Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả chỉ đạo công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia ở các trường tiểu học của huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC VÀ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC
ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
CỦA HUYỆN THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH HÓA

Người thực hiện: Lê Xuân Tơn
Chức vụ: Phó Trưởng phòng
Đơn vị công tác: Phòng Giáo dục và Đào tạo
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lí

THANH HÓA - NĂM 2020


2

MỤC LỤC
Nội dung
1-MỞ ĐẦU:
1.1-Lý do chọn đề tài:
1.2-Mục đích nghiên cứu:
1.3-Đối tượng nghiên cứu:
1.4-Phương pháp nghiên cứu:
2-NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1-Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:


2.2-Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.3-Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1-Giải pháp chung:
2.3.2-Các nhóm biện pháp:
2.4-Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
3- KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ :
3.1-Kết luận :
3.2-Kiến nghị:

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT
1
2
3

Chữ cái viết tắt
GD&ĐT
KĐCLGD
HĐND – UBND

Chữ viết đầy đủ
Giáo dục và Đào tạo
Kiểm định chất lượng giáo dục
Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân

Trang
2
2
3
3

3
4
4
4
5
5
6
10
13
13
14


3

1- MỞ ĐẦU
1.1-Lý do chọn đề tài:
Công tác kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) và xây dựng trường
học đạt Chuẩn quốc gia là một việc làm đã và đang được Đảng, Nhà nước quan
tâm. Trong những năm trước đây, công tác kiểm định chất lượng giáo dục cho
các cấp học được tổ chức thực hiện theo Thông tư số: 42/2012/TT-BGD&ĐT
ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo V.v Ban hành Quy định
về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất


4

lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên; công tác
xây dựng trường Tiểu học đạt Chuẩn quốc gia thực hiện theo các văn bản: Quyết
định số:1366/BGD-ĐT ngày 26 tháng 4 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

Ban hành Quy chế công nhận trường Tiểu học đạt Chuẩn quốc gia giai đoạn
1996-2000; Quyết định số: 32/ 2005/QĐ- BGD&ĐT ngày 24 tháng 10 năm
2005 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành Quy chế công nhận trường Tiểu học
đạt Chuẩn quốc gia (Mức độ 1 và mức độ 2); Quyết định số: 55/2007/QĐBGDĐT ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Ban
hành Quy định Mức chất lượng tối thiểu của các trường, điểm trường và lớp học
ở tiểu học; văn bản này không quy định về trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
nhưng tạo nên những bước đệm, làm tiền đề để từ đó các trường phấn đấu đạt
chuẩn quốc gia- nhất là các trường ở khu vực có nhiều khó khăn; Thông tư số:
59/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
V.v ban hành về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường Tiểu học đạt mức chất
lượng tối thiểu, trường Tiểu học đạt Chuẩn quốc gia.
Căn cứ các văn bản trên, với sự tham mưu trực tiếp, chủ động, tích cực,
của Phòng Giáo dục và Đào tạo cùng được sự quan tâm của lãnh đạo huyện, sự
vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân; trong
những năm qua, công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường học
đạt Chuẩn quốc gia của huyện Thường Xuân đã đạt được một số kết quả. Tính
đến hết năm 2018; Bậc Tiểu học có 14/24 trường đạt Chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ
58,3%, có 11/24 trường được đánh giá ngoài và đạt KĐCLGD cấp độ 3 đạt tỷ lệ
45,8%. Song so với tỉ lệ toàn tỉnh thì vẫn còn thấp. Mặt khác, khi Thông tư số:
17/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn
quốc gia đối với trường tiểu học; được triển khai, tổ chức thực hiện; thì quy trình
và các bước tiến hành nội dung KDCLGD và xây dựng trường học đạt Chuẩn
quốc gia khác các văn bản trước đây. Trước đây; thường tiến hành công tác xây
dựng trường học đạt Chuẩn quốc gia trước, sau đó mới tiến hành công tác
KĐCLGD; nhưng theo Thông tư số 17/2018/TT-BGD&ĐT thì việc KĐCLGD
phải tiến hành trước. Với xu thế toàn cầu hoá, hội nhập khu vực và quốc tế, với
sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi công tác đào tạo cung cấp
được nguồn lao động chất lượng cao đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất
nước là vô cùng quan trọng. Để thực hiện nhiệm vụ này, Giáo dục và Đào tạo

nói chung, giáo dục Tiểu học nói riêng có trọng trách hết sức nặng nề nhưng
cũng vô cùng cao quý. Đó chính là, dần chuyển từ nền giáo dục theo định hướng
học thuật của nhà trường sang nền giáo dục theo định hướng của thị trường lao
động, kiểm định chất lượng trở thành một công cụ hữu hiệu của các cơ sở giáo
dục để duy trì các chuẩn mực chất lượng giáo dục và không ngừng nâng cao
chất lượng dạy và học trong các nhà trường. KĐCLGD có vai trò hết sức quan
trọng, giúp các trường định hướng và xác định chuẩn chất lượng cho từng hoạt
động; giúp các trường có cơ hội xem xét lại toàn bộ hoạt động của mình một
cách có hệ thống để từ đó điều chỉnh các hoạt động theo một chuẩn mực nhất
định; tuyên bố chắc chắn tới các bên liên quan về hiện trạng chất lượng của


