Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

TL CHINH SACH CONG trình bày thực tiễn công tác đánh giá chính sách ở việt nam hiện nay và phân tích nguyên nhân của thực trạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.47 KB, 20 trang )

Câu 3: Chứng minh đánh giá chính sách là cần thiết trong quy trình chính
sách? Trình bày thực tiễn công tác đánh giá chính sách ở Việt Nam hiện nay
và phân tích nguyên nhân của thực trạng đó.
Đánh giá chính sách công là việc xem xét mức độ đạt được mục tiêu đề ra (hiệu
quả kinh tế, - xã hội của một chính sách) làm căn cứ cho việc lựa chọn và hoàn
thiện chính sách công. Đánh giá chính sách công có nhiệm vụ: sơ kết, tổng kết việc
thực hiện chính sách; rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết … Đánh giá chính
sách công để trả lời các câu hỏi: Chính sách đó có cần thiết hay không? Mục đích
của chính sách là gì? Chính sách đã tác động đến đối tượng ra sao?, hiệu quả thế
nào? Ai đánh giá tác động? Các phản hồi của chính sách là gì? Những tiêu chuẩn để
đánh giá chính sách? Chính sách đó nên tiếp tục duy trì, phát triển hay chấm dứt?
Đánh gia chính sách là việc xem xét, nhận định về giá trị các kết quả thu được
khi thực hiện chính sách công.
Nghiên cứu, đánh giá chính sách công thường tập trung vào 3 nhóm vấn đề:
Một là, xem xét vấn đề một cách tổng thể, trên bình diện quốc gia, liên quan
đến vấn đề bình đẳng, công bằng xã hội.
Hai là, đánh giá thực hiện chương trình chính sách.
Ba là, đánh giá kết quả chính sách.
Đánh giá chính sách công là giai đoạn cuối cùng trong quy trình chính sách
nhưng trên thực tế, đánh giá chính sách công được thực hiện trong suốt quá trình
chính sách.
Đánh giá chính sách công bao gồm đánh giá kết quả thực tế triển khai chính
sách cũng như việc đánh giá về bản thân quá trình triển khai để tổng kết các kinh
nghiệm. Việc đánh giá chính sách trước và sau khi triển khai có ảnh hưởng sống
còn đối với một chính sách, không những trên phương diện vật chất mà còn cả về
uy tín và sinh mạng chính trị của các chủ thể liên quan.
Đánh giá chính sách công là công việc khó khan, phức tạp, bởi các lý do:
1


Một là, thực thi chính sách công luôn là một quá trình biến động theo những


điều kiện cụ thể trong thực tế, nên rất khó xác định được một căn cứ nhất định để
đánh giá.
Hai là, các mục tiêu ban đầu đặt ra cho chính sách công nhiều khi thiếu phân
minh, cụ thể và hiếm khi đạt được sự đồng thuận hoàn toàn từ các bên tham gia. Vì
thế, cơ sở của đánh giá chính sách công là mơ hồ.
Ba là, khó khăn để đạt đến sự thống nhất giữa người quản lý và người đánh giá
trong vấn đề xác định đầu ra.
Tóm lại: Đánh giá chính sách cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách
những kinh nghiệm, bài học trong việc ban hành chính sách; xem xét tính hợp lý
của chính sách; cung cấp cách nhìn, bài học thực tiến trong việc thực hiện chính
sách; góp phần tổng kết thực tiễn, hoàn thiện chính sách thông qua việc rút ra
những thiếu sót của các chính sách để bổ sung cho chính sách mới.
Các đặc trưng của đánh giá chính sách công:
Đánh giá chính sách công tập trung vào việc phán xét các giá trị thu được.
Đánh giá chính sách công căn cứ vào kết quả thực tế.
Tác dụng của việc đánh giá chính sách công:
Một là, nuôi dưỡng, thuc đẩy sự phát triển của chính sách.
Hai là, tăng cường tính hiệu quả của chính sách.
Ba là, xác định, đo lường các kết quả thực hiện chính sách.
Bốn là, xác định mực độ thỏa mãn của các đối tượng chính sách.
Năm là, cải tiến chính sách.
Các kiểu đánh giá chính sách: Có 3 kiểu đánh giá chính sách, đó là: Đánh giá
chính trị, đánh giá kỹ thuật và đánh giá toàn diện.
Các hính thức đánh giá chính sách công: Đánh giá theo phương pháp chuyên
môn, đánh giá dự trên cơ sở so sánh các kết quả thu được với những mục tiêu và
chỉ tiêu mà cơ quan hoạch định và thực hiện chính sách đã công bố và cuối cùng là
đánh giá thông qua thăm dò ý kiến các đối tượng của chính sách.
2



Thực tiễn công tác đánh giá chính sách ở Việt Nam hiện nay và phân tích
nguyên nhân của thực trạng đó:
Cùng với hoạch định và triển khai thực hiện, thì đánh giá chính sách là một
khâu không thể thiếu của quy trình chính sách. Vì nhiều nguyên nhân khách quan
và chủ quan khác nhau, mà khâu đánh giá chính sách chưa được thực sự coi trọng
trong thực tiễn Việt Nam.
Chính sách công là một công cụ quan trọng của quản lý nhà nước. Thông qua
việc ban hành và thực thi các chính sách, những mục tiêu của Nhà nước được hiện
thực hóa.
Mỗi chính sách vận động theo một quy trình, bao gồm 3 giai đoạn cơ bản:
hoạch định chính sách, thực thi chính sách và đánh giá chính sách. Ở Việt Nam, lâu
nay Nhà nước đã chú trọng nhiều đến khâu hoạch định và thực thi chính sách, song
việc đánh giá chính sách thì dường như bị bỏ qua hoặc rất ít được quan tâm.
Đánh giá chính sách là xem xét, nhận định về giá trị các kết quả đạt được khi
ban hành và thực thi một chính sách công. Để có thể đi vào cuộc sống, chính sách
công được thể chế hóa thành các quy định pháp luật. Việc nhìn nhận và đánh giá
chính sách do đó thường gắn với sự đánh giá những quy định pháp luật này có phù
hợp với những yêu cầu của cuộc sống hay không và chúng được vận hành như thế
nào trên thực tế. Tuy nhiên, chính sách công không chỉ thể hiện trong các quy định
pháp luật, chúng còn nằm trong các chương trình, kế hoạch, chủ trương hoạt động
của nhà nước. Do đó, đánh giá chính sách công sẽ bao quát việc xem xét về tổng
thể các quyết định của nhà nước (chính phủ trung ương và chính quyền địa
phương) trong việc giải quyết một vấn đề cấp thiết đặt ra trong thực tiễn quản lý
nhà nước. Đánh giá chính sách cho phép xem xét, nhận định không chỉ về nội dung
chính sách, mà còn về quá trình thực thi chính sách, từ đó có biện pháp điều chỉnh
phù hợp với đòi hỏi thực tế để đạt các mục tiêu mong đợi.
Khi Việt Nam chuyển sang phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế, đòi hỏi ban hành các chính sách để tạo ra những nhân tố,
3



