Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển một số phẩm chất và năng lực của người học qua hội thi tài năng học đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.89 KB, 10 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến tỉnh Ninh Bình;
Chúng tôi, gồm:
T
T
1
2
3
4
5

Họ và tên
Hà Thị Lan Hương
Trần Ngọc Thúy
Đoàn Thị Thanh Thủy
Hoàng Văn Đoàn
Nguyễn Anh Cương

Ngày tháng
năm sinh
13/4/1981
10/3/1978
18/12/1977
19/11/1979
11/9/1984

Chức vụ,
nơi công tác
HT - THPT Nho Quan C


GV - THPT Nho Quan C
GV - THPT Nho Quan C
PHT - THPT Nho Quan C
GV - THPT Nho Quan C

Trình độ
chuyên môn
Đại học - NGỮ VĂN
Đại học - NGỮ VĂN
Đại học - GDCD
Đại học - TOÁN
Đại học - HÓA HỌC

Tỉ lệ
25%
25%
25%
15%
10%

1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến :
PHÁT TRIỂN MỘT SỐ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI HỌC
QUA HỘI THI TÀI NĂNG HỌC ĐƯỜNG

Lĩnh vực áp dụng: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
2. Nội dung sáng kiến
a. Giải pháp cũ thường làm
* Giải pháp cũ thường làm:
- Tổ chức thi văn nghệ:

+ Việc tổ chức các cuộc thi văn nghệ ở các nhà trường thường chỉ diễn ra
vào một số dịp lễ lớn trong năm học theo kế hoạch chung của nhà trường, của
Đoàn Thanh niên, mục đích để chào mừng, phục nhiệm vụ chính trị;
+ Chương trình văn nghệ thường do lớp, chí đoàn, giáo viên chủ nhiệm,
hoặc học sinh tập luyện nhất thời để thi giữa các tiết mục của các lớp, các chi
đoàn với nhau; từ đó, cộng vào điểm thi đua cho tập thể.
- Kết hợp lồng ghép trên lớp qua các tiết học bộ môn:
Việc kết hợp lồng ghép mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất người học
là đổi mới giáo dục theo hướng tích cực, tiến bộ. Tuy nhiên, việc làm này cũng
chỉ diễn ra gần đây ở các nhà trường. Qua bài học của bộ môn, giáo viên thực
hiện mục tiêu phân loại đối tượng người học, trong đó đặt ra mục tiêu phát triển
năng lực, phẩm chất cho người học;
* Ưu điểm, nhược điểm của giải pháp cũ:
- Ưu điểm:
+ Việc tổ chức các chương trình thi văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn
góp phần bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước; lòng kính yêu lãnh tụ; tình
1


cảm gia đình, thầy cô, bạn bè; đồng thời giúp học sinh có tinh thần đoàn kết tập
thể.
+ Việc kết hợp phát triển năng lực, phẩm chất cho người học thông qua
tích hợp các môn học giúp giáo viên và học sinh nhận thức rõ hơn trách nhiệm
đổi mới giáo dục, hướng tới mục tiêu thiết thực vì người học; từ đó, học sinh
tiếp thu bài tốt hơn, tự tin, tự chủ, để phát triển một số năng lực, phẩm chất của
người học.
- Nhược điểm:
+ Việc tổ chức các chương trình thi văn nghệ chưa hướng tới mục tiêu rõ
ràng, cụ thể, chỉ để chào mừng, tạo hứng khởi; từ khâu chọn tiết mục, dàn dựng,
tập luyện đến diễn xuất đều mang tính tự phát;

