Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Một số phương pháp vận dụng trò chơi vào tiết học âm nhac

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.49 KB, 25 trang )

PHÒNG GD&ĐT HÀM THUẬN BẮC
TRƯỜNG TIỂU HỌC
 
TRẦN THỊ THANH TRANG
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG
TRÒ CHƠI VÀO TIÊT HỌC ÂM
NHẠC CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
Đồng Nai, tháng 6, năm 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA NGHỆ THUẬT

1
TIỂU LUẬN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG
TRÒ CHƠI VÀO TIÊT HỌC ÂM
NHẠC CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
Học viên : Trần Thị Thanh Thảo
Lớp : Đại học sư phạm Âm nhạc k4 Đồng Nai
Giáo viên hướng dẫn : Thạc sĩ Trần Hương Giang
Đồng Nai, tháng 6, năm 2014
2
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài :
Trong thời kì hiện nay Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề Giáo dục con người
để phát triển toàn diện, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Qua đó, giáo dục đã trở thành nhân tố tích cực, một động lực thúc đẩy sự của sản xuất
mà sản phẩm chính là nguồn nhân lực cho xã hội, mở đường cho sự phát triển kinh tế,
khoa học công nghệ, văn hóa … Như Đại hội 8 của Đảng ta đã khẳng định : “ Phát triển
giáo dục và khoa học là quốc sách hàng đầu nhằm xây dựng chiến lược con người trong


sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước phát triển nhanh chóng
và bền vững, mau chóng sánh vai được với các nước phát triển trong khu vực và trên
thế giới.” Từ đó đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới mục tiêu, nội dung, hình thức,
phương pháp đào tạo một cách toàn diện, có hiệu quả.
Trong những năm gần đây, nắm bắt được tình hình thực tế những đòi hỏi của sự phát
triển xã hội, Bộ giáo dục và đào tạo đã điều chỉnh nội dung giáo dục, qua đó giáo dục
nghệ thuật được đưa đã được đưa vào trong nhà trường và được coi là một môn học bắt
buộc. Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mĩ trong nhà trường
phổ thông đặc biệt là ở bậc tiểu học, âm nhạc tuy không đào tạo các em thành ca sĩ,
nhạc sĩ … nhưng qua môn học này sẽ hình thành cho các em những kiến thức ban đầu
cũng như một tinh thần thoải mái từ đó giúp các em học tốt các môn học khác. Phân
môn Âm nhạc cùng với các môn học khác trong nhà trường sẽ hình thành cho người học
một nhân cách sống của con người lao động mới trong thời đại mới mà mục tiêu giáo
dục của Đảng ta là đào tạo con người biết tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực giải
quyết vấn đề thực tiễn đặt ra. Qua đó góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh. Không những thế giáo dục Âm nhạc cho thế hệ trẻ còn là
một mặt của nền giáo dục tiến bộ, là nhu cầu tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát
triển của một xã hội văn minh nói chung và của công cuộc xây dựng XHCN, bảo tồn
bản sắc văn hóa. Âm nhạc còn mang lại cho thế hệ trẻ cuộc sống vui tươi, lành mạnh và
tác động mạnh đến các mặt giáo dục như: Giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, lao động
thẩm mĩ nhằm góp phần đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam thành những người phát triển cao
về trí tuệ, vẻ đẹp về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức.
Trong mục tiêu chung của chương trình tiểu học năm 2000, phân môn Âm nhạc đã giảm
nhẹ phần kiến thức mà tăng cường các hoạt động và trò chơi Ân nhạc, điều đó đã tạo
thêm vui tươi, tiết học thêm sinh động đáp ứng được tính chất đặc thù của phân môn “
Học mà chơi, chơi mà học”. Vì thế chương trình Âm nhạc tiểu học dạy học sinh bài hát
phải kết hợp với các hoạt động như : gõ đệm, vận động phụ họa, các trò chơi Âm nhạc.
Trong đó, trò chơi Âm nhạc là một hoạt động rất cần thiết trong giờ học Âm nhạc, là
cách giáo viên có thể trình bày một cách sinh động, thu hút, dễ lôi cuốn học sinhtham
gia giao tiếp một cách hứng thú… Sách “ Hướng dẫn tổ chức trò chơi Âm nhạc” hướng

dẫn nhiều trò chơi hay nhưng đòi hỏi phải có thời gian thoải mái, không gian rộng rãi để
người chơi tham gia có thể đổi chỗ, di chuyển. Nhưng các phòng học không thể làm
được điều đó, mà sẽ gây ra ồn ào, mất trật tự làm ảnh hưởng đến các lớp xung quanh,
không đáp ứng được thời gian quy định của mỗi tiết học, chính vì thế mà chúng ta vẫn
chưa thoát khỏi phương pháp cũ. Qua đây, tôi đưa ra một số trò chơi tiêu biểu mà tôi đã
3
áp dụng cho hầu hết các tiết dạy Âm nhạc, tôi thấy các trò chơi này có một số điểm
thuận lợi sau :
- Dễ dàng chuẩn bị, không đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian, công sức.
- Có thể rút ngắn hay kéo dài tùy thời gian mà mình có mà không ảnh hưởng đến nội
dung.
- Học sinh có thể ngồi tại chỗ để tham gia.
- Không cần đồ vật cồng kềnh …
- Và trên hết nó đảm bảo được tính khoa học, giáo dục và bám sát nội dung bài học, tạo
được sự hứng thú cho học sinh học tốt môn Âm nhạc.
Vì vậy trong chương trình Âm nhạc tiểu học, dạy học sinh học bài hát phải kết hợp với
các hoạt động như: gõ đệm, vận động phụ hoạ, một vài động tác múa, các trò chơi Âm
nhạc. Trò chơi âm nhạc là một hoạt động rất cần thiết trong giờ học Âm nhạc. Qua
nhiều năm thực hiện chương trình thay sách, qua thăm lớp dự giờ, tham khảo các tài
liệu, và trao đổi với các đồng nghiệp tôi nhận thấy rằng chúng ta có thể “làm mới” giờ
dạy của mình bằng nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn. Trong số đó “Trò chơi Âm
nhạc” là cách làm đang được giáo viên chúng ta khai thác nhiều. Đây là cách giúp giáo
viên có thể trình bày vấn đề một cách sinh động, thu hút, dễ lôi cuốn học sinh tham gia
giao tiếp một cách tự nhiên, hứng thú.
Với những lí do trên tôi đã chọn đề tài :
“ Một số phương pháp vận dụng trò chơi vào tiết học Âm nhạc của học sinh tiểu
học”
2. Mục đích chọn đề tài :
Trong thời kì đổi mới và phát triển ca hát luôn là món ăn tinh thần cho con người cũng
như trong chương trình giáo dục ở các cấp học. Đối với tiểu học thì đây là kiến thức ban