môi trường cho sự chuyển đổi trở thành cấp bách. Vì vậy, trong một thời gian khá
dài, Nhà nước tập trung cao vào việc xây dựng và ban hành các thể chế, nhằm tạo
các hành lang pháp lý cho mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội. Việc ban hành hàng loạt văn
bản pháp luật trong không ít trường hợp dẫn đến tình trạng chồng chéo, trùng lắp,
thậm chí mâu thuẫn nhau giữa các quy định pháp lý, mà cuối cùng là sự chi phối
của chúng đối với các hoạt động kinh tế – xã hội theo các chiều khác nhau, khiến
cho những hoạt động này không đạt được mục tiêu mong muốn. Nói cách khác,
hàng loạt chính sách được ban hành, có hiệu lực thi hành, song việc chính sách đó
có hiệu lực thực tế như thế nào và đáp ứng mục tiêu đặt ra đến đâu thì dường như
không được quan tâm. Đôi khi chính sách được ban hành chẳng những không giải
quyết được vấn đề đặt ra, mà còn gây ra những hiệu ứng phụ làm phức tạp thêm
vấn đề. Chẳng hạn, chính sách hạn chế ùn tắc giao thông trong các thành phố lớn
đã được triển khai với nhiều giải pháp khác nhau, song thực tế vẫn chưa giải quyết
được vấn đề ùn tắc, trong khi đó một số giải pháp đưa ra, như chặn các ngã tư, thu
phí chống ùn tắc lại gây ra các hiệu ứng phụ làm rắc rối thêm hiện trạng. Hơn thế,
việc hoạch định chính sách (thông qua việc soạn thảo và ban hành hàng loạt văn
bản pháp luật) và việc tổ chức triển khai các chính sách đó trên thực tế đã tiêu tốn
tiền của của nhân dân và sức lực của không ít người, song nhiều khi các chính sách
này không đem lại lợi ích tương xứng với chi phí đã bỏ ra. Do đó, đã đến lúc cần
coi đánh giá chính sách như một khâu không thể thiếu trong quy trình chính sách.
Mặc dù là một khâu quan trọng trong quy trình chính sách, song ở nước ta,
nhiều chính sách không được quan tâm đánh giá. Tình trạng đó xuất phát từ
các lý do sau đây:
1. Nhận thức về đánh giá chính sách còn đơn giản. Điều đó được biểu hiện:
Đồng nhất chính sách với một văn bản đơn lẻ. Mặc dù chính sách được thể chế
hóa trong văn bản pháp luật, song không thể đồng nhất chính sách với một văn bản
đơn lẻ. Thậm chí có những chính sách lớn lại là tập hợp của những chính sách bộ
phận. Chẳng hạn, chính sách xóa đói, giảm nghèo bao gồm chính sách hỗ trợ người
4



nghèo thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, chính sách miễn giảm học phí
cho người nghèo, chính sách khám, chữa bệnh miễn phí cho người nghèo… Do đó,
việc đánh giá chính sách thường khá phức tạp, đòi hỏi có cách nhìn tổng thể.
Coi đánh giá chính sách là việc của cơ quan ban hành chính sách, nên chờ đợi
khi cơ quan này có chủ trương hoặc yêu cầu cụ thể mới tổ chức triển khai đánh giá.
Tách biệt giữa đánh giá nội dung chính sách (thể hiện qua văn bản) với đánh
giá việc thực thi chính sách. Đôi khi, chúng ta rơi vào các nhận xét phiến diện: hoặc
cho rằng các chính sách ban hành là đúng đắn, thường chỉ sai phạm trong khâu thực
thi; nhưng có lúc lại che lấp các hạn chế trong thực thi chính sách bằng cách đổ lỗi
cho sự không phù hợp của các quy định pháp luật.
2.Các cơ quan chức năng thường không quan tâm tổ chức đánh giá chính
sách. Trên thực tế, rất ít chính sách được tổ chức đánh giá một cách nghiêm túc, bài
bản. Nhiều cơ quan có thẩm quyền (cơ quan ban hành chính sách hoặc chủ trì tổ
chức thực hiện chính sách) không đưa việc đánh giá chính sách vào chương trình
hoạt động của mình. Có thể nêu ra nhiều nguyên nhân của tình trạng này: do không
có đủ nhân lực, không có nguồn lực tài chính để đánh giá, do chính sách được thực
hiện rất “bình lặng” không gây ra vấn đề gì, do bản thân các cơ quan này không
muốn “tự phán xét” các chính sách do mình ban hành và thực thi… Đương nhiên,
việc đánh giá chính sách không chỉ do các cơ quan nhà nước tiến hành. Các đánh
giá chính sách có thể được phản ánh qua công luận, qua ý kiến của nhân dân, của
các tổ chức chính trị – xã hội. Song sự đánh giá từ bên ngoài nhà nước sẽ chỉ có giá
trị thực sự nếu được các cơ quan nhà nước tiếp nhận, tổng hợp và rút kinh nghiệm.
Trong không ít trường hợp, sự đánh giá lẻ tẻ, tự phát của nhân dân bị bỏ qua. Nếu
thiếu sự chủ trì của các cơ quan chức năng, thì việc đánh giá cũng ít có tác động
đến các nhà hoạch định và thực thi chính sách.
Thứ ba, việc xem xét lại chính sách đôi khi chỉ được thực hiện khi xuất hiện
“vấn đề”. Trong một số trường hợp, các chính sách vẫn “bình yên” trong một thời
5



