Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực tiêu nước cho hệ thống thủy lợi Nghĩa Hưng,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.45 MB, 144 trang )

LỜI CẢM ƠN
1
2 Tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến T.S Bùi Nam Sách và PGS.TS Lê
Quang Vinh, là hai người đã hướng dẫn trực tiếp và vạch ra những định hướng khoa
học cho luận văn.
3 Tác giả xin cảm ơn các thầy, cô giáo ở trường Đại học Thủy lợi Hà Nội về sự
giúp đỡ trong thời gian tác giả học tập và nghiên cứu.
4 Tác giả xin cảm ơn công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy
lợi Nghĩa Hưng đã hết sức giúp đỡ học viên trong quá trình thu thập tài liệu làm
luận văn.
5 Tác giả xin cảm ơn các đồng nghiệp trong Trung tâm Công trình Ngầm –
Viện Thủy Công đã tạo điều kiện, giúp đỡ và động viên tác giả trong suốt thời gian
học tập và hoàn thành luận văn.
6 Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Gia đình và những người thân, đã
luôn ủng hộ và động viên tác giả hoàn thành luận văn này.
7
8

Hà Nội, ngày

tháng 5 năm 2015
Tác giả
9
10

Bùi Duy Chí


LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa từng được
công bố, các kết quả nêu trong luận văn trung thực, các số liệu sử dụng của người


khác được ghi đầy đủ nguồn trích dẫn.
11 Hà Nội, ngày

tháng 5 năm 2015
Tác giả

12
13
14

Bùi Duy Chí


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NÂNG CAO NĂNG
LỰC TIÊU CHO HỆ THỐNG THỦY LỢI ..........................................................5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ...............................................5
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước ..............................................5
1.2.1. Nhóm kết quả nghiên cứu của các chuyên gia và tổ chức quốc tế ................. 6
1.2.2. Nhóm dự án quy hoạch tiêu nước và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tiêu
nước cho các hệ thống thủy lợi. .................................................................................... 6
1.2.3. Nhóm các đề tài nghiên cứu khoa học .............................................................. 7
1.2.4. Nhóm kết quả nghiên cứu trong luận văn cao học và luận án tiến sĩ ............. 8
1.2.5. Nhóm các văn bản quy phạm pháp luật ............................................................ 8
1.3. Tổng quan về năng lực tiêu cho các hệ thống thủy lợi ở nước ta ...................8
1.3.1.

Tổng quan về lịch sử hình thành các HTTL ở nước ta [7] ........................ 8


1.3.2.

Tổng quan về năng lực tiêu úng, quá trình biến đổi hệ số tiêu và biện

pháp thủy lợi giải quyết vấn đề tiêu úng cho các HTTL ở nước ta [6] ................... 11
1.4. Nhận xét và kết luận chương 1 .....................................................................14
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THỦY LỢI NGHĨA HƯNG .....16
2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên ..................................................................16
2.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................................... 16
2.1.2. Đặc điểm địa hình .............................................................................................. 17
2.1.3. Đặc điểm cấu tạo địa chất ................................................................................ 17
2.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng ........................................................................................ 18
2.1.5. Đặc điểm khí tượng, khí hậu ............................................................................. 19
2.1.6. Đặc điểm thủy triều............................................................................................ 21
2.1.7. Mạng lưới sông ngòi và đặc điểm thủy văn .................................................... 22
2.1.8. Một số nhận xét và đánh giá chung về điều kiện tự nhiên ............................. 23
2.2. Khái quát hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội trên hệ thống
thủy lợi Nghĩa Hưng đến năm 2020 và năm 2030 [13], [14], [15] ..........................23


2.2.1. Hiện trạng kinh tế - xã hội ................................................................................. 23
2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất ......................................... 24
2.2.3. Hiện trạng và quy hoạch phát triển nông nghiệp ........................................... 26
2.2.4. Hiện trạng và quy hoạch phát triển thủy sản .................................................. 27
2.2.5. Hiện trạng và quy hoạch phát triển công nghiệp ........................................... 28
2.2.6. Hiện trạng và quy hoạch phát triển đô thị ....................................................... 29
2.2.7. Hiện trạng và quy hoạch phát triển các cơ sở hạ tầng .................................. 29
2.2.8. Những mâu thuẫn và xu hướng dịch chuyển cơ cấu sử dụng đất trong quá
trình công nghiệp hoá và nền kinh tế thị trường. ...................................................... 31
2.3. Hiện trạng tiêu nước và hệ thống các công trình tiêu nước ..........................32

2.3.1. Tổng quan ........................................................................................................... 32
2.3.2. Hiện trạng hệ thống thủy lợi huyện Nghĩa Hưng ........................................... 33
2.4. Nhận xét và kết luận chương 2 .....................................................................37
CHƯƠNG 3 YÊU CẦU TIÊU NƯỚC .................................................................38
3.1. Phân vùng tiêu cho hệ thống thủy lợi Nghĩa Hưng ......................................38
3.1.1. Tổng quan về phân vùng tiêu nước .................................................................. 38
3.1.2. Vùng tiêu động lực Hoàng Nam ....................................................................... 39
3.1.3. Vùng tiêu tự chảy phía Bắc Ninh Cơ: .............................................................. 39
3.1.4. Vùng tiêu tự chảy phía Nam Ninh Cơ – Nam Đáy ......................................... 39
3.1.5. Vùng tiêu tự chảy ra biển .................................................................................. 40
3.1.6. Bản đồ phân vùng tiêu trong hệ thống thủy lợi Nghĩa Hưng ........................ 40
3.2. Tính toán xác định mô hình mưa tiêu thiết kế ..............................................40
3.2.1. Lựa chọn trạm đo mưa. ..................................................................................... 40
3.2.2. Phân tích tài liệu mưa, lựa chọn mô hình mưa thiết kế ................................. 40
3.2.3. Phương pháp tính toán và kết quả tính toán ................................................... 43
3.3. Tính toán hệ số tiêu .......................................................................................45
3.3.1. Các đối tượng tiêu nước có mặt trong HTTL Nghĩa Hưng ........................... 45
3.3.2.

