Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Vận dụng trò chơi vào dạy học môn bóng rổ để nâng cao hiệu quả luyện tập cho học sinh lớp 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.76 KB, 18 trang )

SỞSỞ
GIÁO
GIÁODỤC
DỤCVÀ
VÀĐÀO
ĐÀOTẠO
TẠOTHANH
THANHHOÁ
HOÁ *

PHÒNG
GD&ĐT
....(TRƯỜNG
THPT....)**
TRƯỜNG
THPT
ĐẶNG THAI
MAI
(*Font Times New Roman, cỡ 15, CapsLock;
** Font Times New Roman, cỡ 16, CapsLock, đậm)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SÁNG
KIẾN
KINH
NGHIỆM
(Font
Times New
Roman,
cỡ 15,
CapsLock)



VẬN DỤNG TRÒ CHƠI VÀO DẠY HỌC MÔN BÓNG RỔ
TÀI TẬP CHO HỌC SINH
ĐỂ NÂNG CAO HIỆU TÊN
QUẢĐỀ
LUYỆN
(Font Times New Roman, cỡ 16-18, CapsLock, đậm)
LỚP 10 - THPT

Người thực hiện: Nguyễn Văn A
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công
tác:
Trường
B Thiện
Người
thực
hiện: THCS
Trịnh Đình
SKKN thuộc
(môn):
Chứclĩnh
vụ:vực
Giáo
viên Toán
(Font Times New Roman, cỡ 15,
đậm, đứng;
mục
Đơnvực
vị công

tác chỉ ghi
đốidục
với các SKKN
SKKN
thuộc
lĩnh
(môn):
Thể
thuộc các bậc MN, cấp TH và THCS, các cấp/bậc khác không ghi)

THANH HOÁ NĂM ……
(Font Times New Roman, cỡ 14, CapsLock)

THANH HOÁ NĂM 2020


MỤC LỤC
1. Mở đầu
Trang
1.1. Lí do chọn đề tài
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu
4
1.4. Phương pháp nghiên cứu
4
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
5
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
6
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
7
2.3.1. Những cơ sở cần thiết để tập luyện Bóng rổ
7
2.3.2. Tổ chức giờ học nghiêm túc, khoa học - Trang bị cho học sinh những
8
kĩ thuật cơ bản nhất của nội dung Bóng rổ
2.3.3. Sử dụng phương pháp"Trò chơi" nhiều trong giảng dạy Bóng rổ
8
2.3.4. Sử dụng phương pháp "thi đấu" nhiều trong giảng dạy Bóng rổ
14
2.3.5. Tổ chức và duy trì phong trào tập luyện Bóng rổ vào thời gian nghỉ
14
(cuối các buổi chiều)
2.3.6. Thành lập đội Bóng rổ ở mỗi lớp
15
2.3.7. Thường xuyên tổ chức giải Bóng rổ
15
2.3.8 Thành lập đội Bóng rổ (nam, nữ) trong nhà trường
16
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục và rút
16
ra những kinh nghiệm
3. Kết luận, kiến nghị
18
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
18

Tài liệu tham khảo
19

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài

2


Bóng rổ là một môn Thể Thao tập thể có tính đối kháng cao với các hoạt động
phong phú và đa dạng. Bóng rổ có tác dụng giáo dục thể chất và đạo dức cho con
người. Với sự hấp dẫn sôi động vốn có Bóng rổ ngày càng thu hút được sự chú ý và
tham gia tập luyện của đông đảo quần chúng đặc biệt là các em học sinh.
- Như Bác Hồ đã kêu gọi “ Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới,
việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công ... dân cường nước thịnh” [1]. Lời kêu
gọi của Bác cũng là nguyện vọng của Đảng, của dân tộc Việt Nam. Điều đó được
thể hiện rất rõ trong các nghị quyết, chủ trương đường lối của Đảng và chính sách
pháp luật của nhà nước. Công tác Thể dục thể thao (TDTT) nói chung và công tác
giáo dục thể chất trong trường THPT nói riêng là một trong những mối quan tâm
hàng đầu của Đảng và nhà nước ta.
- Trong thời kỳ đất nước đổi mới hiện nay, Đảng ta tiếp tục phát triển hơn nữa tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề sức khỏe con người. Đại hội Đảng lần VIII (1996) Đã
chỉ ra rằng: Sức khỏe được tăng cường, vừa là nhu cầu cuộc sống của mỗi con
người, của toàn dân, vừa là nhân tố làm ra của cải vật chất và tinh thần cho đất
nước. “ Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, vừa là vốn
quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho Xã Hội”.
- Giáo dục thể chất trong trường THPT giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc
nâng cao trình độ thể chất của một dân tộc. Mục đích của giáo dục thể chất cho học
sinh phổ thông là nhằm hoàn thiện cấu trúc và chức năng cơ thể, thông qua đó giáo
dục đạo đức, trí tuệ, tinh thần, óc thẩm mỹ ... Bồi dưỡng tinh thần tập thể, ý thức tổ

