Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi b trường mầm non thọ thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.31 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG
GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ LỚP MẪU
GIÁO 5 – 6 TUỔI B TRƯỜNG MẦM NON THỌ THANH

Người thực hiện: Trịnh Thị Hương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường MN Thọ Thanh
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA NĂM 2020


MỤC LỤC
STT
1

Tên đề mục

Trang

Mở đầu.

1


1.1

Lý do chọn đề tài

1

1.2

Mục đích nghiên cứu

2

1.3

Đối tượng nghiên cứu

2

1.4

Phương pháp nghiên cứu

2

Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.

3

2.1


Cơ sở lý luận

3

2.2

Thực trạng

4

2.3

Các biện pháp thực hiện

5

2.4

Hiệu quả

17

3

Kết luận và kiến nghị

19

3.1


Kết luận

19

3.2

Kiến nghị

19

Tài liệu tham khảo

21

Danh mục

22

2


1
1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài:
Giáo dục Mầm non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc
dân, chiếm vị trí quan trọng trong giáo dục. Giáo dục Mầm non có nhiệm vụ xây
dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con
người. Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, việc
bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ không phải chỉ là trách nhiệm của mọi người và
của toàn xã hội và của cả nhân loại, có tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống

con người nhất là ở tuổi mầm non. Ca dao xưa có câu “dạy con từ thủa còn thơ”
câu ca dao ấy đã đi vào lòng người và không thể nào quên. Mỗi chúng ta đều
được lớn lên từ những tiếng ru dịu ngọt của bà của mẹ cất lên “Cháu ơi cháu ở
với bà” hoặc “ con ơi con ngủ cho ngon”, v.v... đã hoà vào hồn ta, ru ta và đã
làm hành trang tốt đẹp giúp ta khôn lớn.
Như chúng ta đã biết mục tiêu giáo dục mầm non là giáo dục trẻ phát triển
được toàn diện về tất cả các mặt đức, trí, thể, mĩ. “Trẻ em hôm nay thế giới ngày
mai” nhận thức được tầm quan trọng trẻ em hôm nay là nhân tài của đất nước
tương lai. Vì vậy từ những ngày đầu tiên trẻ đến lớp trường mầm non, chúng ta
giúp trẻ mạnh dạn tự tin, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, khơi gợi tối
đa những khả năng tiềm ẩn của trẻ. Tư duy của trẻ còn rất sơ đẳng, vì vậy trẻ
không có khả năng tiếp thu lĩnh hội kiến thức một cách dập khuôn bài bản.
Chính vì vậy việc tạo môi trường hoạt động phù hợp cho trẻ ở lứa tuổi mầm non
để trẻ được hoạt động, trải nghiệm, vui chơi, tìm tòi khám phá từ đó tiếp thu
những kiến thức một cách nhẹ nhàng tự nhiên.
Trong giáo dục mầm non. Trẻ mầm non viêc học của trẻ được thông qua
hình thức “ Học bằng chơi, chơi mà học”, mang lại nguồn cảm hứng vô cùng
phong phú, đa dạng, sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ. Trẻ mầm non viêc học
của trẻ được thông qua hình thức “ Học bằng chơi, chơi mà học”, cho nên việc
xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là thực sự cần thiết và
quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức,
hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông
qua đó nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Một môi
trường sạch sẽ an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời
phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của
trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ
hoạt động tích cực sáng tạo. thế giới xung quanh sinh động là vậy, thích thú là
vậy, vì thế trẻ luôn có niềm khao khát khám phá, tìm hiểu về chúng, và trẻ hiểu
biết về chính bản thân mình là tạo điều kiện tốt nhất hữu hiệu nhất giúp trẻ phát
triển nhân thể lực, trí lực và ngày càng phát triện hoàn thiện ngôn ngữ, chính vì

vậy môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ và giữa trẻ với môi
trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẽ, giải bày tâm sự, nguyện
vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn bè. Nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu
nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao
hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo bạn bè hơn. Không gian trong lớp học


2
không thể thiếu những góc chơi của trẻ. Do đó để lớp học thêm lôi cuốn trẻ cần
tạo nên một môi trường lớp học với những màu sắc sinh động, những nhân vật
ngộ nghĩnh… Môi trường lớp học có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi,
quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ, nó phản ánh kinh nghiệm, văn
hóa của địa phương, luôn thay đổi để tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ. Các
góc hoạt động chính được duy trì thường xuyên, chúng không cần phải di
chuyển đi hoặc đóng lại. Chính vì vậy, việc xây dựng môi trường giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm là vô cùng quan trọng trong việc giáo dục trẻ hiện nay.
Trong những năm qua bản thân đã được dự lớp tập huấn do phòng giáo
dục tập huấn, trong đó có chuyên đề về “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm
trung tâm” từ đó bản thân biết được tầm quan trọng của việc xây dựng môi
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non. Xuất phát từ vai
trò quan trọng của xây dựng môi trường hoạt động lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ,
căn cứ vào tình hình hoạt động của trẻ trong trường, nhận thức được ý nghĩa
quan trọng của môi trường hoạt động đối với trẻ; là một tổ trưởng chuyên môn
và là một giáo viên trực tiếp được phân công đứng lớp mẫu giáo, bên cạnh việc
tìm tòi những phương pháp để chăm sóc và nuôi dạy các em thì tôi luôn tâm
huyết với vấn đề làm thế nào để trẻ có thể lĩnh hội được kiến thức một cách tôt
nhất không bị gò bó hay theo một khuôn mẫu nào. Vì vậy đây là lí do bản thân
tôi lựa chọn đề tài: “Biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi B
tại trường mầm non Thọ Thanh”.

1.2 Mục đích nghiên cứu.
Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để nâng cao chất
lượng hoạt động tích cực cho trẻ độ tuổi mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
Kích thích trẻ trải nghiệm chủ động vui chơi, sáng tạo, tìm tòi, khám phá,
trẻ được thực hành, trải nghiệm.
Khuyến khích được tất cả các trẻ trong lớp tham gia vào các hoạt động
một cách tích cực.
SKKN được thể hiện trong suốt năm học 2019 – 2020.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm nâng
cao chất lượng hoạt động cho trẻ tại lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi (B) trường mầm non
Thọ Thanh năm học 2019 – 2020.
Diện tích và khuôn viên của nhà trường
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài để xây dựng thành công môi trường
hoạt động giúp trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động. Bản thân đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu như:
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Gồm điều tra, quan sát, đàm thoại.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Điều tra ở lớp
mẫu giáo 5-6 tuổi B trường Mầm non Thọ Thanh tổng số 30 cháu.


