Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 giải tốt toán chuyển động đều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.65 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5
GIẢI TỐT TOÁN CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU

Người thực hiện: Trịnh Thị Phòng
Chức vụ:

Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường tiểu học Đông Hương
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Toán


THANH HÓA NĂM 2020

MỤC LỤC
1. Mở đầu

Trang
1

1.1. Lý do chọn đề tài

1

1.2. Mục đích nghiên cứu



1

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

2

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

3

2.1. Cở sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

3

2.1.1.Mục đích dạy giải toán có lời văn ở lớp 5

3

2.1.2. Các dạng toán chuyển động đều lớp 5

4


2.2. Thực trạng của dạy học chuyển động đều trước khi áp dụng sáng kiến

5

2.2.1. Giáo viên dạy

5

2.2.2. Học sinh học

5

2.2.3. Thực trạng của lớp

7

2.3. Biện pháp giúp học sinh giải toán chuyển động đều lớp 5

7

Biện pháp 1: Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo cho học sinh

8

Biện pháp 2: Cung cấp cho học sinh nắm vững các hệ thống công thức

9

Biện pháp 3: Giúp học sinh giải các bài tập theo từng dạng bài cụ thể


9

Dạng 1: Những bài toán áp dụng công thức các yếu tố đề cho đã tường minh.

11

Dạng 2: Các bài toán áp dụng công thức có các yếu tố đề cho chưa tường minh.

12

Dạng 3: Bài toán dựa vào mối quan hệ giữa quãng đường, vận tốc và thời gian.

12

Dạng 4: Bài toán về 2 động tử chuyển động ngược chiều nhau.

12

Dạng 5: Hai động tử chuyển động cùng chiều đuổi nhau.

13

Dạng 6: Bài toán liên quan đến vận tốc dòng nước.

15

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường


17

3. Kết luận_Kiến nghị

18

3.1. Kết luận

18

3.2. Kiến nghị

19

3.2.1. Đối với giáo viên

19


3.2.2. Đối với nhà trường

19

3.3.3. Đối với học sinh

19


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài

Trong nhà trường tiểu học, mỗi môn học đều góp phần vào việc hình
thành và phát triển những cơ sở ban đầu quan trọng của nhân cách con người
Việt Nam. Trong đó môn Toán giữ vai trò quan trọng, thời gian dành cho việc
học Toán chiếm tỉ lệ khá cao. Thực tế những năm gần đây, việc dạy học Toán
trong các nhà trường tiểu học đã có những bước cải tiến về phương pháp, nội
dung và hình thức dạy học.
Môn Toán là môn học có vai trò hết sức quan trọng trong việc rèn
phương pháp suy luận, phát triển năng lực tư duy, rèn trí thông minh, óc sáng
tạo của học sinh tiểu học, là môn học có rất nhiều học sinh thích học.
Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy học sinh tiểu học, bản thân tôi
cũng đã suy nghĩ tìm tòi cho mình những vấn đề khó trong giảng dạy. Thực tế
cho thấy khi giảng dạy có rất nhiều học sinh nắm lí thuyết một cách máy móc
nhưng khi vận dụng vào thực hành thì gặp nhiều lúng túng khó khăn.
Trong chương trình toán lớp 5, một trong những nội dung mới mà các
em được học đó là toán chuyển động đều. Đây là loại toán khó, nhờ có các tình
huống chuyển động hết sức đa dạng trong đời sống nên nội dung của nó rất
phong phú. Đồng thời các bài toán chuyển động đều có rất nhiều kiến thức
được áp dụng trong cuộc sống, chúng cung cấp lượng vốn sống hết sức cần
thiết cho học sinh. Khi học dạng toán này các em còn được củng cố nhiều kiến
thức kỹ năng khác như: Các đại lượng có quan hệ tỉ lệ; kỹ năng tóm tắt bài toán
bằng sơ đồ đoạn thẳng; kỹ năng tính toán, …..
Vậy dạy và học như thế nào để học sinh nắm chắc kiến thức, vận dụng
kiến thức đã học để làm toán từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp một cách
linh hoạt, chủ động, bồi dưỡng vốn hiểu biết, vốn thực tế. Và một điều quan
trọng nữa là tạo cho học sinh lòng đam mê học toán. Từ ý nghĩa và thực tiễn của
vấn đề trên, tôi đã tập trung nghiên cứu nội dung: “Một số giải pháp giúp học
sinh lớp 5 giải tốt toán chuyển động đều.”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
1. Tìm hiểu phương pháp và thực trạng dạy học toán ở lớp 5.
2. Cơ sở lý luận của các dạng toán lớp 5 nói chung và các toán Dạng toán

chuyển động đều trong chương trình lớp 5.
3. Tìm ra một số giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả dạy phần toán
chuyển động đều ở lớp 5.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
1


a) Đối tượng nghiên cứu “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 giải tốt
toán chuyển động đều.”
b) Phạm vi nghiên cứu:
- Học sinh lớp thực nghiệm 5B, học sinh lớp thường 5C - Trường Tiểu
học Đông Hương (Năm học 2018 - 2019 và năm học 2019 - 2020).
- Giáo viên đang tham gia giảng dạy các lớp trên và giáo viên trực tiếp
tham gia giảng dạy lớp 5.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình tiến hành đề tài nghiên cứu đã lựa chọn và sử dụng các
phương pháp sau:
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc sách và tài liệu để tìm hiểu, tham
khảo những nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu.
2. Phương pháp vấn đáp: Trực tiếp trò chuyện với cá nhân các giáo viên,
học sinh nhằm thu thập những thông tin liên quan đến đề tài.
3. Phương pháp điều tra: Qua điều tra bằng văn bản và cả bằng phỏng vấn
hoặc trao đổi ngẫu nhiên trong giao tiếp, phương pháp này giúp tôi có cơ sở thực
tiễn về thực trạng dạy giải toán có lời văn ở lớp 5 trong trường Tiểu học Đông
Hương.
4. Phương pháp tích luỹ, thống kê: Trong suốt hơn 20 năm dạy học, hay đi
dự giờ đồng nghiệp, tôi đã vận dụng phương pháp này để tích hợp kinh nghiệm
thực tiễn.
5. Phương pháp thực nghiệm:
+ Tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra ở một số lớp nhằm thu thập kết

quả và đánh giá bài làm của học sinh.
+ Tổ chức 2 tiết học toán, so sánh rút ra hiệu quả của phương pháp cải
tiến để đối chiếu với phương pháp cũ, từ đó rút ra những kinh nghiệm và tìm ra
phương pháp tối ưu nhất trong khi dạy.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
- Sáng kiến đã được áp dụng 4 năm và có sự chỉnh sửa phù hợp với từng đối
tượng học sinh:
+ Học sinh Chưa hoàn thành, Hoàn thành chậm cần tăng cường rèn kỹ
năng đổi đơn vị đo, vận dụng trực tiếp công thức.
+ Học sinh hoàn thành tốt bổ sung thêm phần toán dạng bài tập phức tạp,
nâng cao ứng dụng trong thực tế cuộc sống.