gian dài, chỉ đến khi “vấp váp” trong thực tiễn, người ta mới nhận ra được những
“lỗ hổng” của chính sách.
Thứ tư, thiếu các tiêu chí để đánh giá chính sách một cách khoa học. Khi đánh
giá chính sách, người ta thường so sánh các kết quả đạt được với mục tiêu chính
sách ban đầu. Việc đánh giá chính sách sẽ dễ dàng nếu các mục tiêu chính sách
được thể hiện dưới dạng định lượng, chẳng hạn như tốc độ gia tăng dân số, tỷ lệ trẻ
em trong độ tuổi đi học được đến trường… Song, trên thực tế đa số các mục tiêu
chính sách được thể hiện dưới dạng định tính, nhiều khi mục tiêu không rõ ràng,
trong trường hợp đó việc đánh giá chính sách theo mục tiêu đề ra có thể không
phản ánh hết các giá trị của chính sách. Để đánh giá chính sách, về nguyên tắc, phải
có các bộ tiêu chí đánh giá được thiết kế đối với từng loại chính sách. Việc thiếu
các tiêu chí đánh giá khiến cho việc đánh giá không toàn diện, đầy đủ, mang tính
phiến diện. Chẳng hạn, đánh giá về chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam, có
thể thấy kết quả rất khả quan với việc giảm tỷ lệ nghèo từ 22% năm 2005 xuống
còn 10,7% năm 2010 theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006 – 2010. Song, nếu đi vào
đánh giá tác động có nhiều khi bị bóp méo theo ý muốn chủ quan. Vì vậy, khi đánh
giá chính sách, ít cơ quan tổ chức các cuộc khảo sát lấy ý kiến phản hồi từ nhân dân
hay các đối tượng hưởng lợi một cách rộng rãi, công khai. Trong một số trường hợp
các cơ quan chức năng đã tổ chức thu thập ý kiến phản hồi từ các phương tiện
truyền thông, hay tổ chức các buổi đóng góp ý kiến thông qua các đoàn thể chính
trị – xã hội. Tuy nhiên, không phải lúc nào các ý kiến này cũng phản ánh đầy đủ và
chính xác những vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra liên quan đến chính sách được
đánh giá.
Thứ sáu, thiếu kinh phí dành cho việc đánh giá chính sách. Các cơ quan thường
dành nguồn kinh phí có hạn của mình để triển khai các công việc mới (nhằm tạo ra
những kết quả mới) hơn là dùng kinh phí đó để xem xét lại những gì đã làm.
Các giải pháp tăng cường đánh giá chính sách công
6



Một là, đưa việc đánh giá chính sách thành một nội dung bắt buộc đối với một
số chính sách quan trọng của Nhà nước. Cần nhận thức rõ, những chính sách quan
trọng, liên quan đến những vấn đề cấp thiết nhất của đời sống, đến lợi ích của nhiều
người thì việc đánh giá chính sách là rất cần thiết để hoàn thiện chính sách, tránh
các rủi ro hay lãng phí xảy ra, đặc biệt là tránh những phản ứng ngược lại với mong
muốn của Chính phủ. Cần có kế hoạch đánh giá chính sách và xây dựng lịch trình
đánh giá cụ thể. Trong kế hoạch đánh giá cần xác định rõ mục tiêu, phạm vi, chủ
thể tham gia, các đối tượng, nội dung, các phương pháp và tiêu chí đánh giá. Cần
tổng kết việc đánh giá, công bố công khai kết quả đánh giá ở phạm vi cần thiết. Tổ
chức rút kinh nghiệm nghiêm túc đối với những sai sót về nội dung chính sách và
những hạn chế, vướng mắc trong thực thi chính sách.
Hai là, xây dựng các tiêu chí đánh giá chính sách một cách đầy đủ và đúng đắn.
Tùy theo từng lĩnh vực, sẽ có các tiêu chí đánh giá chính sách khác nhau. Thông
thường, các tiêu chí đánh giá tập trung vào những phương diện sau đây:
Tính hiệu lực của chính sách phản ánh mức độ tác động, ảnh hưởng của chính
sách đó trên thực tế, làm biến đổi hoặc duy trì thực tế theo mong muốn của Nhà
nước. Tính hiệu lực của chính sách thể hiện ở mức độ đạt được các mục tiêu đề ra.
Tính hiệu quả của chính sách phản ánh tương quan so sánh giữa kết quả do
chính sách đưa lại với chi phí đã bỏ ra. Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích
thường được sử dụng để xác định hiệu quả của chính sách. Nếu không quan tâm
tính toán hiệu quả sẽ dẫn đến lãng phí, thất thoát tiền của và kinh phí từ ngân sách
nhà nước.
Tính công bằng của chính sách thể hiện ở chỗ thông qua chính sách, Nhà nước
thực hiện phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, đồng thời trợ giúp cho
các đối tượng dễ bị tổn thương, như người nghèo, người già, trẻ em và người tàn tật
để khắc phục tình trạng bất bình đẳng về thu nhập giữa các nhóm xã hội. Tính công
bằng của chính sách còn thể hiện ở sự phân bổ hợp lý các chi phí và lợi ích, các
7



quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia hoạch định, thực thi chính sách và các
nhóm đối tượng liên quan đến chính sách.
Chú trọng đánh giá tác động của chính sách đến các đối tượng hưởng lợi từ
chính sách. Tác động của chính sách phản ánh kết quả đầu ra hay kết quả cuối cùng
của chính sách. Đây là một tiêu chí rất quan trọng trong đánh giá chính sách công.
Song việc đánh giá tác động của chính sách cũng là khâu khó khăn nhất trong đánh
giá chính sách, bởi lẽ các tác động này đôi khi rất khó đo lường. Chẳng hạn, để
đánh giá chính sách giảm nghèo đã tác động đến đối tượng người nghèo như thế
nào, cần xem xét việc người nghèo được hưởng những lợi ích gì từ chính sách của
Chính phủ và các lợi ích đó đã giúp họ thoát nghèo đến đâu. Việc đánh giá tác động
này không thể căn cứ vào những ý kiến chủ quan của các cấp chính quyền, mà phải
được đo lường bằng mức độ hài lòng của người dân về các lợi ích được hưởng. Cần
tổ chức các cuộc khảo sát lấy ý kiến đánh giá của người dân, đối tượng hưởng lợi
từ chính sách. Kinh nghiệm thành công của các cuộc khảo sát lấy ý kiến khách
hàng về việc cung cấp các dịch vụ công thiết yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng là những minh chứng có giá trị trong việc đánh giá mức độ hưởng lợi của các
đối tượng chính sách.
Mức độ giải quyết vấn đề chính sách. Mỗi chính sách được xây dựng khởi
nguồn từ việc xác định vấn đề chính sách – đó là nhu cầu xã hội hay mâu thuẫn
trong xã hội đòi hỏi Nhà nước phải sử dụng quyền lực công để giải quyết nhằm đạt
tới mục tiêu hiệu quả, ổn định và công bằng xã hội. Nhu cầu giải quyết vấn đề của
chính sách thường thể hiện ở các mục tiêu của chính sách. Tuy nhiên, đôi khi mục
tiêu được đề ra quá rộng, chung chung, không rõ ràng, khi đó dù các chính sách có
được thực thi trên thực tế theo mục tiêu đề ra, thì cũng rất khó xác định vấn đề
chính sách đã được giải quyết đến đâu. Hơn nữa, vấn đề chính sách thường có ảnh
hưởng đến nhiều khía cạnh kinh tế, xã hội khác nhau. Do đó, mức độ giải quyết vấn
đề chính sách có thể đo lường được bằng một loạt tiêu chí liên quan đến các khía
cạnh kinh tế – xã hội này. Chẳng hạn, để đánh giá mức độ giải quyết vấn đề đói,

