Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tích hợp giáo dục sức khỏe, sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống vào giảng dạy trong chương trình môn GDCD lớp 10 phần thứ 2 công dân với đạo đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA IV

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH
NIÊN VÀ KỸ NĂNG SỐNG VÀO GIẢNG DẠY PHẦN HAI:
“CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC”- GDCD 10

Người thực hiện: Nguyễn Thị Dung
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): GDCD

THANH HÓA NĂM 2020

0


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
1.1. Lý do chọn đề tài:.........................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu....................................................................................3
1.2.1. Mục đích:.....................................................................................................3
1.2.2. Nhiệm vụ:....................................................................................................3
1.3. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.................................................4
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm...................................................4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.................5
2.3. Các giải pháp đã thực hiện..........................................................................6
2.3.1. Tích hợp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống vào


dạy Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình....................................7
2.3.2. Tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào giảng dạy Bài 13:Công dân với cộng
đồng.....................................................................................................................11
2.3.3. Tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào dạy bài 15: Công dân với một số vấn
đề cấp thiết của nhân loại....................................................................................15
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm........................................................18
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ............................................................................19
3.1. Kết luận:......................................................................................................19
3.2. Kiến nghị:....................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................21

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi đạo đức của con người như gốc
của cây, như nguồn của sông. Người luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng và tích
1


cực của đạo đức trong đời sống xã hội. Vì vậy, nâng cao chất lượng dạy và học
môn Giáo dục công dân (GDCD) là một yêu cầu cơ bản và quan trọng hàng đầu
trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Môn GDCD có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành thế giới
quan, nhân sinh quan và nhân cách của mỗi học sinh. Đồng thời định hướng,
giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng ứng phó, kỹ năng giải quyết vấn đề... cho các
em, nhất là trong điều kiện nền kinh tế ở nước ta hiện nay đang phát triển mạnh
mẽ và đang hội nhập kinh tế quốc tế, mở ra bước ngoặt trong sự phát triển kinh
tế cũng như chính trị, xã hội; con người được tiếp cận với những tri thức nhanh
hơn, hiệu quả hơn, đáp ứng kịp với thời đại 4.0… Bên cạnh đó lại đi đôi với
mặt trái, với những tiêu cực xã hội đã tác động không nhỏ đến suy nghĩ, hành
động của học sinh (nhất là học sinh THPT), cộng với sự thiếu quan tâm, chăm

sóc, giáo dục từ phía gia đình như cha mẹ nhiều em hiện nay đi làm chỉ lo kiếm
tiền, không còn thời gian để dành cho con, không để ý đến việc học tập cũng
như các hoạt động khác của con; mặt khác về phía nhà trường, môn dạy GDCD
còn mang nặng giáo trình, lý thuyết suông, xa rời thực tiễn.
Đồng thời công tác giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh còn nhiều hạn
chế, nhiều cơ sở giáo dục chỉ chú trọng đầu tư dạy “chữ”, mà xem nhẹ đầu tư
dạy “người” nên dẫn đến một bộ phận học sinh học văn hóa tốt thì thiếu đi kỹ
năng sống, kỹ năng ứng phó, kỹ năng giải quyết vấn đề và nhiều kỹ năng khác.
Các em như “con mọt sách” giữa đời sống bộn bề phức tạp hiện nay, nên khi gặp
những tình huống bất ngờ xảy ra, các em không biết cách ứng phó, đối diện với
nó. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các em dễ rơi vào bế tắc
hoặc mắc các căn bệnh như: căng thẳng, trầm cảm, âu lo... Còn bộ phận các em
học văn hóa kém thì dễ rơi vào tệ nạn xã hội, vi phạm các quy định, nội quy
trường lớp đề ra...
Thực tế hiện nay cho thấy một bộ phận học sinh còn thiếu hiểu biết về
pháp luật, đạo đức, lối sống. Đặc biệt kỹ năng sống còn rất kém, chưa biết ứng
xử với lối sống có văn hóa, chưa biết đấu tranh với những văn hóa đồi trụy, chủ
yếu đua đòi, a dua, sống buông thả, thiếu ý chí vươn lên.
Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi sai trái về đạo đức, lối sống, vi
phạm pháp luật của học sinh, bên cạnh trách nhiệm của gia đình, nhà trường và
xã hội, nguyên nhân sâu xa là do bản thân học sinh thiếu kỹ năng sống, thiếu
những kiến thức, suy nghĩ nông cạn, thiếu kỹ năng ứng phó... để giải qưuyết các
vấn đề trong cuộc sống. Như vậy việc tiến hành tích hợp giáo dục kỹ năng sống,
kỹ năng ứng phó, kỹ năng giải quyết vấn đề... vào trong các môn học, đặc biệt là
môn GDCD là việc làm có tính tất yếu và cấp thiết. Chính vì vậy, bản thân tôi đã
chọn đề tài “Tích hợp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng
sống vào giảng dạy phần hai: “Công dân với đạo đức”- GDCD 10.Với hy
vọng cung cấp cho đồng nghiệp những kinh nghiệm nho nhỏ khi giảng dạy.
Đồng thời nhằm khắc phục tình trạng trên cũng như phát huy vai trò của môn
học và nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy của bộ môn, góp phần tích cực