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1.1 Mục đích dạy giải toán có lời văn ở lớp 5:
Mục đích giải toán có lời văn ở lớp 5 là:
- Hết lớp 5 học sinh phải biết tóm tắt bài toán (bằng lời hoặc bằng sơ đồ)
và lựa chọn lời giải chính xác.
- Đối với học sinh có năng khiếu toán phải giải tốt các dạng toán khó của
dạng toán cơ bản.
- So với những chương trình giáo dục trước, mức độ giải toán có lời văn
của Toán 5 hiện nay có một điểm đặc biệt: Số lượng các bài toán có lời văn
trong SGK giảm đi đáng kể (nhìn chung sau mỗi tiết lí thuyết không quá 3 bài
tập, trong đó thường có không quá một bài toán có lời văn; trong mỗi tiết thực
hành có không quá 4 đến 5 bài tập, trong đó thường có không quá 2 bài toán có
lời văn (trừ một số tiết giải toán có lời văn).
+ Các bài toán khó có cách giải phức tạp (mang tính chất đánh đố) hầu

như không có. Thay vào đó, có một số bài (số lượng không nhiều) mang tính
chất “phát triển” đòi hỏi học sinh phải “suy nghĩ” độc lập để giải.
+ Nội dung các bài toán có tính “cập nhật” hơn trước, gần với đời sống
xung quanh của trẻ, gắn liền với các “tình huống” cần giải quyết trong thực tế.
Chẳng hạn: * Các bài toán về quan hệ tỉ lệ gắn với mức tăng dân số hằng năm
(bài 3 trang 19; bài 2 trang 21)
* Các bài toán có nội dung hình học thường liên quan đến tính diện tích
ruộng đất với các “tình huống” có thực trong thực tế (bài1 trang 105;bài 2 trang
106) hoặc tính diện tích, thể tích các hộp, bể cá, khối gỗ có trong thực tế (bài 3
trang 121;bài 3 trang 122 ;bài 1 trang 128).
* Các bài toán về tỉ số phần trăm thường gắn liền với “tiền lãi gửi tiết
kiệm” (bài 2 trang 77), liên quan đến “lỗ lãi” trong buôn bán (bài 3 trang 76; bài
4 trang 80), liên quan đến “dân số” (bài 3 trang 79), liên quan đến “tăng năng
suất vượt mức kế hoạch” (bài 2 trang 76)…
* Các bài toán về chuyển động đều liên quan đến việc tính vận tốc của ô
tô, xe máy, người đi xe đạp, ca nô, … của đà điểu, ong mật, ốc sên, kăng-gu-ru,
cá heo, … với những “hình ảnh” minh hoạ hấp dẫn, sinh động tạo hứng thú học
tập cho học sinh và gần gũi với các em (bài 2 trang 146; bài 4 trang 144; bài 2
trang 143; bài 4 trang 142; bài 1 trang 139,…)
Toán 5 mới đã tăng cường các bài toán với hình thức thể hiện đa dạng,
phong phú hơn trước. Chẳng hạn ngoài các dạng bài toán có tính chất quen
thuộc, truyền thống (như bài toán đơn, bài toán hợp về các quan hệ số học, đo
lường, hình học), trong Toán 5 mới còn có các bài toán “Trắc nghiệm 4 lựa
chọn” (bài 1,2,3 trang 89; bài 4 trang 99 …), bài toán điền “Đúng, sai” (bài 3
3


trang110; bài 3 trang112…), bài toán “Điền thế” (bài 1 trang 156…), bài toán
liên quan đến “biểu đồ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng cần giải quyết”, …
Tóm lại: Trong môn Toán 5, nội dung dạy giải toán có lời văn được sắp

xếp hợp lí, đan xen phù hợp với quá trình học tập các mạch kiến thức Số học,
Các yếu tố hình học, Đại lượng và đo đại lượng của học sinh. Chẳng hạn, khi
học tới số thập phân, trong sách có nhiều bài toán có lời văn liên quan đến các
phép tính với số thập phân; khi học các đơn vị đo khối lượng, diện tích, thời
gian, thể tích, vận tốc trong SGK Toán 5 có nhiều bài toán thực tế liên quan đến
các đơn vị đo đại lượng đó; khi học về hình tam giác, hình thang, hình tròn, hình
hộp chữ nhật, hình lập phương trong sách có những bài toán liên quan đến tính
chu vi, diện tích, …..
2.1.2. Các dạng toán chuyển động đều lớp 5:
Dạng 1: Các bài toán có một chuyển động tham gia.
Dạng 2: Các bài toán có hai chuyển động tham gia. Dạng này gồm 2 loại:
Loại 1: Hai chuyển động cùng chiều.
Loại 2: Hai chuyển động ngược chiều.
Dạng 3: Vật chuyển động trên dòng nước.
Dạng 4: Vật chuyển động có chiều dài đáng kể.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA DẠY HỌC CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU TRƯỚC
KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:
2.2.1. Giáo viên dạy:
Trong chương trình Tiểu học, toán chuyển động đều được học ở lớp 5 là
loại toán mới, lần đầu tiên học sinh được học. Nhưng thời lượng chương trình
dành cho loại toán này nói chung là ít: 3 tiết bài mới, 3 tiết luyện tập sau mỗi
bài mới, 3 tiết luyện tập chung. Sau đó phần ôn tập cuối năm một số tiết có bài
toán nội dung chuyển động đều đan xen với các nội dung ôn tập khác.
Với loại toán khó, đa dạng, phức tạp như loại toán chuyển động đều mà
thời lượng dành cho ít như vậy, nên học sinh không được củng cố và rèn luyện
kĩ năng nhiều chắc chắn không tránh khỏi những vướng mắc, sai lầm khi làm
bài.
Qua nhiêu năm thực dạy lớp 5. Qua dự giờ, tham khảo ý kiến đồng nghiệp,
xem bài làm của học sinh phần toán chuyển động đều, bản thân thấy trong dạy và
học toán chuyển động đều giáo viên và học sinh có những tồn tại vướng mắc như

sau:
- Do thời gian phân bố cho loại toán chuyển động đều ít nên học sinh
không được củng cố rèn luyện kĩ năng giải loại toán này một cách hệ thống, sâu
sắc, việc mở rộng hiểu biết và phát triển khả năng tư duy, trí thông minh, óc
sáng tạo cho học sinh còn hạn chế.
4


