Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số giải pháp nhằm giảm thiểu rác thải nhựa và túi nilon trong trường học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.89 MB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU
RÁC THẢI NHỰA VÀ TÚI NILON TRONG TRƯỜNG HỌC

Người thực hiện: Lê Thị Huyền
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường TH Điện Biên 1 – TP Thanh Hóa
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

THANH HÓA NĂM 2020


MỤC LỤC
TT

NỘI DUNG

TRANG

1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1


2.2
2.3

MỞ ĐẦU

2
2
3
3
3
3
3
6
7

2.3.1
2.3.2

2.3.3
2.3.4
2.4
3
3.1
3.2

Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG

Cơ sở lý luận.
Thực trạng của rác thải nhựa
Một số giải pháp nhằm giảm thiểu rác thải nhựa và túi
nilon trong nhà trường
Tuyên truyền về tác hại của rác thải nhựa và túi nilon;
kêu gọi không sử dụng đồ nhựa một lần và túi nilon đối
với giáo viên và học sinh
Giáo dục học sinh nói KHÔNG với đồ nhựa dùng một lần
và túi nilon thông qua các tiết học và hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp.
Tổ chức phong trào“Trường học không có rác”; hướng
dẫn học sinh phân loại rác thải
Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
trong việc giáo dục bảo vệ môi trường, chống rác thải
nhựa và túi nilon.
Hiệu quả
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận.
Kiến nghị

7
9

14
16
18
19
19
19


2


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Bước vào giai đoạn đầu của thế kỷ 21, thế kỷ của sự phát triển như vũ bão
của khoa học kỹ thuật, của những dấu ấn từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
4, nhưng chúng ta đang phải giải quyết những vấn đề về môi trường, biến đổi
khí hậu, trong đó, một vấn đề nhức nhối đang được nhiều quốc gia quan tâm đó
là rác thải nhựa. Hiện nay, mỗi năm lượng rác thải được sản sinh ra đủ phủ kín 4
lần diện tích bề mặt trái đất.
Ở Việt Nam, lượng rác thải nhựa ngày càng gia tăng. Các sản phẩm từ
nhựa và ni-lông ra đời đã mang lại không ít tiện ích cho đời sống con người, thế
nhưng, việc sử dụng những sản phẩm này đã và đang để lại những hậu quả khôn
lường đối với môi trường, sức khỏe con người và hệ sinh vật. Ðáng lo ngại, các
sản phẩm từ nhựa và nilon phải mất hàng trăm năm, thậm chí đến cả nghìn năm
mới bị phân hủy. Việt Nam là 1 một trong 5 quốc gia xả chất thải nhựa nhiều
nhất thế giới, với khoảng 1,8 triệu tấn ra môi trường mỗi năm. Thói quen sử
dụng đồ nhựa đã ảnh hưởng tới môi trường, đe dọa môi trường sống của động
thực vật và đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Theo số liệu của Bộ
Tài nguyên và Môi trường, lượng chất thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam hiện ở
mức rất cao, chiếm khoảng 8-12% trong chất thải rắn sinh hoạt, xấp xỉ 2,5 triệu
tấn/năm. Tính riêng các loại túi nilon, ước tính mỗi năm Việt Nam sử dụng và
thải bỏ khoảng hơn 30 tỷ túi/năm. Trong số này, chỉ khoảng 17% số túi nilon
được thường xuyên tái sử dụng, số còn lại đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần.
Nếu tính chỉ số sản phẩm nhựa trên đầu người, đến nay là trên 41 kg/người/năm,
trong khi chỉ số này năm 1990 là 3,8 kg/người/năm.
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, trung bình 1 ngày người dân thải ra môi
trường khoảng 345 tấn rác thải nhựa (tương đương 0,1kg/người).
Nhận thấy tác hại của việc sử dụng các sản phẩm làm từ nhựa, túi nilon đã

và đang ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của mỗi con người. Ngày
25/4/2019, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
gửi thư kêu gọi cả nước chung tay giải quyết các vấn đề rác thải nhựa nhằm
giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm, vì một Việt Nam với môi trường sống trong lành,
an toàn, phát triển bền vững.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ. Các cấp, các ngành đã
phát động phong trào tại các cơ quan, trường học, cộng đồng dân cư về phòng,
chống, thay thế, tái chế, rác thải nhựa như: Hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa, túi
nilon; tổ chức dọn vệ sinh môi trường, thu gom bao bì, túi nilon, vỏ nhựa ở các
nơi công cộng và hướng dẫn người dân phân loại rác thải ngay tại gia đình.