đầu giúp học sinh học và biết ca hát theo một qui định chung nhất. Nhưng qua thực tế
việc giảng dạy phân môn này ở trường Tiểu học, tôi thấy còn nhiều khó khăn như:
Ngoài sự quan tâm của ngành giáo dục, sự giúp đỡ của các lãnh đạo và giáo viên trong
trường thì mong muốn của tôi là đội ngũ giáo viên Âm nhạc phải thật đồng bộ từ cấp
mầm non, tiểu học. Vì khi không có sự đồng bộ thì việc truyền thụ kiến thức sẽ gặp khó
khăn cho giáo viên dạy các lớp sau.
Ví dụ như : Giáo viên dạy mẫu giáo có khả năng gây sự say xưa yêu thích học hát, nghe
Âm nhạc cho các em ngay buổi đầu, lên Tiểu học các em đã có sự say mê và ham thích
cộng với trình độ năng lực chuyên môn của giáo viên Âm nhạc ở mức độ cao hơn sẽ tạo
ra sự yêu thích môn học này hơn.
Các trang thiết bị cơ sở vật chất như : Nhạc cụ, máy nghe nhạc, phòng học nhạc cần
được xây dựng thật phù hợp để môn học thạt sự có chất lượng cao. Bản thân người giáo
viên Âm nhạc cần phải năng động sáng tạo để tuyên truyền thuyết phục các tổ chức
đoàn thể và từng thành viên hiểu về tầm quan trọng của môn học Âm nhạc.
Khi giáo viên phát huy được tính sáng tạo, chủ động tìm những biện pháp, thủ pháp có
hiệu quả nhất để chuyển tải các nội dung đến học sinh cách nhẹ nhàng, sinh động, hấp
dẫn và có tác dụng giáo dục thẩm mĩ cao. Giáo dục Âm nhạc trong trường tiểu học
ngoài việc cho học sinh được hoạt động thông qua các giờ học hát, mà phải cho các em
được nghe nhạc, được tiếp xúc với các tác phẩm âm nhạc chọn lọc từ kho tàng âm nhạc
4
dân gian, âm nhạc của các nhạc sĩ trong nước và thế giới đem tới cho các em niềm vui
và những cảm xúc cao thượng, góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục thẩm mĩ trong
nhà trường.
3. Phương pháp nghiên cứu :
Qua một quá trình học tập, nghiên cứu và hướng dẫn, cộng với thực tiễn trong quá trình
dạy. Các phương pháp giúp cho tôi tập trung vào nghiên cứu đó là :
- Phương pháp quan sát thực tế
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
4. Đối tượng và phạm vi nghiêm cứu :

- Đối tượng nghiên cứu :
Tôi lựa chọn đối tượng nghiên cứu là : Một số phương pháp vận dụng trò chơi vào tiết
học Âm nhạc.
- Phạm vi nghiên cứu :
Để nghiên cứu đề tài trên, tôi chọn phạm vi nghiên cứu là học sinh tiểu học.
5. Đóng góp của tiểu luận :
- Sau khi tiểu luận được hoàn thành và ứng dụng trong các giờ dạy học môn Âm nhạc
đã cải thiện được tình hình học tập của học sinh, nâng cao được chất lượng dạy và học.
- Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo cho các đồng nghiệp của tôi trong quá trình
giảng dạy môn Âm nhạc tại trường tiểu học Thống Nhất A – Thành Phố Biên Hòa.
6. Bố cục của tiểu luận :
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận gồm có 2 chương :
Chương 1 : Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2 : Một số phương pháp vận dụng trò chơi tạo sự hứng thú trong tiết học Âm
nhạc cho học sinh tiểu học.
PHẦN II : NỘI DUNG
1.1. Cơ sở lý luận :
1.1.1 Mục tiêu dạy môn Âm nhạc bậc Tiểu học :
Như chúng ta đã biết Âm nhạc có một vai trò rất to lớn, nó đem đến những khoái cảm
thẩm mĩ cao, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Trong
những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo Âm nhạc có điều kiện phát triển những
bước cao hơn. cho đến ngày nay việc đưa Âm nhạc vào học đường đã được chú trọng vì
những lợi ích quan trọng trong việc giáo dục hình thành nhân cách cho Học sinh trở
thành những con người toàn diện.
5
Hiện nay việc giảng dạy Âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi Tiểu học ở nước ta còn khá
mới mẻ, vấn đề học và kết quả học tập của học sinh là rất quan trọng, điều đó không chỉ
phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mang tính vừa sức mà còn phụ thuộc
vào phương pháp truyền thụ của người Thầy, và đặc biêt là phụ thuộc vào ý thức học
tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và xã hội.

Vì thế việc dạy Âm nhạc ở trường Tiểu học chủ yếu là giáo dục văn hóa Âm nhạc, làm
cho các em yêu thích nghệ thuật Âm nhạc, hình thành ở học sinh một tâm hồn trong
sáng, một thị hiếu Âm nhạc lành mạnh, giàu tình cảm, nhanh nhẹn hoạt bát và sống vui
tươi qua đó giúp các em học sinh gắn bó và hòa đồng với nhau. Âm nhạc phát triển tối
đa những tố chất sinh lý, những phẩm chất tâm lý của lứa tuổi, tạo điều kiện để các em
hoàn chỉnh và cân đối về tâm hồn, trí tuệ và thể chất, làm phong phú tình cảm của lứa
tuổi học trò.
Như chúng ta đã biết đây là một môn học mang tính nghệ thuật cao nên nó khác rất
nhiều so với các môn học khác, nó không đòi hỏi chính xác một cách tuyệt đối mà đòi
hỏi người học phải có sự yêu thích, đam mê và một xíu năng khiếu, điều này k phải học
sinh nào cũng có được nên học Âm nhạc cần mang đến cho học sinh những phút giây
thoải mái, thư giãn thông qua những câu hát, lời ca, cử chỉ,… đặc biệt qua các trò chơi
Âm nhạc giúp các em thêm yêu thích, cảm thấy được “học mà chơi, chơi mà học”tiết
học sôi nổi, thoải mái sau khi học các môn học khác, nhớ bài và mong được học nhạc.
Khi đã gây được sự hứng thú, ham học thì sẽ đi được đến thành công, đặc biệt là đối với
các em học sinh Tiểu học do đặc điểm tâm lý lứa tuổi của các em. Khi đã thích thú thì
các em sẽ làm tốt mọi thứ và tiết học sẽ trở nên thoải mái dễ dàng.
Qua ó trang b cho h c sinh nh ng tri th c, k n ng, k x o v n ng c n thi t chođ ị ọ ữ ứ ĩ ă ĩ ả ậ độ ầ ế
các ho t ng khác nhau trong cu c s ng, rèn luy n n p s ng v n minh, lành m nh,ạ độ ộ ố ệ ế ố ă ạ
phát tri n h ng thú, hình thành thói quen t t p luy n và t t ch c các trò ch i Âmể ứ ự ậ ệ ự ổ ứ ơ
nh c. Góp ph n tích c c vào vi c hình thành thói quen o c, phát tri n trí tu ,ạ ầ ự ệ đạ đứ ể ệ
th m m , phát hi n và b i d ng n ng khi u. Trong quá trình h c t p còn giúp cácẩ ĩ ệ ồ ưỡ ă ế ọ ậ
em bi t cách ng d ng các trò ch i Âm nh c dân gian vào các ho t ng h c t p vàế ứ ụ ơ ạ ạ độ ọ ậ
sinh ho t trong và ngoài nhà tr ng.ạ ở ườ
T ó, h c sinh có th l nh h i, khám phá và chi m l nh ki n th c thì ng i giáoừ đ để ọ ể ĩ ộ ế ĩ ế ứ ườ
viên ph i th ng xuyên có nh ng ph ng pháp khích thích h c sinh h ng thú, tả ườ ữ ươ ọ ứ ự
giác, tích c c trong gi h c nh m giúp h c sinh l nh h i y ki n th c.ự ờ ọ ằ ọ ĩ ộ đầ đủ ế ứ
Mục tiêu môn Âm nhạc ở trường Tiểu học nhằm :
- Nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kĩ năng, thái độ phù hợp với lứa tuổi
và năng lực của các em, giúp học sinh phát triển một cách toàn diện, tự nhiên và cân

