Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một số biện pháp lồng ghép, tích hợp nội dung an toàn giao thông cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi ở trường Mẫu giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (943.97 KB, 17 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở huyện Phú Ninh
Tên đề tài sáng kiến: “Một số biện pháp lồng ghép, tích hợp nội dung
an toàn giao thông cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường Mẫu giáo Tây Hồ”.
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: …………
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
3. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2019-2020.
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
4.1. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết
Năm học này, được sự phân công của Ban giám hiệu, tôi chủ nhiệm lớp
Lớn 2 có tổng số 27 cháu. Hằng ngày, một số trẻ được bố mẹ đưa đi, đón về
nhưng cũng có một số cháu gần nhà và ba mẹ đi làm không có điều kiện đưa
đón nên các cháu tự đi, tự về hoặc nhờ người đón về.
Bản thân luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà
trường trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đặc biệt là vấn đề về an
toàn tính mạng, an toàn giao thông cho trẻ trong nhà trường luôn được chú trọng
và quan tâm.
Đặc biệt vấn đề giáo dục an toàn giao thông cho trẻ Mẫu Giáo Lớn rất
quan trọng góp phần nâng cao ý thức về an toàn giao thông và hành vi văn minh
khi tham gia giao thông cho trẻ.
Hằng ngày, phụ huynh đưa đón các cháu đến trường chủ yếu bằng xe máy.
Đa số phụ huynh chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc tham gia
giao thông an toàn cho bản thân, cho các cháu và cho cộng đồng. Vì thế, khi sử
dụng các phương tiện giao thông, đa số phụ huynh đã chưa thực hiện tốt luật
giao thông quy định như: các bậc phụ huynh chở con em đến trường còn chở 3;
4 cháu trên một xe gắn máy, thỉnh thoảng còn phóng nhanh vượt ẩu khi đưa đón
1



cháu đến trường trễ, nhất là đầu và sau mỗi buổi học, cùng với giờ đi làm và tan
sở của phụ huynh, đón cháu khi trong người có rượu, bia,…. gây ảnh hưởng đến
các phương tiện tham gia giao thông khác, dễ dẫn đến tai nạn giao thông cho
phụ huynh và các cháu. Ngoài ra, các bậc phụ huynh chưa hưởng ứng cao việc
cho cháu đội mũ bảo hiểm khi ngồi xe gắn máy vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe
của các cháu.
4.2. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm
của giải pháp đã biết:
Tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục an toàn giao thông nhằm giúp các
cháu sớm nhận thức hiểu biết về luật giao thông để phòng tránh tai nạn giao
thông ở mọi lúc mọi nơi. Để đảm bảo được tính mạng cho các cháu là việc thiết
thực nhất mà hiện nay chúng ta ai cũng phải làm nhằm đem lại niềm vui và hạnh
phúc cho mọi người, mọi nhà.
Vì vậy, ngay từ bây giờ, giúp cho các cháu của trường tích cực tham gia
giao thông với các hoạt động thiết thực là điều rất cần thiết: đội mũ bảo hiểm khi
ngồi trên xe máy, không thò tay, thò đầu ra ngoài khi ngồi trên xe ô tô, xe buýt,
trên tàu…
Dựa vào tình hình thực tế trên, bản thân tôi đã đề ra những biện pháp
nhằm khắc phục những khó khăn trên:
Biện pháp 1: Làm tốt công tác tuyên truyền và phối hợp đến từng phụ
huynh
Biện pháp 2: Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông
với các hoạt động khác tại các lớp
Biện pháp 3: Hình thành ý thức chấp hành giao thông cho trẻ.
Biện pháp 4: Đưa thực tế vào các hoạt động tại lớp.
Biện pháp 5: Tạo môi trường giáo dục an toàn giao thông cho trẻ.
4.3. Điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng biện
pháp.
2