3


Xuất phát từ những thực tế ở trên, tôi lựa chọn đề tài :"Một số giải pháp
nhằm giảm thiểu rác thải nhựa và túi nilon trong trường học" để nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức và hành động của giáo
viên, học sinh trong việc sử dụng đồ nhựa một lần, túi nilon nhằm giảm thiểu rác
thải nhựa và túi nilon tại trường TH Điện Biên 1, thành phố Thanh Hóa.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
việc sử dụng đồ nhựa một lần và túi nilon trong giáo viên và học sinh tại
trường TH Điện Biên 1.
1.4. phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp trải nghiệm thực tế thông qua các hoạt động của nhà trường
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận

2.1.1. Khái niệm về rác thải nhựa
Rác thải nhựa là cụm từ dùng để chỉ chung những sản phẩm làm bằng
nhựa đã qua sử dụng hoặc không được dùng đến và bị đem vứt bỏ.
Rác thải nhựa bao gồm: túi nhựa, chai nhựa, cốc nhựa, ống hút nhựa, đồ
chơi cũ bằng nhựa,… những sản phẩm này có đặc điểm là thời gian phân hủy
lâu, có thể lên tới hàng trăm, hàng ngàn năm.

Chai nhựa chiếm phần lớn trong lượng rác thải nhựa hiện nay (Nguồn ảnh: Môi trường và đô
thị)

4


2.1.2. Rác thải nhựa dùng một lần
Rác thải nhựa dùng một lần là những sản phẩm được làm bằng nhựa, sản
xuất ra với mục đích chỉ dùng 1 lần rồi vứt bỏ. Đó có thể là cốc nhựa, thìa nhựa,
nĩa nhựa, hộp xốp,… dùng 1 lần phục vụ quá trình sinh hoạt, sản xuất của con
người.
Theo báo Môi trường & Đô thị đưa tin, trong tổng số các loại rác thải
nhựa thải ra môi trường thì có hơn 50% là từ đồ nhựa dùng 1 lần, và con số này
đang không ngừng tăng lên mỗi ngày.
Bởi đồ nhựa dùng 1 lần rất tiện ích với cuộc sống bận rộn vì tính nhanh,
gọn, nhẹ, sau khi sử dụng chúng ta không cần mất công chùi rửa. Thế nhưng sự
tiện lợi này đi kèm với nguy hại lớn cho môi trường và cả sức khỏe của chính
chúng ta.
Cốc nhựa dùng một lần được sử dụng nhiều nhất là ở các cửa hàng đồ
uống, đồ ăn nhanh và tại các sự kiện, buổi dã ngoại…

5



2.1.3. Ô nhiễm rác thải nhựa là gì?
a. Khái niệm về ô nhiễm rác thải nhựa
Ô nhiễm rác thải nhựa là hiện tượng tích tụ các đồ nhựa trong môi trường
và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống, sức khỏe con người và động vật.
b. Khái niệm ô nhiễm trắng
Khái niệm “ô nhiễm trắng” có lẽ còn khá xa lạ với nhiều người, tuy nhiên
đây là cụm từ được các nhà khoa học dùng để gọi tên loại ô nhiễm do túi nilon
gây ra cho môi trường.
Nếu sau khi sử dụng túi nilon con người xử lý không đúng cách mà thải ra
môi trường thì sẽ gây ra ô nhiễm trắng.
2.1.4. Tác hại, hậu quả của rác thải nhựa đến môi trường
Chính vì tình hình rác thải nhựa đang lên đến mức báo động như trên, thì
tác hại mà chúng gây ra cho môi trường cũng không hề nhỏ. Cụ thể:
+ Rác thải nhựa rất khó bị phân huỷ trong môi trường tự nhiên. Mỗi loại chất
nhựa có số năm phân huỷ khác nhau với thời gian rất dài, hàng trăm năm có khi
tới hàng nghìn năm. Đơn cử theo thông tin từ báo Môi trường & Đô thị thì: chai
nhựa phân hủy sau 450 năm – 1000 năm; ống hút, nắp chai sẽ phân hủy sau 100
năm – 500 năm; bàn chải đánh răng phân hủy sau 500 năm…
+ Các loài động vật khi ăn phải rác thải nhựa có thể chết, dẫn đến nguy cơ tuyệt
chủng, gây mất cân bằng sinh thái.
+ Rác thải nhựa không được xử lý đúng cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến không
khí và môi trường.
+ Khi đốt, rác thải nhựa sẽ sinh ra chất độc đi-ô-xin, furan gây ô nhiễm không
khí, gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, làm giảm khả năng miễn dịch,
gây ung thư,…

Đốt rác thải nhựa sẽ gây ảnh hưởng đến không khí (Nguồn ảnh: Iielts Planet)

+ Khi chôn lấp, rác thải nhựa sẽ làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng

và ngăn cản quá trình khí oxy đi qua đất, gây tác động xấu đến sự sinh trưởng

6


của cây trồng. Hơn nữa, nó có thể làm ô nhiễm nguồn nước, gây ra cái chết của
các vi sinh vật có lợi cho cây ở dưới lòng đất.
+ Rác thải nhựa gây ra tình trạng “ô nhiễm trắng” tại các điểm du lịch, ảnh
hưởng đến không gian nghỉ ngơi và thư giãn của con người…
2.2. Thực trạng về rác thải nhựa và túi nilon
2.2.1. Thực trạng rác thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên & Môi trường thì mỗi năm, Việt Nam
thải ra môi trường 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó có 0,28 triệu – 0,73 triệu
tấn thải ra biển (tức là chiếm khoảng 6% tổng rác thải nhựa ra biển của toàn thế
giới).
Với thực trạng xả rác thải nhựa như vậy, chẳng mấy chốc Việt Nam sẽ
chìm trong biển rác nhựa và phải đối mặt với nguy cơ “ô nhiễm trắng” trầm
trọng.

