Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả triển khai chiến dịch hoa phượng đỏ ở trường THPT hậu lộc 4, huyện hậu lộc, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.41 MB, 20 trang )

1. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài:
Chiến dịch “Hoa phượng đỏ” là gì?
Kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp hàng ngàn năm của
dân tộc, trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, lớp lớp đoàn viên, thanh niên đã luôn sẵn sàng làm theo
lời dạy của Bác Hồ,“đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần” với tinh
thần xung kích, tình nguyện cao nhất. Qua nhiều thế hệ, tình nguyện đã trở thành
phẩm chất quý, là truyền thống đáng tự hào của thanh niên Việt Nam. Dưới sự tập
hợp, tổ chức, phát huy của Đoàn - Hội, Phong trào tình nguyện được các thế hệ
thanh niên Việt Nam nuôi dưỡng, bồi đắp, ngày càng rực sáng, đóng góp tích cực
vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, vào công cuộc đổi mới, đẩy mạnh
công nghiệp hoá - hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.
Năm 2000 - năm kết thúc một thế kỷ đấu tranh hào hùng của dân tộc ta, thể
theo nguyện vọng của tuổi trẻ cả nước và đề nghị của Ban Bí thư Trung ương Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước đã quyết định chọn là “Năm Thanh niên”.
Với tinh thần “Năm Thanh niên”, thanh niên phải hành động để xứng đáng với sự kỳ
vọng của Đảng, của nhân dân, Trung ương Đoàn đã chính thức phát động “Chiến
dịch mùa hè học sinh, sinh viên tình nguyện”, như một lời khẳng định cho sức sáng
tạo, tinh thần tiếp tục dấn thân của tuổi trẻ Việt Nam vì cộng đồng, vì đất nước, mở
ra một phương thức mới mang lại nhiều cảm hứng, lôi cuốn đông đảo thanh niên, đạt
hiệu quả cao trong phong trào thanh niên tình nguyện.
Ngay từ năm đầu của chiến dịch, hàng vạn học sinh, sinh viên cả nước, sau
những tháng ngày miệt mài học tập trên giảng đường, đã hăng hái đến với nhiều địa
bàn vùng sâu, vùng xa, gắn bó, sẻ chia, đem trí tuệ, sức trẻ tham gia giải quyết
những khó khăn của người dân bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Từ những
thành công của mùa chiến dịch đầu tiên, mỗi mùa hè về thanh niên cả nước chính
thức có thêm một môi trường thực tiễn sinh động để học hỏi, trải nghiệm, cống hiến,
trưởng thành. 20 năm, mùa hè tình nguyện của thanh niên Việt Nam đã có nhiều
bước chuyển mình, thay đổi, phát triển cho phù hợp với điều kiện cụ thể của thanh


niên, tình hình phát triển của đất nước. Từ tên gọi Chiến dịch “Thanh niên, học sinh,
sinh viên tình nguyện hè”giai đoạn 2000- 2008, năm 2009 đổi tên thành chiến dịch
“Thanh niên tình nguyện hè”.
Từ một chiến dịch “Thanh niên tình nguyện hè” được gọi chung, bao quát, giờ
đã cụ thể thành 1 chương trình và 4 chiến dịch: chương trình “Tiếp sức mùa thi” và
chiến dịch “Mùa hè xanh” dành cho sinh viên, Chiến dịch “Kỳ nghỉ hồng” dành cho
cán bộ công chức, viên chức, Chiến dịch “Hành quân xanh” dành cho thanh niên lực
lượng vũ trang và Chiến dịch “Hoa phượng đỏ” dành cho học sinh THPT. Việc tổ
chức các đội hình tình nguyện chuyên sâu này giúp bám sát đặc thù, điều kiện học
tập, lao động, công tác của các khối đối tượng thanh niên.
(Tham khảo bài phát biểu của đồng chí Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư
Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tại Chương trình kỷ niệm 20
năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè)

