Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Thiết kế một giáo án dạy học theo chủ đề STEM chế tạo một nhạc cụ đơn giản để khắc sâu kiến thức phân sóng âm đồng thời khơi dậy niềm yêu thích môn vật lí của hoạc sinh lớp 12trường THPT thạch thành 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.73 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THIẾT KẾ MỘT GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ STEM
“CHẾ TẠO MỘT NHẠC CỤ ĐƠN GIẢN” ĐỂ KHẮC SÂU
KIẾN THỨC PHẦN SÓNG ÂM ĐỒNG THỜI KHƠI DẬY NIỀM
YÊU THÍCH MÔN VẬT LÍ CỦA HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG
THPT THẠCH THÀNH 1.

Người thực hiện: Lê Thị Hạnh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực môn: Vật lí

THANH HOÁ NĂM 2020
0


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. Lí do chọn đề tài.
II. Xác định mục đích nghiên cứu.
III. Xác định đối tượng nghiên cứu.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
V.


Phạm vi nghiên cứu.

2
2
2
3
3
3

B.
I.
II.

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Cơ sở của sáng kiến kinh nghiệm.
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng
kiến kinh nghiệm.
III. Giải pháp giải quyết vấn đề.

3
3
5

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tài liệu tham khảo.

20
20

5


1


A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. Lí do chọn đề tài.
STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công
nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học), thường được sử dụng
khi bàn đến các chính sách phát triển về Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán
học của mỗi quốc gia. Giáo dục STEM không còn là cụm từ mới mẻ ở nhiều
quốc gia trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ….Ở các nước này giáo dục STEM đã
được bao phủ ở mọi cấp học với nhiều nội dung như: tuyển dụng giáo viên giảng
dạy STEM, bồi dưỡng nâng cao trình độ của giáo viên, cải tiến và làm phong
phú chương trình học cả trong và ngoài lớp học, phát triển cơ sở vật chất cho
việc dạy và học.
Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế. Cuộc cách mạng 4.0 mở ra cho nước ta nhiều cơ hội trong việc
nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh; đồng
thời cũng tạo ra nhiều thách thức. Nếu không bắt nhịp được với tốc độ phát triển
của thế giới và khu vực thì chúng ta sẽ bị tụt hậu về công nghệ, ảnh hưởng tới
sản xuất kinh doanh, dư thừa lao động có trình độ và kĩ năng thấp, tác động tiêu
cực tới tình hình kinh tế xã hội đất nước.
Đứng trước những cơ hội cũng như những khó khăn thách thức đó, trong những
năm qua Giáo dục nước nhà đã liên tục có những đổi mới trong dạy học, trong
kiểm tra đánh giá. Và giáo dục STEM đang được bộ giáo dục hướng tới.
Vật lí là môn khoa học tự nhiên có nhiều ứng dụng thực tiễn. Việc học môn Vật
lí đòi hỏi tư duy rành mạch nên nhiều khi nó trở thành trở ngại của nhiều học
sinh. Hơn nữa, việc dạy học theo phương pháp lâu nay nhiều khi khiến học sinh
cảm thấy nhàm chán và thụ động. Với mong muốn thay đổi cách nhìn nhận của
học sinh về môn học này, muốn học sinh được tự trải nghiệm, được chủ động

khám phá kiến thức thông qua hoạt động chế tạo; đồng thời muốn mô hình giáo
dục STEM được giáo viên trong trường quan tâm nhiều hơn nên tôi đã mạnh
dạn xây dựng chủ đề “CHẾ TẠO MỘT NHẠC CỤ ĐƠN GIẢN”. Thông qua
quá trình thực hiện dự án học sinh lớp 12 sẽ tự mình khám phá được kiến thức
về nguồn âm, sóng âm với các đặc trưng Vật lí và đặc trưng sinh lí. Cũng thông
qua đó học sinh sẽ cảm thấy nhiều ứng dụng thực tiễn và yêu thích môn Vật lí
hơn.
II. Xác định mục đích nghiên cứu.
Đề tài nhằm mục đích tạo cho học sinh nhu cầu tự khám phá và khắc sâu kiến
thức bài 11, bài 12 Vật lí 12; rèn luyện kĩ năng thực hành, chế tạo. Từ đó bước
đầu giúp học sinh hình thành kĩ năng trong hoạt động nghiên cứu khoa học, giải
quyết các vấn đề thực tiễn.
Đề tài cũng nhằm hướng tới nhân rộng giáo dục STEM trong trường THPT
Thạch Thành 1.
III. Xác định đối tượng nghiên cứu
2