2.2.2. Thực trạng về rác thải nhựa và túi nilon tại Trường TH Điện Biên 1.
Trường TH Điện Biên 1 là một trường lớn, có truyền thống dạy tốt - học
tốt, có bề dày thành tích. Với hơn 1000 học sinh, có cơ sở vật chất tương đối đầy
đủ, đảm bảo phục vụ cho công tác dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục
khác. năm học 2017-2018 nhà trường được nhà nước tăng Huân chương Lao
động hạng Nhất, năm 2018 – 2019 được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia
mức độ 2, đánh giá ngoài đạt cấp độ 3.
Trong những năm qua, công tác quản lý giáo dục và đào tạo có sự chuyển
biến mạnh mẽ, tính kế hoạch, tính chủ động và tính dân chủ được chú trọng;
việc phân công, phân cấp trong quản lý được đẩy mạnh; công tác thanh tra, kiểm
tra trường học được tăng cường; công tác xã hội hóa giáo dục được quan tâm

nhiều hơn; công tác khuyến học, khuyến tài được đẩy mạnh; nhiều nguồn lực

7


được huy động để mở rộng trường, lớp, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy
học ngày càng hiện đại góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
* Thực trạng về rác thải nhựa, túi nilon tại nhà trường
Vấn đề về ô nhiễm môi trường, tác hại của rác thải nhựa và túi nilon đã
được nhà trường đề cập nhiều qua các hội nghị, các buổi hoạt động ngoại khóa,
… song việc chuyển biến trong giáo viên và học sinh còn chậm do thói quen và
sự tiện dụng của đồ nhựa sử dụng một lần và túi nilon.
+/ Đối với giáo viên
Trong các năm học trước, trường vẫn còn sử dụng nước uống đóng chai
sử dụng một lần trong các buổi họp, hội nghị. Trong lễ khai giảng các năm học
trước, trường còn sử dụng bóng bay để chào đón năm học mới. Vẫn có giáo
viên sử dụng những chai nhựa, vật liệu bằng nhựa để đựng đồ uống, vẫn mua
thức ăn đựng trong hộp xốp, hộp nhựa, vẫn còn sử dụng túi nilon khi đi chợ, đi
mua hàng,….
+/ Đối với học sinh
Khi các quán trà sữa, trà chanh … mọc lên “như nấm sau mưa”, việc dùng
cốc nhựa một lần đã trở thành thói quen của nhiều học sinh, điều này đã làm gia
tăng lượng rác thải nhựa ra môi trường.
Thực tế vẫn còn học sinh sử dụng cốc nhựa, ống hút nhựa và túi ni lông
theo thói quen và việc tránh sử dụng cốc nhựa, ống hút nhựa, túi ni lông còn
chưa được phụ huynh và các bạn học sinh chú trọng. Đa số các bạn học sinh đã
nhận thức được tác hại của đồ nhựa sử dụng một lần và túi nilon nhưng chưa
nhận thức sâu sắc và vẫn sử dụng bởi sự tiện lợi của nó, nhiều học sinh chưa biết
cách phân loại rác thải.
2.3. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu rác thải nhựa và túi nilon trong nhà

trường
2.3.1. Tuyên truyền về tác hại của rác thải nhựa và túi nilon; kêu gọi không
sử dụng đồ nhựa một lần và túi nilon đối với giáo viên và học sinh
Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường tổ chức tuyên truyền để
mỗi thành viên trong Hội đồng nhà trường hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của
mình trong việc góp phần giảm thiểu rác thải nhựa; tổ chức tuyên truyền, kêu
gọi không sử dụng đồ nhựa một lần và túi nilon qua nhiều hình thức khác nhau
như: thông qua họp hội đồng sư phạm nhà trường, chào cờ đầu tuần, các buổi
sinh hoạt chuyên môn, họp phụ huynh học sinh, sinh hoạt tập thể, tổ chức các
buổi hội thảo chuyên đề về bảo vệ môi trường, treo băng zôn, khẩu hiệu …

8


Qua việc tuyên truyền, cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học
sinh đã nhận thức đúng, đầy đủ về công tác bảo vệ môi trường nói chung và
chống rác thải nhựa, túi nilon nói riêng. Để làm tốt công tác tuyên truyền người
cán bộ quản lý cần nắm vững mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, các quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kế hoạch hoạt
động của Sở Giáo dục và Đào tạo, của phòng Giáo dục và đào tạo về mục tiêu giáo
dục toàn diện trong đó chú trọng đến công tác dạy học lồng ghép nội dung giáo
dục bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu,…. Triển khai nội dung các
chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,.. đến toàn
thể giáo viên để mọi giáo viên trong nhà trường ý thức sâu sắc: việc giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa và túi nilon cho học sinh trong
nhà trường là trách nhiệm của mỗi người.
+ Đối với giáo viên chủ nhiệm: Là lực lượng nòng cốt. Giáo viên chủ
nhiệm trực tiếp quản lý học sinh, gần gũi gắn bó với lớp, với học sinh, nắm được
tâm tư nguyện vọng, tình cảm, tâm lí và hoàn cảnh của các em, là người mà các
em thấy thân thiết như người bạn lớn, người mẹ, người chị để có thể giãi bày,