1


Chiến dịch tình nguyện “Hoa phượng đỏ” khối học sinh THPT, Trung tâm
GDNN- GDTX và giáo viên trẻ được triển khai trên phạm vi toàn quốc từ năm
2015. Nội dung hoạt động là: Tổ chức các đội hình tình nguyện tại chỗ thăm hỏi,
chăm sóc các mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình có công với cách mạng,
người già neo đơn và người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn; tổ chức hoạt động
thắp nến tri ân tại nghĩa trang liệt sĩ, đảm nhận các hoạt động tu sửa, chỉnh trang,
dọn dẹp vệ sinh tại các nghĩa trang liệt sĩ, di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn; Tổ
chức các hoạt động tình nguyện tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn,
các hoạt động chỉnh trang cảnh quan, làm sạch đẹp khu vực khuôn viên trường học,
sân chơi cho thanh thiếu nhi; Tổ chức sinh hoạt hè, ôn tập văn hóa hè cho thiếu nhi,
các hoạt động hỗ trợ thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế tại các nhà tình
thương, mái ấm trên địa bàn…..
Từ đó đến nay chiến dịch đã có những bước chuyển mạnh mẽ, các hoạt

động được tổ chức với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, thu hút đông đảo
ĐVTN trường học hưởng ứng tham gia, tạo phong trào thi đua học tập, rèn
luyện sôi nổi trong tuổi trẻ học đường; Một số nhà trường THPT cũng đã chủ
động tổ chức tốt chiến dịch này khiến phong trào có sức lan tỏa sâu rộng, tác
động tích cực làm thay đổi nhận thức, ý thức học tập, rèn luyện và phấn đấu của
ĐVTN trường học.
Tuy nhiên, trong thời gian qua vẫn còn tồn tại một mâu thuẫn trong thực
tiễn. Đó là thời gian triển khai chiến dịch hàng năm thường là khoảng từ tháng 6
đến hết tháng 8. Đây cũng chính là thời gian nghỉ hè của học sinh THPT. Thời
gian này học sinh sẽ tham gia sinh hoạt hè tại địa phương. Như vậy, nếu không
có kế hoạch cụ thể, phương pháp tổ chức, dường như hoạt động hè của học sinh
nhà trường có thể hiểu là giao hoàn toàn cho tổ chức Đoàn tại các địa phương
nơi học sinh cư trú. Cho nên một số năm qua chiến dịch “Hoa phượng đỏ” chưa
thực sự được chú ý trong một số nhà trường THPT, hoặc các Đoàn trường cũng
tổ chức phong trào nhưng chất lượng không cao, còn hình thức, chiếu lệ, “làm
cho có” mà chưa chú ý đến hiệu quả của phong trào. Điều đó ảnh hưởng không
tốt đến chất lượng giáo dục học sinh.
Trong khi đó, mục tiêu giáo dục của xã hội hiện đại đang đặt ra những yêu
cầu cấp thiết. Đó là phải biết phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của
Đoàn viên thanh niên trong việc tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng
nông thôn mới, đô thị văn minh; đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng an ninh ở
những vùng khó khăn; Thông qua hoạt động tình nguyện tạo môi trường cho
đoàn viên thanh niên rèn luyện, cống hiến và trưởng thành, góp phần hình thành
lớp thanh niên sống đẹp, có bản lĩnh, trí tuệ, có sức khỏe, có kỹ năng thực hành
xã hội đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Hơn nữa, từ khi có chiến dịch đến nay cũng chưa có tài liệu nghiên cứu
nào bàn về nội dung này, đặc biệt là chưa có tài liệu hướng dẫn nào được ban
hành nhằm tổ chức tốt nhất chiến dịch này. Cùng với đó, công tác đoàn trong
nhà trường là công tác kiêm nhiệm, không phải là công tác chuyên trách. Cán bộ
giáo viên trẻ cũng dành nhiều thời gian và tâm huyết cho chuyên môn mà chưa

thực sự dành nhiều thời gian cho công tác Đoàn. Cho nên bản thân tôi với 05
năm là Bí thư Đoàn trường- 5 năm tổ chức triển khai chiến dịch- nhận thấy ý
2