8


nghèo, sẽ không thể chỉ đưa ra chỉ tiêu nghèo đã giảm xuống bao nhiêu phần trăm,
mà còn phải xem xét các khía cạnh khác, như người nghèo được tiếp cận như thế
nào đến các dịch vụ công thiết yếu, như y tế, giáo dục, nước sạch; việc tạo điều
kiện cho người nghèo trong thực hiện các quyền lợi của công dân…
Ba là, quan tâm đến dư luận xã hội, ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để thấy
được các bất cập trong hoạch định và quá trình thực thi chính sách. Việc đánh giá
chính sách theo những tiêu chí nêu trên đã phản ánh được thực trạng các thành
công và yếu kém của chính sách. Song, không chỉ chờ đến khi các cơ quan chức
năng tổ chức đánh giá thì các hạn chế của chính sách mới bộc lộ ra. Các phương
tiện thông tin đại chúng, dư luận xã hội và ý kiến đóng góp của các tổ chức quần
chúng là các kênh phản hồi quan trọng về chính sách. Việc quan tâm theo dõi và
tiếp nhận những thông tin này sẽ giúp cáccơ quan chức năng của Nhà nước định
hướng việc đánh giá chính sách. Những ý kiến nói trên cũng sẽ tạo cơ sở đề hình
thành các đề xuất nhằm tiếp tục hoàn chỉnh, bổ sung chính sách.
Bốn là, tổ chức nhóm đánh giá độc lập, gồm các thành viên hoạt động với tư
cách chuyên gia đánh giá, có thể từ cơ quan nhà nước hoặc ngoài nhà nước, song
tất cả các thành viên sẽ thực hiện việc đánh giá một cách độc lập, khách quan theo
mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể của nhóm.
Thứ năm, dành nguồn kinh phí thỏa đáng cho việc đánh giá chính sách. Việc bỏ
ra một khoản kinh phí cần thiết và sử dụng có hiệu quả kinh phí đó cho đánh giá
chính sách sẽ đem lại lợi ích đáng kể cho quá trình tiếp tục vận hành chính sách
trong giai đoạn tiếp theo, khắc phục những hạn chế, bất cập của chính sách và bảo
đảm cho chính sách đáp ứng các yêu cầu của cuộc sống.
Trong một xã hội đang phát triển theo xu hướng dân chủ hóa, việc đánh giá các
chính sách công ngày càng trở thành đòi hỏi chính đáng và cấp thiết. Đánh giá
chính sách công giúp Nhà nước xác định được các bất cập trong đời sống kinh tế –
xã hội và tìm cách khắc phục các bất cập đó. Chính sách công phản ánh rõ nét nhất

các mục tiêu của Nhà nước và các giải pháp mà Nhà nước sử dụng để đạt tới các
9


mục tiêu này. Đánh giá chính sách cho phép Nhà nước nhìn nhận lại năng lực thể
chế và năng lực thực thi chính sách của mình. Trong một môi trường không ngừng
biến đổi, việc đánh giá các chính sách công sẽ tạo cơ sở vững chắc cho sự phát
triển quản lý nhà nước trong giai đoạn tiếp theo, hướng đến một Nhà nước thực sự
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân./.

10


Câu 5: Trình bày hiểu biết của anh (chị) về một chính sách tiêu biểu trong
lịch sử phong kiến Việt Nam.
Chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam qua các thời kì lịch sử thể hiện rõ tính độc
lập, tự chủ, tự tôn dân tộc nhưng cũng đầy uyển chuyển, luôn sẵn sang tiếp thu cái
mới, cái tiến bộ, tính ưu việt để góp phần xây dựng, phát triển đất nước vững mạnh.
Chính sách đó được duy trì và phát triển trong suốt thời kỳ phong kiến ở nước ta.
Trong thời kì Bắc thuộc, phong kiến Trung Quốc dù cai trị trực tiếp hay gián
tiếp, cũng thi hành một chính sách nhất quán là đồng hoá Việt Nam về chính trị và
văn hoá. Tiếng Hán và chữ Hán trở thành một công cụ hữu hiệu trong hành chính
và nhiều lĩnh vực khác. Vào thời Bắc thuộc quan cai trị chỉ tổ chức dạy chữ Hán
cho một số người Việt, đủ để làm công chức trong bộ máy cai trị của người Hán
chứ chưa phải là dạy Nho giáo nhằm mục đích thi cử. Trong thời kì này, các chùa
mới là các trung tâm văn hoá và nhân dân học chữ Hán ở các chùa chứ không phải
các trường do người Trung Quốc dựng nên. Theo sử sách, dưới thời Bắc thuộc, đã
có một ít người giỏi chữ Hán, nhưng vẫn chưa có chế độ học tập chữ Hán quan
trọng ngoài các chùa. Ai muốn đi thi thì phải sang Trung Quốc, như Trương Trọng,
Lí Cầm, Lí Tiến, Khương Công Phụ. Cho đến trước thế kỉ XI, những người tiêu

