Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5a trường tiểu học thị trấn thường xuân sử dụng biện pháp nhân hóa và so sánh trong viết văn miêu tả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 20 trang )

1

MỤC LỤC
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Nội dung
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận.
2.2. Thực trạng dạy học môn Tập làm văn miêu tả ở lớp 5.
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề:
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận


3.2. Kiến nghị

Trang
2
2
3
3
3
3
3
4
5
16
17
17
17

1. Mở đầu
1. 1. Lí do chọn đề tài:
Trong chương trình Tiểu học, môn học nào trong nhà trường cũng giữ một
vị trí quan trọng, trong đó có môn Tiếng Việt. Môn Tiếng Việt chiếm số tiết
nhiều hơn cả. Môn Tiếng Việt được chia thành các phân môn: Tập đọc, Chính tả,
Tập làm văn, Luyện từ và câu, Tập viết, Kể chuyện. Mỗi phân môn có nhiệm vụ
rèn cho học sinh một số kĩ năng nhất định. Các kĩ năng đó luôn bổ trợ cho nhau


2

trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
Phân môn Tập làm văn là phân môn mang tính tổng hợp cao, rèn cho học

sinh cả bốn kĩ năng: Nghe; nói; đọc; viết. Trong đó chú trọng vào các kĩ năng
nói, viết. Đối với phân môn này, học sinh phải được hình thành và rèn luyện
năng lực trình bày văn bản (nói và viết) ở nhiều thể loại khác nhau.
Việc bồi dưỡng kỹ năng làm bài Tập làm văn cho học sinh Tiểu học trong
các nhà trường đang là mối quan tâm của nhiều giáo viên. Bởi phân môn Tập
làm văn là phân môn thực hành tổng hợp, được vận dụng các tri thức, kỹ năng
của nhiều phân môn khác. Phân môn Tập làm văn có vị trí hết sức quan trọng
trong chương trình Tiểu học. Thông qua phân Tập làm văn nhằm rèn luyện cho
học sinh các kỹ năng: Nói, viết, nghe, đọc để phục vụ cho việc học tập và giao
tiếp: nói, viết đúng từ ngữ, đủ các bộ phận của câu, đủ ý, rõ ràng, mạch lạc nội
dung diễn đạt. Cũng từ đó trau dồi thái độ ứng xử có văn hoá, tinh thần trách
nhiệm trong công việc. Bồi dưỡng tình cảm lành mạnh, tình yêu Tiếng Việt, tình
yêu quê huơng đất nước. Góp phần đặc biệt quan trọng trong việc hoàn thiện và
nâng cao các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học.
Qua thực tế giảng dạy tại trường Tiểu học Thị trấn, huyện Thường Xuân,
tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là phân môn khó trong các phân môn của
môn Tiếng Việt. Để thực hiện được mục tiêu của phân môn Tập làm văn là xây
dựng các văn bản (nói và viết), học sinh cần huy động tất cả các kiến thức tiếng
Việt tiếp thu được qua việc học Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể
chuyện…. Học sinh thường không muốn học Tập làm văn vì vốn từ ngữ của các
em chưa nhiều, giao tiếp xã hội còn hạn chế, khả năng tư duy còn nghèo nàn.
Với học sinh lớp 5A trường Tiểu học Thị trấn, đa số các em là học sinh con gia
đình nông nghiệp, vốn từ của các em còn hạn hẹp, khả năng tư duy hình ảnh còn
hạn chế nên việc rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh là cần thiết. Vì việc
giúp học sinh làm được một bài văn miêu tả sẽ góp phần nâng cao năng lực cảm
thụ văn học cho các em, giúp các em phát triển, tích luỹ vốn từ ngữ, giàu hình
ảnh từ đó các em khám phá được cái hay, cái đẹp của sự vật và sự phong phú
của cuộc sống qua việc xây dựng văn bản. Rèn luyện các thao tác tư duy, phát
triển ngôn ngữ phổ thông, bồi dưỡng tình yêu cái đẹp, cái thiện, lẽ phải và sự
công bằng trong xã hội; tình yêu và thói quen giữ gìn sự giàu đẹp của Tiếng

Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại, có tri thức,
thấm nhuần tryền thống tốt đẹp của dân tộc, ưa chuộng lối sống lành mạnh, ham
thích việc làm và biết rèn luyện khả năng thích ứng với cuộc sống xã hội sau
này. Khi các em học tốt tập làm văn thì việc xây dựng cốt truyện trong tiết kể
chuyện và việc trình bày kể chuyện trước lớp sẽ thuận lợi hơn. Không những thế
phân môn Tập làm văn còn tạo điều kiện thuận lợi để học sinh học tốt các môn
học khác ở Tiểu học và trên các lớp trên.
Chính vì phân môn Tập làm văn có vai trò quan trọng như vậy mà tôi muốn
đi sâu tìm hiểu một khía cạnh nhỏ nhằm bồi dưỡng kỹ năng cho học sinh lớp 5
về phân môn Tập làm văn: đó là “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5A
trường Tiểu học Thị Trấn Thường Xuân sử dụng biện pháp nhân hoá và so


3

sánh trong viết văn miêu tả”. Đây là kết quả của những trải nghiệm trong quá
trình dạy học của bản thân tôi, với mong muốn được góp phần nâng cao khả năng
sử dụng biện pháp nhân hoá và so sánh một cách tốt hơn khi làm bài tập làm văn
trong quá trình học phân môn tập làm văn của học sinh và nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện cho các em học sinh.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Giúp học sinh lớp 5 có được khả năng sử dụng biện pháp nhân hoá và so
sánh một cách tốt hơn khi làm bài tập làm văn trong quá trình học phân môn tập
làm văn của môn Tiếng Việt.
- Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh ở bậc Tiểu
học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
a. Đối tượng nghiên cứu:
Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5A trường Tiểu học Thị Trấn huyện Thường
Xuân sử dụng biện pháp nhân hoá và so sánh trong viết văn miêu tả.