nghĩa to lớn của chiến dịch; đồng thời cũng nhận thấy những khó khăn mà trong
cách tổ chức chiến dịch còn đang gặp phải. Đặc biệt, từ thực tế hoạt động của
đoàn trường tôi có đúc rút được một số kinh nghiệm nhỏ góp phần tổ chức hiệu
quả chiến dịch này. Vậy nên, hôm nay tôi xin mạnh dạn chia sẻ cùng đồng
nghiệp những kinh nghiệm bản thân mình rút ra được sau quá trình tổ chức
chiến dịch “Hoa phượng đỏ” tại trường mình tới các bạn đồng nghiệp qua đề tài:
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả triển khai chiến dịch “Hoa phượng đỏ”
tại trường THPT Hậu Lộc 4, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Chiến dịch thanh niên tình nguyện “Hoa phượng đỏ” là chiến dịch có ý
nghĩa to lớn. Vì vậy, mục tiêu của đề tài là tìm ra các giải pháp tối ưu để góp
phần nâng cao hiệu quả tổ chức triển khai chiến dịch này trong nhà trường
THPT; Từ đó tiếp tục áp dụng những biện pháp tích cực, đang phát huy hiệu
quả, đồng thời nhận rõ những khó khăn mà phong trào đang gặp phải để có
những kiến nghị, đề xuất kịp thời. Hơn nữa, bản thân tôi cũng mong muốn, từ đề
tài nghiên cứu này, có thể giới thiệu đến bạn bè đồng nghiệp, tuyên truyền đến
đoàn viên thanh niên, các đồng chí cán bộ Đoàn một số cách làm hiệu quả, một
số kinh nghiệm nhỏ để tham khảo, áp dụng trong cùng một điều kiện phù hợp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này sẽ nghiên cứu, tổng kết về:
Phương pháp tổ chức triển khai có hiệu quả chiến dịch “Hoa phượng đỏ”
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:
+ Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến chiến dịch “Hoa phượng đỏ”
+ Nghiên cứu các tài liệu về kỹ năng tổ chức các hoạt động công tác
thanh niên

- PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
+ Trao đổi trực tiếp với cố vấn chi đoàn, bí thư chi đoàn, với đoàn viên
thanh niên về vấn đề nghiên cứu để biết tâm tư nguyện vọng của đoàn viên,
những vướng mắc, những hạn chế trong khi tổ chức các phong trào. Từ đó thu
thập các thông tin cần thiết để chỉnh sửa trong những lần tổ chức sau cho phù
hợp hơn.
+ Trao đổi trực tiếp với BCH Đoàn các xã có học sinh đang học tập tại nhà
trường để thống nhất cách phối hợp có hiệu quả giữa Đoàn trường và Đoàn xã
trong việc tổ chức sinh hoạt hè cho đoàn viên thanh niên.
- PP thống kê, xử lý số liệu.
Phương pháp thống kê thực nghiệm tính hệ số tương quan thứ bậc và so sánh.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
2.1.1 Một số vấn đề cơ bản về vai trò, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh trong việc tuyên truyền, giáo dục Đoàn viên
thanh niên:
Đoàn là tổ chức chính trị có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động tạo môi
trường giáo dục, rèn luyện đoàn viên, thanh thiếu nhi nhằm góp phần thực hiện
các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh của địa
phương. Như vậy tổ chức Đoàn trong nhà trường THPT cần tổ chức các hoạt
3


động của chiến dịch “Hoa phượng đỏ” để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ là nhằm
phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, tạo môi trường thực tiễn để học sinh,
cán bộ giáo viên trẻ các nhà trường được rèn luyện, cống hiến và trưởng thành.
Đồng thời góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh.
2.1.2 Thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn:
Từ khi phát động chiến dịch đến nay, hàng năm các cấp bộ Đoàn từ Trung
ương đến địa phương và Sở Giáo dục và Đào Tạo Thanh Hóa đều có các văn