- Đa số giáo viên chưa nghiên cứu để khai thác hết kiến thức, dạy máy
móc, chưa chú trọng làm rõ bản chất toán học, nên học sinh chỉ nhớ công thức
và vận dụng công thức làm bài, chứ chưa có sự sáng tạo trong từng bài toán
tình huống chuyển động cụ thể có trong cuộc sống.
2.2.2. Học sinh học:
- Do thời gian phân bố cho loại toán chuyển động đều ít nên học sinh
không được củng cố rèn luyện kĩ năng giải loại toán này một cách hệ thống, sâu
sắc, việc mở rộng hiểu biết và phát triển khả năng tư duy, trí thông minh, óc
sáng tạo cho học sinh còn hạn chế.
- Học sinh chưa được rèn luyện giải theo dạng bài nên khả năng nhận
dạng bài và vận dụng phương pháp giải cho từng dạng bài chưa có. Dẫn đến
học sinh lúng túng, chán nản khi gặp loại toán này.
- Khi làm bài nhiều em không đọc kĩ đề bài, suy nghĩ thiếu cẩn thận, hấp
tấp nên bỏ sót dữ kiện đề bài cho. Hoặc không chú ý đến sự tương ứng giữa các
đơn vị đo của các đại lượng khi thay vào công thức tính dẫn đến sai.
- Nhiều học sinh không nắm vững kiến thức cơ bản, tiếp thu bài máy
móc, chỉ làm theo mẫu chứ chưa tự suy nghĩ để tìm cách giải.
- Khả năng phân tích đề bài về mặt ý nghĩa của học sinh chưa tốt cũng như
các em còn yếu khả năng tính toán.
- Thực tế trong một tiết dạy 40 phút, thời gian dạy kiến thức mới mất
nhiều - Phần bài tập hầu hết là ở cuối bài nên thời gian để luyện nêu đề, nêu câu
trả lời không được nhiều mà học sinh chỉ thành thạo việc đọc đề toán.

Trong chương trình giảng dạy tôi nhận thấy một thực tế như sau:
- Về phía học sinh: Học sinh tiếp cận với toán chuyển động đều còn bỡ
ngỡ gặp nhiều khó khăn. Các em chưa nắm vững hệ thống công thức, chưa nắm
được phương pháp giải theo từng dạng bài khác nhau. Trong quá trình giải toán
học sinh còn sai lầm khi đổi đơn vị đo thời gian. Học sinh trình bày lời giải bài
toán không chặt chẽ, thiếu lôgíc.
- Về phía giáo viên: Chưa chú trọng hướng dẫn học sinh cách giải theo từng
dạng bài; không chú ý quan tâm rèn kĩ năng giải toán một cách toàn diện cho học
sinh.
Để thấy rõ tình hình thực trạng của việc dạy và học toán chuyển động đều
cũng như những sai lầm mà học sinh thường mắc phải, tôi đã tiến hành khảo sát
trên 2 lớp 5A và 5B. Tôi chọn lớp 5A là lớp tiến hành dạy thực nghiệm, lớp 5B là
lớp đối chứng.
Đề kiểm tra có nội dung như sau:
Câu 1 (4 điểm): (Tương tự bài tập 3 - Trang 140_SGK)
5


Quãng đường từ nhà bác An đến quê nội dài 25 km. Trên đường đi từ nhà
về quê, bác An đi bộ 5 km rồi mới đi ô tô trong nửa giờ thì tới nơi. Tính vận tốc
ô tô?
Câu 2 (6 điểm): (Bài toán 3 - Trang 141_SGK)
Một xe máy đi từ A lúc 8 giờ 20 phút với vận tốc 42 km /giờ, đến B lúc
11 giờ. Tính độ dài quãng đường AB?
Với đề bài trên tôi thu được kết quả như sau:

Lớp


số


Hoàn thành
tốt
Số
lượng

Hoàn thành
Nhanh

Chưa hoàn
thành

Chậm

%

Số
lượng

%

Số
lượng

%

Số lượng

%


5C

33

3

9,1

5

15,2

20

66,5

5

15,
2

5B

36

2

5,5

11


30,6

15

41,7

8

22,
2

Tôi nhận thấy bài làm của học sinh đạt kết quả không cao, số lượng học sinh HTT
(HT nhanh) chiếm tỉ lệ thấp. Đa số học sinh chưa nắm vững cách giải của câu 2.
* Những tồn tại cụ thể trong bài làm của học sinh:
Câu 1: Học sinh làm sai do không đọc kĩ đề bài, bỏ sót dữ kiện cho của
bài toán “Bác An đi bộ 5km rồi mới đi ô tô” nên đã vận dụng công thức tính
ngay vận tốc ô tô là:
25 : = 50 (km/giờ).
Câu 2: Học sinh sai vì một số em khi tìm ra thời gian đi là:
11 giờ - 8 giờ 20 phút = 2 giờ 40 phút
Vì vận tốc cho được tính bằng đơn vị km /giờ, thì thời gian tương ứng
phải là giờ . Nhưng do không chú ý đến điều này đã đổi:
Đổi: 2 giờ 40 phút = 160 phút
Rồi vận dụng công thức tính quãng đường là:
42 x 160 = 6720 (km)
2.2.3. Thực trạng của lớp
a) Năm học 2019 - 2020, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5B.
Tổng số học sinh lớp chủ nhiệm:
36 em.