biểu cho văn hoá Việt Nam vẫn là các nhà sư.
Từ năm 939, Việt Nam giành được độc lập từ tay người Hán. Do nhu cầu phải
đua tài với Trung Quốc để củng cố độc lập bằng văn hoá, Việt Nam có nhu cầu tiếp
thu văn hoá Hán. Việc học chữ Hán có quy mô chỉ bắt đầu từ thời độc lập. Về vấn
đề này, chúng ta không quên công lao của các vị vua khai quốc thời Lý – Trần. Khi
đất nước giành được quyền độc lập, định hướng cơ bản về ngôn ngữ văn tự là: tiếp
tục dùng chữ Hán, coi đó là nền văn tự chính thức của nhà nước.
Năm 1.075 vua Lý Nhân Tông mở Khoa thi Tam trường để tuyển người ra làm
quan, năm sau lập Quốc Tử Giám, tổ chức giảng dạy và đến năm 1.086 lại mở khoa
thi chọn người vào Hàn Lâm Viện. Tri thức Hán học của người Việt ở giai đoạn
Ngô, Đinh, Lê là một sản phẩm còn lưu lại của chế độ Bắc thuộc, còn tri thức Hán
11


học của người Việt từ đời Lý trở về sau lại là sản phẩm của một sự định hướng có ý
thức của một triều đình nước Việt độc lập. Sự định hướng này làm cho Việt Nam đi
hẳn vào khu vực văn hoá Hán, đứng bên cạnh Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản.
Về mặt ngôn ngữ, sự định hướng này làm cho tiếng Việt đi xa dần các ngôn ngữ bà
con vốn cùng gốc Mon Khmer như mình: Mường, Poọng, Chứt, Cơtu, Bana, Môn,
v.v."
Nhà Trần và các triều đại tiếp theo vẫn tiếp tục sự nghiệp của nhà Lý, cũng tổ
chức học hành thi cử bằng chữ Hán, cũng sáng tác bằng chữ Hán.
Thực tiễn lịch sử chứng tỏ rằng định hướng ngôn ngữ văn tự của các triều đại
Việt Nam đã khiến cho sự tiếp xúc văn hoá – ngôn ngữ Việt – Hán phát triển. Hệ
quả là:
Việt Nam đã sáng tạo ra chữ Nôm để ghi lại tiếng nói của mình.
Tiếng Việt đã tiếp thu các yếu tố Hán Việt và các yếu tố Hán Việt, Việt hoá làm
phong phú kho từ vựng của mình.
Hình thành cách đọc Hán Việt, một cách đọc chữ Hán riêng của người Việt
Nam.

Cách đọc Hán Việt như sau: "Cách đọc Hán Việt là cách đọc chữ Hán ở Việt
Nam của người Việt Nam. Cách đọc đó phản ánh dạng ngữ âm của chữ Hán thời
nhà Đường được dạy và học ở Việt Nam lúc bấy giờ. Tất nhiên so với dạng ngữ âm
của chữ Hán thời nhà Đường thì cách đọc Hán Việt cũng đã được Việt hoá ít nhiều
cho phù hợp với hệ thống ngữ âm của tiếng Việt thời đó". Âm Hán Việt chịu ảnh
hưởng của phương ngữ tiếng Hán, Việt Nam chịu ảnh hưởng của trung tâm chính
trị, văn hoá thời bấy giờ là điều tất nhiên, âm Hán mà người Việt học không phải là
âm Trung Nguyên, mà là âm của một phương ngữ nào đó lúc bấy giờ cho nên hình
thành đối ứng không đồng đều về đặc trưng ngữ âm giữa âm Hán Việt và mấy
phương ngữ Hán hiện đại.
Trên cơ sở của chữ Hán, dựa vào nguyên tắc cấu tạo chữ Hán, người Việt Nam
đã sáng tạo ra chữ Nôm, một thứ chữ ghi lại tiếng nói của dân tộc. Ban đầu, chữ
12


Nôm mới chỉ là những ký tự dùng để phiên âm các từ ngữ nước ngoài, những địa
danh, nhân danh ở Việt Nam mà vốn chữ Hán không thể thể hiện được. Khi hệ
thống văn tự Nôm được hình thành và việc sáng tác thơ văn bằng chữ Nôm đã trở
thành phong trào thì có sự phân công giữa chữ Hán và chữ Nôm về mặt chức năng:
chữ Hán dùng trong hành chính, giáo dục, trong giao tiếp triều chính, còn chữ Nôm
thì dùng trong giao tiếp, văn chương bình dân. Tuy coi trọng chữ Hán hơn chữ
Nôm, nhưng phong trào sáng tác bằng chữ Nôm vẫn phát triển mạnh. Quan lại, nho
sĩ đua nhau làm thơ bằng chữ Nôm. Ngay vua Lê Thánh Tông cũng có nhiều thơ
Nôm được truyền tụng trong lịch sử.
Cái tâm lý "trọng chữ khinh Nôm" có ở hầu hết các nhà nho: sáng tác về những
đề tài trang trọng, nghiêm chỉnh thì dùng chữ Hán, làm thơ để chơi, để mua vui thì
dùng Nôm. Tuy nhiên, cùng với bước trưởng thành của chữ Nôm, vị thế của nó
cũng dần thay đổi.
Chữ quốc ngữ được các nhà truyền giáo chế tác từ thế kỉ XVII với mục đích
chính là truyền bá đạo Thiên Chúa vào Việt Nam và học tiếng Việt, hiểu được về

