Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Một số giải pháp thiết kế móng trên nền castơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.13 KB, 7 trang )

ường kính lỗ khoan nhỏ đi từ đó dẫn đến việc
khó xoay và rút ống vách hơn.
• Vòm rỗng trong bê tông cọc: Khi rút ống vách lên kéo
theo cả khối bê tông và phần cọc dưới ống vách cũng bị lồng
thép kéo lên theo hoặc tạo thành vòm rỗng trong bê tông.
e) Vải địa kỹ thuật
Vải địa kỹ thuật thường được dùng trong các công trình
đường giao thông. Đây là giải pháp kinh tế hơn so với việc
thiết kế tấm bê tông gia cố khi khả năng nền bị xói mòn mới
S¬ 36 - 2019

45


KHOA H“C & C«NG NGHª
chỉ mang tính tiềm ẩn. Vải địa kỹ thuật có thể được trải trong
quá trình thi công lớp nền để che phủ mọi vùng có khả năng
xảy ra lún sụt.
f) Cọc ngang
Giải pháp gia cố bằng cọc ngang được thực hiện bằng
cách khoan tạo lỗ nằm ngang tại độ sâu nhất định phía dưới
móng và sau đó đổ đầy bằng bê tông. Ứng suất dưới đế
móng sẽ được phân bố lại khi gặp hệ thống cọc ngang đặt
phía trên hang castơ hoặc các vùng đất yếu xen kẹp.
Có nhiều kỹ thuật có thể sử dụng để tạo lỗ ngang mà
không phá hoại lớp đất phủ, bao gồm khoan gầu ngang,
khoan dẫn hướng đường kính nhỏ, khoan dẫn hướng đường
kính lớn, đào hầm nhỏ, kích đẩy, đào hầm thông thường.
Thi công cọc ngang xử lý móng chủ yếu sử dụng giải pháp
thứ nhất, tức sử dụng các thiết bị khoan để khoan tạo các
hầm nhỏ người không chui lọt. Trong thực tế được chia làm


2 phương pháp: Phương pháp Auger (khoan tạo lỗ guồng
xoắn) và phương pháp Slurry (khoan trong dung dịch).
Phương pháp khoan tạo lỗ guồng xoắn là quá trình vừa
khoan vừa đặt ống vách ngang đồng thời vận chuyển đất
thừa trong lòng ống vách bằng hệ thống guồng xoắn quay
liên tục. Hệ thống guồng xoắn được vận hành bởi nguồn điện
ở lối vào, thông qua đó vận hành lưỡi cắt. Khi lưỡi cắt quay,
đất phía trước lưỡi cắt bị chia nhỏ, vận chuyển ra ngoài thông
qua guồng xoắn, đồng thời kích đẩy phía sau đẩy toàn bộ hệ
thống tiến lên. Các đoạn bổ sung được thêm vào sau mỗi
quãng đường khoan nhất định đến khi toàn bộ mũi khoan
lộ ra ở hố thoát đầu còn lại. Lưỡi cắt tại một đầu của ống
vách có khả năng điều chỉnh góc khoan và được kết hợp với
thiết bị nhận dạng độ nghiêng nên có thể khống chế được độ
nghiêng của lỗ khoan.
Ống vách có tác dụng bảo vệ thành lỗ khoan khi đất thải
được vận chuyển đi. Đường kính ống vách từ 10cm đến hơn
2m. Chiều dài lỗ khoan có thể đạt tới 180m.

