Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nghiên cứu, lập quy trình vận hành tiêu nước cho hệ thống thủy lợi huyện Yên Phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.81 MB, 113 trang )

1

LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Nghiên cứu, lập quy trình vận hành tiêu nước cho hệ thống
thủy lợi huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh” được hoàn thành tại Trường Đại
học Thuỷ lợi.
Sau một thời gian miệt mài nghiên cứu dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy
giáo TS Nguyễn Văn Tài, cùng giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp và các cơ quan
ban ngành Luận văn của tôi đã được hoàn thành.
Xin cảm tạ tấm lòng những người thân yêu và gia đình đã động viên, giúp
đỡ và gửi gắm ở tôi. Cảm ơn Phòng đào tạo, Khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước,
Trường Đại học Thuỷ lợi, Công ty TNHH MTV KTCTTL Nam Hà Nam cùng bè
bạn, đồng nghiệp đã chia sẻ những khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học
tập và hoàn thành Luận văn này.
Từ đáy lòng mình, tác giả chân thành cám ơn Tiến sĩ Nguyễn Văn Tài
người hướng dẫn khoa học đã giúp tôi hoàn thành luận án.
Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2015
TÁC GIẢ

Đinh Thị Thu Hằng


2

LỜI CAM ĐOAN
Tên tác giả: Đinh Thị Thu Hằng
Học viên cao học lớp: 21Q21
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Tài
Tên đề tài luận văn: “Nghiên cứu, lập quy trình vận hành tiêu nước
cho hệ thống thủy lợi huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh”
Tác giả xin cam đoan đề tài luận văn được dựa trên số liệu, tư liệu thu thập


từ nguồn gốc thực tế, công bố trên báo cáo của các cơ quan nhà nước, tạp chí
chuyên ngành…để làm cơ sở nghiên cứu. Tác giả không sao chép bất kỳ một
luận văn hoặc một đề tài khoa học nào nghiên cứu trước đó.
Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2015
TÁC GIẢ

Đinh Thị Thu Hằng


3

MỤC LỤC
CHƯƠNG I . TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ TIÊU THOÁT LŨ VÀ HỆ
THỐNG HỆ THỐNG THỦY LỢI HUYỆN YÊN PHONG -TỈNH BẮC
NINH ........................................................................................................................14
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về tiêu thoát lũ đã áp dụng từ trước đến nay........14
1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới .......................................................14
1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu ở Việt Nam........................................................16
1.2. Tổng quan về hệ thống thủy lợi huyện Yên Phong .........................................18
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................18
1.2.2. Dân sinh kinh tế xã hội của vùng .................................................................24
1.2.3. Hiện trạng các công trình tiêu của hệ thống thủy lợi huyện Yên Phong .....25
1.3. Phân vùng, phân khu tiêu của hệ thống thủy lợi huyện Yên Phong ...............27
1.4. Thực trạng quản lý khai thác hệ thống thủy lợi huyện Yên Phong .................29
1.4.1. Thực trạng khu tưới ......................................................................................29
1.4.2. Đặc điểm các khu tiêu ..................................................................................31
1.5. Cơ cấu sử dụng đất trong hệ thống..................................................................32
1.6. Hiện trạng về môi trường nước trong hệ thống ...............................................37
1.7. Hiện trạng ngập úng trong hệ thống ................................................................37
1.8. Các chỉ tiêu phát triển của các ngành cần tiêu nước ......................................38

1.8.1. Hiện trạng phát triển của các ngành .............................................................38
1.8.2. Phát triển các ngành tiêu nước .....................................................................41
1.9. Đánh giá quy trình vận hành tiêu hiện trạng của hệ thống thủy lợi huyện
Yên Phong .................................................................................................................43
1.10. So sánh khả năng tiêu thoát nước phục vụ của hệ thống so với quy hoạch
mới ............................................................................................................................44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .....................................................................................45
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ
ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH VẬN HÀNH TIÊU NƯỚC CHO HỆ THỐNG .........47
2.1. Hiện trạng sử dụng đất trong hệ thống thủy lợi huyện Yên Phong-tỉnh Bắc
Ninh và phương hướng phát triển kinh tế của vùng .................................................47
2.1.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Yên Phong .............................................47


4

2.1.2. Phương hướng phát triển kinh tế của vùng ..................................................48
2.2. Phân tích và xác định nhu cầu tiêu nước của các ngành kinh tế trong hệ
thống thủy lợi huyện Yên Phong-tỉnh Bắc Ninh.......................................................51
2.2.1. Nhu cầu tiêu nước mặt .................................................................................51
2.2.2. Nhu cầu tiêu nước thải .................................................................................52
2.3. Phân tích và đánh giá khả năng tiêu nước của hệ thống .................................53
2.3.1. Mô hình mưa tiêu thiết kế ............................................................................53
2.3.2. Mô hình mực nước tiêu thiết kế ...................................................................53
2.3.3. Tính toán thủy lực ........................................................................................54
2.4. Phân tích đánh giá khả năng tiêu thoát nước của hệ thống và yêu cầu phát
triển thủy lợi ..............................................................................................................76
2.4.1 Phương pháp tính ô ruộng tiêu tự chảy .........................................................76
2.4.2. Thuật toán đối với công trình Thuỷ lợi ........................................................77
2.5. Tính toán cân bằng nước .................................................................................78

2.5.1. Tính nhu cầu tiêu nước thải ..........................................................................78
2.5.2. Tính toán nhu cầu tiêu nước cho hệ thống ...................................................78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .....................................................................................91
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH VẬN HÀNH TIÊU
NƯỚC CHO HỆ THỐNG ......................................................................................92
3.1. Phân vùng - phân khu tiêu nước, đánh giá khả năng tiêu nước ......................92
3.1.1. Cơ sở lập quy trình vận hành và phân vùng tiêu ..........................................92
3.1.2. Kết quả phân vùng tiêu của huyện Yên Phong ............................................92
3.2. Tính toán đề xuất quy trình vận hành tiêu nước cho hệ thống ứng với các
trường hợp tính toán ..................................................................................................95
3.2.1. Vận hành tiêu nước trong mùa khô ..............................................................95
3.2.2. Vận hành tiêu nước trong mùa mưa .............................................................97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................103
PHỤ LỤC ............................................................................................................104


