Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

RÈN LUYỆN kĩ NĂNG làm bài văn NGHỊ LUẬN về một đoạn TRÍCH văn XUÔI CHO học SINH lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.59 KB, 18 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Đất nước ta đang trên đà đổi mới, ngành giáo dục đang có những bước
chuyển mình theo nhịp bước của thời đại. Do đó, việc đổi mới phương pháp
dạy học là vấn đề cần thiết và quan trọng trong tình hình hiện nay. Một trong
những biện pháp tối ưu trong quá trình dạy học là phương pháp dạy học tích
cực và dạy học theo chuẩn kiến thức và kĩ năng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả
giáo dục ở bộ môn Ngữ văn trong nhà trường hiện nay, giáo viên cần đặc biệt
chú trọng hơn nữa trong việc rèn luyện kĩ năng nói và viết cho học sinh, nhất
là rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận về tác phẩm, đoạn trích….. văn học ở
bậc THPT theo chuẩn kiến thức và kĩ năng mà ngành yêu cầu.
Sinh thời, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: “Nghề dạy học là
nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Đặc biệt người giáo viên dạy
Văn càng thấm thía hơn sự “cao quý” ấy. Được mang tri thức, mang niềm vui,
được dạy “lễ”, dạy “văn”, được khơi gợi trí tuệ, niềm yêu thích say mê ở mỗi
thế hệ học sinh thì còn gì cao quý, hạnh phúc hơn đối với người thầy.
Quả thực, chẳng gì có thể diễn tả hết niềm vui sướng và tự hào của
người giáo viên khi thành quả lao động của mình đạt kết quả cao, nhất là kết
quả đậu đại học, cao đẳng của các em học sinh lớp 12. Vì vậy, trong quá trình
giảng dạy học sinh nói chung, ôn thi THPTQG nói riêng, giáo viên luôn dày
công, dốc sức tìm tòi sáng tạo không ngừng để có phương pháp và cách thức
ôn luyện hiệu quả nhất. Sự gian nan ấy được khẳng định bằng kết quả của mỗi
kì thi, mỗi điểm cao, mà các em đạt được.
Những năm gần đây, hoà cùng dòng chảy đổi mới giáo dục, đổi mới
kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển toàn diện ở học sinh về kiến thức, kĩ năng,
đề thi THPTQG môn Ngữ văn có nhiều đổi mới, trong đó bài nghị luận văn
học thường chiếm ưu thế lớn (Chiếm 50% tổng số điểm toàn bài).Với đặc
điểm đề văn như vậy, giáo viên trực tiếp ôn luyện và nhất là học sinh gặp
nhiều khó khăn. Bởi lẽ đây là kiểu bài đòi hỏi cao sự hiểu biết về kiến thức, kĩ
năng. Thực tế ấy đặt ra nhiều băn khoăn, trăn trở đối với giáo viên giảng dạy
và ôn luyện cho học sinh lớp 12.


Trong nhà trường phổ thông, nghị luận văn học luôn chiếm vị trí quan
trọng nhất. Điều này hoàn toàn phù hợp với vai trò, vị trí môn học. Kĩ năng
viết các kiểu bài nghị luận văn học đã được bàn luận đến rất nhiều trong các
hội thảo, diễn đàn, hay trong những cuốn sách của các nhà phê bình, nghiên
cứu nổi tiếng về lĩnh vực văn học. Song qua thực tế trải nghiệm tôi thấy khi
học sinh viết bài nghị luận văn học nói chung, dạng bài nghị luận về một đoạn
trích văn xuôi các em còn nhiều hạn chế. Vì vậy trong đề tài này, tôi muốn
trao đổi cùng đồng nghiệp vấn đề:
1


“RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN
TRÍCH VĂN XUÔI CHO HỌC SINH LỚP 12” để mong tìm được giải
pháp chung giúp học sinh viết bài tốt nhất, hiệu quả nhất.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Hoạt động dạy học là hoạt động có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung.
Đó là con đường cơ bản giúp người học có thể chiếm lĩnh tri thức một cách
hiệu quả, chất lượng nhất. Hoạt động dạy học áp dụng những phương pháp sư
phạm phù hợp, người giáo viên có thể nắm bắt tâm sinh lí lứa tuổi, đặc điểm
nhận thức của người học. Nhờ vậy, học sinh tự giác, tích cực chủ động lĩnh
hội tri thức một cách dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả.
Ngữ văn là một môn thi bắt buộc trong kì thi tốt nghiệp Trung học phổ
thông . Bắt đầu từ năm 2015, kết quả các môn thi THPT QG không chỉ là căn
cứ quan trọng nhất để xét tốt nghiệp THPT cho những học sinh đã trải qua 12
năm học tập ở trường phổ thông, mà còn được xem là tham số đáng tin cậy để
các trường trung cấp, cao đẳng và đại học trong cả nước tham khảo khi xét
tuyển sinh. Điều đó nói lên tầm quan trọng của việc học và thi môn Ngữ văn
đối với tất cả học sinh lớp 12 hệ phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên.
Thực hiện chủ trương đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp dạy
học và cách thức, hình thức kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học