hóa việc học tập của học sinh. Đây chính là lý do tôi chọn đề tài này.
2


1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.2.1. Mục đích:
- Trước hết làm sáng tỏ phương pháp tích hợp kỹ năng sống là gì? Tại sao
cần phải vận dụng tích hợp kỹ năng sống trong quá trình giảng dạy môn GDCD?
Những yêu cầu cơ bản để sử dụng tích hợp kỹ năng sống, những điều cần tránh
trong khi sử dụng?
- Giúp học sinh có kiến thức, thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành
mạnh.
- Kỹ năng sống giúp học sinh vững vàng trước khó khăn, thử thách; biết
ứng phó, biết giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp trong cuộc sống,
luôn tự tin làm chủ cuộc sống của mình.
1.2.2. Nhiệm vụ:
- Tìm hiểu, nghiên cứu tâm lý năng lực ứng dụng kỹ năng sống của học
sinh.
- Chỉ ra vai trò, tầm quan trọng và cách sử dụng tích hợp, kỹ năng sống
vào bài giảng ở phần thứ hai: Công dân với đạo đức.
- Khảo sát việc sử dụng các phương pháp học tập tích cực, phương pháp
liên môn... nhằm tích hợp kỹ năng sống và chương trình GDCD lớp 10.
- Giáo dục kỹ năng sống chủ yếu vào hai nhóm kỹ năng chính, đó là dạy
kỹ năng ứng phó, dạy kỹ năng giải quyết vấn đề. Hai nhóm kỹ năng được coi là
những nhóm kỹ năng có hiệu quả nhất giúp các em giảm nguy cơ gặp phải các
vấn đề về cảm xúc (như căng thẳng, trầm cảm, lo âu...) và các hành vi có vấn đề
như (chống đối, nghiện ngập, bạo lực học đường...)
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh lớp 10A1, 10A2, 10A5, 10A6, 10A8.
Trường THPT Hoằng Hóa 4.

1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Sau 19 năm giảng dạy, tôi đã đúc kết ra từ chính kinh nghiệm giảng dạy
của mình và của đồng nghiệp.
- Trước hết phải phác thảo đề cương nghiên cứu, thu thập số liệu, thông
tin qua thực tế giảng dạy, qua thông tin đại chúng, qua thực trạng xã hội... để từ
đó xử lý thông tin.
- Xâm nhập, khảo sát thực tế. Thử nghiệm một số lớp giữa áp dụng
phương pháp tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào giảng dạy và không áp dụng,
thì hiệu quả giờ dạy và kỹ năng sống của đối tượng học sinh ở các lớp khác
nhau: lớp áp dụng kết quả hơn hẳn lớp không áp dụng.
- Áp dụng nhiều phương pháp dạy học khác như tích hợp kiến thức liên
môn, dạy học trực quan và một số kỹ thuật dạy học tích cực... cùng tích hợp giáo
dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống, để làm sao mang lại hiệu
quả cao nhất trong giảng dạy.

3


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Hiện nay không chỉ riêng với nước ta, giáo dục kỹ năng sống là một xu
hướng đối với những nước đang phát triển. UNICEF nhận định rằng các chương
trình kỹ năng sống phát triển rất nhanh chóng ở khu vực Nam Á bởi lẽ trước
đây, người dân chưa được tiếp cận với những chương trình giáo dục kỹ năng
sống. Trong khi đó trẻ em phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ và thách thức trong
xã hội, đòi hỏi trẻ em được trang bị những kiến thức và kỹ năng sống để ứng
phó hiệu quả.
WHO (tổ chức y tế thế giới) và UNICEF (quỹ nhi đồng liên hiệp quốc), là
hai tổ chức đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển và hình thành các
chương trình giáo dục kỹ năng sống. Word Health Organisation quan niệm rằng:

“Kỹ năng là khả năng giúp con người có thể thực hiện được một hành vi cụ thể
(...). Kỹ năng sống là những khả năng thực hiện các hành vi có tích thích nghi và
tích cực, nó giúp cá nhân ứng phó một cách hiệu quả với những đòi hỏi và thách
thức của cuộc sống hàng ngày”.
Theo WHO, kỹ năng sống phải là hành vi, hoặc là khả năng thực hiện
những hành vi bất kỳ mà những hành vi đó phải là những hành vi có tính tích
cực hoặc có tính thích nghi.
Theo tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO)
kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết, gồm các kỹ năng
tư duy như: kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng ra quyết
định, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng nhận thức được hậu quả... Học để làm,
gồm các kỹ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kỹ năng đặt mục
tiêu, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tìm
hiếm và xử lý thông tin... Học để khẳng định, gồm các kỹ năng cá nhân như: kỹ
năng ứng phó căng thẳng, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng tự nhận thức, kỹ
năng thể hiện sự tự tin... Học để cùng chung sống, gồm các kỹ năng xã hội như:
kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thương lượng, kỹ năng hợp tác, kỹ năng làm việc
theo nhóm, kỹ năng thể hiện sự thông cảm...
Trong xã hội hiện đại ngày nay, luôn đặt ra những nguy cơ mới cho con
người nói chung và đặc biệt là trẻ em. Nhịp sống nhanh của xã hội hiện đại làm
cho gia đình không dành nhiều thời gian cho con cái như trước kia nữa, kết quả
là trẻ em ít nhận được sự chăm sóc cũng như dạy bảo từ bố mẹ hơn. Thêm vào
đó sự thay đổi nhanh chóng của xã hội cũng làm cho các giá trị đạo đức, chuẩn
mực xã hội cũng như phong cách sống thay đổi nhanh chóng... đã làm gia tăng
mâu thuẫn trong gia đình. Tiếp đó là sự phát triển và bùng nổ thông tin làm cho
con người mất dần kiểm soát. Những vấn đề hành vi có tác hại nghiêm trọng về
sức khỏe như nghiện ngập, nhiều căn bệnh... có một phần nguyên nhân lớn từ xã
hội. Một số lượng không nhỏ trẻ em gặp các vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh
thần và suy giảm chức năng trong cuộc sống... Một trong những nguyên nhân
dẫn đến tình trạng đó là do các em không có đủ khả năng để ứng phó với những

