Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số biện pháp chi đạo giáo viên thực hiện tốt các chuyên đê, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non thị trấn 2, huyện ngọc lặc, năm học 2019 0 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 21 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
nền kinh tế phát triển không ngừng, nền khoa học ngày càng tân tiến. Bên cạnh
đó, giáo dục giữ một vị trí quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần xây dựng một nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên,
giáo dục ở các cấp học về trình độ đào tạo đang phải đối mặt với những khó
khăn và thách thức mới, nhất là tình trạng chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn phát triển hiện nay thì Giáo dục Đào tạo là vấn đề then chốt, là giai đoạn hết sức quan trọng và mang tính quyết
định của đổi mới giáo dục. Thực hiện Luật Giáo dục của Bộ Giáo dục - Đào tạo,
đó là đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, tiếp tục đào tạo và bồi
dưỡng đội ngũ giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất, trình độ đào tạo nhằm
nhanh chóng tạo bước chuyển biến mới về chất lượng giáo dục đào tạo. Chính vì
vậy, Đảng và nhà nước ta đã có những đường lối chính sách ưu tiên cho sự
nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục Mầm non nói riêng.
Điều đó cho chúng ta thấy rõ, giáo dục Mầm non ngày càng nhận được sự
quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Bởi vì, giáo dục Mầm non là yếu tố quyết
định của một thế hệ mới, là nền tảng vững chắc của một xã hội phồn vinh và
phát triển trong tương lai. Cùng với sự phát triển của giáo dục nói chung và giáo
dục Mầm non nói riêng. Câu nói trong bài hát của nhạc sỹ Lê mây đã khắc sâu
vào tâm trí của mỗi người dân Việt Nam “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”.
Để có một ngày mai tươi sáng, thì ngay từ buổi đầu đời, trẻ em cần phải được
bảo vệ, quan tâm và chăm sóc một cách toàn diện. Mục đích của giáo dục Mầm
non là nhằm hình thành nhân cách đầu tiên của con người mới trong thời đại hội
nhập và phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Trước hết đứa trẻ lớn lên cần phải có
sức khỏe, có trí tuệ, thông minh và sáng tạo, có ý trí và nghị lực, có tình yêu
thương con người đối với xã hội.
Trong những năm gần đây công tác triển khai thực hiện các chuyên đề trọng
tâm hàng năm được ngành giáo dục đặt lên hàng đầu và là bước đệm vững chắc
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Vì, chuyên đề chính là mục tiêu cốt
lõi, định hướng toàn bộ các hoạt động giáo dục và là cơ sở để giúp cho giáo viên


linh hoạt, sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch và cũng là hành trang của mục
tiêu, kiến thức, kỹ năng mà giáo viên cần nắm chắc để tổ chức các hoạt động linh
hoạt, sáng tạo. Hình thức, phương pháp truyền thụ, giúp trẻ tiếp nhận kiến thức có
chiều sâu.
Tuy nhiên, đối với giáo dục Ngọc Lặc nói chung, việc thực hiện các chuyên
đề đã được phòng giáo dục đặc biệt quan tâm, chú trọng triển khai và chỉ đạo chặt
chẽ. Song trường Mầm non Thị Trấn 2 nói riêng vẫn còn một số giáo viên tổ chức
thực hiện các chuyên đề còn hạn chế, chưa chịu khó nghiên cứu, chưa linh hoạt
sáng tạo trong việc việc xây dựng nội dung, kế hoạch, các hình thức tổ chức còn
dập khuôn, máy móc. Công tác phối hợp giữa ban giám hiệu, tổ chuyên môn chưa
chặt chẽ, phụ huynh còn xem nhẹ…Bên cạch đó, đối với bản thân là phó hiệu
trưởng phụ trách chuyên môn, tôi nhận thấy kinh nghiệm ít, đôi khi còn chưa sát
1


sao trong điều hành, chưa nâng cao được tầm quan trọng của chuyên đề. Nội dung
sinh hoạt chuyên môn chưa phong phú, một số giáo viên còn xem nhẹ việc sinh
hoạt tổ chuyên môn nên dẫn đến việc triển khai thực hiện các chuyên đề kết quả
đạt chưa cao.
Nhận thức được tầm quan trọng của chuyên đề, để đảm bảo chất lượng giáo
dục, giữ vững danh hiệu Trường đạt chuẩn Quốc Gia. Bản thân tập trung nghiên
cứu số giải pháp, đó là: Xây dựng kế hoạch chỉ dạo cho từng chuyên đề như thế
nào để đạt hiệu quả? Làm sao để thể chế hóa các chuyên đề đó thành hành động
nhằm làm mới nội dung chuyên đề mà không làm mất cốt lõi của nó? Nội dung ,
hình thức sinh hoạt chuyên môn, các buổi hội thảo như thế nào để đạt chất
lượng? Tính hiệu quả của giáo viên đối với việc truyền thụ kiến thức cho học
sinh như thế nào? Tổ chức làm sao để học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ
nhàng, có chiều sâu...Đây là một vấn đề mà một phó hiệu trưởng phụ trách
chuyên môn cần quan tâm trong công tác chỉ đạo. Vì, chất lượng chuyên đề
chính là kho tàng kiến thức độ sộ cần phải chú trọng. Nhằm giúp trẻ phát triển

toàn diện về mọi mặt và cũng chính là sự thành công của nhà trường. Để khắc
phục những hạn chế nêu trên, làm thế nào để đưa ra các giải pháp đạt hiệu quả,
bản thân quyết tâm nghiên cứu phát huy mặt mạnh, chú trọng khắc phục mặt hạn
chế để thực hiện thành công đề tài: “Một số giải pháp pháp chỉ đạo giáo viên
thực hiện tốt các chuyên đề, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường
Mầm non Thị trấn 2 huyện Ngọc Lặc, năm học 2019 - 2020”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm nâng cao chất lượng các chuyên đề qua các hoạt động giáo dục của
giáo viên trong trường Mầm non Thị Trấn 2.
Tăng cường chỉ đạo chặt chẽ có hiệu quả đối với giáo viên trong việc thực
hiện các chuyên đề, tổ chức tốt các hoạt động giáo dục của giáo viên.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
“Một số giải pháp pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt các chuyên đề,
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường Mầm non Thị trấn 2 huyện
Ngọc Lặc, năm học 2019 - 2020”
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận:
Nghiên cứu tài liệu sách, báo, các phương tiện thông tin đại chúng...để thu
thập các cơ sở lý luận, phân tích tổng hợp, thông qua nội dung đề tài sáng kiến.
- Phương pháp điều tra thực tiễn và thu thập thông tin:
Điều tra, khảo sát tình hình thực tiễn, những kết quả đạt được, những hạn
chế, tồn tại và nguyên nhân trong quá trình chỉ đạo các chuyên đề, từ đó sẽ lựa
chọn các giải pháp phù hợp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của giáo
viên và học sinh trong việc chỉ đạo một số chuyên đề.
- Phân tích, thống kê và sử lý số liệu.
Đánh giá, phân tích kết quả, xử lý số liệu phù hợp và so sách kết quả trước
và sau khi áp dụng biện pháp

2



2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Như chúng ta đã biết! Để đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ
Mầm non thì việc tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục ở các cơ sở GDMN cần
tuân thủ quy định và hướng dẫn của Bộ GDĐT tại “Thông tư số 28/2016/TTBGDĐT, chỉ thị số 2325/CT-BGDĐT, công văn số 1303/BGD&ĐT-GDMN” [1],
tài liệu hướng dẫn thực hiện Chương trình GDMN và các tài liệu hướng dẫn tổ
chức giáo dục được Bộ GDĐT thẩm định, ban hành. Khai thác, sử dụng môi
trường và thiết bị dạy học đảm bảo an toàn và hiệu quả. Chiến lược phát triển
giáo dục của Đảng ta đã xác định mục tiêu chung và cho chúng ta thấy, mục tiêu
giáo dục đóng vai trò quan trọng, và là khâu then chốt của nền giáo dục nước
nhà. Đây chính là đường lối đúng đắn của Đảng và nhà nước trong sự nghiệp
phát triển giáo dục hiện nay.
Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta khẳng định: “Đổi mới cán bộ lãnh đạo
các cấp là mắt xích quan trọng nhất mà Đảng ta phải nắm chắc để thúc đẩy
những cuộc cải cách có ý nghĩa cách mạng”[2]
Đồng thời Đảng ta nhấn mạnh vai trò quan trọng của cán bộ cơ sở, nhất là
đội ngũ cốt cán ở cơ sở và chỉ rõ: “Dành kinh phí thoả đáng cho việc đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở và chú ý kiện toàn, tăng cường đội ngũ cốt cán”[3].
Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển, thì đối với giáo dục và đào tạo huyện
Ngọc Lặc, ngày 13/11/2013 Ban thường vụ huyện ủy Ngọc Lặc đã có buổi làm việc
với Ủy ban nhân dân huyện Ngọc Lặc về công tác quản lý nhà nước về giáo dục và
đạo tạo nhằm tạo sự chuyển biến về giáo dục nâng cao chất lượng giáo dục của
huyện nhà. Và kết luận số: 23-KL/HU ngày 14 tháng 11 năm 2013 [4]; Chỉ thị số
08-CT/HU, ngày 07 tháng 6 năm 2017 Về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy
Đảng đối với công tác Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn huyện Ngọc Lặc đến năm
2020 [5]; Đây là một Chỉ Thị được coi là quyết liệt mà tất cả các trường học coi như
là món ăn bổ ích nhất trong công tác chỉ đạo các hoạt động giáo dục của nhà trường.
Và là tiền đề cần thiết nhằm đổi mới tư duy từ mục tiêu, nội dung, chương trình cho
đến phương pháp tổ chức, phát huy khă năng sáng tạo và trung thực trong chất lượng