Nhà trường luôn đặc biệt quan tâm đến vấn đề an toàn giao thông cho trẻ
khi đến trường.
Sân trường rộng rãi, có khu để xe riêng cho giáo viên, cổng trường rộng
rất tiện để phụ huynh đưa đón con em vào trường.
Có sa bàn giao thông để các cháu làm quen và thực hành luật giao thông.
Giáo viên luôn phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, tuyên truyền rộng rãi
đến phụ huynh về vấn đề an toàn tuyệt đối cho các cháu khi tham gia giao thông
trong các cuộc họp phụ huynh, trong giờ đón trả trẻ, thông qua góc tuyên truyền,
pano…
Sự phối hợp giữa nhà trường, đồng nghiệp và phụ huynh là điều kiện tốt
nhất để tôi thực hiện hiệu quả sáng kiến: “Một số biện pháp lồng ghép, tích hợp
nội dung an toàn giao thông cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường Mẫu giáo Tây
Hồ”
4.4. Các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp
* Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
Nhận thức được tầm quan trọng về sự an toàn tính mạng của trẻ và tất cả
mọi người “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người mọi nhà” tôi đã
chọn đề tài: “Một số biện pháp lồng ghép, tích hợp nội dung an toàn giao thông
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường Mẫu giáo Tây Hồ” để làm đề tài nghiên cứu.
Dựa vào vốn kiến thức, kinh nghiệm của bản thân và được bồi dưỡng
chuyên môn, tôi đã tìm ra một số biện pháp:
* Biện pháp 1: Làm tốt công tác tuyên truyền và phối hợp đến từng
phụ huynh:
Hằng ngày, tôi thấy đa số các cháu được ba mẹ đưa đi học bằng xe mô tô,
xe gắn máy, xe đạp, có khi các cháu ngồi sau đội mũ bảo hiểm, có khi không
đội, hoặc chở 2, 3 cháu một lúc. Trước khi tổ chức kịch bản “Ngày hội đến
trường của bé” cho các cháu, trường chúng tôi tổ chức họp phụ huynh đầu năm
phổ biến “ Một số quy định của trường” và trò chuyện với phụ huynh về “ Giáo

dục An toàn giao cho trẻ Mẫu giáo” về “ Một số nguyên nhân gây tại nạn giao
3


thông” đặc biệt là đối với các cháu ở lứa tuổi học Mẫu giáo. Từ các nguyên nhân
thương tâm ấy, nhà trường, các bậc phụ huynh làm thế nào để thực hiện tốt An
toàn giao thông và phối hợp với nhà trường giáo dục An toàn giao thông cho trẻ.
Trong các buổi họp phụ huynh, tôi tuyên truyền và phối hợp với phụ
huynh giáo dục an toàn giao thông cho trẻ. Cụ thể:
Đa số phụ huynh lớp tôi đưa trẻ đến trường bằng xe máy. Vì vậy, ngay từ
đầu năm, tôi đã tuyên truyền đến phụ huynh và các cháu phải đội mũ bảo hiểm
khi ngồi trên xe máy. Đừng vì lý do trẻ còn nhỏ không cần thiết nhưng vô tình
chúng ta không bảo vệ an toàn giao thông cho trẻ.
Đồng thời, tôi còn tuyên truyền đến phụ huynh một số vấn đề đơn giản
nhưng cũng dễ xảy ra tai nạn cho trẻ như:
Tuyệt đối phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
Nắm chặt tay trẻ mỗi khi phải qua đường;
Không nên cho trẻ đi bộ hoặc chạy vào bất cứ nơi nào có xe, ngoài đường
lộ, không để trẻ đi chơi một mình;
Cha mẹ hãy làm gương cho trẻ bằng cách tuân thủ pháp luật điều khiển
phương tiện giao thông của mình một cách an toàn;
Không cho trẻ vứt vỏ hộp sữa, giấy gói, chai nước giải khát…ra đường dễ
gây tai nạn giao thông.
Trong cuộc họp cha mẹ học sinh, tất cả các bậc phụ huynh đều thông nhất
cam kết phối hợp cùng nhà trường giáo dục An toàn giao thông “ Khi ngồi xe
gắn máy đều phải đội mũ bảo hiểm” để bảo vệ bản thân mình và thực hiện một
số trật tự An toàn giao thông.
Qua buổi họp trường chúng tôi đã tuyên truyền đến các bậc phụ huynh về
trật tự An toàn giao thông. Song bên cạnh đó còn gởi thêm những kiến thức cơ
bản nhất để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, cha mẹ cần truyền đạt cho