sinh, trong năm trở lại đây, việc ra đề thi môn Ngữ văn cho các kì thi tốt
nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng đã có những thay đổi khá cơ
bản.
Theo cấu trúc đề thi THPT Quốc gia của Bộ GD&ĐT năm 2019 gồm
hai phần: Phần Đọc - hiểu (3,0 điểm), Phần Làm văn (7,0 điểm gồm 2 câu,
câu nghị luận xã hội 2,0 điểm, câu nghị luận văn học 5,0 điểm), như vậy phần
nghị luận văn học chiếm 50% tổng số điểm trong bài thi. Vì vậy, việc rèn kĩ
năng làm bài nghị luận văn học nói chung, dạng bài nghị luận về một đoạn
trích văn xuôi là một trong những trọng tâm kiến thức để ôn thi đại học, có ý
nghĩa thiết thực đối với giáo viên và học sinh trong cả quá trình dạy và học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài hướng tới rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một đoạn trích
văn xuôi cho học sinh lớp 12. Qua đó, giúp cho các em có được những kĩ
năng cần thiết khi tiếp cận, khai thác vấn đề một cách hiệu quả nhất, góp phần
nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận.
Đây là phương pháp nhằm thu thập thông tin qua việc sưu tầm tài liệu,
phân tích, tìm hiểu các thông tin.

2


1.4.2. Phương pháp đàm thoại.
Phương pháp này được tiến hành ngay trong giờ học, đàm thoại giữa
giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh.
1.4.3. Phương pháp hướng dẫn thực hành, luyện viết.
Phương pháp này được tiến hành ngay trong giờ học, hoặc sau khi học
sinh đã tiếp thu kiến thức cơ bản về văn bản
1.4.4. Phương pháp thống kê, phân loại.

Phương pháp này nhằm thu thập số liệu và thống kê, phân tích để phân
loại đối tượng học sinh trước và sau khi áp dụng.

3


2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận.
Nghị luận văn học là dạng văn bản dùng để bày tỏ sự cảm thụ tác phẩm
văn học theo suy nghĩ của cá nhân, là những lý lẽ để đánh giá, phân tích, bàn
bạc về vấn đề thuộc lĩnh vực văn học để khám phá thế giới nội tâm của tác
giả, đồng thời tìm ra những giá trị thuyết phục người khác nghe theo quan
điểm, ý kiến cá nhân của mình.
Thể loại văn nghị luận là một trong những nội dung quan trọng của môn
Ngữ văn nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. Bản chất của việc
học thể loại nghị luận là người viết thường vận dụng nhiều thao tác, kĩ năng
(giải thích, chứng minh, phân tích, bình giảng…) để từ đó giúp các em biết
trình bày một cách có lí lẽ, hấp dẫn những cảm nhận, suy nghĩ, đánh giá của
mình về một vấn đề văn học.
Nghị luận văn học nhằm hình thành, phát triển khả năng lập luận chặt
chẽ, trình bày những lí lẽ, dẫn chứng một cách sáng sủa, giàu sức thuyết phục
khi bày tỏ ý kiến bản thân về một tác phẩm văn học nào đó. Học làm văn nghị
luận cũng như mọi loại hình học tập khác là phải biết xây dựng từ sự hiểu biết
cơ bản đến các mức độ cao.
Để viết được bài văn hay đòi hỏi học sinh cần phải có kiến thức văn học
và kĩ năng cơ bản khi viết bài. Nhưng kiến thức và kĩ năng cơ bản đó có từ
đâu? Đó chính là từ những bài giảng, từ sự hướng dẫn của giáo viên và từ
cách cảm thụ của học sinh. Trong khi rèn luyện kĩ năng cách làm bài văn nghị
luận văn học thì mỗi một giáo viên cần chú ý phát huy, động viên tích cực sự
sáng tạo của từng học sinh, không được gò ép theo những khuôn mẫu có sẵn .

2.2. Thực trạng vấn đề.
2.2.1. Thuận lợi.
Khi làm bài nghị luận văn học, các em học sinh lớp 12 có thuận lợi là đã
được trang bị kiến thức rất kĩ qua các giờ đọc - hiểu văn bản văn học, chỉ sử
dụng kỹ năng làm văn nghị luận văn học để tái hiện lại kiến thức ấy thông qua
cảm quan của cá nhân.
Sách giáo khoa từ cấp Trung học cơ sở lên Trung học phổ thông có sự
chuyển tiếp, liền mạch, thống nhất trong hệ thống kiến thức môn học.
Được sự chỉ đạo thống nhất của Bộ Giáo dục - Đào tạo, Sở Giáo dục Đào tạo của tỉnh đã tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến
thức nghiệp vụ cho giáo viên hàng năm đã giúp các giáo viên Ngữ Văn nắm
vững tinh thần đổi mới của chương trình - SGK và thực hiện dạy tốt.
Bên cạnh đó, một thực tế không thể phủ nhận là sách giáo khoa, sách
giáo viên được in ấn kịp thời, đa dạng, các phương tiện thông tin truyền
thông: báo, mạng internet … rộng khắp cũng đã giúp ích rất nhiều cho cả giáo
4