5

trường; tạo tiền đề xây dựng văn hoá chất lượng cho cơ sở giáo dục. Xây dựng
trường học đạt Chuẩn quốc gia là con đường tốt nhất để giúp thế hệ trẻ có được
môi trường học tập thuận lợi nhất, giúp cho học sinh hứng thú mỗi khi đến
trường và chính điều đó tạo niềm tin và động cơ học tập đúng đắn cho mỗi học
sinh. Chính vì những lý do nêu trên, đã thôi thúc tôi chọn nội dung: “Một số
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả chỉ đạo công tác kiểm định chất lượng
giáo dục và xây dựng trường học đạt Chuẩn quốc gia ở các trường Tiểu học
của huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu bắt đầu từ
tháng 01 năm 2019 và dự kiến kết thúc vào tháng 6 năm 2020 với mong muốn
góp một phần nhỏ của mình vào việc nâng cao hiệu quả của công tác KĐCLGD
và xây dựng trường Tiểu học đạt Chuẩn quốc gia. Nhằm mục đích nâng cao hiệu
quả chỉ đạo công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường Tiểu
học đạt Chuẩn quốc gia, từng bước góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đối
với học sinh các trường Tiểu học.
1.2-Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của việc nghiên cứu là tìm ra một số biện pháp và bài học kinh

nghiệm trong công tác chỉ đạo KĐCLGD và xây dựng trường học đạt Chuẩn
quốc gia ở các trường Tiểu học của huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa; để
xác định được mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối
với các trường Tiểu học.
1.3-Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu một số biện pháp trong công tác chỉ đạo KĐCLGD và xây
dựng trường học đạt Chuẩn quốc gia ở trường Tiểu học.
1.4-Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu,
- Phương pháp thống kê,
- Phương pháp phân tích - tổng hợp,
- Phương pháp quan sát,
- Phương pháp hỏi đáp,
- Phương pháp giảng giải - minh họa,
- Phương pháp xây dựng điểm và nhân điển hình,
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.

2-NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1-Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Kiểm định chất lượng giáo dục là công cụ quan trọng giúp các nhà trường
kiểm soát và đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo, là một quá trình đánh giá,
xem xét chất lượng từ bên ngoài. Kiểm định chất lượng giáo dục ở nước ta hiện
nay nhằm mục tiêu: “Đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục; xác nhận mức
độ đáp ứng mục tiêu của cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo trong từng


6

giai đoạn; làm căn cứ để cơ sở giáo dục giải trình với chủ sở hữu, cơ quan nhà

nước có thẩm quyền, các bên liên quan và xã hội về thực trạng chất lượng giáo
dục; làm cơ sở cho người học lựa chọn cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo, cho
nhà trường tuyển dụng lao động tuyển chọn nhân lực” (Điều 110, Luật giáo dục
số: 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Quốc hội).
“Kiểm định chất lượng giáo dục nhằm xác định trường tiểu học đạt mức
đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn; lập kế hoạch cải tiến chất
lượng, duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường; thông báo
công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng
của trường tiểu học; để cơ quan quản lý nhà nước đánh giá, công nhận hoặc
không công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục.
Công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học nhằm khuyến khích
đầu tư và huy động các nguồn lực cho giáo dục, góp phần tạo điều kiện đảm bảo
cho trường tiểu học không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục” (Điều 3,
Thông tư số 17/2018/TT-BGD&ĐT).
Hiện nay; để tư vấn, chỉ đạo công tác KĐCLGD và xây dựng trường học
đạt Chuẩn quốc gia cho các trường Tiểu học ở huyện Thường Xuân tôi đã căn cứ
vào các văn bản sau: Luật Giáo dục số: 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm
2019 của Quốc hội; Điều lệ trường Tiểu học Ban hành kèm theo Thông tư số
41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo; Thông tư số: 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và
công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học; Quyết định số: 01/
2003/QĐ- BGD&ĐT ngày 02 tháng 01 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
Ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông; Công văn Số:
5932/BGDĐT-QLCL ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
V/v hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông.
2.2-Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Trong những năm gần đây; song song với việc chỉ đạo các trường Tiểu
học thực hiện công tác xây dựng trường học đạt Chuẩn quốc gia, phòng Giáo
dục và Đào tạo Thường Xuân đã chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch, tích cực

triển khai tổ chức thực hiện công tác tự đánh giá, đề nghị đánh giá ngoài. Với
cách làm đó, việc xây dựng trường Tiểu học đạt Chuẩn quốc gia và công tác
KĐCLGD đã thu được một số kết quả. Tính đến tháng 12 năm 2018, đã có
14/24 trường Tiểu học đạt Chuẩn quốc gia (Mức độ 1, Mức độ 2) đạt tỷ lệ
58,3%, có 11/24 trường Tiểu học được đánh giá ngoài và đạt KĐCLGD cấp độ 3
đạt tỷ lệ 45,8%. Tuy nhiên, việc KĐCLGD và công tác xây dựng trường học đạt
Chuẩn quốc gia chưa được tiến hành đồng bộ đối với tất cả các trường Tiểu học.
Chỉ những trường trong lộ trình mới triển khai tổ chức thực hiện tích cực và có
sự vào cuộc của hệ thống chính trị. Do đó, đã ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu
quả của công tác chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện. Đặc biệt là sự chủ động
của các trường Tiểu học chưa được tạo lập. Có nghĩa là các trường chưa xây
dựng được kế hoạch và triển khai tổ chức thực hiện hoạt động này (KĐCLGD,
xây dựng trường Chuẩn gia) một cách thường xuyên. Nhất là khi Thông tư số:


7

17/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt Chuẩn
quốc gia đối với trường Tiểu học được ban hành. Các trường Tiểu học gặp nhiều
khó khăn trong việc triển khai, tổ chức thực hiện. Bởi vì, theo Thông tư số
17/2018/TT-BGD&ĐT không quy định và hướng dẫn thành lập Ban chỉ đạo các
cấp về công tác KĐCLGD, xây dựng trường học đạt Chuẩn quốc gia. Hay nói
cách khác chưa tạo nên hành lang pháp lý cho công tác chỉ đạo tại địa phương.
Mặt khác, song song thực hiện 2 nội dung (KĐCLGD và xây dựng trường học
đạt Chuẩn quốc gia) là việc làm mới so với trước đây.
Với thực trạng và một số khó khăn trên, bản thân tôi đã đưa ra một số giải
pháp và biện pháp sau:
2.3-Các giải pháp và biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1- Giải pháp chung:

- Tích cực chỉ đạo các trường Tiểu học thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên
môn theo quy định chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đạo tạo
tỉnh Thanh Hóa.
- Không ngừng tranh thủ sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Thường trực
huyện uỷ, Thường trực HĐND-UBND huyện, các tổ chức, phòng, ban, ngành
cấp huyện.
- Thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức và
trách nhiệm của cộng đồng để mỗi cán bộ quản lý giáo dục, mỗi giáo viên, nhân
viên và nhân dân nhận thức sâu sắc công tác KĐCLGD và việc xây dựng trường
học nói chung, trường Tiểu học đạt Chuẩn quốc gia nói riêng là xuất phát từ
quyền lợi học tập và rèn luyện của con em mình. Thông qua đó, để tiếp tục làm
tốt công tác xã hội hoá giáo dục, tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức chính trị –
xã hội, đoàn thể, các nhà hảo tâm trong việc tăng cường các hạng mục cơ sở vật
chất đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của công tác KĐCLGD và xây dựng
trường Tiểu học đạt Chuẩn quốc gia.
- Xây dựng kế hoạch để chỉ đạo các trường triển khai, tổ chức thực hiện
hằng năm, thường xuyên và liên tục.
- Tổ chức các chuyến công tác làm việc chuyên đề tại các địa phương theo
lộ trình của kế hoạch.
- Tổ chức cho các trường thăm quan, học hỏi rút kinh nghiệm về công tác
KĐCLGD và việc xây dựng trường Tiểu học đạt Chuẩn quốc gia.
- Kịp thời động viên, khen thưởng các cá nhân, tập thể thực hiện tốt công
tác KĐCLGD và việc xây dựng trường Tiểu học đạt Chuẩn quốc gia. Nhân rộng
các điển hình tiên tiến để các đơn vị cùng học tập và vận dụng.
2.3.2-Các nhóm biện pháp:
2.3.2.1- Nhóm biện pháp chỉ đạo:
Nghiên cứu kỹ Điều lệ trường Tiểu học và các văn bản chỉ đạo chuyên
môn của ngành đối với Giáo dục Tiểu học.
Hằng năm, tham mưu cho lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo ban hành
các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tăng

cường cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động giáo dục.


8

Tham mưu, chỉ đạo các trường Tiểu học thực hiện việc ký cam kết các chỉ
tiêu phấn đấu của năm học; trong đó, có nội dung cam kết về việc tham mưu,
đầu tư tăng cường các hạng mục cơ sở vật chất, thực hiện công tác KĐCLGD và
xây dựng trường học đạt Chuẩn quốc gia.
Tham mưu cho lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo lập kế hoạch
KĐCLGD và xây dựng trường Tiểu học đạt Chuẩn quốc gia cho các trường Tiểu
học theo lộ trình.
Thường xuyên kiểm tra, nắm bắt và xử lý thông tin về tiến độ của công
tác KĐCLGD và việc xây dựng trường Tiểu học đạt Chuẩn quốc gia theo lộ
trình kế hoạch.
Với nhóm biện pháp chỉ đạo nêu trên, đã tạo được định hướng quan trọng
cho Hiệu trưởng các trường Tiểu học trong việc xây dựng kế hoạch, triển khai tổ
chức thực hiện.
2.3.2.2- Nhóm biện pháp tổ chức thực hiện:
Thực hiện các đợt công tác, làm việc với chính quyền địa phương và các
trường trong lộ trình tại địa phương nhằm thống nhất một số nội dung lớn cần
thực hiện để hoàn thành theo kế hoạch. Phân định rõ trách nhiệm của địa
phương, nhà trường.
Rà soát, khảo sát thực tế về điều kiện cơ sở vật chất hiện có và các điều
kiện khác của tất cả các trường Tiểu học. Chỉ đạo các trường lập dự toán từng
nội dung cần được đầu tư. Trên cơ sở đó, tư vấn và chỉ đạo cho các trường về
những nội dung cần triển khai thực hiện. Thống kê khái toán toàn bộ nội dung
và kinh phí cần đầu tư. Tham mưu cho lãnh đạo huyện xây dựng Kế hoạch để
chỉ đạo các đơn vị trường triển khai, tổ chức thực hiện.
THỐNG KÊ NHU CẦU VỀ KINH PHÍ XÂY DỰNG CSVC

CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ NGOÀI VÀ ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA, 2 NĂM (2019, 2020)