con những kiến thức cơ bản, để từ đó tích lũy kỹ năng cho trẻ và phòng tránh
những tai nạn không hay có thể bất ngờ xảy đến với trẻ. Nhà trường còn gởi
thêm một số thông điệp cho phụ huynh nắm:
4


Ví dụ: Khi chở trẻ đi ngoài đường, cha mẹ đảm bảo trẻ được ngồi vị trí an
toàn, tuyệt đối không nên cho trẻ cầm theo bong bóng hoặc khi trẻ vừa ngồi yên
sau vừa xem truyện tranh, nắm chặt tay trẻ mỗi khi phải qua đường…
Nhằm trang bị cho giáo viên những kiến thức cơ bản về lĩnh vực an toàn
giao thông, Trường Mẫu giáo Tây Hồ đã bồi dưỡng cho đội ngũ về kiến thức
trên lĩnh vực an toàn giao thông như: hiểu ký hiệu qui định trên các biển báo, tín
hiệu đèn, điều lệnh, trang phục, dụng cụ... cung cấp cho nhà trường tranh tuyên
truyền hoặc giúp nhà trường kiểm định độ chính xác của những panô tuyên
truyền về giáo dục an toàn giao thông do nhà trường tự tạo để giáo dục trẻ và
tuyên truyền đến các bậc phụ huynh. Ngoài ra, trường còn nhờ công an xã giúp
nhà trường giữ gìn trật tự, dẹp các xe buôn bán đồ chơi, bánh kẹo… nhằm tạo
một môi trường giao thông chuẩn mực, an toàn, mang tính giáo dục cao và để lại
ấn tượng đẹp ngay trước cổng trường.
Ngoài ra, tôi thường xuyên trò chuyện với phụ huynh trong giờ đón, trả
trẻ. Tôi sưu tầm tranh ảnh an toàn giao thông dán trên góc tuyên truyền để tuyên
truyền đến các bậc phụ huynh
* Biện pháp 2: Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao
thông với các hoạt động khác tại các lớp:
- Tổ chức hoạt động học:
Việc giáo dục An toàn giao thông cho trẻ Mẫu giáo được nhà trường dạy
lồng ghép, tích hợp vào các hoạt động học và các hoạt động khác trong chương
trình giáo dục Mầm non. Trẻ thuộc các bài hát, câu đố, thơ, truyện, ca dao, bài
vè nói về phương tiện, giao thông. Thông qua các bài hát, câu đố, thơ truyện,…
trẻ hiểu thêm về một số phương tiện giao thông, quy định khi tham gia giao

thông và tuân thủ luật giao thông.
Ví dụ: Chủ đề: “Phương tiện giao thông ”
+ Cho trẻ kể 1 số phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy, cho trẻ
nhận biết tên gọi, màu sắc, hình dạng ... Giáo dục cho trẻ khi đi xe máy: Phải đội
mũ bảo hiểm cho mình và nhắc nhở người điều khiển xe cũng đội mủ bảo hiểm,
5