+ Việc kết hợp phát triển năng lực, phẩm chất cho người học qua bài học
bộ môn không có hiệu quả như mục tiêu giáo dục đề ra, bởi phương pháp và
hình thức tổ chức dạy học nặng về truyền thụ tri thức;
+ Thiếu sự đồng bộ, nhất quán trong thực hiện nhiệm vụ giữa các bộ
phận, cá nhân, tập thể.
b. Giải pháp mới cải tiến
* Mô tả bản chất của giải pháp mới:
Về mục tiêu:
- Mục tiêu hướng tới phát triển năng lực, phẩm chất cho người học theo
mục tiêu chương trình giáo dục tổng thể 2018 của Bộ GD và ĐT;
- Trên cơ sở đó, sáng kiến nhằm khắc phục hạn chế của giải pháp cũ, đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hướng vào dạy học phát triển năng lực, phẩm chất
cho người học, đón đầu chương trình giáo dục tổng thể sẽ được áp dụng đồng
bộ, giáo dục theo định hướng nghề nghiệp.
Cụ thể là:
+ Phát triển năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp
và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;
+ Phát triển năng lực chuyên môn: năng lực ngôn ngữ; năng lực công
nghệ thông tin, năng lực thẩm mĩ;
+ Phát triển phẩm chất: yêu nước; nhân ái; trách nhiệm, chăm chỉ.
Về hình thức tổ chức và trao giải: Phát triển năng lực, phẩm chất cho
người học qua Hội thi Tài năng học đường. Cụ thể là:
- Hội thi không giới hạn về hình thức thể loại, nhằm phát huy tối đa năng
khiếu các nhân: hát, nhảy, múa, chơi nhạc cụ, hội họa, biên kịch, biên tập, võ
thuật,...
- Kết cấu chương trình chung gồm hai phần: hùng biện, trình bày hiểu
biết; năng khiếu nghệ thuật.
2



- Hội thi được tổ chức theo hai giai đoạn: vòng sơ khảo; vòng chung kết.
Vòng sơ khảo chú trọng khuyến khích tập thể lớp, nhóm họ sinh năng khiếu của
mỗi lớp tham gia dàn dựng, biên tập, dự thi. Hội thi không giới hạn số lượng thí
sinh trong một lớp tham gia vòng sơ khảo. Ban Giám khảo chọn ra lớp có
chương trình chất lượng để xét và trao giải. Vòng chung kết, hội thi coi trọng tài
năng cá nhân. Qua vòng sơ khảo, Ban Giám khảo chọn những cá nhân tài năng ở
các lớp để chia nhóm dự thi theo từng lĩnh vực, bộ môn nghệ thuật: nhóm thí
sinh biên kịch, nhóm thí sinh đạo diễn, chơi nhạc cụ, nhóm thí sinh diễn xuất sân
khấu, nhóm thí sinh nhảy, nhóm thí sinh múa, nhóm thí sinh thiết kế mỹ thuật –
thiết kế sân khấu, nhóm thi sinh dẫn chương trình. Vòng chung kết, thí sinh phải
vượt qua những thử thách của Ban Giám khảo đặt ra: chủ đề Thanh niên với Tổ
quốc; cặp dẫn chương trình thi hùng biện, hiểu biết với bài chính luận Thanh
niên Việt Nam với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong gia đoạn hiện nay; đơn ca:
Khát vọng (sáng tác: Phạm Minh Tuấn) là bài hát chủ đề; đơn ca: Miền Trung
nhớ Bác (sáng tác: Thuận Yến); vở kịch nói: Chuyến tàu thời gian (nhóm biên
kịch viết) tái hiện khoảnh khắc lịch sử bi tráng ở thành cổ Quảng Trị; sáo mèo
kết hợp múa: Xuân về trên bản Mông (âm nhạc: Triệu Tiến Vượng); nhảy hiện
đại; tốp ca: Đêm Trường Sơn nhớ Bác (sáng tác: Trần Trung); thiết kế sân khấu
cho vở kịch nói, thiết kế đạo cụ; thi dẫn chương trình Hội thi. Qua vòng chung
kết, Ban Giám khảo chọn ra tiết mục được cá nhân giám khảo yêu thích, tiết
mục thuyết phục hoàn toàn Ban Giám khảo để trao giải; đồng thời, tất cả cá
nhân các thí sinh đều được nhận Giấy khen tài năng ở một lĩnh vực nghệ thuật
theo ba mức giải: giải A, giải B, giải C, giải Tài năng triển vọng.
- Hội thi bắt đầu thực hiện từ tháng 12 năm 2018, tổ chức dưới cờ, mỗi
tuần từ 2 đến 3 lớp dự thi theo thứ tự bốc thăm. Chung kết tổ chức vào Ngày
thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh , 26.3.
* Các giải pháp được đề xuất minh họa:
Một là, thống nhất giữa các nguồn lực, nhân lực tham gia:
- Các lực lượng tham gia tổ chức hội thi Tài năng học đường gồm: Ban
Giám hiệu; Đoàn Thanh niên; Giáo viên chủ nhiệm; các thành viên chủ chốt của