3
Phương pháp nghiên cứu lí luận: Gồm phương pháp phân tích, tổng hợp,
phân loại và hệ thống hóa các tài liệu.
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tài liệu, sách báo, mạng internet.
Phương pháp thống kê xử lý số liệu: Phương pháp toán học và các
bảng biểu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận

Giáo dục mầm non, nói về đổi mới hình thức tổ chức, đổi mới phương
pháp dạy học cho trẻ mầm non; Trường mầm non là môi trường thuận lợi để
hình thành các kỹ năng xã hội cho trẻ. Đảm bảo môi trường giao tiếp thân thiện,
hòa đồng, ấm cúng, cởi mở giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi
trường xung quanh. Quan hệ giữa cô và trẻ, người lớn với trẻ phải thể hiện tình
cảm yêu thương, thái độ tôn trọng, tin tưởng trẻ, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ những
suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng của mình. Tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp và thể
hiện sự quan tâm của mình đối với mọi người, đối với sự vật hiện tượng gần gũi
xung quanh. Mọi cử chỉ, lời nói, việc làm của cô giáo và người lớn luôn mẫu
mực để trẻ noi theo. Mối quan hệ giữa trẻ với trẻ là quan hệ bạn bè cùng học
cùng chơi, đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, đồng cảm, học hỏi lẫn nhau. Giáo viên
luôn nhạy cảm để tận dụng các mối quan hệ giữa trẻ với trẻ để giáo dục trẻ và có
sự thống nhất giữa trường mầm non, gia đình và cộng đồng xã hội trong việc
chăm sóc, giáo dục trẻ.
Nắm được mục đích, yêu cầu xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung
tâm, bản thân đã khai thác sâu nội dung, xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ
theo chương trình giáo dục mầm non. Tầm quan trọng của môi trường giáo dục
đối với trẻ rất lớn, vì môi trường giáo dục nó có ảnh hưởng đến sự thành công
trong học tập của trẻ và ảnh hưởng đến nội dung và kết quả mong đợi trong hoạt
động giáo dục của trẻ mầm non.
Môi trường bên trong và môi trường bên ngoài lớp học đều rất quan
trọng, chúng cung cấp nhiều cơ hội học tập và vui chơi khác nhau cho trẻ. Chính
vì môi trường giáo dục nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ
chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ,
thông qua đó nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện về đức,
trí , thể , mĩ của trẻ mầm non.
Môi trường giáo dục phù hợp hình thành và phát triển ở trẻ chức năng tâm
sinh lý đầu tiên là nền tảng cho việc học tiếp theo của trẻ và cho suốt đời. Môi
trường giáo dục có đa dạng và phong phú thì mới kích thích được tính chủ động
tìm tòi khám phá của trẻ. Trẻ có thể tự lựa chọn góc chơi, vai chơi phù hợp cho

mình từ đó trẻ thích được tìm tòi khám phá những điều mới lạ và thể hiện mô
phỏng được đúng nội dung cuộc sống hàng ngày thông qua các góc chơi của trẻ.
Từ đó trẻ học được cách biết chấp nhận làm việc tập thể biết đoàn kết giúp đỡ
lần nhau trong quá trình hoạt động.
Môi trường hoạt động đa dạng phong phú nó kích thích trẻ và cả giáo viên
từ đó góp phần hình thành nâng cao mối quan hệ thân thiết giữa cô với trẻ và


4
giữa trẻ với trẻ. Như vậy cho chúng ta thấy môi trường hoạt động cho trẻ tốt
thực sự góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ, nhận thức sâu sắc về giá
trị của môi trường cho trẻ hoạt động, việc áp dụng phương pháp mới về dạy học
lấy trẻ làm trung tâm, trong năm học qua bản thân tôi đã xây dựng tốt môi
trường phù hợp kích thích trẻ tích cực hoạt động trải nghiệm.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Vấn đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm kích thích trẻ
tích cực tham gia vào các hoạt động cho trẻ trong nhà trường, trong khối mẫu
giáo và trong lớp chưa thật sự đạt hiệu quả so với mục tiêu kế hoạch của
trường, của lớp đề ra là giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Đây quả thật là một vấn
đề cần được quan tâm và chú trọng.
2.2.1. Thuận lợi:
Bản thân luôn học hỏi kinh nghiện từ bạn bè đồng nghiệp, luôn nêu cao
tinh thần trách nhiệm của bản thân trong công tác chăm sóc, giáo dục, yêu nghề
mến trẻ luôn quan tâm nắm bắt được đặc điểm tâm lý của từng cá nhân trẻ trong
nhóm lớp của mình.
Trẻ đi học thường xuyên có nề nếp thói quen tốt, ngoan ngoãn nghe lời cô
giáo tham gia tích cực vào các hoạt động.
Bản thân cũng như các đồng chí giáo viên trong trường được nhà trường
tạo điều kiện về đồ dùng, dụng cụ để phục vụ cho công tác giảng dạy ở lớp.
Đa số Phụ huynh rất nhiệt tình, quan tâm đến trẻ.

Trẻ đồng đều lứa tuổi
Là trường mới được công nhận chuẩn nên cũng được sự quan tâm của các
cấp lãnh đạo về cơ sở vật chất cũng như đồ dùng đồ chơi cho trẻ.
2.2.2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên vẫn còn những khó khăn trong việc xây
dựng môi trường hoạt động cho trẻ, đặc biệt là việc xây dựng môi trường giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm để kích thích trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.
Do trường mầm non Thọ Thanh là trường thuộc địa bàn nông thôn nên
điều kiện kinh tế còn khó khăn, khuôn viên trường lớp chật hẹp, đồ dùng đồ
chơi chưa phong phú đa dạng, đời sống kinh tế khó khăn nên sự quan tâm đầu
tư của các bậc phụ huynh cho con em của mình còn thấp.
Địa điểm, đồ dùng đồ chơi, không gian phục vụ cho các hoạt động trong
lớp và ngoài trời còn chật hẹp, chưa được đổi mới dẫn đến việc xây dựng các
góc chưa linh hoạt sáng tạo, chưa gây hứng thú được cho trẻ trong quá trình
tham gia vì vậy hiệu quả cho trẻ chưa cao.
Đa số trẻ là con nông thôn nền kinh tế kém phát triển, nhận thức của
người dân chưa cao nên việc quan tâm đến trẻ còn hạn chế, nhiều trẻ trong lớp
còn rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin khi tham gia vào các hoạt động.
Bản thân trong những năm qua chưa nhận thức đầy đủ về phương pháp
“Lấy trẻ làm trung tâm”, còn lúng túng trong việc vận dụng chương trình
giáo dục mầm non mới vào thực tế giảng dạy. Tổ chức các hoạt động còn độc


5
lập, tách rời, mang nặng cung cấp kiến thức cho trẻ, chưa phát huy được tính
tích cực, chủ động, sáng tạo ở trẻ, giáo viên chưa biết tạo môi trường để trẻ
được học tập tham quan khám phá ở mọi lúc mọi nơi
Phương pháp tổ chức các hoạt động trong chương trình còn dựa vào bài
soạn mẫu chưa sáng tạo thực hiện, còn cứng nhắc
2.2.3 Kết quả của thực trạng:

Sau đây là bảng đánh giá thực trạng của lớp tôi trực tiếp giảng dạy trước
khi vận dụng “Biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi B tại trường
mầm non Thọ Thanh”:
Đạt
Chưa đạt
Tổng
Nội dung khảo sát
số
ST Tỷ % ST Tỷ %
Trẻ hoạt động tích cực vào môi trường
30
18
60
12
40
trong lớp.
Trẻ hoạt động tích cực vào môi trường
30
19
63,3
11
36,6
ngoài lớp.
Kỹ năng hoạt động môi trường giáo dục
30
20
66,6
10
33,3

lấy trẻ làm trung tâm của trẻ.
Hứng thú tham gia hoạt động
30
20
66,6
10
33,3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Lập kế hoạch trang trí môi trường giáo dục.
Căn cứ vào kế hoạch chỉ đạo của Trường Mầm non Thọ Thanh thực hiện
chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Bản thân xây
dựng kế hoạch chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” ở
lớp, để có thể thực hiện được tốt các hoạt động giáo dục một cách khoa học và
có hiệu quả ở lớp mình trước hết dựa vào điều kiện thực tế của lớp và dựa vào
dự kiến chủ đề của tổ chuyên môn để lập ra kế hoạch cho mình: Gồm có: kế
hoạch tháng, kế hoạch tuần và kế hoạch hàng ngày cụ thể và phù hợp với điều
kiện thực tế của địa phương mình. Tôi xây dựng kế hoạch giáo dục căn cứ vào
khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ ở nhóm lớp mình phụ
trách để xác định mục tiêu, nội dung cụ thể. Tổ chức hoạt động luôn đặt trẻ vào
trung tâm của quá trình giáo dục, có nghĩa là tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham
gia vào các hoạt động.
Xây dựng môi trường trong và ngoài nhóm lớp phong phú, hấp dẫn đối với
trẻ, tạo nhiều cơ hội cho trẻ được tham gia các hoạt động hàng ngày ở mọi lúc,
mọi nơi. Trẻ tích cực, chủ động tham gia hoạt động, biết phối hợp cùng bạn để
trao đổi chia sẻ kinh nghiệm, trình bày ý kiến, làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, hình
thành một số kỹ năng, phát triển năng khiếu của trẻ thông qua các hoạt động.
Như vậy môi trường giáo dục phải đảm bảo an toàn về mặt tâm lý cho trẻ
và trẻ thường xuyên được giao tiếp thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với
trẻ và trẻ với những người xung quanh. Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo



6
viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo. Luôn tôn
trọng ý kiến riêng của trẻ, thường xuyên đánh giá sự tiến bộ của trẻ, luôn động
viên trẻ tự tin, đồng thời môi trường vật chất trong lớp, ngoài lớp đáp ứng nhu
cầu, hứng thú chơi của trẻ đảm bảo an toàn đối với trẻ, cụ thể: Có quy hoạch
hợp lý, các khu vực trong lớp quy hoạch thiết kế phù hợp, an toàn sạch đẹp, theo
hướng tận dụng các không gian để cho trẻ hoạt động . Có biện pháp linh hoạt
trong việc bảo quản đồ chơi, được bảo dưỡng thường xuyên để trẻ sử dụng an
toàn, hiệu quả, hệ thống biểu bảng, tranh ảnh, áp phích tuyên truyền…được thiết
kế đẹp, phù hợp với tâm lý của trẻ, được bố trí sắp xếp hợp lý, tiện dụng. Các
góc hoạt động trong lớp và ngoài lớp mang tính mở, tạo điều kiện cho trẻ dễ
dàng tự lựa chọn và sử dụng sự vật, đồ vật, đồ chơi để thực hành, trải nghiệm.
Trang trí môi trường lớp học cần phù hợp với tính chất của hoạt động, phù hợp
với từng lúa tuổi, phù hợp hoạt động chung, và hoạt động theo sở thích, khả
năng nhóm hoặc cá nhân. Các đồ dùng đồ chơi trong và ngoài lớp được sắp xếp
khoa học, thường xuyên được thay đổi tạo nên sự mới mẻ, phấn khích đối với
trẻ; đồ dùng đồ chơi trong nhóm, lớp được sắp xếp phù hợp theo chủ đề, tạo
điều kiện cho trẻ được tim tòi khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình
thức đa dạng nhăm đáp ứng nhu cầu hứng thú của trẻ, cơ hội cho trẻ hoạt động
trải nghiệm, khám phá dưới nhiều hình thức khác nhau, phát triển toàn diện, tạo
những điều kiện, cơ hội cho trẻ tham gia vào hoạt động phù hợp với khả năng
nhu cầu và hứng thú của trẻ.
Để tạo cho trẻ yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động, thì trước
tiên phải đòi hỏi giáo viên lên kế hoạch cụ thể rõ ràng cho việc trang trí môi
trường trong và ngoài lớp một cách cụ thể cho từng chủ đề.
Ví dụ: Kế hoạch tháng 10: Chủ đề: “ Bản Thân”
KẾT
TUẦN
NỘI DUNG

QUẢ
- Trang trí chủ đề “ Bản thân ” với chủ đề nhánh “Tôi là ai”
- Trang trí các mảng tường ở các góc chơi theo chủ đề nhánh
trong các góc chơi bằng các sản phẩm của trẻ và cô làm ra
Tuần 1 hoặc các tranh ảnh sưu tầm về hình ảnh các bạn trai, gái, cao,
thấp, béo, gầy....
- Chuẩn bị đồ chơi ở các góc theo chủ đề nhánh
- Vệ sinh lớp học
- Trang trí nhánh 2 “ Cơ thể tôi ”
- Trang trí các mảng tường ở các góc chơi theo chủ đề nhánh
Tuần 2
- Chuẩn bị đồ chơi ở các góc theo chủ đề nhánh
- Vệ sinh lớp học
Tuần 3 - Trang trí nhánh 3: “ Đồ dùng cá nhân của tôi ”
- Trang trí các hình ảnh lên mảng tường ở các góc chơi theo
chủ đề nhánh
- Chuẩn bị đồ chơi ở các góc theo chủ đề nhánh


7
- Vệ sinh lớp học
- Trang trí nhánh 4: “ Tôi cần gì lớn lên và khỏe mạnh”
- Trang trí các hình ảnh về chủ đề lên mảng tường ở các góc
Tuần 4 chơi theo chủ đề nhánh
- Chuẩn bị đồ chơi ở các góc theo chủ đề nhánh
- Vệ sinh lớp học
2.3.2. Xây dựng môi trường vật chất bên trong lớp học ở các góc theo
các chủ đề.
* Xây dựng các góc trong lớp học.
Xây dựng môi trường lớp học và bố trí các góc hoạt động khác nhau trong

lớp cho trẻ nhằm tạo điều kiện giúp cho trẻ được hoạt động cá nhân hoặc theo
nhóm,hình thức hoạt động phong phú đa dạng hình thành ở trẻ tính hợp tác và
chia sẽ với nhau trong quá trình trẻ hoạt động. Để tạo môi trường lớp học thân
thiện với trẻ cô nên trang trí các mảng lớp học bằng những hình ảnh, những hoạt
động thiết thực của ở trẻ trường mầm non. Để thu hút trẻ tích cực hoạt động với
những mảng đó cô nên chọn những gam màu tươi sáng phù hợp, trang trí bằng
những hình ảnh gần gũi với cuộc sống hàng ngày trẻ, khuyến khích trẻ tích cực
hoạt động.Tên các góc chơi của trẻ ngỗ nghĩnh phù hợp nội dung từng góc.
Ví dụ: Chủ đề tết và mùa xuân
Góc xây dựng: Gạch bộ đồ xây dựng cho trẻ, các khối gỗ, các loại cây
hoa, cây cỏ, cây ăn quả… ( Chơi xây dựng công viên ngày tết).