bằng về trí tuệ, sáng tạo và cảm xúc thẩm mĩ.
6
+ Về kiến thức :
- Dạy học Âm nhạc nhằm phát triển nhận thức và các năng lực âm nhạc của học sinh,
tạo cho các em có một trình độ văn hóa âm nhạc nhất định, góp phần giáo dục toàn
diện cho học sinh.
- Môn Âm nhạc cung cấp cho học sinh những kiến thức âm nhạc phù hợp với lứa
tuổi về: Học hát, Phát triển khả năng âm nhạc, Tập đọc nhạc, Nhạc lí và Âm nhạc
thường thức.
+ Về kĩ năng :
- Luyện tập kĩ năng hát đúng giai điệu, lời ca và bước đầu tập hát diễn cảm.
- Luyện tập kĩ năng đọc nhạc và ghi chép nhạc đơn giản.
- Luyện tập kĩ năng nghe và cảm nhận âm nhạc.
- Luyện tập một số kĩ năng âm nhạc khác như gõ đệm, đánh nhịp, vận động theo
nhạc…
+ Về thái độ và giá trị:
- Bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lòng yêu âm nhạc nhằm phát triển hài hoà nhân
cách.
- Thông qua các hoạt động âm nhạc làm cho đời sống tinh thần phong phú, lành
mạnh, đem đến cho học sinh niềm vui, tinh thần lạc quan, sự mạnh dạn, tự tin, lòng
tự trọng và các giá trị khác.
- Khuyến khích học sinh nhiệt tình tham gia các hoạt động âm nhạc trong và ngoài
trường học.
Xuất phát từ mục tiêu trên thì chức năng môn Âm nhạc ở trường Tiểu học là :
- Cung cấp cho các em một số hiểu biết sơ giản về nghệ thuật Âm nhạc.
- Xây dựng khả năng hoạt động Âm nhạc, và phát triển trí lực .
- Giáo dục tình cảm, đạo đức trong sáng lành mạnh, làm phong phú đời sống
tinh thần cho các em.
- Giúp học sinh có một trình độ văn hóa Âm nhạc nhất định, góp phần phát
triển toàn diện, hài hòa nhân cách học sinh.

7
1.1.2. Nội dung chương trình Âm nhạc tiểu học
 Cấu trúc :
Căn cứ vào đặc trưng của nghệ thuật Âm nhạc, căn cứ vào mục tiêu và thời lượng của
môn học, căn cứ vào đặc điểm tiếp thu Âm nhạc của học sinh đại trà, chương trình môn
Âm nhạc trường Tiểu học nói chung được cấu trúc dựa trên những nguyên tắc sau :
- Lấy học hát làm trọng tâm.
- Học Tập đọc nhạc để nâng cao.
- Coi trông việc truyền thụ những kiến thức Âm nhạc phổ thông nhằm xây dựng
và phát triển năng lực cảm thụ Âm nhạc để hình thành một trình độ học vấn âm nhạc
phổ thông.
• Cấu trúc chương trình Âm nhạc tiểu học gồm :
 Lớp 1,2,3 :
- Học hát
 Lớp 4,5 :
- Học hát
- Tập đọc nhạc
• Nội dung cơ bản của môn Âm nhạc tiểu học :
- Lớp 1 :
• Học hát gồm:
+ Quê hương tươi đẹp
+ Mời bạn vui múa ca
+ Tìm bạn thân
+ Lý cây xanh
+ Đàn gà con
+ Sắp đến tết rồi
+ Bầu trời xanh
+ Tập tầm vông
+ Quả
+ Hòa bình cho bé

+ Đi tới trường
+ Tiếng chào theo em
- Lớp 2 :
• Học hát gồm :
+ Thật là hay
+ Xòe hoa
+ Múa vui
+ Chúc mừng sinh nhật
+ Cộc cách tùng cheng
+ Chiến sĩ tí hon
+ Trên con đường đến trường
+ Hoa lá mùa xuân
+ Chú chim nhỏ dễ thương
+ Chim chích bông
8
+ Chú ếch con
+ Bắc kim thang
- Lớp 3 :
• Học hát gồm :
+ Quốc ca Việt Nam
+ Bài ca đi học
+ Đếm sao
+ Gà gáy
+ Lớp chúng ta đoàn kết
+ Con chim non
+ Ngày mùa vui
+ Em yêu trường em
+ Cùng múa hát dưới trăng
+ Chị ong nâu và em bé
+ Tiếng hát bạn bè mình

• Giới thiệu hình nốt và tập viết các nốt nhạc trên khuông nhạc
- Lớp 4 :
• Học hát gồm :
+ Em yêu hòa bình
+ Bạn ơi lắng nghe
+ Trên ngựa ta phi nhanh
+ Khăn quàng thắm mãi vai em
+ Cò lả
+ Chúc mừng
+ Bàn tay mẹ
+ Chim sáo
+ Chú voi con ở bản đôn
+ Thiếu nhi thế giới liên hoan
• Và 8 bài TĐN đơn giản
- Lớp 5 :
• Học hát gồm :
+ Reo vang bình minh
+ Hãy giữ cho em bầu trời xanh
+ Con chim hay hót
+ Những bông hoa, những bài ca
+ Ước mơ
+ Hát mừng
+ Tre ngà bên lăng Bác
+ Em vẫn nhớ trường xưa
+ Dàn đồng ca mùa hạ
• Và 8 bài TĐN đơn giản
 Bên cạnh các bài hát và các bài TĐN của các lớp thì trong chương trình còn có
thêm một số bài như : Kể chuyên Âm nhạc, Giới thiệu nhạc cụ, Ôn tập …
9
1.1.3 Định hướng chung trong giảng dạy Âm nhạc Tiểu học

Dạy và học Âm nhạc ở trường Tiểu học là dạy đại trà cho tất cả học sinh, do đó khác
với cách dạy ở trường chuyên nghiệp .
Mỗi bài học đều có sự kết hợp 2 hoặc 3 nội dung của các phân môn theo hướng tích hợp
và theo lối móc xích.
Qua thực hành để giải thích lí thuyết, chú trọng sử dụng trực quan bằng âm thanh qua
tiếng đàn, giọng hát của giáo viên.
Tăng cường rèn luyện kĩ năng âm nhạc cho tập thể lớp, nhóm, cá nhân.
Cho học sinh nghe Âm nhạc và gợi ý để các em tự cảm thụ và tiếp thu nội dung tác
phẩm.
Cần có đủ những thiết bị dạy học cho bộ môn như : Nhạc cụ, phương tiện nghe nhìn
( Máy nghe, băng, dĩa nhạc, tranh ảnh … ).
giáo viên cần phát huy tính sáng tạo, chủ động tìm những biện pháp, thủ thuật có hiệu
quả để chuyển tải các nội dung âm nhạc một cách sinh động, hấp dẫn và có tác dụng
giáo dục thẩm mĩ.
Ngoài các hoạt động dạy học trên lớp, giáo viên nên tổ chức cho học sinh học tập ở
ngoài lớp, đi thăm quan, xem biểu diễn, hoặc tổ chức cho học sinh tham gia các hội thi
văn nghệ ở lớp, trường ….
1.1.4. Phương pháp dạy môn Âm nhạc Tiểu học :
 Về dạy hát :
Tập hát, học các bài hát là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình Âm
nhạc Tiểu học . Tập hát là rèn kỹ năng mang tính phổ thông về ca hát được vận dụng
vào các bài hát cụ thể trong chương trình.
Các kỹ năng hát cần rèn cho học sinh Tiểu học gồm :
- Tư thế hát : Đứng hoặc ngồi thoải mái, lưng thẳng, vai không so lại.
- Hơi thở : Biết lấy hơi dài ngắn cho từng câu hát khác nhau.
- Phát âm : Phát âm gọn gàng, rõ ràng, khẩu hình trò đẹp, không hát ê a, lè nhè,
bẹt tiếng hoặc âm thanh thô cứng.
- Hát diễn cảm, hòa giọng với tập thể, tránh la hét, trội giọng.
- Nhắc học sinh chú ý bảo vệ giọng hát, không nói quá to, tránh hát trước gió
lạnh, chỗ không khí ẩm ướt.