Phương pháp tính toán hệ số tiêu .............................................................. 46

3.3.3. Kết quả tính toán hệ số tiêu khi chưa xét đến ảnh hưởng của thủy triều ..... 52


3.3.4. Kết quả tính toán hệ số tiêu khi xét đến ảnh hưởng của thủy triều ............... 56
3.3.5. Kết quả tính toán hệ số tiêu ............................................................................... 62
3.4. Tính toán cân bằng nước ...............................................................................64
3.4.1. Công thức tổng quát tính toán cân bằng tiêu nước ........................................ 64
3.4.2. Phương pháp tính toán năng lực tiêu nước của công trình đầu mối là cống
tiêu tự chảy .................................................................................................................... 67

3.4.3. Xác định mực nước yêu cầu tự chảy ................................................................ 71
3.4.4. Kết quả tính toán cân bằng nước ..................................................................... 71
3.4.5. Nhận xét kết quả tính toán cân bằng nước của hệ thống thủy lợi Nghĩa Hưng
.................................................................................................................................... 83
3.5. Kết luận chương 3 .........................................................................................85
CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TIÊU NƯỚC
CHO HỆ THỐNG THỦY LỢI NGHĨA HƯNG TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM
2020 VÀ NĂM 2030 ............................................................................................... 87
4.1. Nguyên tắc chung [2] ....................................................................................87
4.2. Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng ứng dụng vào thực tiễn khi đề xuất
giải pháp nâng cao năng lực tiêu nước .....................................................................88
4.2.1. Cơ sở tính toán cân bằng nước ......................................................................... 88
4.2.2. Cơ sở về hiện trạng công trình tiêu đã có trong hệ thống thủy lợi Nghĩa
Hưng .............................................................................................................................. 88
4.2.3. Cơ sở về điều kiện tự nhiên của hệ thống thủy lợi Nghĩa Hưng.................... 89
4.2.4. Cơ sở đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nghĩa Hưng và
tỉnh Nam Định............................................................................................................... 91
4.2.5. Cơ sở thực trạng thủy lợi và công tác quản lý và khai thác công trình thủy lợi
Nghĩa Hưng ................................................................................................................... 92
4.3. Các giải pháp đề xuất nâng cao năng lực tiêu thoát nước cho hệ thống thủy
lợi Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định giai đoạn 2020 – 2030. ..........................................93
4.3.1. Khái quát về các giải pháp đề xuất .................................................................. 93
4.3.2. Giải pháp công trình .......................................................................................... 96


4.3.3. Các giải pháp phi công trình .......................................................................... 100
4.4. Nhận xét và kết luận chương 4 ...................................................................102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................104
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................108



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tổng hợp hệ số tiêu thiết kế vùng đồng bằng Bắc bộ qua các thời kỳ .....13
Bảng 2.1: Lượng mưa trung bình nhiều năm (1990 -2013) ......................................20
Bảng 2.2: Nhiệt độ, lượng bốc hơi trung bình các tháng trong năm (1990-2013)....20
Bảng 2.3: Mực nước đỉnh triều và chân triều trung bình các tháng trong năm ........21
Bảng 2.4: Diện tích, dân số và mật độ dân số ...........................................................23
Bảng 2.5: Tình hình sử dụng đất của huyện Nghĩa Hưng năm 2013 ........................25
Bảng 2.6: Thống kê các cống tiêu qua đê sông, đê biển trong hệ thống thủy lợi
huyện Nghĩa Hưng ....................................................................................................34
Bảng 3.1: Phân tích các trận mưa gây úng trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng ............41
Bảng 3.2: Mô hình trận mưa gây úng 3 ngày điển hình............................................44
Bảng 3.3: Kết quả tính toán xác định mô hình mưa thiết kế.....................................45
Bảng 3.4: Diện tích và tỷ lệ diện tích các loại đối tượng tiêu nước có mặt trong hệ
thống thủy lợi huyện Nghĩa Hưng hiện tại 2015.......................................................46
Bảng 3.5: Diện tích và tỷ lệ diện tích các loại đối tượng tiêu nước theo quy hoạch sử
dụng đất đến 2020 của huyện Nghĩa Hưng ...............................................................46
Bảng 3.6: Diện tích và tỷ lệ diện tích các loại đối tượng tiêu nước theo quy hoạch sử
dụng đất đến 2030 của huyện Nghĩa Hưng ...............................................................46
Bảng 3.7: Hệ số dòng chảy C của một số loại đối tượng tiêu nước chính có mặt
trong các hệ thống thủy lợi Nghĩa Hưng ...................................................................52
Bảng 3.9: Bảng tính với hệ số tiêu cho lúa trong trường hợp b 0 = 0,3 m/ha ............53
Bảng 3.10: Bảng tính với hệ số tiêu cho lúa trong trường hợp b 0 = 0,4 m/ha ..........53
Bảng 3.11: Hệ số tiêu của lúa theo phương án chọn (b 0 = 0,4 m/ha) .......................54
Bảng 3.12: Hệ số dòng chảy C kl trong giai đoạn hiện tại .........................................54
Bảng 3.13: Hệ số dòng chảy C kl cho năm 2020........................................................55
Bảng 3.14: Hệ số dòng chảy C kl cho năm 2030........................................................55
Bảng 3.15: Tổng hợp kết quả tính toán đường quá trình hệ số tiêu của huyện Nghĩa
Hưng khi chưa xét đến ảnh hưởng của thủy triều .....................................................56
Bảng 3.16: Thời gian có thể tiêu cho các vùng tiêu tự chảy hiện tại ........................62