chức kỷ luật và tác phong làm việc có khoa học, tạo cho các em sự ham thích và
thói quen luyện tập TDTT .
- Phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất là một nhân tố quan trọng không thể
thiếu được trong hệ thống giáo dục con người mới phát triển toàn diện của đất nước
ta hiện nay. Vấn đề giáo dục thể chất cho học sinh cần được quan tâm, cần được
xem như một vấn đề mang tính chiến lược, đặc biệt trong công tác đào tạo thế hệ trẻ
tương lai, cần phải làm cho công tác giáo dục thể chất trong trường học các cấp có
chất lượng ngày càng cao, hoàn thiện chương trình giảng dạy nội khóa trong nhà
trường ngày càng phù hợp, làm cho việc luyện tập TDTT, rèn luyện thể chất trở
thành thói quen hàng ngày của mỗi học sinh.
- Trong phân phối chương trình giáo dục thể chất THPT. Số tiết học môn thể thao tự
chọn cũng được Bộ Giáo dục và đào tạo đặc biệt quan tâm và bố trí với số tiết khá
nhiều, đa phần là các môn thể thao, trong đó có môn Bóng rổ. Hiện nay trên thế giới
và ở nước ta, môn Bóng rổ phát triển rất mạnh, từ đó tác động đến sự ham thích
luyện tập môn này, không chỉ riêng các em học sinh ở thị thành mà còn cả các em ở
nhà trường.
- Với chuyên môn của bản thân tôi và điều kiện thuận lợi về sân bãi, dụng cụ, trang
3


thiết bị của trường THPT. Tôi đã mạnh dạn đưa vào giảng dạy môn Bóng rổ cho các
em học sinh của trường làm môn Thể thao tự chọn (TTTC). Bước đầu giảng dạy
cũng gặp không ít khó khăn: Kinh nghiệm giảng dạy, huấn luyện của bản thân còn
hạn chế, luật và kỹ thuật của môn Bóng rổ khá phức tạp, học sinh còn nhiều bỡ ngỡ
với môn này. Nhưng qua thời gian giảng dạy và nghiên cứu, bản thân tôi cũng đã
đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu để giảng dạy có hiệu quả môn
Bóng rổ này, trong khi vận dụng các phương pháp, biện pháp tôi thấy phương pháp
trò chơi đem lại hiệu quả cao, gây được sự hứng thú cho học sinh khi luyện tập, từ
đó các em tự giác, tích cực luyện tập và năng vận động. Với thực tế áp dụng đạt
hiệu quả, tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm: “Vận dụng trò chơi vào dạy

học môn Bóng rổ để nâng cao hiệu quả luyện tập cho học sinh lớp 10 THPT”.
Với kiến thức của bản thân về môn Bóng rổ còn nhiều hạn chế nhất định, sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp đón
nhận, góp ý và động viên chân thành để tôi có thêm kinh nghiệm cùng quý thày cô
hoàn thành tốt công tác giáo dục thể chất cho các em học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đưa ra được một số biện pháp để vận dụng vào giảng dạy cũng như phát triển
Bóng rổ học tại trường THPT Đặng Thai Mai.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng: Học sinh lớp 10
- Trò chơi và0 dạy học môn TTTC Bóng rổ
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để tiến hành kinh nghiệm này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra cơ bản
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá
- Phương pháp trò chơi, thi đấu
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp kiểm tra so sánh.

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận:
4


- Môn Bóng rổ ra đời năm 1891 do Dr. James Naismith (1861-1936) một giáo viên
giáo dục thể chất ở học viện Springpield bang Massa chusett sáng lập. Vào thời đó
các môn thể thao chủ yếu là chơi ngoài trời, nên đến mùa đông thì hoạt động luyện
tập và thi đấu thể thao gần như bị sựng lại. Với trăn trở đó ông đã nghiên cứu và
sáng lập ra môn Bóng rổ.
- Môn Bóng rổ ban đầu được lấy ý tưởng từ môn football (Mỹ) nhưng do vì có

nhiều lỗi va chạm thô bạo nên đã chuyển thành động tác tay khống chế Bóng.
- Môn Bóng rổ phát triển từ Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Philipin.
- Ở Việt Nam tuy chưa xác định chính xác quá trình, thời điểm khởi đầu của môn
Bóng rổ nhưng vào khoảng năm 1930 tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải
Phòng, Nam Định, Huế, Sài Gòn đã xuất hiện một số người tham gia luyện tập môn
Bóng rổ.
- Ở miền Bắc: sau khi miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng, Đảng và Nhà
Nước đã quan tâm đến đời sống, sức khỏe nhân dân, cùng với phong trào luyện tập
thề dục thể thao, môn Bóng rổ đã nhanh chóng được khôi phục và phát triển mạnh
trong quân đội, sinh viên học sinh và thanh niên ở các thành phố lớn như Hà Nội,
Hải Phòng, Nam Định, Quảng Ninh.
- Ở miền Nam: môn Bóng rổ phát triển mạnh và phổ biến rộng rãi ở các khu người
Hoa sinh sống, trong Quân Đội, trong các trường dòng....trong Seagames năm 1959
đội Bóng rổ Việt Nam đạt huy chương bạc và vận động viên Chí Chảy của đội tuyển
Việt Nam đã được chọn vào đội hình lý tưởng Châu Á.
- Bóng rổ là một môn thể thao có tác dụng nâng cao các tố chất của cơ thể: nhanh,
mạnh, bền, dẻo, khéo léo và đặc biệt là phát triển tích cực tính linh hoạt và trí thông
minh.
- Luyện tập môn Bóng rổ sẽ nâng cao tinh thần dũng cảm, ý chí quyết thắng, khắc
phục khó khăn.
- Phạm vi sân Bóng rổ không lớn (28mx15m) nhưng có 10 cầu thủ hoạt động liên
tục với cường độ cao trong 40 phút. Cùng với xu hướng phát triển Bóng rổ hiện đại:
nhanh, cao, mạnh, khéo léo và chính xác nên nó đòi hỏi ý chí kiên trì luyện tập rất
cao.
- Trong thi đấu Bóng rổ, sự phối hợp giữa các vận động viên rất chặt chẽ thành một
hệ thống liên hoàn. Nếu một vị trí yếu hoặc thiếu ý thức phối hợp toàn đội sẽ dẫn
đến thất bại, vì vậy cá nhân phải luôn gắn kết với tập thể và chính điều này có tác
dụng lớn cho việc giáo dục đạo đức và tính cách con người.
- Luyện tập môn Bóng rổ sẽ giúp cho các giác quan phát triển ở mức cao, giúp
người tập mở rộng tầm quan sát, xử lý nhanh và đúng lúc.