Đề tài thực hiện dự án chế tạo một cây đàn ghita hoặc một ống sáo.
Đối tượng thực hiện đề tài là học sinh lớp 12 A3 của trường THPT Thạch
Thành1.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu sách giáo khoa Vật lí 12, sách
Công nghệ 11, các trang mạng…nghiên cứu khám phá nhạc cụ.
- Phương pháp quan sát, đánh giá: quan sát quá trình học sinh làm việc và có
sự trợ giúp, điều chỉnh khi cần thiết.
- Phương pháp đàm thoại, trao đổi, thảo luận: Học sinh làm việc nhóm, trao
đổi, thảo luận với nhau. Học sinh thuyết trình, giáo viên theo dõi và cùng học
sinh nhóm khác đặt câu hỏi phản biện.
- Phương pháp thực hành, thực nghiệm: Học sinh thiết kế bản vẽ, chế tạo mẫu

thử, biểu diễn và điều chỉnh, rút kinh nghiệm.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu. Giáo viên tiến hành áp dụng đề tài trên
lớp 12A3. Làm bài kiểm tra đánh giá, thống kê, so sánh kết quả ở hai lớp có
điểm đầu vào lớp 10 tương đương là 12A3, 12A2. Từ đó đánh giá hiệu quả của
đề tài.
V. Phạm vi và thời gian nghiên cứu.
- Đề tài được thực hiện trong năm học 2019-2020.
- Đề tài được tiến hành tại trường THPT Thạch Thành 1, Thanh Hóa.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
I.1. Giáo dục STEM.
Giáo dục STEM là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp học
sinh áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học vào giải
quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể.
Tiến trình bài học STEM gồm 5 hoạt động;
Hoạt động 1: Xác định vấn đề.
Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp.
Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp.
Hoạt động 4: Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá.
Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh.
Mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu, nội dung, dự kiến sản phẩm của học sinh và
cách thức tổ chức hoạt động.
Từ vấn đề thực tiễn đặt ra, học sinh nảy sinh nhu cầu cần giải quyết. Để giải
quyết vấn đề, các em cần tìm tòi khám phá kiến thức. Đây là quá trình học sinh
tự thu nạp kiến thức bài học. Việc đề xuất phương án thực nghiệm, giải thích
nguyên lí hoạt động cũng góp phần quan trọng vào việc giúp học sinh hiểu sâu
sắc kiến thức mà giáo viên muốn hướng tới. Quá trình chế tạo sản phẩm, trình
3



bày, phản biện lại một lần nữa các em được khắc sâu kiến thức bài học. Như vậy
tiến trình dạy học STEM, học sinh sẽ trải qua các bước: nảy sinh nhu cầu giải
quyết một vấn đề thực tiễn-nghiên cứu kiến thức, kĩ năng liên quan (có sự định
hướng của giáo viên)-vận dụng kiến thức đề xuất phương án thiết kế sản phẩm
(kiến thức được hiểu sâu sắc)-chế tạo sản phẩm, trình bày, phản biện (kiến thức
lại được khắc sâu).
I.2. Quãng tám. Cấu tạo cơ bản của đàn ghita và ống sáo.
1. Quãng tám.
Quãng 8 (hay còn gọi là bát độ) là khoảng cách từ một bậc lên một bậc cùng tên
kế tiếp.Ví dụ: Quãng 8 có âm gốc là âm Đô sẽ có âm ngọn là âm Đô kế tiếp: ĐôRê-Mi-Fa-Sol-La-Si-Đô. Âm Đô ngọn có tần số gấp đôi âm Đô gốc.
2. Đàn ghita:
Đàn ghita là một loại nhạc cụ tạo ra âm bằng sự rung của dây. Ở đây học sinh
cần quan tâm đến hộp cộng hưởng và dây đàn.
-Thùng đàn ghita là bộ phận quan trọng nhất của cây đàn ghita. Thùng có tác
dụng cộng hưởng và khuếch đại âm thanh. Khi ta gảy dây đàn, thùng đàn sẽ
cộng hưởng với tần số rung của dây đàn, làm cho lớp không khí xung quanh
thùng đàn dao động với cùng tần số và tai ta nghe được âm.
Tùy theo tần số dao động của dây đàn mà tai ta nghe được các âm thanh trầm
bổng khác nhau.
-Đàn ghita có thể thiết kế 4,5,6,12 dây. Tuy nhiên loại phổ biến nhất là 6 dây.
Dây thứ 1: dây mỏng nhất, ở dưới cùng, là nốt Mi cao (E cao).
Dây thứ 2: ở vị trí thứ 2 từ dưới lên, là dây mỏng sau dây 1 và là dây Si (dây B).
Dây thứ 3: to hơn dây 2, ở trên dây 2 và là dây Sol (dây G).
Dây thứ 4: to hơn dây 3, ở trên dây 3 và là dây Rê ( dây D).
Dây thứ 5: dây thứ 5 từ dưới lên và là dây thứ 2 từ trên xuống, tương ứng là dây
Đô ( dây A).
Dây thứ 6: ở trên cùng, là dây to nhất, tương ứng là dây Mi thấp (E thấp).
3. Ống sáo.
Ống sáo là một loại nhạc cụ hơi, tạo ra âm bằng sự giao thoa của cột khí trong
ống.