viên và học sinh trong quá trình dạy - học Ngữ Văn.
Học sinh chủ động, thích thú tìm hiểu, khám phá những kiến thức mới
trong chương trình nên tiết học Văn trở nên sôi nổi, hào hứng hơn; đồng thời
giúp các em khắc sâu được kiến thức cơ bản của bài học
2.2.2. Khó khăn.
Nghị luận văn học là một kiểu bài khó so với văn nghị luận nói riêng và
phân môn Tập làm văn nói chung. Kiểu bài này đòi hỏi học sinh phải có năng
lực phân tích, đánh giá từ khái quát đến cụ thể, có sự hiểu biết về xã hội, về
văn học, về lịch sử … và đặc biệt là kĩ năng trình bày .
Đối với học sinh THTP nói chung, học sinh lớp 12 nói riêng thì kĩ năng
viết văn của các em còn nhiều hạn chế : Bài viết rời rạc, khô khan, sơ sài, dẫn
chứng không chính xác, không bám sát đề, dùng câu dùng từ chưa chính xác,
bố cục chưa rõ ràng, lập luận chưa có sức thuyết phục, vốn từ nghèo nàn nên

diễn đạt lủng củng tối nghĩa, dài dòng, không thoát ý, mắc nhiều lỗi chính tả.
Đặc biệt đối với dạng bài nghị luận về một đoạn trích văn xuôi đa số các em
mắc lỗi kể lại nội dung mà chưa tập trung vào phân tích, đánh giá những vấn
đề có ý nghĩa then chốt mà đề bài yêu cầu, chưa có kĩ năng nhận diện đúng
các dạng đề bài, kĩ năng xác định đề, tìm ý, sắp xếp ý còn mơ hồ.
Qua quá trình giảng dạy và chấm thi tốt nghiệp THPT các năm gần
đây, có thể nhận thấy một thực tế: số học sinh làm tốt và đạt điểm tối đa (5,0
điểm) cho kiểu bài này không nhiều, hoặc nếu có "làm được" thì chất lượng
bài làm không cao, dẫn đến điểm của toàn bài cũng không cao, ảnh hưởng đến
kết quả chung
Một thực tế khác là các em nắm lý thuyết làm bài nghị luận văn học rất
hời hợt và còn có phần xem nhẹ
Do một khía cạnh khác là cơ chế thị trường đã len lỏi vào nếp suy nghĩ
của một số phụ huynh và học sinh chỉ quan tâm đến các môn học tự nhiên.
Mà xem nhẹ các môn xã hội. Điều đó ảnh hưởng không ít đến việc đầu tư, tìm
tòi, nghiên cứu văn học.
Từ thực trạng trên, tôi nhận thấy việc rèn luyện kĩ năng làm bài nghị
luận về một đoạn trích văn xuôi cho các em học sinh lớp 12 là rất cần thiết,
góp phần nâng cao chất lượng trong quá trình dạy và học. Đặc biệt góp phần
nâng cao kết quả bài thi cho các em trong kì thi tốt nghiệp THPT.
2.3. Các giải pháp thực hiện.
Nghị luận văn học có rất nhiều các dạng bài đó là: Nghị luận về một tác
phẩm (đoạn trích) văn xuôi; Nghị luận về một bài thơ (đoạn thơ); Nghị luận về
một ý kiến bàn về văn học….. Phạm vi đề tài này là tập trung hướng tới rèn
luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một đoạn trích văn xuôi cho học sinh lớp12.
Để học sinh có kĩ năng viết dạng bài văn nghị luận này, yêu cầu người
5


giáo viên phải truyền thụ đúng, đầy đủ, chính xác để học sinh nắm vững kiến

thức cơ bản về kiểu bài. Trên cơ sở đó giáo viên tiếp tục hướng dẫn chi tiết cụ
thể hơn cách khai thác và phương thức diễn đạt cho học sinh để bài văn đạt
kết quả tốt nhất.
2.3.1. Những yêu cầu chung:
Bài nghị luận văn học nói chung cần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa giá
trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn học. Trong quá trình viết
bài văn nghị luận văn học, muốn chứng minh một cách thuyết phục sự thống
nhất giữa nội dung và hình thức nghệ thuật ở tác phẩm văn học thì cần xác
định trúng cái hay, cái lạ của các phương thức, thủ pháp nghệ thuật (cách
dùng từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu,… trong thơ; cách miêu tả nhân vật, dẫn dắt
cốt truyện,… trong tác phẩm tự sự) cũng như mối quan hệ của nó với chủ đề
tư tưởng của tác phẩm; từ đó khẳng định được rằng việc tác giả lựa chọn sử
dụng hình thức nghệ thuật ấy là “phương án tối ưu” để thể hiện nội dung [4].
Để phân tích, lí giải thấu đáo vấn đề cần nghị luận, cần đặt nó trong
hoàn cảnh lịch sử cụ thể và ý đồ sáng tác của nhà văn. Mỗi nhà văn đều gắn
với một thời đại, một bối cảnh xã hội – lịch sử nhất định. Tác phẩm văn học là
đứa con tinh thần của nhà văn, được nhà văn sáng tạo trong một hoàn cảnh cụ
thể và gửi gắm vào đó những nhận thức, những tình cảm,… của mình đối với
cuộc sống và con người. Do đó, trong quá trình nghị luận, người viết không
chỉ tiếp xúc với văn bản tác phẩm mà còn cần phải tìm hiểu, xem xét các yếu
tố ngoài văn bản như bối cảnh xã hội, trào lưu văn học, hoàn cảnh sáng tác,…
để có thể đưa ra những lí giải thấu đáo.
Cùng với việc giảng giải, phân tích, cần liên hệ mở rộng và vận dụng
thao tác so sánh cũng như khả năng cảm thụ văn chương và vốn tri thức về
nhiều lĩnh vực để khái quát, tổng hợp nên những kết luận, đánh giá nhằm
khẳng định ý nghĩa của vấn đề cần nghị luận.
Trong bài nghị luận văn học, hệ thống luận điểm cần rõ ràng, mạch lạc;
các luận cứ đưa ra phải đúng đắn, sinh động; lập luận phải chặt chẽ, thuyết
phục. Các ý trong bài văn được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, liên kết thành
một hệ thống chặt chẽ, mạch lạc.