chia sẻ. Giáo viên chủ nhiệm làm tốt các công việc: nắm vững lý lịch, hoàn cảnh
của từng học sinh để từ đó có kế hoạch, biện pháp giáo dục phù hợp, giúp các
em rèn luyện, học tập và phấn đấu để đáp ứng với yêu cầu của xã hội. Giáo viên
chủ nhiệm cộng tác chặt chẽ với cha mẹ học sinh, chủ động phối hợp với các
giáo viên dạy bộ môn, Tổng phụ trách Đội, các lực lượng giáo dục khác có liên
quan trong hoạt động giáo dục học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải vận dụng
nhiều biện pháp tâm lý để tạo cho các em một niềm tin, một tinh thần phấn đấu.
Đặc biệt rèn cho học sinh đức tính kiên trì, tính tự giác, chủ động sáng tạo, khả

9


năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Giáo dục cho các em quan điểm
học tập tiến bộ và đúng đắn: Học để biết, học để làm, học để làm người, học để
chung sống. Giáo viên chủ nhiệm phải cùng nhà trường giáo dục cho học sinh ý
thức bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa và túi nilon. Giáo viên chủ
nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá học sinh từng tháng để kịp thời điều chỉnh
và có biện pháp giáo dục phù hợp.
+ Đối với giáo viên đặc thù: Do tính chất của ngành nghề được đào tạo,
giáo viên đặc thù có vị trí quan trọng trong công tác giáo dục học sinh. Các hoạt
động giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường rất cần sự hỗ trợ về chuyên
môn của giáo viên đặc thù. Vì vậy giáo viên đặc thù cần nhận thức rõ vị trí, vai trò
của mình, không ngừng học tập, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao phẩm
chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, từ đó tham mưu, cố vấn cho Ban
giám hiệu về chuyên môn, cùng tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục.
+ Đối với học sinh: Nhà trường coi giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ
môi trường là một giải pháp bảo vệ môi trường cho tương lai, đặc biệt là đối với
rác thải nhựa (chai nhựa, túi nilon, hộp đựng đồ ăn, cốc, vỏ hộp sữa…), nhà
trường đã tổ chức tuyên truyền qua các buổi chào cờ đầu tuần, các buổi sinh
hoạt lớp, qua các tiết học, các buổi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hoặc

treo băng zôn, khẩu hiệu,… Từ đó giúp học sinh thay đổi thói quen, nói không
với các sản phẩm nhựa sử dụng một lần, túi nilon trong sinh hoạt thường ngày;
sử dụng thay thế bằng các loại sản phẩm thân thiện với môi trường. Tham gia
tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường tại nơi sinh sống bằng những hành
động nhỏ nhất như phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải, lên án kịp thời những
hành vi gây ô nhiễm môi trường, thói quen sử dụng lãng phí tài nguyên, năng
lượng…
2.3.2. Giáo dục học sinh nói KHÔNG với đồ nhựa dùng một lần và túi nilon
thông qua các tiết học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Giáo dục học sinh nói KHÔNG với đồ nhựa dùng một lần và túi nilon
thông qua các tiết học:
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Tiểu học được lồng
ghép, tích hợp trong các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với ba
mức độ: Mức độ toàn phần, mức độ bộ phận và mức độ liên hệ. Để thực hiện tốt
các tiết học có lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường Ban
giám hiệu nhà trường đã lên kế hoạch, triển khai kế hoạch đến giáo viên qua
buổi sinh hoạt chuyên môn đầu năm học, đồng thời yêu cầu tổ chuyên môn và
giáo viên thực hiện nghiêm túc các yêu cầu sau:
+ Tổ chuyên môn: Ngay từ đầu năm học cần thống nhất địa chỉ, mức độ,
nội dung tích hợp, lồng ghép. Xây dựng chuyên đề cấp tổ chuyên môn về nội

10


dung tích hợp, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học các môn học
ở khối lớp mình giảng dạy.
+ Giáo viên: Cần trang bị cho bản thân những kiến thức và hiểu biết về
môi trường; những tác động của con người đối với môi trường. Lựa chọn
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học sinh động, đa dạng.
Ban giám hiệu nhà trường lên kế hoạch dự giờ, đánh giá, rút kinh nghiệm