Hình ảnh: Góc xây dựng


8
Góc phân vai: Góc phân vai này trẻ hòa mình vào các vai khác nhau tái
hiện lại những gì đang diễn ra trong cuộc sống xung quanh trẻ. Đồ dùng đồ chơi
gồm có: bộ đồ nấu ăn, trang phục nấu ăn,các loại bánh kẹo và đồ dùng ngày tết (
Chơi bán hàng, bán các loại đồ cùng đồ chơi phục vụ ngày tết )

Hình ảnh: Góc phân vai


9
Góc vận động: Để trẻ có cơ thể sức khỏe tốt học tập và vui chơi hàng
ngày thì việc phát triển thể lực cho trẻ trong trường mầm non cũng là một trong
những nội dung được rất là quan tâm và chú trọng của nhà trường cũng như là
của giáo viên trong trường vì vây ý thức được tầm quan trọng phát triển thể chất
cho trẻ nên ngay từ đầu bản thân tôi đã chú trong xây dựng góc phát triển thể

chất cho trẻ.Trong đó có các dụng cụ giúp trẻ phát triển thể lực như: có vòng thể
dục, túi cát, ghế thể dục, bóng….

Hình ảnh: Góc vận động.
Góc học tập: Đối trẻ 5-6 tuổi trẻ rất thích khám phá với việc tiếp xúc với
sách sẽ giúp cho trẻ nhận biết với thế giới xung quanh, nhận biết các chữ cái
tiếng việt ,hiểu được một số quan hệ nhân qủa trong môi trường gần gũi, hình
thành một số kiến thức kỹ năng cần thiết cho việc học tập. Việc đọc sách và kể
chuyện cho trẻ nghe, ngoài mục đích nâng cao khả năng nghe nói, phát triển
tưởng tượng cho trẻ mà còn nhằm xây dựng ước mơ, tình cảm của trẻ đối với
nhân vật, vẻ đẹp tình người, vẻ đẹp của thiên nhiên, của những hình tượng thẩm
mỹ, mở rộng hiểu biết của trẻ về những quan hệ con người và xác định thái độ
đúng đắn của trẻ đối với thế giới xung quanh và ngoài ra cần phải cung cấp
nhiều vốn từ cho trẻ. Bé hay nói và thích kể những câu chuyện dài đôi khi là
không cần theo nội dung truyện mà thường kể sáng tạo ra các chi tiết theo sở
thích và trí tưởng tượng của cá nhân.
Để nói được tốt trẻ cần được luyện nghe các âm thanh ngôn ngữ như:
luyện nghe nhiều loại âm thanh khác nhau trong các từ các câu. Nghe ngữ điệu
thể hiện các sắc thái tình cảm khác nhau. Nghe các giọng nói biểu cảm, nói có
ngữ điệu khác nhau như khi trẻ nghe cô kể chuyện hay yêu cầu trẻ làm theo một
lời chỉ dẫn


10

Hình ảnh: Góc học tập
Thông qua cuốn sách biết nói giáo viên có thể giúp trẻ phát âm đúng, trẻ
thuộc thơ, biết nhiều truyện, hiểu từ chính xác hơn. Trẻ có thể học hát bằng hình
ảnh, có thể chọn các bài hát theo chủ đề có sẳn trong sách trẻ có thể hoạt động
theo nhóm, cá nhân. Trẻ có thể xem một số phim, hình ảnh hoạt động của trẻ, cô

và bạn trong trường lớp qua lễ hội.
Góc nghệ thuật: Góc nghệ thuật tạo không gian cho trẻ được tự do biểu
diễn hát múa các bài hát, đọc thơ giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn vì vậy để cho
hoạt động ở góc này thêm phần xinh động, ngoài khả năng biểu diễn của trẻ ra
thì những đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động cũng rất quan trọng như: mũ
múa, trống, sắc xô, phách… được lựa chọn để trang trí vào góc.

Hình ảnh: Góc nghệ thuật.


11
Góc học toán: Đối với trẻ mầm non, môn làm quen với toán là môn học
rất quan trọng và cần thiết với trẻ và cũng là vốn kiến thức ban đầu để trẻ bước
vào ngưỡng cửa mới của cuộc sống sau này của trẻ.Môn toán đã mang lại cho
trẻ sự phát triển tư duy, đồng thời thông qua môn toán trẻ có thể tìm hiểu khám
phá thêm về thế giới xung quanh mình. Đến với môn toán trẻ trở nên tích cực
nhanh nhẹn hơn, trẻ biết đếm, phân biệt nhiều hơn ít hơn, trẻ biết tách gộp chia
nhóm, ngoài ra trẻ có thể xác định được các hình khối Như vậy trẻ đã dần hình
thành những nét sơ đẳng biểu tượng ban đầu của toán học.Vì vậy hiểu được tầm
quan trọng của toán đối với trẻ ở độ 5-6 tuổi này tôi đã nghiên cứu xây dựng góc
học toán cho trẻ.
Môi trường vật chất theo các chủ đề.
Xây dựng môi trường giáo dục được xây dựng trong quá trình thực hiện
chủ đề, thông qua các chủ đề xây dựng môi trường giáo dục được tiến hành một
cách xuyên suốt thời gian thực hiện các chủ đề ở mỗi thời điểm khác nhau để trẻ
dễ tiếp thu thích nghi với những kiến thức mới.
Trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học
thêm lôi cuốn trẻ cô giáo cần tạo nên một môi trường lớp học với những màu
sắc sinh động, những nhân vật ngộ nghĩnh… Môi trường có không gian, cách
sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ;

phản ánh kinh nghiệm, văn hóa của địa phương; luôn thay đổi để tạo ra sự hấp
dẫn mới lạ đối với trẻ, các góc hoạt động chính được duy trì thường xuyên,
chúng không cần phải di chuyển đi hoặc đóng lại.
Ví dụ: Để thay đổi sự tập trung của góc hoạt động đóng vai từ trò chơi
gia đình sang trò chơi bệnh viện, hoặc tạo ra không gian cho giờ ngủ trưa bằng
cách di chuyển một số giá để đồ. Khi thiết kế các góc hoạt động này giáo viên
cần cần chú ý: Sắp xếp những hoạt động tương đồng thì ở gần nhau (hoạt động
tĩnh xa hoạt động động); Giới hạn không gian: chiếu, giá, đồ dùng; Nhiều góc sẽ
ở trong phòng, nhiều góc sẽ ở ngoài trời; Kiểu lưu chuyển: chắc chắn rằng sự di
chuyển qua lại trong phòng hay ngoài trời đều phải hạn chế tối đa sự cản trở.
Đảm bảo rằng trẻ có thể di chuyển dễ dàng giữa các góc mà không va
chạm vào nhau hoặc vấp ngã hay va chạm vào đồ vật; Có đồ chơi, học liệu và
phương tiện đặc chủng cho từng góc; Các góc phải được bày biện hấp dẫn;
Không gian để chơi và di chuyển xung quanh: cần giới hạn số trẻ trong những
không gian nhỏ.
Không cần thiết phải có một không gian rộng thoáng cố định vì nó có thể
sẽ làm giảm không gian của các góc hoạt động thú vị và vì vậy sẽ hạn chế việc
học và chơi của trẻ trong các góc hoạt động này, học liệu và phương tiện trong
góc hoạt động đóng vai trò không nhỏ trong quá trình học và chơi của trẻ.
Xây dựng môi trường giáo dục bên trong lớp học cần dựa vào mục tiêu
giáo dục của từng chủ đề cụ thể của lớp đảm bảo phát triển toàn diện cho trẻ về
cả 5 lĩnh vực: nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm – quan hệ xã hội và thẫm
mĩ cho trẻ.