Trong đó:
Mức đạt được

Số lượng

Tỉ số %

Hoàn thành tốt

2

5,6%

Ghi chú

6


Hoàn thành

27

75%

Chưa hoàn thành

5

19,4%


(Mức đánh giá khảo sát đầu năm theo đề của trường và cá nhân)
Đặc điểm của lớp là 100% các em là con gia đình nông nghiệp và lao động
tự do (không làm ổn định một nghề hoặc không có nghề mà chủ yếu là lao động
chân tay) nên sự quan tâm đến việc học của các em có hạn chế.
Qua thực tế dạy học giải toán chuyển động đều lớp 5 này tôi tìm ra được
những nguyên nhân sau (Thực nghiệm với 20 em ngẫu nhiên):
a) 50% Học sinh chưa xác định được dạng toán nên làm tính sai. Nguyên
nhân là do các em chưa nắm chắc được tín hiệu ngôn ngữ biểu hiện và dấu hiệu bản
chất của dạng toán.
b) 15% Học sinh chưa biết tóm tắt hay chưa lựa chọn cách tóm tắt phù hợp.
c) 15% Học sinh ghi lời giải chưa phù hợp.
d) 10% Học sinh không ghi đúng tên đơn vị vào sau kết quả của phép tính và
ở đáp số.
Từ thực tế trên tôi nhận thấy vấn đề cần giải quyết đặt ra là giáo viên phải
tìm cách khắc phục yếu kém cho học sinh, kiên trì rèn kĩ năng cho các em từ
đơn giản đến phức tạp. Chú trọng thực hiện một số yêu cầu cơ bản sau:
+ Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo thời gian cho học sinh.
+ Giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản về dạng toán chuyển động
đều, hệ thống các công thức cần ghi nhớ.
+ Giúp các em vận dụng các kiến thức cơ bản để giải tốt các bài toán
chuyển động đều theo từng dạng bài.
2.3.3. GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH GIẢI TOÁN CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU LỚP 5
Để giải quyết vấn đề đã nêu ra ở trên trước tiên tôi quan tâm đến việc tạo
tâm thế hứng khởi cho các em khi tham gia học toán. Giúp các em tích cực tham
gia vào quá trình học tập, tạo điều kiện cho các em phát triển tư duy óc sáng tạo,
khả năng phân tích, tổng hợp. Sau đó tôi tiến hành theo các bước sau:
Biện pháp 1: Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo cho học sinh.
Tôi nhận thấy một sai lầm mà nhiều học sinh mắc phải khi giải toán
chuyển động đều đó là các em chưa nắm vững cách đổi đơn vị đo thời gian. Hầu
hết các bài toán chuyển động đều yêu cầu phải đổi đơn vị đo trước khi tính toán.

Tôi chủ động cung cấp cho học sinh cách đổi như sau:
* Giúp học sinh nắm vững bảng đơn vị đo thời gian, mối liên hệ giữa các
đơn vị đo cơ bản.
1 ngày = 24 giờ. 1 giờ = 60 phút. 1 phút = 60 giây.
* Cách đổi từ đơn vị nhỏ ra đơn vị lớn.
Ví dụ: 30 phút = ….. giờ
7


- Hướng dẫn học sinh tìm “tỉ số giữa 2 đơn vị”. Ta quy ước “Tỉ số của 2 đơn vị”
là giá trị của đơn vị lớn chia cho đơn vị nhỏ.
Ở ví dụ trên, tỉ số của 2 đơn vị là: giờ/phút = 60.
- Ta chia số phải đổi cho tỉ số của 2 đơn vị. Ở ví dụ trên ta thực hiện
30 : 60 = = 0,5 Vậy 30 phút = giờ = 0,5 giờ.
* Cách đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ.
Ví dụ: Đổi giờ = ….. phút.
- Tìm tỉ số giữa 2 đơn vị. Ở ví dụ này 1 giờ = 60 phút
- Ta nhân số phải đổi với tỉ số của 2 đơn vị.
Ở ví dụ trên ta thực hiện như sau: x 60 = 45. Vậy giờ = 45 phút.
Hoặc đổi 2 ngày = ……. giờ. Tỉ số của 2 đơn vị là 1 ngày = 24 giờ.
Ta thực hiện: 2 x 24 = 48. Vậy 2 ngày = 48 giờ.
* Cách đổi từ km/giờ sang km/phút sang m/phút.
Ví dụ: 120 km/ giờ = …..km/ phút = ……m/ phút.
Ta làm theo 2 bước như sau:
Bước 1: Thực hiện đổi từ km/giờ sang km/phút.
- Thực hiện đổi 120 km/giờ = ……. km/phút.
- Tỉ số 2 đơn vị giờ và phút là 60. 120 : 60 = 2 Vậy 120 km/giờ = 2
km/phút.
Ghi nhớ cách đổi: Muốn đổi từ km/giờ sang km/phút ta lấy số phải đổi chia cho
60.

Bước 2: Thực hiện đổi từ km/phút sang m/phút.
- Đổi 2 km/phút = …. m/phút.
- Tỉ số giữa 2 đơn vị km và m là 1000 (Vì 1km = 1000 m nên 2 x 1000 =
2000.
Vậy 2 km/phút = 2000 m/phút.
Ghi nhớ cách đổi: Muốn đổi từ km/phút sang m/phút ta lấy số phải đổi
nhân với 1000. Vậy 120 km/giờ = 2 km/phút = 2000 m/phút.
* Cách đổi từ m/phút sang km/phút, sang km/giờ. Ta tiến hành ngược với
cách đổi trên. Ví dụ: 2000 m/phút = ….. km/phút = …. km/giờ.
- Tỉ số 2 đơn vị giữa km và m là: 1000. Ta có: 2000 : 1000 = 2 Vậy 2000
m/phút = 2 km/phút.
- Tỉ số 2 đơn vị giờ và phút là 60.
Ta có: 2 x 60 = 120. Vậy 2 km/phút = 120 km/giờ.
Vậy 2000 m/phút = 2 km/phút = 120 km/giờ.
Biện pháp 2: Cung cấp cho học sinh nắm vững các hệ thống công thức.
Trong phần này tôi khắc sâu cho học sinh một số cách tính và công thức sau:
8


* Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian.
Công thức: v = S : t
(v: Vận tốc; S: Quãng đường; t: Thời gian.)
* Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
S = v x t (S: Quãng đường; v: Vận tốc; t: Thời gian.)
* Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
t = S : v (t: Thời gian; S: Quãng đường; v: Vận tốc.)
Đồng thời tôi giúp học sinh nắm vững mối quan hệ giữa các đại lượng vận
tốc quãng đường, thời gian.
- Khi đi cùng vận tốc thì quãng đường tỉ lệ thuận với thời gian (Quãng
đường càng dài thì thời gian đi càng lâu.)

- Khi đi cùng thời gian thì quãng đường tỉ lệ thuận với vận tốc (Quãng
đường càng dài thì vận tốc càng lớn.)
- Khi đi cùng quãng đường thì thời gian tỉ lệ nghịch với vận tốc (Thời
gian ngắn thì vận tốc nhanh, thời gian dài thì vận tốc chậm).
Biện pháp 3: Giúp học sinh giải các bài tập theo từng dạng bài cụ thể.
Dạng 1: Những bài toán áp dụng công thức các yếu tố đề cho đã tường minh.
- Đây là dạng toán đơn giản nhất. Học sinh dễ dàng vận dụng hệ thống công thức để
giải.
Ví dụ: (Bài tập 3/139 Toán 5): Một người chạy được 400m trong 1phút
20giây. Tính vận tốc chạy của người đó với đơn vị đo là m/giây?
- Với đề bài trên tôi hướng dẫn cho học sinh như sau:
* Đọc kĩ yêu cầu của đầu bài.
* Phân tích bài toán: + Đề bài cho biết gì ? Hỏi gì ?
+ Tính vận tốc theo đơn vị nào ?
+ Áp dụng công thức nào để tính ?
- Qua đó học sinh dễ dàng vận dụng để tính nhưng cần lưu ý đơn vị đo thời gian
phải đồng nhất với đơn vị đo vận tốc theo yêu cầu.
Bài giải
1 phút 20 giây = 80 giây.
Vận tốc của người đó là: 400 : 80 = 5 (m/giây)
Đáp số: 5 m/giây.
Ví dụ 2: (Bài tập 2/141 Toán 5): Một người đi xe đạp trong 15phút với vận
tốc 12,6 km/giờ. Tính quãng đường đi được của người đó?
- Với ví dụ 2 tương tự ví dụ 1, chúng ta chỉ cần lưu ý học sinh đơn vị thời gian bài
cho là phút, đơn vị vận tốc là km/giờ. Chính vì vậy cần phải đổi 15phút = giờ =
0,25 giờ.
- Học sinh trình bày bài giải:
9



