định”. Mỗi hành động tích cực của bạn sẽ làm môi
trường sống của chúng ta ngày càng xanh-sạch-đẹp.

Kĩ năng bỏ rác đúng nơi qui định
Hoặc phần 8 “Thói quen cảm ơn xin lỗi” dạy trẻ rằng: Hãy nói lời xin lỗi khi
chúng ta làm phiền ai đó hay gây ra lỗi gì. Khi được người khác quan tâm, hỏi thăm
hay tặng quà phải nói lời cảm ơn chân thành. Nói “cảm ơn”, “xin lỗi” đúng chỗ
chính là cách ứng xử thông minh lịch sự khiến bạn trở nên tốt đẹp hơn trong mắt
mọi người...
Giải pháp 2: Lồng ghép những bộ phim giáo dục tình cảm và kĩ năng xã
hội cho trẻ trong các tiết học

6


Với điều kiện cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ như hiện nay, giáo viên
đến lớp sử dụng giáo án điện tử để dạy. Việc sử dụng công nghệ thông tin vào tiết
dạy đã giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả hơn, việc lồng ghép
các bộ phim có liên quan cũng thuận tiện hơn.
Hầu hết các câu chuyện trong chương trình mầm non đều được sản xuất
thành phim hoạt hình, nên qua môn làm quen văn học, trong lần kể thứ 2 các cô sẽ

cho trẻ xem đoạn phim tái hiện lại nội dung câu chuyện
Ví dụ: Khi dạy trẻ câu chuyện “Cậu bé Tích Chu”, sau khi đọc kể diễn cảm
lần 1, tôi sẽ cho trẻ xem phim hoạt hình “Cậu bé Tích Chu” ở lần 2, việc cho trẻ
xem phim sẽ khiến trẻ hiểu hơn về nội dung câu chuyện, sau khi đàm thoại để trẻ
nắm được nội dung câu chuyện tôi hỏi trẻ: Các con có yêu thương và kính trọng
ông bà cha mẹ của mình không ? Khi người thân trong gia đình bị ốm thì con sẽ
chăm sóc họ như thế nào? Để tỏ lòng kính yêu với ông bà cha mẹ thì các con phải
làm gì? Từ đó tôi giáo dục trẻ phải biết yêu thương ông bà cha mẹ, phải biết vâng
lời và không làm ông bà cha mẹ buồn…
Hoặc với chủ đề “Con vật nuôi nhà bé” thông qua câu chuyện hoạt hình
“Chú vịt xám” tôi giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ: “Khi được bố mẹ cho đi công
viên, siêu thị hoặc đến những nơi công cộng thì phải đi với bố mẹ, không được
chạy lung tung để khỏi bị lạc” qua đó tôi đặt ra những câu hỏi tình huống dạy trẻ,
nếu chẳng may con bị lạc thì con sẽ làm thế nào? Tôi đã cho trẻ suy nghĩ và mời trẻ
đưa ra cách giải quyết, tôi lắng nghe ý kiến của trẻ, gợi mở cho trẻ bằng các câu
hỏi: Theo con làm như vậy có được không? Tại sao? Sau đó, tôi giúp trẻ rút ra
phương án tối ưu nhất: Khi bị lạc mẹ, bé hãy bình tĩnh, không khóc và không chạy
lung tung mà hãy đứng yên tại chỗ bị lạc chờ, vì bố mẹ sẽ quay lại chỗ đó để tìm
bé, nếu muốn nhờ người lớn gần đó giúp đỡ bé phải tìm công an hoặc những người
mặc đồng phục (bảo vệ, nhân viên) ở gần chỗ đó để nhờ giúp đỡ để tìm bố mẹ.
Tuyệt đối không đi theo người lạ dù người đó có hứa sẽ đưa về với bố mẹ vì có thể
đó sẽ là kẻ xấu lợi dụng cơ hội đó bắt cóc hoặc làm hại bé...
Hoặc với chủ đề “Bé khỏe bé ngoan” thông qua câu chuyện “Gấu con bị đau
răng” trẻ đã hiểu nếu không chăm chỉ đánh răng thì răng sẽ bị sâu và sẽ bị đau, trẻ
đã rút ra bài học chăm sóc bản thân là phải thường xuyên đánh răng, đánh răng
trước khi đi ngủ, sau khi ngủ dậy và sau khi ăn xong.
Qua hoạt động khám phá khoa học, khi dạy đề tài “Bé biết gì về cơ thể
mình”, phần đàm thoại mở rộng tôi sẽ hỏi trẻ: Theo các con giác quan nào là quan
trọng nhất? Tôi cho trẻ trả lời, và sau đó tôi sẽ cho trẻ xem tập phim “Mỗi người
7