đất nước và con người Việt Nam. Muốn truyền bá đạo của mình, cần phải có
phương tiện giao tiếp. Thực tế, nhân dân Việt Nam rất ít người đọc được chữ Nôm,
vì thế không thể dựa vào chữ Nôm để truyền bá tư tưởng Thiên Chúa giáo vào nhân
dân. Vấn đề đầu tiên là phải học tiếng Việt. Các giáo sĩ phương Tây đã tạo ra một
hệ thống ký tự ghi tiếng Việt dựa trên hệ chữ cái La tinh. Những năm đầu của thế kỉ
XIX hệ thống ký tự này được gọi là chữ Quốc ngữ, mặc dù theo nghĩa đen thì chữ
Nôm cũng là chữ quốc ngữ. Từ khi xuất hiện chữ Quốc ngữ, thế tương quan giữa
các ngôn ngữ, văn tự trên diễn đàn văn hoá Việt Nam khác với các giai đoạn trước:
Có hai ngôn ngữ là tiếng Việt và văn ngôn Hán, với ba loại chữ viết là chữ Hán,
chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.
Trong ba loại chữ viết thì chữ Hán vẫn chiếm vị thế số một, sau đó đến chữ
Nôm, cuối cùng là chữ Quốc ngữ. Tuy nhiên, trong thời kỳ này đã nảy sinh sự tranh
chấp giữa chữ Hán và chữ Nôm. Văn học chữ Nôm thời kỳ này có sự phát triển
13


toàn diện về lượng cũng như về chất. Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương, đại thi
hào Nguyễn Du với tác phẩm Truyện Kiều bất hủ đều xuất hiện trong giai đoạn
này. Không những thế, chữ Nôm không chỉ được dùng để ghi lại văn chương bình
dân mà còn được dùng cả trong những lĩnh vực khác nữa. Số sách về Đạo giáo có
163 quyển, chủ yếu viết bằng chữ Nôm bởi vì Đạo giáo gắn bó trước hết với người
dân lao động. Những sách in đầu tiên ở Việt Nam là Kinh Phật, nhưng số kinh in
lại, diễn Nôm không có bao nhiêu. Sách giáo khoa về sử Việt Nam, có một cuốn
bằng chữ Nôm. Về luật pháp, có Hoàng triều luật lệ toát yếu diễn ca bằng chữ
Nôm, Dân luật Bắc Kì, diễn Nôm thời Khải Định. Tầng lớp nho sỹ gần gụi nhân
dân lao động đã dùng chữ Nôm để sáng tác văn chương, ghi chép các sự kiện xã
hội, lịch sử với cách nhìn khác với cách ghi chép chính thức bằng chữ Hán, có
những tác phẩm tiến bộ, chứa đựng những tư tưởng trái với quan điểm và đạo lý
chính thống. Vào giai đoạn cuối của nhà Lê, nhà cầm quyền không những coi
thường mà còn e ngại chữ Nôm, có những hoạt động tiêu cực đối với chữ Nôm,

thậm chí còn đốt rất nhiều văn liệu viết bằng chữ Nôm.
Ngược lại, nhằm tăng cường tính tự tôn và tinh thần dân tộc, triều đại Tây Sơn
của Nguyễn Huệ đã chủ trương dùng tiếng Việt và chữ Nôm trong hành chính (giấy
tờ của Nhà nước), trong giáo dục, thi cử và trong tế lễ thiêng liêng.
Trong giáo dục và thi cử, triều đại Tây Sơn quy định: Mỗi khoa thi, ở vòng ba
("đệ tam trường"), thí sinh phải làm bài bằng chữ Nôm.
Nhà Tây Sơn đổ, những cố gắng của Nguyễn Huệ nhằm khẳng định vị thế của
tiếng Việt và chữ Nôm lại trở về trạng thái như cũ.
Mặc dù chữ Quốc ngữ đã tận dụng được nhiều ưu điểm riêng, vốn có của hệ
chữ La Tinh, nhưng việc sử dụng hệ thống này cũng chỉ giới hạn trong phạm vi các
văn liệu tôn giáo, trong giao dịch giữa những người cùng giáo xứ, giáo đoàn. Hai
thế kỉ sau khi được chế tác, chữ Quốc ngữ đã trở thành một công cụ hữu hiệu, giúp
người Pháp, quân đội Pháp xâm lược và chia tách đất nước Việt Nam thành ba
miền.
14


Dưới thời cai trị của thực dân Pháp (1861–1945), trên diễn đàn văn hoá Việt
Nam, có ba ngôn ngữ là tiếng Pháp, tiếng Việt, văn ngôn Hán và bốn văn tự là
Pháp, Quốc ngữ, Nôm và Hán.
Sự tranh chấp giữa ba ngôn ngữ diễn ra theo chiều hướng tiếng Pháp vươn lên
chiếm vị thế số một, vai trò của văn ngôn Hán ngày càng giảm, vị thế của tiếng Việt
càng ngày càng được đề cao. Đây cũng là thời kì thay thế dần chữ Hán và chữ Nôm
bằng chữ Pháp và chữ Quốc ngữ.
Chính sách của nhà cầm quyền thực dân Pháp đối với Việt Nam là đồng hoá về
ngôn ngữ và văn hoá. Mọi quyết sách đưa ra đều nhằm mục đích cuối cùng và tối
thượng là làm cho người Việt Nam chấp nhận sử dụng tiếng Pháp, chữ Pháp; chấp
nhận văn hoá, chính trị Pháp; lấy tiếng Pháp thay thế tiếng Hán trên toàn cõi Việt
Nam, hạn chế tới mức tối đa ảnh hưởng của văn hoá Hán đối với Việt Nam.
Chương trình dạy chính thức ở Nam Kì thuộc Pháp sẽ được đặt cơ sở trong một

chừng mực tối đa có thể được, trên sự học hỏi tiếng Pháp.
Trên toàn cõi Đông Dương thuộc Pháp, chính quyền sẽ cho nghiên cứu các
phương tiện để thúc đẩy tiếng Pháp...
Chớ nên dạy tiếng Pháp riêng cho hàng thân hào, cho giới lãnh đạo, mà phải
nhắm vào những đứa trẻ của dân thường, con gái lẫn con trai. Tốt hơn là nhắm vào
từng nhóm làng xã, chỗ này chỗ kia, trước tiên là ở những vùng phụ cận những
trung tâm Âu Tây, hay trong những làng thiên chúa giáo, ở tất cả những nơi mà
thiện chí được bộc lộ. Đó là cách mà tôi gọi là cắm ngôn ngữ vào đất bằng cách
cho nó bắt rễ.
Thực tế nhà cầm quyền Pháp ở Việt Nam đã dùng tiếng Pháp, chữ Pháp trong
văn kiện, giấy tờ của bộ máy cai trị ; tăng cường việc giảng dạy tiếng Pháp trong
nhà trường, hạn chế vai trò của tiếng Hán và chữ Hán. Theo Nguyễn Phú Phong,
việc dạy tiếng Pháp cho người Việt Nam được bắt đầu khởi sự năm 1866 nhưng
vẫn còn nằm trong tay các giáo sĩ và giáo hội, chính quyền thuộc địa trợ cấp cho
các trường học do giáo hội tổ chức. Năm 1916 bãi bỏ các Kỳ thi Hương và năm
15