5


Tóm lại: Những động tác trong môn Bóng rổ đều mang tính bột phát, giàu sáng tạo.
Vì vậy luyện tập môn Bóng rổ là cơ sở để phát triển và hoàn thiện nhân cách con
người mới phát triển toàn diện.
Trong chương trình giáo dục thể chất cho học sinh THPT. Môn Bóng rổ cũng
đóng một vai trò hết sức quan trọng, giúp cho học sinh năng vận động và phát triển
toàn diện. Vì vậy, phát huy tính tự giác tích cực của học sinh là một vấn đề đặc biệt
quan tâm. Phương pháp trò chơi thể hiện rõ nét ở vấn đề này.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
a. Thuận lợi:
- Chi bộ, Ban giám hiệu trường THPT Đặng Thai Mai rất quan tâm đến hoạt động
TDTT và phong trào rèn luyện thân thể trong giáo viên và học sinh và luôn tạo mọi
điều kiện thuận lợi để hoạt động này phát triển.
- Điều kiện sân bãi cho môn Bóng rổ đã được nhà trường đầu tư xây dựng.
- Sở Giáo dục và đào tạo quan tâm và cung cấp đầy đủ dụng cụ cho luyện tập như:
Bóng, lưới rổ....
- Bề dày thành tích của trường về lĩnh vực thể dục thể thao nổi trội so với các
trường trong khu vực.
- Đa phần các em học sinh có điều kiện đi học gần nhà và hầu như đều tập trung ở
khu vực gần trường.
- Hoạt động thể dục thể thao trong giáo viên của trường luôn được thường xuyên
duy trì luyện tập, từ đó cũng tác động đến sự yêu thích luyện tập của các em học
sinh.
- Nhu cầu cao từ phía các em học sinh được vận động giải trí sau những giờ học mệt
mỏi.
- Thành tích môn Bóng Rổ trên thế giới, trong khu vực và trong Nước đã và đang
phát triển rất mạnh (đặc biệt như CLB Sài Gòn HEAT)

- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo về việc đầu tư nên đa phần các cơ sở
trường học hiện nay khá khang trang, tiện nghi khá đầy đủ và bê tông hóa nên cũng
là một thuận lợi cho môn Bóng Rổ phát triển tốt.
- Giáo viên Giáo dục thể chất của nhà trường có chuyên môn về môn Bóng rổ.
b. Khó khăn:
- Do môn Bóng rổ là môn thể thao về kỷ thuật luật tương đối phúc tạp từ đó một số
ít học sinh vẫn bỡ ngỡ khi luyện tập với môn này.
- Phân phối chương trình theo sách giáo khoa dành cho môn Bóng rổ tương đối đơn
giản.
- Do điều kiện nhà Trường chưa có sân tập và thi đấu trong nhà nên ít nhiều cũng đã
ảnh hưởng đến việc luyện tập trong thời tiết trời mưa.
- Năng lực chuyên môn Bóng rổ của giáo viên còn hạn chế nhất định.
6


- Một số ít học sinh nữ còn ngại luyện tập với môn Bóng rổ.
c. Thực trạng:
- Tìm hiểu thực trạng về Bóng rổ của học sinh khối 10 trường THPT Đặng Thai Mai
năm học 2019 - 2020
- Tiến hành điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến học sinh theo 2 tiêu chí:
* Biết chơi
* Không biết chơi
Lớp 10A

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH (Mẫu)
Họ và tên
Biết chơi
Không biết chơi

Ghi chú


Đánh dấu X vào ô tương ứng
Qua điều tra thăm dò tôi đã thu được kết quả như sau:

Lớp
10A1
10A2
10A3
10A4
10A5
Tổng

Tổng
Số học sinh biết chơi
sĩ số
Tổng Tỷ lệ
Nam
học Nữ
số
%
sinh
40
1
2
3
7.5
40
0
0
0