để giáo viên tổ chức các tiết dạy đạt hiệu qua cao hơn.
- Giáo dục học sinh nói KHÔNG với đồ nhựa dùng một lần và túi nilon
thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động được tổ chức theo mục
tiêu, nội dung chương trình, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực sự đóng
vai trò quan trọng trong việc giáo dục các kĩ năng cho học sinh, trong đó có giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường, nói KHÔNG với đồ nhựa dùng một lần và túi
nilon. Dưới sự chỉ đạo của nhà trường tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm
lớp phát huy tối đa vai trò, tác dụng và hiệu quả của hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp. Cụ thể:
Thứ nhất, Lựa chọn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong tháng có
thể tích hợp, lồng ghép chủ đề giáo dục bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa
và túi nilon. Tạo ra nội dung giáo dục mang tính trọn vẹn, thống nhất giữa nội
dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và tích hợp nội dung bảo vệ môi
trường.
Nhà trường chỉ đạo tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế
hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có tích hợp, lồng
ghép chủ đề giáo dục bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa và túi nilon nhằm
tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, nói KHÔNG với đồ nhựa
dùng một lần và túi nilon cho học sinh. Việc thiết kế các chủ đề giáo dục bảo vệ
môi trường phù hợp với chủ đề của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải
đảm bảo qua các bước sau:
+ Giáo viên phải nắm vững chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
của từng khối lớp, đặc biệt là khối lớp giảng dạy.
+ Giáo viên nắm được nội dung các kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường,
chống rác thải nhựa và túi nilon cần giáo dục cho học sinh.
+ Phân tích chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để xác định
những chủ đề nào của chương trình có thể thiết kế được các chủ đề về bảo vệ
môi trường, chống rác thải nhựa và túi nilon.
Thứ hai, Giáo dục bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa và túi nilon qua

các phong trào, các buổi hoạt động ngoại khóa của trường, lớp do nhà trường và
Đội phát động.

11


Ví dụ: Phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt”, phong trào “Nghìn việc tốt”,
“Mua, đọc và làm theo báo Đội”, phong trào giữ gìn vệ sinh trường lớp, thực
hiện an toàn giao thông, thi vẽ tranh “Chúng em chung tay bảo vệ môi trường”,
… qua đó các em hiểu được ý nghĩa của việc mình làm “việc nhỏ nhưng ý nghĩa
lớn”. Từ đó giúp các em có ý thức chung tay bảo vệ môi trường.

Thứ ba, giáo dục bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa và túi nilon

Tranh của Bảo Trâm – lớp 4C đạt giải nhất trong cuộc thi vẽ tranh “Chúng em chung tay
bảo vệ môi trường”

Thông qua các chủ điểm từng tháng gắn với các ngày lễ lớn như: Ngày
Nhà giáo Việt Nam 20-11; ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2; Ngày
Quốc tế phụ nữ 8/3; ngày sinh của Bác Hồ kính yêu 19/5,…. Đặc biệt, giáo dục
bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa và túi nilon cho học sinh được xác định
là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua: “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” với nhiều hình thức tổ chức như thi tìm hiểu,
vẽ tranh, làm báo tường, báo tranh, thi văn nghệ, thời trang...

Thi thời trang với chủ đề “Vì một Việt Nam xanh”

12



Năm học 2019 - 2020, hiểu rõ sự quan trọng và cần thiết của việc giáo
dục bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa và túi nilon cho học sinh, chúng tôi
đã chỉ đạo tổ chức tốt các buổi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như: Vui
trung thu; Chúng em là chiến sĩ tí hon; Thầy cô cho em mùa xuân; Tết xưa
và tết nay;.. ..và đặc biệt nhà trường phối hợp Trung ương Đoàn, Hội Đồng Đội
Trung ương, Báo Nhi Đồng phối hợp với Công ty Cổ phần Sữa quốc tế (IDP) tổ
chức chương trình “Thiếu nhi Việt Nam tìm hiểu và tuyên truyền bảo vệ môi
trường” với quy mô lớn dành cho các em nhỏ từ 6 tới 10 tuổi của ba nhà trường
(Tiểu học Điện Biên 1, Tiểu học Điện Biên 2, Tiểu học Đông Thọ). Chương
trình nhằm mục đích giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống cho các
em học sinh tiểu học.

Chương trình “Thiếu nhi Việt Nam tìm hiểu và tuyên truyền bảo vệ môi trường”

Học sinh tham gia tiết mục văn nghệ trong chương trình “Thiếu nhi Việt Nam tìm
hiểu và tuyên truyền bảo vệ môi trường”

13


Trong chương trình các em được giao lưu với nhà thơ Trần Đăng Khoa và
những câu thơ rất dễ nhớ, dễ thuộc của ông là một bài học mà tất cả học sinh
tham dự chương trình đều rất thích:
Rác kia ta bỏ đúng nơi
Biển xanh sạch rác, cá bơi rộn ràng.
Em cần trái đất màu xanh
Cho dòng sữa mát, ngọt lành quanh năm.
Không dùng túi nhựa nilon
Từ ngoài làng phố, đến trong mỗi nhà.
Cây xanh mình hãy trồng thôi