5

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Vị trí huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh .................................................18
Hình 2. 2 . Đường mô phỏng mực nước lớn nhất và mực nước thực đo ...............74
Hình 2.3. Chi tiết mô hình hệ thống tiêu huyện Yên Phong ..................................75


6

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Mạng lưới trạm khí tượng và đo mưa. ...................................................20
Bảng 1.2. Nhiệt độ không khí trung bình trạm Bắc Ninh ......................................21

Bảng 1.3. Độ ẩm tương đối trung bình tháng trạm Bắc Ninh ................................21
Bảng 1.4. Bốc hơi trung bình tháng trạm Bắc Ninh...............................................21
Bảng 1.5. Tổng sổ giờ nằng trung bình tháng trạm Bắc Ninh ...............................21
Bảng 1.6. Tốc độ gió trung bình tháng trạm Bắc Ninh ..........................................22
Bảng 1.7. Lượng mưa trung bình tháng và năm trạm Đáp Cầu .............................22
Bảng 1.8. Lượng mưa trung bình lớn nhất đã quan trắc được ở trạm Đáp Cầu.....22
Bảng 1.9. Mực nước trung bình đo được ở trạm Đáp Cầu.....................................22
Bảng 1.10. Diện tích tự nhiên - Dân số - Mật độ dân số và các đơn vị hành
chính huyện Yên Phong năm 2013 ...........................................................................24
Bảng 1.11. Tổng hợp hiện trạng công trình tiêu huyện Yên Phong.......................27
Bảng 1.13. Tổng hợp diện tích tưới toàn huyện Yên Phong ..................................29
Bảng 1.14. Thống kê kênh tưới cấp I huyện Yên Phong .......................................30
Bảng 1.15. Thống kê kênh tiêu cấp I huyện Yên Phong .......................................32
Bảng 1.16. Hiện trạng sử dụng đất các xã thuộc huyện Yên Phong tỉnh Bắc
Ninh năm 2013 ..........................................................................................................34
Bảng 1.17. Diện tích, năng suất, sản lượng của các loại cây trồng chính của
huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh ...............................................................................38
Bảng 1.18. Thống kê số lượng gia súc, gia cầm ....................................................39
Bảng 1.19. Sản lương sản phẩm ngành thủy sản ...................................................40
Bảng 1.20. Số cơ sở sản xuất công nghiệp .............................................................41
Bảng 1.21. Diện tích gieo trồng của huyện Yên Phong .........................................41
Bảng 1.22. Dự kiến phát triển chăn nuôi đến năm 2020 ........................................42
Bảng 2.1. Hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất trong huyện Yên Phong .............47


7

Bảng 2.2. Kết quả tính toán nhu cầu tiêu nước cho chăn nuôi ..............................52
Bảng 2.4. Mô hình mực nước 7 ngày max thiết kế ứng với tần suất 5%, 10%,
15% ...........................................................................................................................54

Bảng 2.5. Mô hình mực nước 7 ngày min thiết kế ứng với tần suất 5%, 10%,
15% ...........................................................................................................................54
Bảng số 2.7. Sơ đồ mạng sông tính toán thủy lực ..................................................57
Bảng số 2.8. Hệ thống nút tiêu thị xã Từ Sơn ........................................................59
Bảng số 2.9. Hệ thống nút tiêu huyện Yên Phong .................................................60
Bảng số 2.10. Hệ thống nút tiêu huyện Tiên Du ....................................................60
Bảng số 2.11. Hệ thống nút tiêu huyện Quế Võ.....................................................61
Bảng số 2.12. Hệ thống nút tiêu thành phố Bắc Ninh ............................................63
Bảng số 2.13. Số liệu địa hình lòng dẫn sông .......................................................64
Bảng số 2.16. Số liệu hệ thống trạm bơm tiêu đầu mối .........................................69
Bảng 2.17. Kết quả tính toán mực nước lớn nhất tính toán và thực đo .................72
Bảng 2.18. Kết quả tính toán mực nước tại đầu các nút tiêu (xem phụ lục trang
105) ...........................................................................................................................75
Bảng 2.19. Kết quả tính toán lưu lượng tại từng nút tiêu huyện Yên Phong .........75
Bảng 2.21. Kết quả tính toán hệ số tiêu cho lúa với tần suất p=10% ....................81
Bảng 2.22. Kết quả tính toán hệ số tiêu cho lúa với tần suất p=5% ......................81
Bảng 2.23. Kết quả tính toán hệ số tiêu cho lúa với tần suất p=15% ....................82
Bảng 2.24. Kết quả tính toán hệ số tiêu cho các loại đất với tần suất p=10% .......83
Bảng 2.25. Kết quả tính toán hệ số tiêu cho các loại đất với tần suất p=5% .........83
Bảng 2.26. Kết quả tính toán hệ số tiêu cho các loại đất với tần suất p=15% .......84
Bảng 2.27. Kết quả tính tỷ lệ diện tích các loại đất αi ...........................................84
Bảng 2.28. Kết quả tính hệ số tiêu sơ bộ của hệ thống với tần suất p=10% ..........85
Bảng 2.29. Kết quả tính hệ số tiêu sơ bộ của hệ thống với tần suất p=5% ............86


8

Bảng 2.30. Kết quả tính hệ số tiêu sơ bộ của hệ thống với tần suất p=15% ..........86
Bảng 2.31. Kết quả tính toán khả năng trữ và tháo nước của hệ thống .................88
Bảng 2.32. Kết quả tính lại tỷ lệ diện tích các loại đất αi khi có hồ điều hòa .......88