Bài văn nghị luận văn học vừa yêu cầu tính cụ thể, thuyết phục của
nhũng luận cứ, vừa đòi hỏi tính khái quát của các luận điểm. Nếu sa vào liệt kê
dẫn chứng cụ thể mà không rút ra được những nhận định, đánh giá khái quát thì
sẽ không làm nổi bật được vấn đề cần nghị luận và không gây được ấn tượng
cho người đọc. Do vây, việc kết hợp linh hoạt, tự nhiên giữa phân tích, bình
giảng,… các chi tiết, hình ảnh cụ thể với nhận xét, đánh giá khái quát vừa là
phương pháp tư duy, vừa là kĩ năng làm bài mà học sinh cần rèn luyện.
Cách diễn đạt trong bài nghị luận văn học cần chuẩn xác, trong sáng,
6


thể hiện những rung cảm chân thành, tự nhiên của người viết.
Khi viết một bài văn nghị luận văn học, yêu cầu đặt ra không chỉ ở chỗ
viết cái gì mà quan trọng còn là viết như thế nào, bằng thái độ, tình cảm ra
sao. Cần cân nhắc từ cách dùng từ đến cách đặt câu, dựng đoạn. Ngôn từ,
giọng văn phải làm sao vừa phù hợp với thể văn nghị luận, vừa diễn tả được
các cung bậc cảm xúc của người viết. Cần lưu ý rằng cách thể hiện cảm xúc
thông qua ngôn ngữ diễn đạt trong nghị luận văn học không giống với văn
miêu tả, văn biểu cảm (với các câu cảm thán kiểu “Chao ôi!”, “Đẹp làm sao!”,
…) mà phải là những rung cảm trong tâm hồn người viết, được hình thành
trong quá trình người viết tiếp xúc và cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác
phẩm.
2.3.2. Biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài.
Để làm được, làm tốt kiểu bài văn nghị luận về một đoạn trích văn xuôi,
đầu tiên, chúng ta cần trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về lý
thuyết văn nghị luận và các dạng câu hỏi thường gặp để từ đó vận dụng
nhữngkĩ năng và thao tác lập luận phù hợp để làm rõ vấn đề mà đề bài yêu cầu.
2.3.2.1. Hướng dẫn lí thuyết.
a) Đối tượng bài nghị luận về một đoạn trích văn xuôi
Nghị luận về một đoạn trích văn xuôi khá phong phú, có thể là nội

dung và nghệ thuật của một đoạn trích nói chung. Có thể chỉ là một phương
diện, một khía cạnh của nội dung hay nghệ thuật trong đoạn trích đó.
b, Yêu cầu của bài văn nghị luận về đoạn trích văn xuôi.
Cần phân biệt được nghị luận về một đoạn trích và nghị luận về một tác
phẩm, nghĩa là tránh việc đề cập tới tất cả các nội dung trong tác phẩm, còn
nội dung đoạn trích lại sơ lược.
Tập trung vào đoạn trích nhưng phải biết vận dụng kiến thức của toàn tác
phẩm như: Nội dung tư tưởng, cách xây dựng nhân vật, cách sử dụng chi
tiết….Nhất thiết phải đặt đoạn văn trong chỉnh thể mới có cách đánh giá chính xác.
Từ yêu cầu trên, giáo viên hướng tới rèn luyện cho các em một số kĩ
năng cơ bản khi làm bài nghị luận về một đoạn trích văn xuôi như sau:
- Kĩ năng nhận diện dạng đề: Trước khi làm bài, cần tìm hiểu về nội
dung, yêu cầu của đề bài, định hướng xây dựng văn bản. Bước định hướng là
khâu rất quan trọng trong bài văn nghị luận văn học. Định hướng đúng sẽ
tránh viết sai thể loại, lạc đề. Vì thế cần phải đọc kỹ đề và xác định:

Thể loại

Nội dung

Giới hạn đề.