TT

Đơn vị
trường

Nhu cầu

Số
lượng

Quét vôi, ve các phòng học
Mua sắm TTBDH và các phòng chức năng

1

40000000

150 000 000

50000000
50000000

1

150 000 000

Cải tạo phòng Giáo dục nghệ thuật


1

80 000 000

Xây dựng cổng trường

1

80 000 000

Xây dựng khu giáo dục thể chất có mái che

1

300 000 000

Xây dựng nhà vệ sinh cho giáo viên

1

40 000 000

Xây dựng nhà xe CBGV

1

40 000 000

Mua sắm TTBDH và các phòng chức năng


400 000 000

Cải tạo khu Hiệu bộ

1

200 000 000

Xây dựng khu giáo dục thể chất có mái che

1

200 000 000

Cải tạo phòng Giáo dục nghệ thuật

1

80 000 000

Xây dựng nhà xe CBGV

1

100000000

80000000
100000000

200000000

40000000
40000000

240000000

340000000

300000000

120000000
110000000

40000000
300000000
100000000

100000000

100000000
200000000
80000000

40 000 000
1 070 000 000

Kinh phí
XHHGD

100000000


110 000 000

Quét vôi, ve các phòng học

Cộng

Kinh phí cấp
huyện

80000000

40 000 000
1 000 000 000

Khuôn viên

Tiểu
học
Xuân
Chinh

Kinh phí địa
phương

120000000

40 000 000

Xây dựng thư viện Chuẩn


Cộng

2

Kinh phí tiết
kiệm nghiệp vụ
nhà trường

120 000 000

Khuôn viên

Tiểu
học
Tân
Thành
1

Tổng kinh phí

40000000
140 000 000

520 000 000

300 000 000

110 000 000



9
1

100 000 000

Cải tạo phòng giáo dục nghệ thuật

1

20 000 000

20000000

Xây dựng thư viện Chuẩn

1

80 000 000

80000000

Cải tạo khuôn viên,sân trường

1

70 000 000

20000000

Cải tạo phòng Y tế


1

10 000 000

10000000

Xây dựng khu giáo dục thể chất có mái che

1

300 000 000

100000000

Sơn, vôi ve các phòng học

6

50 000 000

Xây dựng phòng máy tính (học Tin học)

1

100 000 000

Cải tạo phòng học làm khu Hiệu bộ

3


Tiểu
học
Yên
Nhân
1

Cộng

4

Tiểu
học
Tân
Thành
2

100000000

50000000

200000000
50000000
100000000

730 000 000

230 000 000
20000000
20000000


150 000 000

Cải tạo phòng giáo dục nghệ thuật

1

20 000 000

Làm nhà xe cho CBGV - NV

1

20 000 000

Nâng cấp tường rào

1

60 000 000

Sơn, vôi ve các phòng học

6

60 000 000

Nhà vệ sinh cho CBGV - NV

1


60 000 000

60000000

Cổng trường

1

100 000 000

100000000

Máy tính phòng tin học

15

200 000 000

Lát sân trường, bồn hoa cây cảnh

1

200 000 000

Xây dựng thư viện Chuẩn

1

100 000 000


Cộng
Tổng kinh phí

300 000 000

50 000 000

60000000
60000000

200000000
100000000

100000000

820 000 000

200 000 000

260 000 000

300 000 000

60 000 000

3 620 000 000

810 000 000


1 270 000 000

1 200 000 000

340 000 000

100000000

Tham mưu cho lãnh đạo Phòng GD&ĐT tổ chức Hội nghị triển khai kế
hoạch KĐCLGD và xây dựng trường học đạt Chuẩn quốc gia. Thành phần tham
dự Hội nghị gồm: Ban giám hiệu và kế toán các trường trong lộ trình kế hoạch
năm 2019, 2020. Hội nghị bàn bạc về việc thực hiện các nội dung cho công tác
KĐCLGD và xây dựng trường đạt Chuẩn quốc gia và đưa ra kết luận thống nhất
biểu quyết về số lượng công việc, khái toán nguồn ngân sách, thời gian hoàn
thành từng nội dung công việc cho từng trường. Trên cơ sở đó, các trường tham
mưu cho lãnh đạo địa phương lập kế hoạch tổ chức thực hiện công tác
KĐCLGD và xây dựng trường đạt Chuẩn quốc gia. Từ đó, hoạch định cụ thể
khối lượng công việc, dự toán nguồn kinh phí, thời gian hoàn thành công việc và
nguồn nhân lực để trực tiếp tham mưu và tổ chức thực hiện theo lộ trình đã xác
định.