Bảng 2.33. Kết quả tính lại hệ số tiêu sơ bộ cho hệ thống khi có hồ điều hòa ......89
với tần suất p=10% .................................................................................................89
Bảng 2.34. Kết quả tính lại hệ số tiêu sơ bộ cho hệ thống khi có hồ điều hòa ......89
với tần suất p=5% ...................................................................................................89
Bảng 2.35. Kết quả tính lại hệ số tiêu sơ bộ cho hệ thống khi có hồ điều hòa ......89
với tần suất p=15% .................................................................................................89
Bảng 2.36. Kết quả tính toán hệ số tiêu thiết kế ....................................................90
Bảng 2.37. Kết quả tính lượng nước và thời gian tiêu trong trường hợp...............90
thiết kế với tần suất p=10% ....................................................................................90
Bảng 3.1. Số liệu các công trình đầu mối hệ thống công trình tiêu huyện Yên
Phong.........................................................................................................................93
Bảng 3.2. Số liệu các thông số của cống đầu mối trên kênh tiêu ...........................94
Bảng 3.3. Kết quả tính toán lượng nước và thời gian bơm tiêu các khu trũng ......96
Bảng 3.4. Mô hình lượng mưa thiết kế 5 ngày max, với tần suất p =15% ............97
Bảng 3.5. Mô hình mực nước thiết kế 7 ngày max, với tần suất p=15% ...............97
Bảng 3.6. Lượng nước và thời gian tiêu khi mưa nhỏ hơn mưa thiết kế ...............98
Bảng 3.7. Mô hình lượng mưa thiết kế 5 ngày max, với tần suất p = 5% .............98
Bảng 3.8. Mô hình mực nước thiết kế 7 ngày max, với tần suất p=5% .................99
Bảng 3.9. Lượng nước và thời gian tiêu khi mưa lớn hơn mưa thiết kế ................99
Bảng 3.10. Lượng nước và thời gian tiêu khi có tin bão và áp thấp nhiệt đới .....100


9

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BH

Bể hút


CD

Chuyên dùng

ĐHTL

Đại học thủy lợi

ĐT

Điều tiết

GDP

Tổng sản phẩm nội địa (Gross domestic product)

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HTX

Hợp tác xã

HTCTTL

Hệ thống công trình thủy lợi

KTCTTL


Khai thác công trình thủy lợi

KCN

Khu công nghiệp

MTV

Một thành viên

NXB

Nhà xuất bản

NN

Nông nghiệp

PTNT

Phát triển nông thôn

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

SX

Sản xuất


TP

Thành phố

TN

Tư nhân

UBND

Ủy ban nhân dân

TB

Trạm bơm

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế


10

MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐÊ TÀI
Hệ thống thủy lợi huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh do Công ty TNHH

MTV KTCTTL Bắc Đuống (gọi tắt là Công ty Bắc Đuống) phụ trách thuộc vùng
đồng bằng Bắc Bộ có nhiệm vụ tiêu cho 8.696ha đất tự nhiên, nằm gọn trong
vùng châu thổ Sông Hồng nên mọi hoạt động của lưu vực sông Hồng đều ảnh
hưởng đến quá trình khai thác và phát triển nguồn nước của vùng.
Trong thời gian qua, hệ thống thủy lợi này đã phục vụ tốt cho sản xuất nông
nghiệp, góp phần nâng cao năng suất cây trồng, ổn định sản xuất. Tuy nhiên đến
nay hệ thống có nhiều tồn tại và bất cập:
+ Do hệ thống được xây dựng chủ yếu từ những năm 60 của thế kỷ trước,
qua hơn nửa thế kỷ hoạt động nên nhiều công trình trong hệ thống bị xuống cấp
nghiêm trọng, mặt khác hệ thống lại không đồng bộ gây ra lãng phí nước. Một số
công trình do các hợp tác xã tự xây dựng và tự quản lý, không có nhiều kinh phí
đầu tư nên hiện nay những công trình đó còn dở dang hoặc bị xuống cấp không
được tu bổ vì vậy hiệu quả phục vụ của công trình rất thấp;
+ Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, tốc độ
đô thị hóa diễn ra nhanh chóng trên cả nước, trên HTTL huyện Yên Phong có
nhiều khu công nghiệp và khu đô thị mới hình thành, diện tích đất nông nghiệp
bị thu hẹp, chuyển cho các loại hình sử dụng đất khác, san lấp nhiều ao hồ và các
khu trữ nước. Chính điều này làm giảm hiệu quả tiêu thoát nước của hệ thống
dẫn đến tình trạng ngập úng ngày càng gia tăng;
+ Do chịu sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nói chung, nên khí hậu của
vùng nghiên cứu ngày càng khắc nhiệt: Khô hạn thì kéo dài và ngập lụt thì
nghiêm trọng hơn và mưa phân bố không đều theo thời gian và các khu vực
trong vùng. Tình hình ngập úng của vùng phụ thuộc vào lượng mưa kết hợp với
lũ sông. Khi mực nước lũ lên đến báo động 3 thì trong đồng nước dâng lên cao,
việc tiêu tự chảy bị hạn chế lúc này chỉ tiêu bằng động lực là chính;


11

+ Các giống cây trồng mới cũng được đưa vào sản xuất và việc áp dụng các

tiến bộ khoa học vào sản xuất làm cho sản lượng nông nghiệp tăng cao mà công
trình ngày càng xuống cấp gây ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nước kịp thời
cũng như khả năng tiêu nước khi có mưa lớn làm giảm năng suất cây trồng.
Từ những tồn tại nêu trên thì việc nghiên cứu, lập quy trình vận hành tiêu
cho hệ thống thuỷ lợi huyện Yên Phong là cần thiết và cấp bách nhằm đáp ứng
yêu cầu tiêu nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh kinh tế của
vùng.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu của luận văn cần đề cập đến các vấn đề sau:
- Đánh giá hiện trạng cụm công trình trong hệ thống thủy lợi huyện Yên
Phong;
- Đề xuất được những giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thoát nước
chủ động phục vụ sản xuất nông nghiệp và khu vực dân sinh, giảm thiểu tác hại
của việc ô nhiễm và bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững;
- Lập quy trình quản lý vận hành tiêu hợp lý và khoa học cho hệ thống thuỷ
lợi huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Hệ thống kênh sông trong hệ thống Thủy lợi Bắc Đuống nói chung. Chi tiết
tính toán cho hệ thống thủy lợi huyện Yên Phong.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Tính toán các thông số về khí tượng, thủy văn;
- Kiểm tra lại năng lực và yêu cầu tiêu nước trong hệ thống;
- Tính toán cân bằng giữa năng lực và yêu cầu tiêu nước trong hệ thống
theo từng tháng hoặc từng thời đoạn trong năm;
- Đề xuất phương án vận hành tiêu nước cho hệ thống an toàn, hợp lý và
hiệu quả.
+ Vận hành tiêu nước trong mùa khô: Hệ thống cần tiêu sau mỗi đợt tưới
hoặc có vùng cục bộ cần tiêu;
+ Vận hành tiêu nước trong mùa mưa;