giáo dục.
Để đạt được mục đích cao nhất cho giáo dục thì trước hết nhà trường phải
có đội ngũ cán bộ giáo viên có năng lực, có trình độ chuyên môn vững vàng,
năng động, sáng tạo với sự tâm huyết, nhiệt tình. Cùng với các tổ chuyên môn
họ phải là một khối thống nhất trong việc xây dựng chất lượng chuyên môn.
Nghiêm túc thực hiện chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, thể chế hóa các chỉ thị, văn bản quy phạm pháp luật giáo dục, để vận
dụng các tri thức khoa học vào giảng dạy. Bản thân tôi cho rằng, cần tập trung
nâng cao chất lượng giáo dục của từng chuyên đề trong năm học để đạt tới đích
cao nhất.
2.2. Thực trạng công tác chỉ đạo giáo viên thực hiện các chuyên đề,
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường Mầm non Thị trấn 2 huyện
Ngọc Lặc”
2.2.1. Thuận lợi
3


Trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng GD&ĐT huyện
Ngọc Lặc, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thị trấn Ngọc Lặc
trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Sau 4 năm thành lập, đến tháng 6/2018
trường đã được công nhận trường đạt chuẩn Quốc Gia mức độ 1.
Nhà trường luôn được các cấp, các ngành quan tâm tạo điều kiện thuận lợi
trang bị cơ sở vật chất, thiết bị tương đối đầy đủ . Có địa thế đẹp, khuân viên
rộng, được thiết kế mới, hài hòa có khu vui chơi phát triển vận động và sân vận
động được thiết kế phù hợp với điều kiện thực tế và thuận lợi cho tất cả các hoạt
động. Môi trường xanh, sạch, đẹp với nhiều loại hoa, cây cảnh, cây ăn quả...rất
gần gũi với thiên nhiên được phụ huynh và nhân dân tin tưởng.
Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên điều có trình độ đạt chuẩn 100% và
trên chuẩn là 95 %. Tập thể giáo viên năng động, sáng tạo, thực sự đoàn kết, yêu
nghề mến trẻ, tâm huyết, có tinh thần học tập, bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu

ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục đang trên đà đổi mới.
Được sự đồng tình cao của đội ngũ cán bộ giáo viên, dù trường chỉ mới
thành lập được 6 năm nhưng cũng đã gặt hái được nhiều thành tích nổi bật như:
Đạt tập thể đạt lao động tiên tiến; Có10 cá nhân đạt chiến sỹ thi đua; 11 Lao động
tiên tiến; 13 Sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh; 14 giáo viên giỏi cấp huyện; Có 4
cháu đạt giải nhất và tập thể đạt giải nhì hội thi “Bé khỏe, bé tài năng” cấp tỉnh
bậc hoc Mầm non; 6 trẻ đạt giải nhì hội thi “Hội khỏe bé Mầm non” cấp huyện;
Đặc biệt năm học 2017 - 2018 đạt giải nhất cấp huyện, giải nhì cấp tỉnh Hội thi
“Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”…
100% giáo viên là viên chức nên đời sống vật chất, tinh thần giáo viên
tương đối ổn định.
Chất lượng sinh hoạt chuyên môn ngày càng được nâng cao. 100% giáo viên
tham gia đầy đủ các lớp chuyên đề do ngành giáo dục tổ chức.
Nhà trường đã làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tăng cường cơ sở vật
chất, đáp ứng tương đối đầy đủ phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Trình độ dân trí ngày càng cao, phụ huynh, nhân dân luôn quan tâm đến
công tác giáo dục. Đặc biệt trong việc phối hợp với nhà trường, với giáo viên
thực hiện tốt các chuyên đề.
2.3. Khó khăn
Tuy cơ sở vật chất đã được đầu tư về phòng học, song đồ dùng, thiết bị tối
thiểu của một số phòng học ở khu lẻ mới sáp nhập từ trường Mầm non Quang
Trung về tháng 11 năm 2020 đã xuống cấp trầm trọng, nên phần nào hạn đến
công tác chỉ đạo chuyên môn của nhà trường.
Kinh nghiệm của bản thân trong công tác chỉ đạo chuyên môn còn ít, Nội
dung tổ chức các hội thảo chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn chưa phong phú.
Trong công tác giảng dạy một số giáo viên còn chưa thật sự mạnh dạn bứt
phá, còn gò bó, máy móc, chưa linh hoạt, tính khả thi chưa cao. Việc xây dựng kế
hoạch chuyên môn thông qua các chuyên đề chưa có sáng tạo, mang tính hình
thức, hạn chế về năng lực, xem nhẹ việc thực hiện chuyên đề, chưa chịu khó học
hỏi, nghiên cứu nên khi tổ chức chưa mang lại hiệu quả, chất lượng không cao.

4


Phụ huynh các xã lân cận Thị Trấn như: Thúy sơn, Quang Trung, …nhu cầu
đăng ký đến học tại trường cao chiếm 80%, nhận thức của một số phụ huynh
chưa cao, ít quan tâm, còn xem nhẹ và chưa chú trọng đến việc học tập của con,
nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
2.2.3. Kết quả thực trạng trước khi nghiên cứu “Một số giải pháp pháp
chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt các chuyên đề, nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục trong trường Mầm non Thị trấn 2 huyện Ngọc Lặc”
Đi cùng với những thuận lợi, khó khăn trong những năm đầu mới thành lập
trường, bản thân luôn suy nghĩ cần dành thời gian nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi,
thu thập tài liệu, sách báo, thông tin để tích luỹ những kinh nghiệm, sáng tạo cái
mới, cái ý tưởng độc đáo bổ ích, trong công tác chỉ đạo chuyên môn. Trong đó,
tôi đặc biệt chú trọng là 3 chuyên đề “Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung
tâm”; Chuyên đề "Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ
trong trường Mầm non” và chuyên đề: “Tổ chức các hoạt động trải nghiệm”.
Đây là những chuyên đề mà tôi luôn trăn trở, suy nghĩ, sáng tạo quyết tâm tìm ra
các giải pháp, hình thức tổ chức khả quan nhất, phù hợp nhất để truyền đạt kinh
nghiệm, kiến thức đến với giáo viên và học sinh nhanh và đạt hiệu quả cao nhất.
Trên thực tế qua khảo sát chất lượng giáo viên, kết quả như sau:
T
T
1
2
3
4

Nội dung khảo sát
Chất lượng tổ chức thực hiện chuyên đề trọng tâm.

Tính thiết thực trong việc xây dựng kế hoạch, nội dung
chỉ đạo chuyên đề
Tính sáng tạo của giáo viên thông qua việc xây dựng kế
hoạch, phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động
giáo dục.
Tính hiệu quả trong công tác phối hợp thuyết phục, đạt
hiệu quả trong công tác chỉ đạo chuyên đề.

29

Kết quả
trước khi thực hiện đề tài
Tỷ lệ Chưa Tỷ lệ
Đạt
%
đạt
%
19
65.5
10
34.5

29

18

62

11


38

29

18

62

11

38

29

17

58. 6

12

41.4

Tổng
GV

Trên thực tế qua khảo sát chất lượng học sinh, kết quả như sau:
T
T
1
2

3
4

Nội dung khảo sát
Trẻ hứng thú, mạnh dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động
Chủ động, tích cực, sáng tạo và khả năng tư duy.
Khả năng giao tiếp, tinh thần đoàn kết, hợp tác, tính kỹ
luật, biết phối hợp trong các hoạt động
Cùng cô giải quyết được một vài tình huống đơn giản
trong các mối quan hệ bạn bè, cô giáo và các sự vật hiện
tượng xung quanh…

479
479

Kết quả
trước khi thực hiện đề tài
Tỷ lệ Chưa Tỷ lệ
Đạt
%
đạt
%
347
72
132
28
338
70.5
141
29.5


479

336

70.1

143

29.9

479

335

70

144

30

Tổng
trẻ

Nhìn qua bảng khảo sát, cho thấy, kết quả đánh giá chất lượng thực hiện chuyên
đề của giáo viên và học sinh chưa cao, tính thiết thực trong việc xây dựng kế hoạch,
nội dung chưa sát với thực tiễn, tính sáng tạo của một số giáo viên còn hạn chế, dập
khuôn, máy móc, chưa linh hoạt, sáng tạo. Chưa làm mới nội dung, phương pháp và
hình thức tổ chức. Một số giáo viên công tác phối hợp còn lỏng lẽo, chưa có tính bao
quát, năng động, tính thuyết phục chưa cao…dẫn đến hiệu quả trong công tác chỉ