b. Phạm vi nghiên cứu:
Lớp 5A – Trường Tiểu học Thị trấn Thường Xuân.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Ở đây phương
pháp điều tra không chỉ dừng lại ở điều tra thực trạng mà phải điều tra từng giai
đoạn trong suốt thời gian thực hiện sáng kiến kinh nghiệm. Ở mỗi giai đoạn tôi
đều lấy kết quả đã đạt được để đối chứng với kết quả giai đoạn trước, với kết
quả năm trước và cuối cùng đi tổng hợp số liệu và rút ra bài học kinh nghiệm.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Sử dụng trong quá trình thống kê
số liệu, so sánh kết quả trong từng giai đoạn khảo sát để phân tích, đối chứng kết
quả.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Ngay sau khi nhận
lớp, nhận thấy khả năng tiếp thu và làm bài của các em còn nhiều hạn chế, tôi đã
tiến hành nghiên cứu và xây các cơ sở để tiến hành thực nghiệm vấn đề.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
Để giúp học sinh làm bài văn miêu tả hay và súc tích, ngoài cách dùng từ
ngữ miêu tả học sinh cần phải biết so sánh và nhân hoá một số hình ảnh của sự
vật thì bài văn mới sinh động, mới đạt hiệu quả cao. Vì nhân hoá và so sánh là
một biện pháp tu từ rất quan trọng trong việc hình thành cho học sinh Tiểu học
tình cảm gần gũi, giàu hình ảnh, yêu thích thế giới xung quanh. Bởi nhờ nhân
hoá và so sánh mà các con vật, đồ vật, cảnh vật trở nên sống động, có hồn, có
tính cách như con người, trở thành người bạn thân thiết của các em nhân hoá và
so sánh góp phần nâng cánh ước mơ, phát triển năng lực cảm thụ và khả năng tư
duy hình tượng cho học sinh.
Dạy học sinh sử dụng biện pháp so sánh và nhân hoá trong làm văn miêu
tả là dạy cho học sinh kĩ năng thực hành vận dụng khả năng sử dụng



4

Tiếng Việt và sự hiểu biết của mình để làm bài. Sử dụng biện pháp nhân
hoá và so sánh là rèn cho các em kĩ năng quan sát hình ảnh của sự vật, hiện
tượng, những hình ảnh sống động nhạy cảm, chân thực phong phú từ cuộc sống
của các em. Từ đó góp phần tạo nên sự thống nhất giữa tư duy và tình cảm, ngôn
ngữ và cuộc sống, con người, tự nhiên, xã hội.
Để làm được một bài văn hay, học sinh phải biết cách sử dụng từ ngữ, cách
đặt câu, liên kết đoạn đồng thời còn phải biết kết hợp cách dùng các biện pháp
nghệ thuật trong khi miêu tả. Nhiều khi trong câu, trong đoạn chỉ cần sử dụng
một biện pháp nghệ thuật so sánh hay nhân hoá nhưng cũng có khi phải sử dụng
kết hợp cả biện pháp so sánh và nhân hoá. Nhờ đó mà bài văn mới trở nên sống
động, có sức gợi cảm. Một bài văn miêu tả vừa có tư cách là một bài văn vừa có
tư cách là một tác phẩm văn chương. Đây là việc khó đối với học sinh Tiểu học.
Để có thể giúp các em có năng lực, kĩ năng viết văn miêu tả nói chung, sử
dụng biện pháp so sánh và nhân hoá trong bài văn nói riêng, một trong những
biện pháp có hiệu quả là phải xuất phát từ thực tế bài văn học sinh. Vì vậy qua
bài văn của học sinh để người giáo viên uốn nắn, điều chỉnh, hướng dẫn cho các
em, hình thành hiểu biết và kĩ năng vận dụng vào làm văn. Đây là việc làm
thường xuyên của giáo viên để các em có hành trang bước lên các lớp cấp trên
và giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày.
2.2. Thực trạng dạy học môn Tập làm văn miêu tả ở lớp 5.
Qua thực tế giảng dạy và dự giờ đồng nghệp ở trường Tiểu học Thị Trấn tôi
nhận thấy thực trạng của việc hướng dẫn học sinh sử dụng biện pháp nhân hóa,
so sánh vào văn miêu tả như sau:
2.2.1 Đối với giáo viên:
-Đa số giáo viên ngại dạy môn Tập làm văn vì cho rằng: môn Tập làm văn
là môn khó dạy, học sinh lại không có hứng thú học tập. Do vậy một số giáo
viên còn lúng túng trong việc tổ chức các hoạt động dạy học. Phương pháp chủ
yếu vẫn là cho học sinh làm theo một số khuôn mẫu và theo lời gợi ý của giáo

viên.
- Giáo viên đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học
nhưng đôi khi cũng ngại không dám thoát li các gợi ý của sách giáo khoa, sách
hướng dẫn vì sợ sai.
- Hình thức dạy học chưa phong phú vẫn là hướng dẫn chung cho cả lớp rồi
học sinh làm việc cá nhân. Hình thức dạy học theo nhóm còn ít.
- Việc sưu tầm tranh ảnh, tìm từ ngữ miêu tả, quan sát thực tế, … liên quan
đến bài học chưa được giáo viên chú ý nhiều.
2.2.2. Đối với học sinh:
- Học sinh chủ yếu là con gia đình nông nghiệp, vốn Tiếng Việt các em còn
nghèo nàn, dẫn đến các em ngại đọc sách, đọc báo, ngại tìm hiểu. Các em chưa
hiểu hết nghĩa của từ nên việc vận dụng vào bài làm còn nhiều sai sót. Phân môn
Tập làm văn đòi hỏi phải có sự tưởng tượng phong phú. Trong khi đó, việc làm
bài miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp 5 lại yêu cầu sử dụng vốn từ ngữ,
sự hiểu nghĩa từ, năng lực tư duy, óc tưởng tượng cao. Do vậy sự hiểu bài trên


5

lớp của học sinh cũng hạn chế.
- Thời gian quy định đối với một tiết học cũng là một trong những nguyên
nhân ảnh hưởng đến việc dạy Tập làm văn trong nhà trường Tiểu học.
- Kĩ năng làm văn miêu tả của học sinh hầu như không có. Các em chưa biết
cách quan sát, thực hiện làm một bài văn miêu tả chưa đúng quy trình, chưa biết
cách chọn lọc các chi tiết miêu tả đặc sắc để đưa vào bài văn .
- Học văn miêu tả, làm văn miêu tả nhưng nhiều học sinh lại thiếu vốn sống
thực tế nên dẫn đến có nhiều tình huống không thực tế hay gặp trong dạy học tập
làm văn miêu tả.
Ngay từ đầu năm, tôi đã tiến hành điều tra khảo sát chất luợng môn tập làm
văn của học sinh trong lớp mình phụ trách. Kết quả đạt được như sau:

Tổng số
29 HS

HTT
SL
TL(%)
4

13,8%

SL

HT
TL(%)

25

86,2%

CHT
SL

TL(%)

0

0

2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề:
Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả dạy - học sử dụng biện pháp nhân

hoá và so sánh trong làm văn miêu tả? Đây là một vấn đề khiến tôi trăn trở. Để
nâng cao hiệu quả của môn học nói chung, sử dụng biện pháp nhân hoá và so
sánh trong làm văn miêu tả nói riêng, ngay từ đầu năm học 2019 – 2020 tôi đã
vận dụng một số biện pháp sau:
2.3.1. Biện pháp 1: Nắm tình hình lớp.
Với thực trạng trên, trong năm học 2019 – 2020, tôi được nhà trường phân
công giảng dạy lớp 5A.
Trước thực tế đó, để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực
nhằm đem lại hiệu quả cao trong tiết dạy Tập làm văn bản thân tôi đã nghiên
cứu kỹ chương trình Tập làm văn lớp 5, tìm tòi và thử nghiệm đổi mới phương
pháp dạy dạy học, mạnh dạn đưa các biện pháp tu từ đặc biệt là biện pháp nhân
hoá và so sánh để hướng dẫn học sinh làm bài văn với mục đích để học sinh có
kĩ năng làm bài văn được tốt hơn.


6

Tập thể học sinh lớp 5A chào mừng tiết học

2.3.2 Biện pháp 2: Giúp học sinh hiểu rõ thể loại văn và các biện pháp sử
dụng khi làm bài văn miêu tả:
* Văn miêu tả?
Để hiểu về văn miêu tả trước hết tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu rõ thế
nào là văn miêu tả? Miêu tả là dùng lời văn có hình ảnh, làm hiện ra trước mắt
người đọc bức tranh cụ thể về một cảnh, một người, một vật đã làm ta chú ý và
cảm xúc sâu sắc. Người tả phải nắm vững cảnh, vật mình định tả có những nét gì
nổi bật, đặc sắc và diễn tả lại bằng từ ngữ giàu sức gợi cảm, cho thấy rõ hình
khối, kích thước, màu sắc, âm thanh, hương vị,...và những cảm giác vui, buồn,
ngạc nhiên, thích thú,...khi nhìn cảnh, vật. Cầm trên tay chiếc bút máy, ta có thể
tháo rời để xem nó có những bộ phận gì: nắp bút, thân bút, ngòi bút; Riêng nắp

bút lại gồm: nắp nhựa, đai sắt, ghim cài, ốc chốt. Nếu chỉ mới nêu tên thế thôi
thì đó là kể. Tả là phải nói cụ thể hơn, làm cho người đọc, người nghe như trông
thấy trước mắt từng bộ phận của nó: Vuông, tròn, to, nhỏ, dài, ngắn ra sao, có
màu sắc gì?...lại thấy cả tình cảm gắn bó giữa người với bút. Nhìn cảnh, vật ta
nhìn bằng mắt và cả bằng tấm lòng yêu ghét của mình. Mỗi bài văn miêu tả của
học sinh phải là kết quả của sự sáng tạo, nó được coi như là một sáng tác có giá
trị nghệ thuật. Vì vậy, nó phải tuân theo những quy định để làm ra một tác phẩm
nghệ thuật.
* Biện pháp so sánh là gì?
So sánh là đối chiếu hai sự vật, hiện tượng cùng có một dấu hiệu chung
nào đó với nhau góp phần làm cho sự vật, hiện tượng được miêu tả trở nên
phong phú, sinh động, cụ thể và rõ ràng hơn.
Trong phép so sánh gồm sự vật được mang ra so sánh và hình ảnh
được so sánh.


7

*Thế nào là nhân hoá ?
Nhân hoá trong viết văn là cách dùng các từ ngữ chỉ về người hoặc biểu
thị về các hoạt động tính chất của con người để biểu thị các sự vật hoặc các hoạt
động, tính chất của sự vật không phải là người. Nhân hóa là biến sự vật ( cỏ cây,
hoa lá, gió trăng, chim thú,...) thành con người bằng cách gán cho nó những đặc
điểm mang tính cách con người, làm cho nó trở nên sinh động, hấp dẫn qua đó
bày tỏ thái độ tình cảm của người nói đối với đối tượng được miêu tả. Nhân hoá
chỉ có thể được hiện thực hoá trong ngữ cảnh nhất định. Nếu tách nó ra khỏi ngữ
cảnh thì hiệu quả biểu đạt của nó sẽ không còn giá trị.
*Cơ sở của việc xác định biện pháp nhân hoá
Cơ sở để tạo nên nhân hoá đó là sự liên tưởng. Liên tưởng để nhằm đi đến
phát hiện ra những nét giống nhau giữa người và đối tượng không phải là người.