7


- Kĩ năng xác định đề.
Thông thường thì sẽ có hai dạng đề bài: với dạng đề nổi thì chúng ta sẽ
dễ dàng nhận biết được trên câu chữ, cần gạch chân các từ khóa để dễ thực
hiện bài viết. Đối với đề chìm thì các cần nghiên cứu kỹ nội dung ẩn ý của tác
phẩm, dụng ý nghệ thuật của tác giả, chủ đề của tác phẩm mà xác định mục

tiêu đề bài.
- Kĩ năng mở bài:
Đây là khâu quan trọng trong quá trình nghị luận bởi mục đích của mở
bài là giới thiệu về vấn đề mà mình sẽ viết, thực chất là trả lời câu hỏi: Ở bài
viết này, mình định viết về điều gì?
Nêu được vấn đề một cách ngắn gọn nhất, hấp dẫn và gây hứng thú cho
người đọc, người nghe.
Nêu lên hướng giải quyết, phạm vi giải quyết vấn đề, tầm quan trọng, ý
nghĩa của vấn đề để chuẩn bị tư tưởng cho người đọc theo dõi phần nội dung.
- Kĩ năng tìm ý, sắp xếp ý:
Để viết được một bài văn nghị luận về một đoạn trích văn xuôi hay, hấp
dẫn, lôi cuốn học sinh phải xác định trúng nội dung trọng tâm yêu cầu của đề
bài, nghĩa là phải biết tìm ý (xác định luận đề, luận điểm, luận cứ) và sắp xếp
ý sao cho phù hợp, logic
Các phần, các ý trong bài văn cần phải được sắp xếp rõ ràng, mạch
lạch, hợp lí và liên kết với nhau thật chặt chẽ. Tất cả các phần, các ý đều phải
có sự liên kết với nhau về nội dung, tức là phải cùng hướng vào luận đề, vào
việc nghị luận về đoạn trích văn xuôi.
2.3.2.2. Hướng dẫn học sinh thực hành qua các bài tập minh họa.
Dạng 1: Cảm nhận về nhân vật qua đoạn trích văn xuôi.[2]
 Lập dàn ý:
a, Mở bài.
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, nhân vật trong đoạn trích
b, Thân bài.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm :
+ Vị trí, phong cách của tác giả.
+ Vị trí, hoàn cảnh, xuất xứ của tác phẩm
+ Khái quát chung về nhân vật.
- Cảm nhận nhân vật
+ Giới thiệu hoàn cảnh xuất hiện của nhân vật

+ Cảm nhận nhân vật trong đoạn trích
++ Số phận, cuộc đời
++ Vẻ đẹp phẩm chất, tính cách
++ Nghệ thật thể hiện nhân vật
8


- Bình luận nhân vật
+ Nét độc đáo của nhân vật
+ Vai trò nhân vật trong tác phẩm, tác giả.
c, Kết bài: Đánh giá lại vấn đề.
 Luyện tập.
Đề bài: Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ khi Mị bị A Sử trói vào cột,
Tô Hoài viết:
“ Trong bóng tối Mị đứng im lặng như không biết mình đang bị trói. Hơi
rượu còn nồng nàn, Mị đi theo tiếng sáo và những cuộc chơi, những đám
chơi “em không yêu quả pao rơi rồi, em yêu người nào, em bắt pao nào…”,
Mị vùng bước đi nhưng tay chân không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo
nữa chỉ còn nghe chân ngựa đạp vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai
cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa…”[3].
(Trích “Vợ chồng A Phủ”- Tô Hoài)
Từ đoạn văn trên, anh/chị hãy làm rõ hình ảnh nhân vật Mị và nghệ
thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn.
 Gợi ý làm bài.
a. Mở bài :
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu đoạn trích và vấn đề cần nghị luận.
b. Thân bài:
- Khái quát về tác phẩm và vị trí đoạn trích.
- Phân tích đoạn trích để làm nổi bật vấn đề:

* Hình ảnh nhân vật Mị:
- Mị có khát vọng sống mãnh liệt (Trong bóng tối Mị đứng im lặng như
không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị đi theo tiếng sáo và
những cuộc chơi, những đám chơi “em không yêu quả pao rơi rồi, em yêu
người nào, em bắt pao nào).
+ Mị là một cô gái yêu đời, có khát vọng sống mãnh liệt. dù bị chà đạp
nghiệt ngã nhưng khát vọng ấy đã trỗi dậy trong đêm tình mùa xuân
+ Nếu ban đầu tiếng sáo còn là yếu tố ngoại cảnh, giờ đây tiếng sáo đã
nhập hản vào tâm hồn Mị, Mị đang sống tọn với nó. Tiếng sáo là tiếng gọi của
tình yêu, tình đời, tiếng sáo vẫn tha thiết, giục giã đánh thức khát vọng sống ở
Mị.
- Số phận của Mị (Mị vùng bước đi nhưng tay chân không cựa được.
Mị không nghe tiếng sáo nữa chỉ còn nghe chân ngựa đạp vách. Ngựa vẫn
đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa)
+ Mị bừng tỉnh, dây trói của a Sử làm Mị nhận ra hiện thực nghiệt ngã.
Khát vọng sống của Mị đã bị chặn đứng
9