đạo chuyên đề chất lượng thấp. Đối với trẻ tính hứng thú, tích cực chủ động, mạnh
5


dạn, tự tin và khả năng tư duy sáng tạo, khả năng phối hợp, hợp tác, tính kỹ luật, tính
thân thiện, các mối quan hệ giao tiếp ở trẻ còn mờ nhạt...Chính vì vậy, việc tiếp thu
kiến thức, kỹ năng của trẻ chưa vững vàng, không có chiều sâu.
Đây chính là điều mà tôi cần quan tâm, luôn phấn đấu thể chế hóa, nhằm
chỉ đạo hiệu quả các chuyên đề. Quan điểm đặt ra của bản thân đó là: Tại sao
chuyên đề lại rất quan trọng trong việc quyết định chất lượng giáo dục toàn
diện? Để đạt được chất lượng chuyên đề thì cần quan tâm những điều kiện gì?
Tổ chức như thế nào?…Từ đó tìm ra được những vấn đề cần giải quyết, nhằm
đáp ứng nhu cầu mà giáo viên và học sinh đang cần, giúp cho giáo viên nhận rõ
vai trò, trách nhiệm cái đã làm được và chưa làm được, cái điểm mới cần phát
huy, cái cũ cần quan tâm thì mới gặt hái được thành công của chuyên đề. Đấy
mới chính là điểm mạnh để chỉ đạo thực hiện chuyên đề và là cơ sơ hình thành
các kỹ năng là tiền tri thức giúp trẻ phát triển toàn diện.
2.3. Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt các chuyên đề,
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường Mầm non Thị trấn 2
huyện Ngọc Lặc.
Để tìm ra đáp án, tại sao các “Chuyên đề” lại rất quan trọng trong việc
quyết định chất lượng giáo dục toàn diện mà các nhà trường cần chú trọng. Chỉ
đạo xây dựng kế hoạch, các điều kiện, cách tổ chức…đạt hiệu quả cao, tôi đã tập
trung nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp sau:
2.3.1. Giải pháp 1: Công tác chỉ đạo xây dựng nội dung, kế hoạch thực
hiện các chuyên đề trong năm.
Có thể hiểu! Chuyên đề là tập hợp các mục tiêu giáo dục có hệ thống, có kế
hoạch, có sự thống nhất, được xây dựng trước cho một giai đoạn hay một năm
học, mỗi năm được tập trung vào một nội dung chuyên đề cụ thể, trên cơ sở
những nội dung giáo dục đã được xác định và cũng được coi như một chương

trình hành động, có sự chỉ đạo theo một hệ thống giáo dục của nhà nước về Giáo
dục - Đào tạo và được vận dụng vào điều kiện cụ thể, phù hợp với đặc điểm của
mỗi cơ sở giáo dục dựa trên cốt lõi của chuyên đề.
Chính vì vậy, tôi cho rằng chuyên đề hàng năm chính là kim chỉ nam cho
mọi hành động giáo dục xuyên suốt, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện. Để đạt được nhiệm vụ giáo dục thì trước hết ở bất cứ chuyên đề đều phải
xây dựng kế hoạch. Bởi vì, kế hoạch là toàn bộ hệ thống chỉ đạo, thực hiện
xuyên suốt của cả một năm học. Vậy, xây dựng kế hoạch là một giải pháp vô
cùng quan trọng và cần thiết trong các hoạt động giáo dục nói chung và trong
các chuyên đề nói riêng. Đây là điều mà tôi đã tâm huyết chú trọng để thực hiện
đề tài này.
Cụ thể: Thực hiện kế hoạch chỉ đạo các chuyên đề hàng năm của Phòng
giáo dục huyện Ngọc Lặc. Chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm”; Chuyên đề "Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động
cho trẻ trong trường Mầm non” và chuyên đề: “Tổ chức các hoạt động trải
nghiệm”. Đây là 3 chuyên đề trọng tâm mà tôi cho rằng nó có mối liên quan hỗ
trợ mật thiết với nhau rất khăng khít, đều nhằm mục đích nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện cho trẻ.
6


Công tác chỉ đạo các chuyên đề trong nhiều năm qua đã được nhà trường chú
trọng vận dụng phù hợp để chỉ đạo tổ chức thực hiện. Năm học 2019 - 2020
chuyên đề trọng tâm “Tổ chức hoạt động trải nghiệm”, dưới sự chỉ đạo của phòng
giáo dục, nhà trường đã tiếp thu, chỉ đạo triển khai đến từng giáo viên, đồng thời
cũng là một tiêu chí để đánh giá thi đua. Nắm bắt được nội dung chuyên đề, thì
ngay từ đầu năm học tôi đã chú trọng xây dựng kế hoạch, bám sát vào các mục
tiêu, nội dung, lứa tuổi, đặc điểm tâm sinh lý, các tiêu chí và căn cứ vào các điều
kiện thực tế của trường, giáo viên, các nhóm, lớp và địa phương. Đặc biệt là phụ
huynh...cụ thể:

Chủ động trong việc xây dựng kế hoạch và lựa chọn nội dung, các giải pháp
và hình thức tổ chức thực hiện các chuyên đề tại trường sao cho phù hợp.
Khi xây dựng kế hoạch, ngoài các điều kiện nêu trên, tôi căn cứ vào thời
gian/ thời điểm để tổ chức các hoạt cho phù hợp với khả năng thực tế của
trường, lớp. Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch theo từng chủ đề,
tháng, tuần, ngày với mức độ tăng dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp,
phù hợp với điều kiện, với khả năng giáo viên và nhận thức, nhu cầu, hứng thú,
lứa tuổi, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh.
Ví dụ 1: Kế hoạch của nhà trường tổ chức “Ngày hội của bé đến trường” tôi
chỉ đạo các lớp xây dựng kế hoạch tham mưu cho Ban giám hiệu chuẩn bị các điều
kiện cơ sở vật chất, trang phục, xây dựng các nội dung trò chuyện, kế hoạch tập
văn nghệ, kế hoạch trang trí...và điều kiện về tâm thế cho trẻ đến trường.
Với tình hình thực tế ở thời điểm đầu năm, tôi xây dựng kế hoạch chỉ đạo
các lớp xây dựng kế hoạch cho từng chuyên đề với các nội dung từ dễ đến khó,
từ đơn giản đến phức tạp, để việc tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, chất lượng ngày
một nâng lên, có chiều sâu về kiến thức, phát huy tích tích cực, chủ động, sáng
tạo, mạnh dạn, tự tin của giáo viên và trẻ.
Cụ thể: Theo kế hoạch công tác trọng tâm tháng 8, với chuyên: “Xây dựng
môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” tôi bám sát nội dung chuyên đề để
xây dựng kế hoạch, chỉ đạo giáo viên các nhóm, lớp tăng cường xây dựng môi
trường hoạt động trong và ngoài nhóm lớp. Mỗi lớp khi xây dựng kế hoạch đều
có nội dung, hình thức khác nhau. Nội dung xây dựng phong phú đa dạng, hấp
dẫn...Trong kế hoạch các lớp xây dựng nội dung đều chú trọng phối hợp với phụ
huynh để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, CSVC, trang phục, đồ dùng, đồ chơi,
tâm thế cho trẻ tham gia các hoạt động một cách tích cực, vui vẻ, hào hứng...
Đặc biệt trong năm học 2019 - 2020. Do dịch bệnh Covit-19, thời gian nghỉ
học kéo dài, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục của nhà trường, tôi đã kịp
thời điều chỉnh kế hoạch phù hợp với thực tế, chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên xây
dựng, quay một số video tổ chức dạy trực tuyến trong thời gian trẻ nghỉ tại nhà.
Hoạt động này được giáo viên hưởng ứng tích cực, các cấp, các ngành đánh giá

cao, đặc biệt phụ huynh rất quan tâm.
Có thể nói, việc xây dựng nội dung kế hoạch cho các chuyên đề, bản thân đã
nghiên cứu và bám sát vào các điều kiện thực tế của nhà trường để xây dựng đầy đủ
các nội dung, chi tiết. Tăng cường chuyên đề trọng tâm năm học 2019 - 2020, tôi đã
chỉ đạo giáo viên thực hiên hiệu quả chuyên đề. Cảm nhận của tôi khi được hội đồng
7


khoa học và đồng nghiệp đánh giá cao về chất lượng xây dựng kế hoạch mang tính cụ
thể, tính thuyết phục, phong phú về nội dung, điều quan trọng, được phòng giáo dục
kiểm tra và ghi nhận, giáo viên hưởng ứng, phụ huynh đón nhận và khi triển khai kế
hoạch chất lượng học sinh được nâng lên rõ rệt. Đây chính là động lực để bản thân tôi
cũng như đồng nghiệp lấy đó làm cốt lõi cho sự thành công của cả một năm học.
2.3.2. Giải Pháp 2: Chỉ đạo xây dựng mô hình điểm về thực hiện các
chuyên đề trọng tâm ở các khối lớp.
Có thể khẳng định! Việc chỉ đạo xây dựng mô hình điểm cho các chuyên đề
là đòn bẩy thúc đẩy quá trình thực hiện các chuyên đề. Chính vì vậy, việc chỉ
đạo mô hình điểm của từng chuyên đề cần đảm bảo tính toàn diện trong công tác
chỉ đạo thực hiện. Mục đích là phát triển nội lực từ phía giáo viên, từ đó nhân
rộng các điển hình thực hiện chuyên đề ở các nhóm, lớp.
Giáo viên tôi lựa chọn ở các lớp điểm phải là người có năng lực, nhiệt tình,
năng động, sáng tạo, có kinh nghiệm, kỹ năng khi tổ chức các hoạt động phải có
tính thuyết phục...
Mỗi khối tôi chỉ đạo 1 lớp làm điểm theo kế hoạch của từng chuyên đề, chú
trọng chuyên đề trọng tâm hàng năm làm cơ sơ để nâng cao chất lượng giáo dục
cho từng năm học như: Năm học 2015 - 2016 chuyên đề trọng tâm là chuyên đề
“Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường Mầm
non”, hay năm học 2019 - 2020 chuyên đề trọng tâm tôi xác định là chuyên đề
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ”
Cụ thể qua bảng phân công phụ trách từng chuyên đề hàng năm.