Trình tự dạy hát :
- Giáo viên giới thiệu bài hát : Xuất xứ, tác giả, nội dung bài hát.
- Hát mẫu : Giáo viên tự trình bày hoặc dung băng dĩa nhạc.
- Cho học sinh luyện thanh hoặc khởi động giọng.
- Hướng dẫn học sinh đọc lời ca ( đối với lớp 1,2 giáo viên đọc mẫu trước và
tập đọc cho học sinh)
- Dạy hát từng câu theo đàn – từng đoạn – cả bài. Giáo viên lưu ý sửa những
chỗ học sinh hát chưa đúng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách trình bày bài hát hoàn chỉnh.
- Luyện tập, củng cố, biểu diễn bài hát : Giáo viên cho học sinh hát kết hợp với
vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, nhịp hoặc tiết tấu lời ca.
10
- Lưu ý cho học sinh tập thể hiện bài hát kết hợp với các động tác phụ họa đơn
giản hoặc vận động theo nhạc.
- Kiểm tra phân môn học hát theo từng nhóm, cá nhân.
 Về dạy Tập đọc nhạc :
Khi dạy Tập đọc nhạc giúp cho học sinh phát triển tai nghe âm nhạc, hỗ trợ cho việc
học hát chuẩn xác về cao độ và trường độ. Hình thành cho học sinh khái niệm về việc
ghi chép và một số kĩ năng giải mã các kí hiệu âm nhạc ở mức độ đơn giản và thường
gặp trong các bài hát thiếu nhi.
Qua đó Tập đọc nhạc góp phần nâng cao thẩm mĩ âm nhạc giúp cho việc nhận thức
được tính khoa học, tính nghệ thuật của âm nhạc. Đồng thời, nó còn làm phát triển trí
tuệ và tình cảm, năng lực tư duy trừu tượng và óc phân tích, tổng hợp, biết giải quyết
tình huống khi phải xử lý các kí hiệu trên giấy biến thành các âm thanh vang lên một
giai điệu cụ thể.
Các kĩ năng đọc nhạc cơ bản và phương pháp rèn luyện :
Đọc nhạc nghĩa là biến các kí hiệu âm thanh thành âm thanh cụ thể.
dạy Tập đọc nhạc là dạy cách đọc chứ không phải chỉ dạy đọc bài đọc theo kiểu truyền
khẩu, học vẹt. Dạy đọc bài đọc là một yêu cầu cần nhưng không có cách đọc thì không
đảm bảo để người học có thể vượt qua tình trạng thụ động (ghi nhớ máy móc) đối với

bài đọc. Dạy cách đọc sẽ giúp cho người học không chỉ đọc đúng một bài mà còn có thể
vận dụng để đọc các bài khác có mức độ tương tự. Phải nhận thức rõ điều đó thì khi dạy
TĐN giáo viên mới có thể vận dụng những biện pháp, cách thức phù hợp giúp cho việc
phát triển kĩ năng đọc nhạc ở các em, dù ở mức độ sơ giản và phổ thông nhất.
Đọc nhạc là một quá trình nhận thức và thực hành, người học phải đồng thời thực hiện
mottoj hệ thống kĩ năng bao gồm :
- Nhận dạng tên nốt nhạc, hình nốt nhạc được viết trên khuông nhạc.
- Xác định nhịp.
- Đọc đúng tương quan trường độ giữa các nốt nhạc ghi trên khuông.
- Thể hiện đúng tương quan trường độ của các nốt ( độ ngân dài ngắn, nghỉ
nhanh, chậm …)
- Nhận biết và giải quyết đúng các kí hiệu được ghi trên bản nhạc.
Trình tự dạy Tập đọc nhạc :
- Giáo viên treo bản nhạc bài TĐN cho học sinh quan sát và đưa ra những nhận xét về
bài TĐN ( về nhịp, cao độ, trường độ, các kí hiệu khác trong bản nhạc …).
- Cho học sinh khởi động giọng, đọc gam…
- Cho học sinh đọc tên cao độ nốt nhạc trong bài.
- Cho học sinh nhận biết hình nốt trong bài.
- Cho học sinh luyện đọc và gõ tiết tấu chính trong bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chia câu.
- Giáo viên đàn giai điệu toàn bài TĐN cho học sinh nghe.
- Giáo viên đàn giai điệu từng câu cho học sinh đọc nhẩm tên cao độ nốt nhạc theo đàn.
- Giáo viên cho học sinh đọc từng câu theo lối móc xích cùng với đàn cho đến hết bài.
- Luyện đọc theo tổ, nhóm, cá nhân.
- Cho học sinh ghép lời ca của bài TĐN.
11
- Cho học sinh đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp hoặc đánh nhịp.
- Củng cố kiểm tra, đánh giá.
1.1.5. Nguyên tắc kiểm tra đánh giá môn Âm nhạc Tiểu học :
- Hoạt động kiểm tra phải khách quan và thường xuyên, phải phản ánh được tương đối

chính xác khả năng học tập của học sinh bao gồm: thực hành Âm nhạc, hiểu biết về âm
nhạc và ý thức học tập của học sinh.
- Kiểm tra kết quả học tập của học sinh chủ yếu dựa trên cơ sở thực hành âm nhạc ( hát,
đọc nhạc … ) dựa vào các nhận xét để đưa ra chứng cứ như :
+ Hát thuộc lời ca bài hát.
+ Hát và gõ đệm theo nhạc đúng.
+ Đọc nhạc đúng tên cao độ, đúng giai điệu.
+ …
- Giáo viên nên thường xuyên khuyến khích khen ngợi những em có thành tích trong
việc tiếp thu kiến thức và thực hành âm nhạc. Giáo viên cần giúp đỡ, động viên các học
sinh chưa hoàn thành bài học để các em phấn đấu xếp loại hoàn thành.
- Hoạt động kiểm tra không nên tiến hành cứng nhắc mà cần sự linh hoạt của giáo viên.
Tùy vào điều kiện củ thể ở từng trường, lớp mà giáo viên đưa ra những hình thức kiểm
tra đa dạng, phong phú.
1.2. Cơ sở thực tiễn :
1.1.2. Khái quát về trường Tiểu học Thống nhất A – Thành Phố Biên Hòa.
Trường Tiểu Học Thống Nhất A nằm ở khu phố 5, phường Thống Nhất – Thành Phố
Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai.
Vào năm 1989 theo quyết định số 982 /QĐ – UB ngày 12/8/1989 của UBND Thành
Phố Biên Hòa, Trường Tiểu Học Thống Nhất A được thành lập với tên gọi là trường
Phổ Thông cấp I Thống Nhất A. Năm 1994 trường được đổi tên là Trường Tiểu Học
Thống Nhất A. Lúc đầu trường có 2 cơ sở : cơ sở 1 ở khu phố 5, cơ sở 2 ở khu phố 7
phường Thống Nhất, đến năm 2005 thì nhập thành một.
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên trong công tác
giảng dạy.
Tập thể cán bộ giáo viên của nhà trường có trình độ chuyên môn vững vàng, có lòng
nhiệt tình tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và luôn
đoàn kết cộng đồng trách nhiệm để hoàn thành mọi nhiệm vụ được phân công.
Cơ sở vật chất của nhà trường sạch đẹp, lớp học thoáng mát, đảm bảo cho học sinh có
giờ học thoải mái, tiếp thu bài tốt. Cha mẹ học sinh phần lớn đều quan tâm đến việc học