ở đây đòi hỏi một sự quan sát tinh tế, một sự hiểu biết chính xác về những thuộc
tính của con người cũng như những thuộc tính không phải của con người.
Sự quan sát tinh tế để miêu tả chính là sự chuyển trường nghĩa của các từ
mang nghĩa của một trường nhất định này chuyển sang một trường nghĩa khác
tạo nên một sự đối lập mới. Chính sự đối lập này tạo ra sự bất ngờ trong khi diễn
tả các sự vật hiện tượng.
Ví dụ : Gắn đặc tính của con người : siêng năng, cần cù, chịu khó, dùm bọc
lẫn nhau … cho cây tre. Từ đó tạo ra sự đối lập, làm nên tính hấp dẫn, mới mẻ,
lý thú.
Các hình thức nhân hoá thường dùng trong văn miêu tả đó là.
- Dùng từ chỉ tính chất , hoạt động của con người để biểu thị tính chất, hoạt
động của đối tượng không phải con người : chạy , nhảy, khóc, cười….
- Coi đối tượng không phải là con người như con người , tâm tư , trò chuyện
với nhau…
VD: Mấy chú chim đang trò chuyện ríu rít trên cây.
- Có thể dùng các từ ngữ chỉ quan hệ thân thuộc của con người trong gia đình
để gọi tên các đối tượng không phải của người: ông, bà, chú, bác…
VD:
Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay.
Mặt khác, trong quá trình phân tích, tìm hiểu , chúng ta thấy nhân hoá có thể
được sử dụng ở nhiều cấp độ khác nhau: Cấp độ từ, cấp độ câu, cấp độ toàn văn bản.
Vì vậy tôi sẽ dựa vào các cấp độ sử dụng biện pháp này để phân loại ,
hướng dẫn học sinh cách sử dụng biện pháp nhân hoá khi viết văn nhằm để đạt
mục đích đó là.
- Nhân hoá giúp học sinh biết thể hiện tình cảm một cách tế nhị , tinh tế.
- Nhân hoá làm cho thế giới xung quanh thêm sinh động, hồn nhiên, từ đó trở
thành người bạn tâm tình của trẻ thơ, giúp trẻ dễ hiểu và nhận biết thế giới xung
quanh.
- Nhân hoá có tác dụng giáo dục phù hợp với tâm lí trẻ thơ.

Để viết văn miêu tả hay hơn chúng ta cần kết hợp biện pháp so sánh và
biện pháp nhân hoá để thể hiện được cái đẹp, cái hấp dẫn của sự vật, hiện tượng.


8

Cái đẹp đó sẽ luôn gần gũi với chúng ta, làm cho sự vật hiện tượng trở nên có
hồn, có hình ảnh. Nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng sử dụng đồng thời cả
hai biện pháp đó. Tuỳ theo từng hình ảnh, chi tiết, từng bộ phận, từng mục đích
mà ta sử dụng sao cho hợp lý để bài văn không trở nên rười rà, khô khan.
2.3.3 Biện pháp 3: Chọn đề tài gần gũi, quen thuộc đối với học sinh
- Học sinh Tiểu học vùng thuận lợi có thể viết được những bài văn miêu tả
chỉ bằng quan sát qua tranh ảnh, phim… Nhưng đối với học sinh vùng nông
thôn, nơi xa trung tâm văn hoá thì những đề tài tương đối xa lạ khi viết một bài
văn miêu tả một đối tượng các em chưa nhìn thấy bao giờ thì đúng là điều quá
sức các em.
Ví dụ: Đề bài trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 5 tập 2 trang 134: Tả một
khu vui chơi, giải trí mà em thích. Với đề bài này ở địa phương không có khu
vui chơi riêng cho thiếu nhi. Mặt khác đa số các em không được bố mẹ cho đi
chơi đâu xa, hay một khu vui chơi nào đó nên các em không biết để tả. Với dạng
bài như thế này tôi mạnh dạn thay bằng đề bài: “Em hãy tả lại khu nhà văn hoá
của khu phố nơi em đang sống ”.
- Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là không cho học sinh có cơ hội
phát huy trí tưởng tượng của mình. Trong một lớp học luôn có nhiều đối tượng
học sinh. Khi ra đề cho học sinh, người giáo viên luôn tạo cho các em quyền
chọn lựa bằng cách ra nhiều đề (từ 2 đến 4 đề bài) để các đối tượng học sinh
trong lớp đều có thể tự do chọn đề bài, tránh sự áp đặt.
- Chẳng hạn với tiết kiểm tra viết về văn tả cảnh( SGK Tiếng Việt 5 - Tập
2- Trang 144), tôi chọn ba đề sau:
Tả một ngày mới bắt đầu ở quê em.

Tả một đêm trăng đẹp.
Tả trường em trước buổi học.
Với ba đề bài trên, các em học sinh có thể chọn đối tượng tả là một sự vật
quen thuộc, gần gũi mà học sinh cho là lý thú với mình.
2.3.4 Biện pháp 4: Giúp học sinh nắm vững từng kiểu bài văn miêu tả ở tiểu học
Ở lớp 5, học sinh được ôn lại một số kiểu bài văn miêu tả đã được học ở lớp
4. Tuy nhiên, khi dạy học, tôi vẫn đặt ra mục tiêu hàng đầu là giúp học sinh nắm
chắc từng kiểu bài văn miêu tả và tuỳ thuộc vào từng kiểu bài để hướng dẫn học
sinh sử dụng biện pháp nhân hoá và so sánh cho hợp lý, đặc biệt là lấy ví dụ
minh hoạ bằng cách sử dụng những đoạn thơ, đoạn văn mang tính chất điển hình
để cho học sinh tham khảo.
a) Kiểu bài “tả đồ vật”
Đồ vật là vật vô tri, vô giác. Để tả cho sinh động người ta thường hay sử
dụng biện pháp nhân hoá. đôi khi cần sử dụng cả nhân hoá và so sánh thí sự vật
sẽ trở nên gần gũi, sinh động và hấp dẫn. Dựa vào điểm này, tôi đã hướng dẫn
học sinh dùng đại từ hay từ xưng hô : Anh, Chị, chú, cô nàng, anh chàng ,… khi
đứng trước ngôi thứ ba, hoặc dùng các đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất (“ Tớ là
chiếc xe lu”) để tả. Có thể dùng theo các đại từ nhân xưng là hàng loạt các động
từ, tính từ miêu tả hoạt động hoặc tâm trạng, ý nghĩ của con người được dùng để


9

tả đồ vật. Nhờ vậy đồ vật trở nên sinh động, hấp dẫn dù là vật vốn quen thuộc
hàng ngày.
Ví dụ: Bài Sao Mai –(SGK lớp 3- tập 2 , trang 143)
Gà gáy canh tư
Mẹ em xay lúa
Lúa vàng như sao
Sao nhòm ngoài cửa

Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh và nhân hoá :
Lúa so sánh sao : so sánh về màu sắc, đồng thời với số lượng.
Nhân hoá sao có hoạt động như con người( nhòm)
Tuy nhiên, cần hướng dẫn học sinh sử dụng biện pháp nhân hoá hay so
sánh phải đúng chỗ, nếu không có thể làm cho việc tả đồ vật mất tính chân thực.
b) Kiểu bài “ tả cây cối”
Khi miêu tả cây cối, người ta hay dùng biện pháp so sánh, nhân hoá…. Khi
dạy kiểu bài này, ngoài việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu kĩ nội dung của các
đoạn văn mẫu trong sách giáo khoa tôi còn lấy thêm nhiều ví dụ về việc sử dụng
biện pháp nhân hoá, so sánh khi miêu tả cây cối trong các đoạn văn, đoạn thơ ở
ngoài để làm ví dụ. Chẳng hạn:
Trần Đăng Khoa từng nhân hoá cây dừa bằng cách:
Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng…
Còn tác giả Nguyễn Duy lại tả cây tre Việt Nam :
Thân gầy guộc lá mong manh…
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con…
Qua đó tác giả đã gắn cây tre với phẩm chất của con người Việt Nam.
Hay Trần đăng Khoa đã so sánh một số bộ phận của cây dừa với con vật, đồ
vật. Nhân hoá một số bộ phận của cây dừa như hoạt động của sự vật sống.
Quả dừa- đàn lợn con nằm trên cao.
Tàu dừa- chiếc lược chải vào mây xanh

Hình ảnh cây dừa

Hình ảnh cây tre Việt Nam


10


c) Kiểu bài “ Tả loài vật”
Phép nhân hoá tỏ ra đặc dụng khi miêu tả loài vật. Ở nhiều tác phẩm, nhân
hoá không chỉ là biện pháp hoặc thủ pháp có tính chất tu từ học mà trở thành
phương pháp xây dựng hình tượng, xây dựng tác phẩm như trong Dế mèn phiêu
liêu ký, Võ sĩ Bọ Ngựa…Phổ biến trong các bài văn miêu tả nhân hoá được
dùng như một biện pháp nghệ thuật. Người viết dùng cách gọi người để gọi vật
(Cu Tũn, Chị Vàng…), tả các hoạt động, tính nết của con vật như con người .
Nhờ biện pháp nhân hoá, con vật được miêu tả trở nên thân thuộc với người đọc
Ví dụ :
Bài : Cua càng thổi xôi( SGK lớp 3- tập 2, trang 141)
Cái tép đỏ mắt
Cái ốc vặn mình
Chú tôm lật đật
Bà sam cồng kềnh.
Trong bài Chim hoạ mi hót ( Tiếng Việt 5- tập 2 trang 123) có đoạn:
Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai
mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du
trong bóng đêm dày.

Hình ảnh chim hoạ mi

Hay: Nhà văn Võ Quảng có đoạn viết ... Con gà của ông Bảy Hóa hay bới
bậy. Nó có bộ mã khá đẹp, lông trắng, mỏ búp chuối, mào cờ, hai cánh như hai
vỏ trai úp, nhưng lại hay tán tỉnh láo khoét. Nó đến chỗ bờ tre mời bọn gà mái
theo nó để nó đãi giun...
Bởi sự đặc dụng của biện pháp nhân hoá và so sánh trong miêu tả con vật,
nên khi dạy kiểu bài này tôi đã hướng cho học sinh dùng cách gọi người để
gọi vật. Với cách hướng dẫn này tôi nhận thấy học sinh rất thích thú khi làm
bài văn tả con vật, qua đó các em tìm ra được những chi tiết riêng, đặc sắc

của con vật vì với cách gọi này các em cảm thấy con vật trở nên gần gũi,
quen thộc đối với chính bản thân mình.
d) Kiểu bài “ Tả cảnh”:


11

Trong kiểu bài này các tính từ chỉ màu sắc, hình khối , tính chất …, các từ
tượng thanh và tượng hình, các phép nhân hoá, so sánh … đều được huy động.
Chúng phối hợp với nhau đan cài vào nhau dệt nên bức tranh phong cảnh bằng
ngôn từ nhiều màu sắc, góc cạnh. Cũng như đối với các kiểu bài văn trên, khi
dạy kiểu bài văn này, tôi cũng giúp học sinh thấy được cái hay của biện pháp
nhân hoá và so sánh khi dùng để tả cảnh.
Ví dụ :
+ Phép nhân hoá được sử dụng khi tả cảnh trời đổ mưa trong bài Mưa rào
( Tiếng Việt 5 - tập 1, trang 31) được tả như sau:
Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng được là mưa lại kéo đến
chóng thế. Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào.
Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai
run rẩy. Con gà sống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa xuống sầm
sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa. Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi
nồng ngai ngái, cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa
rào rào trên sân gạch. Mưa đồm độp trên phên nứa, đập bùng bùng vào lòng lá
chuối...
Từ những câu thơ này, giáo viên gợi ý cho học sinh về cách sử dụng biện
pháp nhân hoá khi tả cảnh để bài văn được sinh động , hấp dẫn người đọc..
+Hay nhân hoá kết hợp với so sánh:
Ví dụ: để tả cây chuối, Phạm Đình Ân đã tả:
Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non. Nó càng ngày càng to
thêm, nặng thêm, khiến cây chuối nghiêng hẳn về một phía. Khi cây cây mẹ bận

đơm hoa, kết quả thì các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn. (Bài: Cây chuối mẹ- Tiếng
Việt 5- tập 2, trang 96).