0
40
0
0
0
0
42
0
0
0
0
42
0
0
0
0
204
1
2
3
1.47

Số học sinh chưa biết chơi
Nữ

Nam

20
21
17

22
15
95

17
19
23
20
27
106

Tổng
số

Tỷ lệ
%

37
40
40
42
42
201

92.5
100
100
100
100
98.5


Từ những kết qủa trên tôi nhận thấy:
Gần như các học sinh khối lớp 10 chưa biết chơi Bóng rổ
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Những cơ sở cần thiết để tập luyện Bóng rổ:
- Cơ sở vật chất: + Sân bãi
+ Bóng rổ
- Giáo viên
- Học sinh
* Cơ sở vật chất:
+ Sân bãi: để tập luyện và thi đấu có kết quả cao thì sân bãi phải đảm bảo yêu cầu.
Những ngày đầu trường THPT mới thành lập chưa có sân tập Bóng rổ, thầy
trò chúng tôi dựng cột và tập luyện trên nền sân đất. Nhưng với quyết tâm phát triển
7


môn Bóng rổ tôi và các giáo viên trong Tổ bộ môn vẫn cố gắng dạy- huấn luyện
môn Bóng rổ. Sau đó lãnh đạo nhà trường quyết định đổ bê tông làm sân Bóng rổ,
từ đó trường THPT Đặng Thai Mai chúng tôi đã só một sân Bóng rổ cơ bản đảm bảo
cho việc dạy và học môn Bóng rổ. Bên cạnh đó thầy trò luôn quan tâm chăm chút
cho sân như: Thường xuyên quét sơn trên sân, quét sơn trên bảng rổ, sửa chữa
những chỗ hư hỏng để đảm bảo điều kiện cơ bản cho tập luyện và thi đấu Bóng rổ.
+ Bóng rổ: Nhà trường luôn có từ 20 - 30 quả Bóng rổ để phục vụ giảng dạy, huấn
luyện và tự luyện tập cho giáo viên và học sinh. Nhà trường luôn để số Bóng trên
trong phòng để dụng cụ môn Thể dục để các em học sinh có thể lấy và tự tập ngoài
giờ. Đây là điểm ít trường làm được, nhưng chúng tôi đã làm được vì chúng tôi đã
rèn cho học sinh ý thức bảo quản và sử dụng dụng cụ học tập, các em tập xong thì
đem vào kho cất nên việc mất mát ít.
* Giáo viên:
Để giảng dạy được môn Bóng rổ yêu cầu giáo viên không chỉ thực hiện đúng

các kĩ thuật cơ bản mà còn phải đẹp, phải nắm chắc Luật. Vì vậy bản thân tôi và các
giáo viên dạy môn Thể dục luôn phải trau dồi kĩ năng thực hiện các kỹ thuật, luôn
phải tìm hiểu Luật Bóng rổ. Tham gia đầy đủ các chương trình tập huấn do ngành tổ
chức. Luôn học hỏi đồng nghiệp, tra cứu mạng Internet để nâng cao trình độ chuyên
môn đáp ứng công tác giảng dạy.
* Học sinh:
- Cần tạo không khí hứng khởi, không sợ hãi khi tập luyện và thi đấu Bóng rổ, tích
cực học tập, ham muốn thi đấu.
- Trang phục cơ bản đảm bảo cho học Bóng rổ (Học sinh cần đi giày thể thao)
2.3.2. Tổ chức giờ học nghiêm túc, khoa học - Trang bị cho học sinh những kĩ
thuật cơ bản nhất của nội dung Bóng rổ:
Đây là một trong những nội dung mới và khó đối với các em học sinh, nhất là
học sinh Khối lớp 10 (Các em gần như chưa biết gì về Bóng rổ) nên giáo viên cần tổ
chức giờ học nghiêm túc, khoa học để các em tập trung tập luyện, từ đó nắm được
yếu lĩnh các kĩ thuật động tác, thực hiện được, vận dụng được vào tập luyện hàng
ngày và thi đấu.
2.3.3. Sử dụng phương pháp"Trò chơi" nhiều trong giảng dạy Bóng rổ
- Môn Bóng rổ là một môn, luật và kỹ thuật khá phức tạp nên việc giảng dạy
đơn thuần không làm cho học sinh ham thích và lười luyện tập. Chính vì vậy, trong
các tiết dạy nội dung thể thao tự chọn với môn Bóng rổ thì sau khi ôn và học kỹ
thuật mới, giáo viên luôn phải dành một khoảng thời gian cho hoạt động trò chơi
định hướng chuyên môn.
* Trò chơi 1: “Dẫn Bóng nhanh”
8


+ Tổ chức: giáo viên chia lớp thành nhiều đội có số lượng học sinh nam nữ tương
ứng nhau (chia ngẫu nhiên) sau đó tiến hành cho bốc thăm tham gia trò chơi.
+ Cách chơi: mỗi đội chia đôi số lượng đứng đối diện thành hai hàng dọc khoảng
cách là 10m, khi có lệnh của trọng tài vận động viên thứ nhất của từng đội chạy dẫn

Bóng từ bên A đến bên B trao cho đồng đội thứ 2 của mình. Người thứ 2 tiếp tục
dẫn Bóng từ bên B về bên A trao cho đồng đội thứ 3. Người cuối cùng của đội nào
về trước thì đội đó được tính là thắng.
Thông qua trò chơi này tác động đến tính tự giác tích cực và phát huy khả năng vận
động của các em học sinh.
Tương tự như cách tổ chức trên, tùy theo trình độ, khả năng của học sinh mà giáo
viên có thể cho các em dẫn Bóng ở các đường di chuyển phức tạp hơn (dẫn Bóng
luồn cọc).
A
B
Đội 1 x x x x x