các câu lạc bộ trong trường học; tập thể lớp; cá nhân và nhóm học sinh có năng
khiếu nghệ thuật; phụ huynh học sinh.
- Các nguồn lực, nhân lực tham gia đảm bảo tính thống nhất trong xây
dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch hội thi;
- Mỗi bộ phận được giao nhiệm vụ riêng; trong đó, mỗi thành viên đảm
bảo tính thống nhất trong việc tổ chức thực hiện.
(Minh chứng tại Kế hoạch tổ chức Hội thi - PHỤ LỤC 1)
3


Hai là, tổ chức Hội thi Tài năng học đường theo lộ trình, tránh vụn
vặt, tự phát. Cụ thể:
- Giai đoạn 1: Lập kế hoạch, phổ biến kế hoạch, các lớp bốc thăm chủ đề
hùng biện và thứ tự dự thi vòng sơ khảo.
- Giai đoạn 2: Tổ chức thi vòng sơ khảo xét giải, trao giải tập thể tài năng;
xếp thứ tự các tập thể lớp.
- Giai đoạn 3: Tổ chức thi vòng chung kết xét giải, trao giải tiết mục xuất
sắc; xét giải, trao giải cá nhân tài năng.
(Minh chứng tại Kế hoạch tổ chức Hội thi - PHỤ LỤC 1)
Ba là, phát huy tối đa năng khiếu, năng lực và phẩm chất hiện có của
học sinh ở các lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật:
- Nhiệm vụ của Ban Giám khảo, Ban Cố vấn là phát hiện, bồi dưỡng, tạo
áp lực, khích lệ mỗi cá nhân bộ lộ điểm mạnh về năng khiếu, năng lực, phẩm
chất đã có hoặc tiềm ẩn của cá nhân học sinh;
- Ban Giám khảo ghép các thí sinh cùng năng khiếu thành một nhóm hợp
tác tập luyện, thi đấu (biên kịch, đạo diễn, thiết kế mĩ thuật, dẫn chương trình,
diễn viên, hát, múa, nhảy, nhạc cụ).
(Minh chứng tại Danh sách thí sinh thi Chung kết - PHỤ LỤC 2)
Bốn là, Ban Giám khảo nhận xét, đánh giá, khen thưởng dựa trên các
tiêu chí, mức độ cụ thể cần đạt được của mỗi bộ môn, lĩnh vực văn hóa nghệ

thuật.
- Với mỗi lĩnh vực, bộ môn nghệ thuật, Ban Giám khảo xây dựng cụ thể
tiêu chí, mức độ cần đạt, đảm bảo cách đánh giá linh hoạt giữa định tính và định
lượng;
- Sau mỗi chương trình thi ở vòng sơ khảo, các lớp (các nhóm thí sinh) dự
thi tài năng đều được Ban Giám khảo nhận xét, đánh giá ưu điểm, nhược điểm ở
các tiêu chí (tính mạch lạc, lô-gic trong biên tập, biên kịch; tính tạo hình, ước lệ
của việc thiết kế sân khấu, làm đạo cụ, trang phục, hóa trang,...; tính sáng tạo,
biểu cảm của diễn xuất).
(Minh chứng tại Phiếu chấm điểm vòng chung kết - PHỤ LỤC 3).
* Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp:
- Đảm bảo mục tiêu đổi mới hình thức dạy học nhằm phát triển năng
lực cho người học: Đối với học sinh phổ thông, hình thức hội thi tài năng phù
hợp với đổi mới dạy học môn Ngữ văn, Giáo dục công dân và Lịch sử. Học sinh
không còn phải tiếp thu bài học theo cách thức khô cứng, áp đặt.
+ Đối với môn Ngữ văn, học sinh được trải nghiệm, thực hành làm báo
(viết tiểu phẩm, bài chính luận, biên tập chương trình, dẫn chương trình); biên
kịch (hiểu đặc trưng thể loại kịch để có thể viết được tiểu phẩm sân khấu, hoạt
4