Bài giải
15 phút = giờ = 0,25 giờ.
Quãng đường người đó đi được là: 12,6 x 0,25 = 3,15 (km)
Đáp số: 3,15 km.
Cách giải chung: - Nắm vững đề bài.
- Xác định công thức áp dụng.
- Lưu ý đơn vị đo.
Dạng 2: Các bài toán áp dụng công thức có các yếu tố đề cho chưa tường minh.
Ví dụ 1: (Bài tập 4/140): Một ca nô đi từ 6 giờ 30phút đến 7giờ 45phút
được quãng đường 30km. Tính vận tốc của ca nô?
- Với bài toán trên tôi tiến hành hướng dẫn học sinh thông qua các bước sau:
* Đọc kĩ yêu cầu đề bài.
* Phân tích đề toán: ? Đề bài cho biết gì ?Hỏi gì ?
? Để tính vận tốc xe máy cần biết yếu tố gì ?( Quãng đường, thời gian xe
máy đi)
? Để tính thời gian xe máy đi ta cần biết yếu tố nào ?( Thời gian xuất phát,
thời gian đến nơi )
* Giúp học sinh nắm rõ quá trình phân tích bài toán bằng sơ đồ sau:
Từ sơ đồ phân tích trên học sinh có thể tổng hợp tìm cách giải.
Vận tốc ca nô

Quãng đường

:

Thời gian đi trên đường

Thời gian đến nơi

-


Thời gian xuất phát

* Học sinh trình bày bài giải.
Bài giải
Thời gian ca nô đi trên đường là:
7 giờ 45 phút - 6 giờ 30 phút = 1 giờ 15 phút
= 1giờ = giờ.
Vận tốc xe máy đi được là: 30 : = 24 (km/giờ)
Đáp số: 24 km/giờ.
* Lưu ý: Khi giải bài toán này cần hướng dẫn học sinh cách tính thời gian đi
trên đường bằng cách lấy thời gian đến nơi trừ thời gian xuất phát.
Vận tốc xe máy = Quãng đường : (Thời gian xuất phát - Thời gian đến nơi)

10


Ví dụ 2: Bài 4 (trang 166 Toán 5): Một ô tô đi từ Hà Nội lúc 6giờ 15phút
và đến Hải Phòng 8giờ 56phút. Giữa đường ô tô nghỉ 25 phút. Vận tốc của ô tô
là 45km/giờ. Tính quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng?
Với bài toán này cách giải cũng tiến hành tương tự Ví dụ 1. Tôi hướng dẫn
học sinh như sau: * Đọc kĩ yêu cầu của đề bài.
* Phân tích bài toán: - Đề bài cho biết gì ? Hỏi gì ?
- Để tính quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng ta cần biết yếu tố nào ?
(Vận tốc và thời gian xe ô tô đi trên đường )
- Để tính thời gian đi trên đường ta cần biết yếu tố nào ? (Thời gian xuất
phát, thời gian đến nơi, thời gian nghỉ )
* Phân tích bài toán bằng sơ đồ.
Quãng đường Hà Nội_Hải Phòng


Vận tốc

:

Thời gian đến nơi

Thời gian đi trên đường

-

Thời gian nghỉ

-

Thời gian xuất phát

Từ sơ đồ phân tích, học sinh lập sơ đồ tổng hợp để tìm cách giải.
* Học sinh trình bày bài giải.
Bài giải
Thời gian ô tô đi trên đường là:
8giờ 56phút - 6giờ 15phút - 25phút = 2giờ 16phút.
= (giờ)
Quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng là: 45 x = 102 (km)
Đáp số: 102 km
* Ở bài tập trên ta lưu ý: Nếu xe nghỉ dọc đường thì thời gian đi trên
đường bằng thời gian đến nơi, trừ thời gian xuất phát và thời gian nghỉ dọc
đường.
Dạng 3: Bài toán dựa vào mối quan hệ giữa quãng đường, vận tốc và thời gian.
Ví dụ: Trên quãng đường AB nếu đi xe máy với vận tốc 36 km/giờ thì hết
3 giờ. Hỏi nếu đi xe đạp với vận tốc 12km/giờ thì hết bao nhiêu thời gian ?

Cách 1: Theo các bước.
+ Tính quãng đường AB?
+ Tính thời gian xe đạp đi hết quãng đường.
Bài giải
11


Quãng đường AB dài là: 36 x 3 = 108 (km).
Thời gian xe đạp đi hết quãng đường là: 108 : 12 = 9 (giờ).
Đáp số: 9giờ.
Cách 2: Tôi hướng dẫn học sinh dựa vào mối quan hệ giữa vận tốc và thời
gian khi đi trên cùng một quãng đường. Nếu vận tốc nhanh thì thời gian đi hết ít,
ngược lại vận tốc chậm thì thời gian đi hết nhiều. Vận tốc giảm đi bao nhiêu lần
thì thời gian tăng lên bấy nhiêu lần.
* Các bước thực hiện.
- Tính vận tốc xe máy gấp bao nhiêu lần vận tốc xe đạp.
- Tính thời gian xe đạp đi.
Bài giải
Vận tốc xe máy gấp vận tốc xe đạp số lần là: 36 : 12 = 3 (lần)
Thời gian xe đạp đi là: 3 x 3 = 9 (giờ)
Đáp số: 9 giờ.
Dạng 4: Bài toán về 2 động tử chuyển động ngược chiều nhau.
Đây là một dạng toán tương đối khó với học sinh. Thông qua cách giải
một số bài tập tôi rút ra hệ thống quy tắc và công thức giúp các em dễ vận dụng
khi làm bài.
Tổng vận tốc = vận tốc1 + vận tốc2.
Quãng đường = Tổng vận tốc x Thời gian gặp nhau.
Tổng vận tốc = Quãng đường : Thời gian gặp nhau
Ví dụ: (Bài 1b_Trang 145_SGK) Quãng đường AB dài 276 km. Hai ô tô
khởi hành cùng một lúc, một xe đi từ A đến B với vận tốc 42km/giờ, một xe đi

từ B đến A với vận tốc 50km/giờ. Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi sau mấy giờ hai ô tô
gặp nhau?
Với bài toán trên, tôi hướng dẫn học sinh phân tích bài toán và giải như
sau:
Đọc kĩ yêu cầu của bài tập và trả lời các câu hỏi sau:
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Bài toán thuộc dạng toán nào? (Hai động tử chuyển động ngược chiều
nhau).
+ Để tính thời gian gặp nhau cần biết yếu tố nào ? (Quãng đường và tổng
vận tốc)
Hướng dẫn học sinh áp dụng hệ thống công thức về dạng toán 2 động tử
chuyển động ngược chiều nhau để giải.
Bài giải
Tổng vận tốc của hai xe là: 42 + 50 = 92 (km/giờ)
12