bản chỉ đạo, hướng dẫn về thực hiện chiến dịch Hoa phượng đỏ. Cụ thể một vài
năm gần đây là:
- Công văn số 1354/ SGDĐT- PC&CTHSSV ngày 08 tháng 6 năm 2018
của Sở Giáo dục và Đào Tạo Thanh Hóa “về việc tổ chức chiến dịch Thanh niên
tình nguyện hè 2018”
- Công văn số 1275/ SGDĐT-CTTT ngày 27 tháng 5 năm 2019 của Sở
Giáo dục và Đào Tạo Thanh Hóa “về việc Triển khai tổ chức Chiến dịch thanh
niên tình nguyện hè 2019”.
- Kế hoạch số 183- KH/ĐTN- ĐKTHTN, ngày 29 tháng 5 năm 2020 của
Ban thường vụ Tỉnh đoàn Thanh Hóa “về tổ chức chiến dịch thanh niên tình
nguyện hè 2020”.
- Kế hoạch số 86 – KH/ĐTN, ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Ban thường vụ
Huyện đoàn Hậu Lộc “về tổ chức chiến dịch thanh niên tình nguyện hè 2020”.
- Thực hiện các kế hoạch của BTV Đoàn trường THPT Hậu Lộc 4 hàng
năm học về việc triển khai chiến dịch “Hoa phượng đỏ”
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Mặc dù, những năm qua đoàn trường THPT Hậu Lộc 4 đã quan tâm triển
khai Chiến dịch “Hoa phượng đỏ”, nhưng, trong những năm đầu tổ chức, kết
quả của chiến dịch chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Các hoạt động của chiến
dịch được triển khai nhưng chưa đi sâu vào thực tế, chưa duy trì được thường
xuyên, hiệu quả chưa cao. Đoàn viên thanh niên tham gia chiến dịch còn mang
tính hình thức, đảm bảo chỉ tiêu, thậm chí có những đoàn viên thanh niên về
nghỉ hè tại địa phương là không tham gia hoạt động nào; Nhiều đoàn xã không
huy động được đoàn viên thanh niên vào hoạt động. Có những năm học học sinh
nhà trường chỉ tham gia chiến dịch bằng một đến hai hoạt động để đủ chỉ tiêu
nhận xét phiếu sinh hoạt hè…. Vì vậy, chất lượng chiến dịch chưa cao, chưa thu
hút được nhiều đoàn viên thanh niên tham gia.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải
quyết vấn đề:
2.3.1. Tiếp tục nâng cao nhận thức của Cán bộ đoàn, Đoàn viên thanh

niên, Cán bộ giáo viên trẻ về chiến dịch “Hoa phượng đỏ”
Mỗi chúng ta, để có thể làm tốt được bất cứ công việc gì cũng cần phải hiểu
và yêu thích công việc đó. Hoạt động tình nguyện cũng vậy. Chúng ta hiểu rõ về
từng phong trào, từng chiến dịch về nội dung, ý nghĩa, phương pháp tổ chức…
chắc chắn chúng ta sẽ là thành viên tham gia tích cực, hiệu quả.
Tuy nhiên, có một thực tế là: Nhiều đoàn viên thanh niên là học sinh, thậm
chí cả một vài cán bộ Đoàn, một bộ phận giáo viên trẻ chưa hiểu rõ về chiến
dịch này.
4


Cách đây 3 năm, qua một cuộc khảo sát bằng việc trao đổi trực tiếp với học
sinh trong nhà trường, với cùng 1 câu hỏi “Anh/ Chị/ Em hiểu gì về chiến dịch
Hoa phượng đỏ”? phần lớn câu trả lời tôi nhận được là “Anh/chị/ em không
biết”, hoặc là những cái lắc đầu, hoặc những cái “cười trừ” cho qua chuyện. Kể
cả, có nhiều đồng chí giáo viên trẻ “thật thà” thú nhận: “Anh chị cũng chưa hiểu
rõ về chiến dịch này đâu.”
Như vậy thành công sẽ không đến với một người chỉ làm việc vì thấy
“người ta bảo tôi làm như vậy”. Nếu học sinh chỉ thấy đoàn trường, đoàn xã
thông báo: ngày này, giờ kia đến tại địa điểm A/ điểm B… để dọn vệ sinh nhé”,
thì học sinh chỉ “đi cho có”, thậm chí vắng mặt. Vì em ấy cũng chẳng biết đến
để làm gì? Có cần thiết không? Làm việc đó có ý nghĩa gì?
Qua thực tế đó, tôi thấy rằng việc tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho
cán bộ giáo viên, học sinh về chiến dịch “Hoa phượng đỏ” là điều vô cùng quan
trọng và cần thiết.
Bác Hồ từng nói rằng: “Tuyên truyền là đem một việc nói cho dân nghe,
dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm”. Nghĩa là muốn đạt được cái đích là để
người dân làm theo, người tuyên truyền phải biết cách làm cho dân nghe và dân
hiểu, để dân tin tưởng mình. Muốn làm tốt chiến dịch “Hoa phượng đỏ” cũng vậy.
Vậy tuyên truyền cho đoàn viên thanh niên như thế nào là hiệu quả?