cảnh sân khấu, vở kịch nói); đạo diễn sân khấu, diễn xuất (sáng tạo của người
đạo diễn để dàn dựng kịch bản văn học thành tác phẩm sân khấu);
+ Đối với môn Giáo dục công dân, học sinh thể hiện sự biết về pháp luật,
về mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, về triết học,... trong bài
thi hùng biện theo chủ đề và trong tiểu phẩm sân khấu.
+ Đối với môn Lịch sử, bằng sự hiểu biết về hoàn cảnh lịch sử đất nước,
học sinh thể hiện ở bài thi hùng biện và tiểu phẩm sân khấu. Qua đó, kiến thức
bài học lịch sử được truyền tải, thông điệp sinh động, hấp dẫn, dễ nhớ.
- Đổi mới về không gian và thời gian học tập, trải nghiệm:

+ Về không gian: Trên sân khấu, sự tương tác yêu cầu cao hơn về tính
nghệ thuật so với không gian lớp học;
+ Về thời gian: Theo lộ trình từng giai đoạn, gắn với mục tiêu cụ thể. Việc
học tập và trải nghiệm ở lĩnh vực văn hóa nghệ thuật của học sinh kéo dài trong
khoảng một kì học, khác với cách tổ chức thi văn nghệ nhân dịp ngày lễ lớn.
- Về nhân lực, nguồn lực tham gia:
+ Huy động được nhiều người ở các lực lượng giáo dục trong và ngoài
trường tham gia tư vấn, tổ chức hội thi cho học sinh (Ban Giám hiệu, Đoàn
Thanh niên, giáo viên chủ nhiệm, Câu Lạc bộ Văn học Nghệ thuật, phụ huynh
học sinh, một số nghệ sĩ);
+ Ban Giám khảo là những người có năng lực chuyên môn, năng khiếu
chuyên biệt, đủ uy tín để đánh giá tài năng học sinh, theo suốt hội thi;
+ So với hình thức thi văn nghệ thông thường thì ở vòng sơ khảo hội thi,
số lượng học sinh của một lớp tham gia đông. Vòng chung kết, giám khảo chọn
được những học sinh có năng khiếu thuộc các lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật;
- Nội dung và hình thức tiết thể hiện tài năng của thí sinh:
+ Nội dung thể hiện tài năng, thí sinh phải vượt qua thử thách của Ban
Giám khảo trong việc lựa chọn chủ đề cho chương trình dự thi của lớp: chủ đề
thể hiện qua bài hùng biện và tiết mục nghệ thuật. Mỗi lớp chọn một chủ đề có ý
nghĩa giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng lành mạnh,
như: sức khỏe sinh sản vị thành niên, an toàn giao thông, tình cảm gia đình, tình
cảm thầy trò và bạn bè, bộ đội Cụ Hồ,... được biên tập, dàn dựng trên tinh thần
hợp tác, tương tác, bổ trợ và khẳng định sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong một
tập thể lớp. Do đó, nội dung của hội thi phong phú, tạo hiệu ứng lan tỏa, có ý
nghĩa giáo dục tích cực.
+ Hình thức thể hiện tài năng cũng phong phú, đa dạng. Trong các cuộc
thi văn nghệ, thường học sinh được đinh hướng thi hát, múa, nhảy là chủ yếu.
Đến hội thi này, thí sinh trải nghiệm ở các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật khác
nhau: hát, múa, nhảy, biên kịch, biên tập, hùng biện, đạo diễn, chơi nhạc cụ, dẫn
5