phải tốn nhiều công xử lý làm chi phí tăng cao, thời gian thi
công kéo dài. Sự tách rời giữa khâu thiết kế và khâu thi công
nền móng trong vùng địa chất castơ là không hợp lý. Thiết
kế phải liên tục bám sát quá trình thi công ở hiện trường,
cập nhật thông tin địa chất, địa hình thu thập được từ kết
quả thi công thực tế và đưa ra những quyết định thay đổi kịp
thời. Bên cạnh đó, khâu khảo sát cũng vô cùng quan trọng.
Phương án khảo sát cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để có
thể dự báo chính xác đặc điểm địa tầng. Nói chung, mật độ
khảo sát sẽ dày hơn nhiều so với các khu vực địa chất thông
thường và chiều sâu khảo sát phải đủ lớn để xuyên qua các

hang động (nếu có) để tìm đến tầng đá nguyên vẹn. Trong
các phương án móng, cọc nhồi là giải pháp an toàn nhất vì
mũi cọc đặt vào tầng đá nguyên vẹn, không chịu ảnh hưởng
của địa hình castơ phía trên nhưng chi phí tốn kém, thi công
cũng có nhiều khó khăn, nên dùng cho các công trình có tải
trọng lớn. Móng cọc ép kinh tế hơn nhưng lại khó khăn trong
vấn đề xử lý mũi cọc, đồng thời có rủi ro khi kiểm soát không
tốt nền đá dưới mũi cọc. Phương án móng sâu cũng khá an
toàn nhưng yêu cầu khảo sát phải kỹ cả phần đá bên dưới và
xung quanh vị trí đặt móng. Móng nông trong vùng castơ thực
tế đã thực hiện nhiều cho các công trình thấp tầng, thường
mang tính tự phát, không có khảo sát địa chất kỹ càng nên
tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Đối với những công trình được
tiến hành khảo sát địa chất đầy đủ, nên áp dụng các giải
pháp xử lý như khoan phụt vữa gia cố hang rãnh castơ để
đảm bảo sự làm việc bình thường của kết cấu móng.
Việc lựa chọn giải pháp móng trong vùng địa chất castơ
phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó cần đặt yếu tố an toàn
lên hàng đầu. Người thiết kế phải có kinh nghiệm tổng hợp
và hiểu biết sâu về công tác thiết kế móng trên nền castơ. Bài
báo đã trình bày được một số giải pháp móng thông dụng,
những khó khăn có thể gặp trong thi công và phương hướng
xử lý. Vấn đề tính toán móng trong vùng castơ sẽ được trình
bày trong các bài báo khác./.

Phương pháp Slurry sử dụng một mũi khoan và ống giữ
thành thay cho lưỡi cắt và guồng xoắn. Dung dịch khoan
dùng để giữ cho mũi khoan sạch và hỗ trợ việc vận chuyển
đất mùn, không có tác dụng trong việc hình thành mặt cắt lỗ
khoan.

Sau khi khoan tạo lỗ, bê tông được bơm vào trong để
hình thành nên cọc ngang.
Kết quả tính toán bằng phần tử hữu hạn cho thấy, khả
năng chịu tải của đất nền sau khi gia cố bằng cọc ngang có
thể tăng từ 45% đến 60% so với khi chưa gia cố, tùy thuộc
vào từng tình huống cụ thể [1].
5. Kết luận
Có thể thấy, địa hình castơ rất phong phú, khó kiểm soát,
với rất nhiều hình thái từ hang động, mặt đá dốc, gồ ghề, chất
đá cứng đến các đặc điểm phức tạp của thủy văn, gây ảnh
hưởng tới tất cả các loại móng, từ móng nông đến móng sâu.
Nhiều giải pháp móng được đưa ra nhưng nhìn chung đều

46

T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG

T¿i lièu tham khÀo
1. Baus, R.L and M.C. Wang. “Bearing Capacity of strip footings
above void”, Journal of Geotechnical Engineering, v 109, n 1,
(1983): 1-14
2. Sowers, G.F. Building on sinkholes: design and construction of
foundations in castơ terrain. New York, NY: American Society of
Civil Engineers, 1996
3. Rafael L. Arosemena, Effect of horizontal piles on the soil
bearing capacity for circular footing above cavity, B.S. Peruvian
University of Applied Sciences, 2007
4. Nguyễn Viết Trung. “Cọc khoan nhồi trong vùng có hang động
castơ”, Nhà xuất bản xây dựng, 2004
5. TCXDVN 366:2004 Chỉ dẫn kỹ thuật công tác khảo sát địa chất

công trình cho xây dựng trong vùng castơ



×