12
Khi xây dựng kế thoạch giáo dục cụ thể cho từng chủ đề đối với ở lớp tôi
bản thân tôi xác định được đặc điểm tính chất của trẻ ở lứa tuổi này từ đó đưa ra
được kế hoạch cụ thể cho từng chủ đề ở lớp mình một cách phù hợp để phát
triển được trẻ khuyến khích được trẻ hứng thú tìm tòi sáng tạo trong quá trình trẻ

hoạt động.
Xây dựng môi trường trong lớp để khuyến khích được trẻ hoạt động thì
bản thân tôi luôn tham khảo tìm hiểu trang trí mở để cho trẻ dễ dàng hoạt động
tháo ra lắp vào một cách dễ dàng thuận tiện mà không gắn chết vào tường theo
hình thức tượng trưng. Vì vậy các đồ dùng và học liệu mà giáo viên cung cấp
cho các góc hoạt động cần được lên kế hoạch thật cẩn thận để hỗ trợ giáo viên
lên kế hoạch cho việc học của trẻ và để thu hút trẻ tham gia, cũng như tạo ra các
cơ hội học tập khác, sẽ hỗ trợ giáo viên lập kế hoạch học tập cho trẻ, kích thích
trẻ tham gia và làm phong phú hoạt động chơi và học của trẻ; Có thể thay đổi
tùy theo giáo viên dự định và tùy vào hứng thú, khả năng của trẻ, môi trường
phong phú, đa dạng và được bổ sung khi cần; Mang tính mở, không cố định trẻ
phải sử dụng theo cách nào cho đúng; Nguyên vật liệu tự nhiên và phế liệu; đặc
biệt phản ánh rõ sự khác biệt văn hóa (mang màu sắc vùng miền, địa phương)
của trẻ trong trường và của cộng đồng. Trong quá trình thực hiện chủ đề cô và
trẻ cùng nhau trang trí và sưu tầm những nguyên vật liệu phục vụ cho từng chủ
đề, một chủ đề không nhất thiết phải trang trí ngay từ đầu mà sẽ trang trí dần
theo từng nhánh cho đến khi kết thúc chủ đề đó.
Ví dụ: Chủ đề “ Thế giới thực vật – Tết và mùa xuân” thì cài các loại
tranh ảnh về Thế giới thực vật – Tết và mùa xuân, dùng loại cài có thể tháo rời
ra và dể dàng lắp vào được.

Hình ảnh: Trang trí theo chủ đề


13
Phải trang trí theo hình thức cuốn chiếu theo các chủ đề nhánh của từng tuần.
Ví dụ : Chủ đề : “Thế giới thực vật – Tết và mùa xuân” thì có các chủ đề
nhánh là:
Nhánh1: Một số loại cây- Cây lương thực
Nhánh 2: Một số loại hoa

Nhánh 3: Một số loại rau, củ, quả
Nhánh 4: Tết và mùa xuân
Mỗi tuần phải trang trí 1 nhánh với hình ảnh phù hợp ( Có thể là sản phẩm
của trẻ). Khi trang trí 4 nhánh xong qua chủ đề khác thì lột dần từng nhánh một
và dán chủ đề mới vào.
Hình ảnh sưu tầm phải rõ ràng, màu sắc đẹp, có thể dán tên gọi ở mỗi bức
tranh để tích hợp chữ viết vào. Khuyến khích sản phẩm của trẻ tự làm
Hình ảnh dán phải vừa tầm mắt của trẻ : Không quá cao, không quá thấp,
để tạo môi trường lớp học thân thiện với trẻ cô nên trang trí các mảng lớp học
bằng những hình ảnh, những hoạt động thiết thực của ở trẻ trường mầm non. Để
thu hút trẻ tích cực hoạt động với những mảng đó cô nên chọn những gam màu
tươi sáng phù hợp, trang trí bằng những hình ảnh gần gũi với cuộc sống hàng
ngày trẻ, khuyến khích trẻ tích cực hoạt động.
Ví dụ: bảng bé ngoan cô trang trí bằng những hình ảnh xinh động , bằng
các màu sắc đẹp mắt như gắn trang trí gắn mỗi tổ một màu khác nhau giúp trẻ dễ
phân biệt tổ mình.

Hình ảnh: Bảng hoa bé ngoan


14
2.3.3. Xây dựng môi trường vật chất bên ngoài.
Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ, bản thân đã tập trung xây
dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học an toàn, đẹp, hấp dẫn trẻ, bố trí các khu
vực bổ trợ cho hoạt động ngoài trời của trẻ, có thể bố trí các khu vực cho trẻ
hoạt động vui chơi, sinh hoạt, học tập ngoài trời một cách khoa học và phù hợp
với trẻ. Môi trường giáo dục phải thực sự an toàn và có tính thẩm mỹ cao, ngoài
ra, môi trường giáo dục cũng cần tạo cho trẻ cảm giác an toàn về mặt tâm lý:
được yêu thương, được tôn trọng và đáp ứng các nhu cầu chính đáng; cần đa

dạng, phong phú, kích thích sự phát triển của trẻ qua các trang thiết bị ngoài trời;
kích thích các vận động khác nhau của trẻ.
Môi trường ngoài lớp học trước đây giáo viên chưa thật sự quan tâm và
chú trọng nhưng đến năm học 2019 – 2020 với việc chỉ đạo sát sao của ban giám
hiệu nhà trường về việc xây dựng môi trường phát huy tính tích cực của trẻ bản
thân đã biết bố trí các hình ảnh tuyên truyền về nề nếp, lễ giáo của trẻ ở những
mảng tường, hành lang lớp học. Hành lang lớp học bố trí tranh tuyên truyền về
biển đảo quê hương, phòng chống tai nạn thương tích, an toàn giao thông, công
khai bảng theo dõi cân nặng chiều cao của trẻ. Riêng góc thiên nhiên bố trí
ngoài trời. Góc thiên nhiên tận dụng khoảng hiên ngoài lớp cho trẻ hoạt động
thoải mái tránh sự ồn ào cho các góc khác. Góc thiên nhiên cần chuẩn bị 1 số
chậu hoa cây cảnh cho trẻ chăm sóc. Các chậu hoa, cây cảnh có thể bố trí ngoài
hiên lớp hoặc sân trường. Tận dụng các nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa
phương để trẻ khám phá, đặc biệt là nguồn nguyên liệu tự nhiên và phế liệu, tận
dụng những lốp xe máy ô tô hỏng để phát triển vận động, hoặc dùng để trồng
các loại cây rau, cây hoa cho trẻ quan sát.