12

- Trường hợp mưa nhỏ hơn mưa thiết kế;
- Trường hợp mưa lớn hơn mưa thiết kế;
- Trường hợp tiêu nước đệm khi có tin bão và áp thấp nhiệt đới và mưa lớn
ảnh hưởng đến hệ thống.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Cách tiếp cận
Cách tiếp cận theo các bước sau:
a. Nghiên cứu tổng quan
Thu thập tài liệu liên quan đến vùng nghiên cứu:
+ Tài liệu về đặc điểm tự nhiên có ảnh hưởng đến quá trình hình thành, vận
động và biến đổi nước trên các lưu vực bao gồm: Tài liệu địa hình, địa mạo, thổ
nhưỡng, tài liệu khí tượng thủy văn của các trạm trong vùng và lân cận vùng
nghiên cứu;
+ Tài liệu hiện trạng dân sinh kinh tế, hiện trạng các công trình chống lũ;
+ Tài liệu về diễn biến và thiệt hại của các trận lũ lớn đã xảy ra;
+ Tài liệu tổng kết các biện pháp tiêu thoát nước đã thực hiện từ trước tới
nay, về các bài học thành công và thất bại.
Nghiên cứu tổng quan kết quả nghiên cứu của các tác giả có liên quan đến
đề tài để rút ra vấn đề chung có thể áp dụng cho đề tài.
b. Nghiên cứu khảo sát thực địa
Điều tra, khảo sát thực địa để đánh giá hiện trạng khai thác, vận hành công
trình, các đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội có liên quan và ảnh hưởng đến vùng
nghiên cứu, đặc biệt khảo sát hiện trạng công trình tiêu và phòng chống lũ.
c. Nghiên cứu nội nghiệp
Tổng hợp, phân tích các số liệu và các tài liệu đã điều tra, thu thập. Nghiên
cứu, tính toán, tìm nguyên nhân của vấn đề, hiện tượng để từ đó đề xuất và lựa
chọn giải pháp giải quyết.

5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Kế thừa áp dụng có chọn lọc các sản phẩm khoa học, công nghệ hiện có
trên thế giới và ở Việt Nam;


13

- Điều tra khảo sát thực địa, thu thập tài liệu (tài liệu hiện trạng và phương
hướng phát triển dân sinh kinh tế - xã hội, hiện trạng các hệ thống công trình tiêu
úng;
- Phương pháp phân tích thống kê các tài liệu dân sinh kinh tế, tài liệu khí
tượng, thuỷ văn của vùng nghiên cứu;
- Phương pháp mô hình toán;
- Phương pháp chuyên gia (tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong
việc phân tích tính toán).
5.3. Kết quả đạt được
+ Phân tích đánh giá hiện trạng hệ thống kênh, các công trình trên đầu mối
và khả năng tiêu nước của hệ thống thủy lợi huyện Yên Phong;
+ Các cơ sở khoa học và thực tiễn để đưa ra các giải pháp nâng cao khả
năng tiêu nước của hệ thống thủy lợi huyện Yên Phong;
+ Nghiên cứu đề xuất quy trình vận hành tiêu thoát nước các công trình trên
hệ thống ứng với các trường hợp tính toán khác nhau, phục vụ tốt cho sản xuất
nông nghiệp, dân sinh cũng như phát triển kinh tế theo mục tiêu quy hoạch phát
triển chung của tỉnh Bắc Ninh.


14

CHƯƠNG I . TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ TIÊU THOÁT LŨ VÀ HỆ
THỐNG THỦY LỢI HUYỆN YÊN PHONG -TỈNH BẮC NINH

1.1. Tổng quan các nghiên cứu về tiêu thoát lũ đã áp dụng từ trước đến nay
1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới
* Ảnh hưởng của ngập lụt do biến đổi khí hậu đến đời sống người dân
Do chịu sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu mà trong những năm gần đây,
thời tiết trên toàn thế giới biển đổi phức tạp. Theo các thông tin của truyền hình
và báo chí, sự thất thường của khí hậu đã làm cho trái đất nóng lên, làm băng tan
ở Nam cực, Bắc cực và các ngọn núi cao, nước biển dâng gây nên ngập lụt và
hạn hán ở một số nơi trên thế giới. OECD cũng dự báo thiệt hại hàng năm do
biến đổi khí hậu có thể lên đến 1,5 - 4,8% kinh tế toàn cầu vào cuối thế kỷ này.
Cụ thể như sau:
Hiện tượng băng tan có thể làm cho nước biển dâng gây ngập lụt nhiều nơi
trên thế giới mực nước biển dâng cao, kèm theo có thể là động đất, lở đất, bão
giông lốc, hiện tượng Elnino,…. Hiện tượng băng tan ở Bắc Cực đã khiến cho
mùa Đông lạnh hơn. Băng tan trên dãy Hymalaya đe dọa cả Châu Á;
Ở châu Mỹ sự biến đổi thời tiết thể hiện rõ ràng nhất tại nước Mỹ. Mùa
Đông đến sớm, nhiệt độ xuống thấp tới mức kỷ lục, nhiều bang ở phía Tây nước
Mỹ xuất hiện những màn mưa tuyết dầy đặc.
Ở châu Á, tình hình mưa bão diễn ra rất nghiêm trọng ở nhiều vùng quốc
gia và lãnh thổ như: Siêu bão Haiyan xuất hiện ngày 3/11/2013 đã tràn qua
Philiphin phá hủy gần như toàn bộ thành phố Tacloban.
* Một số nghiên cứu phòng chống ngập lụt giảm nhẹ thiên tai đã áp dụng
trên thế giới
Trước thực trạng thiên tai này nhiều quốc gia đã đề ra giải pháp nhằm
phòng chống thiên tai đặc biệt là lũ lụt. Hà Lan là nước có địa hình thấp hơn
mực nước biển vì vậy họ đã đi đầu trong công tác phòng chống ngập lụt; họ đã
xây dựng những tuyến đê, hệ thống cống chắn nước dâng do bão, cống tiêu
nước, âu thuyền, tạo được 3 hồ chứa nước ngọt rất lớn đảm bảo nguồn nước
ngọt ổn định cho cả đất nước trong tương lai.