Thêm rừng giữ đất, vun bồi tương lai.
Hạn chế đồ nhựa 1 lần
Giữ cho đất mẹ muôn phần xinh tươi.
Điện nước tài sản quốc gia
Tiêu dùng tiết kiệm, nhà nhà đều vui.
Những câu thơ dễ thuộc, dễ nhớ này được nhà trường dán ở bảng tin, sân
chơi, thư viện xanh,.. những nơi hằng ngày các em học sinh thường quan sát
nhằm nhắc nhở các em về bài học bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa và túi
nilon, tiết kiệm nhiên liệu....
Qua các hoạt động này đã dấy lên phong trào thi đua sôi nổi giữa các lớp.
Các em đã có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, lan tỏa thông điệp này đến
những người xung quanh mình. Nhà trường thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở
đồng thời động viên, tuyên dương các em học sinh có thành tích tích cực, nổi bật
vào các buổi chào cờ đầu tuần.
Thứ ba, giáo dục bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa và túi nilon
thông qua các hoạt động vừa sức như: quét dọn trường, lớp, trang trí lớp học
xanh - sạch - đẹp, trồng cây xanh và chăm sóc cây xanh thường xuyên. Tôi đã
chỉ đạo tổng phụ trách Đội của Nhà trường phối hợp với giáo viên chủ nhiệm
hướng dẫn các em biết cách giữ gìn vệ sinh thân thể, giữ vệ sinh trường lớp học
sau đó kiểm tra đánh giá từng cá nhân, từng lớp theo định kì hoặc đột xuất. Vào
chiều thứ 6 hằng tuần, Ban giám hiệu chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh tự
lao động vệ sinh lớp học của mình.
Bên cạnh đó giao cho mỗi lớp chăm sóc một cây xanh, bồn hoa ở sân
trường. Trồng và chăm sóc vườn thuốc nam vào đầu các buổi sáng trong tuần
theo lịch phân công….

14


Học sinh chăm sóc cây xanh, bồn hoa trên sân trường


Học sinh trồng và chăm sóc vườn thuốc nam
2.3.3. Tổ chức phong trào“Trường học không có rác”; Hướng dẫn học sinh
phân loại rác.
Để nhà trường luôn xanh - sạch - đẹp, việc bỏ rác đúng nơi quy định
đóng vai trò quan trọng. Trong năm học 2018 – 2019 và năm học 2019 – 2020
nhà trường đã phát động phong trào “Trường học không có rác”. Trong các giờ
chào cờ, giờ học, thầy cô luôn nhắc nhở, hướng dẫn thường xuyên về việc đổ rác
đúng quy định, không vứt rác ra sân trường, lớp học và trên các con đường tới
trường.
Ngay từ đầu năm học, nhà trường tổ chức phát động phong trào “Trường
học không có rác” trong buổi lễ chào cờ đầu tuần. Các lớp trưởng cùng giáo
viên chủ nhiệm đều kí cam kết hưởng ứng phong trào. Tổng phụ trách và đội cờ
đỏ được giao nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra. Mỗi học kì tổng phụ trách sơ kết

15


phong trào, nêu gương các điển hình tiên tiến trước toàn trường. Phong trào đã
đem lại cho nhà trường một diện mạo mới, trong lớp học, ngoài sân trường luôn
luôn sạch sẽ.

Qua việc làm cụ thể, rèn cho học sinh
kĩ năng tự phục vụ, giúp các em yêu lao động, biết lao động và yêu trường, yêu
lớp hơn.
Để giáo dục kĩ năng sống đạt hiệu quả cao thông qua các hoạt động giáo
Sân trường luôn sạch sẽ

Việc bỏ rác đúng nơi quy định đã trở thành ý thức của học sinh, các em
không chỉ thực hiện tốt trong nhà trường mà trong các chuyến đi dã ngoại, du

lịch giáo dục, qua theo dõi tôi nhận thấy các em đều có thói quen giữ vệ sinh và
bỏ rác đúng nơi quy định.

Học sinh tham gia chương trình du lịch giáo dục tại GOLDEN COW Thường Xuân

• Hướng dẫn học sinh phân loại rác

16


Trong quá trình giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục thầy cô đã
phổ biến cho học sinh những kiến thức về 3 loại rác thải: rác hữu cơ, rác vô cơ,
rác tái chế:
Rác vô cơ là những loại rác không thể sử dụng và cũng không thể tái chế
được, chỉ có thể xử lý bằng cách mang ra các khu chôn lấp rác thải như xỉ than,
nilon, sành sứ, gỗ đá, gạch vỡ hoặc không còn giá trị sử dụng.
Rác hữu cơ là các loại rác từ những thực phẩm, thức ăn ta dùng hằng ngày
như: thức ăn thừa, rau, củ, quả,.. hoặc các sản phẩm dễ phân hủy như lá cây, bả
trà,.. sau khi trở thành rác thải chúng sẽ được Cty Môi trường chuyển tới
các cơ sở sản xuất phân hữu cơ để chế biến thành phân bón.
Rác tái chế là loại rác khó phân hủy nhưng có thể đưa vào tái chế để sử
dụng nhằm mục đích phục vụ cho con người, có thể sử dụng lại nhiều lần trực
tiếp hoặc chế biến lại. Có nguồn gốc từ các loại giấy thải, các loại hộp, chai, vỏ
lon thực phẩm bỏ đi như: hộp giấy, bì thư, bưu thiếp, thùng carton, sách báo cũ
đã qua sử dụng; Các loại vỏ lon nước ngọt, lon bia, vỏ hộp trà, vỏ chai, đồ nhựa
gia dụng; Các loại nhựa (các loại ghế nhựa, thau, chậu nhựa), kim loại (khung
sắt, máy tàu hỏng, nhôm…), quần áo và vải cũ ….
Sau khi nắm được các kiến thức về ba loại rác thải, giáo viên hướng dẫn
học sinh biết phân loại rác thải và bỏ rác vào đúng thùng rác quy định.
Đây là thùng rác phân loại các loại rác thải. Thùng rác có kí hiệu 3 mũi