Hình ảnh: Thiên nhiên của bé


15
Môi trường bên ngoài lớp học rất quan trọng đối với sức khỏe và việc học
tập vui chơi của trẻ. Chơi ngoài trời tạo cho trẻ nhiều cơ hội vận động toàn thân,
phát triển kỹ năng vận động, phát triển các cảm giác khác nhau. Hoạt động
ngoài trời rất đa dạng và thực hiện ở các khu vực khác nhau. Khu vực thiết bị đồ
chơi ngoài trời: Xích đu, cầu trượt, bệp bênh, ống chui, con nhún, cột còn…bố
trí nơi có bóng mát, địa hình bằng phẳng, rộng rãi. Giáo viên khuyến khích trẻ
chơi cùng nhau, thay phiên nhau chơi. Những hoạt động này giúp trẻ phát triển
kỹ năng vận động thô của cơ bắp, các tố chất nhanh, mạnh, khéo léo, thăng
bằng, phối hợp nhịp nhàng…Bên cạnh đó giới thiệu để trẻ biết được tên gọi,

cách chơi, công dụng của các đồ chơi ngoài trời. Khu vực chơi với cát, nước và
các vật liệu thiên nhiên: Bể chứa cát, nước hình con cua, con bướm, các dụng cụ
như xẻng nhựa, giấy gấp thuyền, 1 số đồ vật chìm, nổi, khuôn các loại…. ở khu
vực này tôi tạo điều kiện cho trẻ thả thuyền, đong nước, thí nghiệm vật chìm,
nổi, đào xới, tạo các sản phẩm bằng khuôn.
Bản thân luôn xác định được vai trò định hướng các hoạt động cho trẻ,
luôn tạo cơ hội cho trẻ phát huy tính tích cực và độc lập, rèn luyện kỹ năng sống
cho trẻ; có kinh nghiệm trong việc tổ chức môi trường giáo dục cho trẻ theo tinh
thần đổi mới.
Việc tạo không gian sống thân thiện, tiếp xúc gần gũi, trực tiếp với thiên
nhiên có ý nghĩa quan trọng, cảm giác được sống trong môi trường thế nào sẽ
tác động mạnh đến cảm xúc, nhận thức, sau đó là hành vi hàng ngày của trẻ, sử
dụng tối đa nguyên vật liệu thiên nhiên trong việc xây dựng, trang bị cơ sở vật
chất, đồ dùng để tạo sự ấm cúng, an tâm, duy trì việc thực hiện chuyên đề "
Vườn cây của bé" với một số hướng dẫn cụ thể: Thiết kế phù hợp sinh thái, chọn
các lọai cây, hoa thích hợp yêu cầu giáo dục: đa dạng về chủng loại, môi trường
sống,... giúp trẻ quan sát, phát hiện, thực hành bảo vệ chăm sóc cây, khám phá
thử nghiệm liên quan đến cây xanh và tạo mỹ quan thân thiện trong nhóm lớp,
trong trường. Cho trẻ hoạt động ngoài trời càng nhiều càng tốt: đón, trả,vận
động, thể dục, chơi, vẽ, đọc sách.
2.3.4. Xây dựng môi trường xã hội giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Môi trường xã hội được hiểu là toàn bộ những điều kiện xã hội như: Chính
trị, văn hóa, các mối quan hệ giúp trẻ hình thành nhân cách của mình. Môi trường
xã hội đặc biệt được nhấn mạnh ở đây là mối quan hệ tương tác giữa cô và trẻ, giữa
trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh. Giáo viên và trẻ có trang phục
đẹp, gọn gàng, phù hợp, có hành vi, lời nói, cử chỉ chuẩn mực, trẻ ngoan, sạch sẽ,
mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động, thể hiện tốt nội dung giáo dục lễ giáo tốt.
Đồng thời phải giao tiếp với trẻ thân thiện, đối xử công bằng với trẻ, khi trò chuyện
luôn hướng ngang tầm mắt của trẻ, quan tâm và giải đáp mọi thắc mắc của học
sinh. Bao gồm hệ thống các mối quan hệ có liên quan và hỗ trợ cho nhau, tạo bầu

không khí ấm cúng thoải mái cho các thành viên, đặc biệt là trẻ. Môi trường xã hội
lành mạnh là động lực thúc đẩy mọi hoạt động tích cực ở trẻ.
Các mối quan hệ đó là: (Giáo viên với trẻ , trẻ với trẻ, giáo viên với giáo
viên, cha mẹ với giáo viên, cán bộ quản lí với giáo viên và nhân viên). Để xây


16
dựng mối quan hệ tình cảm, thân thiện đó sẽ tạo ra mối quan hệ lành mạnh giữa
trẻ với nhau:
Mọi trẻ đều cảm thấy được cô yêu thương và được đối xử công bằng.
Công bằng là nền tảng cho việc tạo ra mối quan hệ tốt, tránh sự thiên vị, tạo tâm
lý tin cậy, mong muốn chia sẻ, gần gũi, cô ân cần niềm nở, biết cách lắng nghe
trẻ, luôn gọi tên trẻ khi giao tiếp, tạo mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với nhau
thông qua tổ chức các hoạt động tập thể: trò chuyện, thảo luận, vui chơi theo
đội, chia sẻ cảm xúc kinh nghiệm, trưng bày sản phẩm, chia sẻ ý tưởng, sinh
nhật bạn... Đặc biệt chú trọng phát triển các kỹ năng xã hội trong các hoạt động
nhóm (chờ đết lượt, phân công, hợp tác chia sẻ, tôn trọng bạn, giải quyết xung
đột, kiềm chế...) luôn khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và tự tin diễn đạt
chúng bằng lời nói, dạy trẻ thoải mái tự tin trước đám đông như trình diễn trên
sân khấu, trước các bạn, người lạ, tôn trọng sự phát triển tự nhiên, đăc điểm tâm
lý lứa tuổi, đặc điểm cá nhân.
Chấp nhận trẻ học bằng cách Thử - Sai. Cho phép trẻ được làm sai trước
khi làm đúng, không cần thiết chỉnh sửa quá nhiều. Như thường xuyên động
viện sự lạc quan, tự tin vào bản thân " không sao đâu", " làm lại đi nào", "từ từ
thôi", " con sắp làm được rồi"...khi trẻ gặp thất bại, tôi luôn kiên nhẫn với
trẻ.Tránh thúc ép, căng thẳng khi luyện tập các kỹ năng cho trẻ.
Xây dựng môi trường xã hội cho trẻ hoạt động cô cần tôn trọng ý kiến cá
nhân của trẻ, dạy trẻ biết phát biểu ý kiến, tránh áp đặt trẻ.Từ đó hình thành thói
quen suy nghĩ 1 cách độc lập cho trẻ, chú ý không định kiến với trẻ, chỉ cấm
đoán những việc không an toàn, hạn chế mệnh lệnh, tăng cường khích lệ trẻ.