Hình ảnh đồng chí Trưởng PGD&ĐT phát biểu chỉ đạo tại Hội
nghị

Hình ảnh BGH, KT các trường dự Hội nghị


10

Chỉ đạo cho các trường trong lộ trình theo kế hoạch đi học tập kinh

nghiệm tại các trường đã được cấp giấy Chứng nhận KĐCLGD và Bằng công
nhận trường đạt Chuẩn quốc gia theo hướng phù hợp với cấp độ KĐCLGD và
mức độ Chuẩn quốc gia sẽ thực hiện của từng trường.
Chỉ đạo, tư vấn cho các trường về việc lựa chọn chuyên gia hướng dẫn.
Đây được xem là một việc làm hữu hiệu. Chuyên gia là người trực tiếp giúp nhà
trường định hình các nội dung công việc trong suốt quá trình thực hiện công tác
tự đánh giá và hoàn thiện các loại hồ sơ theo quy định. Đội ngũ chuyên gia đã
trở thành cầu nối quan trọng giữa nhà trường với phòng GD&ĐT trong việc chỉ
đạo nhiệm vụ chính trị. Cách làm này; đã góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ
quản lý giỏi về chuyên môn, tinh nhanh về nghiệp vụ.
Chỉ đạo, định hướng cho các trường làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục
trong việc KĐCLGD và công tác xây dựng trường học đạt Chuẩn quốc gia.
Trước tiên, phải tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa của công việc này.
Trên cơ sở đó, tranh thủ sự ủng hộ của cán bộ, giáo viên, nhân viên và cộng
đồng về sự hỗ trợ kinh phí từ cộng đồng giúp cho việc bổ sung, hoàn thiện các
nội dung theo kế hoạch kịp thời tiến độ. Muốn có được sức lan tỏa sâu rộng và
hiệu quả thì phải bắt đầu từ chính nội lực. Đó chính là cách tốt nhất trong việc
thực hiện tuyên truyền và làm công tác xã hội hóa nói chung và xã hội hóa giáo
dục nói riêng.

Hình ảnh GV, HS trường TH Thọ Thanh tham gia
làm đẹp cảnh quan ngôi trường

Sản phẩm của GV, HS trường TH Thọ Thanh làm đẹp
ngôi trường

Nhóm biện pháp này, góp phần giúp các nhà trường có cơ sở quan trọng
trong việc định hướng, triển khai, tranh thủ, huy động và khai thác nguồn lực,
vật lực, tài lực để chủ động tổ chức thực hiện cho đơn vị mình.
2.3.2.3- Nhóm biện pháp giám sát, ghi nhận, động viên, khuyến khích:

Thường xuyên kiểm tra, để nắm bắt thông tin về các nội dung và tiến độ
thực hiện tại các trường Tiểu học thông qua nhiều hình thức: Báo cáo bằng văn
bản từ các trường, các hình ảnh về tiến độ thi công thông qua con đường công
nghệ thông tin, qua điện thoại trực tiếp, trực tiếp đến các trường để nắm bắt
thông tin. Trong đó; hình thức trực tiếp đến các trường là biện pháp hữu hiệu
nhất, bởi vì hình thức này tạo điều kiện tốt nhất để tư vấn, giúp đỡ và tìm cách
tháo gỡ khó khăn cho các trường một cách hiệu quả nhất.


11

Hình ảnh kiểm tra tiến độ công việc tại trường TH Yên Nhân 1

Hình ảnh nhà vệ sinh Tân Thành 2 đang xây dựng

Chỉ đạo các trường thực hiện tốt công tác chuẩn bị, đón và làm việc với
đoàn kiểm tra, đánh giá ngoài của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa. Với biện
pháp này đã giúp các nhà trường chủ động trong việc hoàn thiện, chuẩn bị các
điều kiện tốt nhất cả về cơ sở vật chất, hồ sơ và các thành phần tham gia đón và
làm việc với đoàn công tác của Sở Giáo dục và Đào tạo. Do đó, Sở Giáo dục và
Đào tạo về kiểm tra, đánh giá ngoài tại các trường Tiểu học của huyện Thường
Xuân luôn ghi nhận và biểu dương việc xây dựng kế hoạch, triển khai tổ chức
thực hiện và đặc biệt là kết quả trong công tác KĐCLGD và xây dựng trường
Tiểu học đạt Chuẩn quốc gia.

Hình ảnh đoàn công tác của Sở GD&ĐT Thanh Hóa
làm việc tại trường TH Tân Thành 1

Hình ảnh đoàn công tác của Sở GD&ĐT Thanh Hóa
làm việc tại trường TH Xuân Chinh


Hình ảnh đoàn công tác của Sở GD&ĐT Thanh Hóa
làm việc tại trường TH Ngọc Phụng 1

Đ/c: Cầm Bá Đứng – PCT TTr UBND huyện phát
biểu với đoàn công tác của Sở GD&ĐT Thanh Hóa
làm việc tại trường TH Ngọc Phụng 1


12

Tư vấn cho các trường tham mưu cho chính quyền địa phương kết hợp,
lồng ghép việc đón nhận Bằng công nhận trường Chuẩn quốc gia, Giấy chứng
nhận KĐCLGD vào các ngày Lễ trọng đại của đất nước. Để ghi nhận, tôn vinh
và biểu dương những kết quả phấn đấu không ngừng của thầy và trò nhà trường.
Cũng là dịp để những người con của quê hương; những học sinh đã vinh dự
được học dưới mái trường; những thế hệ thầy giáo, cô giáo đã công tác ở trường
có cơ hội được bày tỏ cảm xúc và biểu lộ tình cảm của bản thân đối với mái
trường thân yêu.

Hình ảnh các đồng chí lãnh đạo trong buổi Lễ đón nhận
Bằng công nhận trường TH Xuân Chinh đạt Chuẩn quốc gia

Hình ảnh các đ/c lãnh đạo và CB, GV trong buổi Lễ đón
nhận Bằng công nhận trường TH Xuân Chinh đạt CQG

Hình ảnh thầy, trò trường TH Tân Thành 1 hân hoan
trong dịp đón Bằng công nhận trường CQG.

Thư viện trường TH Tân Thành 1 trong dịp đón Bằng

công nhận trường CQG.