Bảng 3.17: Thời gian có thể tiêu cho các vùng tiêu tự chảy năm 2020 ....................62
Bảng 3.18: Thời gian có thể tiêu cho các vùng tiêu tự chảy năm 2030 ....................62
Bảng 3.19: Kết quả tính toán đường quá trình hệ số tiêu q Tci của hệ thống thủy lợi
Nghĩa Hưng hiện tại ..................................................................................................63
Bảng 3.20: Kết quả tính toán đường quá trình hệ số tiêu q Tci của hệ thống thủy lợi
Nghĩa Hưng năm 2020 ..............................................................................................64
Bảng 3.21: Kết quả tính toán đường quá trình hệ số tiêu q Tci của hệ thống thủy lợi
Nghĩa Hưng năm 2030 ..............................................................................................64
Bảng 3.22: Bảng kết quả tính toán xác định cao trình mực nước ở trong đồng đảm
bảo yêu cầu tiêu cho các vùng tương ứng với một khu vực đại diện. .......................71
Bảng 3.23: Kết quả tính toán tổng lượng nước có thể tiêu tự chảy qua các cống của
các vùng tiêu thời điểm hiện tại ................................................................................72
Bảng 3.24: Kết quả tính toán tổng lượng nước có thể tiêu tự chảy qua các cống của
các vùng tiêu thời điểm hiện tại 2020 .......................................................................74
Bảng 3.25: Kết quả tính toán tổng lượng nướ` .........................................................76
Bảng 3.26: Tổng hợp kết quả tính toán tổng lượng nước yêu cầu tiêu các vùng trong
hệ thống thủy lợi Nghĩa Hưng hiện tại ......................................................................78
Bảng 3.27: Tổng hợp kết quả tính toán tổng lượng nước yêu cầu tiêu các vùng trong
hệ thống thủy lợi Nghĩa Hưng năm 2020..................................................................78
Bảng 3.28: Tổng hợp kết quả tính toán tổng lượng nước yêu cầu tiêu các vùng trong
hệ thống thủy lợi Nghĩa Hưng năm 2030..................................................................79
Bảng 3.29: Tóm tắt kết quả tính toán cân bằng nước cho vùng tiêu động lực trên hệ
thống thủy lợi Nghĩa Hưng hiện tại ..........................................................................80
Bảng 3.30: Tóm tắt kết quả tính toán cân bằng nước cho vùng tiêu động lực trên hệ
thống thủy lợi Nghĩa Hưng năm 2020 ......................................................................80
Bảng 3.31: Tóm tắt kết quả tính toán cân bằng nước cho vùng tiêu động lực trên hệ
thống thủy lợi Nghĩa Hưng năm 2030 ......................................................................80
Bảng 3.32: Tóm tắt kết quả tính toán cân bằng nước cho vùng tiêu tự chảy trên hệ

thống thủy lợi Nghĩa Hưng hiện tại ..........................................................................81


Bảng 3.33: Tóm tắt kết quả tính toán cân bằng nước cho vùng tiêu tự chảy trên hệ
thống thủy lợi Nghĩa Hưng năm 2020 ......................................................................82
Bảng 3.34: Tóm tắt kết quả tính toán cân bằng nước cho vùng tiêu tự chảy trên hệ
thống thủy lợi Nghĩa Hưng năm 2030 ......................................................................83
Bảng 4.1: Thống kê các trạm bơm xây dựng mới .....................................................99
Bảng 4.2: Bảng thống kê các cống tiêu tự chảy xây dựng mới ................................99


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1 : Vị trí của hệ thống thủy nông Nghĩa Hưng .............................................16
Hình 3.1: Đường tần suất lý luận trận mưa gây úng 3 ngày max áp dụng cho hệ
thống thủy lợi huyện Nghĩa Hưng ............................................................................44
Hình 3.2: Sơ đồ xác định thời gian tiêu nước trong một ngày và độ chênh lệch mực
nước thượng hạ lưu cống tiêu ..................................................................................57
Hình 3.3: Sơ đồ tính toán thủy lực đường tràn đỉnh rộng chế độ chảy ngập ...........67


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hệ thống thủy lợi (HTTL) Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định có diện tích tự nhiên
25.455 ha trong đó diện tích cần tiêu nằm trong đê là 17.672 ha, diện tích canh tác
11.535 ha giới hạn bởi tỉnh lộ 490 và sông Ninh Cơ ở phía đông, sông Đáy ở phía
tây, sông Đào Nam Định ở phía bắc và tây bắc, biển Đông ở phía đông. Do nằm sát
biển nên HTTL Nghĩa Hưng chịu ảnh hưởng rất mạnh của chế độ thủy triều ngoài
biển Đông, hình thức tiêu chủ yếu là bán tự chảy. Chỉ có một số khu vực lòng chảo

trũng cục bộ mới phải tiêu bằng động lực.
Theo kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Thủy lợi, HTTL Nghĩa Hưng
được chia thành hai vùng tiêu chính như sau:
- Vùng tiêu phía bắc (giới hạn bởi tỉnh lộ 56) có 4.836 ha được tiêu ra sông
Ninh Cơ trong đó tiêu bán tự chảy là 3.276 ha và tiêu bằng động lực 1.560 ha.
- Vùng tiêu phía nam có 12.836 ha được tiêu tự chảy theo hai hướng: tiêu ra
sông Ninh Cơ (từ cống Quần Liêu đến cống Quần Vinh 2) và tiêu ra hạ nguồn sông
Đáy (từ cống Văn Giáo đến cống Nghĩa Điền).
Theo kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam [12], mực
nước biển khu vực Nam Định sẽ tăng khoảng 8 cm vào năm 2020 từ 11 cm – 14 cm
vào năm 2030. Sự tăng cao này có thể làm thay đổi biện pháp tiêu, làm giảm khả
năng tiêu tự chảy của các công trình trong hệ thống, diện tích bị úng ngập hoặc
không được tiêu thoát kịp thời sẽ tăng lên. Do vậy nghiên cứu tìm giải pháp thích
hợp nhằm nâng cao năng lực tiêu nước cho HTTL Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định giai
đoạn 2020 - 2030 có xét đến ảnh hưởng của nước biển dâng là rất cần thiết. Đây là
lý do để đề xuất đề tài luận văn cao học này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tiêu nước cho HTTL
Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định giai đoạn 2020 - 2030 phù hợp với kịch bản nước biển
dâng cho Việt Nam và phân tích cơ sở khoa học của các giải pháp đề xuất


2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ứng dụng
Đối tượng nghiên cứu là các công trình tiêu nước trên HTTL Nghĩa Hưng
tỉnh Nam Định.
Phạm vi nghiên cứu ứng dụng là cơ sở khoa học của một số giải pháp nâng
cao năng lực tiêu nước cho các công trình tiêu đã xây dựng trong HTTL Nghĩa
Hưng nhằm thích ứng với kịch bản nước biển dâng.