+Mị nghĩ mình không bằng con ngựa và thực tế cuộc đời Mị không
bằng con ngựa bởi Mị là con dâu gạt nợ, thân phận bị giam hãm…-> Tấm
lòng của nhà văn.
*Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn:
- Nhà văn như đã nhập thân vào nhân vật Mị miêu tả diễn biến tâm lí
theo một trình tự hợp lí
+ Để đánh thức sức sống đang tiềm tàng trong Mị, nhà văn đã trả lại
cho Mị kí ức đẹp.
+ Đang sống với quá khứ nên quên hiện tại, đang bị trói nên vùng bước đi
+ Khi nỗi đau thể xác ập đến, thế giới mộng tưởng bị dập tắt. mị không
nghe tiếng sáo nữa mà nghe tiếng chân ngựa đạp vách

- Sử dụng yếu tố ngoại cảnh có hiệu quả: tiếng sáo, men rượu, bài hát
quen thuộc => Tài năng của nhà văn
c, Kết bài: Đánh giá chung.
Dạng 2: Cảm nhận về tình huống truyện qua một đoạn trích văn xuôi.
 Lập dàn ý.
a, Mở bài:
- Giới thiệu tác giả tác phẩm
- Nêu bật được tình huống truyện độc đáo trong tác phẩm là gì.
b, Thân bài.
- Giới thiệu chung.
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm :
+ Vị trí, phong cách của tác giả.
+ Tình huống truyện
- Phân tích tình huống truyện trong đoạn trích
+ Định nghĩa về tình huống truyện
+ Biểu hiện tình huống truyện
- Ý nghĩa tình huống truyện.
+ Tư tưởng và chủ đề của tác phẩm được thể hiện qua tình huống
truyện
+ Tình huống truyện còn mang ý nghĩa nền tảng để nhà văn xây dựng
thành công nhân vật
+ Tình huống truyện còn lôi cuốn người đọc bởi nhiều sự vỡ ra, bất
ngờ.
+ Tình huống truyện chứa đựng giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu
sắc của nhà văn:
c, Kết bài.
- Tình huống truyện là một thành công lớn của nhà văn
- Với tình huống truyện độc đáo sẽ tạo ra tài năng của tác giả
10



 Luyện tập:
Đề bài: Cảm nhận của anh chị về tình huống truyện qua đoạn trích sau:
“ Ít lâu nay, hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh, mỗi lần qua cửa nhà kho
lại thấy mấy chị ngồi vêu ra ở đấy. Hắn đoán họ ngồi đấy nhặt hạt rơi, hạt
vãi, hay ai có công việc gì gọi đến thì làm. Một lần hắn đang gò lưng kéo cái
xe bò thóc vào dốc tỉnh, hắn hò một câu chơi cho đỡ nhọc. Hắn hò rằng:
Muốn ăn cơn trắng mấy giò này
Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì
Chủ tâm hắn chẳng có ý chòng ghẹo khi nào nhưng mấy cô gái
lại cứ đẩy vai cô ả này ra với hắng, cười như nắc nẻ:
- Kìa anh ấy gọi! có muốn an cơm trắng với giò thì ra đẩy xe bò với anh
ấy!
Thị cong cớn:
- Có khối cơm trắng với giò đấy!Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khóc
đấy?
Tràng ngoái vcổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười:
- Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!
Thị vùng đứng dậy ton ton chạy lại đẩy xe cho chàng …..
Lần thứ hai Tràng vừa trả hàng xong ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ
tỉnh thị ở đâu sầm sập chạy đến. Thị đứng trước mặt hắn sưng sỉa nói:
- Điêu! Người thế mà điêu
Hắn dương mắt nhìn thị không hiểu.Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận
ra thị là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn
đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.
…………………Hôm ấy hắn vào chợ tỉnh bỏ tền ra mua cho thị cái thúng con
đựng vài tứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe
bò về”.
Gợi ý làm bài.
a, Mở bài :

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích, tình huống truyện độc đáo.
b, Thân bài:
*Cảm nhận về tình huống truyện.
- Khái niệm tình huống và biểu hiện của tình huống truyện:
+ Tình huống truyện là biểu hiện đặc biệt của đời sống được nhà văn sáng
tạo theo lối lạ hóa. Đó là môi trường, hoàn cảnh đề nhân vật xuất hiện. Nhà văn
Nguyễn Minh Châu từng cho rằng: “Tình huống truyện là lát cắt, là khúc ca
của đời sống, nhưng qua đó ta hiểu được trăm năm của đời thảo mộc”.
+ Biểu hiện tình huống: Tràng nghèo khổ, xấu xí, ế vợ. Giữa nạn đói
đang diễn ra, chỉ một câu hò, bốn bát bánh đúc chống đói, thế mà có người
11


đàn bà theo không về cùng. Đây là tình huống vừa bi, vừa hài.
- Tình huống truyện tạo nên vẻ đẹp ở các nhân vật:
+ Người vợ nhặt và khát vọng sống mãnh liệt.
++ Người vợ nhặt xuất hiện với cuộc sống bấp bênh, trôi nổi , ngoại
hình rách rưới, thảm hại, tính cách trơ trẽn, nanh nọc chua ngoa. Thị sẵn sàng
bán danh dự, đổi nhân cách lấy bốn bát bánh đúc. Thị chấp nhận “miếng ăn là
miếng nhục” để được sống.
++ Cái đói đẩy người đàn bà đến cùng đường liều lĩnh: Tràng nói đùathị tưởng thật, thị chấp nhận cho không , biếu không cuộc đời mình cho
người đàn ông xa lạ.
++ Dù cận kề cái chết nhưng thị luôn bám lấy sự sống bằng mọi giá.
Đó là vẻ đẹp của lòng dám sống, khát sống đến mảnh liệt.
+ Tràng- Người đàn ông tốt bụng.
++ Người đàn ông xấu xí nhưng hào hiệp và tót bụng: anh thương một
người đói khát hơn mình, sẵn sàng cứu đới một người xa lạ.
++ Sẵn sàng cưu mang một người cùng cảnh ngộ, đưa thị về nhà là một
quyết định mạo hiểm, nhưng Tràng vẫn chấp nhận.
++ Tràng nhanh chóng trưởng thành, biết quan tâm cho vợ : Anh mua hai