không chở quá số người quy định, không chạy lạng lách, chạy quá tốc độ cho
phép, tuân thủ các đèn tín hiệu và biển báo giao thông trên đường, biết một số
biển báo trên đường: (cấm dừng đậu xe, biển báo sắp tới phần đường dành cho
người đi bộ, cấm ô tô chạy lên cầu,..), không lái xe khi trong người có uống
rượu, bia, không đùa giỡn khi tham gia giao thông.
- Giáo dục trẻ khi đi bộ: đi bộ đi phía bên tay phải, đi sát bờ lề, đi qua
đường phải có người lớn dắt.
- Giáo dục trẻ khi đi xe buýt, xe ô tô: ngồi an toàn không chạy giỡn trên
xe, không thò đầu thò tay ra ngoài.
- Giáo dục trẻ khi đi qua đò: xuống đò ngồi yên, phải có người lớn đi
cùng, không đùa giỡn trên đò, mặc áo phao khi đi trên đò.
- Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi:
Trò chơi: “Em đi trên đường phố”. Cô điều khiển đèn giao thông, một số
trẻ làm người đi bộ, một số trẻ làm ô tô, xe đạp…đi đúng quy định theo đèn giao
thông của cô.
Trò chơi: “Kể đủ 3 thứ” cô hỏi trẻ các phương tiện giao thông hàng ngày
mà trẻ biết. Cô nói trên bờ, trẻ sẽ kể theo “trên bờ” hoặc ngược lại “dưới nước”
Trò chơi “ Ô tô về bến”, “ Tín hiệu đèn giao thông”, “ Bác tài xế giỏi”, “
Đoàn tàu hỏa”, “ Máy bay”…
Trò chơi học tập: Trẻ vẽ, xé cắt dán, tô màu các phương tiện giao thông,
đọc thơ, kể chuyên, hát đố, xem phim ảnh về giao thông.
- Giáo dục trẻ thông qua hoạt động ngoài trời:

Việc lồng ghép các trò chơi giao thông, trò chơi vận động lồng ghép giao
thông cho trẻ lúc nào cũng thu hút và hấp dẫn đối với trẻ. Vì thế các giáo viên ở
trường luôn thường xuyên vận dụng các trò chơi giao thông cho trẻ, đặc biệt là
các trò chơi mới, sáng tạo và giáo dục an toàn giao thông cho trẻ theo từng tình
huống. Cô cũng có thể cho cháu quan sát tình huống trực tiếp như khi cho trẻ ra
sân chơi, cô cho trẻ quan sát các xe đi ngoài đường. Trẻ quan sát các phương
tiện qua lại trên đường, qua đó giáo dục trẻ phương tiện giao thông nào chạy
6


đúng làn đường quy định, người điều khiển xe gắn máy thì đội mũ bảo hiểm.
Qua đó trẻ nhận thức được việc chấp hành đúng luật khi tham gia giao thông
đường bộ thiết thực hơn.
Giáo viên đã tận dụng mọi cơ hội, dành nhiều thời gian cho trẻ được tìm
hiểu, khám phá, trải nghiệm thực tiễn qua hoạt động ngoài trời, nhất là các cháu
lớp lớn, nhỡ được đi quan sát giao thông trên đường phố với bài học "Ngã tư
đường phố" và "Con đường về nhà" qua mô hình giáo viên tự làm và qua hình
ảnh trực quan, qua video cô sưu tầm. Đồng thời giáo viên đọc cho các cháu nghe
các cuốn sách: "Bé làm quen với giao thông", "Bé học Luật Giao thông", "Bé đi
đường" và chơi bộ lô tô về các phương tiện giao thông. Tại ngã tư chốt đèn xanh
- đỏ, các cô giải thích cặn kẽ từng tín hiệu đèn xanh - đỏ - vàng, và tác dụng của
nó.
- Các hoạt động khác:
Ngoài ra, để thực hiện tốt công tác giáo dục an toàn giao thông tại trường,
nhà trường còn cung cấp cho cô giáo các bài báo, các câu chuyện, các tờ rơi
thông điệp về giao thông để cô giáo có thể cập nhập những thông tin mới nhất
đến với trẻ. Ví dụ như:
+ Cô đọc cho các cháu nghe một số tin trên báo về tai nạn giao thông.
Giáo dục các cháu cách đi bộ trên đường, cách đi trên các phương tiện giao
thông thế nào cho được an toàn, thấy được hậu quả tai hại các hành động vi