Hình ảnh cây chuối mẹ


12

Hoặc, trong bài : Qua những mùa hoa ( TV lớp 5 - tập 2, trang 98) Để tả sự
phát triển của thời kì ra hoa của các loại cây, Vân Long miêu tả:
Nắng trời vừa bắt đầu gay gắt thì sắc hoa như muốn giảm đi độ chói chang
của mình. Hoa phượng màu hồng pha da cam chứa không đỏ gắt như vông như
gạo. Đến cái anh bằng lăng thì đã vừa hồng vừa tím. Sang đến anh hoa Muồng
thì đã ngã hẳn sang sắc vàng chanh.
2.3.5 Biện pháp 5: Hướng dẫn học sinh quan sát
Đây là biện pháp quan trọng, vì nếu giáo viên biết cách hướng dẫn tốt thì
sẽ gây được hứng thú và sự tưởng tượng cho học sinh. Từ việc quan sát đồ vật,
con vật, cây cối, cảnh vật, các em sẽ liên tưởng tới những hoạt động của con
người và các hình ảnh, đồ vật gần gũi trong cuộc sống. Từ đó các em sẽ sử dụng
được biện pháp nhân hoá và biện pháp so sánh trong viết văn miêu tả, làm cho
bài văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, gây bất ngờ cho người đọc.
+ Hướng dẫn học sinh trình tự quan sát:
Nên để cho học sinh tự tìm cho mình một trình tự quan sát, giáo viên chỉ
là người hướng dẫn, dẫn dắt các em để các em tìm ra được những điểm mới lạ,
riêng biệt và phát hiện ra những điểm giống nhau giữa người và đối tượng mình
đang miêu tả.
Các trình tự quan sát có thể tiến hành là:
- Quan sát theo trình tự không gian: Quan sát toàn bộ đối tượng (bao
quát) đến quan sát từng bộ phận của đối tượng (chi tiết) hoặc ngược lại xem đối
tượng miêu tả có những điểm nào có thể sử dụng biện pháp nhân hoá.

Ví dụ:
Nhìn từ xa, cây bàng như một cái ô khổng lồ đang dang những cánh tay lớn
che mát một góc sân trường.

Cây bàng


13
Hay: Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn
bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến
trong xanh.

Cây hoa gạo

- Quan sát theo trình tự thời gian: Quan sát theo diễn biến của thời gian từ
lúc bắt đầu đến lúc kết thúc, từ mùa này sang mùa khác ...
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh tả cây bàng theo trình tự thời gian từ mùa
đông sang mùa xuân, tôi hướng dẫn học sinh liên tưởng đến giấc ngủ của con
người để dùng biện pháp nhân hoá và so sánh để tả.
“Chìm trong giấc ngủ dài của mùa đông, cây bàng chợt tỉnh giấc khi có
những hạt mưa xuân nhẹ bay. Từ trên những cành khẳng khiu, những chồi non
như những con mắt màu nâu đang còn ngái ngủ được những hạt mưa xuân đánh
thức bắt đầu vươn dậy đón nhận ánh sáng mặt trời”
Hay nhà văn Đoàn Giỏi đã tả con kênh vào các thời điểm trong ngày như sau:
... Buổi sáng, con kênh còn phơn phớt màu đào, giữa trư bỗng hóa ra một
dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt, rồi dần dần biến thành một con suối lửa lúc
trời chiều...
- Quan sát theo trình tự tâm lý: Thấy nét gì nổi bật thu hút bản thân, gây cảm
xúc mạnh cho bản thân thì quan sát trước, các bộ phận khác thì quan sát sau.
Ở trình tự nào thì tôi cũng dừng lại ở bộ phận chủ yếu, trọng tâm để

hướng dẫn học sinh quan sát một cách kĩ lưỡng. Điều quan trọng trong khi hướng dẫn học sinh quan sát là giáo viên cần phải chuẩn bị hệ thông câu hỏi gợi ý


14

để dẫn dắt các em vào việc sử dụng biện pháp nhân hoá và so sánh khi miêu tả.
Đối với học sinh yếu chưa biết cách quan sát giáo viên cần có sự hướng dẫn cụ
thể, tỉ mỉ một vài lần.
2.3.6. Biện pháp 6: Hướng dẫn học sinh sử dụng các giác quan để quan sát
Đây là thao tác quan trọng nhất có tính quyết định về nhiều mặt. Thông
thường các nhận xét và cảm xúc gắn liền với thị giác (hình dáng, màu sắc,
đường nét, độ xa gần ...). Đó là mặt mạnh cũng là mặt yếu của học sinh chúng ta
phải lưu ý các em dùng thêm giác quan khác để quan sát như khứu giác, xúc
giác, thính giác, vị giác. Thực tế khi làm bài văn học sinh thường chỉ sử dụng
giác quan (thị giác) để miêu tả. Với cách sử dụng ít giác quan như vậy bài văn
của các em trở nên khô cứng và ít cảm xúc, ít gây ấn tượng cho người đọc. Bởi
vậy, một trong những biện pháp quan trọng để giúp các em làm văn hay hơn ,
đặc biệt là đưa được biện pháp nhân hoá và so sánh vào trong quá trình miêu tả
khi sử dụng nhiều giác quan là một việc làm không thể thiếu trong dạy học tập
làm văn cho học sinh Tiểu học.
Ví dụ: khi tả cây hoa cần nhắc học sinh tả cả bông hoa và mùi thơm của
bông hoa đó.
“Hoa thiên lí không khoe sắc như những loài hoa khác, màu xanh mát của
hoa là màu mà cả gia đình em đều thích. Hương thơm của hoa thiên lí mới tuyệt
làm sao! Vào mỗi đêm, hương thơm nhẹ nhàng bắt đầu rón rén bước ra, và tung
tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên mái nhà, luồn qua khe cửa, chui vào khắp các
ngóc ngách trong nhà làm cho căn nhà em ở luôn tràn ngập hương hoa”
Ở đây người tả đã sử dụng các giác quan:thị giác; khứu giác; cảm giác.
2.3.7. Biện pháp 7: Tổ chức dạy tiết quan sát
- Để làm bài văn viết trung thực, kích thích trí tưởng tượng của học sinh

phải cho học sinh quan sát trực tiếp cảnh, vật. Có nhiều hình thức và biện pháp
để thực hiện yêu cầu này.
- Tổ chức cho học sinh quan sát ngay tại địa điểm có cảnh, vật, đồ vật cần
quan sát.
- Tổ chức cho học sinh quan sát trực tiếp đồ vật, cảnh vật ngay tại lớp.
- Quan sát trực tiếp cảnh vật, đồ vật trước khi đến lớp. Tới lớp, trong tiết
học các em hồi tưởng lại và ghi chép lại. Học sinh phải tự làm việc, tự ghi chép
lại là chính, cần dành thời gian tối đa cho việc này.
Về mặt tổ chức lớp học, học sinh có thể không ngồi yên một chỗ mà cần
được động đậy, nghiêng ngó, thậm chí rồi khỏi chỗ để có một vị trí quan sát
thích hợp, học sinh có thể thì thầm trao đổi với nhau, miễn không làm ồn và ảnh
hưởng tới bạn khác.
2.3.8. Biện pháp 8: Hướng dẫn học sinh tích luỹ và lựa chọn các từ ngữ so
sánh và nhân hoá miêu tả .
Tạo điều kiện cho học sinh tích luỹ vốn từ ngữ miêu tả. Biện pháp đầu
tiên giúp các em tích luỹ vốn miêu tả qua các bài tập đọc. Nhiều bài tập đọc là
các bài miêu tả hay của nhà văn, số lượng từ ngữ miêu tả ở các bài văn đó rất
phong phú, cách sử dụng sáng tạo. Dạy các bài đó giáo viên cần chỉ ra các từ