Trước hết là tuyên truyền thông qua hình thức phát thanh bằng hệ thống loa
phát thanh của Đoàn trường.
Trong hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho tổ chức hoạt động của đoàn
trường không thể thiếu hệ thống loa phát thanh. Trong công tác tuyên truyền,
giáo dục, hình thức phát thanh luôn đem lại hiệu quả thiết thực. Vì vậy mỗi một
đoàn trường nên thành lập một Ban phát thanh trong tổ chức của mình.
Tên gọi cho Ban phát thanh có nhiều cách đặt khác nhau. Ví dụ như "Ban
phát thanh Thanh niên", "Tiếng nói Thanh niên", Nghe thanh niên nói- Nói cho
thanh niên nghe"... Đoàn trường THPT Hậu Lộc 4 chọn tên gọi “Ban phát thanh
“Thanh niên”.
Về thời gian phát thanh: Có thể phát vào đầu buổi học và các giờ ra chơi.
Chương trình phát thanh Thanh niên của trường THPT Hậu Lộc 4 được phát vào
đầu buổi học và các giờ ra chơi của ngày thứ Ba; thứ Năm và thứ Bảy. Thứ Ba
dành cho chương trình phát thanh phục vụ công tác tuyên truyền về chính trị, tư
tưởng. (Ví dụ tháng 9 Ban phát thanh sẽ phát bài tuyên truyền chào mừng ngày
Quốc khánh 2/9, ngày khai giảng năm học 5/9. Tháng 10 sẽ phát thanh các bài
viết theo chủ đề "Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong văn học"; "người phụ
nữ Việt Nam xưa và nay"; Phát thanh tuyên truyền về ngày Bác Hồ gửi thư cho
ngành giáo dục 15/10). Thứ Bảy phát thanh chương trình "Quà tặng âm nhạc".
(Học sinh nhà trường có thể gửi tặng những lời chúc, lời nhắn gửi của mình tới
bạn bè, thầy cô thông qua những món quà âm nhạc). Còn riêng thứ Năm thời
gian phát thanh sẽ dành cho chương trình tuyên truyền và các chương trình trọng
điểm của đoàn. Ví dụ giai đoạn trước (đến hết năm 2018) là dành nhiều thời
lượng cho phong trào “Khi tôi 18”. Còn bây giờ, chương trình tập trung tuyên
truyền về các phong trào nổi bật như “Hiến máu nhân đạo”, “Bảo vệ môi
trường”, “Hãy làm sạch biển”, “Chung tay xây dựng nông thôn mới”… Và đặc
5


biệt, ba tháng cuối của năm học, khi dấu hiệu của mùa hè đã đến, Đoàn trường

dành nhiều thời gian tập trung phát thanh tuyên truyền về chiến dịch “Hoa
phượng đỏ”
Về cơ cấu tổ chức của Ban phát thanh gồm: 01 đồng chí trưởng ban là Phó
bí thư đoàn trường; 03 đồng chí phát thanh viên, 03 kĩ thuật viên và 04 đồng chí
biên tập viên (Có thể là đoàn viên học sinh và đoàn viên chi đoàn giáo viên).
Lưu ý: Nên bổ sung vào ban phát thanh một số học sinh giỏi môn Văn và các
đồng chí giáo viên dạy văn có nhiều kinh nghiệm trong viết bài và biên tập.
Riêng phát thanh viên phải chọn người có giọng nói chuẩn mực, rõ ràng, truyền
cảm, có kỹ năng phát thanh. Cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho lực lượng phát
thanh để các đồng chí chủ động làm việc tại phòng phát thanh. Cụ thể như:
Phát thanh viên 1+ Kỹ thuật viên 1: Thực hiện nhiệm vụ thứ Ba
Phát thanh viên 2+ Kỹ thuật viên 2: thực hiện nhiệm vụ thứ Năm
Phát thanh viên 3 + Kỹ thuật viên 3: Thực hiện nhiệm vụ thứ Bảy.
04 biên tập viên chịu trách nhiệm biên tập 4 bài viết trong từng tháng mà
các chi đoàn gửi lên.
Vậy phát thanh tuyên truyền về chiến dịch “Hoa phượng đỏ” là phát thanh
những nội dung gì? Đó là: cần phát thanh tuyên truyền làm rõ cho ĐVTN hiểu
Chiến dịch “Hoa phượng đỏ” là gì? Tham gia chiến dịch “Hoa phượng đỏ” là
thực hiện những nội dung hoạt động nào? Ý nghĩa của chiến dịch này là
gì?....Đồng thời, có thể là những bài viết về các gương điển hình học sinh, sinh
viên, gương người tốt việc tốt, các mô hình, việc làm sáng tạo, các hoạt động cụ
thể thực hiện có hiệu quả chiến dịch “Hoa phượng đỏ” của các tổ chức đoàn trên
phạm vi cả nước ....