Sáo là một ống hơi thổi đầu này và bịt hoặc mở đầu kia.Ống sáo làm bằng ống
trúc, ống nứa, ống nhựa… dài từ 40cm đến 55 cm, đường kính 1,5 cm đến 2cm.
Sáo ngang về cơ bản có một lỗ thổi và 6 lỗ bấm cùng hàng. Mở dần các ngón ở
6 lỗ bấm ta sẽ có các âm Đô 1, Rê 1, Mi 1, Fa 1, Sol 1, La 1, Si 1, Đô 2. Phía sau
cuối ống sáo có một lỗ không bấm gọi là lỗ định âm dùng để định âm cho cây
sáo.
4. Nguyên tắc thay đổi tần số (thay đổi độ cao).
Ở đàn ghita, âm tạo ra do có hiện tượng sóng dừng trên dây với hai đầu cố định.
Vì vậy, khi bấm tay trên các phím dây để thay đổi chiều dài thì tần số sẽ thay
đổi:
Tần số âm cơ bản: f=v/2l (v là vận tốc âm, l là chiều dài dây đàn).
4


Ở ống sáo, âm tạo ra khi có sóng dừng với cột khí một đầu cố định, một đầu tự
do:
Tần số âm cơ bản: f=v/4l.
Khi thay đổi vị trí bấm các lỗ sẽ thay đổi chiều dài l của cột khí, từ đó thay đổi
tần số âm.
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Thực tế giảng dạy những năm qua cho thấy đa phần học sinh của trường rất sợ
các môn khoa học tự nhiên. Đặc biệt các em cảm thấy khó khăn khi học môn
Vật lí. Nguyên nhân chủ quan là do số đông các em có học lực yếu, trung bình,
thiếu kiến thức cơ bản về toán học. Nguyên nhân khách quan là các môn tự
nhiên đòi hỏi sự tư duy, sự hiểu thấu đáo vấn đề hơn là sự học thuộc. Còn môn
vật lí là môn học gắn liền với các hiện tượng tự nhiên, đề cập tới nhiều đại
lượng, do vậy xuất hiện nhiều công thức, nhiều đơn vị kiến thức. Hơn nữa
phương pháp dạy học phổ biến hiện nay làm các em tiếp thu kiến thức khá thụ
động.
Do những nguyên nhân trên mà học sinh không mấy yêu thích môn Vật lí. Để

khơi dậy niềm yêu thích môn học này, đồng thời bước đầu để giáo viên trong
trường tiếp cận với phương pháp dạy học STEM, tôi đã mạnh dạn thiết kế một
giáo án theo mô hình này và bước đầu tiến hành có những kết quả khá khả quan.
III. Giải pháp giải quyết vấn đề.
Tên đề tài: Thiết kế một giáo án dạy học theo chủ đề STEM “Chế tạo một
nhạc cụ đơn giản” để khắc sâu kiến thức phần sóng âm đồng thời khơi dậy
niềm yêu thích môn vật lí của học sinh lớp 12 trường THPT Thạch Thành
1.
1. Tên chủ đề: THIẾT KẾ MỘT NHẠC CỤ ĐƠN GIẢN.
(Số tiết: 03 tiết – Vật lí lớp 12)
2. Mô tả chủ đề:
Âm nhạc vốn là một phần không thể thiếu của cuộc sống. Trong kháng chiến,
âm nhạc đã góp phần tạo nên những thắng lợi to lớn, “Tiếng hát át tiếng bom”.
Trong thời bình, âm nhạc giúp cuộc sống trở nên thi vị hơn. Nó giúp con người
giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi, giúp người ta bình tĩnh, sang suốt hơn trước
những áp lực, những lo toan của cuộc sống hàng ngày.
Việc tự mình chế tạo một nhạc cụ, rồi tự mình biểu diễn một bài nhạc đơn giản
chắc chắn cũng sẽ được các em học sinh nhiệt liệt hưởng ứng. Từ đó học sinh
hiểu rõ các đặc trưng của sóng âm, khắc sâu kiến thức bài học, thêm yêu âm
nhạc, yêu môn Vật lí và yêu cuộc sống. Trong chủ đề này, HS sẽ thực hiện dự án
thiết kế và chế tạo được những nhạc cụ đơn giản như đàn ghita, ống sáo…Để
thực hiện dự án này, HS phải nghiên cứu và vận dụng các kiến thức như:
- Bài 10: Đặc trưng vật lí của âm ( Vật lí 12);
5


- Bài 11: Đặc trưng sinh lí của âm (Vật lí 12);
- Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật (Bài 8 – Công nghệ lớp 11);
Cùng với kiến thức về tính toán (Toán học), lắp ráp kĩ thuật, kiến thức về quãng,
và cách đọc nốt nhạc (Âm nhạc- THCS).