thách thức trong xã hội hiện đại.
4


Trong bối cảnh toàn cầu nói chung và trong điều kiện kinh tế Việt Nam
nói riêng, ngày càng chúng ta cần nhận ra tầm quan trọng của việc tích hợp giáo
dục kỹ năng sống trong trường học sẽ giúp học sinh nâng cao khả năng thích
nghi, ứng phó tốt hơn với những vấn đề cũng như những thách thức mà các em
đặt ra, cũng như giúp các em thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình tốt hơn.
Do đặc trưng của môn GDCD là không chỉ cung cấp cho học sinh kiến
thức của môn học, mà còn hình thành và phát triển những kỹ năng vận dụng
kiến thức đã học vào cuộc sống của mình, đồng thời hình thành và phát triển
nhân cách, cảm xúc, thái độ đúng đắn trước các vấn đề liên quan đến nội dung
kiến thức học. Mặt khác, trong thực tế giảng dạy cũng có một bộ phận nhỏ giáo
viên không còn tâm huyết với nghề, ngại tham khảo, đọc tài liệu, xem ti vi,
không chịu đổi mới và xem nhẹ với việc giáo dục kỹ năng sống trong học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Đối với các trường THPT hiện nay, việc đưa vào tích hợp kỹ năng sống
trong chương trình dạy học là hoàn toàn mới, nên sẽ gặp nhiều khó khăn là điều
không thể tránh khỏi. Mặt khác, vấn đề thực tế hiện nay diễn ra trong cuộc sống
thường ngày là đạo đức của một bộ phận học sinh đang xuống cấp, sống buông
thả, không quan tâm đến việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức... do thiếu hiểu biết,
thiếu kỹ năng ứng phó, thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề trước những cạm bẫy, tệ
nạn xã hội.
Thuận lợi:
Nhận thức được tầm quan trọng trong ngành giáo dục, những năm qua Sở
Giáo dục&Đào tạo cũng đã tổ chức nhiều lớp, nhiều khóa học bồi dưỡng về kỹ
năng sống. Trong nhà trường được Ban giám hiệu, tổ bộ môn và sự giúp đỡ của
đồng nghiệp, sự ủng hộ thích thú của học sinh.
Do đặc thù của bộ môn GDCD, nên giáo viên có thể sử dụng nhiều

phương pháp dạy học tích cực để lồng ghép, dễ dàng đưa vào tích hợp giáo dục
sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống. Vì vậy việc giáo dục kỹ năng
sống là gần gũi, thích hợp từ trong chương trình bài dạy, gắn liền với liên hệ
thực tế cuộc sống.
Khó khăn:
Trong thực tế việc giảng dạy bộ môn GDCD gặp rất nhiều khó khăn bất
cập, vì từ trước tới nay bộ môn vẫn xem là một môn học phụ, việc giảng dạy
thường diễn ra một cách khô khan, đơn điệu, ít gây hứng thú cho học sinh, nên
chất lượng và hiệu quả không cao trong giảng dạy.
Về phía học sinh, một số em được gia đình nuông chiều và do tác động
của xã hội, dẫn đến dễ rơi vào trạng thái tiêu cực ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh
thần của các em. Tài liệu phục vụ giảng dạy và giáo dục kỹ năng sống còn thiếu,
chỉ mang tính định hướng nên giáo viên phải tự nghiên cứu, tìm tòi các tài liệu
để bổ trợ cho việc dạy học…Điều này được thể hiện thông qua kết quả khảo sát
trước khi thực hiện đề tài:
Bảng kết quả khảo sát

5


Thực trạng học môn GDCD
Mức độ thực hành kĩ năng
Sĩ Mức độ không Mức độ hứng
Không

Lớp
số
hứng thú
thú
ứng dụng

ứng dụng
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10A1 45
35
77,8%
10
22,2% 35 77,8% 10 22,2%
10A2 40
32
80%
8
20%
30
75%
10
25%
10A5 43
33
76,7%
10
23,3% 35 81,4%
8
18,6%

10A6 42
30
71,4%
12
28,6% 35 83,3% 7
16,7%
10A8 42
33
78,6%
9
21,4% 35 83,5% 7
16,7%
Tổng 212 163 76,9%
49
23,1% 170 80,2% 42 19,8%
2.3. Các giải pháp đã thực hiện.
Trước đây, chúng ta vẫn ngầm định rằng những kỹ năng sống được trẻ em
hình thành thông qua các hoạt động hàng ngày với gia đình và cộng đồng. Kỹ
năng sống là điều mà chúng ta cho rằng trẻ sẽ biết hoặc đã biết.
Xã hội hiện đại đặt ra những nguy cơ mới, nên càng ngày chúng ta càng
nhận ra tầm quan trọng của việc học kỹ năng sống để ứng phó với sự thay đổi,
biến động của môi trường kinh tế, xã hội và tự nhiên. Chính vì vậy rèn luyện kỹ
năng sống cho học sinh được xác định là một nội dung cơ bản của phong trào thi
đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ
thông do Bộ Giáo dục&Đào tạo chỉ đạo, triển khai và thực hiện.
Qua nghiên cứu tài liệu, hoạt động thực tiễn trong cuộc sống, tôi nhận
thấy: Nhóm những kỹ năng sống cơ bản cần tích hợp cho học sinh THPT thông
qua môn GDCD như sau:
- Nhóm kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng ra quyết định.
- Nhóm kỹ năng suy nghĩ biện chứng - kỹ năng sáng tạo.