T
T

Nội dung chuyên đề

1

Chuyên đề “Tổ chức các hoạt động
trải nghiệm”

2

Chuyên đề: “Xây dựng môi trường
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”

3

Chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo
dục phát triển vận động cho trẻ trong
trường Mầm non”

Lớp
5 - 6A
4 - 5A
3-4B
5-6D
4-5C
3-4C
5-6B
4-5B

3-4C

Giáo viên phụ trách

Ghi chú

Nguyễn Thị Vân Anh
Nguyễn Thị Ngọc
Nguyễn Thị Hồng Nga
Ngô Thị Chi
Đỗ Thị Hông
Lê Thị Hà
Trần Thị Chín
Bùi Thị Oanh
Đinh Thị Yến

Ngoài các chuyên đề trọng tâm, thì các chuyên đề khác, tôi cũng đều chú
trọng chỉ đạo theo từng thời điểm có liên quan, nhằm mục đích duy trì chất
lượng của từng chuyên đề, qua các hoạt động giáo dục hàng ngày như: Hoạt học,
hoạt động vui chơi…để không làm mất đi tính hiệu quả của các chuyên đề như:
Chuyên đề: “Giáo dục lễ giáo”; “Nâng cao chất lượng toán sơ đẳng;“Âm
nhạc”…Tất cả chuyên đề được triển khai trước đó đều rất quan trọng, nó có liên
quan mật thiết với nhau ở các chuyên đề và điểm chung của các chuyên đề này
đều mang tính giáo dục toàn diện.
Như vậy! Sau khi chỉ đạo điểm tại các nhóm, lớp, tôi nhận thấy, giáo viên
rất chủ động, phát huy hết khẳ năng, năng lực của mình trong việc truyền đạt
kiến thức được tiếp thu ở các chuyên đề, đến học sinh có hiệu quả. Chất lượng
8



giáo dục đã được nhân lên rõ rệt và đến nay các chuyên đề đã được nhân rộng
đến các nhóm lớp.
2.3.3. Giải pháp 3: Chỉ đạo nâng cao chất lượng xây dựng môi trường
hoạt động nhằm thực hiện tốt các chuyên đề.
Là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn. Tôi cho rằng việc xây dựng môi
trường cho trẻ hoạt động là rất quan trọng, bởi vì môi trường hoạt động là điều kiện
cần thiết nhất để tổ chức tốt các chuyên đề và là yếu tố khẳng định chất lượng giáo
dục của nhà trường.
Nhằm thực hiện thành công các chuyên đề vào đầu năm học tôi trực tiếp
hướng dẫn cho giáo viên xây dựng môi trường hoạt động giáo dục đa dạng,
phong phú, nhằm thu hút trẻ tham gia các hoạt động một cách tích cực, phát huy
tối đa khả năng sáng tạo, tư duy, chủ động, mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động
và là vai trò chủ thể, phù hợp với các chuyên đề và sự phát triển toàn diện ở trẻ.
* Xây dựng môi trường hoạt động bên ngoài:
Có thể nói! Việc xây dựng cơ sở vật chất bên ngoài lớp học là hết sức cần
thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu chất lượng giáo dục hiện nay. Trong những năm học
vừa qua, ban giám hiệu nhà trường đã làm rất tốt công tác xã hội hóa giáo dục trong
sự đồng tình của phụ huynh, giáo viên và toàn xã hội. Đến nay nhà trường đã có
một môi trường được thiết kế khang trang sạch đẹp, không gian rộng rãi, thoáng
mát, đa dạng, phong phú về đồ dùng, hấp dẫn về tính mỹ quan, đảm bảo “Xanh sạch - đẹp” với một môi trường thân thiện, học sinh tích cực. Điều đặc biệt, môi
trường cho trẻ hoạt động, được quy hoạch thiết kế đảm bảo tính an toàn, thiết thực,
phù hợp, đáp ứng nội dung của từng chuyên đề, thu hút sự hứng thú, tích cực với
phương châm “Học bằng chơi, chơi mà học”.
Cụ thể: Đối với chuyên đề: “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận
động cho trẻ” nhà trường đã đạt giải nhì hội thi “Hội khỏe bé Mầm non” và hàng
năm được phòng giáo dục lựa chọn địa điểm để tổ chức các hội thi cho toàn huyện.
Năm học 2017 - 2018 nhà trường đã tập trung xây dựng cơ sở vật chất, môi trường
hoạt động đáp ứng nội dung chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm” đã đạt giải nhất cấp huyện và giải nhì cấp tỉnh. Đây chính là một phần
nỗ lực của bản thân trong công tác chỉ đạo, cùng với hội đồng sư phạm nhà trường

đã gặt hái thành công của hội thi.
Năm học 2019 - 2020. Thực hiện chuyên đề “Tổ chức các hoạt động trải
nghiệm”, nhà trường đã chỉ đạo tập trung cao độ để xây dựng, tạo môi trường hoạt
động với nhiều đồ dùng đa dạng, phong phú: Có khu phát triển vận động riêng, sân
bóng đá mi ni, khu vực cho trẻ trồng, chăm sóc rau, vườn hoa, cây cảnh...Khuôn
viên được bố trí rất hài hòa, phù hợp thuận lợi cho các hoạt động. Nhà trường đã
chỉ đạo tổ chức được các hoạt động trải nghiệm với qui mô lớn như: “Vui tết Trung
thu”; “Tiệc bufte”....Điều mà làm tôi luôn phấn khởi và tự hào hơn nữa đó là được
các trường bạn lựa chọn nhà trường làm địa điểm tham quan, học hỏi kinh nghiệm
trong việc xây dựng môi trường hoạt động...Cùng với sự tin trưởng của các bậc phụ
huynh đối với nhà trường đã thu hút các con đến trường ngày một đông và là cơ sở
cho trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, sâu sắc và bền vững hơn.
9


Ngoài ra tôi đã chỉ đạo cho giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi nhằm tăng
cường cơ sở vật chất, đảm bảo duy trì chất lượng một số chuyên đề khác như
“Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường Mầm
non”, cụ thể: Đồ dùng phục vụ các trò chơi qua trò chơi “Nhảy sạp”; “Múa pồn
pông”, “Ném còn”; “Cầu khỉ”, “Ném vòng cổ chai”…Rồi các đồ dùng phục vụ
cho các hoạt động trải nghiệm chuyên đề “Xây dựng môi trường lấy trẻ làm
trung tâm”; chuyên đề “Âm nhạc”…

Hình ảnh trẻ tham gia các hoạt động bên ngoài lớp học
* Xây dựng môi trường hoạt động bên trong lớp học:
Song song với việc xây dựng môi trường hoạt động bên ngoài, thì môi
trường bên trong lớp học cũng một đóng vai trò hết sức quan trọng, nó là yếu tố
chủ đạo quyết định chất lượng toàn diện của nhà trường. Bởi, môi trường hoạt động
bên trong có ý nghĩa tác động trực tiếp vào tất cả các hoạt động học tập, vui chơi,
ăn, ngủ ...và nó tác động trực tiếp đến việc truyển tải đầy đủ kiến thức, kỹ năng và