3. Mục tiêu:
Sau khi hoàn thành chủ đề này, học sinh có khả năng:
a. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm nguồn âm, sóng âm, phân loại và đặc điểm từng loại
sóng âm, môi trường truyền âm.
- Nêu được các đặc trưng vật lí của âm;
- Nêu được đặc trưng sinh lí của âm, mối liên hệ giữa đặc trưng vật lí và đặc
trưng sinh lí.
- Tính toán các thông số phù hợp cho bộ phận của nhạc cụ tự chế;
- Vận dụng được các kiến thức trong chủ đề và kiến thức đã biết, thiết kế và chế
tạo một nhạc cụ từ các vật liệu phù hợp.
b. Kĩ năng:
- Vẽ được bản thiết kế nhạc cụ từ các vật liệu thân thiện với môi trường.
- Chế tạo được nhạc cụ theo bản thiết kế;
- Trình bày, bảo vệ được ý kiến của mình và phản biện ý kiến của người khác;
- Hợp tác trong nhóm để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập.
c. Phát triển phẩm chất:
- Có thái độ tích cực, hợp tác trong làm việc nhóm;
- Yêu thích, cảm nhận được cái đẹp của âm nhạc;
- Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, trong lớp.
d. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học: nghiên cứu kiến thức nền về sóng âm và kiến thức
có liên quan;
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, chế tạo được nhạc cụ đơn giản theo
các tiêu chí đã đề ra;
6


- Năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm để thống nhất bản thiết kế và phân công
thực hiện từng phần nhiệm vụ cụ thể.

4. Thiết bị:
- Phương tiện dạy học: máy tính, máy chiếu, video.
- Đồ dùng trực quan: đàn ghita, sáo.
- Video về sự rung của dây đàn ghita tạo âm, cột khí trong ống sáo tạo âm; video
về âm sắc của các nhạc cụ khác nhau.
5. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH YÊU CẦU THIẾT KẾ NHẠC CỤ ĐƠN GIẢN.
(Tiết 1 tại lớp – 45 phút)
A. Mục tiêu:
Sau hoạt động này học sinh có khả năng:
- Nêu được nguyên lí hoạt động của các nhạc cụ là: dao động có tần số lớn hơn
20 Hz sẽ tạo ra âm thanh.
- Nhận biết được vật liệu, kích thước, hình dạng của hộp cộng hưởng sẽ tác
động đến độ to, âm sắc của âm.
- Xác định được nhiệm vụ là thiết kế một nhạc cụ đơn giản: đàn ghita, ống sáo,
với các yêu cầu:
+ Nhạc cụ được chế tạo từ vật liệu dễ tìm, thân thiện với môi trường; có đủ một
quãng tám.
+ Có thể sử dụng nhạc cụ biểu diễn một bản nhạc đơn giản.
- Liệt kê được các tiêu chí đánh giá sản phẩm, từ đó định hướng thiết kế sản
phẩm dự án là một nhạc cụ tự chế.
B. Nội dung:
- GV tổ chức cho HS xem video về dao động của dây đàn, của cột khí tạo ra âm
thanh và các nhạc cụ khác nhau thì âm sắc khác nhau.
- Từ việc xem video, GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện dự án Thiết kế nhạc
cụ dây: đàn ghi ta, nhạc cụ khí: ống sáo.
- GV thống nhất với HS về kế hoạch triển khai dự án và tiêu chí đánh giá sản
phẩm của dự án.
7



- GV giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu kiến thức và kĩ năng liên quan trước
khi lập bản thiết kế sản phẩm.
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được các sản phẩm sau:
- Bảng tổng kết nguyên lí hoạt động của sản phẩm.
- Bảng mô tả nhiệm vụ của dự án và nhiệm vụ các thành viên; thời gian thực
hiện dự án và các tiêu chí đánh giá sản phẩm của dự án.
D. Cách thức tổ chức hoạt động:
Bước 1. Đặt vấn đề, chuyển giao nhiệm vụ
GV nêu tác dụng của âm nhạc đối với con người trong cuộc sống hàng ngày, cho
học sinh xem video về những bản nhạc hay của đàn ghita hay sáo và có thể thêm
các nhạc cụ khác.Từ đó khơi gợi cho học sinh việc tự chế một nhạc cụ đơn giản,
thân quen nhất là đàn ghi ta và sáo.
Bước 2. HS khám phá nhạc cụ.
- Chuẩn bị: 2 đàn ghita và 2 ống sáo để giao cho 4 nhóm khám phá.
- GV chia HS thành 4 nhóm từ 8-10 học sinh (Dành thời gian cho các nhóm
bầu nhóm trưởng, thư kí).
- GV phát nhạc cụ, nêu mục đích và hướng dẫn khám phá dụng cụ.
Mục đích: Tìm hiểu nguyên tắc tạo âm của mỗi loại nhạc cụ; tác dụng của hộp
cộng hưởng. Ảnh hưởng của vật liệu, hình dạng và kích thước của hộp cộng
hưởng.
- GV đưa ra yêu cầu, hệ thống câu hỏi trước khi học sinh nghiên cứu khám phá
nhạc cụ.
- HS làm việc theo nhóm, GV quan sát hỗ trợ nếu cần.
- Đại diện HS các nhóm trình bày kết quả khám phá và kết luận.
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
Bước 3. Thống nhất tiến trình dự án.
GV nêu nhiệm vụ: Căn cứ vào kết quả vừa tiến hành, các nhóm sẽ thực hiện dự
án “Thiết kế nhạc cụ đơn giản: đàn ghita, ống sáo”. Cụ thể nhóm 1,2 tự chế đàn

ghita, nhóm 3,4 tự chế ống sáo. Đây là 2 nhạc cụ thuộc hai nhóm nhạc cụ cơ
bản: nhóm nhạc cụ dây và nhóm nhạc cụ khí.
8


GV cùng HS thống nhất tiến trình để tiến hành dự án.