chương trình, thiết kế mĩ thuật, hóa trang, phục trang, âm thanh, tiếng động,...
Tất cả được kết nối liền mạch xâu chuỗi trong tổng thể xuyên suốt cả chương
trình.
- Đánh giá, khen thưởng theo tiêu chí, mức độ đạt được của từng lĩnh
vực văn hóa nghệ thuật:
+ Ở vòng sơ khảo, các lớp, nhóm đại diện lớp dụ thi tài năng đều được
nghe Ban Giám khảo nhận xét chi tiết từng phương diện (ưu điểm, tồn tại, minh
chứng), như: việc chọn chủ đề, kết cấu bài hùng biện, tính nghệ thuật của tiết
mục tài năng diễn xuất; kết cấu chương trình tổng thể, biên tập chương trình,
dẫn chương trình; tiếp thu hướng khắc phục tồn tại và hướng phát triển năng
khiếu do Ban Ban Giám khảo đề xuất, gợi mở. Qua đó, các lớp dự thi ở số tiếp
theo rút kinh nghiệm cho chính mình.
+ Ở vòng chung kết, Ban Giám khảo đánh giá, cho điểm dựa trên phiếu
chấm. Phiếu chấm thể hiện tiêu chí, mức độ đạt được của từng lĩnh vực, bộ môn
văn hóa nghệ thuật, tránh cào bằng, tránh cảm tính, tránh áp đặt, nhằm đảm bảo
công bằng và khơi gợi được tiềm năng phát triển trong tương lai.
(Minh chứng tại Phiếu chấm điểm vòng chung kết - PHỤ LỤC 3).
- Gắn với định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật
cho học sinh: Khác với chương trình hội diễn, hội thi văn nghệ thường tổ chức
chỉ nhằm mục đích thực hiện nhiệm vụ chính trị, Hội thi Tài năng học đường
nhắm phát hiện, khuyến khích, tôn vinh tài năng cá nhân người học; qua đó,
định hướng nghề nghiệp cho tương lai: biên kịch, đạo diễn, diễn viên, biên tập
viên, thiết kế đồ họa, biên đạo, ca sĩ, nhạc sĩ,... Những cá nhân tài năng được
hoạt động trong câu lạc bộ (Câu Lạc bộ Thông tin Truyền thông, Câu Lạc bộ
Văn học Nghệ thuật), được gặp gỡ, giao lưu, học tập từ các văn nghệ sĩ.
(Minh chứng tại Một số hình ảnh tiết mục dự thi của các lớp tại vòng sơ
khảo và chung kết - PHỤ LỤC 4).
3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được

a. Hiệu quả kinh tế:
Tổ chức hoạt động câu lạc bộ trong trường phổ thông nói chung, hội thi
Tài năng học đường nói riêng, hiệu quả kinh tế không phải là mục tiêu hàng đầu
đặt ra. Tuy vậy, chúng tôi xin đề cập đến hiệu quả kinh tế dựa trên tính toán cụ
thể về chênh lệch kinh phí cần có với kinh phí thực tế phải chi.
(Minh chứng tại Bảng tính chênh lệch kinh phí trong thực hiện vòng thi
chung kết về một số thiết bị tự làm so với phải đi thuê hoặc phải mua - PHỤ
LỤC 5).
b. Hiệu quả xã hội:
- Bồi dưỡng các phẩm chất, phát triển các năng lực cơ bản của người học:
6