10 m

x x x x x

Đội 2 x x x x x

x x x x x

Đội 3 x x x x x

x x x x x

Đội 4 x x x x x
x x x x x
* Trò
chơi 2:
“Chuyền Bóng nhanh, chính xác”
+ Tổ chức: giáo viên chia lớp thành nhiều đội có số lượng học sinh nam nữ tương

ứng nhau (chia ngẫu nhiên) sau đó tiến hành cho bốc thăm tham gia trò chơi.
+ Cách chơi: mỗi đội xếp thành hai hàng dọc đối diện nhau khoảng cách là 5m. Khi
nghe tín hiệu còi của giáo viên thì em thứ nhất của từng đội từ bên A chuyền Bóng
theo kỹ thuật ấn định của giáo viên sang cho đồng đội số 2 của mình ở bên B.
Người thứ nhất sau khi chuyền xong quay sang trái chạy vòng về phía sau đứng xếp
vào hàng của mình. Tương tự cho em thứ hai của bên B sau khi chuyền xong cũng
thực hiện tương tự như em thứ nhất. Em cuối cùng của đội nào bắt được Bóng trước
xem như đội đó thắng cuộc.
* Lưu ý: trong khi thực hiện nếu đội nào có biểu hiện gian lận hoặc phạm những lỗi
quy định thì tùy mức độ mà giáo viên tính cộng thời gian hoặc xử thua. Giáo viên
dựa vào trình độ thể lực và kỹ thuật của học sinh mà có thể cho các em thực hiện số
lần chuyền Bóng nhiều hơn và kỹ thuật chuyền đa dạng hơn.
9


Đội 1

Đội 2

x
x
x
x

Đội 3

x
x
x
x


5m

x
x
x
x

5m
x
x
x
x

Đội 4
x
x
x
x

5m
x
x
x
x

5m
x
x
x

x

x
x
x
x

* Trò chơi 3: “Chuyền Bóng xa”
+ Tổ chức: giáo viên chia lớp thành nhiều đội có số lượng học sinh nam nữ tương
ứng nhau (chia ngẫu nhiên) sau đó tiến hành cho bốc thăm tham gia trò chơi.
+ Cách chơi: Từ vạch xuất phát thứ tự từng em của mỗi đội sẽ thực hiện kỹ thuật
chuyền Bóng mà giáo viên ấn định xa về phía trước, giáo viên xác định thành tích
của từng thành viên mỗi đội thông qua những vạch kẻ trên sân cho đến thành viên
cuối cùng. Đội nào có tổng chiều dài dài hơn thì đội đó được xếp thứ hạng trên.
Thông qua trò chơi tạo sự hứng thú cho các em luyện tập và nâng cao thể lực.
5m
Đội 1

x

x

x

x

Đội 2

x


x

x

x

Đội 3

x

x

x

x

Đội 4

x

x

x

x

10m

15m


* Trò chơi 4: “Khống chế Bóng tốt”
+ Tổ chức: giáo viên chia lớp thành nhiều đội có số lượng học sinh nam nữ tương
ứng nhau (chia ngẫu nhiên) sau đó tiến hành cho bốc thăm tham gia trò chơi.
+ Cách chơi: Vẽ một vòng tròn có bán kính 3m lần lượt từng hai đội bước vào trong

10


vòng. Mỗi thành viên của đội A được trang bị một quả Bóng rổ. Khi nghe tín hiệu
còi đội A có nhiệm vụ vừa nhồi Bóng vừa ngăn cản không cho thành viên tương ứng
theo cặp của đội B chạm vào Bóng. Nếu thành viên nào của đội A bị thành viên
tương ứng của đội B bằng tay chạm được Bóng của mình thì tự động đôi đó rời khỏi
vòng. Trò chơi kết thúc khi thành viên cuối cùng của đội A bị thành viên của đội B
chạm vào Bóng của mình. Giáo viên sẽ bấm giờ tính thời gian. Đội nào có thời gian
khống chế được Bóng lâu hơn coi như thắng cuộc.
*Lưu ý: Các thành viên của đội tranh Bóng không được xô đẩy lôi kéo đội bạn theo
luật Bóng rổ quy định.

A
x

A
x

A
x
B
x

B

x
B
x

A
x

A
x

* Trò chơi 5: “Ném rổ nhanh, chính xác”
+ Tổ chức: giáo viên chia lớp thành nhiều đội có số lượng học sinh nam nữ tương
ứng nhau (chia ngẫu nhiên) sau đó tiến hành cho bốc thăm tham gia trò chơi.
+ Cách chơi: Mỗi đội đứng sau vạch xuất phát thành một hàng dọc và được trang bị
mỗi thành viên một quả Bóng. Giáo viên quy định thời gian và phát tín hiệu còi, thứ
tự từng thành viên của đội sẽ ném Bóng vào rổ. Sau khi ném xong tự nhặt Bóng và
về xếp vào phía sau hàng của mình. Khi hết thời gian ấn định đội nào có số lần ném
vào rổ nhiều hơn thì được xếp thứ hạng trên.
*Lưu ý: khi ném không được dẫm chân lên vạch xuất phát (khoảng cách 3m) với
hình chiếu bảng rổ
11