Với việc vận dụng nhóm biện pháp này, giúp các nhà trường tự tin hơn, có
thêm động lực trong quá trình tổ chức thực hiện. Giúp cho các trường xác định
nhiệm vụ phấn đấu để giữ vững và khẳng định chất lượng giáo dục của đơn vị.
Lấy chất lượng giáo dục của đơn vị trường để làm thước đo cho việc xây dựng,
triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường.
2.4-Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Với việc miệt mài nghiên cứu, chủ động tham mưu và trực tiếp chỉ đạo
các trường Tiểu học thực hiện việc xây dựng kế hoạch, triển khai, tổ chức thực
hiện công tác KĐCLGD và xây dựng trường Chuẩn quốc gia trong khoảng thời
gian từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020 đã thu được kết quả đáng
khích lệ. Có 7 trường Tiểu học được Sở công nhận đạt KĐCLGD. Trong đó, có
6 trường (Tiểu học Tân Thành 1, Tiểu học Xuân Chinh, Tiểu học Tân Thành 2,


13

Tiểu học Yên Nhân 1, Tiểu học Lương Sơn 2 và Tiểu học Thọ Thanh) đạt
KĐCLGD Cấp độ 2; trường Tiểu học Ngọc Phụng 1 đạt KĐCLGD Cấp độ 3. Có
7 trường được UBND tỉnh công nhận và cấp Bằng công nhận trường Tiểu học
đạt Chuẩn quốc gia. Trong đó, có 6 trường đạt Chuẩn quốc gia Mức độ 1 và 1
trường đạt Chuẩn quốc gia Mức độ 2. Như vậy, chỉ sau gần hai năm tổ chức thực
hiện đã có 7 trường được đánh giá ngoài và công nhận trường Tiểu học đạt
Chuẩn quốc gia. Vượt trên 100% chỉ tiêu kế hoạch huyện giao. Đến tháng 6 năm
2020; toàn huyện có: 15/23 trường được đánh giá ngoài đạt tỷ lệ 65,2% tăng
19,4% so với thời điểm tháng 12 năm 2018, 18/23 trường đạt Chuẩn quốc gia
đạt tỷ lệ 73,3% tăng 15% so với thời điểm tháng 12 năm 2018.
Tại phiên họp kết luận chuyến công tác của đoàn, đồng chí: Hoàng Mạnh
Thắng – Trưởng phòng khảo thí và KĐCLGD Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh

Thanh Hóa – Trưởng đoàn công tác tại thời điểm tháng năm 2019; đồng chí
Trịnh Vĩnh Long – Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học Sở Giáo dục và Đào tạo
Thanh Hóa – Trưởng đoàn công tác tại thời điểm tháng 5 năm 2020 đã biểu
dương và ghi nhận công sức của thầy và trò các trường Tiểu học: Tân Thành 1,
Xuân Chinh, Ngọc Phụng 1, Tân Thành 2, Yên Nhân 1, Lương Sơn 2 và Thọ
Thanh. Trong đó, có ghi nhận vai trò của phòng Giáo dục và Đào tạo trong việc
chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch, triển khai và tổ chức thực hiện.

Hình ảnh Đ/c Hoàng Mạnh Thắng kết luận tại Hội
nghị tổng kết chuyến công tác ở huyện Thường Xuân

Hình ảnh Đ/c Trịnh Vĩnh Long kết luận kiểm tra tại
trường Tiểu học Tân Thành 2, huyện Thường Xuân

Hình ảnh Đ/c Trịnh Vĩnh Long kết luận tại Hội nghị
tổng kết chuyến công tác ở huyện Thường Xuân

Đ/c: Cầm Bá Đứng – PCT Thường trực UBND huyện phát
biểu cảm ơn đoàn công tác của Sở GD&ĐT Thanh Hóa


14

Tại Hội nghị đánh giá kết quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục và
xây dựng trường học đạt Chuẩn quốc gia năm 2019, triển khai kế hoạch công tác
kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường Chuẩn quốc gia năm 2020;
đồng chí Cầm Bá Đứng – Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân huyện
Thường Xuân – Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng trường học đạt Chuẩn quốc gia
huyện Thường Xuân đã ghi nhận, biểu dương sự nỗ lực phấn đấu của các đơn vị
trong công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt Chuẩn

quốc gia năm 2019. Đồng chí biểu dương sự chỉ đạo quyết liệt của Phòng Giáo
dục và Đào tạo và sự cố gắng của các trường Tiểu học đã làm tốt công tác kiểm
định chất lượng giáo dục và xây dựng trường Tiểu học đạt Chuẩn quốc gia.
Cũng tại Hội nghị này, đồng chí Lâm Anh Tuấn – Trưởng phòng Giáo dục và
Đào tạo – Phó Trưởng ban trực, Ban chỉ đạo xây dựng trường học đạt Chuẩn
quốc gia huyện Thường Xuân đã biểu dương các trường Tiểu học hoàn thành
xuất sắc công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt Chuẩn
quốc gia. Trong đó, đồng chí biểu dương 4 trường Tiểu học: Tân Thành 1, Tân
Thành 2, Xuân Chinh và Yên Nhân 1 là những trường thuộc vùng 135 (vùng đặc
biệt khó khăn) nhưng đã hoàn thành xuất sắc và vượt mức chỉ tiêu của huyện,
dưới sự chỉ đạo của phòng Giáo dục và Đào tạo; được đoàn công tác của Sở
Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa ghi nhận và đánh giá cao.