15

ngữ miêu tả, chọn các trường hợp đặc sắc để phân tích cái hay, cái đẹp sự sáng
tạo của người viết khi dùng chúng.
Ví dụ:
Khi dạy bài tập đọc “Chuyện một khu vườn nhỏ” Tiếng Việt 5 -Tập 1 có
đoạn:
“Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. Cây hoa ti gôn thích
leo trèo, cứ thò cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như cái vòi voi bé xíu” giáo viên có
thể đặt thêm câu hỏi để hỏi học sinh.


Cây hoa quỳnh

Hoa tigon

+ Trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng những biện pháp miêu tả nào?
+ Những từ ngữ nào thể hiện biện pháp miêu tả đó?
Từ việc thường xuyên nhắc nhở các em tích luỹ những từ ngữ và các biện
pháp miêu tả như vậy, các em sẽ là được những bài văn miêu tả một cách tốt
hơn.
Bằng những việc làm như trên khi dạy các bài tập làm văn học sinh có khí
thế học tập hơn, học sinh hăng say phát biểu ý kiến, lớp học sôi nổi hơn.
Chẳng hạn khi dạy bài “Ôn tập về tả cây cối”(Tiết 53 tuần 27 - theo phân
phối chương trình Lớp 5) học sinh học tập sôi nổi và tìm hiểu nhanh nội dung
bài tập 1 theo trình tự câu hỏi như sau:
a) Cây chuối trong bài được tả theo trình tự nào?
( Từng thời kì phát triển của cây: cây chuối con; cây chuối to, cây chuối mẹ)
+ Còn có thể tả theo nội dung nào nữa?


16

( Có thể tả bao quát rồi tả chi tiết.)
b) Cây chuối đã được tả theo những cảm nhận của những giác quan nào?
( Cây chuối đươc tả theo cảm nhận của thị giác.)
+ Có thể quan sát cây chuối bằng những giác quan nào nữa?
(Có thể tả cây chuối bằng cảm nhận của thính giác, xúc giác, vị giác, khứu
giác).
c) Hình ảnh so sánh.(Tàu lá dài như lưỡi mác; như cái quạt lớn; hoa chuối đỏ
như một mầm lửa non).

+ Hình ảnh nhân hoá.(…đỉnh đạc, …thành mẹ, … rụt lại,… đánh động cho
mọi người biết, …hơn hớn,… đành để mặc, bận đơm hoa, nách, khẽ khàng).
2.3.9. Biện pháp 9: Chấm, chữa bài cho học sinh
Tôi luôn cho học sinh thực hành viết một số đoạn văn miêu tả theo từng
chủ đề và cho học sinh đọc trước lớp để các bạn nhận xét và giáo viên chữa bài
trực tiếp cho từng học sinh. Mỗi khi học sinh chưa sử dụng các biện pháp so
sánh, nhân hoá hay sử dụng chưa phù hợp tôi thường gợi ý cho học sinh nên
dùng từ và biện pháp gì thì hợp hơn, câu văn hay hơn. Cứ như vậy, bài làm của
học sinh tiến bộ rõ rệt. Các em hứng thú làm văn khi thầy yêu cầu làm bài ở
những tiết học tăng buổi, những lúc học ở nhà, trong giờ Tập làm văn.
Với cách làm như trên, tôi nhận thấy học sinh trong lớp đều tìm được ý để
tả, bởi em nào cũng được quan sát kỹ, tìm hiểu kĩ về đối tượng được miêu tả.
Đặc biệt hầu hết học sinh đã biết sử dụng biện pháp nhân hoá để làm bài văn
miêu tả, đồng thời không khí lớp học vui, sôi nổi. Em nào cũng muốn trình bày
những điều mà các em quan sát hiểu và cảm nhận được, hăng hái tìm ra được
những câu văn hay mà bạn mình làm được, đồng thời cũng vui vẻ sửa lại câu
văn chưa hay của bạn và cũng từ đó chất lượng bài văn của học sinh được nâng
cao hơn.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua gần một năm thực hiện các biện pháp nêu trên về phương pháp giảng
dạy tập làm văn cho học sinh lớp 5, tôi thấy học sinh đã hứng thú và yêu thích
phân môn tập làm văn. Các em đã biết diễn đạt rõ ràng mạch lạc những suy
nghĩ, cảm xúc của mình một cách mạch lạc, biết chọn những chi tiết độc đáo,
nổi bật, viết câu giàu hình ảnh, biết sử dụng biện pháp nhân hoá khi miêu tả.
Kết quả đạt được:
Tổng số

29 HS

HTT


HT

CHT

SL

TL(%)

SL

TL(%)

SL

TL(%)

10

34,5

19

65,5

0

0

Từ bảng tổng hợp trên so với thời điểm ban đầu cho thấy kết quả làm bài

Tập làm văn của các em đã tiến bộ rõ rệt. Đồng thời, trong mỗi giờ học các em
học sinh say mê học và lớp học sôi nổi, các em tập trung làm bài của mình
và hứng thú với việc làm một bài văn tả. Qua đợt thi Giao lưu Câu lạc bộ
Toán, Tiếng Việt cấp trường học kì I, học sinh lớp tôi đã mạnh dạn tham
gia, kết quả môn Tiếng việt rất khả quan và là động lực để tôi tiếp tục phát