phạm luật lệ an toàn giao thông. Giáo dục trẻ thực hiện tốt những quy định khi
tham gia giao thông:
+ Đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy, ngồi xe an toàn, nhắc nhở người
lớn tuân thủ luật giao thông.
+ Khi đi bộ đi bên tay phải, sát lề đường. Khi qua đường phải có người
lớn dắt.
Hiện nay trên tất cả các phương tiện nghe nhìn thì vấn đề An toàn giao
thông được mọi người quan tâm và chú ý nhất. Mỗi một phương tiện nghe nhìn
đều đó mục đích là nói về an toàn giao thông. Vậy không có lí do gì để mỗi cán
7


bộ, giáo viên không nhiệt tình khi dạy an toàn giao thông cho trẻ Mẫu giáo.
Chúng ta phải xây dựng một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức tuân thủ luật
giao thông. Để làm được điều này bản thân tôi không ngừng nghiên cứu thu thập
các thông tin tài liệu về an toàn giao thông để chỉ giúp cho giáo viên nắm được
các nguyên nhân xảy ra tai nạn và cách thức tuyên truyền để trẻ hiểu và ghi nhớ
được sự an toàn khi tham gia giao thông, đồng thời đưa ra các phương pháp dạy
an toàn giao thông cho giáo viên nắm. Tránh sự áp đặt hoặc chỉ hỏi và cho trẻ
nhắc lại lời cô, mà phải cho trẻ thực hành phát huy tính tích cực của trẻ dưới sự
hướng dẫn của giáo viên, tôi đã đưa ra các phương pháp cụ thể:
- Phương pháp trò chơi:
Cho các cháu ở từng khối lớp thực hành ngay trên sân trường:
- Chơi trò chơi “Bác tài xế giỏi” bác tài xế phải biết nơi nào dành cho xe ô
tô chạy hoặc khi chạy phải tuân thủ luật giao thông ( đèn tín hiệu).
Phương pháp thực hành:
- Đi theo cô giáo đi thành một hàng, đi bộ dọc ra tới đường đi sát lề đường
rồi trở về cổng trường, điều khiển phương tiện giao thông theo biển báo cô
hướng dẫn.
- Phương pháp trắc nghiệm:

+ Cho trẻ quan sát tranh, gạch chéo những hành vi sai, tô màu những hành
vi đúng.
+ Để giúp trẻ có những hiểu biết sơ đẳng về luật giao thông, cho trẻ làm
quen và nhớ được các biển báo hiệu lệnh chỉ dẫn. Giúp trẻ có hành vi thói quen
ban đầu về chấp hành luật giao thông.
* Biện pháp 3: Hình thành ý thức chấp hành giao thông ở trẻ:
Với phương pháp và hình thức giáo dục phong phú, đa dạng và nhiều sáng
tạo, giáo dục an toàn giao thông ở trường Mẫu giáo Tây Hồ đang mang lại
những hiệu ứng tích cực, giúp hình thành ở trẻ những thói quen tốt về an toàn
giao thông. Chúng tôi luôn xác định giáo dục ý thức cho trẻ là quan trọng nhất,
việc giáo dục ý thức dần dần sẽ mang lại hiệu quả cao, có tác động mạnh đến
8