- Nhóm kỹ năng giao tiếp - kỹ năng liên cá nhân.
- Nhóm kỹ năng tự nhận thức - kỹ năng thấu cảm.
- Nhóm kỹ năng ứng phó với cảm xúc và căng thẳng.
(Theo WHO 1997 xếp kỹ năng sống làm 5 nhóm).
Để phát huy vai trò và đặc thù môn học, giúp học sinh có khả năng ứng
phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp
với gia đình, cộng đồng và khả năng phòng tránh thiên tai hỏa hoạn... Giáo viên
phải là những người có lòng nhiệt huyết, biết lựa chọn và kết hợp tốt các phương
pháp dạy học và một trong những biện pháp cơ bản để phát huy vai trò giáo dục
bộ môn, đó là biện pháp tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong giảng dạy.
Thông qua chương trình GDCD lớp 10, giáo viên có thể tích hợp giáo dục
sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống trong phần thứ hai: “Công dân
với đạo đức”. Tùy từng nội dung kiến thức của từng bài, từng mục... giáo viên
có thể lựa chọn tích hợp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, cũng như các
loại kỹ năng sống phù hợp với từng bài dạy. Qua đó sẽ làm thay đổi nhận thức
của học sinh về môn học và đặc biệt sẽ hình thành những kỹ năng sống cơ bản
cho học sinh.
6


Lựa chọn và tìm địa chỉ tích hợp:
Bài
Địa chỉ tích hợp
Giáo dục Kỹ năng sống

12

13

15


Giáo dục Sức khỏe sinh
sản vị thành niên

Mục b: Kỹ năng trình bày, kỹ năng giải
quyết vấn đề
Mục 1c: Tích hợp giáo
Mục 1c: Kỹ năng từ chối quan hệ tình dục dục sức khỏe sinh sản vị
trước hôn nhân, kỹ năng giải quyết vấn đề, thành niên.
kỹ năng tự nhận thức.
Mục 1: Kỹ năng tư duy sang tạo, kỹ năng
tự tin khi trình bày ý kiến, kỹ năng sáng
tạo, kỹ năng lắng nghe.
Mục 2: Kỹ năng sống vì người khác, kỹ
năng đảm nhiệm trách nhiệm, kỹ năng tìm
kiếm xử lý thong tin,kỹ năng xác định giá
trị tin tưởng vào bạn mình, kỹ năng hợp
tác.
Mục 1a: Kỹ năng ứng phó với thiên tai, kỹ
năng nhận diên, kỹ năng tìm kiếm và xử lý
thông tin.
Mục 1b:Kỹ năng đảm nhiệm trách
nhiệm…

2.3.1. Tích hợp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng
sống vào dạy Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình.
- Phương pháp: Trực quan, thuyết trình, thảo luận, đàm thoại, nêu vấn đề,
đặt câu hỏi, xử lí tình huống, đóng vai...
- Giáo viên có thể tích hợp các kỹ năng phù hợp: Kỹ năng xác định giá trị,
kỹ năng cảm thông, chia sẻ với những người xung quanh mình, kỹ năng từ chối,

kỹ năng đảm nhiệm trách nhiệm và kiến thức sức khỏe sinh sản vị thành niên.
Từ đó giúp học sinh tích cực suy nghĩ, đưa ra các dẫn chứng, ví dụ minh
họa, rèn luyện tính kiên định, khả năng giao tiếp không lời (kỹ năng lắng nghe),
sẽ làm cho mối quan hệ giữa các bạn trong lớp với nhau, giữa học sinh với giáo
viên trở nên gần gũi. Qua đó quá trình học tập sẽ tích cực hơn.
- Mục đích: Giúp học sinh hiểu được cuộc sống tình yêu (điều mà trong
tình yêu chúng ta cần giữ gìn, điều nào cần tránh); học sinh hiểu được cuộc sống
hôn nhân và gia đình (có trách nhiệm với gia đình).
Khi giảng Mục 1b: Thế nào là một tình yêu chân chính?
- Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên có thể đưa ra các mẩu chuyện sau và cho học sinh thảo
luận:
Mẩu chuyện 1: Thương là một cô gái xinh đẹp, nết na, có nhiều chàng trai
theo đuổi. Trong số đó có cả bác sĩ, kỹ sư, có người là con nhà giầu có trong
7


làng... Nhưng Thương lại dành tình yêu của mình cho Hùng - một chàng trai ở
cùng xóm, hiền lành, tốt bụng, hay lam hay làm. Bạn bè nhiều người chê
Thương là dại dột, mù quáng trong tình yêu.
Mẩu chuyện 2: Hòa là một cô gái xinh đẹp. Đã có nhiều chàng trai theo
đuổi nhưng cô vẫn chưa nhận lời yêu ai. Thấy vậy, Sơn - một bạn trai cùng
trường đánh cuộc với các bạn rằng mình sẽ chinh phục bằng được Hòa. Từ đấy,
Sơn ra sức săn đón, chăm sóc, chiều chuộng Hòa và nói với Hòa rằng anh ta
không thể sống thiếu cô. Cuối cùng, Hòa đã xiêu lòng...
Mẩu chuyện 3: Ông Minh và ông Hoan là chỗ bạn bè thân thiết. Hoa con
gái ông Hoan vừa xinh đẹp, lại giỏi giang. Hai ông muốn làm thông gia với
nhau, nên ông Minh tìm mọi cách cùng con trai của mình lấy được tình cảm của
Hoa.
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi và cho học sinh 3 nhóm thảo luận:


Hình 1: Học sinh đang thảo luận nhóm
Hỏi: Trình bày quan điểm của mình về các trường hợp trên?
Bước 3: Học sinh từng nhóm lên trình bày.
Bước 4: Giáo viên kết luận: Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng và
lành mạnh, phù hợp với các quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội.
Giáo viên lồng ghép giáo dục kỹ năng trình bày suy nghĩ, kỹ năng giải
quyết vấn đề…để học sinh ứng dụng vào cuộc sống.
Khi giảng Mục 1c: Một số điều nên tránh trong tình yêu của nam nữ
thanh niên.
- Giáo viên có thể tích hợp các kỹ năng như: Kỹ năng từ chối quan hệ tình
dục trước hôn nhân, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tự nhận thức; giáo dục
sức khỏe sinh sản vị thành niên...
- Cách tiến hành:

8


Bước 1: Giáo viên lần lượt nêu một số ý kiến liên quan đến tình yêu và
yêu cầu học sinh biểu lộ thái độ của mình về từng ý kiến đã nêu (tán thành/
không tán thành/ phân vân) bằng cách đứng vào từng khu vực trong lớp học
hoặc giơ các biểu tượng theo quy ước.
Các ý kiến nêu ra như sau:
+ Tuổi học trò không yêu là “đụt”.
+ Nên yêu nhiều nhưng chỉ lấy một.
+ Đã yêu thì phải “yêu hết mình”, phải cho nhau tất cả.
+ Chung thủy trong tình yêu là “xưa” rồi.
+ “Tình yêu sét đánh” mới là tình yêu mãnh liệt.
+ “Tình yêu đến em không mong đợi gì, tình yêu đi em không hề nuối
tiếc” (lời của bài hát).

GV cho học sinh xem hình ảnh minh họa .

Hình 2
Bước 2: Học sinh thảo luận trong nhóm về lý do tán thành, không tán
thành hoặc phân vân lưỡng lự và trình bày trước lớp.
Học sinh có thể trình bày quan niệm sống của mình về tình yêu. Tất nhiên
có rất nhiều quan điểm khác nhau được nêu ra. Giáo viên cần lắng nghe và tôn
trọng tất cả các ý kiến của các em (không nên phủ nhận) như một người bạn, để
các em bộc lộ tâm tư tình cảm khi chia sẻ vấn đề này. Từ đó giúp các em hiểu
một cách sâu sắc ý nghĩa của một tình yêu trong sáng, lành mạnh phù hợp với
các quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội.
9


Bước 3:Giáo viên kết luận: Một số điều nên tránh trong tình yêu của nam
nữ thaqnh niên: Yêu đương quá sớm; yêu một lúc nhiều người, yêu để chứng tỏ
khả năng chinh phục bạn khác giới hoặc yêu đương vì mục đích vụ lợi; có quan
hệ tình dục trước hôn nhân.
Giáo viên nhận xét sau khi học sinh đưa ra hết ý kiến của mình. Đồng
thời giáo viên đưa ra những dẫn chứng bằng kinh nghiệm sống của mình dưới
nhiều góc độ khác nhau để thuyết phục.
Ví dụ: Sống thử trước hôn nhân đặc biệt là lứa tuổi học trò là vi phạm
pháp luật, dù có đồng tình từ hai phía, nhưng chưa đạt tới độ tuổi mà pháp luật
cho phép. “Sống thử” có thể để lại nhiều vấn đề phức tạp như: có thai ngoài ý
muốn, mất khả năng làm mẹ, quan hệ tình dục không an toàn dẫn đến
HIV/AIDS...phái nữ sẽ chịu nhiều thiệt thòi và tai tiếng.
Giáo viên giáo dục cho học sinh kỹ năng từ chối quan hệ tình dục trước
hôn nhân. Qua đó giúp các em biết đấu tranh chống lại tư tưởng về lối sống
buông thả, đổ lỗi cho hoàn cảnh; biết bảo vệ mình và bảo vệ nhân phẩm danh dự
của mình, đừng để sự việc xảy ra mới hối hận muộn màng.

- Mặt khác, giáo viên cần lồng ghép thêm về kiến thức sinh sản vị thành
niên khi giáo dục giới tính cho học sinh.
Giáo dục giới tính là một đề tài không mới nhưng luôn nóng bỏng vì tính
cần thiết cũng như sự nhạy cảm của vấn đề. Do các kiến thức về giới tính hiện
nay đã được phổ biến rộng rãi, phần này sẽ không đề cập đến kiến thức và thay
vào đó là đề cập đến thái độ và cách tiếp cận trong giáo dục sức khỏe sinh sản
của chúng ta.
Trong vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản, có hai luồng quan điểm khác
nhau. Một luồng quan điểm chống lại việc giáo dục giới tính và cho rằng giáo
dục giới tính là “vẽ đường cho hươu chạy” và cho rằng dạy cho các em về kiến
thức sức khỏe sinh sản vị thành niên kích thích trí tò mò của các em, từ đó thúc
đẩy các em dấn thân vào các hành vi tình dục sớm hơn. Tuy nhiên, thực tế cho
thấy việc không giáo dục giới tính cho học sinh hoàn toàn phản tác dụng, làm
cho các em gặp nhiều nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe sinh sản, mang thai
ngoài ý muốn.
Thái độ của thầy cô với tình dục, các vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành
niên sẽ ảnh hưởng lớn đến các em. Nếu các thầy cô ngại ngùng, lúng túng và
như vậy khi gặp vấn đề các em sẽ né tránh, tự tìm kiếm các giải pháp dựa trên sự
hiểu biết chưa đầy đủ hoặc sai lệch của mình về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình
dục.
- Về việc ứng dụng kỹ năng: hầu hết vị thành niên đều quan tâm đến việc
ứng dụng kiến thức sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục để bảo vệ bản thân chứ
không chỉ đơn thuần là kiến thức về các chủ đề đó.
Ví dụ: Các em nữ sẽ không cảm thấy đủ nếu chỉ giới thiệu về phòng tránh
thai. Điều cần thiết hơn là việc sử dụng nó như thế nào? uống thuốc tránh thai
như thế nào, đeo bao cao su như thế nào, làm thế nào để bạn trai mình phải sử
dụng bao cao su.
10



- Giáo viên đưa một số hình ảnh về dụng cụ tránh thai.