Ví dụ: Khi muốn nhắc nhở trẻ thì không nên nói "không được làm thế
này" mà nói " con nên làm thế này". hay " Con nên nói nhẹ nhàng" thay vì " Con
không được la hét"… Trong việc đánh giá trẻ nên đánh giá sự tiến bộ của mỗi
trẻ so với bản thân và đối chiếu với yêu cầu chung của lứa tuổi. Đánh giá với
mục đích giúp đỡ trẻ phát triển tốt hơn, tránh việc so sánh trẻ với nhau, luôn
nhìn nhận,khen ngơi bất cứ sự tiên bộ nào, dù là nhỏ nhất, và của những trẻ khó
dạy nhất. Không cần can thiệp quá nhiều vào quá trình trẻ chơi, nếu không cần
thiết mà thiên về quan sát, khơi gợi, giải quyết xung đột giữa trẻ.
Luôn tạo mối quan hệ tốt giữa cấp trên và cấp dưới, đây là mối quan hệ
nhạy cảm nhất, ảnh hưởng gián tiếp đến việc giáo dục trẻ qua việc tạo điều kiện
thuận lợi về chế độ hoạt động.
2.3.5. Phối kết hợp với phụ huynh.
Ở lứa tuổi mẫu giáo trẻ thường mau nhớ nhưng cũng chóng quên, để trẻ
nhớ lâu hơn thì cần củng cố cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, ở cả trường lớp và gia
đình. Hơn nữa để tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” thì sự thống
nhất, phối kết hợp giữa gia đình và giáo viên là rất cần thiết
Tổ chức đón trả linh hoạt, tôn trọng, công bằng với mọi thành viên, hỗ
trợ, hợp tác, phân công trách nhiệm hợp lý rõ rang, tạo dựng mối quan hệ thân
thiện với cha mẹ trẻ, thông tin thường xuyên, kịp thời cho cha me. Phối hợp để
tạo sự thống nhất trong chăm sóc giáo dục trẻ.


17
Bản thân dùng kỹ thuật thông tin 2 chiều( họp phụ huynh, thông báo,..),
giải thích. thuyết phục cha mẹ thay cho ra lệnh, tìm hiểu thông tin về trẻ. Tạo
mối quan hệ thân tình giữa giáo viên và cha mẹ, tạo sự an tâm cho cha mẹ. Vai
trò dẫn dắt là giáo viên tổ chức các hoạt động chung với phụ huynh trong lớp để
tăng thêm hiểu biết để thu hút, mở rộng sự tham dự của phụ huynh vào quá trình
giáo dục, khai thác tiềm năng đóng góp của họ. Thường xuyên tổ chức cho cha
mẹ thăm quan các hoạt động giáo dục ở lớp.

Sự quan tâm thích đáng của phụ huynh kết hợp với quá trình chịu khó học
hỏi, sưu tầm, nghiên cứu, sáng tạo, khéo léo, tận tụy của bản thân trong việc xây
dựng môi trường và làm đồ dùng, đồ chơi nên các cháu được học tập, vui chơi
trong môi truờng an toàn, thân thiện, cởi mở giúp trẻ chủ động khám phá, trải
nghiệm các hoạt động theo nhu cầu, phù hợp độ tuổi, ở đó trẻ được học mà chơi,
chơi mà học; được bổ sung, củng cố, rèn luyện các kỹ năng.
Mỗi giáo viên đều làm được 1 bộ đồ dùng và 1 bộ đồ chơi trong 1 chủ
đề giáo dục, hình thành ở trẻ những mối quan hệ tốt với trường lớp, với gia
đình, bạn bè và xã hội; phát triển kiến thức về môi trường xung quanh và
những kinh nghiệm trong đời sống; đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý và
đáp ứng nhu cầu trẻ.
Bản thân hàng ngày tuyên truyền đến phụ huynh về thời gian biểu của
lớp, tuyên truyền nội dung giảng dạy đến phụ huynh, mời phụ huynh tham quan
lớp, tham quan triển lãm đồ dùng để phụ huynh hiểu rõ những khó khăn hạn chế
về cơ sở vật chất trang thiết bị để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu dạy và học hiện
nay. Qua đó vận động phụ huynh tham gia đóng góp ủng hộ thêm các nguồn
sách báo tranh truyện, cây xanh cho trường nhằm thực hiện tốt việc chăm sóc
giáo dục cho con em mình.
Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh về kế hoạch xây dựng môi trường
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non nhằm giúp cho trẻ tiếp thu
lĩnh hội những kiến thức và được trực tiếp trải nghiệm cuộc sống hàng ngày
thông qua các hoạt động giao lưu mua bán, hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục
thể thao vì vậy không những nhà trường mà cần tới sự giúp sức của cả các bậc
phụ huynh đóng góp về vật chất và công sức tạo nên không gian cho trẻ hoạt
động trải nghiệm từ đó hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Trẻ hứng thú tích cực
tham gia hoạt động, kiến thức, kỹ năng được củng cố, trẻ tỏ ra mạnh dạn tự tin
trong giao tiếp, khả năng sáng tạo được bộc lộ rõ rệt.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Qua việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm bản thân tôi

đã thu được nhiều kết quả trẻ hứng tham gia vào tất cả các hoạt đông tại lớp
mình phụ trách, tôi nhận thấy kết quả đạt được như sau:
a) Về phía trẻ:


18
97% trẻ trong lớp rất hứng thú và yêu thích tham gia vào các hoạt động ở
các góc chơi.
Đa số trẻ đã hứng thú tham gia tự tìm tòi khám phá sáng tạo trong các
hoạt động.
Trẻ nhanh nhẹn, năng động, tự tin và hồn nhiên trong giao tiếp với
mọi người.
Đa số trẻ trong lớp phát triển tốt về tất cả các mặt.
Môi trường đa dạng phong phú về đồ dùng đồ chơi giúp kích thích được
trẻ tham gia một cách tích cực vào các hoạt động.
Đặc biệt qua thời gian trẻ hoạt động tôi thấy một số trẻ không chỉ tham
gia hứng thú vào hoạt động mà còn phát triển tính tò mò sáng tạo của trẻ
trong mọi hoạt động của giáo dục. Sau khi khảo sát trên trẻ tôi thu được kết
quả cụ thể sau:
Đạt
Chưa đạt
Tổng
Nội dung khảo sát
số
ST Tỷ % ST Tỷ %
Trẻ hoạt động tích cực vào môi trường đã
tạo trong lớp

30


29

97

1

3

Trẻ tích cực hoạt động vào môi trường đã
tạo ngoài lớp học.

30

30

100

0

0

Kỹ năng sử dụng môi trường trong lớp và
ngoài lớp.