Hình ảnh đồng chí: Cầm Bá Đứng – Phó Chủ tịch
Thường trực UBND huyện Thường Xuân phát biểu tại
Hội nghị

Hình ảnh đồng chí: Lâm Anh Tuấn – Trưởng phòng
Giáo dục và Đào tạo huyện Thường Xuân phát biểu tại
Hội nghị

Với những kết quả đạt được qua việc áp dụng một số biện pháp trên, nội
dung của sáng kiến có thể áp dụng được cho tất cả các trường Tiểu học trong
phạm vi toàn tỉnh Thanh hóa. Những trường Tiểu học thuộc vùng sâu, vùng xa,
vùng biên giới, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn đều có thể vận dụng,
tổ chức thực hiện và đạt kết quả tốt.
3- KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1-Kết luận :
Nội dung được nghiên cứu và tổ chức thực hiện đã đem lại ý nghĩa hết
sức to lớn đối với quá trình nhận thức về công tác chủ động tham mưu của các



15

nhà trường, công tác chỉ đạo và sự vào cuộc một cách quyết liệt của phòng Giáo
dục và Đào tạo, nhận thức của cộng đồng trong việc cùng chung tay, góp sức để
tăng cường cơ sở vật chất từng bước theo hướng Chuẩn hóa cả về số lượng và
chất lượng. Mặt khác, công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng
trường học đạt Chuẩn quốc gia đã và đang là bức tranh tổng thể về quá trình
hình thành và phát triển của đơn vị trường; nó đã làm thay đổi tư duy của đội
ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh các trường Tiểu học nói riêng
và của cộng đồng dân cư nói chung về vị trí, vai trò và trách nhiệm đối với công
tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường Chuẩn quốc gia trong các
trường Tiểu học. Quá trình nỗ lực phấn đấu, những cống hiến của người thầy,
trách nhiệm và nghĩa vụ, sự vươn lên vượt mọi khó khăn của học sinh và đặc
biệt là sự quan tâm và vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của
nhân dân đã tạo nên sức mạnh tổng lực để đem lại diện mạo mới, đáp ứng các
yêu cầu trong công tác kiểm định chất lượng giáo dục và các tiêu chuẩn của
trường Chuẩn quốc gia. Đặc biệt là tạo nên niềm tin của phụ huynh học sinh đối
với nhà trường; tăng cường trách nhiệm và niềm đam mê của người thầy; tạo
hứng khởi, sự tích cực, tự giác và óc sáng tạo cho học sinh trong quá trình học
tập và tham gia các hoạt động giáo dục, đã từng bước nâng cao hiệu quả giáo
dục đối với các trường Tiểu học thuộc vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn của
huyện nhà.
Qua quá trình nghiên cứu, tổ chức thực hiện: “Một số biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả chỉ đạo công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây
dựng trường học đạt Chuẩn quốc gia ở các trường Tiểu học của huyện
Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa” tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
+ Phòng Giáo dục và Đào tạo phải:
Nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ đạo của ngành và các văn bản của các cơ

quan hữu quan;
Nghiên cứu và nắm vững các nội dung cơ bản về “ Công tác kiểm định
chất lượng giáo dục và xây dựng trường Tiểu học đạt Chuẩn quốc gia” trên cơ
sở đó định hướng chỉ đạo các trường lập kế hoạch kiểm định chất lượng giáo
dục và xây dựng trường đạt Chuẩn quốc gia phù hợp với thực tế của từng đơn vị
trường;
Ngay từ đầu năm phải tham mưu và tổ chức các chuyến làm việc của Ban
chỉ đạo cấp huyện tại địa phương có các trường trong lộ trình kế hoạch để khảo
sát thực tế, bàn bạc và giao nhiệm vụ;
Rà soát và nắm chắc thực trạng về điều kiện cơ sở vật chất của từng đơn
vị trường, để từ đó xác định lộ trình xây dựng cho từng trường;
Xây dựng được đội ngũ chuyên gia, tư vấn có năng lực, trình độ, thực sự
tâm huyết với công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường học
đạt Chuẩn quốc gia.
Thường xuyên nắm bắt và xử lý kịp thời thông tin về tiến độ thực hiện
công tác kiểm định chất lượng và xây dựng trường Chuẩn quốc gia tại các nhà
trường;
Làm tốt công tác động viên, khen thưởng.


16

+ Các trường Tiểu học phải:
Chủ động trong việc tổ chức thăm quan, học tập kinh nghiệm đối với các
trường đã được công nhận kiểm định chất lượng giáo dục và đạt Chuẩn quốc gia
cả trong và ngoài huyện;
Thành lập được Hội đồng tự đánh giá, có sự phân công một cách cụ thể
nhiệm vụ cho từng thành viên trong Hội đồng;
Xây dựng được kế hoạch thực hiện theo lộ trình thời gian, nắm bắt tiến
độ, có sự điều chỉnh về nội dung và hình thức cho phù hợp;