Hình 3: thuốc tránh thai, vòng tránh thai, bao cao su.
- Giáo viên dạy cho học sinh các kỹ năng cụ thể về sức khỏe sinh sản như:
đeo bao cao su, sử dụng các biện pháp tránh thai khác.
- Về thái độ: Cần phải nói rõ rằng, mặc dù đưa vào dạy lồng ghép kiến
thức sức khỏe sinh sản vị thành niên, nhằm cung cấp cho các em thông tin, kiến
thức và dạy cho các em các khía cạnh liên quan đến sức khỏe sinh sản, tình dục.
Song điều đó không có nghĩa rằng chúng ta đang tuyên truyền, khuyến khích các
hoạt động tình dục ở học sinh. Do đó giáo viên cần phải truyền đạt một thái độ
đúng đắn với vấn đề tình dục, cởi mở với các hoạt động tình dục.
2.3.2. Tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào giảng dạy Bài 13:Công
dân với cộng đồng.
- Phương pháp: Kỹ thuật dạy học tích cực, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, xử
lý tình huống, phương pháp dự án...
- Các kỹ năng sống được tích hợp: Kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng tìm
kiếm và xử lý thông tin, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng hợp tác, kỹ năng đảm
nhiệm trách nhiệm, kỹ năng quản lý thời gian.
- Mục đích: Giúp học sinh hiểu và có trách nhiệm với cộng đồng như:
nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác...
- Cách tiến hành:
Khi giảng Mục 1: Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống
của con người.
Để liên kết kiến thức giữa các nội dung giáo viên sử dụng kỹ thuật dạy
học là thảo luận nhóm nhằm giáo dục kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng tự tin
khi trình bày ý kiến của mình cho học sinh.
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm:
Nhóm 1: Nêu ví dụ về cộng đồng mà em được biết? Con người có thể
tham gia nhiều cộng đồng không?
Nhóm 2: Theo em điều gì sẽ xảy ra nếu con người phải sống tách biệt

khỏi cộng đồng? Lấy ví dụ minh họa.
11


Nhóm 3: Phân tích mối liên hệ giữa cộng đồng đối với cuộc sống con
người.
Nhóm 4: Theo em lợi ích của cá nhân và lợi ích của cộng đồng có khi nào
mâu thuẫn không? Nếu có cần giải quyết như thế nào?

Hình 4:Học sinh đang thảo luận nhóm
Giáo viên kết luận: Khái niệm cộng đồng, vai trò của cộng đồngVới việc
sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, giáo viên rèn luyện cho học sinh kỹ năng
xử lý thông tin, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng lắng nghe khi đại diện các
nhóm trả lời, kỹ năng tự tin nói trước đám đông.
Khi giảng Mục 2: Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng.
- Mục đích: Giúp học sinh hiểu được khái niệm, ý nghĩa và biểu hiện của
nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác. Trách nhiệm của mình đối với cộng đồng.
Khi giảng Mục a: Nhân nghĩa
Giáo viên đưa ra tình huống: Chị Nguyễn Thị Bé sinh ra và lớn lên ở
Triệu Phong, Quảng Trị. Khi xuất ngũ chị làm quản trang rộng 40 ha: nơi yên
nghỉ của 10.624 liệt sĩ cả nước. Chị đã chăm sóc nghĩa trang này nhiều năm
nay.Tuy công việc vất vả nhưng chị luôn cảm thấy hạnh phúc và hết lòng với
công việc.(GV cho học sinh xem hình ảnh và đặt câu hỏi)

12


(Hình 5:Nghĩa trang liệt sĩ Quảng Trị)
Giáo viên đưa ra câu hỏi:
Câu 1: Em suy nghĩ gì về tình huống trên?

Câu 2: Em hiểu Nhân nghĩa là gì? Ý nghĩa và biểu hiện của nhân
nghĩa? Để phát huy truyền thống nhân nghĩa, mỗi học sinh cần làm gì?
Giáo viên tóm tắt từng câu trả lời của học sinh và kết luận:
Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải.
Nhân nghĩa giúp cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn, có ý
nghĩa hơn, giúp người ta thêm yêu cuộc sống và có thêm sức mạnh vượt qua khó
khăn trong cuộc sống.
Nhân nghĩa thể hiện ở lòng nhân ái, sự yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau
trong hoạn nạn, lúc khó khăn; không đắn đo tính toán.
Thông qua nội dung bài học Nhân nghĩa, giáo viên rèn luyện cho học
sinh kỹ năng sống vì người khác và phép cư xử phải đạo, biết ơn; quan tâm chia
sẻ, nhường nhịn, giúp đỡ người xung quanh như: ủng hộ đồng bào lũ lụt, người
nghèo, người có công với đất nước...( GV cho HS xem hình ảnh
13


Hình 6: Ủng hộ gạo với đồng bào lũ lụt miền Trung
Khi giảng Mục b: Hòa nhập
Giáo viên đưa ra một số thông tin: “Cứ mỗi năm hè về và người ta lại thấy những
thanh niên mang trên mình chiếc áo xanh tình nguyện, họ đi đến các làng bản xa xôi. Dạy cho
các em học sinh cái chữ, dạy cho các gia đình làm kinh tế và cả công tác kế hoạch hóa gia
đình, họ cùng ăn cùng ở cùng làm với bà con, nên được mọi người thương yêu quý trọng”.