15

Trên thế giới việc nghiên cứu và áp dụng các mô hình về thủy văn, thủy lực
để dự báo, cảnh báo các hiện tượng thiên tai, lũ lụt đã phát huy được hiệu quả và
đã cung cấp được các thông tin chính xác, kịp thời. Nhiều mô hình đã được xây
dựng và áp dụng cho dự báo hồ chứa, dự báo lũ cho hệ thống sông, cho các quy
hoạch phòng chống lũ. Một số mô hình đã được ứng dụng cho công tác mô
phỏng và dự báo dòng chảy cho các lưu vực sông như:
Viện thủy lực Đan Mạch xây dựng phần mềm dự báo lũ như: Mô hình
NAM tính toán và dự báo dòng chảy mùa mưa, mô hình MIKE tính toán thủy
lực, dự báo dòng chảy trong sông và cảnh báo ngập lụt. Mô hình này đã được áp
dụng rộng rãi và rất thành công ở nhiều nước trên thế giới;
Trường Wallingford (Anh) kết hợp với Công ty Hacrow đã xây dựng phần
mềm ISIS tính toán thủy lực, dự báo dòng chảy trong sông và cảnh báo ngập lụt.
Phần mềm này áp dụng khá rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, đã áp dụng cho
dòng sông Mê Kông trong chương trình Sử dụng nước do ủy hội Mê Kông Quốc
tế chủ trì thực hiện;
Trong khu vực Đông Nam Á có trung tâm START (Southeast Asia START
Regional Center, Đại học Chulalongkorn của Thái Lan) đang xây dựng “Hệ
thống dự báo lũ thời gian cho lưu vực sông Mê Kông”. Hệ thống này được xây
dựng dựa trên mô hình thủy văn khu vực có thông số phân bố, tính toán dòng
chảy từ mưa khá chính xác;
Viện Điện lực (EDF) của Pháp đã xây dựng phần mềm TELEMAC tính
toán thủy lực một và hai chiều. Mô hình này được áp dụng nhiều nơi trên thế
giới;…
Từ những nghiên cứu trên tùy thuộc vào địa hình, địa chất, thủy văn của
từng quốc gia mà có những ứng dụng chương trình tính toán dự báo cho mình để
phù hợp từ đó đưa ra những phương án tiêu cho phù hợp.
Kết hợp với các biện pháp nghiên cứu phòng chống ngập lụt và giảm nhẹ
thiên tai, nhiều Quốc gia đã đặt ra quy trình vận hành hợp lý các công trình hay

hệ thống các công trình trong một khu vực nhất định để cắt lũ, giảm tối thiểu khả
năng ngập lụt, an toàn cho tính mạng, tài sản người dân.


16

1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu ở Việt Nam
*Ảnh hưởng của ngập lụt đến đời sống người dân
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, phân bố thành ba vùng khí
hậu rõ ràng: Miền Bắc với khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, Bắc Trung bộ với khí
hậu nhiệt đới gió mùa, miền Nam và Nam Trung bộ là khí hậu nhiệt đới. Việt
Nam thuộc phía Đông Nam của Châu Á, giáp với biển Đông nên chịu ảnh hưởng
trực tiếp của khí hậu gió mùa. Độ ẩm trung bình là 84% năm. Lượng mưa từ
1.200 đến 3.000mm, số giờ nắng 1.500 đến 3.000 giờ/năm, nhiệt độ từ 5oC đến
37 oC;
Việt Nam hiện là nền kinh tế đang có tốc độ tăng trưởng nhanh chịu rủ ro
cao từ biến đổi khí hậu nhất là lũ lụt và bão. Hàng năm Việt Nam có khoảng 10
cơn bão đổ bộ vào đất liền gây thiệt hại to lớn về người và tài sản. Do vậy hàng
năm Chính Phủ luôn phải có các giải pháp để đối phó và phòng chống mưa bão,
lụt lội nhằm giảm bớt và khắc phục các hậu quả do nó gây ra.
*Một số nghiên cứu đã thực hiện nhằm giảm nhẹ thiên tai do lũ lụt gây ra
Nhận thức rõ việc ảnh hưởng của lũ lụt tới đời sống nên ngay từ xa xưa dân
ta đã xây dựng đê, các kênh rạch tiêu thoát nước. Đến nay Chính Phủ rất chú
trọng các chính sách phòng chống bão lũ. Các bộ, ngành, các địa phương đã đề
ra nhiều giải pháp để đối phó với tình hình biến đổi khí hậu và diễn biến mưa lũ
như sau:
- Xây dựng các hồ chứa để cắt lũ cho hạ du, bảo đảm chống lũ cho hệ thống
đê điều hạ du, phải giữ nước hạ du không vượt qua mực nước quy định;
- Gia cố, nâng cao và xây mới nhiều tuyến đê trọng điểm như: Mở rộng, gia
cố đê sông Hồng; mở rộng, gia cố đê sông Đà; mở rộng, gia cố đê sông Mã;…

- Trước năm 2011, mở cửa xả để đưa nước lũ sông Hồng, sông Đà vào các
khu phân lũ, chậm lũ khi mực nước trên sông Hồng vượt quá mức cho phép. Đây
là một trong những giải pháp được sử dụng để giảm nhẹ thiên tai do lũ gây ra đối
với vùng đồng bằng sông Hồng. Ngày 14/01/2011 Chính phủ ban hành Nghị
định số 04/2011/NĐ-CP bãi bỏ việc sử dụng các khu phân lũ, làm chậm lũ thuộc
hệ thống sông Hồng.


17

Ngoài các biện pháp trên thì Việt Nam còn ứng dụng một số mô hình thủy
lực để tính toán dòng chảy trong hệ thống sông và vùng ngập lụt như:
- Ứng dụng mô hình MASTER MODEL trong nghiên cứu quy hoạch cho
vùng hạ lưu sông Cửu Long năm 1988;
- Ứng dụng mô hình ISIS để tính toán trong dự án phân lũ và phát triển
thủy lợi lưu vực sông Đáy do Hà Lan tài trợ;
- Ứng dụng mô hình SAL và KOD để tính toán lũ và xâm nhập mặn vùng
đồng bằng cửa sông;
- Ứng dụng mô hình DHM trong tính toán nguy cơ ngập lụt hạ lưu lưu vực
sông Thu Bồn-Vũ Gia; tính toán thủy lực hạ lưu sông Hồng trong trường hợp vỡ
đập Hòa Bình, đập Sơn La v.v…
Kết quả của việc ứng dụng các mô hình để tính toán thủy văn, thủy lực cho
các hệ thống sông ở nước ta đã mang lại được nhiều kết quả như: Biết được khả
năng ngập lụt ở hạ lưu sông Hồng khi vỡ đập Hòa Bình, Sơn La; khả năng xâm
nhập mặn của vùng triều;...từ đó có các biện pháp cụ thể cho từng trường hợp
nhằm giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất có thể;
Những nghiên cứu gần đây tại Việt Nam đã phần nào đánh giá được khả
năng giảm nhẹ ngập lụt khi có những đợt mưa lũ lớn hoặc sự số công trình sảy
ra. Tuy nhiên các công trình tiêu thoát lũ thường làm việc được liên kết chặt chẽ
với nhau. Do vậy việc thiết lập một quy trình vận hành cho tất cả các hạng mục