của con em, luôn ủng hộ các chủ chương biện pháp giáo dục của nhà trường.
Bên cạnh đó, phụ huynh cũng quan niệm môn hát nhạc là môn phụ nên cũng ít quan
tâm, cùng với địa thế của nhà trường được đặt gần vị trí trung tâm Thành phố Biên Hòa
nhưng đa số dân ở đó là nhập cư và là công nhân lao động và có hoàn cảnh khá khó
khăn nên việc học ít được quan tâm.
1.2.2. Thực trạng việc dạy âm nhạc cho học sinh trường Tiểu học Thống Nhất A .
Do đây là một môn mới đưa vào trường học nhằm giúp các em giải trí sau những giờ
học căng thẳng, nhưng từ sự thay đổi về mặt tâm sinh lý lứa tuổi và một số em học sinh
xem môn học âm nhạc là môn phụ, do đó các em chỉ quan tâm đến các môn chính, mà
12
chưa thực sự hưng thú với môn Âm nhạc, từ đó tạo sự khô khan cứng nhắc trong môn
học.
Cũng xuất phát từ gia đình, sự quan tâm về tinh thần từ phía gia đình đối với các em
không được đồng đều, sự khập khiễng về ý thức, nhận thức giữa các học sinh cũng gây
không ít khó khăn cho các em trong quá trình học tập.
Đặc biệt qua một vài năm đi dạy tôi thấy các em học sinh Tiểu học còn nhút nhát, thụ
động, còn e ngại khi trình bày một bài hát trước tập thể lớp. Riêng đối với các em học
sinh lớp 1, do không được đi học mẫu giáo nên khi vào lớp một các em còn ngây ngô,
sợ sệt không tự tin, rất khó để các em hát thuộc được bài hát. Và một phần do các em
năng khiếu không đồng đều nên khó khăn trong việc hát, múa. Từ thực tế trên tôi thấy
khi giảng dạy môn âm nhạc mà đưa các trò chơi vào sẽ giúp các em thích thú hơn, ham
học, và tự tin mau thuộc bài hát.
Để cung cấp kiến thức khoa học, giáo dục tư tưởng và rèn luyện kỹ nangwcho học sinh,
giáo viên phải làm cho học sinh ham mê hứng thú học tập, làm cho quá trình học tập
của các em trở nên tự giác, tạo niềm vui trong sáng và bổ ích, bồi dưỡng cho các em
tinh thần học tập, mạnh dạn trước tập thể, tạo được sự hưng phấn đồng đều giữa các em,
để giữa các em có được sự hòa đồng trong nhận thức và học tập. Bất kỳ môn học nào
cũng có khả năng làm cho học sinh thích thú và ham học, do đó nghệ thuật âm nhạc nói
chung và môn hát nhạc của học sinh Tiểu học nói riêng là sự kích thích, say mê học tập
củ học sinh.

Mặt khác môn hát nhạc Tiểu học lại khá ít tiết ( tuần 1 tiết ), vì thế mỗi nhà trường chỉ
có 1 hoặc 2 giáo viên, có trường chỉ có 1. Nên việc học hỏi, trao đổi kinh nghiệm qua
các tiết dạy đặc trưng của môn Âm nhạc hầu như không có. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo
viên trẻ nhiều, ít kinh nghiệm trong giảng dạy, ít tạo cơ hội cho giáo viên tham gia giao
lưu học hỏi các bạn đồng nghiệp để nâng cao tay nghề. Và thực tế cho thấy các nhạc cụ
còn thiếu rất nhiều, phòng học sơ sài, máy móc chưa đáp ứng được tốt cho việc giảng
dạy.
Vì vậy, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa các hoạt động
của học sinh trong phân môn hát nhạc là một vấn đề hết sức cần thiết, qua đó giúp học
sinh chủ động trong các hoạt động, tự chiếm lĩnh, tự tìm kiếm kiến thức mới tốt hơn,
năng động, sáng tạo hơn, thích ứng với sự phát triển xã hội.
13
CHƯƠNG II
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG TRÒ CHƠI TẠO SỰ HỨNG THÚ
TRONG TIẾT HỌC ÂM NHẠC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRƯỜNG TIỂU
HỌC THỐNG NHẤT A
2.1. Phương pháp dạy học bằng trò chơi phát huy được tính tích cực, hào hứng của
học sinh thông qua các trò chơi.
Thực tế cho thấy nếu trong một tiết học giáo viên biết cách sắp xếp thời gian hợp lý để
tổ chức trò chơi cho học sinh thì học sinh sẽ rất hào hứng học. Trong môn hát nhạc có
rất nhiều trò chơi nhưng giáo viên phải biết chọn và tổ chức trò chơi cho phù hợp với
từng bài học cụ thể. Qua đó, muốn tiến hành trò chơi có kết quả gây được sự chú ý, hào
hứng cho học sinh đồng thời nó còn có tác dụng giáo dục, giải trí, thư giãn và ứng dụng
nội dung bài học vào trò chơi cần chú ý nhũng điểm sau:
+ Chon trò chơi : Mỗi tiết học và tùy theo từng bài học mà giáo viên có thể chọn từ 1
đến 2 hoạt động. Đồng thời trò chơi phải thu hút được các em tham gia.
+ Chuẩn bị của giáo viên : Nếu trò chơi có bài hát thì giáo viên cần nắm vững bài hát và
cho các em hát tốt bài hát trước khi chơi. Nếu trò chơi có động tác giáo viên cần phải
thực hiện động tác thành thạo.
+ Giới thiệu và giải thích trò chơi : Giáo viên nêu tên trò chơi, cách thức chơi, những

thao tác cần thiết, cố gắng thật ngắn gọn làm sao để học sinh hiểu rõ cách thực hiện trò
chơi.
+ Điều khiển trò chơi, nhận xét, đánh giá : Hiệu lệnh cần rõ ràng, tùy theo loại trò chơi
mà để học sinh đứng tại chỗ hoặc tùy theo tình hình lớp…. Chơi xong giáo viên nên có
nhận xét, biểu dương những em làm tốt.
2.1.1. Đưa một số tranh ảnh, âm thanh, nhạc cụ … vào một số trò chơi vừa tạo hiệu quả,
vừa tạo hứng thú cho học sinh khi tham gia vào các trò chơi Âm nhạc với tinh thần “
học mà chơi, chơi mà học”.
Thực tế khi tổ chức trò chơi nếu giáo viên không đưa những tranh ảnh, âm thanh, … thì
khi học sinh tham gia trò chơi sẽ cảm thấy mau chán và không có hứng thú. Vì thế giáo
viên nên chọn những hình ảnh, âm thanh, câu hỏi … phù hợp.
Ví dụ : Trong học hát
“ Nhìn tranh đoán tên bài hát”
14
“ Nghe nhạc đoán bài hát”
“ Nghe tiết tấu đoán câu hát”
“ Điền thêm vào chỗ trống trong bài hát những từ còn thiếu”
Giáo viên đặt câu hỏi :
? Đây là hình ảnh con gì ? Nó xuất hiện trong bài hát nào? Em hãy hát lại bài hát này ? (
Hình ảnh con gà, xuất hiện trong bài Gà Gáy)
Giáo viên đưa ra lời bài hát và những chỗ còn thiếu :
Cái cây xanh xanh
Thì … cũng xanh
… đậu trên cành
Chim hót … …
? Điền vào chỗ trống từ còn thiếu ? ( Thiếu từ “Lá, Chim, líu lo”)
? Và cho biết tên bài hát? ( Tên : Lý cây xanh)
? Hát lại bài hát?
Trong giờ học Tập đọc nhạc, giáo viên cho học sinh nghe một câu trong bài và nhận
diện bài TĐN.