+ Phẩm chất chủ yếu: Phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung
thực, trách nhiệm – thông qua việc lựa chọn các chủ đề dự thi, thiết kế các nội
dung thi về “Thanh niên với tổ quốc”, “Chiến tranh và hòa bình”, “Quá khứ,
hiện tại và tương lai”,… thí sinh đã bộc lộ được lòng yêu nước thông qua sự
hiểu biết về lịch sử hào hùng của dân tộc, sự thấu cảm với những hy sinh, mất
mát ông cha phải gánh chịu. Với các chủ đề thi này thí sinh đã thể hiện được ý
thức trách nhiệm trong việc phát huy truyền thống yêu nước phù hợp với cuộc
sống trong thời bình; phẩm chất nhân ái - thông qua việc các em cùng phối hợp,
hỗ trợ nhau thực hiện các nhiệm vụ gắn với các chủ đề thi về “Tình cảm gia
đình”, “Tình Thầy - Trò”, “Tình bạn thân”, “Môi trường và cuộc sống”…; Phẩm
chất chăm chỉ - thông qua việc thực hiện tốt các yêu cầu cho việc thể hiện bài dự
thi của tập thể lớp ở vòng thi sơ khảo, hoặc nhóm lĩnh vực được lựa chọn vào
vòng thi chung kết. Theo đó, ở mỗi bài thi các thí sinh phải chủ động từ khâu
xây dựng kịch bản, đạo diễn tập luyện, thiết kế trang phục, hòa âm phối khí…;
Phẩm chất trung thực – thông qua việc thực hiện và báo cáo chính xác những nội
dung thi cũng như những khó khăn còn vướng mắc cần được tư vấn và bổ xung
trong quá trình tập luyện; Phẩm chất trách nhiệm – thông qua ý thức phối hợp

hoạt động với các thành viên trong tập thể lớp để cùng hoàn thành tốt bài dự thi
cũng như đạt được năng lực cạnh tranh với các tập thể dự thi khác.
+ Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực ngôn ngữ, năng
lực hợp tác, giải quyết vấn đề – thông qua việc nghiên cứu các các chủ đề
được gợi mở các đội thi chủ động lựa chọn chủ đề phù hợp với khả năng của tập
thể, khả năng chuyên biệt của một số cá nhân trong tập thể. Trên cơ sở đó, đội
thi chủ động xây dựng kịch bản, tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nguồn lực tin cậy để
thực hiện tốt bài thi; Năng lực giao tiếp và hợp tác – thông qua hoạt động phối
hợp thực hiện nhiệm vụ trong đội thi, đồng thời thí sinh biết khai thác các mối
quan hệ tích cực để được giúp đỡ hoàn thành tốt nhiệm vụ; Năng lực giải quyết
vấn đề– thông qua việc cùng tư duy để có hiệu quả vượt trội trong thi đua giữa
các đội thi, tư duy sáng tạo trong việc giảm thiểu chi phí cho các loại đạo cụ cần
thiết;
+ Năng lực chuyên môn: năng lực công nghệ thông tin, năng lực thẩm
mỹ, năng lực sáng tạo – thông qua sự hiểu biết các yếu tố thuộc về năng lực tự
nhiên kết hợp với sự kiên trì rèn luyện để có được sản phẩm chất lượng thể hiện
qua các bài dự thi; năng lực công nghệ và tin học – thông qua việc thí sinh, đội
thi chủ động sử dụng máy tính để tìm kiếm tư liệu tham khảo, hòa âm phối khí,
thiết kế trang phục…; năng lực thẩm mĩ – thông qua việc tìm kiếm thông tin, tư
liệu phục vụ cho việc chuẩn bị bài thi hướng tới giá trị chân, thiện, mỹ bài thi để
có được các bài thi xuất sắc;
- Hội thi mang lại giá trị tích cực cho học sinh toàn trường. Những học
sinh có năng khiếu về nghệ thuật với vai trò là thí sinh trực tiếp dự thi đã được
bộc lộ được tài năng và có cơ hội để phát triển. Những học sinh khác được phối
hợp thực hiện các nhiệm vụ tương tác, hỗ trợ sản phẩm dự thi của tập thể lớp
cũng bộc lộ được vai trò tích cực về các năng lực chung và một số năng lực
chuyên môn khác;
7



- Góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh đối với các ngành, nghề
thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật: Thông qua chuỗi thời gian tổ chức thi xuyên
suốt nhiều tháng của năm học đã mang lại hứng thú, hình thành và nuôi dưỡng
niềm đam mê theo đuổi một số ngành nghề thuộc lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật.
Các em đã chia sẻ rất chân thành mơ ước của mình và mong thầy cô tư vấn thêm
cũng như tạo điều kiện giúp các em được tiếp cận nhiều hơn với các hoạt động
thuộc lĩnh vực này để có thể trở thành những nghệ sĩ trong tương lai.
- Khắc phục được một số hạn chế và khó khăn cơ bản trong việc tổ chức
Hội thi - khó khăn về kinh phí: Chúng tôi đã nhận được sự đồng thuận, ủng hộ
tạo điều kiện từ phía BGH, BCM nhà trường cũng như từ phía phụ huynh và học
sinh. Trên cơ sở đó đã huy dộng được sự đầu tư kinh phí để tạo điều kiện tốt
nhất cho việc tổ chức Hội thi, như: hỗ trợ cho thí sinh thiết kế đạo cụ, mua sắm
trang phục, trang trí sân khấu, cơ cấu giải thưởng…;
- Tiếp cận tích cực với xu hướng đổi mới giáo dục tổng thể, xây dựng giá
trị nhà trường với mục tiêu “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Góp phần tạo nên
thương hiệu “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”;
- Mở rộng phạm vi giao lưu với một số lực lượng ngoài nhà trường góp
phần bồi dưỡng thường xuyên năng lực người thầy trong xu thế mới. Thông qua
việc tổ chức Hội thi chúng tôi đã tìm kiếm và thu hút được một số cá nhân nghệ
sĩ chủ động liên hệ, liên kết với Ban tổ chức hoặc thí sinh để tư vấn, giúp đỡ và
chia sẻ chuyên môn.
- Huy động được sự tham gia của các lực lượng giáo dục trong và ngoài
nhà trường: Bên cạnh sự ủng hộ, tạo điều kiện từ phía BCM, BGH nhà trường
chúng tôi còn nhận được sự cổ vũ nhiệt tình từ phía các bậc phụ huynh học sinh,
đặc biệt là phụ huynh thuộc khối 10 và khối 11 về việc thành lập các CLB dạy kĩ
năng và phát triển năng lực cho học sinh đã được các bác hoàn toàn tin tưởng và
nhất trí. Một số phụ huynh còn chủ động kêu gọi các phụ huynh khác hỗ trợ
kinh phí để tiếp tục tạo ra các sân chơi mới cho học sinh, đặc biệt là dưới hình
thức sinh hoạt Câu lạc bộ.
(Xin minh chứng thông qua các phiếu khảo sát học sinh trước khi thực

hiện giải pháp - PHỤ LỤC 6; Kịch bản dự thi của một số lớp tại vòng thi sơ
khảo và chung kết - PHỤ LỤC 7;kịch bản chương trình chung kết Hội thi tài
năng học đường - PHỤ LỤC 8; trích một số nội dung do Báo Ninh Bình ghi
nhận về giá trị của Hội thi Tài năng học đường tại trường THPT Nho Quan C PHỤ LỤC 9).
4. Điều kiện và khả năng áp dụng
a. Điều kiện áp dụng:
- Đảm bảo thống nhất trong chỉ đạo và thực hiện của các nguồn lực, nhân
lực tham gia theo kế hoạch.
- Ban cố vấn, ban giám khảo là những người có năng lực chuyên môn
vững, có uy tín, đặc biệt là nhiệt tình, trách nhiệm và có năng khiếu nghệ thuật
hoặc khả năng cảm thụ nghệ thuật;
- Học sinh tự tin, có như cầu trải nghiệm ở lĩnh vực văn hóa nghệ thuật là
thế mạnh cá nhân; có tinh thần hợp tác, tương trợ,…;
8


- Sáng tạo linh hoạt trong việc thiết kế đạo cụ, thiết kế trang phục, thiết kế
sân khấu và những sáng tạo khác.
b. Khả năng áp dụng
- Trực tiếp: Trường THPT;
- Ngoài ra: Trong môi trường học đường ở các cấp học; ở các tổ chức
chính trị - xã hội, nghề nghiệp; phù hợp với mọi lứa tuổi.
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng
sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO

Nho Quan, ngày 15 tháng 5 năm 2019
nộp đơn

Người


Hà Thị Lan Hương
Hoàng Văn Đoàn
Nguyễn Anh Cương
Trần Ngọc Thúy
Đoàn Thị Thanh Thủy

9


10



×