TT
1

Nội dung
Thời gian
Tiếp nhận làm nhạc cụ tự 45 phút
chế

2

1.Tìm hiểu kiến thức kĩ năng
liên quan:
_Nguồn âm, sóng âm, phân
loại, môi trường truyền âm.
- Đặc trưng vật lí, đặc trưng
sinh lí của âm.
- Kiến thức về thiết kế và
bản vẽ kĩ thuật.
- Kiến thức về âm nhạc:
quãng tám.
2. Lập phương án thiết kế
đàn ghita, sáo.
- Báo cáo kiến thức, kĩ năng

liên quan.
- Báo cáo, trình bày phương
án thiết kế nhạc cụ tự chế.
Chỉnh sửa, hoàn chỉnh bản
thiết kế.
Làm sản phẩm theo bản thiết
kế.
Báo cáo sản phẩm, phản
biện và biểu diễn một bài
nhạc đơn giản.

3

4
5

Ghi chú
HS làm việc trên
lớp dưới sự hướng
dẫn của GV.
HS làm việc theo
nhóm ở nhà.

1 tuần

45 phút

HS báo cáo trên
lớp.


1 tuần

HS tiến hành ở
nhà.
HS báo cáo tại
lớp.

45 phút

Bước 4. Thống nhất tiêu chí đánh giá.
GV thống nhất trước lớp các tiêu chí đánh giá và tỉ lệ điểm
TT

Tiêu chí

Điểm tối Điểm
đa
đạt
được

Bài báo cáo kiên thức (15)
1
Đầy đủ nội dung về chủ đề được báo cáo
10
2
Bố cục hợp lí, trình bày rõ ràng
5
Bản phương án thiết kế (30)
3
Đầy đủ nội dung theo yêu cầu: bản vẽ, cơ sở 20

khoa học, nguyên lí hoạt động, thông số kĩ
9


thuật ( chiều dài dây, ống; vật liệu làm thùng
cộng hưởng, kích thước, hình dạng thùng…)
4
Trình bày rõ ràng, mạch lạc, bố cục hợp lí.
Nhạc cụ (30)
5
Nhạc cụ có nguyên lí hoạt động dựa trên sự
khác biệt về độ dài, kích thước, vật liệu tạo
âm.
6
Vật liệu dễ kiếm, giá thành rẻ.
7
Nhạc cụ có đủ quãng tám
7
Nhạc cụ thể hiện rõ các thông số kĩ thuật cơ
bản: chiều dài dây, ống, kích thước thùng cộng
hưởng…
9
Nhạc cụ có hình thức đẹp.
10
Bài báo cáo sản phẩm trình bày bố cục hợp lí.
Kĩ năng thuyết trình (15)
11
Trình bày thuyết phục.
12
Trả lời được câu hỏi phản biện.

13
Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản
biện cho nhóm báo cáo.
Kĩ năng làm việc nhóm (10)
14
Kế hoạch có tiến trình và phân công nhiệm vụ
rõ ràng, hợp lí.
15
Mỗi thành viên tham gia đóng góp ý kiến để
hoàn thành dự án.
Tổng điểm: 100 điểm.

10
5
5
5
5
5
5
5
5
5
5
5

GV cần nhấn mạnh: Khi báo cáo phương án thiết kế sản phẩm học sinh phải
vận dụng kiến thức nền để giải thích, trình bày nguyên lí hoạt động của sản
phẩm. Vì vậy, tiêu chí này có trọng số điểm lớn nhất.
Bước 5: Giao nhiệm vụ và phân công tìm hiểu kiến thức nền.
GV phân công nhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm hiểu kiến thức nền. Cụ thể tìm

hiểu các nội dung sau:
Nhóm 1: Đặc điểm nguồn âm, sóng âm, phân loại sóng âm, môi trường truyền
âm.
Nhóm 2, 3: Các đặc trưng Vật lí của âm.
Nhóm 4: Các đặc trưng sinh lí của âm.

10


Đồng thời các nhóm xem lại kiến thức âm nhạc về quãng tám đã học ở THCS,
thiết kế bản vẽ kĩ thuật-bài 8 công nghệ 11 để thiết kế phương án chế tạo đàn
ghita, ống sáo.
GV yêu cầu HS các nhóm trình bày trên giấy để trình bày trên lớp sau 1 tuần
làm việc nhóm ở nhà.
Hoạt động 2: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN VÀ LÀM BẢN THIẾT KẾ
CHẾ TẠO NHẠC CỤ.
(HS làm việc ở nhà – 1 tuần)
A. Mục tiêu:
Học sinh tự học được kiến thức liên quan thông qua việc nghiên cứu tài liệu và
làm việc nhóm, từ đó thiết kế và bản vẽ kĩ thuật về nhạc cụ đã được GV phân
công. Cụ thể HS cần đạt được các kiến thức:
- Hiểu rõ đặc điểm nguồn âm.
- Trình bày được khái niệm, phân loại, môi trường truyền âm.
- Trình bày được mối liên hệ giữa đặc trưng sinh lí và đặc trưng vật lí của âm.
- Làm được bản thiết kế chế tạo nhạc cụ.
B. Nội dung:
Học sinh tự học và làm việc nhóm thảo luận thống nhất các kiến thức liên quan,
vẽ bản thiết kế đàn ghita, ống sáo và sản phẩm.
GV đôn đốc, hỗ trợ tài liệu, giải đáp thắc mắc cho các nhóm khi cần thiết.
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:

Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được các sản phẩm sau:
- Bài ghi của cá nhân về các kiến thức liên quan;
- Bản vẽ sơ đồ nguyên lí và bản thiết kế sản phẩm đàn ghita, ống sáo (trình bày
trên giấy A0 hoặc bài trình chiếu powerpoint);
- Bài thuyết trình về bản vẽ và bản thiết kế.
D. Cách thức tổ chức hoạt động:
I. Học sinh tìm hiểu kiến thức nền:
- Các thành viên trong nhóm đọc bài 10,11 trong sách giáo khoa Vật lí lớp 12,
bài 8 sách giáo khoa Công nghệ 11, ôn lại kiến thức về quãng tám.
11


- HS làm việc nhóm:
+ Chia sẻ với các thành viên khác trong nhóm về kiến thức đã tìm hiểu được.
Ghi tóm tắt lại các kiến thức vào vở cá nhân.
+ Tiến hành vẽ bản thiết kế sản phẩm.
+ Chuẩn bị bài trình bày bản thiết kế, giải thích nguyên lí hoạt động
của nhạc cụ.
- GV đôn đốc các nhóm thực hiện nhiệm vụ và hỗ trợ nếu cần.

Hệ thống câu hỏi định hướng tìm hiểu kiến thức nền:
1. Nguồn âm, sóng âm:
- Thế nào là nguồn âm, nêu ví dụ?
- Âm là gì? Phân loại sóng âm? Môi trường truyền âm? Tốc độ truyền âm? Giải
thích?
2. Đặc trưng Vật lí của âm:
- Nêu các đặc trưng Vật lí của âm?
- Xây dựng công thức xác định cường độ âm do nguồn có công suất P gây ra tại
điểm cách nguồn đoạn R.
- Thế nào là âm cơ bản, họa âm?

- Đồ thị dao động âm là gì?
3. Đặc trưng sinh lí của âm:
- Nêu các đặc trưng sinh lí của âm?
- Mối liên hệ giữa đặc trưng sinh lí với đặc trưng Vật lí?
II. HS làm bản thiết kế chế tạo nhạc cụ:
HS làm việc nhóm, có sự phân công công việc rõ ràng. Đảm bảo các thành viên
của nhóm đều được làm việc.
Định hướng thiết kế :
- Xác định hình thức nhạc cụ mà nhóm muốn chế tạo.
- Đặc trưng cơ bản của của các nốt khác nhau: độ dài của dây, cột khí ảnh hưởng
tới độ cao của âm…
- Lập bản thiết kế sản phẩm bao gồm các nội dung:
+ Nguyên liệu, vật liệu dự kiến.
12


Đàn ghita: dây đàn hồi tốt đồng thời tạo ra âm khi rung (dây đàn, dây cước…).
Hộp cộng hưởng: Thùng carton, thùng gỗ, thùng nhựa,….
Ống sáo: ống hút, ống nhựa, ống trúc,….
+ Cấu trúc của nhạc cụ.
+ Nguyên lí tạo âm.
+ Cách điều chỉnh độ cao, độ to của âm.
Hoạt động 3: TRÌNH BÀY VÀ BẢO VỆ PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
NHẠC CỤ ĐƠN GIẢN.
(Tiết 2 – 45 phút)
A. Mục tiêu:
Học sinh trình bày được phương án thiết kế nhạc cụ dây: đàn ghita và nhạc cụ
khí: ống sáo. Sử dụng các kiến thức nền để giải thích nguyên lí hoạt động và
phương án thiết kế mà nhóm đã lựa chọn. Lựa chọn được phương án tối ưu để
chế tạo nhạc cụ.

B. Nội dung:
- GV tổ chức cho HS từng nhóm trình bày phương án thiết kế nhạc cụ;
- GV tổ chức hoạt động thảo luận cho từng thiết kế: các nhóm khác và GV nêu
câu hỏi làm rõ, phản biện và góp ý cho bản thiết kế; nhóm trình bày trả lời câu
hỏi, lập luận, bảo vệ quan điểm hoặc ghi nhận ý kiến góp ý phù hợp để hoàn
thiện bản thiết kế;
- GV chuẩn hoá các kiến thức liên quan cho HS; yêu cầu HS ghi lại các kiến
thức vào vở và chỉnh sửa phương án thiết kế (nếu có).
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm là bản thiết kế hoàn chỉnh cho
việc chế tạo nhạc cụ.
D. Cách thức tổ chức hoạt động:
Bước 1: Lần lượt từng nhóm trình bày phương án thiết kế trong 5 phút. Các
nhóm còn lại chú ý nghe.
Bước 2: GV tổ chức cho các nhóm còn lại nêu câu hỏi, nhận xét về phương án
thiết kế của nhóm bạn; nhóm trình bày trả lời, bảo vệ, thu nhận góp ý, đưa ra sửa
chữa phù hợp.
13