? Em hãy cho biết câu nhạc sau thuộc bài TĐN nào ?
? Đọc lại toàn bài Tập đọc nhạc đó?
15
Để trả lời được câu hỏi học sinh phải tập trung nhớ lại giai điệu từng bài tập đọc nhạc,
như vậy sẽ tạo cơ hội cho học sinh ôn lại kiến thức đã học.
Hoặc giáo viên có thể hát 1 câu trong bài Tập đọc nhạc
Ví dụ : “ Đàn bướm bay lượn trong nắng vàng”
? Câu hát này trong bài Tập đọc nhạc số mấy? ( TĐN số 2 – Nắng Vàng)
? Em hãy đọc nhạc lại và hát lại câu hát này ?

2.2.2. Giáo viên ứng dụng các trò chơi vào tiết học sẽ tạo sự lôi cuốn, thu hút học sinh
vào tiết học.
Trong một giờ học sinh động, sôi nổi, giáo viien không thể không sử dụng các phương
tiện đồ dung dạy học, phổ biến nhất là sách giáo khoa, nhạc cụ và tranh ảnh. Các
phương tiện đó giáo viên phải biết sử dụng sao cho phù hợp với nội dung từng bài học,
biết minh họa một cách độc đáo, thú vị sẽ kích thích hứng thú học tập cảu các em.
Qua kinh nghiệm cho thấy nếu chỉ dạy lặp đi lặp lại những kiến thức trong sách giáo
khoa thì học sinh cũng không thích thú học, hiệu quả thấp vì thế vai trò của giáo viên
trên lớp cũng không phát huy hiệu quả một cách tối ưu được.
Mặt khác nếu thoát ly sách giáo khoa làm cho học sinh khó nắm kiến thức cần thiết thì
bài giảng dù có hấp dẫn đến mấy cũng không mang lại hiệu quả sư phạm. Vì vậy, phải
biết kết hợp kiến thức sách giáo khoa.
Đặc biệt với môn Âm nhạc phải chú trọng thực hành, giáo viên dạy nhạc mà không biết
sử dụng nhạc cụ thì tiết học sẽ trở nen nhàm chán, hiệu quả bài dạy không cao. Việc sử
dụng đàn phím điện tử là một trong những kỹ năng cần thiết và quan trọng đối với giáo
viên Âm nhạc.
Các hình ảnh, bức tranh, âm thanh đòi hỏi người giáo viên phải có để minh họa thêm
cho học sinh. Ngoài ra học sinh cũng phải có đầy đủ các phương tiện học tập như : Sách
vở, bút, thanh phách… và sưu tầm những gì mà giáo viên yêu cầu.
Việc tạo sự thích thú, ham học cho học sinh trong giờ học không chỉ một lần mà phải

thường xuyên từ phút đầu tiên đến cuối giờ học. Hơn nữa giáo viên phải làm cho lớp
học thật sôi nổi để khi học các em không để ý đến thời gian trôi đi nhanh chóng và đến
khi giờ học kết thúc học sinh vẫn muốn học và cảm thấy thoải mái sau khi học.
Đặc biệt hiện nay Bộ giáo dục và đào tạo đang khuyến khích các giáo viên ứng dụng
CNTT vào tiết học của mình. Qua các tranh ảnh, âm thanh sinh động, thật thì hiệu quả
của các trò chơi sẽ cao hơn và cảm thấy yêu thích và ham học hơn.
Ví dụ :
Khi giới thiệu nhạc cụ, thì giáo viên dùng âm thanh để học sinh nghe và đoán tên nhạc
cụ.
Hoặc giáo viên đưa lại các tranh ảnh, âm thanh và kêu học sinh sắp xếp lại các loại nhạc
cụ đó.
16
Ví dụ 2 :
Cho học sinh nhìn tranh theo chủ đề đoán tên bài hát
? Trong bức tranh nói lên điều gì? và hình ảnh này xuất hiện trong bài hát nào?
? Em hãy hát lại bài hát ?
Khi giáo viên đã thuần thục tổ chức các trò chơi vào tiết học thì đối với các tiết ôn tập
của các lớp lớn giáo viên nên tổ chức trò chơi tổng hợp. qua đó học sinh sẽ nhơ lại các
kiến thức đã học trong chương trình tiểu học, tạo điều kiên để giáo viên tích hợp các
17
kiến thức lại cho các em qua đó các em sẽ củng cố lại được kiến thức đã học trong các
năm học.
2.2. Vận dụng linh hoạt các trò chơi vào các phân môn :
2.2.1. Đối với dạy hát :
Ca hát là một hoạt động có tác dụng giáo dục nhẹ nhàng và hấp dẫn, những nội dung
phong phú với nhiều cung bậc tình cảm của bài hát sẽ bổ sung cho vốn sống và đời sống
tinh thần của các em. Sau đây là một số trò chơi có thể áp dụng vào tiết học hát:
 Trò chơi cùng hòa tấu :
a) Tác dụng:
Giúp học sinh vừa học hát vừa tập sử dụng các nhạc cụ gõ đệm cũng như vỗ tay đúng

phách, đúng nhịp, đúng tiết tấu lời ca.
b) Chuẩn bị :
Các nhạc cụ gõ, thanh phách, song loan, trống nhỏ.
c) Cách chơi :
- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm:
Nhóm 1: song loan
Nhóm 2: thanh phách
Nhóm 3: trống nhỏ
- Giáo viên cho biết hiệu lệnh.
- Giáo viên đưa một ngón tay : Nhóm 1 vừa hát vừa kết hợp dùng nhạc cụ song loan gõ
đệm theo.
- Giáo viên đưa hai ngón tay : Nhóm 2 vừa hát vừa kết hợp dùng nhạc cụ thanh phách
gõ đệm theo.
- Giáo viên đưa ba ngón tay : Nhóm 1 vừa hát vừa kết hợp dùng nhạc cụ Trống nhỏ gõ
đệm theo.
- Giáo viên đưa 5 ngón tay : Tất cả lớp cùng hát và gõ đệm
- Giáo viên nhận xét và tuyên dương
Lưu ý:
Trò chơi này chỉ có thể thực hiện sau khi học sinh đã thuộc lời ca, hát
đúng giai điệu, đúng tiết tấu.
Giáo viên có thể thay đổi hình thức chơi theo nhóm hoặc tổ bằng cách cư đại diện từng
nhóm hoặc tổ thi đua (mỗi nhóm hoặc tổ cư một em tham gia).
Nếu những nơi khó khăn không đủ nhạc cơ gõ, giáo viên có the thay thếbằng cách c
ho học sinh vỗ tay hoặc gõ nhẹ lên mặt bàn.
 Trò chơi Tập tầm vông
- Tác dụng:
+ Rèn luyện, nhanh tay, tinh mắt.
+ Vui chơi, giải trí.
- Chuẩn bị:
18