17

huy khả năng vốn có, niềm say mê của mình.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng hướng dẫn học sinh lớp
5A sử dụng biệp pháp nhân hoá và so sánh khi viết văn miêu tả; được sự giúp đỡ
của Ban Giám hiệu, tổ chuyên môn cùng với sự nỗ lực của bản thân tôi nhận
thấy người người giáo viên phải luôn có lòng yêu nghề, yêu người, có ý thức
trách nhiệm và tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi và mạnh dạn áp dụng
những cái mới vào trong thực tiễn giảng dạy.
Nhiệm vụ quan trong bậc nhất của người giáo viên tiểu học là phải nắm
vững đối tượng học sinh, hiểu rõ trình độ và năng lực, hoàn cảnh và sở thích của
từng em cũng như tâm sinh lí lứa tuổi học sinh. Phân loại được học sinh, người
giáo viên mới có thể áp dụng những pháp dạy học phù hợp với từng nhóm đối
tượng học sinh, với từng cá thể học sinh.
Giáo viên cần phải nắm vững mục tiêu của môn Tập làm văn ở Tiểu học
để từ đó xác định đúng mục tiêu của từng kiểu bài, từng bài dạy.
Giáo viên phải thường xuyên nghiên cứu, tự học, tự bồi dưỡng về chuyên
môn nghiệp vụ, thường xuyên dự giờ của đồng nghiệp, tham dự đầy đủ các lớp
tập huấn chuyên môn … để nắm bắt những thông tin về nội dung, phương pháp
của chương trình môn Tiếng Việt. Từ đó, giáo viên mới có thể lập kế hoạch dạy
học và kế hoạch bài học một cách khoa học, có sự tích hợp giữa kiến thức các

môn học và các lớp học với nhau.
Giáo viên cần biết cách phối hợp hoạt động học tập với các hoạt động
ngoài giờ lên lớp để tiết kiệm thời gian học tập, đồng thời qua các hoạt động
ngoài giờ lên lớp học sinh được quan sát, được thực tế với cảnh, vật để các em
tìm ra cái mới trong miêu tả hoặc vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học,
tạo điều kiện cho học sinh quan sát những đối tượng miêu tả không có ở địa
phương để mở rộng hiểu biết cho các em.
Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nhằm khuyến khích học sinh bộc lộ
trí tuệ và cảm xúc của mình trong các ngôn bản mà các em tạo lập.
Động viên khuyến khích học sinh tự học, học theo phương pháp tự tìm
tòi.. Dạy học hướng tập trung vào học sinh, phải coi học sinh là chủ thể của hoạt
động, tổ chức các hoạt động giúp các em chiếm lĩnh được các tri thức và rút ra
được các kết luận phù hợp với bài học..
3.2. Kiến nghị.
a. Đối với giáo viên
Để dạy tốt phân môn Tập làm văn người giáo viên cần thật sự có lòng say
mê và một vốn kiến thức chắc chắn về môn học đó. Để có được điều đó người
giáo viên cần có ý thức trau dồi, tích lũy cho bản thân. Vốn kiến thức đó được góp
nhặt hàng ngày qua mỗi tiết dạy, qua mỗi bài giảng, qua mỗi đoạn văn, bài báo.
Muốn dạy tốt người giáo viên cần có cả kiến thức và lòng nhiệt tình, yêu nghề,
yêu trẻ, nó đòi hỏi người giáo viên như một con ong kiên trì, cần mẫn.
b. Đối với nhà trường.


18

Nhà trường cần tăng cường tổ chức những buổi hội thảo, sinh hoạt
chuyên môn về kĩ năng hướng dẫn học sinh làm bài tập làm văn một cách hiệu
quả, đưa ra những bài giảng sinh động, hấp dẫn để giáo viên học hỏi lẫn nhau và
thực hiện giảng dạy đạt kết quả.

Trên đây là kinh nghiệm của bản thân, mong các bạn đồng nghiệp cùng
tham khảo bổ sung và khuyến khích để tôi không ngừng học hỏi và nâng cao tay
nghề của mình.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thị trấn, ngày 23 tháng 3 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác.
Người viết

Lê Thị Hòa


19

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Minh Thuyết ( chủ biên) - Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 –
Tập 1,2- Nhà xuất bản Giáo dục – Năm 2006
2. Nguyễn Minh Thuyết ( chủ biên) - Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 5 – Tập
1,2- Nhà xuất bản Giáo dục – Năm 2006
3. Những tài liệu liên quan đến việc dạy văn miêu tả Thế giới trong ta,
Chuyên đề - TV 2005
4. Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học lớp 5- Nhà
xuất bản Giáo dục năm 2009.
5. Sách tham khảo: Một số biện pháp dạy văn miêu tả ở tiểu học- Nhà xuất
bản – TPHCM. Năm 2005.
6. Nguyễn Minh Thuyết ( chủ biên) - Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 –
Tập 1,2- Nhà xuất bản Giáo dục – Năm 2006.



20

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHỒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Hoà
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường Tiểu học Thị Trấn Thường Xuân.

TT

1

2

3

4

5

6

Tên đề tài SKKN

Phương pháp dạy học trò chơi
môn Khoa học lớp 5
Một số biện pháp nhằm nâng

cao chất lượng dạy học môn
Lịch sử lớp 5A trường Tiểu học
Xuân Cẩm, huyện Thường
Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Kinh nghiệm hướng dẫn học
sinh sử dụng Bản đồ, lược đồ
khi dạy học phân môn Địa lý
lớp 5
Kinh nghiệm hướng dẫn học
sinh sử dụng Bản đồ, lược đồ
khi dạy học phân môn Địa lý
lớp 5
Một số kinh nghiệm xây dựng
ngôi trường an toàn tại trường
tiểu học Xuân Cẩm, huyện
Thường Xuân
Một số kinh nghiệm xây dựng
ngôi trường an toàn tại trường
tiểu học Xuân Cẩm, huyện
Thường Xuân

Cấp
đánh giá
xếp loại
(Phòng,
Sở,
Tỉnh...)
Cấp huyện

Cấp huyện


Cấp huyện

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp tỉnh

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

Loại C

2008 - 2009

Loại C

2010 - 2011

Loại A

2012 - 2013


Loại C

2012 - 2013

Loại A

2015 - 2016

Loại C

2015 - 2016



×