4. Nội dung và kết quả nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng công trình tiêu thoát nước đã có trên HTTL Nghĩa Hưng.
- Tính toán yêu cầu tiêu nước cho HTTL ở thời điểm hiện tại, năm 2020
và 2030.
- Tính toán cân bằng giữa khả năng tiêu nước của các công trình tiêu đã có
trong HTTL với yêu cầu tiêu nước trong hệ thống thủy lợi.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực tiêu nước của HTTL Nghĩa
Hưng thích ứng với kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng .
- Phân tích cơ sở khoa học và khả năng ứng dụng vào thực tiễn của các giải
pháp đề xuất.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn thu thập tài liệu
Tài liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập từ các nguồn sau:
- Kết quả điều tra khảo sát, nghiên cứu thực tế tại các địa phương trong
HTTL Nghĩa Hưng cũng như tại một số công trình đầu mối tiêu lớn và trục tiêu lớn
của HTTL Nghĩa Hưng.
- Tài liệu NCKH, báo cáo do Công ty TNHH một thành viên Khai thác
Công trình thủy lợi Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định và Chi cục Thủy lợi tỉnh Nam
Định cung cấp.
- Tài liệu NCKH, báo cáo tổng kết của một số cơ quan quản lý và cơ quan
khoa học ở trung ương.


3

5.2. Phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp điều tra:
Điều tra, khảo sát thực địa và thu thập các tài liệu liên quan đến nội dung
nghiên cứu, bao gồm:
- Các tài liệu và công trình khoa học đã công bố có liên quan đến nội dung

nghiên cứu của đề tài.
- Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội và định hướng phát triển kinh
tế - xã hội của các địa phương nằm trong HTTL Nghĩa Hưng.
- Hiện trạng các công trình tiêu thoát nước đã có và công tác quản lý, vận
hành khai thác các công trình thủy lợi trên hệ thống.
- Hiện trạng sử dụng đất và xu hướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trên hệ
thống thủy lợi.
b) Phương pháp phân tích thống kê:
- Phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu của các tác giả có liên quan đến đề
tài đã điều tra thu thập được để rút ra vấn đề chung có thể áp dụng cho đề tài.
- Tổng hợp, phân tích các số liệu và các tài liệu đã điều tra, thu thập được.
- Dùng phương pháp xác suất thống kê để tính toán xác định mô hình mưa
tiêu thiết kế cũng như một số chỉ tiêu tính toán khác.
- Nghiên cứu, tính toán, tìm nguyên nhân của các mâu thuẫn đang tồn tại để
từ đó đề xuất giải pháp khắc phục các mâu thuẫn và nâng cao năng lực tiêu nước
cho HTTL đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thích ứng với ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
c) Phương pháp chuyên gia:
Phỏng vấn hoặc xin ý kiến của một số nhà khoa học, nhà quản lý ở Trung
ương và địa phương về những vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu của
luận văn trong đó có giải pháp cải tạo nâng cao năng lực tiêu nước cho HTTL
Nghĩa Hưng.


4

c) Phương pháp tính toán bằng phần mềm
Luận văn sẽ nghiên cứu ứng dụng một số phần mềm phù hợp với khả năng
của tài liệu sẽ thu thập được để tính toán yêu cầu tiêu nước và tính toán cân bằng
nước cho HTTL Nghĩa Hưng.

6. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu của đề tài là HTTL Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NÂNG CAO NĂNG LỰC TIÊU
CHO HỆ THỐNG THỦY LỢI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Theo Patrik J. Dugan (1990) [10], [11] diện tích đất trồng lúa trên thế giới
chịu ảnh hưởng của nước mưa là 68,7 triệu ha trong đó có 49,6 triệu ha có nhu cầu
tiêu do bị ngập nước với mức độ khác nhau. Đất úng trũng thường xuyên ngập nước
được trồng lúa có diện tích trên 7,2 triệu ha. Hạn chế lớn nhất của đất vùng trũng là
dễ bị úng ngập vào mùa mưa. So với các loại đất khác, tính chất hoá lý, hoá tính và
vi sinh vật đất vùng trũng có nhiều khác biệt. Sự khác biệt này làm ảnh hưởng nhiều
đến quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng.
Nghiên cứu các biện pháp tiêu thoát nước hợp lý trên cơ sở kết hợp với các
biện pháp kỹ thuật khác để khai thác hiệu quả đất vùng úng trũng trồng lúa nước
đã và đang được các nhà khoa học thế giới quan tâm. Từ năm 1985 đến nay trên
thế giới đã có nhiều hội thảo quốc tế về việc khai thác và sử dụng đất vùng úng,
trũng. Tùy thuộc vào đặc điểm riêng của từng vùng, từng quốc gia mà các nhà
khoa học đưa ra các giải pháp kỹ thuật và mô hình sản xuất, khai thác phù hợp. Ở
Ấn độ, trừ những nơi ngập sâu trên 2,0 m, đất vùng trũng được sử dụng theo
hướng đa dạng hoá cây trồng thích nghi với điều kiện úng nước. ở Băng la đét, mô
hình chung để sử dụng là vụ mùa cấy lúa nước sâu, đến mùa khô trồng lúa mì,
khoai tây và các loại rau. ở Thái lan đang áp dụng mô hình trồng lúa và nuôi cá ở
các vùng đất trũng. ở Trung quốc, các nhà khoa học đưa ra mô hình lúa + bèo hoa
dâu và nuôi cá [10], [11].
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước

Không kể các công trình khoa học do một số tổ chức và cá nhân nghiên cứu
ứng dụng các kết quả nghiên cứu của nước ngoài áp dụng cho một số HTTL ở Việt
Nam, cho đến nay đã có hàng trăm công trình khoa học và dự án khoa học công
nghệ các loại nghiên cứu một số vấn đề có liên quan đến tiêu nước cho các HTTL