+ Cho học sinh ngồi hoặc đứng vào nhau thành từng đôi một, 1 trong 2 em cầm một
viên sỏi nhỏ hoặc viên bi hay mẫu tẩy, mẫu giấy co tròn.
+ Nếu cả lớp thì để học sinh ngồi nguyên vị trí cũ, còn cô thay viên sỏi bằng cái kẹo hay
quả mận.
- Cách chơi :
+ Cách 1: Giaó viên hô: “Chuẩn bị…bắt đầu” sau lệnh đó, học sinh cầm sỏi trong tay
đưa ra sau lưng khéo léo nắm viên sỏi vào một trong hai tay rồi đưa hai tay về phía
trước giả vờ như chuyển viên sỏi từ tay nọ sang tay kia đồng thời cả lớp hát bài Tập tầm
vông.
+ Cách 2: Giáo viên cầm một cái kẹo giơ cao lên cho học sinh cả lớp nhìn thấy, sau đó
giáo viên đưa sau lưng nắm vào một trong hai bàn tay rồi chuyển về phía trước cho học
sinh hát bài Tập tầm vông. Giáo viên cho các em xung phong đoán .
- Sau mỗi trò chơi giáo viên cần nhận xét và tuyên dương những bạn chơi tốt.
 Trò chơi : Hát to hát nhỏ
- Tác dụng :
+ Học sinh thể hiện sắc thái to, nhỏ qua kí hiệu tay trong mỗi bài hát .
- Chuẩn bị :
+ Một số bài hát đã học .
+ Giáo viên chuẩn bị động tác tay.
- Cách chơi: Giáo viên quy ước kí hiệu tay:
+ Khi giáo viên giơ hai tay cách xa thì học sinh hát to, hai tay gần nhau thì hát nhỏ hơn,
khi hai tay gần sát thì hát thầm.
+ Giáo viên bắt nhịp những bài học, cả lớp hát theo kí hiệu tay của giáo viên .
+ Lưu ý: Học sinh không hát quá to, không gào thét mà cần tập trung thực hiện theo
hiệu lệnh .
19
 Trò chơi : Hát nhanh hát chậm
- Tác dụng :
+ Qua kí hiệu tay của giáo viên, học sinh biết hát nhanh, hát chậm theo đúng hiệu lệnh.
- Chuẩn bị :

+ Một số bài hát đã học .
+ Giáo viên chuẩn bị động tác tay chuẩn
- Cách chơi: Giáo viên quy ước kí hiệu tay:
+ Khi giáo viên guồng hai tay nhanh thì học sinh hát nhanh, guồng hai tay chậm thì học
sinh hát chậm.
+ Giáo viên bắt nhịp các bài hát đã học và hát theo kí hiệu tay của giáo viên.
+ Lưu ý: Học sinh không hát quá nhanh, không hát dồn nhịp mà cần tập trung theo đúng
hiệu lệnh.
 Trò chơi : Nghe giọng hát tìm người hát.
- Tác dụng:
+ Giúp học sinh nâng cao khả năng nghe nhạc, nhận biết giọng hát của các bạn trong
lớp.
- Chuẩn bị :
+ Một số bài hát đã học.
- Cách chơi:
+ Giáo viên mời một bạn lên bảng, chỉ định ở dưới lớp. Một học sinh hát. Bạn trên bảng
quay xuống và đoán tên bạn vừa hát, đoán đúng thì được bạn vừa hát lên thế. Nếu đoán
chưa đúng thì tiếp tục trò chơi. Nếu ba lần đoán sai thì giáo viên chỉ định học sinh khác.
+ Lưu ý: Lớp trật tự không nói tên bạn hát.
 Trò chơi “Nghe giai điệu đoán tên bài hát“.
20
a) Tác dụng:
Giúp học sinh nhí lại giai điệu các bài hát đã học và nâng cao độ nhạy cảm Âm nhạc củ
a các em.
b) Chuẩn bị:
- Đàn phím điện tử.
c) Cách chơi:
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cư một em lên bảng. Trên
bảng ghi sẵn tên các bài hát đã học.Giáo viên dùng đàn phím điện tư đánh
lên giai điệu mot câu hát (hoặc một đoạn) trong bài hát mà học sinh

đã đuợc học. Tiếng nhạc vừa dứt, 2 học sinh đánh dấu X vào tên bài hát mình đoán đ
uợc.Trò chơi đuợc tiếp tục bằng giai điệu bài hát khác với 2 em học sinh khác. Nhóm nà
o đoán đúng nhiều bài hát hơn sẽ thắng.
Luu ý:
- Trò chơi này có thể đ-ợc thực hiện ở các tiết ôn những bài hát đã học.
- Tuỳ theo thời gian học tập và khả năng của học sinh để càng về sau giáo
viên có thể nâng cao hơn về nội dung.Lúc đầu có thể cho học sinh nghe giaiđiệu cả bài
hát, sau rút ngắn lại thành một đoạn hoặc một câu để học sinh vẫn có thể nhận ra bài hát
một cách nhanh nhất và đoán đúng tên.
 Trò chơi “Hát tên loài vật“.
a) Tác dụng:
Giúp học sinh nhớ lại các bài hát về loài vật và nâng cao độ nhạy cảm âm
nhạc.
b) Chuẩn bị:
Mot so tranh ảnh có hình các loài vật (con chim, con cò, con mèo, con vịt, con ếch,
con lợn )
- Thẻ điểm.
c) Cách chơi:
- Giáo viên chia lớp làm 2 đội có số ng-ời bằng nhau.
Giáo viên giơ bức tranh có hình con vật, mỗi đội hát mot câu hát có tên
convật đó (yêu cầu đội B không hát trùng đội A)Ví dụ: Giáo viên giơ bức
tranhcon chim thì đội A hát câu: “Nghe véo von, trong vòm cây, hoạ mi với chim oanh“
. (Trong bài“Thật là hay“ Hoàng Lân), đội A đuợc 01 thẻ điểm
nếu đội B hát đuợc câu khác,ví dụ “Chim chích bông bé tẹo teo, rất hay trèo từ cành na
ra cành bưởi “ (Trong bài “Chim chích bông“ – Văn Dung, Thơ Nguyễn Viết Bình).
Thì đội Bcũng đuợc 01 thẻ điểm và
đuợc hát truớc ở luợt sau. Nếu đội nào không hát đúng thì không đuợc điểm
và đội kia đuợc tiếp tục hát truớc.Tiếp tục chơi đến khi nào hết so bức tranhmà giáo viê
n đã chuẩn bị thì tiến hành so sánh so thẻ điểm của hai đội, đội
nào có nhiều điểm hơn sẽ thắng.

Ghi chú: Nếu không chuẩn bị đuợc đủ các bức tranh có hình các con
vật,giáo viên có thể ghi tên các con vật đó ra các tên bìa hoặc đọc trực tiếp
tên các con vật.
 Trò chơi “Đố bạn đoán đúng”.
21
a) Tác dụng:
Giúp học sinh nhớ lại các câu hát ,bài hát đã học và nâng cao khả năng cảm
thụ âm nhạc.
b) Chuẩn bị:
- Nhạc cụ gõ đệm.
- Các thăm ghi tên bài hát. hoặc câu hát
- Học sinh chuẩn bị động tác múa minh hoạ.
c) Cách chơi:
Giáo viên chia lớp thành 3, 4 nhóm, mỗi nhóm cư mét em lên tham gia trò
chơi.
Giáo viên cho học sinh tham gia trò chơi bốc thăm. Trong mỗi thăm sẽ có
tên của một bài hát hoặc câu hát mà các em đã học. Sau đó mỗi em sẽ tù
chọn hình thức: vỗ, gõ tiết tÊu lời ca hoặc dùng động tác múa minh họa để
diễn tả bài hát hoặc câu hát mà mình bốc trúng.
Lưu ý:
Không đuợc hát mà chỉ đuợc diễn tả bằng hai hình thức trên. Các em sẽ lần
luợt diễn tả truớc lớp để các bạn duới líp đoán tên bài hát, hoặc đoán
câu hát Nếu nhóm nào đoán đúng tên bài hát hoặc câu hát sẽ đuợc ghi điểm
đồng thời em nào diễn tả để các bạn đoán đúng đuợc tên bài hát cũng đuợc
ghi điểm cho nhóm của em đó.
Sau mỗi lần học sinh đoán đuợc tên bài hát, giáo viên sẽ đệm đàn để cả lớp
cùng hát lại bài hát, vỗ theo tiết tấu bài hát.
 Trò chơi: “Nghe tiết tấu đoán tên bài hát“.
a) Tác dụng:
Trò chơi giúp học sinh nhớ lại những tiết tấu, giai điệu và tên bài hát đã