một việc”, khi xem xong tập phim trẻ sẽ rút ra kết luận: Tất cả các giác quan đều
quan trọng như nhau, cần phải biết giữ gìn và bảo vệ cơ thể mình, đó là “kỹ năng tự
nhận thức bản thân”.

Phim hoạt hình được sử dụng trong tiết làm quen văn học
Giải pháp 3 : Xây dựng phương pháp để trẻ lĩnh hội nội dung về phát triển
tình cảm và kĩ năng xã hội được đúc kết qua các tập phim hoạt hình
Tự trẻ chưa thể rút ra những bài học từ những bộ phim hoạt hình trẻ được
xem mà cần có sự chỉ dẫn, gợi ý từ người lớn. Thời gian một ngày ở trường trẻ
được học, được chơi, được ăn, được ngủ dưới bàn tay chăm sóc dạy dỗ của cô giáo,
và những thông điệp về tình cảm và kỹ năng xã hội cũng được cô giáo truyền tải
theo những cách riêng của mình. Với tôi, tôi đã truyền tải nội dung giáo dục tình
cảm và kỹ năng xã hội đến với trẻ bằng những bộ phim hoạt hình ngộ nghĩnh, đáng
yêu theo các phương pháp:
* Phương pháp trực quan
Trong giờ làm quen văn học tôi thường lồng ghép cho trẻ xem đoạn phim
hoạt hình. Sau khi cho trẻ xem xong đoạn phim tôi sẽ để cho trẻ tự nói lên suy nghĩ
của mình về các nhân vật trong bộ phim. Cách đây 3 năm khi dạy lớp mẫu giáo
nhỡ, hôm đó trong giờ hoạt động chiều tôi có cho cả lớp cùng xem phim hoạt hình
“Chiếc lá”, sau khi xem xong tập phim tôi thấy có một cháu học trò đã khóc, các
cháu còn lại thì rất buồn, tôi mới hỏi vì sao con khóc? thì cháu trả lời vì con thương
8


chiếc lá, chiếc lá tội quá cô ơi. Tôi đánh giá, học trò 4 tuổi của tôi lúc ấy cảm xúc
tình cảm đã hình thành. Qua đoạn phim hoạt hình đã khơi gợi ở trẻ những xúc cảm
tình cảm tích cực về lòng biết ơn, lòng yêu thương che chở bảo vệ lẫn nhau trong
cuộc sống.