cha mẹ trẻ. Ở mọi nơi mọi lúc, trường chúng tôi luôn chú ý và giáo dục cháu
phải ý thức trong từng tình huống khi tham gia giao thông. Cháu còn trả lời rất
chính xác một số nguyên tắc cơ bản khi tham gia giao thông như: Ra đường phải
đi bên phải, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, đèn đỏ phải dừng lại, đi bộ
phải đi trên vỉa hè và đi qua đường phải có người lớn dắt…
Chúng tôi luôn nhận thấy rằng, nhiều phụ huynh điều khiển xe gắn máy
tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, cố ý vượt đèn đỏ... điều đó vô tình
hình thành ở trẻ tâm lý ý thức không tốt về an toàn giao thông. Khi được giáo
dục về an toàn giao thông, các bé sẽ là người điều chỉnh hành vi thiếu ý thức của
chính cha mẹ mình. Đôi lúc một số phụ huynh khi ra đường hay quên không đội
mũ bảo hiểm cho con thì con trẻ đã khóc, không chịu ngồi trên xe và nhờ vậy,
phụ huynh cũng hình thành được thói quen tốt, bây giờ thì hầu như phụ huynh
không bao giờ quên đội mũ bảo hiểm cho bé nữa” - qua cuộc trò chuyện với phụ
huynh.
* Biện pháp 4: Đưa thực tế vào các hoạt động tại lớp.
Là giáo viên tôi luôn tổ chức các hoạt động trên lớp dưới hình thức tổ

chức trò chơi. Tâm lí của lứa tuổi mẫu giáo là học mà chơi, chơi mà học. Việc
đưa nhẹ nhàng các quy tắc, quy định của luật an toàn giao thông một cách thực
tế qua các trò chơi sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Các trò chơi càng mới lạ, càng
sinh động thì lại càng hấp dẫn trẻ hơn. Cô giáo phải là trẻ, phải sống đúng cảm
giác của trẻ thì mới hiểu và chuyển tải được các nội dung đến trẻ nhanh nhất.
Các vấn đề xã hội, các tình huống giao thông hằng ngày được cập nhập hằng
ngày và được lên kế hoạch kịp thời mỗi giáo viên có một đề tài khác nhau được
lồng ghép sinh động. Tôi luôn giáo dục an toàn giao thông phù hợp với lứa tuổi
mầm non, trẻ có một môi trường hoạt động tốt, ở đó trẻ được tự khám phá, tìm
hiểu, trải nghiệm và vui chơi, phù hợp với đặc thù của giáo dục mầm non là "học
mà chơi, chơi mà học". Qua đó tạo điều kiện cho trẻ được giáo dục về an toàn
giao thông sớm để sớm hình thành ý thức chấp hành tốt Luật Giao thông". Qua
nhiều năm thực hiện đưa thực tế các tình huống giao thông vào các hoạt động
9


dạy tại lớp cho thấy phần lớn đã lên học tại các trường tiểu học, tiếp xúc với chủ
đề an toàn giao thông của trường Tiểu học rất nhanh nhạy.
* Biện pháp 5: Tạo môi trường học giáo dục an toàn giao thông:
Ở trẻ Mẫu giáo rất dễ nhớ nhưng lại dễ quên.Trẻ chỉ khó quên những gì
thật sâu sắc, hấp dẫn và nhắc đi nhắc lại. Nắm được những đặc điểm tâm lý trên
của trẻ, để đưa việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ dễ nhớ lâu quên, ngay từ
đầu năm học, tôi đã chủ động tạo môi trường học giao thông cho trẻ.
Ví dụ:
Tại các cửa sổ của lớp có dán hình các phương tiện giao thông, đèn xanh,
đèn đỏ.
Làm đoàn tàu “Bé đến lớp” cho trẻ dán hình.
Khi đến chủ đề “Phương tiện và luật lệ an toàn giao thông”, tôi đã trang
trí lớp học đẹp, hấp dẫn và phù hợp với chủ đề:
Ví dụ:

Trang trí một số biển báo đơn giản dưới có ghi tên biển báo.
Trang trí bảng chủ đề theo chủ đề Giao thông.
Tạo một số góc phố đi đúng luật lệ giao thông ở trong lớp.
Trẻ và cô cùng làm một số đồ chơi: ô tô, xe máy, máy bay, xe đạp trang trí
xung quanh lớp và để chơi xây dựng.
Tổ chức tốt các chương trình ngoại khóa an toàn giao thông bằng nhiều hình
thức phong phú, đa dạng như trò chơi, tiểu phẩm, đố vui, kể chuyện, đóng vai,
đàm thoại, kết hợp bài giảng Powerpoint tạo hứng thú thu hút các em tham gia.
4.5 Chứng minh khả năng áp dụng sáng kiến
Qua một thời gian tôi đã tìm hiểu và áp dụng các biện pháp đã trình bày ở
trên vào hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho trẻ tại trường, từ việc lồng
ghép, tích hợp vào các hoạt động của trẻ đến việc tuyên truyền và phối hợp với
phụ huynh giáo dục an toàn giao thông cho trẻ, tôi nhận thầy rằng “Một số biện
pháp lồng ghép, tích hợp nội dung an toàn giao thông cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
10