hình thành các chức năng hoạt động ở trẻ, từ tâm sinh lý cho đến nhu cầu mà đứa
trẻ cần có, nhằm đạt được mục đích của giáo dục, đó là phát triển toàn diện.
Để đạt được chất lượng chuyên đề, vào đầu năm sau khi tiếp thu chuyên đề,
tôi đã bám sát vào nội dung chuyên đề để chỉ đạo các lớp tập trung vào các nội
dung chuyên đề trọng tâm. Trong năm học 2019 - 2020 Chuyên đề trong tâm là
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm”. Mục đích để đạt được chuyên đề này thì đối
với các chuyên đề như: Chuyên đề: “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận
động cho trẻ”; Chuyên đề “Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm”…Theo
kinh nghiệm của bản thân. Tôi cho rằng, đều tác động trực tiếp đến chất lượng giáo
dục toàn diện. Chính vì vậy, tôi đã chủ động chỉ đạo giáo viên xây dựng các khu
vực, góc hoạt động như: “Góc khám phá khoa học” “Khu vực chơi phân vai”
“Khu vực vận động”…Định hướng giáo viên sắp xếp các đồ dùng, khoa học,
hợp lý và đẹp mắt để trẻ dễ lấy, dễ sử dụng nhằm thu hút trẻ vào các hoạt động
chủ động, tự tin, dễ dàng tiếp cận, biết tự lựa chọn và sử dụng đồ dùng, đồ chơi
một cách thuận lợi, hiệu quả, đồng thời thuận tiện cho sự quan sát của giáo viên.
Cụ thể: Tôi chỉ đạo giáo viên trang trí môi trường các góc mở cho trẻ được
hoạt động như: Đối với góc phân vai tôi định hướng cho giáo viên làm các giá có
các móc treo và làm đồ chơi theo từng chủ đề để treo lên gian hàng nhằm kích thích
tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ.
Hay khi tổ chức hoạt động trải nghiệm “Vắt nước cam”, “Làm bánh”
“Cắm hoa”, “Nhặt rau”...Tôi định hướng cho giáo viên chú ý đến môi trường
cho trẻ hoạt động từ việc chuẩn bị, sắp xếp đồ dùng đẹp mắt, khoa học để trẻ dễ
10


thao tác. Rồi các hoạt động thể dục sáng, họat động học, hoạt động ngoài
trời...đều được bố trí đồ dùng, đồ chơi phù hợp với từng hoạt động.
Có thể khẳng định! Việc xây dựng môi trường hoạt động là yếu tố quyết
định cho sự thành công của giáo dục, các chuyên đề đều có mối liên quan mật thiết
với nhau và luôn luôn tác động, hỗ trợ trực tiếp đến chất lượng chung của các

chuyên đề.
Chính vì vậy, sau khi thực hiện giải pháp này, bản thân nhận thấy rất rõ
việc xây dựng môi trường hoạt động đã tác động rất lớn đến chất lượng tổ chức
thực hiện các chuyên đề. Nhìn vào thực tế từ khuôn viên bên ngoài cho đến môi
trường bên trong, cho thấy, sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt trong công tác xây
dựng môi trường có hiệu quả, đúng đắn của bản thân, sự nỗ lực của giáo viên và
đặc biệt là sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh đã đem lại kết quả thành công của
chuyên đề. Được thể hiện qua những thành tích từ cấp huyện đến cấp tỉnh của
nhà trường. Đây chính là kết quả đáng mừng của bản thân khi thực hiện các
chuyên đề. Trong đó, chuyên đề “Tổ chức các hoạt động trải nghiệm” mà trong
năm học này tôi đã tham mưu thành công.

Hình ảnh môi trường hoạt động trong lớp học
2.3.4. Giải pháp 4: Tập trung chỉ đạo chuyên đề trọng tâm “Tổ chức
các hoạt động trải nghiệm” thông qua các hoạt động giáo dục tại trường
Mầm non Thị Trấn 2, năm học 2019 - 2020.
Dù đã có 8 năm trực tiếp giảng dạy cùng với 6 năm trực tiếp chỉ đạo công
tác chuyên môn, qua quá trình phấn đấu. Bản thân cũng phần nào có kinh
nghiệm thực tiễn trong công tác. Tôi có thể nhận định rằng, trong tất cả các hoạt
động trong ngày, thì hoạt động nào cũng đều nhằm mục đích nâng cao chất
lượng giáo dục. Song hoạt động trải nghiệm nó đóng vai trò thiết thực cho sự
phát triển toàn diện trong tương lai. Đó là, trải nghiệm bằng thực tế đời sống
hiện tại của con người, giúp cho giáo viên, cho trẻ cảm nhận và tiếp thu kiến
thức một cách chủ động, có chọn lọc mà không bị gò bó. Khi giáo viên tổ chức
cho trẻ trải nghiệm sẽ tạo cơ hội cho mình có một tầm nhìn mới về một xã hội
phồn vinh và đang phát triển. Mặt khác, khả năng truyền thụ kiến thức đến trẻ có
chiều sâu, mở mang trí tuệ và sự hiểu biết bền chặt, dễ hiểu. Từ đó, phát huy khả
năng sáng tạo, tính chủ động, tạo cho trẻ sự thân thiện, gần gủi, biết hòa đồng,
có tinh thần đoàn kết, biết thể hiện cảm xúc cá nhân thông qua các hoạt động.
* Chỉ đạo tổ chức các hoạt động trải nghiệm thông qua hoạt động học:

Hoạt động học là một hoạt động mang tính giáo dục toàn diện nhất về mọi
mặt. Và là hoạt động chủ đạo nhằm truyền tải các kiến thức, kỹ năng cơ bản do
11


Bộ giáo dục ban hành. Đồng thời thông qua hoạt động này, giúp trẻ tích lũy
được vốn kinh nghiệm, tham gia các hoạt động trải nghiệm một cách chủ động,
tự tin, sẵn sàng tiếp nhận cái mới và duy trì cái đã làm được.
Ví dụ 1: Thông qua giờ khám phá khoa với đề tài “ Quả cam kỳ diệu” của lớp
mẫu giáo lớn tôi đã chỉ đạo giáo viên sau khi cung cấp kiến thức cơ bản cho trẻ,
thông qua việc truyền thụ kiến thức, về đặc điểm cấu tạo, lợi ích, tác dụng của quả
cam đối với sức khỏe của con người. Để khắc sâu kiến thức, kỹ năng, giáo viên tiến
hành tổ chức cho trẻ thực hành “Vắt nước cam”: Trẻ được quan sát quy trình, thao
tác vắt nước cam. Sau đó, giáo viên cho trẻ thực hiện các thao tác từ rửa cam, vắt
nước cam...cho đến khi có được 1 cốc nước cam và điều giáo viên cần chú ý giáo
dục nữa đó là tính thẩm mỹ, là cách trưng bày sản phẩm đẹp mắt, hấp dẫn, cách
thưởng thức hương vị nước cam mà tự tay trẻ làm ra.

Hình ảnh cô dạy trẻ vắt nước cam
Ví dụ 2: Chủ đề ”Nước và các hiện tượng tự nhiên”, đề tài ”Tìm hiểu về
các trạng thái của nước”. Để tạo được sự hứng thú cho trẻ, tôi đã chỉ đạo giáo
viên hướng dẫn cho trẻ được quan sát 3 trạng thái khác nhau của nước (nước
nóng, nước lạnh, nước đông đá), hướng dẫn trẻ sử dụng các giác quan để tri
giác, trải nghiệm, kích thích sự phát triển ngôn ngữ, thảo luận nhóm, đưa ra ý
kiến, những suy nghĩ thắc mắc, phán đoán khác nhau...nhằm tạo sự gay cấn, tính
tập trung. Sau đó yêu cầu từng nhóm trình bày các ý kiến và giải thích vì sao lại
có sự khác biệt của nước...Để khắc sâu kiến thức và để nhấn mạnh sự khác biệt.
Đó là khi nhiệt độ thấp nước sẽ đóng băng thành đá, nước khi đun sôi ở nhiệt độ
cao thì sẽ nóng, còn nước lạnh là nước chúng ta sinh hoạt hàng ngày, bên cạnh
đó giáo viên không quên giáo dục trẻ biết tự kiểm soát mọi hoạt động khi làm để

bảo vệ bản thân như: Không nên uống nước đá dễ bị viêm họng, bộ răng không
được đẹp, không được uống nước nóng, nghịch nước nóng dẽ bị bỏng và khi sử
nước cần tiết kiệm vặn vòi vừa phải tránh lãng phí...Điều đáng quan tâm đó là,
chỉ đạo giáo viên khi tổ chức trải nghiệm cần quan tâm đảm bảo an toàn cho trẻ.
Với việc tổ chức hoạt động trải nghiệm thông qua hoạt động học, tôi nhận
thấy, giáo viên nắm vững nội dung chuyên đề, hình thức tổ chức đã được nâng
lên rõ rệt, có sự linh hoạt, sáng tạo, phương pháp truyền thụ kiến thức có chiều
sâu. Trẻ đã tiếp nhận kiến thức một cách dễ dàng, hào hứng. Đặc biệt, giáo viên
đã chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý để bồi dưỡng kiến thức cho trẻ kịp thời...Kết
quả 100% trẻ đều tích cực tham gia, nêu cao tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp
đỡ lẫn nhau, sau khi kiểm tra, học sinh đã thể hiện rất rõ vai trò của trẻ qua hoạt
động dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Với giải pháp này tôi cảm nhận một điều
12


chuyên đề hoạt động trải nghiệm chính là một kho tàng kiến thức đồ sộ được trẻ
tái tạo và tiếp nhận kiến thức đó một cách bền vững trong cuộc sống đời thường.
* Chỉ đạo tổ chức các hoạt động trải nghiệm thông qua các hoạt động
ngoài tiết học:
Tôi cho rằng, hoạt động trải nghiệm thông qua các hoạt động ngoài tiết học
nhằm khắc sâu kiến thức một cách bền vững, nâng cao kỹ năng cho trẻ và giúp
giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong việc truyền thụ kiến thức, linh hoạt, sáng
tạo. Hoạt động ngoài tiết học còn giúp trẻ tiếp nhận kiến thức một cách dễ dàng,
tự tin. Chính vì vậy để tăng cường chất lượng chuyên đề tôi đã chỉ đạo cho giáo
viên cần chú trọng đến hoạt động ngoài tiết học.
Ví dụ 1: Với một môi trường phong phú, đa dạng có nhiều cây xanh bóng
mát, tôi chỉ đạo giáo viên cho trẻ trải nghiệm về sự thay đổi của môi trường, với 1
nội dung có thể đưa ra nhiều ý tưởng, vừa khai thác trí tưởng tượng, óc sáng tạo,
tư duy của giáo viên và học sinh như: “Vì sao bóng cây lại thay đổi” “Bóng cây
có chuyển động không, vì sao?”…Sau khi giáo viên tổ chức hoạt động này, tôi