Ảnh: Các bài viết của chương trình Phát thanh "Hoa phượng đỏ" từ các chi đoàn.
6


Ảnh: Đại diện các chi đoàn phát thanh chương trình “Hoa phượng đỏ”


Thứ hai, thực hiện tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt chi đoàn.
Tại trường THPT Hậu Lộc 4, mỗi tuần các lớp sẽ có 1 tiết sinh hoạt lớp vào
tiết cuối cùng của ngày thứ Bảy. Thực hiện nội dung này, BGH nhà trường đã
thống nhất dành các tiết sinh hoạt vào 2 nội dung là sinh hoạt lớp và sinh hoạt
chi đoàn. Một tháng sẽ có 2 tiết sinh hoạt lớp và 2 tiết sinh hoạt chi đoàn xen kẽ
nhau. Tiết sinh hoạt chi đoàn là dành cho các nội dung hoạt động đoàn của đoàn
trường. Ngay từ đầu năm học, Đoàn trường sẽ triển khai nội dung sinh hoạt theo
chủ đề, chủ điểm từng tháng đến từng bí thư chi đoàn. Trên cơ sở đó Bí thư chi
đoàn thực hiện, chịu trách nhiệm triển khai nội dung sinh hoạt chi đoàn. Đến
khoảng các tháng cuối năm học, Đoàn trường sẽ lồng ghép nội dung tuyên
truyền về chiến dịch “Hoa phượng đỏ” vào sinh hoạt chi đoàn. Vì phạm vi của
buổi sinh hoạt chi đoàn là trong không gian lớp học, số lượng đoàn viên thanh
niên cũng đã được xác định nên việc tiếp nhận thông tin của ĐVTN có nhiều
thuận lợi. Nếu như nội dung tuyên truyền bằng loa phát thanh đã nói ở trên, có
những lúc vì quá đông, quá ồn, học sinh không thể nghe hết được, thì buổi sinh
hoạt chi đoàn sẽ là lúc Đoàn viên thanh niên thêm được một kênh thông tin nữa
để lắng nghe, tìm hiểu về chiến dịch “Hoa phượng đỏ”. Lưu ý nhỏ trong cách
làm ở nội dung này là: Về cơ bản BCH Đoàn trường sẽ định hướng nội dung
tuyên truyền gửi về cho các chi đoàn. Tuy nhiên, Đoàn trường luôn khuyến
khích các chi đoàn tự chủ động bổ sung, tìm hiểu thêm và chuẩn bị nâng cao hơn
các nội dung tuyên truyền. Ví dụ có thể sáng tạo thành các hình thức thi tìm hiểu
ở phạm vi nhỏ trong lớp, có thể sử dụng hình thức sân khấu hóa, có thể là hình
thức thi đấu trực tiếp giữa các tổ… với nội dung xoay quanh tìm hiểu về chiến
dịch “Hoa phượng đỏ”.
Thứ ba, có thể lồng ghép tuyên truyền thông qua các hoạt động ngoại khóa,
các giờ sinh hoạt ngoài giờ lên lớp.
7