học, nâng cao trình độ nhạy cảm âm nhạc.
b) Chuẩn bị:
- Nhạc cô gõ đệm: Song loan, thanh phách, trống nhỏ.
c) Cách chơi:
Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3 đến 4 em (có the theo
dãy bàn học).
Giáo viên cho học sinh nghe qua giai điệu các bài hát mà các em sẽ đoán
tên (giới hạn trong phạm vi 2,3 bài).
Giáo viên dùng nhạc cô gõ đệm tiết tấu của mét câu hát trong sè những
bài đó, thực hiện hai đến ba lần để học sinh nghe và nhận biết. Giáo viên hái học sinh đo
án xem tiết tấu trên là của bài nào? Tác giả là ai? Em nào có thể
hát lại câu hát của tiết tau trên?
Luu ý:
Trong quá trình thực hiện, giáo viên có thể thay đổi các nhạc cơ gõ hoặc
mời học sinh lên gõ tiết tấu (giành cho những học sinh có khả năng) để
các bạn đoántên những bài hát khác. Dãy, nhóm nào có nhiều bạn tham
gia đoán hoặc thể hiện gõ đúng các tiết tấu,giáo viên cần khuyến khích, khenngợi.
 Trò chơi: “Nghe mô tả bức tranh đoán bài hát“.
22
a) Tác dụng:
Giúp học sinh phát huy tính sáng tạo và nhí lại các bài hát đã học khi nghe mô tả bức tra
nh.
b) Chuẩn bị:
- Tranh minh họa.
c) Cách chơi.
- Giáo viên chia học sinh trong lớp thành hai đội A và B.
- Gọi một học sinh đội A lên bảng, quay lung xuống lớp.
- Giáo viên rút một mảnh giấy, bức tranh bất kỳ giơ cho cả lớp xem.
Yêu cầu các học sinh đội A miêu tả nội dung bức tranh để cho bạn trên
bảng đoán được tên bài hát theo nội dung bức tranh.

Ví dụ: Bức tranh miêu tả bài hát “Bầu trời xanh” – Nguyễn Văn Quỳ.
Học sinh ngồi duới miêu tả bức tranh vẽ cảnh bầu trời xanh, lá cờ xanh,
đám mây hồng, cánh chim đang bay luợn.
* Nếu các bạn đội A ngồi duới nêu đúng gợi ý và bạn đội A lên bảng trả
lời đúng tên bài hát thì đội A đuợc ghi điểm.Nếu thiếu một trong hai điều kiện trên
sẽ không đuợc ghi điểm.
* Cứ lần luợt một bạn đội A lên rồi đến một bạn đội B lên.Làm nhu vậy cho đến hết thờ
i gian quy định và tính điểm cho mỗi bên.
Lưu ý:
Trò chơi này có thể đuợc thực hiện ở những tiết ôn tập những bài hát đã học.
 Các trò chơi trên vừa có thể áp dụng khi học sinh đã biết hát bài hát nên đưa vào
cuối tiết học hát được mà có thể đưa vào tiết ôn tập.
 Hoạt động ca hát là người bạn đồng hành của trẻ em lúc học tập, khi vui chơi, và
trong những phút nghi ngơi giữa những tiết học mệt mỏi, hay khi chơi trên sân trường,
trên đường về nhà, hoặc trong các hội thi văn nghệ … Trong khi tham gia ca hát, trẻ em
vừa thể hiện một cách tích cực những xú động và tình cảm của mình.
2.2.2 Đối với Tập đọc nhạc :
Khi dạy Tập đọc nhạc thường sẽ khá khó và khô khan đối với các em học sinh tiểu học
vì đây là bước đầu tiên các em nhận biết tên nốt. Nếu giáo viên cứ cứng nhắc dạy theo
khuôn mẫu sẽ tạo cho học sinh tâm lý không thoải mái, sợ phải học, vì các em chưa có
khả năng nhận biết tên nốt nhanh. Vì vậy, khi đưa trò chơi vào để củng cố hoặc để kiểm
tra những kiến thức cũ cũng sẽ dễ dàng hơn và thoải mái cho học sinh hơn. Sau đây, tôi
đưa ra một số trò chơi có thể áp dụng vào dạy Tập đọc nhạc .
 Trò chơi : “Nghe tiết tấu đoán tên bài Tập đọc nhạc”
Trò chơi này có thể áp dụng khi ôn tập
- Chuẩn bị : một số tiết tấu của các bài đã học
- Cách chơi : Giáo viên vỗ tiết tấu, các nhóm nghe và đoán câu tiết tấu đó thuộc
bài Tập đọc nhạc số mấy. Nếu đúng được tuyên dương, sai cho nhóm khác đoán.
 Trò chơi : “Em tập làm nhạc sĩ”
- Chuẩn bị : chép bài Tập đọc nhạc vào bảng phụ che bớt đi một ô nhịp.

23
- Cách chơi : Giáo viên cho học sinh nghe bài Tập đọc nhạc, sau đó giáo viên
đánh đàn ô nhịp bị che bớt, học sinh nghe và đọc lại câu nhạc đó, lên viết lại câu nhạc
đó cho hoàn chỉnh bài Tập đọc nhạc.
 Giáo viên sử dụng các trò chơi để đảm bảo các em trong lớp đều được tham gi, và
góp phần giúp các em thuộc bài ngay trên lớp. Khi tham gia trò chơi giúp các em mạnh
dạn và tự tin hơn.
24
PHẦN III : KẾT LUẬN
Có thể nói rằng môn Âm nhạc ở trường Tiểu học có vai trò quan trọng trong việc giáo
dục thế hệ trẻ . Ngày nay với nội dung chương trình đổi mới phương pháp dạy học,
người giáo viên phải không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Ngoài 2 môn chính thì môn Âm nhạc giúp cho học sinh phát triển thị hiếu thẩm mĩ,
nghệ thuật, nâng cao dần một bước về tiếp xúc với Âm nhạc, tạo đà cho sự giáo dục và
phát triển toàn diện về nhân cách cho học sinh.
Từ thực trạng kiến thức được học ở nhà trường và từ thực tế giảng dạy bản thân tôi đã
rút ra kinh nghiệm : Phần lớn các yếu tố làm cho học sinh thích, ham học, vui là phụ
thuộc vào vai trò của người giáo viên trên lớp.
Chỉ nghe đến từ Âm nhạc là đã làm cho học sinh hứng thú và thích nhưng cần có một
tiết học sinh dộng thì người giáo viên cần phải vững chuyên môn, nắm vững phương
pháp giảng dạy, luôn có ý thức tìm tòi, cải tiến, sáng tạo để dạy tốt. Đặc biệt cần phải
nắm vững sách giáo khoa, sách giáo viên, qua đó quán triệt nội dung của cấp học.
Thường xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi dồng nghiệp để nâng cao trình độ
và lấy kinh nghiệm.
Trên đây chỉ là một kinh nghiệm nhỏ của bản thân đã lấy từ thực tế khi tham gia giảng
dạy. Khi nó được áp dụng vào thì học sinh ham học và học tốt hơn, các em thuộc bài
ngay trên lớp, cảm thấy thoải mái và yêu thích học âm nhạc.
Tôi rất mong quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp sẽ có những ý tưởng hay hơn, bổ ích
hơn, để góp ý bổ sung nhằm hoàn thiện những ý tưởng của tôi nêu trên, để tôi có thêm
kinh nghiệm cho chuyeen môn ngày càng tốt hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người viết tiểu luận
TRẦN THỊ THANH THẢO
25

×