nhận thấy, học sinh nắm chắc nội dung đã truyền thu, hiểu được sự chuyển động
của ánh sáng mặt trời ở mỗi thời điểm có sự khác nhau trong ngày: Sáng, trưa,
chiều có tác động chiếu trực tiếp ánh sáng chiếu vào cây, sẽ tạo ra bóng cây. Khi
mặt trời di chuyển đến đâu thì bóng cây có sự thay đổi đến đó. Và trẻ hiểu được
ánh sáng mặt trời chiếu vào tán lá, tán lá của cây sẽ tạo ra bóng mát. Và làm cho
không khí trở nên trong lành. Bên cạch đó, giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng,
tăng cường môi đoàn kết bạn bè, giúp trẻ hiểu về ý nghĩa và lợi ích của cây xanh
đối với con người. Vậy, chúng ta cần trồng nhiều cây xanh, biết chăm sóc và bảo
vệ cây, nó sẽ có nhiều năng lượng sống giúp cho con người thêm tươi khỏe.
Thực chất môi trường ngoài lớp học có rất nhiều các hoạt động cho trẻ trải
nghiệm, tôi luôn chú trọng chỉ đạo giáo viên tăng cường tổ chức các thí nghiệm
đơn giản, gần gũi như: ”Nước chảy theo chiều nào? Nam châm hút gì? Bong
bóng xà phòng; Núi lửa phun trào; Bảy sắc cầu vồng; Nước đá biến đi đâu”,
”Những viên kẹo sắc màu”, ”Sự hòa tan của nước”; Những hạt gạo nhảy múa”...
Có thể khẳng định! Đây cũng là một trong những giải pháp mà tôi cho là
đã thành công khi thực hiện đề tài này, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm
theo hình thức thí nghiệm, qua kiểm tra tôi thấy giáo viên rất năng động, sáng
tạo, trẻ rất tích cực, hứng thú hoạt động. Tính chủ động, tự tin, tự lập và khả
năng định hướng, tính kiên trì của trẻ ngày càng cao, nhiều giáo viên đã biết
phân tích, tổng hợp và khái quát hóa đối tượng, tăng khả năng phán đoán, so
sánh các sự vật hiện tượng. Và điều quan trọng trẻ rất linh hoạt, khắc sâu kiến
thức một cách bền vững, khả năng ghi nhớ có chủ định của trẻ nâng lên rõ rệt.
2.3.5. Giải pháp 5. Tăng cường chỉ đạo thực hiện tốt một số chuyên đề
quan trọng thông qua ngày hội, ngày lễ.
Bộ giáo dục và đào tạo ban hành chương trình giáo dục Mầm non, trong
đó ngày hội, ngày lễ là một trong những nội dung nằm trong khung chương trình
đó. Chính vì vậy, việc tổ chức ngày hội, ngày lễ đóng vai trò tích cực, nhằm mục
đích tuyên truyền hay nói cách khác là nó mang tính truyền thông đến cộng
đồng về ý nghĩa của ngày hội, ngày lễ. Một phần mang bản sắc dân tộc và là
13



món tinh thần không thể thiếu được đối với con người. Trong đó, việc tổ chức
ngày hội, ngày lễ vừa là nhiệm vụ chung vừa là trách nhiệm của giáo viên. Đặc
biệt. Ngày hội, ngày lễ còn là một hoạt động đặc biệt đối với trẻ trong độ tuổi
Mầm non, và được coi như là một phương tiện giáo dục thiết thực, toàn diện vừa
là động lực kích thích sự hứng thú tham gia mà không biết mệt mỏi và còn tác
động tích cực đến tinh thần của trẻ trước khi bước vào năm học mới.
Hàng năm việc tổ chức tốt ngày hội, ngày lễ, tôi đều tập trung chỉ đạo
giáo viên, xây dựng nội dung hoạt động phù hợp với chuyên đề. Mục đích nâng
cao chất lượng giáo dục. Thông qua các ngày hội, ngày lễ, nhằm giữ gìn, phát
huy bản sắc, nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc, thúc đẩy phong trào thi
đua giữa các lớp, phát huy tối đa khả năng, năng lực của giáo viên và học sinh.
Trước hết tôi chú trọng chỉ thực hiện chuyên đề trọng tâm trong năm học
2019 - 2020, đó là chuyên đề: “Tổ chức các hoạt động trải nghiệm”
Cụ thể: Chỉ đạo tổ chức hoạt động trải nghiệm thông qua “Ngày hội của
bé đến trường”. Đây là một ngày hội chung đem đến cho giáo viên và trẻ sự
vui sướng xúc động. Bản thân có một cảm nghĩ rằng, để bắt đầu cho một năm
học mới mà kể cả nhạc sỹ Hoàng Văn Yến cũng không tránh khỏi sự xúc
động khi sáng tác bài hát: “Ngày vui của bé” đã được giáo viên tập luyện, khi
nghe nội dung bài hát “Kìa bông hoa xinh, lung linh đón chào, chào năm học
mới...Mầm non ngày hội của bé đến trường...” [6],với câu hát đã chạm vào
trái tim người nghe như một món ăn tinh thần, nó đã hình thành và phát triển
trí tuệ khi trẻ được trải nghiệm qua bài hát...Và tất cả mọi người được thưởng
thức về nội dung tổ chức của ngày lễ hội, nó vừa mang tính chất tuyên truyền,
tinh thần tập thể và là bắt đầu cho một năm học mới đầy ý nghĩa.
Trong ngày hội tết và mùa xuân tôi đã chỉ đạo giáo viên tổ chức thành công
“Tiệc buffe vui xuân”, để hưởng ứng ngày hội. Tôi hướng dẫn cho giáo viên kết
hợp với phụ huynh chuẩn bị nội dung và các nguyên liệu để tự làm các món ăn,
nước ép hoa quả, thạch rau câu...rồi trưng bày sao cho đẹp mắt. Bên cạnh đó tôi

đã chỉ đạo giáo viên truyền tải các kiến thức, kỹ năng dựa trên các sản phẩm mà
trẻ đã làm được, vừa khắc sâu kiến thức vừa giáo dục trẻ biết ý nghĩa của ngày
hội,tính đoàn kết, tinh thần tập thể, biết giá trị của từng món ăn... Trong bữa tiệc
buffe hầu hết trẻ hưởng ứng nhiệt tình, tích cực và thích thú từ việc tham gia làm
cùng cô, trang trí các món ăn cho đến được thưởng thức, nếm các món ăn khác
nhau...Đây là cảm nhận thành quả mà giáo viên và trẻ đều yêu thích và biết trân
trọng sức lao động, sản phẩm do chính mình làm ra

Hình ảnh trẻ làm bánh ( bên trái), tiệc Bufe (bên phải)
14


Thông qua buổi trải nghiệm này giáo viên giáo dục trẻ văn hóa trong ăn
uống, cách lựa chọn, sử dụng đồ ăn không lãng phí. Và sau đó là cả một lượng
kiến thức bổ ích trẻ được tiếp thu một cách nhẹ nhàng, thoải mái mà không bị gò
bó. Qua đây tôi có cảm nhận đã hút trẻ vào cuộc trải nghiệm không thời gian, đó
chính là trẻ không muốn dừng lại, không muốn kết thúc.
Cũng trong chủ đề “Tết và mùa xuân” nhà trường tổ chức cho khối mẫu giáo
bé, tham quan trải nghiệm các gian hàng ngày tết tại siêu thị Ngọc lặc, ngoài việc
chuẩn bị các điều kiện, tôi đã chỉ đạo giáo viên phối hợp thật tốt với phụ huynh đảm
bảo an toàn cho trẻ, cần tổ chức một buổi trò chuyện, giáo dục trẻ tính kỷ luật, trật tự,
lễ phép, biết tuân thủ các điều kiện quy định của cô giáo. Từ việc xếp hàng lên,
xuống xe, đến siêu thị thì có các cô chú nhân viên bán hàng, có người mua hàng, có
đa dạng các mặt hàng, đồ dùng, các khu vui chơi giải trí, khu ẩm thực....đây là điều
kiện chuẩn bị quan trọng nhất không thể bỏ qua trước khi tổ chức cho trẻ tham quan.
Qua buổi trải nghiệm đầy ý nghĩa, đã tạo cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin,
hứng thú, trẻ được tiếp xúc với một môi trường rộng lớn. Đây chính là cơ hội để
giáo viên truyền tải kiến thức đến trẻ, giúp trẻ dễ nhớ và lưu trữ kiến thức một
cách nhẹ nhàng, bền vững, gần gủi, phát huy được khả năng sáng tạo, linh hoạt
trong mọi hoạt động. Bản thân cảm thấy chất lượng rất hiệu quả và là niềm vui,

niềm tự hào khi được phụ huynh đồng tình.