6

đã được công bố. Có thể khái quát các công trình này thành các nhóm sẽ được trình
bày ở các phần dưới đây:
1.2.1. Nhóm kết quả nghiên cứu của các chuyên gia và tổ chức quốc tế
Trong những năm gần đây có nhiều chuyên gia và tổ chức quốc tế (tổ chức
chính phủ và phi chính phủ) đến nghiên cứu về thủy lợi Việt Nam với mục đích tìm
kiếm cơ hội đầu tư, định hướng đầu tư hoặc viện trợ phát triển. Trong số các kết quả
nghiên cứu thuộc nhóm này, đáng chú ý là bản Báo cáo đánh giá tổng quan ngành
thủy lợi ở Việt Nam do WB, ADB, FAO, UNDP và nhóm các tổ chức phi chính phủ
liên quan tới thủy lợi thực hiện năm 1996. Theo báo cáo nói trên thì lũ lụt và úng
ngập là mối đe doạ chủ yếu đối với sự phát triển bền vững các vùng kinh tế của Việt
Nam nhất là vùng châu thổ sông Hồng và sông Thái Bình. Trên cơ sở đó báo cáo
khuyến nghị chiến lược phát triển là củng cố hệ thống đê điều, cải thiện hệ thống
báo động lũ lụt, tăng cường khả năng trữ và điều tiết nước, phục hồi các hệ thống tưới tiêu để sử dụng và kiểm soát nước tốt hơn.
1.2.2. Nhóm dự án quy hoạch tiêu nước và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tiêu
nước cho các hệ thống thủy lợi.
Điển hình nhất của nhóm nghiên cứu này là các dự án thiết kế Quy hoạch do
Viện Quy hoạch thủy lợi và Trường Đại học Thủy lợi thực hiện như Quy hoạch
phòng chống lũ đồng bằng sông Hồng (hoàn thành năm 1999), Quy hoạch sử dụng
tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Hồng – sông Thái Bình (hoàn thành năm 2007),
Rà soát bổ sung quy hoạch tiêu nước cho hệ thống thủy lợi Sông Nhuệ (hoàn thành
năm 2007) v.v…Các dự án quy hoạch nói trên tuy đã đề cập đến một số biện pháp
lớn phòng chống lũ và tăng cường khả năng tiêu thoát lũ cho các HTTL và toàn bộ

vùng đồng bằng sông Hồng - sông Thái Bình nhưng chưa đề cập đến ảnh hưởng của
quá trình tiêu nước nông nghiệp, quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, đến hệ số
tiêu, nhu cầu tiêu nước và khả năng tiêu nước của các hệ thống thủy lợi đã có. Các
giải pháp đề xuất nhằm đáp ứng yêu cầu tiêu nước đến sau năm 2020 phần lớn
mang tính tổng quan và định hướng, chưa đưa ra được các giải pháp cụ thể cũng
như phân tích cơ sở khoa học của các giải pháp đó cho từng hệ thống thủy lợi.


7

1.2.3. Nhóm các đề tài nghiên cứu khoa học
Điển hình nhất trong nhóm này là các đề tài khoa học sau:
- Cân bằng nước hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình và các lưu vực độc
lập thuộc Bắc Bộ. Đây là đề tài khoa học cấp Nhà nước thuộc chương trình KC 1201 do Viện Quy hoạch Thủy lợi chủ trì hoàn thành năm 1994 đã đưa ra được khá
nhiều số liệu về nhu cầu sử dụng và tiêu nước cho đồng bằng Bắc bộ nhưng chưa đề
cập đến ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá cũng như sự biến
động của cơ cấu sử dụng đất đến nhu cầu tiêu và hệ số tiêu ở khu vực này.
- Nghiên cứu, tổng kết và đánh giá thực trạng phân vùng tiêu nước mặt ở
một số hệ thống thủy nông đồng bằng Bắc Bộ. Đây là đề tài khoa học cấp Bộ do
PGS. TS. Lê Quang Vinh chủ trì hoàn năm 2001. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra
được bức tranh tổng hợp về thực trạng công trình tiêu nước và khả năng đáp ứng
của các công trình tiêu nước trong các HTTL thuộc đồng bằng Bắc Bộ trong đó
nhấn mạnh các công trình tiêu úng đã có mới chỉ đáp ứng được khoảng trên 50%
nhu cầu tiêu của cả vùng..Kết quả nghiên cứu cũng phát hiện và phân tích làm rõ
bản chất của các nguyên nhân chính gây nên tình trạng úng ngập thường xuyên và
kéo dài trên các hệ thống thủy lợi hiện nay. Đề tài đã đưa ra bức tranh tổng quan về
quá trình thay đổi hệ số tiêu qua các thời kỳ phát triển thủy lợi, các yếu tố ảnh
hưởng đến hệ số tiêu, phân loại hệ số tiêu, các quan điểm mới trong tính toán hệ số
tiêu, cơ sở khoa học và thực tiễn một số biện pháp giảm nhẹ hệ số tiêu.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hoá và đô thị hoá đến hệ số tiêu

vùng đồng bằng Bắc bộ. Đây là đề tài khoa học cấp Bộ do Trung tâm Khoa học và
Triển khai kỹ thuật thủy lợi chủ trì, hoàn thành năm 2010. Một trong các kết quả
nghiên cứu của đề tài là đã đề xuất được các giải pháp cơ bản điều chỉnh quy hoạch
tiêu nước mặt cho các hệ thống thủy lợi và ứng dụng kết quả nghiên cứu cho HTTL
Sông Nhuệ.
Tồn tại lớn nhất của các đề tài khoa học nói trên là chưa đưa ra được các giải
pháp cụ thể để nâng cao năng lực tiêu nước cho từng hệ thống thủy lợi có xét đến


8

quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cụ thể của từng địa phương và ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu, nước biển dâng
1.2.4. Nhóm kết quả nghiên cứu trong luận văn cao học và luận án tiến sĩ
Có khá nhiều luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ nghiên cứu giải pháp nâng
cao năng lực tiêu nước cho một số HTTL cụ thể như HTTL Nam Thái Bình [4],
HTTL Bắc Thái Bình [5], HTTL Xuân Thủy [2], HTTL huyện Duy Tiên [8], Lưu
vực tiêu của hệ thống hai trạm bơm Hữu bị và Nhân Hoà [3], …Kết quả nghiên cứu
của các luận án và luận văn nói trên cũng đã nêu và phân tích được cơ sở khoa học
của các giải pháp đã đề xuất nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của các đề tài nói trên mới chỉ giải quyết cho
một lưu vực cụ thể (không thuộc lưu vực nghiên cứu của luận văn này), các giải
pháp đã đề xuất chỉ phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế - xã
hội của từng lHTTL cụ thể tại thời điểm nghiên cứu. Mỗi lưu vực sông hay một
HTTL cụ thể có các điều kiện tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội khác
nhau. Kết quả nghiên cứu của các luận văn nói trên chỉ mang tính chất tham khảo
và định hướng nghiên cứu cho luận văn này.
1.2.5. Nhóm các văn bản quy phạm pháp luật
Nhóm này bao gồm các Luật, Nghị định của Chính phủ, các Quy chuẩn và
tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến quản lý tài nguyên nước và tiêu thoát nước. Trong

số các văn bản thuộc loại này, luận văn đang sử dụng hai văn bản sau đây phục vụ
công việc nghiên cứu:
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: QCVN 04-05:2012/BNNPTNT Công trình
thủy lợi – Các quy định chủ yếu về thiết kế.
- Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia: TCVN 10406 Công trình thủy lợi – Tính toán
hệ số tiêu thiết kế.
1.3. Tổng quan về năng lực tiêu cho các hệ thống thủy lợi ở nước ta
1.3.1. Tổng quan về lịch sử hình thành các HTTL ở nước ta [7]
Lịch sử phát triển của nước ta gắn liền với lịch sử ngành Thủy lợi. Từ thuở
mới dựng nước, các vua Hùng cùng nhân dân đã phải chống chọi với lũ lụt của