Đội 1
x x

x

x


Đội 2
x x

x

x

Đội 3
x x

x

x

Đội 4
x x

x

x

* Trò chơi 6: Trò chơi phối hợp kĩ thuật (dẫn, chuyền và bắt Bóng nhanh).
+ Tổ chức: Giáo viên chia lớp thành nhiều đội có số lượng học sinh nam nữ tương
ứng nhau (chia ngẫu nhiên) sau đó tiến hành cho bốc thăm tham gia trò chơi.
+ Cách chơi: Mỗi đội tập trung thành một hàng dọc ngay sau vạch xuất phát (A) và
được trang bị một quả Bóng rổ. Người thứ nhất của mỗi đội cầm một quả Bóng và
luôn ở tư thế sẵn sàng. Khi nghe tín hiệu còi xuất phát của trọng tài , người thứ nhất
của mỗi đội thực hiện động tác dẫn Bóng nhanh về phía trước vòng qua bên phải
mốc cờ (C) và dẫn Bóng ngược lại. Khi dẫn Bóng đến mốc (B) thì làm động tác
chuyền Bóng cho đồng đội thứ hai của mình đang đứng chờ sẵn ở phía sau vạch

xuất phát (A) rồi di chuyển về đứng phía sau hàng của mình. Đồng đội đứng thứ hai
của mỗi đội thực hiện động tác bắt Bóng sau vạch xuất phát và dẫn Bóng... Chuyền
Bóng cho thành viên thứ ba của đội mình. Trò chơi kết thúc khi thành viên cuối
cùng của mỗi đội dẫn Bóng về đến vạch xuất phát. Trọng tài sẽ xác định thứ hạng
của các đội.
*Lưu ý:
- Người thứ nhất của mỗi đội trước khi nghe tín hiệu còi xuất phát của trọng tài thì
không được dẫm, vượt vạch xuất phát.
- Các thành viên còn lại của đội khi bắt Bóng thì chân không được dẫm, vượt
vạch xuất phát.
- Dẫn và chuyền Bóng theo đúng luật Bóng rổ qui định.
12


Đội 1
x

x x x

-----------

x

x x x

-----------

x

x x x


-----------

x

x x x

-----------

Đội 2

Đội 3

Đội 4

* Trò chơi 7: Trò chơi phối hợp (Dẫn, chuyền, bắt Bóng và ném rổ).
+ Tổ chức: Giáo viên chia lớp thành nhiều đội có số lượng học sinh nam nữ tương
ứng nhau (chia ngẫu nhiên) sau đó tiến hành cho bốc thăm tham gia trò chơi.
+ Cách chơi: Theo thứ tự đã bốc thăm, từng đội tập trung thành hai hàng dọc ở hai
bên khu ném phạt, những thành viên có số lẻ thì xếp thành một hàng dọc phía bên
trái (A) theo thứ tự 1-3-5-7... Và được trang bị mỗi Em một quả Bóng. Những thành
viên có số chẵn thì xếp thành một hàng dọc phía bên phải (B) theo thứ tự 2-4-68...Trọng tài phát tín hiệu xuất phát và bấm giờ. Em số 1 sẽ thực hiện động tác
chuyền Bóng chéo ngang cho. Em số 2 bên phải rồi tiếp tục di chuyển về trước. Em
số 2 làm động tác bắt Bóng và chuyền chéo ngang cho Em số 1đang di chuyển lên
rồi tiếp tục di chuyển về trước, Em số 1 bắt Bóng chuyền cho em số 2, Em số 2 bắt
Bóng chuyền cho Em số 1, Em số 1 chuyền Bóng cho Em số 2 bắt Bóng và làm
động tác ném rổ (thực hiện 2 bước ném rổ đối với Học Sinh khối 11 và khối 12).
Sau khi ném rổ xong thì Em số 2 thực hiện động tác dẫn Bóng vòng chạy theo
đường biên dọc về tập trung phía sau hàng dọc số lẻ (A). Em số 1 vòng chạy theo
đường biên dọc về tập trung phía sau hàng dọc số chẵn (B). Sau khi Em thứ 2 của

đôi thứ nhất thực hiện ném rổ xong thì đôi thứ hai mang số 3-4 thực hiện nội dung
như đôi thứ nhất, tiếp đến đôi thứ ba, thứ tư...cho đến hết khi mỗi thành viên của
13


mỗi đội được ném rổ 1 lần, trọng tài sẽ xác định thời gian của mỗi đội và xếp thứ
hạng dựa trên thời gian, số lỗi kĩ thuật và số quả ném vào rổ để xếp hạng.
*Lưu ý: - Từng thành viên của các đội phải thực hiện đầy đủ các nội dung.
- Không được xuất phát trước tín hiệu còi xuất phát của trọng tài hay khi đôi
trước mình chưa thực hiện xong động tác ném rổ.
A