Hình ảnh trẻ khối mẫu giáo bé đi thăm quan tại Siêu thị huyện Ngọc Lặc
Cũng theo kế hoạch: Nhằm kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân
Việt Nam nhà trường đã tổ chức cho khối Mẫu giáo lớn đi tham quan Ban chỉ huy
quân sự huyện Ngọc Lặc. Trước khi tổ chức, tôi đã liên hệ với đơn vị, phối hợp nắm
bắt các nội dung tổ chức, chuẩn bị các điều kiện cần thiết, để có hướng chỉ đạo giáo
viên tổ chức thực hiện. Các nội dung tham quan trải nghiệm được nhà trường phối
hợp với các chú bộ đội sắp xếp bố trí như: Tập gấp chăn màn, luyện rèn luyện sức,
trồng rau, chăn nuôi lợn, gà, ao cá...Để buổi trải nghiệm đạt kết quả tôi chỉ đạo giáo
viên cùng phối với phụ huynh tạo tâm thế cho trẻ, trò chuyện với trẻ về công việc
của các chú bộ đội và cho trẻ làm những món quà có ý nghĩa tặng các chú bộ đội.
Ngoài ra, các chú đã tổ chức trò chuyện về hình ảnh người chiến sỹ bảo vệ Tổ Quốc,
giao lưu chương trình văn nghệ, và trong buổi giao lưu văn nghệ các cháu đã thể
hiện tình cảm của các bé bằng các tiết mục đặc sắc, những tấm bưu thiếp các cháu tự
làm để gửi tặng đến các chú bộ đội trong buổi giao lưu..
15


Các hình ảnh trẻ thăm quan Ban chỉ huy quân sự huyện Ngọc Lặc
Có thể nói: Buổi tham quan trải nghiệm tâm đắc nhất, ý nghĩa nhất, với những
hình ảnh, những tấm gương đẹp của các chú bộ đội cụ Hồ, tôi cho rằng, đây chính là
cả một kho tàng kiến thức đồ sộ mà các cháu đã thu nhận được một cách nhẹ nhàng,
gần gũi, từ giờ giấc, hiệu lệnh, mệnh lệnh cho đến các nhiệm vụ của các chú luôn sẵn
sàng trong tư thế chiến đấu...Từ đó, đã khơi dậy tình yêu thương kính trọng, lòng biết
ơn đối với các chú bộ đội, nêu cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên. Sức mạnh và
lòng dũng cảm, tình yêu tổ quốc yêu đồng bào của học sinh, trong buổi trải nghiệm
này, trẻ đã được vun đắp một tình yêu trong sáng ngay từ tuổi mẫu giáo và luôn đọng
mãi trong tâm trí của trẻ về hình ảnh người chiến sỹ Cụ Hồ kính yêu.
Sau buổi trải nghiệm này tôi đã chỉ đạo giáo viên tổ chức cho trẻ trải

nghiệm tại lớp như “Tập làm chú bộ đội”, hầu như các trẻ đều thực hành rất tốt,
mang đậm tính chất của các chú bộ đội mà trẻ đã được trải nghiệm, đây chính là
kết quả đáng mừng đã giúp tôi thành công vào sự phát triển toàn diện của trẻ.
Ngoài ra, tôi chỉ đạo giáo viên các khối lớp tổ chức các hoạt động trải
nghiệm thông qua các ngày hội, ngày lễ như: Làm bưu thiếp tặng bà, mẹ nhân
ngày 20/10; “Ngày hội của cô giáo 20/11” qua việc làm quà, cắm hoa tăng cô...
Quan điểm nhận định của bản thân trước khi quyết định đưa ra sáng kiến
này đó là nhằm phát huy khả năng, năng lực của giáo viên, phát triển khẳ năng tư
duy, sáng tạo, tính chủ động, mạnh dạn tự tin của học sinh. Thông qua cac hoạt
động giúp trẻ khắc sâu kiến thức bền vững...
2.3.6. Giải pháp 6: Tăng cường công tác tuyên truyền, phối kết hợp
với các bậc phụ huynh trong công tác chỉ đạo các chuyên đề.
Có thể khẳng định! Phụ huynh đóng một vai trò hết sức quan trọng và là sợi
dây kết nối mật thiết, tạo một bước đệm vững chắc cho sự hình thành nhân cách,
phát triển trí tuệ, thắp sáng ngọn lửa tri thức của trẻ trong tương lai. Chính ngọn
lửa ấy là điều kiện là cơ sở và là chỗ dựa cho con bước vào thế giới tri thức một
cách nhẹ nhàng trong tình yêu thương của bố mẹ, cô giáo và cả cộng đồng.
Để chỉ đạo tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong việc chỉ
đạo tố chức các chuyên đề. Trước hết tôi chỉ đạo giáo viên xây dựng các góc
tuyên truyền tranh, ảnh về những hoạt động trọng tâm của từng chuyên đề, để
phụ huynh hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa của từng chuyên đề.
Qua một số giải pháp tôi đã nghiên cứu trong sáng kiến này, cũng như một
số hoạt động khác. Cho thấy, phụ huynh cũng đóng vai trò chủ đạo trong sự
thành công đó là: Cùng với ban giám hiệu, giáo viên tham gia công tác chuẩn đồ
16


dùng, đồ chơi, tạo môi trường, trang phục, trang điểm, ủng hộ cơ sở vật chất,
tham gia trưng bầy các gian hàng, hay chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc
thực hiện các chuyên đề. Bên cạch đó, tuyên truyền đến các bậc phụ huynh về

nội dung, kiến thức, kỹ năng giúp phụ huynh nắm bắt hướng dẫn trẻ tại gia đình.
Đặc biệt, sau những buổi tổ chức các hoạt động trải nghiệm đầy ý nghĩa tại
đơn vị bộ đội mà bản thân tôi thật sự cảm thấy cùng với sự quan tâm của Ban
giám hiệu, những tấm lòng yêu thương của các chú bộ đội, tinh thần, trách
nhiệm của giáo viên. Đặc biệt cùng với sự nhiệt tình, chu đáo của các bậc phụ
huynh, đã tạo cơ hội cho trẻ tiếp nhận khối kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống,
một cách linh hoạt, sáng tạo “Không thầy, không sách”.
Với chuyên đề trọng tâm năm học 2019 - 2020, sau buổi trải nghiệm tại
Ban chỉ huy quân sự huyện. Sau khi kiểm tra tại lớp học và ở gia đình trẻ đã
được tái tạo lại công các việc mà trẻ đã được thực hành, được trải nghiệm. Cụ
thể, ở buổi trải nghiệm của các chú bộ đội trẻ đã giúp mẹ các công việc như gấp
chăn, quần áo, chuẩn bị bầy các món ăn, và một số công việc khác...
Có thể nói, tăng công tác tuyên truyền, phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà
trường giáo viên với phụ huynh trong việc chỉ đạo các chuyên đề đã đem đến kết
quả đáng mừng. Tôi rất phấn khởi khi được Ban giám hiệu quan tâm, giáo viên
ủng hộ, phụ huynh nhiệt tình đến việc học tập của con em mình, đều này cho
thấy công tác tuyên truyền với phụ huynh là điều cần làm thường xuyên. Bản
thân nhận thấy rất rõ về tính hiệu quả, tính thiết thực, khi tôi thực hiện thành
công đề tài này. Đây chính là giải pháp và điều kiện tốt nhất để giúp trẻ lĩnh hội
kiến toàn diện trong sự quan tâm đặc biệt nhà trường, gia đình và cô giáo.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm sau khi nghiên cứu “Một số giải
pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt các chuyên đề, nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục, trường Mầm non Thị trấn 2, Ngọc Lặc”
Bằng những giải pháp trong sáng kiến tôi đã nghiên cứu thành công, đặc
biệt trong việc chỉ đạo thực hiện các chuyên đề trọng tâm mà trong những năm
qua nhà trường đã gặt hái nhiều thành công. Khi tổ chức các hoạt động trẻ rất
hứng thú, mạnh dạn, tích cực, hầu như sự nhút nhát của trẻ đều tan biến, trẻ đã
hòa nhập ở bất cứ hoạt động trải nghiệm nào, môi trường nào trẻ cũng rất tự tin
năng động, sáng tạo, thông minh, phát huy tiềm năng thế mạnh về mọi mặt. Qua
việc tổ chức các nội dung chuyên đề, trẻ nắm chắc kỹ năng và kiến thức cơ bản

cô đã truyền thụ, phát triển ở trẻ tính tập thể, tính kỷ luật, đoàn kết, thân thiện,
gần gủi với bạn bè. Qua đó đã giáo dục trẻ tình yêu quê hương đất nước với bản
sắc văn hóa dân tộc qua các hoạt động trải nghiệm.
Kết quả đạt được rất khả quan sau khi áp dụng sáng kiến như sau:
* Đối với giáo viên.
T
T
1
2

Nội dung khảo sát
Chất lượng tổ chức thực hiện
chuyên đề trọng tâm.
Tính thiết thực trong việc xây

Tổng
GV

Kết quả
trước khi thực hiện đề tài

Kết quả
sau khi thực hiện đề tài
Tỷ
Tỷ lệ Chư
Đạt
lệ
a đạt
%
%


Đạt

Tỷ lệ
%

Chưa
đạt

Tỷ lệ
%

29

19

65.5

10

34.5

28

96.5

1

3.5


29

18

62

11

38

29

100

0

0
17


3

4

dựng kế hoạch, nội dung chỉ
đạo chuyên đề
Tính sáng tạo của giáo viên
thông qua việc xây dựng kế
hoạch, phương pháp và hình
thức tổ chức các hoạt động

giáo dục.
Tính hiệu quả trong công tác
phối hợp thuyết phục, đạt hiệu
quả trong công tác chỉ đạo
chuyên đề.