Bước 3: GV nhận xét, tổng kết và chuẩn hoá các kiến thức liên quan, chốt lại
các vấn đề cần chú ý, chỉnh sửa của các nhóm.
Bước 4: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà triển khai chế tạo sản phẩm
theo bản thiết kế.
Hoạt động 4: CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM NHẠC CỤ ĐƠN GIẢN
(HS làm việc ở nhà– 1 tuần )
A. Mục tiêu:
Các nhóm HS thực hành, chế tạo được nhạc cụ căn cứ trên bản thiết kế đã
chỉnh sửa.
B. Nội dung:

Học sinh làm việc theo nhóm trong thời gian 1 tuần để chế tạo nhạc cụ, trao đổi
với giáo viên khi gặp khó khăn.
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được:
- Sản phẩm là một đàn ghita, ống sáo đáp ứng được các tiêu chí đặt ra.
- Bản thiết kế sau điều chỉnh (nếu có).
- Bài báo cáo quá trình và kinh nghiệm.
D. Cách thức tổ chức hoạt động:
Bước 1. HS tìm kiếm, chuẩn bị các vật liệu dự kiến;
Bước 2. HS lắp đặt các thành phần của nhạc cụ theo bản thiết kế;
Bước 3. HS thử nghiệm hoạt động của nhạc cụ, so sánh với các tiêu chí đánh giá
sản phẩm . HS điều chỉnh lại thiết kế, ghi lại nội dung điều chỉnh và giải thích lý
do (nếu cần phải điều chỉnh);
Bước 4. HS hoàn thiện bảng ghi danh mục các vật liệu và tính giá thành chế tạo
sản phẩm;
Bước 5. HS hoàn thiện sản phẩm; chuẩn bị bài giới thiệu sản phẩm.
GV đôn đốc, hỗ trợ các nhóm trong quá trình hoàn thiện các sản phẩm.
Hoạt động 5: TRÌNH BÀY SẢN PHẨM VÀ THẢO LUẬN
(Tiết 3 – 45 phút trên lớp)
14


A. Mục tiêu:
HS biết giới thiệu về sản phẩm là nhạc cụ tự chế đáp ứng được các tiêu chí đánh
giá sản phẩm đã đặt ra; biết thuyết trình, giới thiệu được sản phẩm, đưa ra ý kiến
nhận xét, phản biện, giải thích được bằng các kiến thức liên quan; Có ý thức về
cải tiến, phát triển sản phẩm.
B. Nội dung:
- Các nhóm trưng bày sản phẩm trước lớp;
- Các nhóm lần lượt báo cáo sản phẩm và trả lời các câu hỏi của GV và các

nhóm bạn.
- Đề xuất phương án cải tiến sản phẩm.
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm là một chiếc đàn ghita tự chế
hoặc ống sáo, bài thuyết trình giới thiệu sản phẩm, hồ sơ học tập hoàn chỉnh dự
án.
D. Cách thức tổ chức hoạt động:
- Tổ chức cho HS chuẩn bị và trưng bày sản phẩm.
- Yêu cầu HS của từng nhóm trình bày, phân tích về hoạt động, giá thành và
kiểu dáng của nhạc cụ.
- Yêu cầu mỗi nhóm biểu diễn 8 nốt nhạc cơ bản, sau đó biểu diễn một bài nhạc
đơn giản.
- GV và HS ghi nhận vào phiếu đánh giá nhạc cụ tự chế cho các nhóm.
- GV nhận xét và công bố kết quả chấm sản phẩm theo tiêu chí của Phiếu đánh
giá.
- Giáo viên đặt câu hỏi cho bài báo cáo để làm rõ cơ chế hoạt động của đàn
ghita và của ống sáo; giải thích cách làm thay đổi độ to, độ cao khi sử dụng
nhạc cụ, khắc sâu kiến thức mới của chủ đề và các kiến thức liên quan.
- Khuyến khích các nhóm nêu câu hỏi cho nhóm khác.
- GV tổng kết chung về hoạt động của các nhóm; Hướng dẫn các nhóm cập nhật
điểm học tập của nhóm. GV có thể nêu câu hỏi lấy thông tin phản hồi:
+ Các em đã học được những kiến thức và kỹ năng nào trong quá trình triển
khai dự án này?
+ Điều gì làm em ấn tượng nhất/nhớ nhất khi triển khai dự án này?
15


- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ cuối của dự án: Hoàn thành hồ sơ dự án.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 1

*****
CHỦ ĐỀ: THIẾT KẾ NHẠC CỤ ĐƠN GIẢN

HỒ SƠ HỌC TẬP CỦA NHÓM
NHÓM SỐ:…..……

Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Hạnh
Tổ chuyên môn: Vật lí.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KIẾN THỨC
Nguyên liệu: Đàn ghita, ống sáo.