(Hình 7:Thanh niên tình nguyện mùa hè xanh
Giáo viên hỏi: Em có nhận xét gì về cách sống của những thanh niên tình
nguyện? Qua đó em hiểu thế nào là sống hòa nhập, tác dụng của sống hòa nhập?
14


Giáo viên đánh giá, nhận xét và kết luận: Sống hòa nhập là sống gần gũi,

chan hòa, không xa lánh mọi người; không gây mâu thuẫn, bất hòa với người
khác; có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.
Người sống hòa nhập sẽ có thêm niềm vui và sức mạnh vượt qua khó
khăn trong cuộc sống.
Qua nội dung sống hòa nhập, giáo viên rèn luyện cho học sinh kỹ năng
tìm kiếm xử lý thông tin, kỹ năng tự tin nói trước đám đông, kỹ năng xác định
giá trị, tin tưởng vào bản thân mình có thể trở thành người có ích cho xã hội, là
người tích cực trong cuộc sống. Từ đó giúp các em có thái độ sống gần gũi, cởi
mở, chan hòa với thầy cô, bạn bè; có ý thức tham gia các hoạt động chung của
tập thể, của cộng đồng.
Khi giảng Mục c: Hợp tác.
Giáo viên đưa ra câu hỏi: Em hiểu như thế nào là hợp tác?
Giáo viên kết luận: Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ
lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
Qua đó giáo viên giáo dục cho học sinh: kỹ năng hợp tác, giúp các em
biết chia sẻ, biết cam kết và cùng thực hiện công việc có hiệu quả, biết cùng
nhau bàn bạc xây dựng kế hoạch, hoạt động phân công nhiệm vụ cụ thể và thực
hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Đồng thời giúp học sinh thực hiện kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, các
thành viên trong nhóm được phân công, bên cạnh đó giáo viên còn giáo dục cho
các em kỹ năng quản lý thời gian, biết sắp xếp công việc theo thứ tự thời gian và
hoàn thành trong một thời gian nhất định.
2.3.3. Tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào dạy bài 15: Công dân với
một số vấn đề cấp thiết của nhân loại.
-Phương pháp: Phương pháp động não, xử lý tình huống, phân tích thông
tin, thảo luận nhóm, liên hệ thực tiễn...
-Các kỹ năng sống được tích hợp: Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin,
kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng ứng phó, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng
lắng nghe, kỹ năng phản hồi tích cực...
-Mục đích: Giúp học sinh hiểu và ứng dụng các kỹ năng sống và có trách

nhiệm bảo vệ môi trường, bùng nổ dân số và phòng tránh những dịch bệnh hiểm
nghèo.
-Cách tiến hành:
Khi giảng Mục 1: Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân
trong việc bảo vệ môi trường.
Khi giảng Mục a: Ô nhiễm môi trường.
Giáo viên cho trình chiếu các đoạn băng hình về tình hình ô nhiễm môi trường.
(Clip về tình hình xả nước thải gây ô nhiễm môi trường)
- Giáo viên hỏi: Thực trạng của vấn đề ô nhiễm môi trường. Liên hệ việc
làm của bản thân.
15


-GV cho học sinh xem thêm về hình ảnh sau:

Hình 8: Ảnh chặt phá rừng bừa bãi, săn bắt động vật hoang dã trái phép
Giáo viên hỏi tiếp: Nhìn hình ảnh trên, em hãy nêu hệ quả của việc chặt phá
rừng, săn bắn động vật...?
GV kết luận về việc làm của con người đã dẫn đến hậu ảu lũ lụt, thiên tai.

Hình 9: Lũ lụt thiên tai
Giáo viên đưa ra bài tập tình huống:
Tình huống: Ứng phó với lũ lụt.
16


Mưa lớn kéo dài làm mức nước ở hồ, sông, suối dâng cao, gây ngập lụt ở
những vùng xung quanh. Phổ biến nhất là lũ sông, có thể xuất hiện từ từ và theo
mùa như ở đồng bằng sông Cửu Long.
Giáo viên:hướng dẫn cho học sinh kỹ năng ứng phó với thiên tai, bằng cách chia lớp

thành các nhóm khác nhau và yêu cầu học sinh diễn kịch về cách thức ứng phó thiên tai.

Hình 10: Học sinh lội qua dòng nước lũ
Các kỹ năng này gồm 3 bước:
Bước 1: Bước nhận biết: Những thiên tai nào hay xảy ra, dấu hiệu của nó
xảy ra, khi xảy ra sẽ gây nên tác hại gì?
Bước 2: Ứng phó khi thảm họa xảy ra: Các cách thoát thân, các phương
pháp liên lạc tìm kiếm sự trợ giúp, các kỹ năng sống sót cần thiết.
Bước 3: Ứng phó sau khi thảm họa xảy ra: Xác định sự trợ giúp của
Chính phủ, chia sẻ mất mát, dọn dẹp vệ sinh môi truòng để tránh nguy cơ dịch
bệnh.
Qua đó giáo viên dạy giáo dục cho học sinh kỹ năng ứng phó với thiên
tai...để khi gặp những tình huống bất ngờ xảy ra các em vẫn giữ được bình tĩnh
để vượt qua.
Khi dạy Mục b: Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường.
Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh với câu hỏi sau:
Thế nào là bảo vệ môi trường? Trách nhiệm của học sinh cần phải làm gì để bảo
vệ môi trường?
Học sinh trả lời và giáo viên kết luận, đòng thời giáo dục kỹ năng bảo vệ môi trường
cho học sinh thông qua một số hình ảnh sau:

17


Hình 11: Học sinh tham gia hoạt động BVMT
Qua đó giáo viên giáo dục kỹ năng cho học sinh biết tự giác thực hiện tốt
pháp luật và các chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Bảng thống kê kết quả khảo sát chất lượng đầu ra sau khi áp dụng đề tài: Tích hợp
giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống vào giảng dạy một số bài trong

chương trình môn GDCD lớp 10, phần thứ hai: Công dân với đạo đức.