29

18

62

11

38

27

93.1

2

6.9

29

17

58. 6


12

41.4

28

96.5

1

3.5

* Đối với học sinh.
T
T
1
2
3

4

Nội dung khảo sát
Trẻ hứng thú, mạnh dạn, tự
tin khi tham gia các hoạt
động
Chủ động, tích cực, sáng
tạo và khả năng tư duy.
Khả năng giao tiếp, tinh
thần đoàn kết, hợp tác,
tính kỹ luật, biết phối hợp

trong các hoạt động
Cùng cô giải quyết được
một vài tình huống đơn
giản trong các mối quan
hệ bạn bè, cô giáo và các
sự vật hiện tượng xung
quanh…

Kết quả
trước khi thực hiện đề tài
Tỷ lệ Chư Tỷ lệ
Đạt
%
a đạt
%

Kết quả
sau khi thực hiện đề tài
Tỷ lệ Chư
Tỷ
Đạt
%
a đạt lệ %

479

347

72


132

28

466

97.3

13

2.7

479

338

70.5

141

29.5

460

96

19

4


479

336

70.1

143

29.9

458

95.6

21

4.4

479

335

70

144

30

457


95.4

22

4.6

Tổng
trẻ

Như vậy, với kết quả đạt được như trên, qua các giải pháp, nội dung
đáng giá. Cho thấy, việc chỉ đạo thực hiện các chuyên đề thông qua các hoạt
động “Học bằng chơi, chơi mà học”, đã kích thích tính hứng thú, mạnh dạn, tự
tin, tính chủ động, sáng tạo và khả năng tư duy, phán đoán trong các hoạt động.
Qua đó, giáo dục trẻ tinh thần đoàn kết, tính kỹ luật, biết hợp tác cùng bạn trong
các hoạt động...Cùng cô giải quyết các vấn đề đơn giản trong các mối quan hệ
bạn bè, cô giáo và các sự vật hiện tượng xung quanh...Song song với kết quả của
trẻ thì chất lượng giáo viên cũng được nâng lên rõ rệt, đó là tính năng động,
nhiệt tình, cách truyền thụ kiến thức đến trẻ có chiều sâu, sáng tạo trong việc
xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức một cách nhẹ
nhàng, linh hoạt mà không làm mất đi cái cốt lõi của từng chuyên đề. Điều đó
cho thấy, các chuyên đề chỉ đạo hàng năm dưới hình thức tổ chức cho trẻ trải
nghiệm chính là môi trường giáo dục nhẹ nhàng nhất, phù hợp quả nhất, đem lại
hiệu quả cao nhất và là động lực thúc đẩy chất lượng giáo dục toàn diện của nhà
trường ngày một phát.

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
18


3.1. Kết luận

Sau một thời gian tập trung nghiên cứu đề tài và vận dụng các giải pháp chỉ
đạo giáo viên thực hiện tốt các chuyên đề, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục,
trường Mầm non Thị trấn 2, Ngọc Lặc.
Đây là một giải pháp có thể nói, ở bất cứ trường nào cũng cần phải chú
trọng nhằm nâng cao chất lượng toàn diện. Tôi cho rằng, tất cả các chuyên đề
được bộ giáo dục nghiên cứu ban hành đều đóng một vai trò quan trọng để các
nhà trường tập trung chỉ đạo một số nội dung như sau:
Cần tập trung tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, môi trường hoạt động
phong phú, đa dạng, hấp dẫn, đặc biệt cần phải chú trọng đảm bảo an toàn. Đây
là một giải pháp quan trọng nhất mà bất cứ chuyên đề nào cũng phải chú trọng.
Chú trọng xây dựng nội dung, kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế, nhận
thức, đặc điểm tâm sinh lý và phải đảm bảo yêu cầu nội dung từng chuyên đề.
Có thể nói, nội dung, hình thức, phương pháp, cách thức tổ chức có thể
khác nhau. Song trong bất cứ chuyên đề nào giáo viên phải là người chủ động
nghiên cứu, hoc hỏi vận dụng thật linh hoạt, sáng tạo thì chất lượng chuyên đề
đó mới có thể thành công.
Giáo viên khi tổ chức các hoạt động cần vận dụng linh hoạt, phù hợp, luôn
làm mới các nội dung, hình thức tổ chức nhằm thu hút trẻ vào hoạt động.
Tăng cường chất lượng tổ chức các hội thi làm đồ dùng, đồ chơi, ngày hội,
ngày lễ... Bên cạnh đó, cần chú trọng đến tính thi đua đối với giáo viên và học sinh.
Khuyến khích, động viên, gần gũi đối với trẻ nhằm phát huy tính chủ động, tích cực,
mạnh dạn, tự tin, giúp trẻ tiếp thu kiến có chiều sâu. Đây cũng là giải pháp giúp tôi
thành công đề tài này.
Tạo điều kiện cho giáo viên tiếp thu đầy đủ các chuyên đề. Tăng cường chất
lượng sinh hoạt chuyên môn, tổ chức các buổi hội thảo, giờ dạy có chất lượng, nội
dung phong phú, có chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng toàn diện.
Làm tốt công tác tham mưu với Chi bộ, Hiệu trưởng, trong việc tổ chức
triển khai các chuyên đề.
Phụ huynh đóng vai trò chủ đạo không thể thiếu trong công tác phối hợp
thực hiện các chuyên đề. Đây cũng là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và cô

giáo, nhằm phát huy hiệu quả chất lượng giáo dục toàn diện.
3.2. Kiến nghị
Có thể khẳng định, trong công tác chỉ đạo thực hiện các chuyên đề trọng
tâm. Trong những năm qua tôi đã đắc lực tham mưu với nhà trường và đã gặt hái
nhiều thành công. Để đáp ứng được nhiệm vụ yêu cầu của các chuyên đề. Bản
thân xin đề xuất một số kiến nghị như sau:
Tăng cường, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đảm
bảo yêu cầu của từng chuyên đề. đây chính là điều kiện cần thiết nhất.
Ban giám hiệu cần quan tâm tăng cường các hoạt động trải nghiệm với
môi trường xã hội bên ngoài trường học, để giáo viên và học sinh có cơ hội
được khám phá, trải nghiệm. Và là điều kiện tốt nhất giúp cho giáo viên và học
sinh đúc rút nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, đây chính là bài học đem lại
hiệu quả nhất.
19


Cần tổ chức các buổi hội thảo về kinh nghiệm nghiên cứu các đề tài khoa
học, sáng kiến kinh nghiệm để bản thân được tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm
trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện các chuyên đề.
Đề nghị Ban giám hiệu tạo điều kiện cho giáo viên đi thăm quan, dự giờ
của đồng nghiệp tại trường và ở trường bạn, để nâng cao kiến thức, kinh nghiệm
trong việc tổ chức tốt các hoạt động giáo dục.
Tăng cường công tác thi đua, khen thưởng, đây chính là nguồn khuyến
khích động viên tăng thêm nguồn động lực để giáo viên thi đua phấn đấu.
Ban giám hiệu cần chú trọng tăng cường tài liệu, sách báo, những sáng
kiến kinh nghiệm hay cho giáo viên tham khảo, trong việc tổ chức các hoạt động
giáo dục cho trẻ đạt hiệu quả hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã chỉ đạo và áp dụng thành công
trong quá trình tổ chức các chuyên đề tại trường Mầm non Thị Trấn 2, Ngọc Lặc.
Đặc biệt là Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, trong nhiều năm công tác đã

có những đóng góp không nhỏ trong việc chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện
các chuyên đề thành công và đã đạt được giải cao trong các hội thi cấp huyện,
cấp tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu đề tài này, bản thân không tránh
khỏi những hạn chế trong công tác chỉ đạo chuyên đề. Kính mong được sự quan
tâm góp ý của hội đồng khoa học, đồng nghiệp, các cấp và những người quan
tâm đến sáng kiến này, để quá trình chỉ đạo chuyên môn và triển khai thực hiện
các chuyên đề ngày càng đạt hiệu quả tốt hơn./.
Tôi xin chân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
.............................................................
.............................................................
.............................................................
.............................................................
.............................................................
.............................................................

Thị trấn, ngày 20 tháng 05 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi
viết, không sao chép của người khác.
Người thực hiện sáng kiến

Phạm Thị Huyền

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

20


21



×