tên xếp thành hình tam giác như trên thùng rác màu xanh là thùng đựng rác hữu
cơ. Thùng rác có kí hiệu tam giác và có dấu chấm than ở giữa như trên thùng rác
màu đỏ là thùng đựng rác vô cơ. Và cuối cùng là thùng rác có kí hiệu như trên
thùng rác màu vàng là thùng đựng các loại rác tái chế.

Việc phân loại rác thải đã trở thành hoạt động thường nhật của tất cả học
sinh trong toàn trường.
2.3.4. Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo
dục bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa và túi nilon.

17


Việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm phát huy được
sức mạnh tổng hợp, cộng đồng trách nhiệm chăm lo giáo dục giáo dục bảo vệ
môi trường, chống rác thải nhựa và túi nilon cho học sinh và phát huy những
tiềm năng phong phú của toàn xã hội tham gia vào công tác giáo dục thế hệ
trẻ. Tạo ra sự thống nhất thực hiện mục tiêu giáo dục và xây dựng môi trường
trong sạch lành mạnh.
Sự phối hợp thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội đã trở thành
nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục. Sự phối hợp này tạo ra môi trường thuận lợi,
sức mạnh tổng hợp để giáo dục giáo dục bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa
và túi nilon cho học sinh.
Với vai trò trung tâm của mình, người quản lý giáo dục cần quan tâm
những vấn đề sau:
- Đối với cha mẹ học sinh và Ban đại diện cha mẹ học sinh:
+ Đầu mỗi năm học nhà trường phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học
sinh bàn bạc thống nhất các nội dung phối hợp giáo dục giữa nhà trường với Ban
đại diện, thông tin những vấn đề cơ bản về học sinh cho phụ huynh và định
hướng những giải pháp phối hợp giáo dục.

+ Nhà trường tổ chức cam kết cộng đồng trách nhiệm giữa nhà trường, gia
đình và xã hội, tham gia vào quá trình giáo dục giáo dục bảo vệ môi trường,
chống rác thải nhựa và túi nilon, thống nhất mục tiêu, phương pháp, hình thức tổ
chức giáo dục.
+ Cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh của lớp: là giải pháp liên hệ rộng rãi
nhất giữa giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ học sinh. Thông qua các cuộc họp này
giáo viên chủ nhiệm có điều kiện thuận lợi tìm ra các giải pháp giáo dục tốt,
động viên được cha mẹ học sinh tích cực, nhiệt tình tham gia sự nghiệp giáo dục
thế hệ trẻ.
- Đối với chính quyền địa phương và các tổ chức ngoài nhà trường:
Nhà trường chủ động phối hợp với các ban ngành chức năng như công an,
y tế, Hội cựu chiến binh, Cựu giáo chức v.v... Cùng với nhà trường thực hiện các
chuyên đề giáo dục như: giáo dục pháp luật, an toàn giao thông, giáo dục sức
khoẻ, giáo dục môi trường, bảo vệ rừng, giáo dục truyền thống cách mạng và lịch
sử địa phương, ...
Trên đây là một số giải pháp mà tôi đưa ra nhằm chỉ đạo công tác giáo
dục bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa và túi nilon cho học sinh trong nhà
trường. Trong quá trình thực hiện cần phải phối hợp các giải pháp để nâng cao
hiệu quả. Chỉ đạo, quản lý giáo dục giáo dục bảo vệ môi trường, chống rác thải
nhựa và túi nilon là một nhiệm vụ khó khăn, nhất là trong hoàn cảnh xã hội hiện
nay. Người cán bộ quản lý phải tâm huyết, tùy theo công việc, con người, hoàn

18


cảnh cụ thể mà sử dụng các giải pháp quản lý một cách linh hoạt, thích hợp và
bảo đảm hiệu quả giáo dục cao.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghệm.
Để khẳng định tính hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm, tôi tiến hành
phỏng vấn, lấy ý kiến và khảo sát tình hình thực tế.