9

sông Hồng để xây dựng nên nền văn minh sông Hồng. Truyền thuyết Sơn tinh Thủy tinh không những là một bản anh hùng ca ca ngợi những chiến công của con
người đối với thiên nhiên mà còn là thiên truyền thuyết ca ngợi sức mạnh, óc sáng
tạo, trí thông minh, tài, đức của những người làm công tác Thủy lợi mà chàng Sơn
Tinh là đại biểu. Chẳng phải ngẫu nhiên mà kết cục Sơn Tinh đã giành được tất
cả: tình yêu lẫn sự nghiệp. Sau đây là khái quát về lịch sử hình thành và phát triển
HTTL ở nước ta.
1) Thời cổ đại và phong kiến
Tổ tiên ta thời cổ đại đã biết làm thủy lợi, đắp bờ giữ nước, đào giếng khơi
để lấy nước sinh hoạt và trồng lúa nước mà điển hình nhất là hệ thống gồm 14 giếng
cổ xây bằng đá để lấy nước tưới cho ruộng bậc thang ở xã Gio An huyện Gio Linh
tỉnh Quảng Trị có niên đại cách đây khoảng 5.000 năm. Hiện nay hệ thống giếng
khơi này đã trở thành một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn thu hút nhiều du
khách trong và ngoài nước đến thăm quan, nghiên cứu.
Thời kỳ đất nước thoát khỏi ách thống trị của phong kiến phương Bắc, các
công trình thủy lợi đã được xây dựng liên tiếp để phát triển kinh tế và củng cố quốc
phòng giữ vững nền độc lập tự chủ của đất nước. Năm 983 Vua Lê Hoàn cho đào

sông Đồng Cỏ, Bà Hoà ở Thanh Hoá. Năm 1029 Vua Lý Thái Tôn cho đào sông
Đan Nãi ở Thanh Hoá. Năm 1091 Vua Lý Thánh Tôn cho đào sông Lãnh Kênh ở
Thái Nguyên. Năm 1108 Vua Lý Nhân Tông cho đắp đê ở phường Cơ Xá để bảo về
thành Thăng Long khỏi bị nước sông Hồng tràn ngập. Năm 1248 Vua Trần Thái
Tông đã ra sắc chỉ đắp đê từ đầu nguồn tới tận hạ du các triền sông ở đồng bằng
sông Hồng không cho nước tràn vào để làm vụ chiêm, sau khi mùa màng thu hoạch
xong thì lại cho nước tự do tràn vào đồng ruộng. Năm 1231 vua Trần Thái Tông
cho đào sông Hào, sông Trầm ở Thanh Hoá. Thời Nhà Lê ở thế kỉ XV, nhân dân đã
đào hệ thống sông nhà Lê chạy dài từ Thanh Hoá đến Nghệ An để lấy nước tưới
ruộng và phát triển giao thông thủy phục vụ cho quốc phòng (sử dụng đường này để
vận chuyển lương thực và vũ khí dẹp quân Chiêm Thành). Hệ thống này đã phát
huy tác dụng rất lớn cho đến tận ngày nay.


10

2) Thời thuộc Pháp
Trong suốt gần 100 năm đô hộ, thực dân Pháp mới chỉ xây dựng được 13
HTTL tưới khoảng 324.900 ha và tiêu gần 100.000 ha, chủ yếu phục vụ cho các
đồn điền của tư bản Pháp, đồng thời tạo ra những tuyến giao thông thuỷ để phục
vụ cho mục đích chính trị, quân sự và kinh tế của chúng. Ví dụ HTTL sông Cầu
với công trình đầu mối là đập Thác Huống xây dựng sau khởi nghĩa Yên Thế với
mục những đích:
- Về chính trị: Đưa nước phục vụ phát triển nông nghiệp nhằm xoa dịu tinh
thần đấu tranh của nhân dân trong vùng.
- Về quân sự: tạo thành một mạng lưới giao thông để khống chế vùng núi
non hiểm trở đã gây cho chúng rất nhiều khó khăn trong việc chuyển quân để đàn
áp phong trào đấu tranh của nhân dân hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang.
- Về kinh tế: tạo thành mạng lưới đường thủy quan trọng chuyên chở quặng
và các tài nguyên quí giá khác của núi rừng Việt Bắc về cảng Hải Phòng.

3) Từ ngày hoà bình lập lại đến nay
Từ ngày hoà bình lập lại đến nay dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân ta đã
ra sức xây dựng các công trình thủy lợi và đã có những thành tựu lớn. Các công
trình này đã phục vụ một cách đắc lực cho sản xuất nông nghiệp và kinh tế xã hội
với phương châm: những công trình loại nhỏ do nhân dân làm, những công trình
loại vừa và loại lớn do Nhà nước đầu tư vốn. Hiện nay cả nước đã có hàng ngàn
công trình thủy lợi các loại tập trung trong gần 200 hệ thống lón nhỏ, mỗi năm cung
cấp hàng chục tỷ mét khối nước phục vụ tưới trên 3 triệu ha đất nông nghiệp. Cả
nước đã xây dựng được khoảng 10.000 hồ các loại trong đó có trên 500 hồ lớn, đảm
bảo cấp đủ nước tưới cho trên 500.000 ha đất canh tác, công suất phát điện khoảng
trên 14.000 MW, dự kiến đến 2020 đạt 21.300 MW, góp phần phòng lũ, điều tiết
dòng chảy, thay đổi cảnh quan môi trường….