B

7

x

x

8

5

x

x

6


3

x

x

4

1

x

x

2

x

x
x
x
- Mỗi đôi phải thực hiện đủ 05 lần chuyền Bóng và phải luôn đảm bảo khoảng cách
qui định giữa hai Em chuyền và bắt Bóng.
2.3.4. Sử dụng phương pháp "thi đấu" nhiều trong giảng dạy Bóng rổ
Theo tôi đây là phương pháp rất quan trọng trong giảng dạy Bóng rổ vì đây
chính là cơ sở đánh giá quá trình học tập, vận dụng các kĩ thuật, điều Luật đã học
được vào thực tế.
Trên cơ sở các học sinh đã nắm tương đối được kĩ thuật, Luật, giáo viên cần chia
lớp thành nhiều đội để thi đấu nội bộ.
Trong quá trình tổ chức cho học sinh thi đấu nội bộ giáo viên cần vừa quan sát (làm

trọng tài) vừa nhắc nhở, thông báo lỗi và dạy các điều luật cơ bản cho học sinh thậm
14


chí chơi cùng các em. Như vậy học sinh sẽ vận dụng ngay vào thực tế, dẫn đến
hứng thú, tích cực hơn trong học tập, thi đấu, từ đó dần yêu thích môn Bóng rổ.
2.3.5. Tổ chức và duy trì phong trào tập luyện Bóng rổ vào thời gian nghỉ (cuối
các buổi chiều)
Mỗi tuần có 2 tiết học Thể dục, trong đó thời gian học Bóng rổ có hạn; Như
vậy chưa đáp ứng được nhu cầu tập luyện thường xuyên, liên tục cho các học sinh
yêu thích môn Bóng rổ. Vì vậy việc tổ chức và duy trì tập luyện (Sử dụng Bóng rổ
làm môn thể thao tập luyện thường xuyên) là rất quan trọng.
Để làm được việc này giáo viên đóng vai trò quan trọng. Tôi thưởng xuyên
luyện tập và thi đấu cùng học sinh vào các buổi chiều. Trong tập luyện, thi đấu thầy
trò thường xuyên trao đổi về Luật, cách thực hiện các kĩ thuật khó... tạo tinh thần
phấn khởi, đoàn kết dẫn đến các em yêu thích môn Bóng rổ hơn.
Tập luyện thường xuyên giúp kỹ năng thực hiện kĩ thuật cũng như thi đấu của
học sinh được nâng lên rất nhiều...
Trong tập luyện các em được giao lưu với nhau giữa các học sinh các khối
lớp, với những học sinh khóa trước (một số học sinh đã ra trường như những ngày
nghỉ lễ, tết các em cũng về chơi Bóng rổ trong trường)... từ đó các em mạnh dạn
hơn trong thi đấu, nhất là tâm lí thi đấu...
Và hiện nay các buổi chiều trên sân Bóng rổ nhà trường thường có trên 20
học sinh tự luyện tập (cả nam và nữ)
2.3.6. Thành lập đội Bóng rổ ở mỗi lớp:
Trên cơ sở các em học sinh đã nắm được cơ bản các kĩ thuật, Luật, thi đấu nội
bộ, tập luyện thường xuyên tôi đã định hướng và thành lập ở mỗi lớp 2 đội Bóng rổ
(1 đội nam và 1 đội nữ)
Khi mỗi lớp có 1 đội Bóng riêng, chúng tôi thường tổ chức cho các lớp giao
lưu vào các ngày nghỉ.

Việc này giúp các em rất nổ lực trong luyện tập Bóng rổ để được vào đội
tuyển của lớp.
2.3.7. Thường xuyên tổ chức giải Bóng rổ
Chúng tôi thường xuyên tham mưu với Chuyên môn, Đoàn trường tổ chức
giải Bóng rổ chào mừng ngày lễ trong năm học như: Chào mừng ngày nhà giáo Việt
Nam 20/11, Chào mừng ngày thành lập Đoàn THCS Hồ Chí Minh 26/03...
Đây cũng là một cách giúp học sinh đam mê Bóng rổ hơn. Nó giúp các em
muốn khẳng định mình hơn trong mắt thầy cô, bạn bè và cả với Bố mẹ các em.
Khi tổ chức giải đấu cấp trường các em thi đấu dưới màu cờ sắc áo của lớp
nên các em tập luyện và thi đấu rất hăng say, các em thể hiện được khả năng của
bản thân.
15


Khi tham gia thi đấu giúp các học sinh trong lớp đoàn kết hơn. Ở trường
THPT Đặng Thai Mai các giáo viên bộ môn, đặc biệt là GVCN cũng rất quan tâm
tới hoạt động TDTT. Các thầy cô thường có mặt động viên tinh thần cũng như vật
chất cho các em khi thi đấu, từ đó thầy cô và các em gần gũi, hiểu nhau hơn, giúp
công tác chủ nhiệm cũng như giảng dạy được tốt hơn...
Giải đấu được tổ chức ngày càng tốt hơn, thu hút được nhiều học sinh, giáo
viên và cả phụ huynh quan tâm hơn (rất nhiều phụ huynh đã đến cổ vũ cho con em
thi đấu). Đây là điều rất quan trọng, vì phụ huynh biết và hiểu hơn về Bóng rổ , hiểu
hơn về tác dụng của tập luyện và thi đấu thể thao, đặc biệt là Bóng rổ.
2.3.8 Thành lập đội Bóng rổ (nam, nữ) trong nhà trường:
Từ những biện pháp trên tôi đã thành lập đội tuyển Bóng rổ (nam, nữ) trong
nhà trường. Tôi chọ 12 - 15 học sinh xuất sắc nhất để thành lập đội Bóng của nhà
trường. Đều đặn mỗi tuần 1 buổi các em tập trung để luyện tập. Trong đội tuyển
hiện tại có rất nhiều học sinh khối 10. Thường xuyên giao lưu các trường bạn như:
THPT Quảng Xương 2 - Quảng Xương 4.
Như vậy, lúc nào chúng tôi cũng có đội tuyển Bóng rổ chuẩn bị cho các giải