Thời gian 2 xe gặp nhau là: 276 : 92 = 3 (giờ)
Đáp số: 3 giờ.
* Qua bài trên điều quan trọng là: Giúp học sinh nhận diện ra dạng toán.
Thời gian gặp nhau = Quãng đường : Tổng vận tốc
Dạng 5: Hai động tử chuyển động cùng chiều đuổi nhau.
Cách tiến hành cũng tương tự dạng toán trên, tôi hình thành cho học sinh
hệ thống công thức. Hai động tử chuyển động cùng chiều trên cùng một quãng
đường và khởi hành cùng một lúc để đuổi kịp nhau thì:
- Hiệu vận tốc = Vận tốc1 - Vận tốc2 ( Vận tốc1 > Vận tốc2 ).
- Thời gian đuổi kịp = Khoảng cách lúc đầu : Hiệu vận tốc.
- Khoảng cách lúc đầu = Thời gian đuổi kịp x Hiệu vận tốc
- Hiệu vận tốc = Khoảng cách lúc đầu/Thời gian đuổi kịp
Ví dụ 1: (Bài 1a_Trang 145_SGK) Một người đi xe đạp từ B đến C với vận

tốc 12km/giờ, cùng lúc đó một người đi xe máy từ A cách B là 48km với vận tốc
36km/giờ và đuổi theo xe đạp. Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi, sau mấy giờ xe máy đuổi
kịp xe đạp ?
Với bài toán trên, tôi hướng dẫn học sinh cách giải thông qua các bước.
* Đọc kĩ đề bài, xác định kĩ yêu cầu của đề.
* Phân tích bài toán: + Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ?
+ Bài toán thuộc dạng nào ? (Hai động tử chuyển động cùng chiều đuổi
nhau)
Vẽ hình để học sinh dễ hình dung nội dung bài toán.
Xe đạp
Xe máy
A

48km

B

C

Để tính thời gian đuổi kịp nhau ta cần biết yếu tố nào ? (Khoảng cách lúc
đầu và Hiệu vận tốc)
Học sinh vận dụng hệ thống quy tắc đã được cung cấp để giải bài toán.
Bài giải
Hiệu vận tốc của hai xe là:
36 - 12 = 24 (km/giờ)
Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là:
48 : 24 = 2 (giờ)
Đáp số: 2 giờ
Ví dụ 2: (Bài 3_Trang 146_SGK) Một xe máy đi từ A lúc 8giờ 37phút với
vận tốc 36km/giờ. Đến 11giờ 7phút, một ô tô cũng đi từ A đuổi theo xe máy với

vận tốc 54km/giờ. Hỏi ô tô đuổi kịp xe máy lúc mấy giờ ?

13


Với bài toán trên cách giải tương tự như ví dụ 1 nhưng phức tạp hơn vì đây là
bài toán ẩn khoảng cách lúc đầu giữa 2 xe. Tôi hướng dẫn học sinh tìm cách giải như
sau:
* Đọc kĩ yêu cầu của bài toán.
* Phân tích bài toán: + Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ?
+ Bài toán thuộc dạng toán gì ? (Hai động tử chuyển động cùng chiều đuổi
nhau)
+ Để biết ô tô đuổi kịp xe máy lúc mấy giờ ta cần biết yếu tố nào ? (Thời
gian đuổi kịp và thời điểm ô tô xuất phát)
+ Để tính được thời gian đuổi kịp ta cần biết yếu tố nào ? (Hiệu vận tốc,
khoảng cách lúc đầu)
+ Muốn tính khoảng cách lúc đầu cần biết gì? (Vận tốc xe máy và thời
gian xe máy đi trước)
+ Muốn tính thời gian xe máy đi trước cần biết gì ? (Thời gian xe máy
xuất phát và thời gian ô tô xuất phát)
* Hướng dẫn học sinh lập sơ đồ phân tích như sau:
Thời gian xe máy xuất phát

Thời gian xe máy đi trước

Thời gian ô tô xuất phát

Vận tốc xe máy

Quãng đường xe máy đi trước


Vận tốc xe đ ạp

Hiệu vận tốc hai xe

Thời gian hai xe máy đuổi nhau

Thời điểm hai xe gặp nhau

14


* Học sinh trình bày bài giải.
Thời gian xe máy đi trước ô tô là: 11giờ 7phút - 8giờ 37phút = 2giờ
30phút
= 2,5giờ.
Quãng đường xe máy đi trước ô tô là: 36 x 2,5 = 90 (km)
Hiệu vận tốc của hai xe là:
Thời gian ô tô đuổi kịp xe máy là:

54 - 36 = 18 (km/giờ)
90 : 18 = 5 (giờ)

Thời điểm ô tô đuổi kịp xe máy là: 11giờ 7phút + 5 giờ = 16 giờ 7phút.
Vậy lúc 16giờ 7phút xe ô tô đuổi kịp xe máy.
Lưu ý: Khi giải bài toán trên, học sinh phải thiết lập được mối quan hệ
giữa các yếu tố trong bài toán. Từ các mối quan hệ lập sơ đồ phân tích, tổng hợp
dựa vào sơ đồ giải bài toán.
Dạng 6: Bài toán liên quan đến vận tốc dòng nước.
Đối với những bài toán này được đưa vào phần ôn tập. Sách giáo khoa

không đưa ra hệ thống công thức tính nên tôi chủ động cung cấp cho học sinh
một số công thức tính để các em dễ dàng vận dụng khi giải toán.
- Vận tốc thực: Vận tốc tàu khi nước lặng.
- Vận tốc xuôi: Vận tốc tàu khi đi xuôi dòng.
- Vận tốc ngược: Vận tốc tàu khi ngược dòng.
- Vận tốc dòng nước (Vận tốc chảy của dòng sông)
* Vận tốc xuôi dòng = Vận tốc thực + Vận tốc dòng nước.
* Vận tốc ngược dòng = Vận tốc thực - Vận tốc dòng nước.
Dùng sơ đồ để thiết lập mối quan hệ giữa vận tốc dòng nước, vận tốc thực
của tàu với vận tốc tàu xuôi dòng và vận tốc tàu khi ngược dòng:
Vận tốc thực