công trình trên hệ thống cùng làm việc theo những thời đoạn khác nhau trong
năm đang là một vấn đề mới và cần thiết cho tất cả các hệ thống thủy lợi hiện
nay;
Trong luận văn, tác giả sẽ ứng dụng MIKE 11 để tính toán mô hình thủy
lực tiêu cho vùng nghiên cứu, vì mô hình này đang được sử dụng rộng rãi, có độ
tin cậy và phù hợp với việc tính toán tiêu thoát lũ trên các hệ thống kênh, sông
thuộc vùng đồng bằng Trung du Bắc bộ, đặc biệt trong mô hình có phần tính
toán MIKE - Nam để tính thủy văn rất được tin cậy. Từ những kết quả nghiên
cứu đó có thể đề suất các giải pháp tiêu thoát lũ trong các trường hợp cụ thể.


18

1.2. Tổng quan về hệ thống thủy lợi huyện Yên Phong
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên
1. Vị trí địa lý
Huyện Yên Phong nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Ninh, toàn huyện có
diện tích tự nhiên 9.686 ha. Toạ độ địa lý:
- Từ 21010’04” đến 21015’50” vĩ độ Bắc.
- Từ 105050’04” đến 10602’28” kinh độ Đông.
Huyện được giới hạn bởi: Phía Bắc là sông Cầu giáp với huyện Hiệp Hòa
tỉnh Bắc Giang. Phía Nam là sông Ngũ Huyện Khê giáp Thị xã Từ Sơn. Phía
Đông giáp Thành phố Bắc Ninh. Phía Tây giáp với huyện Sóc Sơn và Đông Anh
của Hà Nội. Quốc lộ 18 đi qua huyện, còn được gọi là đường cao tốc Bắc Ninh Nội Bài, giao với quốc lộ 1 ở Võ Cường của thành phố Bắc Ninh.

Huyện Yên Phong

Hình 1.1: Vị trí huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
2. Đặc điểm địa hình
Địa hình của huyện cao thấp không đều, xu thế chung của địa hình là cao ở

phía Tây Bắc cao độ bình quân từ +4,0 đến +7,0m, thấp dần về phía Đông và
Đông Bắc cao độ mặt đất tự nhiên đa số từ +3,0 đến +5,0m. Nơi cao nhất có cao


19

độ từ +5,5 đến +6,5m cá biệt có chỗ trên +7m. Nơi thấp nhất có cao độ từ +2,5
đến +3,5m cá biệt có chỗ dưới +2,0m.
Nhìn tổng thể địa hình của huyện có hướng dốc từ Tây Bắc sang Đông và
Đông Bắc được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Cầu và sông Ngũ
Huyện Khê.
3. Đặc điểm địa chất
Đặc điểm địa chất huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh mang những nét đặc
trưng của cấu trúc địa chất thuộc sụt trũng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ
chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Do nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc,
Bắc Bộ nên cấu trúc địa chất còn mang tính chất của vòng cung Đông Triều
vùng Đông Bắc.
Trên địa bàn huyện Yên Phong có địa tầng sau:
* Hệ tầng Nà Khuất (T 2 nk): Thành phần chủ yếu là đá phiến sét, xen bột
kết, cát kết, sét vôi. Các đá của hệ tầng này lộ ra rải rác ở khu vực Yên Phụ, Thị
trấn Chờ...
* Các hệ tầng có tuổi Đệ tứ:
- Hệ tầng Hải Hưng (Q IV 12bh): Thành phần ở phía dưới là cát, bột, sét. Phần
trên là bột, cát lẫn sét, than bùn, sét cao lin, sét gốm sứ;
- Hệ tầng Thái Bình (Q IV 3tb): Thành phần gồm Sét, bột, lẫn cát, sét cát, sét
gạch ngói.
4. Đất đai thổ nhưỡng
Huyện Yên Phong có các loại đất sau: Đất phù sa gley của hệ thống sông
Thái Bình (Pg), đất cát ven sông (Cb), đất xám bạc màu trên phù sa cổ (B), đất
vàng nhạt trên đá cát và dăm cuội kết (Fq)…Trong đó, đất phù sa gley của hệ

thống sông Thái Bình (Pg) chiếm diện tích lớn nhất huyện, phân bố dọc hệ thống
sông Cầu thuộc huyện Yên Phong. Các loại đất này chủ yếu trồng lúa với thâm
canh 2 vụ.


20

5. Đặc điểm khí hậu
Tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Yên Phong nói riêng thuộc vùng khí
hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4, mùa hè từ
tháng 5 đến tháng 10. Đặc trưng thời tiết là nóng ẩm và mưa nhiều.
a. Mạng lưới trạm khí tượng và đo mưa
Trong tỉnh có trạm sau:
Trạm Bắc Ninh là quan trắc đầy đủ các yếu tố khí tượng như nắng, gió,
nhiệt độ, độ ẩm, bốc hơi, mưa. Trạm có số liệu liên tục từ năm 1960 đến nay.
Trạm Đáp Cầu có số liệu đo mưa, mực nước từ năm 1960 đến năm 2014.
Trạm đo mực nước Đặng Xá có số liệu đo mực nước từ năm 1960 đến năm
2009.
Bảng 1.1: Mạng lưới trạm khí tượng và đo mưa.
TT

Trạm

Vĩ độ
Bắc

Yếu tố quan trắc

Kinh độ
Đông


1

Bắc Ninh

21011’

10505’

2

Đáp Cầu

21012’

105057’

3

Đặng Xá

T

U

(oC)

(%)

x


x

V

E

(m/s) (mm)
x

x

Thời gian

S

X

H

(giờ)

(mm)

(mm)

x

x


x

quan trắc
1960 2010

x

x

1960 2014
1960 -

Ghi chú: T nhiệt độ, U độ ẩm, V tốc độ gió, E bốc hơi, S số giờ nắng, X
mưa, H mực nước
Nhìn chung tài liệu từ năm 1960 trở lại đây đã được kiểm định, chỉnh biên
đảm bảo độ tin cậy đủ để đánh giá các đặc trưng yếu tố khí tượng, đo mưa, mực
nước.
b. Nhiệt độ
Nhiệt độ lớn nhất quan trắc được tại trạm Bắc Ninh là 39,70C vào ngày
20/VII/2001. Biến động nhiệt độ rất lớn, chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và
thấp nhất thường trên 350C thậm chí tới 400C. Nhiệt độ thấp nhất quan trắc được
tại trạm Bắc Ninh chỉ là 2,80C vào ngày 30/XII/1975.