* Phương pháp trò chuyện:
Đối với tuần có tiết kể chuyện, trong giờ hoạt động chiều tôi cùng trẻ trò
chuyện về bài học được rút ra.
Ví dụ: Câu chuyện “Ba cô gái”, tôi hỏi trẻ: Trong câu chuyện “Ba cô gái” có
mấy nhân vật, con yêu nhân vật nào nhất? Vì sao? Khi người thân trong gia đình bị
ốm con phải như thế nào? Để tỏ lòng hiếu thảo với ông bà ba mẹ thì các con phải
làm gì?... Sau khi trẻ trả lời, tôi giáo dục trẻ “Các con phải biết yêu thương ba mẹ,
bởi mình ba mẹ là người đã sinh ra các con, ba mẹ rất vất vả để nuôi nấng, chăm
sóc cho các con, để tỏ lòng hiếu thảo với ba mẹ các con phải biết vâng lời ba mẹ, ăn
uống đầy đủ, không nghịch phá, không làm cho ba mẹ buồn...”.
Hoặc với tập phim hoạt hình 3D Việt Nam “Chiếc cầu xoay”, sau tập phim
cô dành vài phút để trao đổi, chia sẻ với trẻ các ý nghĩa của tập phim “Các con thấy
tập phim vừa rồi có hay không? Chúng mình thấy bạn thỏ và bạn rùa như thế nào
nhỉ?” Và cho trẻ cùng nêu lên ý kiến của mình, những gì trẻ học được thông qua tập
phim được tóm tắt lại, truyền tải ngắn gọn khiến trẻ ghi nhớ lâu hơn.
* Phương pháp thực hành:
Khi gặp tập phim nào có nội dung giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ thì tôi cố
gắng tạo tình huống để trẻ có cơ hội vận dụng những hiểu biết của mình vào thực
tế. Ví dụ như tập phim “Ứng phó với bắt cóc” (Chuyện của Đốm), tôi đã nhờ một
phụ huynh của lớp khác vào bế một cháu đi ra khỏi lớp, và kết quả cháu đó khóc
thét và gọi cô giáo, qua tình huống này tôi giáo dục các cháu khi bị người lạ bắt cóc
thì các con phải la to và nhờ người khác giúp đỡ.
Hoặc tập phim “Thoát hiểm khi cháy” (Chuyện của Đốm), tôi đã tập cho trẻ
cách thoát hiểm được rút ra từ tập phim là cúi sát người bò ra ngoài, lấy khăn ướt
che mũi để tránh hít khí độc rồi tìm chỗ thoát ra ngoài và gọi 114, gọi người lớn để
chữa cháy.

9



Trẻ thực hành kỹ năng thoát hiểm khi cháy
Giải pháp 4: Trao đổi, hướng dẫn phụ huynh nội dung và cách giáo dục
tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ
Cùng với sự tiến bộ của xã hội thì hầu như bố mẹ trẻ nào cũng có cho mình ít
nhất một chiếc điện thoại thông minh và vì lý do công việc khác nhau phụ huynh đã
cho trẻ sử dụng điện thoại một cách thoải mái mà quên đi rằng sử dụng điện thoại
nhiều sẽ ảnh hưởng đến thị lực của trẻ, đồng thời với độ lanh lẹ và nhạy bén trẻ sẽ
mở rất nhiều chương trình khác nhau trên mạng. Nếu như không có sự theo dõi sát
sao của phụ huynh thì việc cho trẻ sử dụng điện thoại sẽ là con dao hai lưỡi ảnh
hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Trong những giờ đón trẻ, trả trẻ tôi
thường trao đổi với phụ huynh về việc giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ
thông qua những bộ phim hoạt hình có nội dung giáo dục tốt được lựa chọn phù
hợp với lứa tuổi với sở thích của trẻ và cách xem hợp lý. Tôi cũng không khuyến
khích phụ huynh cho trẻ xem phim quá nhiều mà thi thoảng cho trẻ giải lao bằng
những bộ phim hoạt hình được chọn lựa giúp con phát triển trí tưởng tượng phong
phú sáng tạo, học được những bài học ý nghĩa, khuyến khích con mạnh dạn nêu lên
ý kiến riêng của mình và bố mẹ cũng cần dành nhiều thời gian để thảo luận chia sẻ
bộ phim cùng con, để con được lớn lên trong tình thương ấm áp của gia đình.
Còn các bài học được rút ra từ những tập phim, tôi thường đúc kết thành
những nội dung cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu và trao đổi với phụ huynh để kết hợp với
giáo viên cùng giáo dục trẻ. Đó là những kỹ năng xã hội như kỹ năng tự phục vụ,
tôi luôn khuyến khích phụ huynh tạo điều kiện để trẻ tự phục vụ bản thân: rửa mặt,
đánh răng, thay quần áo, tự chọn quần áo, đồ dùng cá nhân chuẩn bị đi học,… nhắc
10


nhở phụ huynh cần dạy trẻ những kỹ năng như: nhớ số điện thoại của bố, mẹ, địa
chỉ gia đình để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm… Và trên thực tế
cha mẹ phải là tấm gương đầu tiên cho trẻ học tập những thói quen tốt, những cảm
xúc tình cảm tích cực như lòng yêu thương con người, con vật nuôi, lòng biết ơn,