30

29

97


1

3

Hứng thú tham gia hoạt động

30

29

97

1

3

b) Về phía giáo viên:
- Chuẩn bị chu đáo giáo trình giảng dạy trước khi lên lớp.
- Có tâm thế tốt trước khi lên lớp để tạo giờ học vui vẻ, thoải mái, xử lý
tình huống kịp thời.
- Tạo đồ dùng phù hợp, hấp dẫn và sử dụng linh hoạt, hợp lý tạo bất ngờ,
hứng thú cho trẻ.
- Lựa chọn, ứng dụng các trò chơi hay, phù hợp, hấp dẫn vào tiết học tạo
hứng thú, phát huy trí thông minh cho trẻ.
- Cô giáo sử dụng ngôn ngữ sư phạm mẫu mực, phát âm, sử dụng từ
ngữ chuẩn.
- Nắm bắt được tâm lý của trẻ và luôn lôi cuốn hấp dẫn trẻ trong các
hoạt động
- Tất cả giáo viên trong trường nói chung và tôi nói riêng đều nhận thức
được về tầm quan trọng của các“biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy

trẻ làm trung tâm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ mẫu giáo”.
c) Về phía phụ huynh:
- Thường xuyên quan tâm đến chất lượng học tập của con ở lớp.


19
- Phụ huynh thấy được kết quả học tập của con đã vượt trội so với đầu
năm nên phụ huynh nhiệt tình ủng hộ.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua việc áp dụng các“biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ mẫu giáo” tôi
nhận thấy:
Để khuyến khích trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động cần tạo môi
trường xung quanh lớp phong phú và có hiệu quả đòi hỏi phải tìm tòi các
phương pháp, thích hợp có khoa học, sáng tạo linh hoạt qua các chủ đề, các
góc chơi.
Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý và khả năng nhận thức và kỹ năng hoạt
động của trẻ để lựa chọn phương pháp thích hợp
Đồ chơi, hình ảnh, cách bố trí trong lớp phải phù hợp với độ tuổi và khả
năng phát triển của trẻ
Cải tiến đồ dùng, đồ chơi phải đẹp hấp dẫn, sáng tạo có tác dụng thu hút,
lôi cuốn trẻ, tạo cho trẻ niềm say mê, húng thú học và hoạt động. Đồ dùng nhiều
loại, đa dạng và thay đổi thường xuyên.
Cô hướng dẫn trẻ, tổ chức cho trẻ phải nhẹ nhàng, thoải mái, tránh gò ép.
Mặt khác có sự phối hợp với phụ huynh cùng nhau thiết kế môi trường đa dạng,
phong phú cho trẻ hoạt động.
3.2. Kiến nghị
Đối với nhà trường
Cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề tạo môi trường không gian, khuôn viên

cho trẻ được hoạt động trải nghiệm. Đầu tư CSVC, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho
các hoạt động vui chơi cũng như học tập của trẻ.
Phối hợp với phụ huynh để xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động
Đối với phụ huynh
Đối với phụ huynh cần quan tâm, tạo điều kiện đầu tư tiền bạc và công
sức để có không gian giúp cho trẻ học và chơi được tốt hơn.
Luôn quan tâm, nhiệt tình tham gia kết hợp cùng với giáo viên để chăm
sóc giáo dục, phát triển cho trẻ về mọi mặt.
Đối với lãnh đạo ngành, địa phương.
Đầu tư hơn nữa đồ dùng đồ chơi, phong phú, hấp dẫn phù hợp để phục vụ
cho giáo dục phát triển cho trẻ.
Mở nhiều lớp tập huấn cho giáo viên có nhiều kỹ năng, phương pháp về
việc xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm để giáo viên thiết kế môi
trường giáo dục cho trẻ được đa dạng hơn.
Qua thời gian thực hiện chuyên đề “Biện pháp xây dựng môi trường giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ tại lớp 56 tuổi B trường mầm non Thọ Thanh”. Tôi nhận thấy ở trẻ có được niềm say mê


20
hứng thú tham gia trẻ trở nên linh hoạt, nhanh nhẹn hơn, trẻ mạnh dạn tự tin
thích tìm tòi khám phá sáng tạo.
- Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của tôi ra còn nhiều hạn chế, tôi rất
mong được sự đóng góp ý kiến của BGH, HĐKH nhà trường, HĐKH của Phòng
GD&ĐT bổ xung và công nhận những kinh nghiệm nhỏ bé này để SKKN của
tôi thêm hoàn thiện và có tính khả thi cao hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
Thọ Thanh, ngày 20 tháng 03 năm 2020
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác

Người viết kinh nghiệm


21

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. [1]Sách hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non
2. [2]tài liệu BDTX mô đun MN9: Xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ 3-6
tuổi
-Bộ Giáo dục và Đào tạo, chiến lược giáo dục mầm non từ năm 1988 đến
năm 2020
- Bộ giáo dục và Đào tạo , Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm
non, Hà nội 20206
- Tạp chí Giáo dục số 189( kì-5/20208)
- Tạp chí Giáo dục số 185( Kì 1-3/20208)
3. [3]Tạp chí giáo dục mầm non
4. [4]Tài liệu bồi dường thường xuyên chuyên đề: “Xây dựng trường mầm non
lấy trẻ làm trung tâm”.
- Phần một: Giới thiệu Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm trong trường mầm non.
Phần hai: Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm trong trường mầm non.
- Phần ba: Hướng dẫn quy trình thực hiện Tiêu chí thực hành áp dụng quan
điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non.
- Một số nội dung cơ bản trong các môđun xây dựng xây dựng trường mầm
non lây trẻ làm trung tâm.
5. [5]Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ theo hình thức đổi mới.



22

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trịnh Thị Hương
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường Mầm non Thọ Thanh

TT

1
2
3
4
5
6

7

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

Một số kinh nghiệm và phương Trưởng PGD&

pháp dạy trẻ nhận biết và tập
ĐT Huyện
nói “ Lưa tuổi nhà trẻ ”
Thường Xuân
Một số biện pháp nâng cao chất Trưởng PGD&
lượng cho trẻ 24-36 tháng làm
ĐT Huyện
quen với văn học
Thường Xuân
Một số biện pháp nâng cao chất
Giám đốc
lượng cho trẻ 24-36 tháng làm
SGD& ĐT
quen với văn học
Thanh Hóa
Một số kỹ năng tổ chức hoạt Trưởng PGD&
động giáo dục âm nhạc cho trẻ
ĐT Huyện
mẫu giáo 5-6 tuổi
Thường Xuân
Trưởng PGD&
Một số biện pháp giúp trẻ Mẫu
ĐT Huyện
giáo lớn học tốt môn âm nhạc
Thường Xuân
Một số biện pháp giúp trẻ mẫu
Giám đốc
giáo 5 tuổi học tốt môn âm
SGD& ĐT
nhạc

Thanh Hóa
Một số biện pháp nâng cao
Trưởng PGD&
chất lượng hoạt động làm
ĐT Huyện
quen chữ cái cho trẻ lớp 5-6
Thường Xuân
tuổi D trường mầm non Thọ
Thanh

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

C

2004-2005
15/5/2005

A

2006-2007
25/06/2007


C

2007-2008
15/01/2008

B

2010-2011
26/04/2010

C

2011-2012
15/05/2012

C

2013-2014
05/11/2014

C

2017-2018
20/03/2-20


23



×