1919 thì thi Hội cũng bị bãi bỏ. Học chính tổng quy quy định việc dạy tiếng Pháp
và môn Hán tự như sau:
Dạy tiếng Pháp (tập đọc, ám tả, học mẹo, làm văn) ở lớp nhì và lớp nhất, mỗi
tuần ít ra là 12 giờ.
Hán tự mỗi tuần lễ chỉ dạy 1 giờ rưỡi vào sáng thứ năm mà thôi. Lại thêm chỉ
thị: "Dạy Hán tự phải theo chương trình nhà nước. Buổi dạy Hán tự, giáo viên kiêm
đốc học nhà trường phải có mặt ở lớp để giữ kỉ luật, không nên để thầy đồ dạy một
mình".
Muốn truyền bá tiếng Pháp và văn hoá Pháp, nhằm củng cố nền thống trị của
thực dân Pháp ở Việt Nam, nhà cầm quyền Pháp buộc phải dùng tiếng Việt làm
phương tiện chuyển ngữ. Vì thế, song song với việc dạy tiếng Pháp cho người Việt
thì việc dạy tiếng Việt cho các viên chức hành chính Pháp cũng được đặt ra. Năm

1861, một trường dạy tiếng Việt được thiết lập ở Sài Gòn để đào tạo những viên
thông ngôn người Pháp. Chữ Nôm và chữ Quốc ngữ đều là những văn tự ghi tiếng
nói của người Việt Nam, nhưng chữ Quốc ngữ rất gần chữ Pháp, lại rất tiện lợi, dễ
học, dễ nhớ hơn nhiều so với chữ Nôm nên ngưòi Pháp đã chọn chữ Quốc ngữ làm
phương tiện dạy-học tiếng Việt. Chính nhờ thế mà chữ Quốc ngữ vốn chỉ được
dùng hạn chế trong phạm vi tôn giáo, trong giao dịch giữa các giáo dân đã dần dần
trở thành một phương tiện giáo dục chung. Thực dân Pháp cho phép dạy chữ quốc
ngữ và tiếng Việt trong trường học và cho ra báo bằng chữ quốc ngữ. Ngày
17/11/1874, Dupré ra quyết định tổ chức lại hoàn toàn nền giáo dục quốc dân. Các
trường làng dạy chữ Hán bị bãi bỏ hoặc sáp nhập vào trường ở quận lị, biến thành
một trường duy nhất dạy chữ quốc ngữ. Năm 1896, Toàn quyền Đông Dương ra
nghị định cho thành lập một trường Pháp - Việt ở Huế, gọi là Trường Quốc học
Huế. Năm 1898, Toàn quyền Đông Dương đặt thêm một kì thi phụ cho khoa thi
Hương trường thi Nam Định. Môn thi gồm năm bài tiếng Pháp: viết tập, chính tả,
dịch Pháp ra Việt, hội thoại, đọc và dịch miệng (hệ số 5); chính tả tiếng Việt (hệ số
3); bài dịch từ Hán văn ra tiếng Việt (hệ số 4). Ai đã đỗ tú tài, cử nhân kì thi Hương
16


chính mà còn đỗ cả kì phụ sẽ được ưu tiên chọn ra làm quan. Năm 1904, Pháp cho
thiết lập chương trình giáo dục hệ Pháp - Việt ở Bắc Kỳ. Ngay từ năm 1865, chính
quyền Pháp ở Nam Kỳ đã phát hành tờ Gia Định báo để thực hiện chủ trương dùng
chữ Quốc ngữ ghi tiếng Việt thay thế chữ Nôm. Năm 1917, Báo Nam Phong ra đời.
Ngay ở trang đầu ghi rõ:" Mục đích báo Nam Phong là thể cái chủ nghĩa khai hoá
của nhà nước, biên tập những bài bằng quốc văn, hán văn, pháp văn, để giúp sự mở
mang trí thức, giữ gìn đạo đức trong quốc dân An Nam, truyền bá các khoa học của
Thái Tây, nhất là học thuật tư tưởng Đại Pháp, bảo tồn cái quốc tuý của nước Việt
Nam ta, cùng bênh vực quyền lợi người Pháp người Nam trong trường kinh tế. Báo
Nam Phong lại chủ ý riêng về sự tập luyện văn quốc ngữ cho thành một nền quốc
văn An Nam". Về hành chính, một công văn năm 1910 của Khâm sứ Bắc Kỳ định

rằng tất cả các văn bản dùng cho việc quảng bố như nghị định, quyết định, lệnh, chỉ
thị, phán quyết, phải được viết bằng quốc ngữ. Công văn này cũng nói thêm rằng
việc dùng quốc ngữ phải áp dụng cho thư tín thường lệ giữa các quan triều Nguyễn
và chính quyền Pháp, và cho các thông tri của các quan lại gửi đến người dân. Năm
1909, ở Hà Nội có thành lập một Hội thân hữu Pháp Việt để phổ biến và quảng bá
chữ quốc ngữ. Hội này còn có tên là Bác Văn Hội nhắm đến những mục đích sau
đây:
Đưa ra mắt những tác phẩm văn học An Nam viết bằng chữ khối vuông (chữ
nho hay chữ nôm) bằng cách dịch ra quốc ngữ hay tiếng Pháp;
Dịch ra quốc ngữ những sản phẩm của tri thức Pháp về những môn khoa học,
nghệ thuật, luật, kinh tế chính trị, văn học, với dụng ý là ổn định... ngữ nghĩa các từ
trong tiếng nói của xứ An Nam...
Mặc dù người Pháp chủ trương sử dụng chữ Quốc ngữ và tiếng Việt làm
chuyển ngữ nhưng với thái độ dè dặt. Trước CM tháng 8, tiếng Việt chỉ được dùng
vào công việc giáo dục chủ yếu ở lớp đồng ấu (lớp Một ngày nay), còn từ lớp dự bị
đến lớp sơ đẳng (tương đương với lớp Hai và lớp Ba ngày nay), học sinh phải theo
chế độ song ngữ Việt–Pháp; từ năm thứ tư đến hết năm thứ sáu tiểu học, tiếng Pháp
17