sự lễ phép, kính trên nhường dưới, sự quan tâm giúp đỡ người khác…..
4.5. Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến:
- Sáng kiến này được áp dụng trong trường mầm non.
- Đối với việc phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ thông qua việc
cho trẻ tiếp xúc với những bộ phim có chọn lọc nhằm phát triển toàn diện cho trẻ.
- Khi giáo viên áp dụng sáng kiến này thì nhận thức của trẻ sẽ được nâng cao.
5. Những thông tin cần được bảo mật: Không
6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
* Đối với trẻ:
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này tôi nhận thấy trẻ có mạnh dạn tự
tin hơn trong giao tiếp.
- Trẻ lớp tôi có sự chuyển biến rõ rệt trong lĩnh vực phát triển và kĩ năng xã
hội đạt tỉ lệ 98%
- Đa số trẻ đã ý thức về bản thân mình, biết bảo vệ bản thân tránh những nơi
nguy hiểm, biết đánh răng trước khi đi ngủ, sau khi ngủ dậy, sau khi ăn; rửa tay
trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn…
- 100% trẻ có hành vi văn hóa trong sinh hoạt như biết chào lễ phép, biết đưa bằng
hai tay khi nhận đồ từ người lớn, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, biết chờ tới lượt mình…
- 100% các cháu chơi hòa đồng cùng bạn bè, cùng hợp tác với nhau trong các
trò chơi, làm việc theo nhóm, biết chia sẻ, cư xử với nhau một cách thân thiện và
phát triển những phẩm chất tốt đẹp như: tính kiên trì, tính trung thực, biết nhường
nhịn… Trẻ tự tin tham gia vào các hoạt động của trường lớp.
- 100% các cháu thực hiện được một số qui định: Cất đồ chơi gọn gàng sau
khi chơi xong, bỏ rác đúng nơi qui định, không bứt hoa bẻ cành, tiết kiệm điện
nước trong sinh hoạt…
* Đối với giáo viên:
- Giáo viên có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc sưu tầm, lựa chọn các
đoạn phim để lồng ghép cho trẻ phù hợp.
- Những hoạt động có lồng ghép các đoạn phim vào gây được hứng thú học

tập , tiết dạy sôi nổi đạt kết quả cao.
11


- Giáo viên linh hoạt, sáng tạo hơn trong việc phát triển tình cảm và kĩ năng
xã hội cho trẻ. Đồng thời tạo được sự thân thiện, gần gũi với trẻ vừa là người
hướng dẫn vừa là bạn chơi của trẻ.
7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần
đầu, kể cả áp dụng thử:
Sau một năm nghiên cứu thực hiện sáng kiến “Phát triển tình cảm và kĩ
năng xã hội cho trẻ mẫu giáo thông qua việc cho trẻ tiếp xúc với những bộ
phim có chọn lọc” được nhà trường đánh giá cao qua sau khi dự giờ thăm lớp vì
chính những kỹ năng này trẻ tôi rất mạnh dạn, tự tin, kỹ năng tự phục vụ, giải quyết
tình huống, kỹ năng làm việc nhóm... trẻ thể hiện rất tốt thông qua các hoạt động,
các bộ phim tôi sưu tầm chọn lọc được chị em trong tổ nhân rộng để làm dữ liệu và
dạy trẻ ở lớp mình.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Nơi nhận:
- Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở huyện Phú Ninh;
- Lưu: TĐ-KT.

12


Một số hình ảnh thể hiện nội dung sáng kiến

Kỹ năng sơ cứu khi bị bỏng


Kỹ năng chờ cho đến lượt mình

13


Kỹ năng hợp tác với nhau khi chơi

Kỹ năng mạnh dạn tự tin
14


Kỹ năng làm việc theo nhóm

15


PHÒNG GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO HUYỆN PHÚ NINH
TRƯỜNG MẪU GIÁO HOA SEN

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN

PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KĨ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ
MẪU GIÁO THÔNG QUA VIỆC CHO TRẺ TIẾP XÚC
VỚI NHỮNG BỘ PHIM CÓ CHỌN LỌC

Tam Đàn, ngày 22 tháng 4 năm 2020

16




×