Vận tốc dòng nước

Vận tốc xuôi dòng
Vận tốc ngược

Vận tốc dòng nước

Vận tốc thực

* Từ sơ đồ trên ta dễ dàng có.
* Vận tốc dòng nước = (Vận tốc xuôi dòng - Vận tốc ngược dòng) : 2
* Vận tốc thực = (Vận tốc xuôi dòng + Vận tốc ngược dòng) : 2
Từ hệ thống công thức trên, học sinh dễ dàng giải được các bài toán.
15


Ví dụ 1: (Bài 4_Trang 162_SGK) Một thuyền máy đi xuôi dòng từ bến A
đến bến B với vận tốc 22,6 km/giờ khi nước lặng, vận tốc của dòng nước là

2,2km/giờ. Sau 1giờ 15 phút thì thuyền đến B. Quãng song AB dài bao nhiêu kilô- mét ?
Với bài toán trên, tôi hướng dẫn học sinh như sau:
* Đọc kĩ đề bài.
* Phân tích bài toán: + Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Để tính được quãng sông thuyền đi xuôi dòng cần biết điều gì? (Vận tốc
xuôi dòng, thời gian đi xuôi dòng.)
+ Tính vận tốc xuôi dòng bằng cách nào ?
* Học sinh trình bày cách giải.
Bài giải
Đổi 1giờ 15 phút = 1,25 giờ
Vận tốc của thuyền đi xuôi dòng là: 22,6 + 2,2 = 24,8 (km/giờ)
Độ dài quãng sông AB là: 24,8 x 1,25 = 31 (km)
Đáp số: 31 km.
Ví dụ 2: Một tàu thuỷ khi đi xuôi dòng có vận tốc 28,4 km/giờ và đi ngược
dòng có vận tốc 18,6 km/giờ. Tính vận tốc tàu thuỷ khi nước lặng và vận tốc dòng
nước?
Với bài toán trên tôi hướng dẫn học sinh như sau:
* Đọc kĩ đề bài.
* Phân tích bài toán: + Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Thiết lập mối quan hệ giữa các yếu tố bằng sơ đồ đoạn thẳng.
- Dựa vào hệ thống công thức đã được cung cấp, kết hợp với sơ đồ đoạn thẳng
đã phân tích ở trên học sinh dễ dàng giải được bài toán.
Bài giải
Theo bài ra ta có sơ đồ:

Vận tốc thực

Vận tốc dòng nước

Vận tốc xuôi dòng

28,4 km/giờ
18,6 km/giờ
Vận tốc dòng nước
Vận tốc ngược dòng
Vận tốc thực

Dựa vào sơ đồ ta có:
Vận tốc dòng nước là:

(28,4 - 18,6) : 2 = 4,9 (km/giờ)
16


Vận tốc của tàu thuỷ khi nước lặng là:

28,4 - 4,9 = 23,5 (km/giờ)

Đáp số: 23,5 km/giờ; 4,9 km/giờ.
* Một số lưu ý: Khi giải những bài toán liên quan đến vận tốc dòng nước
là học sinh phải hiểu rõ “vận tốc xuôi dòng lớn hơn vận tốc khi ngược dòng”.
Đồng thời giúp các em nắm vững hệ thống công thức mối quan hệ giữa vận tốc
thực với vận tốc xuôi dòng nước, ngược dòng nước.
2.4.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ
TRƯỜNG
a) Hiệu quả của sáng kiến với hoạt động giáo dục
Qua một thời gian giảng dạy thực nghiệm tôi tiến hành khảo sát để đánh
giá kết quả học tập và sự tiến bộ chuyển biến của học sinh. Tôi tiến hành khảo
sát chất lượng trên cả 2 lớp 5C, 5B.
ĐỀ KHẢO SÁT CỦA TÔI CÓ NỘI DUNG NHƯ SAU:

Câu 1: (3 điểm) Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Một ô tô đi được 150km trong 3giờ 20phút. Tính vận tốc của ô tô với đơn
vị đo là km/giờ.
A. 46,87km/giờ.

B. 45km/giờ
75km/giờ.

C. 50km/giờ

D.

Câu 2: (3 điểm) Hai thành phố A và B cách nhau 90km. Lúc 7giờ 30phút sáng
một xe máy đi từ A đến B với vận tốc 30km/giờ. Hỏi xe máy đến B lúc mấy
giờ ?
Câu 3 (4 điểm): Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 34,5km/giờ. Cùng lúc đó một
xe máy đi từ B về A với vận tốc 28km/giờ. Sau 1giờ 12phút hai xe gặp nhau. Hỏi
quãng đường AB dài bao nhiêu kilômét ?
Với đề bài trên tôi thu được kết quả như sau:

Lớp
số

Hoàn thành tốt

Hoàn thành
Nhanh

Chưa
thành


Chậm

hoàn

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

1

3,3

5C

33

8


24,2

13

39,2

11

33,3

5B

36

9

25

15

41,7

12

33,3

Qua thực tế giảng dạy và kết quả khảo sát. Tôi nhận thấy chất lượng lớp
5B nâng lên rõ rệt. Số em HTT, HT nhanh tăng nhiều. Chỉ có 1em đạt điểm dưới
trung bình. Các em nắm vững phương pháp, cách thức giải toán chuyển động

đều, trình bày bài khoa học. Các em yêu thích và có hứng thú tham gia giải toán.
b. Kết luận sau khi tiến hành

17


Từ kết quả trên và qua theo dõi trong quá trình thực tế giảng dạy, tôi nhận
thấy biện pháp dạy toán chuyển động đều cho học sinh lớp 5 của tôi, đã bước
đầu thu được kết quả tốt.
Học sinh nắm chắc kiến thức, hiểu được bản chất của vấn đề, tiếp thu bài
tốt, chất lượng học tập đồng đều hơn. Học sinh ít mắc sai lầm trong quá trình
làm bài. Tỉ lệ HTT và HT được nâng lên, không còn điểm yếu.
Với học sinh khá giỏi, qua phân dạng toán và hướng dẫn phương pháp giải
từng dạng toán như đã trình bày ở trên, học sinh không còn lúng túng trong bước
tìm phương pháp giải cho mỗi bài toán. Học sinh học toán chuyển động đều
hứng thú hơn, không còn ngại khi gặp dạng toán này. Nhiều học sinh đã biết
chọn cách giải hay cho mỗi bài toán. Giải và trình bày bài giải khoa học, lập luận
chặt chẽ, đủ ý.
Nội dung tôi đưa ra áp dụng phù hợp với CT SGK lớp 5 hiện hành.
c) Những hạn chế, hướng tiếp tục giải quyết. Vấn đề tôi nghiên cứu áp
dụng phù hợp với học sinh đại trà. Đối với học sinh HTT còn nhiều dạng bài tập
phức tạp, nâng cao hơn. Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới.
3. KẾT LUẬN_KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Để giúp các em nắm chắc kiến thức và giải được các bài toán chuyển
động đều từ dễ đến khó, giáo viên cần:
1) Trang bị cho học sinh một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản,
cũng như các quy tắc, công thức. Nắm vững bản chất mối quan hệ giữa 3 đại
lượng: vận tốc, thời gian, quãng đường để vận dụng giải toán.
2) Người giáo viên cần biết phân dạng, hệ thống hóa các bài tập theo