đã chiếm địa vị áp đảo; từ cấp trung học trở lên, tiếng Pháp chiếm địa vị độc tôn. Lí
do cơ bản là thực dân Pháp muốn tiếng Pháp chiếm vị trí độc tôn. Về sau, khi tiếng
Việt và chữ Quốc ngữ đã phát triển thì nhiều người Pháp lại e sợ sức mạnh tiềm ẩn
của chữ Quốc ngữ, nó có thể trở thành một công cụ để thống nhất tiếng Việt, thống
nhất người Việt chống lại tiếng Pháp, người Pháp.
Một bộ phận trí thức Việt Nam đã cực lực chống lại các chính sách ngôn ngữ
của nhà cầm quyền Pháp. Họ quan niệm chữ Quốc ngữ là sản phẩm của ngoại
bang, là công cụ truyền bá đạo thiên chúa, không phải là đạo gốc của dân tộc. Họ
muốn duy trì học chữ Hán bởi vì học chữ Hán là được giáo dục về luân lí về lịch
sử, còn học chữ Quốc ngữ thì chỉ như một trò chơi, khi người ta biết đọc biết viết

chữ Quốc ngữ người ta không biết gì cả. Với quan niệm như vậy, các trí thức yêu
nước, chống Pháp đều sáng tác bằng chữ Nôm. Năm 1867, Nguyễn Trường Tộ
chính thức đề nghị triều đình Huế sử dụng chữ Nôm, đề nghị này làm cho nhà cầm
quyền chú ý đến chữ Nôm, song sự chú ý đó chỉ là để chống lại việc tiếp tục sử
dụng chữ Hán tại triều đình Huế chứ không phải là sự chống lại việc sử dụng chữ
Quốc ngữ.
Những trí thức có tinh thần dân tộc, muốn hiện đại hoá đất nước đã sớm nhận ra
vai trò của chữ Quốc ngữ. Bởi vì công việc hiện đại hoá cần phải có sự thay đổi mà
sự thay đổi trước tiên là sự thay đổi về văn tự. Cần phải dạy trẻ biết đọc biết viết
tiếng mẹ đẻ và chỉ có việc học tập bằng tiếng mẹ đẻ mới đem lại hiệu quả thiết thực
mà thôi. Cuối thế kỉ XIX, các trí thức Nam Kì như Trương Vĩnh Kí, Huình Tịnh
Của, Trương Vĩnh Tống, Trương Minh Kí, Nguyễn Trọng Quản, v.v... là những
người đi đầu trong chủ trương truyền bá chữ quốc ngữ và phát triển tiếng Việt. Đầu
thế kỉ XX ở Miền Bắc, hoạt động của Đông Kinh Nghĩa Thục (1907) cũng đã dấy
lên phong trào học chữ quốc ngữ, coi chữ quốc ngữ là phương tiện khai hoá quốc
dân. Các cụ khẳng định:
Chữ quốc ngữ là hồn trong nước
Phải đem ra tính trước dân ta
18


Sách các nước, sách Chi Na
Chữ nào chữ ấy dịch ra cho tường.
Trong Văn minh tân học sách của Đông Kinh Nghĩa Thục, có đoạn viết: "Người
trong nước đi học nên lấy chữ quốc ngữ làm phương tiện đầu tiên để trong thời
gian một vài tháng, đàn bà, trẻ con đều biết chữ và người ta có thể dùng Quốc ngữ
để ghi việc đời xưa và chép việc đời nay... Đó thực là bước đầu tiên để mở mang trí
khôn vậy".
Tiếp đó, năm 1938 Hội truyền bá chữ Quốc ngữ được thành lập và hoạt động
của hội này đã có tác dụng to lớn trong việc xoá nạn mù chữ cho nhân dân. Theo số

liệu của UNESCO năm 1984, vào năm 1938, Việt Nam có khoảng 95% dân số mù
chữ. Tính đến Cách mạng tháng Tám, Hội truyền bá chữ Quốc ngữ đã giúp cho
70.000 người thoát nạn mù chữ.
Dù xu hướng chính trị không giống nhau, nhưng tất cả những hoạt động báo chí
và văn học bằng chữ quốc ngữ trước cách mạng đều có tác dụng truyền bá chữ
quốc ngữ và phát triển tiếng Việt: Phía thực dân Pháp thì xem chữ Quốc ngữ là
công cụ hữu hiệu để đồng hoá dân tộc Việt Nam, phía những sĩ phu yêu nước Việt
Nam thì kẻ trước người sau cũng đều nhận thấy chữ Quốc ngữ là vũ khí sắc bén
trong công cuộc phổ biến tân học, truyền bá tư tưởng yêu nước tiến tới giải phóng
dân tộc, đem lại độc lập cho nước nhà.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thổi bùng niềm tự hào và tình yêu đối với tiếng Việt.
Người viết: "Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân
tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó nhằm làm cho nó phổ biến ngày càng
rộng khắp. Của mình có mà không dùng, lại đi mượn của nước ngoài, đó chẳng là
đầu óc hay ỷ lại hay sao?"
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Việt Nam đã có nhiều cuộc vận
động nhằm phát triển tiếng Việt. Trước hết, đó là cuộc vận động cải tiến chữ quốc
ngữ. Đề cương văn hoá Việt Nam của Đảng Cộng sản Đông Dương coi cải tiến chữ
quốc ngữ là "nhiệm vụ cần kíp của những nhà văn hoá Mác-xít Đông Dương và
19


những nhà văn hoá Việt Nam". Tháng 9 năm 1960, Hội nghị về vấn đề cải tiến chữ
quốc ngữ đã được tổ chức tại Hà Nội. Hội nghị đã thành lập Ban nghiên cứu cải
tiến chữ quốc ngữ. Tuy nhiên, cho đến nay, vấn đề có nên cải tiến chữ Quốc ngữ
hay không và nếu cải tiến thì cải tiến như thế nào vẫn còn đang được tranh luận.
Thứ hai là cuộc vận động giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ngay khi đang
tiến hành cuộc chiến tranh thống nhất đất nước, Nhà nước đã tổ chức Hội nghị bàn
về vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt từ ngày 07–10/02/1966. Ba khâu cần
phải làm để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là:

· Giữ gìn và phát triển vốn chữ của tiếng ta
· Nói và viết đúng phép tắc của tiếng ta
· Giữ gìn bản sắc, tinh hoa, phong cách của tiếng ta trong mọi thể văn (văn
nghệ, chính trị, khoa học, kĩ thuật,...).

20



×