Thực trạng học môn GDCD
Mức độ thực hành kỹ năng
Mức độ không Mức độ hứng Không ứng
Lớp Sĩ số
Ứng dụng
hứng thú
thú
dụng
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10A1
45
10
22.2%
35
77.8% 5 11.1%
40
88.9%
10A2
40
8
20%

32
80%
8
20%
32
80%
10A5
43
8
18.6%
35
81.4% 9 20.9%
34
79.1%
10A6
42
10
23.8%
32
76.2% 7 16.7%
35
83.3%
10A8
42
11
26.2%
31
73.8% 6 14.3%
36
85.7%

Tổng 212
47
22.2%
165 77.8% 35 16.5% 177 83.5%
Từ bảng thống kê kết quả khảo sát trên, tôi nhận thấy việc tích hợp kỹ năng
sống và giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên là hết sức cần thiết, có hiệu quả
rõ rệt.
- Đối với học sinh: Các em hứng thú học tập hơn, tiến bộ hơn, giờ học
không còn buồn tẻ, nặng lý thuyết, giờ học đạt hiệu quả chất lượng cao. Đồng
thời các em đã có khả năng ứng dụng vào cuộc sống của mình những kỹ năng

18


cần thiết, không còn lúng túng, khó giải quyết những tình huống vướng mắc
trong cuộc sống như trước.
- Đối với giáo viên: Qua những tiết dạy tích hợp giáo dục kỹ năng sống và
giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, bản thân tôi rút ra một số kết luận với
những câu chuyện phù hợp, hấp dẫn, lôi cuốn giáo viên và sự tập trung của học
sinh, thông qua những câu chuyện; tác động trực tiếp tới suy nghĩ, cảm xúc của
người học; học sinh hình thành kỹ năng xác định giá trị, cảm thông, chia sẻ với
những người xung quanh mình, với những mối quan hệ trong việc ứng phó với
tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
- Về phía nhà trường: Giáo viên và học sinh đều hưởng ứng, đề tài đã góp
phần rèn luyện kỹ năng sống cho các em học sinh.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Từ kết quả thu được cho thấy việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống và giáo
dục sức khỏe sinh sản vị thành niên vào giảng dạy ở một số bài trong phần thứ
hai GDCD lớp 10 là vô cùng cần thiết và có hiệu quả cao, không chỉ có tác dụng

làm cho giờ giảng thêm phần thú vị, học sinh nắm vững kiến thức; mà còn giúp
cho học sinh tích lũy thêm kiến thức về kỹ năng sống, từ đó các em biết ứng
dụng vào cuộc sống, đáp ứng được kỹ năng mềm 4.0 .Đồng thời tránh được
những vướng mắc mà các em còn lúng túng, không ứng phó được và dễ rơi vào
hệ lụy, sai lầm.
Do vậy, dạy học theo hướng “Tích hợp giáo dục sức khỏe sinh sản vị
thành niên và kỹ năng sống vào giảng dạy một số bài trong chương trình môn
GDCD lớp 10, phần thứ hai: “Công dân với đạo đức” là cần thiết, tất yếu, phù
hợp với mục tiêu môn dạy cũng như mục tiêu của ngành Giáo dục đề ra, đồng
thời nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo.
3.2. Kiến nghị:
- Với nhà trường: Thường xuyên tổ chức hoạt động ngoại khóa về chủ đề
này, quan tâm chú trọng môn GDCD hơn nữa.
- Đối với Sở GD-ĐT: Cần tổ chức nhiều hơn nữa các lớp bồi dưỡng kỹ
năng sống, các lớp bồi dưỡng giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, trang bị
thêm tài liệu dành cho môn học.
- Đối với Giáo viên môn GDCD: cần tích cực đầu tư hơn nữa về chuyên
môn, thường xuyên đọc tài liệu, xem thời sự, sách báo và tích hợp kỹ năng sống
vào giảng dạy.
Trên đây là đề tài dạy học theo chủ đề dưới dạng sáng kiến kinh nghiệm.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu
sót. Rất mong được sự đồng tình, đóng góp của các cấp lãnh đạo, quý thầy cô
giáo... để đề tài sáng kiến được hoàn thiện hơn, tốt hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA

Thanh Hóa, ngày 01 tháng 7 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
19



THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người thực hiện

Nguyễn Thị Dung

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Công văn số 7736/BGDĐT ngày 14/11/2020.
- Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT.
- Mạng Internet (Youtulee.com).
- Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam, 2005.
- Sách giáo dục môi trường của NXBGD, 2006.
20


- Tài liệu bồi dưỡng về Kỹ năng sống, giáo dục môi trường và các vấn
đề xã hội của Bộ GD-ĐT, 2015.
- Tài liệu bồi dưỡng về Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên của
Bộ GD-ĐT.
- Sách giáo khoa và Sách giáo viên GDCD 10.
- Chuẩn kỹ năng kiến thức GDCD 10.
- Một số Tạp chí mạng.

21




×