dạng bài. Giúp học sinh nắm phương pháp giải theo dạng bài từ đơn giản đến
phức tạp. Trong mỗi dạng cần phân nhỏ từng loại theo mức độ kiến thức tăng
dần. Để khi gặp bài toán chuyển động đều, học sinh phải tự trả lời được: Bài
toán thuộc dạng nào, loại nào? Vận dụng kiến thức nào để giải?
3) Tập cho học sinh đọc và phân tích đề kĩ lưỡng trước khi làm bài. Cần
rèn luyện cho học sinh phương pháp suy luận chặt chẽ, trình bày bài đầy đủ,
ngắn gọn, chính xác. Và một điều quan trọng là phải biết khơi gợi sự tò mò,
hứng thú học tập, không nản chí trước những khó khăn trước mắt.
Dạy giải toán góp phần vào việc rèn luyện năng lực tư duy và những đức
tính tốt đẹp của người lao động mới.
Nhận dạng đúng, tìm phương pháp giải phù hợp và chính xác bài toán là
một yêu cầu không thể thiếu trong giải toán. Nếu giáo viên không tìm tòi, suy
nghĩ, sáng tạo để tìm ra những phương pháp và nội dung dạy học có tính chất
18


đào sâu, mở rộng kiến thức đã học phù hợp với học sinh thì bài dạy của giáo viên
không phát huy được tác dụng trong quá trình học tập của học sinh.
Qua nghiên cứu, tuy số lượng bài tập dành cho dạng toán này không nhiều
nhưng sự vận dụng lại rất lâu dài ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, nếu các em
được hướng dẫn cặn kẽ để nhận dạng nhanh, giải đúng sẽ thuận lợi cho các em
sau này trong học tập cũng như cuộc sống.
Tóm lại: Phân biệt và giải toán là rất cần thiết trong việc dạy học toán. Vì
vậy mỗi giáo viên phải trang bị cho mình kiến thức để phân biệt và giải toán một
cách khoa học, chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, từ đó có phương pháp truyền
thụ kiến thức cho học sinh tốt nhất.
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đối với giáo viên
- Giáo viên cần nắm vững kiến thức trọng tâm môn toán của khối, toàn
bậc học. Bởi tôi thiết nghĩ: Để dạy đủ, đúng trọng tâm kiến thức cho học sinh thì

bản thân người giáo viên phải nắm vững kiến thức đó.
- Giáo viên phải chuẩn bị bài thật kĩ trước khi đến lớp, tìm ra các phương
pháp đổi mới phù hợp với bài học, phù hợp với trình độ học sinh. Tạo sự thu hút lôi
cuốn học sinh tập trung nghe giảng, kích thích tư duy sáng tạo, không khí học tập
sôi nổi.
- Đối với học sinh chưa hoàn thành, giáo viên cho các em đọc đề bài kết
hợp với luyện đọc từ đó các em hiểu và dễ dàng tóm tắt được bài toán, tìm được
cách giải đúng.
- Phải cố gắng khắc phục sai lầm của các em trong mỗi bài, mỗi phần, mỗi
dạng toán, tránh để các sai lầm dồn lại khó giải quyết.
- Điều rất quan trọng nữa là sự mềm mỏng kiên trì uốn nắn học sinh của
giáo viên trong mọi lúc của giờ học.
- Giáo viên rèn kĩ năng phân tích từ những bài toán cơ bản cho học sinh
làm cơ sở để giải các bài toán nâng cao.
3.2.2. Đối với nhà trường
- Thường xuyên có những cuộc trao đổi về phương pháp giảng dạy toán nói
chung và phương pháp dạy toán điển hình nói riêng ở cấp tiểu học (Lớp 1, 2, 3 là
một nhóm; 4 - 5 là một nhóm), thông qua các cuộc trao đổi này, giáo viên có cơ hội,
trao đổi với bạn bè những điều vướng mắc, băn khoăn về nội dung kiến thức các bài
giảng.
3.2.3. Đối với học sinh
Cần ý thức được nhiệm vụ học tập, học sinh phải tham gia vào các hoạt
động học tập một cách tích cực, hứng thú và tự tin. Trách nhiệm của học sinh là
phát hiện, chiếm lĩnh và vận dụng. Vì thế các em phải chủ động để đem lại kết
quả cao trong học tập.
19


Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng và thấy có kết quả. Tuy
nhiên đề tài này cũng không tránh khỏi những sai sót. Với tinh thần thực sự cầu

thị, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học các cấp
để đề tài này có tính khả thi hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Đông Hương, ngày 25 tháng 5 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Trịnh Thị Phòng

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đọc và nghiên cứu các tập san giáo dục có liên quan đến đề tài.
2. Tìm hiểu kinh nghiệm dạy học giải toán của đội ngũ giáo viên có nhiều kinh
nghiệm trong trường mình, trường bạn để rút kinh nghiệm.

21


DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT,
CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên: Trịnh Thị Phòng
Chức vụ đơn vị công tác: Giáo viên_Trường Tiểu học Đông Hương
Kết quả
Cấp đánh giá Đánh giá xếp
Năm học

xếp loại
loai
đánh giá xếp
( phòng, sở,
loại
( A,B hoặc
Tỉnh ...)
C)

TT

Tên đề tài SKKN

1

Một số biện pháp giúp học
sinh học tốt chương STP lớp 5.

Sở GD

C

2008 - 2009

2

Một số biện pháp giúp học
sinh giải toán lớp 5.

PGD_ĐTTP


A

2009 - 2010

3

Một số biện pháp giúp làm tốt
công tác chủ nhiệm lớp 5.

PGD_ĐTTP

A

2010 - 2011

4

Một số biện pháp giúp học
sinh giải toán lớp 5.

Sở GD

B

2011 - 2012

5

Một số biện pháp giúp học

sinh giải toán lớp 5.

Sở GD

C

2014 - 2015

6

Một số biện pháp giúp học
sinh giải toán lớp 5.

Sở GD

C

2016 - 2017

22


×