đấu hay những dịp giao lưu phong trào.
2.4. Kết quả của thực nghiệm và rút ra những kinh nghiệm.
Qua thực tế những năm giảng dạy môn thể dục trong trường THPT. Với sự cố
gắng nghiên cứu, trau dồi, học hỏi kinh nghiệm qua đồng nghiệp, bản thân đã mạnh
dạn đưa vào giảng dạy môn Bóng rổ có áp dụng phương pháp trò chơi đã đạt được
kết quả sau:
- Tiết học thể dục với môn Bóng rổ sinh động hơn.
- Học sinh hăng say tích cực luyện tập hơn.
- Ý thức tự giác luyện tập của học sinh được nâng lên.
- Khắc phục được tình trạng lười luyện tập.
- Lượng vận động trong tiết học được nâng lên.
- Thể lực của học sinh được cải thiện.
- Ý thức tổ chức kỷ luật của học sinh tốt hơn.
Kết quả sau khi áp dụng các biện pháp trên so sánh với thành tích ban đầu:
Tổng
Số học sinh biết chơi
sĩ số
Tổng Tỷ lệ
Lớp
Nam
học Nữ
số
%
sinh
10A1 40
18
19
37
92.5
10A2 40

17
21
38
95
10A3 40
12
27
39
97.5

Số học sinh chưa biết chơi
Nữ
2
2
1

Nam
1
0
0

Tổng
số

Tỷ lệ
%

12
13
12


30
32.5
30
16


10A4
10A5
Tổng

42
42
204

15
20
82

27
22
116

42
42
178

100
100
87.3


0
0
5

0
0
1

15
14
6

35.7
33.3
2.9

Từ kết quả trên ta nhận thấy số học sinh khối 10 biết chơi Bóng rổ đã tăng hơn rất
nhiều so với ban đầu.
Từ những kết quả thực tế trên có thể khẳng định việc áp dụng các biện pháp
trên cho học sinh trường THPT Đặng Thai Mai đã đạt kết quả cao, đa số học sinh
nắm và thực hiện đúng các kĩ thuật cơ bản của Bóng rổ, số học sinh biết chơi và
thường xuyên chơi Bóng rổ tăng rõ rệt.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ đề ra, qua một thời gian nghiên cứu căn cứ
vào những kết quả đạt được, qua quá trình kiểm tra, đánh giá, so sánh trong thực
hiện nghiên cứu. Đề tài đã đạt được kết quả cụ thể như sau:
Tiết học Thể dục với môn Bóng rổ sinh động hơn, học sinh hăng say tích cực
luyện tập hơn, ý thức tự giác luyện tập của học sinh được nâng lên, khắc phục được

tình trạng lười luyện tập, lượng vận động học sinh trong tiết học được nâng lên, thể
lực của học sinh được cải thiện, ý thức tổ chức kỷ luật của học sinh tốt hơn.
Số học sinh nắm được các kĩ thuật cơ bản, biết thi đấu, tập luyện thường
xuyên môn Bóng rổ trong nhà trường tăng lên đáng kể.
3.2. Kiến nghị
- Nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thời gian, chế độ khyến khích cho học
sinh và giáo viên.
- Sự tạo điều kiện của phụ huynh gia đình học sinh, sự quan tâm của chính quyền
địa phương, các ngành, các cấp có liên quan.
- Sở GD & ĐT tổ chức thường xuyên các cuộc thi đấu Bóng rổ cho học sinh.
- Cần có nhiều đợt tập huấn hơn nữa để nâng cao trình độ của các giáo viên Thể
dục.
Trên đây là một số biện pháp để phát triển Bóng rổ của bản thân tôi được rút
ra trong qua trình giảng dạy trong trường THPT Đặng Thai Mai. Do điều kiện về cơ
sở vật chất, về thời gian và những yếu tố khách quan đưa lại; khả năng của bản thân
còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót trong việc thực hiện và
trình bày SKKN của mình. Rất mong được Hội đồng Khoa học ngành Giáo dục
Tỉnh Thanh Hóa quan tâm, quý thầy cô đồng nghiệp góp ý để tôi rút kinh nghiệm và
thực hiện tốt hơn công tác SKKN trong những năm tiếp theo.
Xin chân thành cảm ơn!
Thanh hóa, ngày 15/06/2020
17


XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác

(Tác giả ký và ghi rõ họ tên )

Trịnh Đình Thiện

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
Trích dẫn lời kêu gọi toàn dân tập thể dục.
1. Sách giáo khoa môn thể dục khối 10.
2. Sách giáo khoa môn thể dục khối 11.
3. Sách giáo khoa môn thể dục khối 12.
4. Luật Bóng rổ.
5. Cẩm nang Bóng rổ.
6. Giáo trình huấn luyện môn Bóng rổ.

18



×