2009


21

Bảng 1.2. Nhiệt độ không khí trung bình trạm Bắc Ninh
Tháng 1

T(oC)

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

Năm

12

16,0 17,2 20,0 23,7 27,3 28,8 29,1 28,3 27,3 24,7 21,2 17,8 23,5

c. Độ ẩm
Độ ẩm không khí có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ không khí và lượng

mưa. Vào các tháng mùa mưa độ ẩm có thể đạt 80 ÷ 90%. Các tháng mùa khô độ
ẩm chỉ từ 70 ÷ 80%.
Bảng 1.3. Độ ẩm tương đối trung bình tháng trạm Bắc Ninh
Tháng

1

Độ ẩm (%)

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12


Năm

78,2 81,6 85,2 86,0 82,5 82,4 82,2 84,6 82,5 80,4 77,2 76,2 81,6

d. Bốc hơi
Khả năng bốc hơi phụ thuộc vào các yếu tố khí hậu: Nhiệt độ không khí, nắng,
gió, độ ẩm, mặt đệm… Yên Phong có nền nhiệt độ khá cao kết hợp với tốc độ gió
cũng tương đối lớn nên lượng bốc hơi ở đây tương đối cao được thể hiện ở bảng 1.4
Bảng 1.4. Bốc hơi trung bình tháng trạm Bắc Ninh
Tháng
Bốc hơi
(mm)

1

2

3

4

5

6

7

8


9

10

11

Năm

12

70,8 57,0 57,9 64,2 91,9 94,1 97,1 80,8 82,5 87,1 85,8 81,3

950,6

e. Nắng
Số giờ nắng trung bình khoảng từ 1400 ÷ 1700 giờ. Tháng nhiều nắng nhất
là tháng VII đến tháng IX, tháng ít nắng nhất là tháng II và tháng III.
Bảng 1.5. Tổng sổ giờ nằng trung bình tháng trạm Bắc Ninh
Tháng

1

Giờ nắng 78,
(giờ)

1

2

3


4

5

6

7

8

9

10

11

12

44,5

47,4

91,0

192,8 175,5 205,5 180,8 191,8 175,8 154,2 122,8

Năm
1660,1


f. Gió, bão
Hướng gió thịnh hành vào mùa hè là gió Nam và Đông Nam, vào mùa đông
hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc. Tốc độ gió trung bình vào khoảng
1,5 ÷ 2,5 m/s. Tốc độ gió lớn nhất quan trắc được tại trạm Bắc Ninh là 2,8 m/s.


22

Bảng 1.6. Tốc độ gió trung bình tháng trạm Bắc Ninh
Tháng
Tốc độ
gió (m/s)

1

2

3

4

5

6

7

8

9


10

11

12

Năm

2,0

2,2

2,1

2,2

2,1

2,1

2,3

1,7

1,6

1,7

1,7


1,9

2,0

g. Mưa
Mùa mưa thường bắt đầu vào tháng V và kết thúc vào tháng X. Mùa khô
bắt đầu từ tháng XI và kết thúc vào tháng IV năm sau. Hai tháng mưa nhiều nhất
là tháng VII và tháng VIII, tổng lượng mưa hai tháng này chiếm từ 35÷38% tổng
lượng mưa năm, hai tháng ít mưa nhất đó là tháng XII và tháng I, tổng lượng
mưa hai tháng này chỉ chiếm 1,5 ÷ 2,5% tổng lượng mưa năm, thậm chí có nhiều
tháng không mưa gây ra tình trạng hạn hán nghiêm trọng.
Bảng 1.7. Lượng mưa trung bình tháng và năm trạm Đáp Cầu
Tháng

1

Lượng

2

3

4

5

6

7


8

9

10

11

Năm

12

18,1 23,4 38,9 85,0 172,1 232,2 251,5 259,1 175,7 122,3 50,6 15,6 1444,4

mưa (mm)

Mưa lớn là nguyên nhân sinh ra lũ lụt sông ngòi và xói mòn trên lưu vực,
làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sản xuất và giao thông. Mưa lớn
thường do tác động của bão, áp thấp nhiệt đới hay hội tụ nhiệt đới gây ra.
Bảng 1.8. Lượng mưa trung bình lớn nhất đã quan trắc được ở trạm Đáp Cầu
1 ngày max

3 ngày max

5 ngày max

7 ngày max

126,12


172,12

201,0

234,2

Bảng 1.9. Mực nước trung bình đo được ở trạm Đáp Cầu
Tháng
Mực nước
(mm)

I

II

III

IV

74

64

65

86

V


VI

VII VIII

134 233 359

390

XI

XII

Năm

310 210 145

96

181

IX

X

Theo số liệu điều tra, mực nước lớn nhất tại Đáp Cầu xảy ra ngày
22/8/1971 đạt tới 809 cm và lưu lượng lũ lớn nhất theo tính toán là 1.780 m3/s.
Mực nước kiệt nhất quan trắc được trong ngày 16/3/1962 chỉ ở mức 5 cm còn