11

1.3.2. Tổng quan về năng lực tiêu úng, quá trình biến đổi hệ số tiêu và biện pháp
thủy lợi giải quyết vấn đề tiêu úng cho các HTTL ở nước ta [6]
1.3.2.1. Năng lực tiêu úng
Trải qua nhiều thập kỷ quản lý và khai thác đến nay các HTTL ở nước ta đã
bộc lộ nhiều tồn tại nhất là tiêu nước mặt. Chỉ tính riêng vùng ĐBBB các công trình
tiêu đã xây dựng mới chỉ đáp ứng được khoảng 70 - 80% nhu cầu tiêu cho nông
nghiệp, không đáp ứng được yêu cầu tiêu cho các khu công nghiệp và đô thị. Nếu
chỉ xét về nhu cầu tiêu cho nông nghiệp, hàng năm khu vực này còn khoảng
200.000 ha chưa được tiêu chủ động, thậm chí vẫn còn hàng chục ngàn ha chưa có
công trình tiêu. Diện tích chưa có công trình tiêu ở ĐBBB tập trung chủ yếu ở các
vùng nhỏ lẻ, trũng thấp ven sông và các khu phân chậm lũ sông Đáy thuộc vùng
Sông Tích, Bắc Ninh Bình, Nam Ninh Bình và một số khu vực trung du miền núi
thuộc vùng tiêu Sông Phan – Hữu Cà Lồ, Tả sông Cà Lồ v.v…
Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia và cơ quan quản lý cho thấy năng lực

tiêu của các công trình đã xây dựng ở nước ta đều rất thấp so với nhu cầu. Sự thiếu
hụt này đã gây tác động tiêu cực không chỉ đối với sản xuất nông nghiệp mà còn
ảnh hưởng xấu tới mọi ngành kinh tế khác. Theo số liệu điều tra, trung bình mỗi
năm đồng bằng Bắc bộ có khoảng trên 100.000 ha đất canh tác bị úng ngập với các
mức độ khác nhau, trong số đó diện tích mất trắng chiếm khoảng 15 - 20%.
1.3.2.2. Quá trình biến đổi hệ số tiêu và biện pháp thủy lợi giải quyết vấn đề tiêu
úng cho các HTTL ở nước ta
a) Thời kỳ trước năm 1973
Thời thuộc Pháp, các HTTL được xây dựng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu
cấp nước tưới còn về tiêu hầu như chưa đặt ra. Sông Nhuệ là hệ thống duy nhất
trong số 13 HTTL lớn ở nước ta ra đời từ những năm 1930 trở về trước có thêm
nhiệm vụ tiêu tự chảy ra sông Đáy với hệ số tiêu thiết kế q = 1,50 l/s/ha.
Từ ngày hoà bình lập lại đến nay hàng loạt HTTL xây dựng mới ở vùng
ĐBBB đều có cả hai nhiệm vụ tưới và tiêu. Những hệ thống đã xây dựng từ trước
đó được nghiên cứu bổ sung thêm các công trình tiêu úng, chủ yếu là trạm bơm để


12

tiêu cho một số diện tích không có khả năng tiêu tự chảy. Hệ số tiêu áp dụng trong
thời kỳ này chỉ từ 1,45 - 2,90 l/s/ha, phổ biến ở mức 2,00 l/s/ha. Khoảng thời gian
từ giữa những năm 60 đến đầu những năm 70 của thế kỷ trước, một số công trình
tiêu tự chảy xây dựng ở Hải Phòng đã áp dụng hệ số tiêu từ 4,0 đến 4,6 l/s/ha do đã
xét đến ảnh hưởng triều với thời gian tiêu tự chảy mỗi ngày từ 8 -10 giờ.
b) Giai đoạn từ 1973 đến 1995
Để đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế xã hội của đất nước đặc biệt là ổn
định và phát triển sản xuất nông nghiệp, Chính phủ đã phát động kế hoạch 4 năm
hoàn chỉnh thủy nông (1973-1976). Kết quả là hàng loạt các hệ thống thủy nông đã
được rà soát quy hoạch và lập lại quy hoạch. Riêng vùng ĐBBB đã hoàn chỉnh
được 42 hệ thống thủy nông có năng lực bảo đảm ổn định tưới cho gần 500.000 ha

và tiêu 220.000 ha. Thời kỳ này hệ số tiêu thiết kế đã tăng lên từ 2,90 ÷ 4,64 l/s/ha,
phổ biến từ 3,5 ÷ 4,0 l/s/ha. Cho đến nửa đầu những năm 90 của thế kỷ trước, phần
lớn các địa phương vẫn giữ nguyên hệ số tiêu đã xác định trong thời kỳ làm quy
hoạch hoàn chỉnh thủy nông. Tuy nhiên, một số địa phương khi lập dự án cải tạo
nâng cấp hoặc xây dựng mới một số công trình tiêu để đảm bảo yêu cầu tiêu úng đã
mạnh dạn tăng hệ số tiêu thiết lên mức trên dưới 6,0 l/s/ha.
c) Giai đoạn từ năm 1995 đến nay
Từ giữa những năm 1990 trở lại đây nền kinh tế đất nước bắt đầu có sự
chuyển dịch rất mạnh sang nền kinh tế thị trường, tỷ trọng kinh tế nông nghiệp
trong cơ cấu GDP của cả nước giảm dần, tỷ trọng của kinh tế công nghiệp, thương
mại, dịch vụ và du lịch tăng lên nhanh chóng. Quá trình công nghiệp hoá và đô thị
hoá đã tác động rất mạnh đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, làm
thay đổi yêu cầu cấp nước và tiêu nước trong các hệ thống thủy lợi.