KẾT LUẬN (về nguyên lí tạo âm thanh, ảnh hưởng của các yếu tố đến độ cao,
độ to của âm…)
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………
MỘT SỐ GHI CHÚ SAU KHI BÁO CÁO:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CHO THÀNH VIÊN CỦA NHÓM

TT
1

Họ và tên

Vai trò
Trưởng nhóm


2

Thư ký

3

Thành viên

Nhiệm vụ
Quản lý, tổ chức chung,
phụ trách bài trình bày trên
ppt
Ghi chép, Lưu trữ hồ sơ
học tập của nhóm
Phát ngôn viên
16


4

Thành viên

Photo hồ sơ, tài liệu học tập

5

Thành viên

6


Thành viên

Chụp ảnh, ghi hình minh
chứng của nhóm
Mua vật liệu

Các nhiệm vụ là dự kiến, có thể thay đổi theo thực tế triển khai nhiệm vụ của
nhóm. Một thành viên có thể đảm nhận nhiều công việc.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Vấn đề/Nhiệm vụ/Dự án cần thực hiện:

Kế hoạch triển khai

TT Hoạt động

Sản phẩm

Tiêu chí đánh
Thời gian
giá cơ bản

Người
trách

phụ

17


THIẾT KẾ SẢN PHẨM

(Thực hiện khi nhóm làm việc đề xuất giải pháp thiết kế nhạc cụ và báo cáo)
Hướng dẫn:
 Chia sẻ kiến thức nền đã tìm hiểu với các thành viên trong nhóm.
 Thảo luận đề xuất giải pháp thiết kế nhạc cụ (chọn loại vật liệu làm
thùng đàn, ống sáo, xác định hình dạng, kích thước của hộp đàn,
chiều dài dây đàn, ống sáo…).
 Vẽ bản thiết kế sản phẩm, giải thích nguyên lí hoạt động của nhạc cụ.
Bản thiết kế sản phẩm và mô tả nguyên lí hoạt động của nhạc cụ:

Nhận xét, góp ý của giáo viên và các nhóm

18


C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
Đề tài đã được áp dụng trong quá trình giảng dạy và thực hiện trong 3 tiết đối
với học sinh lớp 12A3 trường THPT Thạch Thành 1. Sau đó tổ chức cho học
sinh lớp 12A2- lớp không được tổ chức dạy theo chủ đề STEM và lớp 12A3 tiến
hành kiểm tra. Đây là 2 lớp có điểm đầu vào năm lớp 10 tương đương và có
nguyện vọng học khối tự nhiên. Kết quả như sau:
Lớp 12A3:
Phân loại điểm
Số HS Điểm yếu, Điểm trung
Điểm khá
kiểm
kém
bình
tra
SL %
SL %

SL %
37
0
0
12 32,43
17 45,95

Điểm giỏi
SL
8

Ghi
chú

%
21,62

Lớp 12A2:
Số HS
kiểm
tra
40

Phân loại điểm
Điểm yếu, Điểm trung
Điểm khá
kém
bình
SL %
SL %

SL %
1
2,5
21
52,5
14 35,0

Điểm giỏi
SL
4

Ghi
chú

%
10,0

Kết quả bài kiểm tra cho thấy học sinh lớp 12A3 đã có tỉ lệ học sinh đạt
điểm khá, giỏi cao hơn. Điều đó chứng tỏ học sinh nắm kiến thức chắc chắn
và hiểu sâu sắc vấn đề hơn.Các em đã tiếp cận được với những bài tập suy
luận ở mức độ cao.
Trên đây là đề tài tôi đã nghiên cứu và ứng dụng trong thực tiễn giảng dạy
của mình. Đề tài cũng không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, nên tôi rất
mong nhận được sự góp ý của hội đồng đáng giá cũng như đồng nghiệp để đề tài
được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 30 tháng 6 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,

không sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Thị Hạnh

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình Vật lý THPT của bộ GD&ĐT
2. Website THUVIENVATLY.COM
3. Vật lý 12 NC – Nhà xuất bản giáo dục.
4. Vật lí 12 cơ bản – Nhà xuất bản giáo dục.
5. Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí, giáo viên về xây dựng chủ đề giáo dục
STEM.
6. Công nghệ 11 – Nhà xuất bản giáo dục.
7. Các trang mạng về nhạc cụ, âm nhạc.

20


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Hạnh.
Chức vụ và đơn vị công tác: THPT Thạch Thành I, Thạch Thành, Thanh Hóa

TT


Tên đề tài SKKN

1.

Vận dụng dạy học gắn liền
với sản xuất kinh doanh vào
thiết kế bài dạy “Tia X” để
giúp định hướng nghề nghiệp
cho học sinh lớp 12.
Giúp học sinh yếu kém lớp
10 trường THPT Thạch
Thành 4 khắc phục một số lỗi
sai thường gặp khi giải bài
toán vật lí.

2.

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)
Sở GDĐT
C

Sở GDĐT


C

Năm học
đánh giá xếp
loại
2017-2018

2018-2019

21



×