23


lưu lượng kiệt nhất đo được có 34 m3/s. Tại Đáp Cầu mực nước báo động cấp I
là 3,8 m còn báo động cấp III là 5,8 m.
6. Mạng lưới sông ngòi
Huyện Yên Phong có hệ thống sông ngòi khá dầy đặc, mật độ mạng lưới
sông cao, trung bình từ 1-1,2 km/km2 và gần như 3 mặt đều có sông là ranh giới
với các huyện.
a. Sông Cầu
Sông Cầu chảy qua địa phận Yên Phong dài khoảng 22 km, là nguồn cung
cấp nước tưới, nước sinh hoạt và cũng là nơi nhận nước tiêu của huyện.
b. Sông Cà Lồ
Thượng nguồn sông có độ dốc lớn từ 2,5 - 5,3‰, lòng sông hẹp, nên thời
gian tập trung nước nhanh, dạng lũ nhọn, thời gian lũ ngắn. Đoạn từ Phủ Lỗ về
Lương Lỗ lòng sông rộng hơn. Tại trạm Phú Cường đo được mực nước lớn nhất
là 9,14m vào tháng 8/1971, do có nước về của sông Cầu về mùa lũ nước sông
thường cao hơn nội đồng, việc tiêu úng ra sông Cà Lồ bằng tự chảy khó, nên
không bố trí các cửa tiêu ra sông này, nước trong đồng có xu thế dồn về phía
sông Cầu tiêu ra cống Vọng Nguyệt hoặc bơm ra Ngũ Huyện Khê rồi tiêu ra
sông Cầu qua trạm bơm Đặng Xá.
c. Sông Ngũ Huyện Khê
Sông Ngũ Huyện Khê có cao trình đáy 1,7 - 2,0m, độ rộng trung bình 30 50m. Sông có nhiệm vụ chuyển tải nước mưa từ lưu vực Đầm Thiếp và lưu
lượng từ các trạm bơm của các khu tiêu nội đồng như các trạm bơm Xuân Canh,
Lộc Hoà, Liên Đàm, Trịnh Xá, Nghĩa Khê, Minh Đức... rồi chuyển tải ra sông
Cầu qua trạm bơm Đặng Xá. Ngoài ra nó còn được sử dụng để dẫn nước sông
Đuống tiếp sang sông Cầu để tưới lúa và hoa màu trong mùa cạn. Mực nước
sông Ngũ Huyện Khê vào mùa lũ từ Long Tửu về Đặng Xá chênh lệch nhau
không đáng kể. Do đê sông Ngũ Huyện Khê thấp, mỏng và yếu nên khi mực
nước trong sông lên tới 6,9m thì các trạm bơm tiêu phải ngừng hoạt động, lúc
này nó như một hồ chứa.



24

1.2.2. Dân sinh kinh tế xã hội của vùng
1. Tổ chức hành chính
Huyện Yên Phong có 14 đơn vị hành chính với tổng diện tích tự nhiên
của toàn huyện là 9.686 ha
Bảng 1.10. Diện tích tự nhiên - Dân số - Mật độ dân số và các đơn vị hành chính
huyện Yên Phong năm 2013
Diện tích tự

Dân số

Mật độ dân số

nhiên (km2)

(người)

ng/km2

Toàn huyện

96,86

151.736

1.519

1


Thị trấn Chờ

8,45

15.258

1.805

2

Dũng Liệt

8,27

8.773

1.060

3

Tam Đa

8,19

11.315

1.381

4


Tam Giang

8,65

11.070

1.279

5

Yên Trung

9,97

18.073

1.812

6

Thụy Hòa

6,00

7.536

1.256

7


Hòa Tiến

6,25

8.746

1.400

8

Đông Tiến

5,42

7.281

1.334

9

Yên Phụ

5,54

10.956

1.977

10


Trung Nghĩa

7,77

10.378

1.335

11

Đông Phong

6,33

8.656

1.367

12

Long Châu

6,30

15.194

2.411

13


Văn Môn

4,25

10.649

2.505

14

Đông Thọ

5,48

7.819

1.426

TT

Xã, thị trấn

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Phong năm 2013
2. Dân cư và lao động
a. Dân số
Theo số liệu thống kê năm 2013 toàn huyện có 151.736 người, tỷ lệ tăng
dân số 1,06%, ước năm 2020 đạt 170.491 người. Dân số thành thị khoảng 15.258
người, chiếm 10,06% dân số của toàn huyện. Mật độ dân số toàn huyện năm



25

2013 là 1.519 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của toàn huyện đã có xu
hướng giảm trong những năm gần đây.
b. Lao động
Theo số liệu thống kê năm 2013, số lao động đang làm việc trong các
ngành kinh tế là 87.000 người, chiếm 57% dân số của huyện, lao động nông nghiệp - thuỷ sản là 112.284 người chiếm 74% dân số lao động, lao động sản
xuất công nghiệp là 25.795 người chiếm 17% dân số lao động, lao động ngành
thương mại dịch vụ là 13.656 người chiếm 9% dân số lao động. Quan sát lực
lượng lao động phân bố theo các ngành từ năm 2000 - 2013 cho thấy có sự
chuyển dịch mạnh về cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế. Lực lượng lao
động ngành nông nghiệp giảm, lực lượng lao động công nghiệp, xây dựng và
ngành dịch vụ tăng.
1.2.3. Hiện trạng các công trình tiêu của hệ thống thủy lợi huyện Yên Phong
Theo từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội khác nhau, yêu cầu và nhiệm
vụ tiêu úng ngày càng tăng, hệ thống công trình tiêu bằng động lực ngày càng
mở rộng về phạm vi và quy mô. Tính đến thời điểm năm 2010 hệ thống công
trình tiêu động lực của toàn huyện bao gồm:
- Tổng số có 48 trạm bơm phục vụ tiêu các loại, trong đó Xí nghiệp quản lý
11 công trình, địa phương quản lý 37 công trình;
- Theo số liệu thống kê của Xí nghiệp khai thác thủy lợi Yên Phong. Trong
giai đoạn từ năm 2010 -2013, bình quân diện tích bị ảnh hưởng úng hàng năm
của toàn huyện là 1.495 ha chiếm 16,6% diện tích cần tiêu, so với diện tích đất
canh tác hàng năm của huyện chiếm tới 26,2%;
Vùng tiêu có trục tiêu chính là sông Ngũ Huyện Khê chiều dài 27 km. Trục
tiêu có mặt cắt ngang đoạn lớn, đoạn nhỏ, độ dốc không đều, nhiều đoạn hiện tại
bị bồi lắng nhiều…vv dẫn đến khả năng tải nước giảm.
Hệ thống kênh tiêu cấp I dài hơn 33 km, nhiều năm nay ít được tu sửa, chỉ
nạo vét cục bộ từng đoạn. Hiện nay có nhiều đoạn bị bồi lắng, ách tắc, nhất là

khu vực qua khu dân cư: Dân xây dựng nhà lấn chiếm lòng kênh, một số nơi
chính quyền địa phương cho đấu thầu thả cá ( Kênh Đồng Me), một số bãi bồi


×