13

Bảng 1.1: Tổng hợp hệ số tiêu thiết kế vùng đồng bằng Bắc bộ qua các thời kỳ

TT

Tên vùng tiêu

Ftiêu
(ha)

Hệ số tiêu thiết kế (l/s/ha)
Trước

1954-


1954

1973

1973 - 1976

2000-2010

1,90

3,50

6,25 - 7,06

1

Sông Tích

111.167

2

Sông Nhuệ

107.530

1,50

2,10


3,36 - 3,82

6,20 - 11,6

3

Bắc Hưng Hải

192.045

-

2,10

2,90-3,02

5,90 - 7,18

4

Bắc Nam Hà

85.326

-

2,90

4,00 - 4,10


7,75 - 7,87

41.822

-

2,90

4,00

6,25 - 7,87

5

Trung Nam
Định

6

Nam Nam Định

54.056

-

2,90

4,15 - 4,32


7,29 - 7,52

7

Bắc Ninh Bình

20.252

-

2,90

4,10

6,71 - 7,70

8

Nam Ninh Bình

71.579

-

2,90

3,25

7,64 - 7,87


9

Bắc Đuống

73.529

-

2,40

3,50

5,15 - 6,48

10

Bắc Thái Bình

86.759

-

2,00

4,00

6,71 - 6,94

11


Nam Thái Bình

56.552

-

2,00

4,00

6,71 - 6,94

12

Chí Linh

27.933

-

2,10

3,50

6,13 - 6,60

13

Nam Thanh


27.541

-

2,10

3,80

5,90 - 6,48

14

Kinh Môn

13.629

-

2,00

3,50

6,13 - 6,37

15

Thủy Nguyên

24.272


-

2,00

4,60

5,79 - 6,83

16

An Kim Hải

32.630

-

2,00

4,00

6,48 - 6,94

17

Đa Độ

27.781

-


2,00

4,60

6,71 - 6,94

18

Tiên Lãng

16.420

-

2,00

4,60

6,48 - 6,71

19

Vĩnh Bảo

17.810

-

2,00


4,10

6,71 - 6,94

61.484

-

1,65

4,30 - 4,50

5,32 - 6,48

20

Sông Phan Hữu Cà Lồ

21

Tả sông Cà Lồ

53.914

-

1,65

2,0 - 4,64


6,42 - 6,60

22

Hữu Kim Bảng

3.473

-

2,90

4,00

7,06 - 7,29


14

Từ năm 1995 đến nay hầu hết các HTTL lớn đều được nghiên cứu rà soát, bổ
sung quy hoạch để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Kết quả là hệ số tiêu
thiết kế đã tăng cao hơn trước, trung bình đạt từ 4,5 đến 6,5 l/s/ha, phổ biến ở mức
trên 5,0 l/s/ha, cá biệt có những vùng lên tới trên 10,0 l/s/ha. Hệ số tiêu thiết kế
trong giai đoạn này mỗi năm một tăng cao, công trình tiêu nước xây dựng ngày một
nhiều nhưng tình hình úng ngập vẫn chưa được cải thiện, thậm chí còn xảy ra
thường xuyên hơn với mức độ ngày một nghiêm trọng hơn đặc biệt là ở trong các
thành phố lớn. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng nói trên ngoài yếu tố tác động
của quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu, nước biển dâng chính là quá trình phát triển
kinh tế - xã hội đặc biệt là quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá đã làm thay đổi
nhanh chóng cơ cấu sử dụng đất: Diện tích đất ở đô thị và đất khu công nghiệp,

đường xá... là những đối tượng tiêu nước có hệ số dòng chảy C rất lớn ngày một mở
rộng. Diện tích đất trồng lúa nước, ao hồ, đầm trũng là những đối tượng tiêu nước
có khả năng trữ và điều tiết nước ngày một thu hẹp. Không chỉ có đất nông nghiệp,
các đối tượng tiêu nước truyền thống khác như đất thổ cư nông thôn cũng chịu tác
động mạnh của quá trình đô thị hoá (tỷ lệ diện tích bề mặt hứng nước được gạch
hoá và bê tông hoá tăng lên nhanh chóng) làm tăng lượng dòng chảy mặt. Đây là
yếu tố quan trọng nhất làm tăng cao nhanh chóng hệ số tiêu và yêu cầu tiêu trong
các HTTL.
1.4. Nhận xét và kết luận chương 1
Trải qua hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm chống chọi với thiên tai, lũ
lụt, cả nước đã xây dựng được hàng trăm ngàn công trình thủy lợi tập trung trong
hàng trăm thậm chí hàng ngàn HTTL lớn nhỏ, đảm nhận cấp nước tưới và tiêu thoát
nước cho hàng triệu ha đất các loại. Các HTTL này đã có những đóng góp cực kỳ to
lớn đối với sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nông nghiệp, nông
thôn của cả nước nói chung và các địa phương trong từng hệ thống nói riêng trong
đó có HTTL Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.
Tuy nhiên, do tác động của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển
kinh tế - xã hội, biến đổi khí hậu và nước biển dâng làm cho yêu cầu tiêu nước của


15

các HTTL mỗi ngày một nâng cao, mức độ biến động về hệ số tiêu và yêu cầu tiêu
nước giữa các vùng cũng như giữa các HTTL với nhau mỗi ngày một lớn trong
khi năng lực tiêu nước của các công trình đã và đang xây dựng chỉ có hạn, không
đáp ứng được yêu cầu tiêu của các đối tượng cho nhu cầu tiêu. Hậu quả là trong
những năm gần đây tình trạng úng ngập do không được tiêu thoát kịp thời đã xảy
ra thường xuyên trên hầu hết các HTTL, không chỉ làm ảnh hưởng đến sản xuất và
đời sống của nhân dân mà còn ảnh hưởng rất lớn đến nhiều ngành kinh tế khác.
Theo kết quả điều tra nghiên cứu của Trung tâm Khoa học và Triển khai kỹ thuật

thủy lợi, tính chung trên phạm vi cả nước, tỷ lệ diện tích thực tế khai thác so với
năng lực theo thiết kế đối với các hệ thống tưới là 62,6 %, đối với các hệ thống
tiêu dưới 50 %.
Tiêu nước đang là một vấn đề rất quan trọng vì nó tác động vô cùng to lớn
đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cho đến nay đã có rất nhiều
công trình KHCN ở trong và ngoài nước nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan đến tiêu
nước cho các HTTL đã được công bố. Tuy nhiên phần lớn các công trình khoa học
này hoặc là mới chỉ đưa ra được các giải pháp lớn, mang tính tổng thể cho cả vùng
rộng lớn hoặc mới chỉ nghiên cứu đề xuất cho một tiểu vùng hay một HTTL để đề
xuất một số giải pháp cụ thể phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện phát triển
kinh tế - xã hội của từng lưu vực sông hay từng HTTL cụ thể tại thời điểm nghiên
cứu. Chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu cho HTTL Nghĩa Hưng tỉnh Nam
Định. Mỗi lưu vực sông, mỗi HTTL có các điều kiện tự nhiên, điều kiện phát triển
kinh tế - xã hội khác nhau. Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học nói trên
chỉ mang tính chất tham khảo và định hướng nghiên cứu cho HTTL Nghĩa Hưng.


×