ở trường Mẫu giáo Tây Hồ” đã thực sự có tác động đến các cháu và đặc biệt là
đến với phụ huynh giúp cho vấn đề về tai nạn giao thông trong nhà trường hạn
chế rõ rệt.
5. Những thông tin cần được bảo mật: Không có
6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Qua một thời gian áp dụng và thực hiện sáng kiến bước đầu đã được
những hiệu quả như sau:
+ Phụ huynh luôn chấp hành các quy định về an toàn giao thông và luôn
là tấm gương cho các cháu noi theo, tham gia giao thông an toàn. Phụ huynh đưa
đón cháu trật tự không chen lấn, 100% phụ huynh và trẻ đều đội mũ bảo hiểm
khi ngồi trên xe máy đưa đón trẻ đến trường.
+ Đối với trẻ tại trường: trẻ có ý thức khi ngồi trên xe máy đều ngồi ở vị

trí an toàn (trẻ ngồi ở phía trước, trẻ lớn ngồi phía sau an toàn và đội mũ bảo
hiểm), biết giữ an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông, biết không gây
cản trở giao thông, không chơi đùa dưới lòng lề đường và những nơi không an
toàn. Biết một số biển báo cấm, biển chỉ dẫn trên đường đến trường, thông qua
các bài hát, thơ, câu đố, truyện… về giao thông, cũng góp phần giáo dục an toàn
giao thông cho trẻ, thông qua hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời, trẻ được
thực hành một số hành vi khi tham gia giao thông, hành vi nào đúng, hành vi
nào sai.
+ Đối với bản thân: Đã thực hiện đúng theo cam kết đầu năm học tham
gia giao thông an toàn, chấp hành nghiêm luật giao thông, không có trường hợp
nào vi phạm giao thông đường bộ. Tất cả các kết quả thu được đều là niềm vui
lớn nhất đối với tôi vì trong mỗi ngày đến trường các cháu đi cùng bố mẹ đều
đội mũ bảo hiểm, đối với phụ huynh học sinh đã vào cuộc cùng với nhà trường
hưởng ứng thực hiện công tác an toàn giao thông, chấp hành quy định của
trường ... Tình trạng ùn tắc giao thông trước trường trong thời giao tan trường
không còn xảy ra. Đây là tín hiệu vui là kết quả mà tôi hằng mong muốn.
11


Qua khảo sát vào cuối tháng 1 chúng tôi nhận thấy đã có sự khác biệt rõ
rệt so với đầu năm:
Bảng khảo sát tại lớp học:
Nội dung khảo sát

Tỉ lệ đầu

Tỉ lệ đến

So sánh


năm

thời điểm

kết quả

cuối tháng
Trẻ biết được ý nghĩa, tác dụng của một số

56%

1
93%

biển báo, luật an toàn giao thông.
Trẻ đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô,

(15/27)
74%

(25/27)
100%

+ 26%

xe gắn máy.
Trẻ tự giác thực hiện tốt một số quy định về

(20/27)
67%


(27/27)
100%

+ 33 %

an toàn giao thông.