Qua điều tra tôi thu được kết quả sau:
- Tất cả các thành viên trong hội đồng giáo dục nhà trường có ý kiến đồng
thuận về tính cần thiết và cấp bách của công tác giáo dục bảo vệ môi trường,
chống rác thải nhựa và túi nilon cho học sinh. Các giải pháp đưa ra có cơ sở
khoa học, sát với thực tiễn, phù hợp với điều kiện về con người, cơ sở vật chất
của nhà trường, tạo điều kiện để các lực lượng trong và ngoài trường tham gia
công tác giáo dục một cách có hiệu quả.
- Việc giảm thiểu rác thải nhựa và túi nilon của nhà trường có những
chuyển biến tích cực, đạt được kết quả tốt. Nhận thức về giáo dục bảo vệ môi
trường, chống rác thải nhựa và túi nilon cho học sinh của cán bộ, giáo viên, nhân
viên trong nhà trường đã có sự chuyển biến rõ nét. Các thành viên trong nhà
trường đều ý thức được vai trò, tầm quan trọng cũng như yêu cầu cấp thiết của
hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa và túi nilon đối với
thế hệ trẻ. Các thầy cô giáo là những tấm gương tiên phong sử dụng cốc nước,
bình nước thủy tinh thay thế chai nhựa dùng một lần.

Sau khi thực hiện các hoạt động nhằm giảm thiểu rác thải nhựa và túi
nilon trong trường học, học sinh đã biết phân loại rác và có ý thức hạn chế rác
thải nhựa. Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa theo chủ đề giảm thiểu rác thải
nhựa và túi nilon là một trong những hoạt động giúp học sinh hiểu, ý thức và thể

19


hiện trách nhiệm của bản thân đối với môi trường sống của mình. Ý thức bảo vệ
môi trường đã trở thành văn hóa đẹp. Giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống
ô nhiễm rác thải nhựa và túi nilon giờ đây đã trở thành việc làm thường xuyên,
được tất cả giáo viên, học sinh tham gia.
- Các lực lượng ngoài nhà trường như Ban đại diện cha mẹ học sinh, cha
mẹ học sinh, các cơ quan, đoàn thể và cộng đồng cùng tham gia, đóng góp tích

cực với tinh thần trách nhiệm cao, phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong công
tác giáo dục bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa và túi nilon cho các em.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Trẻ em trong lứa tuổi tiểu học rất hồn nhiên ngây thơ trong trắng. Vốn kiến
thức, vốn kinh nghiệm sống của các em còn rất ít ỏi. Vì vậy muốn đạt được mục
tiêu giáo dục phát triển toàn diện của nhà trường, các thầy cô giáo cần phải kiên
trì, nhiệt tình, có tâm huyết với nghề, bên cạnh kiến thức về chuyên môn nghiệp
vụ, người giáo viên phải có vốn kiến thức tâm lý học, hiểu được tâm sinh lý của
trẻ. Từ đó sẽ tìm ra được những phương pháp hữu hiệu để giáo dục trẻ. Việc dạy
“chữ” cần luôn song hành với việc dạy “làm người” và phải được xuất phát
ngay từ những tình huống, những việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống thực tế của
học sinh. Vì thế ngay trong từng giờ học, ngoài việc đảm bảo mục tiêu kiến thức
kĩ năng của bài, giáo viên cần chú ý đến giáo dục cho học sinh các kiến thức về
môi trường sống, về tác hại của rác thải nhựa và túi nilon.
Các hoạt động ngoại khóa tuyên truyền, giáo dục về ý thức sử dụng đồ
nhựa một lần, các giải pháp phòng chống ô nhiễm rác nhựa của trường Tiểu học
Điện Biên 1 cho thấy học sinh hoàn toàn chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức.
Các em hiểu biết về tác hại của rác thải nhựa. Để từ đó các em học sinh hình
thành suy nghĩ, thói quen, hành động tích cực và tạo dựng cho mình một lối
sống xanh của thế hệ công dân văn minh, mỗi học sinh, mỗi gia đình sẽ góp
phần cho việc phục hồi môi trường sống mà cả thế giới đang chung tay, vì một
tương lai tươi đẹp hơn. Vì vậy, hãy thay đổi hành vi, thói quen sử dụng túi ni
lông, sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần ngay hôm nay và ngay bây
giờ.
3.2. Kiến nghị.
3.2.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thanh Hóa:
Nên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng và cung cấp tài liệu cho giáo viên về
kiến thức, kỹ năng giáo dục chống rác thải nhựa và túi nilon cho học sinh, bởi
thực tế hiện nay giáo viên thực hiện nhiệm vụ này chủ yếu dựa vào tự tìm hiểu.

3.2.2. Đối với nhà trường

20


Theo phương châm giáo dục hiện nay là: “Học để biết, học để chung sống,
học để tự khẳng định mình” nên nhà trường luôn sáng tạo trong các hoạt động
giáo dục toàn diện cho học sinh.
3.2.3. Đối với phụ huynh học sinh
- Tham dự đầy đủ và có trách nhiệm các cuộc họp phụ huynh học sinh do
nhà trường tổ chức.
- Thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm lớp để nắm bắt tình hình học
tập, rèn luyện của con em; kịp thời phối hợp với nhà trường để giáo dục học sinh.
Trên đây là một số kinh nghiệm chỉ đạo nhằm giảm thiểu rác thải nhựa
và túi nilon trong trường học mà tôi đã áp dụng hiệu quả trong năm học 2019 2020. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp và Hội đồng khoa học
các cấp để Sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2020
Tôi xin cam đoan SKKN trên là do tôi
tự viết, không coppy của người khác.
Người thực hiện

Lê Thị Huyền

21




×