hào dầu, mua cho thị cái thúng con, đánh một bữa no nê…tất cả những biểu
hiện ấy đều xuất phát từ lòng nhân hậu và sự trân trọng hạnh phúc.
- Tình huống truyện đem đến kết thúc có hậu:
+ Tràng đưa vợ về nhà, mẹ Tràng chấp nhận cuộc hôn nhân, cuộc sóng
mới bắt đầu, hạnh phúc được nhen lên, được đón đợi.
+ Tính cách các nhân vật thay đổi tích cực. Bà cụ Tứ tươi cười, cái mặt
bủng beo bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Người vợ nhặt không còn vẻ chao chát
chỏng lỏn mà trở nên dịu dàng, hiền hậu. Tràng trưởng thành hơn trong suy
nghĩ và hành động.
- Giá trị của tình huống truyện:
+ Nhà văn lên án tội ác của bọn phát xít Nhật, thực dân, phong kiến, tay
sai đã cấu kết gây tội ác đối với nhân dân ta.
+ Thái độ của nhà văn đối với con người: Kim Lân trân trọng những
phẩm chất tốt đẹp của người dân nghèo, dù phải đối mặt với cảnh sống tăm
tối, dóió là truyền thống nhân đạo cao đep của dân tộc.
c, Kết bài: Đánh giá chung
Dạng 3: Cảm nhận về một khía cạnh cụ thể của nhân vật trong đoạn
trích văn xuôi.
 Lập dàn ý.
a, Mở bài:
- Dẫn dắt
12


- Giới thiệu khía cạnh cụ thể của nhân vật.
b, Thân bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Cảm nhận khía cạnh cụ thể của nhân vật
+ Biểu hiện thứ nhất (qua lai lịch, hoàn cảnh, ngoại hình, tâm trạng
nào?)

+ Biểu hiện thứ hai (được thể hiện trong hoàn cảnh, thời điểm nào?)
+ Biểu hiện thứ ba (được biểu hiện qua đặc điểm tính chất, mức độ
trạng thái nào?)
+ Nghệ thuật thể hiện khía cạnh cụ thể của nhân vật
- Bình luận, khẳng định ý nghĩa của khía cạnh cụ thể đó đối với nhân vật, tác
giả, tác phẩm.
c, Kết bài: Đánh giá chung.
 Luyện tập:
Đề bài: Cảm nhận của anh/chị về niềm khao khát tổ ấm gia đình của
nhân vật Tràng (Vợ nhặt - Kim Lân)[2].
Gợi ý làm bài:
a, Mở bài:
- Giới thiệu tác giả,tác phẩm
- Khái quát về nhân vật
b, Thân bài:
- Cảm nhận khao khát tổ ấm gia đình vượt lên trên nối lo sợ về cái chết
+ Kín đáo cất dấu trong lời nói đùa
+ Mạnh mẽ và thiết tha trong quyết định đầy liều lĩnh
- Tận hưởng, nâng niu, trân trọng niềm hạnh phúc khi có vợ.
+ Niềm hạnh phúc có vợ lan tỏa trên khuôn mặt
+ Trân trọng người đàn bà theo mình về làm vợ
+ Thấm thía, cảm động trước cảnh nhà ấm áp
- Ý thức sâu sắc, trách nhiệm xây đắp tổ ấm gia đình
+ Nhận thức rõ về bổn phận của người đàn ông trong nhà
+ Hành động vun vén, lo toan cho tổ ấm gia đình
+ Dự định thay đổi, hi vọng tương lai tươi sáng
- Khao khát tổ ấm gia đình được thể hiện qua nghệ thuật đặc sắc.
- Bình luận về nhân vật.
+ Khao khát tổ ấm gia đình trong nạn đói là vẻ đẹp đặc sắc của nhân
vật

+ Ý nghĩa của việc thể hiện khao khát hạnh phúc với tác phẩm, tác giả.
c, Kết bài: Đánh giá lại vấn đề.