Làm tốt công tác lưu trữ hồ sơ hàng năm;
Xây dựng chế độ nắm bắt thông tin hai chiều một cách khoa học và kịp
thời giữa các nhà trường với phòng Giáo dục và Đào tạo;
Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục;
Chủ động, tích cực, tranh thủ và tiếp thu nội dung tư vấn của đội ngũ
chuyên gia có sự chọn lọc.
Công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt Chuẩn
quốc gia không được gượng ép, áp đặt hay phô chương; mà từ sự định hướng
trên cơ sở thực tiễn của từng đơn vị trường học;
Tóm lại: Để công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường
Tiểu học đạt Chuẩn quốc gia thực sự thành công thì phải tranh thủ sự lãnh chỉ
đạo của cấp trên; chủ động, sáng tạo, linh hoạt, tuyên truyền, huy động được sự
vào cuộc tích cực, tự nguyện của cộng đồng; hợp nhất được ý chí, sự quyết tâm,
tính khoa học, sáng tạo,… của cả tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh trong việc
xây dựng kế hoạch, triển khai tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá và điều
chỉnh, bổ sung kịp thời, hiệu quả.
3.2-Kiến nghị:
Để công tác KĐCLGD và xây dựng trường đạt Chuẩn quốc gia ở các
trường Tiểu học thực sự có kết quả tốt, tôi có một số đề xuất như sau:
Đề nghị với Hiệu trưởng các trường Tiểu học cần nghiên cứu kỹ các văn
bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác KĐCLGD và xây dựng trường học đạt Chuẩn
quốc gia, các văn bản liên quan và chủ động lập kế hoạch và trực tiếp tham mưu
với chính quyền địa phương trong việc đầu tư các hạng mục cơ sở vật chất có
nguồn vốn ít.
Đề nghị Ủy ban nhân dân huyện tiếp tục đầu tư xây dựng các hạng mục
cơ sở vật chất đáp ứng quy chuẩn cho các trường trong lộ trình.
Trên đây, là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân trong quá trình tham
mưu về công tác KĐCLGD và xây dựng trường Tiểu học đạt Chuẩn quốc gia
của huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, trong thời gian hơn 1 năm (Từ tháng
1 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020). Trong quá trình nghiên cứu, triển khai tổ

chức thực hiện đã thu được một số kết quả. Tôi mong rằng, những kinh nghiệm
nhỏ này sẽ được đồng nghiệp vận dụng phù hợp ở một số trường Tiểu học có
điều kiện xã hội tương đồng. Do kinh nghiệm còn hạn chế, nên việc nghiên cứu
và trình bày không tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp của đồng nghiệp và bạn đọc để giúp tôi hoàn thiện thêm đề tài


17

này, góp phần vào việc chỉ đạo công tác KĐCLGD và xây dựng trường học đạt
Chuẩn gia ở các trường Tiểu học của huyện Thường Xuân ngày càng đạt hiệu
quả cao hơn và có thể triển khai rộng rãi đối với các trường Tiểu học trong toàn
tỉnh.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thường Xuân; Ban giám hiệu và cán bộ, giáo
viên, nhân viên, học sinh các trường Tiểu học: Tân Thành 1, Xuân Chinh, Ngọc
Phụng 1, Yên Nhân 1, Lương Sơn 2, Thọ Thanh và Tân Thành 2 trong huyện
Thường Xuân đã giúp tôi suốt quá trình thực hiện đề tài này.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 01 tháng 6 năm
2020.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Lê Xuân Tơn

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Luật Giáo dục số: 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Quốc hội về

việc ban hành Luật giáo dục;
2/ Thông tư số: 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Điều lệ trường Tiểu học;
3/ Thông tư số: 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo Ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công
nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học;
4/ Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình,


18

chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục
thường xuyên;
5/ Thông tư số: 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo V.v ban hành về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường Tiểu học
đạt mức chất lượng tối thiểu, trường Tiểu học đạt Chuẩn quốc gia;
6/ Quyết định số: 01/ 2003/QĐ- BGD&ĐT ngày 02 tháng 01 năm 2003 của Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông;
7/ Công văn Số: 5932/BGDĐT-QLCL ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo V/v hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ
thông.

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Xuân Tơn
Chức vụ và đơn vị công tác: Phó Trưởng phòng - Phòng Giáo dục và Đào
tạo, huyện Thường Xuân.

T
T

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp loại

Kết quả
Năm học đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại


19
1
2
3
4
5
6

7

8

9

Một số biện pháp chỉ đạo công tác xây

dựng thư viện trường Tiểu học đạt Chuẩn
Một số biện pháp chỉ đạo công tác xây
dựng thư viện trường học ở huyện Thường
Xuân đạt Chuẩn
Một số biện pháp chỉ đạo công tác xây
dựng trường Chuẩn Quốc gia ở huyện
Thường Xuân
Một số biện pháp chỉ đạo công tác xây dựng
trường Chuẩn Quốc gia ở huyện Thường
Xuân
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác chỉ đạo xây dựng trường Tiểu học
đạt Chuẩn Quốc gia ở huyện Thường Xuân
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác chỉ đạo xây dựng trường Tiểu học
đạt Chuẩn Quốc gia ở huyện Thường Xuân
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác chỉ đạo xây dựng trường Trung học
cơ sở đạt Chuẩn Quốc gia ở huyện Thường
Xuân
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác chỉ đạo xây dựng trường Trung học
cơ sở đạt Chuẩn Quốc gia ở huyện Thường
Xuân
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác chỉ đạo xây dựng trường Tiểu học
đạt Chuẩn Quốc gia ở huyện Thường Xuân

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác chỉ đạo xây dựng phòng truyền

10
thống ở các trường Tiểu học của huyện
Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác chỉ đạo xây dựng phòng truyền
11
thống ở các trường Tiểu học của huyện
Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

PGD&ĐT

B

2011 – 2012

PGD&ĐT

B

2012 – 2013

PGD&ĐT

B

2013 – 2014

PGD&ĐT

A


2014 – 2015

PGD&ĐT

A

2015 – 2016

SGD&ĐT

B

2015 - 2016

PGD&ĐT

A

2016 – 2017

SGD&ĐT

B

2016 – 2017

HĐKHSK
tỉnh Thanh
Hóa


B

2017 – 2018

PGD&ĐT

A

2018 – 2019

SGD&ĐT

B

2018 – 2019



×