(18/27)

(27/27)

+ 37%

Bảng khảo sát tại trường:
Nội dung khảo sát

Tỉ lệ đầu

Tỉ lệ đến

So sánh

năm

thời điểm

kết quả

cuối tháng

Trẻ biết được ý nghĩa, tác dụng của một số

50%

1
96%

biển báo, luật an toàn giao thông.
Trẻ đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô,

(60/120)
79%

(115/120)
100%

+ 21%

xe gắn máy.
Trẻ tự giác thực hiện tốt một số quy định về

(95/120)
63%

(120/120)
88%

+ 25%

an toàn giao thông.


(75/120)

(105/120)

+ 46%

Sau khi thực hiện các biện pháp “Một số biện pháp lồng ghép, tích hợp
nội dung an toàn giao thông cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường Mẫu giáo Tây
Hồ”. Tôi nhận thấy rằng việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao
thông cho trẻ không phải một sớm một chiều mà thành công được. Nó đòi hỏi
chúng ta phải kiên trì, bền bỉ, thực hiện thường xuyên, liên tục và bằng cả tâm
huyết của mình. Với trường Mẫu giáo Tây Hồ đã có được nhiều tín hiệu vui, trẻ
12


được trang bị kiến thức về an toàn giao thông, có tác động thực sự khi các em
tham gia giao thông, phụ huynh đã vào cuộc bằng việc cam kết cùng nhà trường
việc thực hiên các quy định về an toàn giao thông.
Có được kết quả như vậy đó là sự nỗ lực phấn đấu của bản thân tôi kết
hợp với đồng nghiệp đặc biệt là cán bộ quản lí nhà trường luôn sát cánh cùng tôi
đổi mới những biện pháp, hình thức sao cho phù hợp với khả năng nhận thức
của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện và đảm bảo sự an toàn cho trẻ.
7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến
lần đầu, kể cả áp dụng thử
Bảng 3: Khảo sát 8 giáo viên áp dụng sáng kiến của tôi.
S

Biện pháp

Thường

TT

xuyên
1 Làm tốt công tác
7/8
1

tuyên truyền và phối TL: 87,5%

Mức độ sử dụng (%)
Thỉnh thoảng Không sử
1/8
TL: 12,5%

dụng
0/8
TL: 0%

hợp đến từng phụ
huynh

2 Lồng ghép, tích hợp
2

nội dung giáo dục an

8/8
TL: 100%


0/8
TL: 0%

0/8
TL: 0%

toàn giao thông với
các hoạt động khác
tại các lớp
3 Hình thành ý thức
3

8/8

chấp hành giao thông TL: 100%

0/8
TL: 0%

0/8
TL: 0%

cho trẻ.
4 Đưa thực tế vào các
4

hoạt động tại lớp.

7/8

TL: 87,5%
13

1/8
TL: 12,5%

0/8
TL: 0%


5 Tạo môi trường giáo
5

dục an toàn giao

8/8
TL: 100%

0/8
TL: 0%

0/8
TL: 0%

thông cho trẻ
Qua bảng khảo sát giáo viên, tôi dễ dàng nhận thấy đa số giáo viên thường
xuyên sử dụng những biện pháp của tôi để tuyên truyền các kiến thức về giáo
dục an toàn giao thông giúp phụ huynh có ý thức tự giác chấp hành luật và làm
gương cho trẻ, hình thành cho trẻ thói quen ban đầu khi chấp hành giao thông để
bảo vệ sự an toàn tính mạng cho bản thân và mọi người xung quanh…... Điều đó

là minh chứng cho lợi ích của sáng kiến tôi đem lại hiệu quả cho trường tôi nói
chung và khả năng áp dụng cho ngành giáo dục nói riêng.
8. Phụ lục

Ảnh: Lồng ghép việc giáo dục an toàn giao thông vào
các hoạt động khác tại lớp

14


Ảnh: Lồng ghép việc giáo dục an toàn giao thông vào
các hoạt động khác tại lớp

15


Ảnh: Tuyên truyền giáo dục an toàn giao thông trước cổng
trường

Ảnh: Hình thành ý thức chấp hành giao thông cho trẻ
Nơi nhận:
- Như kính gửi;

16


- Lưu: HĐ-TĐ.

17




×