13


Trên đây là các bước làm bài và một số bài tập minh họa mà tôi đã áp
dụng trong quá trình rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận văn học về đoạn
trích văn xuôi cho học sinh lớp 12. Qua đó, giúp các em nắm vững lí thuyết
và biết vận dụng các kĩ năng cần thiết để viết bài hiệu quả nhất.
2.3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Áp dụng những kinh nghiệm trên vào thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy
học sinh đã có hứng thú hơn khi học phân môn Tập làm văn nói chung và
thực hành luyện viết các dạng đề nghị luận văn học trong đó đặc biệt dạng bài
bài nghị luận về một đoạn trích vẵn xuôi. Thông qua việc thực hành thừơng
xuyên về các dạng bài nghị luận văn học này, đã giúp cho các em có thêm
kinh nghiệm cũng như được củng cố lại kiến thức lí thuyết, từ đó các em có
thể vận dụng nhuần nghuyễn, thành thạo các thao tác lập luận để hình thành kĩ
năng viết bài văn đạt hiệu quả cao nhất, góp phần nâng tổng điểm chung cho
toàn bài thi trong kì thi tốt nghiệp THPT. Đó là mục đích mà người giáo viên
dạy văn hướng tới.
Qua thực tế giảng dạy, tôi đã khảo sát ở một số lớp 12, và kết quả đạt
được như sau:
Tiết ôn tập tại lớp 12C5 giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập thông
thường, kết quả đạt được cụ thể là:
Giỏi
Lớp

12C5



số

40

Khá

Trung bình

Yếu

Số
lượng

%

Số
lượng

%

Số
lượng

%

Số
lượng

%


0

0

15

37,5

24

60

1

2,5

Tại lớp 12C9, cùng tiết ôn tập giáo viên đã dạy thực nghiệm theo định
hướng rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận về một đoạn trích văn xuôi thì chất
lượng đã được tăng lên, cụ thể là:
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Lớp

Số
%
Số
%

Số
%
Số
%
số
lượng
lượng
lượng
lượng
12C9

46

10

21,7

24

52,3

12

26,0

0

0

14



3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
Trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn, bên cạnh việc giúp học sinh nắm bắt
kiến thức trọng tâm của bài học thì việc rèn luyện kĩ năng sẽ giúp học sinh có
đinh hướng trong việc tìm hiểu, phân tích tác phẩm văn học và tạo lập văn
bản khi thực hành. Cho nên việc rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về đoạn
trích văn xuôi là rất cần thiết, góp phần nâng cáo chất lượng dạy và học, đáp
ứng được chuẩn kiến thức và kĩ năng trong phương pháp dạy học mới hiện
nay. Đặc biết giúp cho học sinh lớp 12 chinh phục được điểm số cao trong kì
thi tốt nghiệp THPT.
Kinh nghiệm trên được bản thân tôi rút ra từ quá trình trực tiếp giảng
dạy và ôn luyện cho các em. Kinh nghiệm đã giúp học sinh có kĩ năng làm
bài, gỡ bí cho học sinh nhất là đối tượng học sinh lớp 12, và đối tượng học
sinh từ trung bình trở xuống, góp phần từng bước nâng cao chất lượng học tập
của học sinh ở bộ môn Ngữ văn.
3.2. Kiến nghị:
Về phía giáo viên cần phải có sự đầu tư tìm tòi, sao cho phù hợp và
phải có sự chắt lọc thông tin, cần có sự đầu tư đổi mới phương pháp giảng
dạy.
Về phía nhà trường cần có sự quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa tới bộ
môn Ngữ văn, cung cấp trang thiết bị dạy học phù hợp, có các chương trình
đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.
Thường xuyên tổ chức những buổi tọa đàm hoặc báo cáo chuyên đề về
nội dung cũng như phương pháp rèn kĩ năng làm văn nghị luận. Từ đó các
giáo viên có điều kiện trao đổi kinh nghiệm, đóng góp ý kiến. Góp phần nâng
cao chất lượng giảng daỵ và làm cho công việc dạy học văn thêm nhiều ý
nghĩa.
Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm nhỏ trong qúa trình giảng dạy. Tôi

rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, trao đổi của đồng nghiệp để góp
phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
Thanh Hóa, ngày … tháng 7 năm2020.
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Nguyễn Thị Thanh

15


MỤC LỤC
Trang
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lý luận
2. Thực trạng của vấn đề
3. Các giải pháp
4. Hiệu quả của đề tài
III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

1

1
2
2
2
4
4
4
5
14
15

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12, tập 2, NXB Giáo dục.
16


2. Bài giảng trên truyền hình Thanh Hóa của cô giáo Trương Thị Giang,
giáo viên Ngữ văn Trường THPT chuyên Lam Sơn.
3. Bộ đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn, NXBGD.
4. Kĩ năng làm văn nghị luận phổ thông, Nguyễn Quốc Siêu, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.

DANH MỤC

17


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH
VÀ CÁC CẤP CAO HƠN

XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thanh
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường THPT Lam Kinh

TT

Tên đề tài SKKN

1.

Rèn luyện kĩ năng tích hợp
nội dung phần đọc hiểu và
viết đoạn văn nghị luận xã
hội 200 chữ trên cùng một
văn bản trong đề thi THPT
Quốc gia
Giáo dục tư tưởng đạo đức
Hồ chí Minh cho học sinh
lớp 12 qua văn bản “Tuyên
ngôn độc lập”- Hồ Chí
Minh

2.

Cấp đánh giá xếp
loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)


Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Ngành GD tỉnh
Thanh Hóa

C

Ngành GD tỉnh
Thanh Hóa

C

Năm học
đánh giá xếp
loại

2017-2018

2018-2019

18



×