Đó là chúng ta có thể tuyên truyền thông qua các cuộc thi nhân kỷ niệm các

ngày lễ lớn trong năm học như 20/11, 26/3…. Ví dụ như lồng nội dung tuyên
truyền vào các câu hỏi trong phần ứng xử của cuộc thi “Học sinh thanh lịch” dịp
8/3; trong phần thi hùng biện của cuộc thi “Khi tôi 18”, phần thi “Hiểu biết”
trong hội thi “Rung chuông vàng”…, ; Nhân dịp 26/3/2019, kỷ niệm ngày thành
lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đoàn trường THPT Hậu Lộc 4 tổ chức cuộc thi
“Cán bộ đoàn giỏi” dành cho các em học sinh là Bí thư, Phó bí thư, Ủy viên
ban chấp hành các chi đoàn học sinh. Mỗi cán bộ đoàn tham gia sẽ trải qua 4
phần thi: “Chào hỏi”, “Cán bộ đoàn hiểu biết”, “Cán bộ đoàn tài năng”, “Cán
bộ đoàn ước mơ”. Và chúng ta thấy rằng nội dung tuyên truyền cho chiến dịch
“Hoa phượng đỏ” có thể trở thành các câu hỏi có trong bộ câu hỏi dành cho
phần thi “Cán bộ đoàn hiểu biết”…. Như vậy sau mỗi phần tham gia dự thi, thí
sinh cũng sẽ chính là một tuyên truyền viên về chiến dịch “Hoa phượng đỏ”.

Ảnh: Hội thi “Rung chuông vàng”

Ảnh: câu hỏi ôn tập “hội thi cán bộ đoàn
giỏi”

2.3.2 Tăng cường công tác phối hợp giữa BCH đoàn trường và BCH
Đoàn các xã có học sinh học tập tại trường.
Chiến dịch “Hoa phượng đỏ” thường niên được phát động từ tháng 6
đến hết tháng 8. (Riêng năm 2020, chiến dịch này sẽ được khởi động vào
tháng 7, do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid 19). Như vậy thời
gian thực hiện chiến dịch này cũng là thời gian học sinh nghỉ hè. Nếu
không có sự phối hợp chặt chẽ giữa đoàn trường và đoàn xã thì việc triển
khai chiến dịch sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể là đoàn trường không
còn quản lý học sinh trực tiếp như thời gian học tập tại trường nữa. Đoàn
xã thì khó khăn trong tập hợp lực lượng đoàn viên thanh niên. Vì vậy để
tăng cường phối hợp giữa đoàn trường và đoàn xã, Đoàn trường THPT
Hậu Lộc 4 đã chú trọng thực hiện các giải pháp sau đây:

* Đổi mới công tác bàn giao đoàn viên thanh niên về sinh hoạt hè tại
địa phương:
Công tác bàn giao đoàn viên thanh niên về sinh hoạt hè tại địa phương có
vai trò khá quan trọng. Để phát huy được vai trò đó Đoàn trường THPT Hậu Lộc
4 đã có cách làm khá sáng tạo, hiệu quả. Các bước được thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị cơ sở dữ liệu:
8


Ngay từ đầu năm học, BCH đoàn trường sẽ phát phiếu thu thập thông
tin đoàn viên thanh niên tới từng chi đoàn. Nội dung của phiếu sẽ là danh
sách đoàn viên thanh niên với các thông tin cơ bản như: họ và tên, ngày
tháng năm sinh, ngày vào đoàn, nơi vào đoàn. Đặc biệt chúng tôi còn rất
chú ý đến các thông tin khác như thôn, xóm, họ tên cha, học tên mẹ, số
điện thoại liên hệ. Đây cũng là cách đổi mới công tác quản lý đoàn viên
bằng điện tử mà đoàn trường đã áp dụng thành công. (Xin được trình bày ở
một đề tài khác về việc sử dụng phần mềm quản lý ĐVTN)

- Bước 2: Nhập thông tin:
Sau khi có thông tin từ danh sách Đoàn viên, BCH Đoàn trường giao
cho 01 đồng chí Phó bí thư đoàn trường phụ trách công tác quản lý đoàn
viên nhập toàn bộ thông tin này vào máy tính. Chúng tôi sử dụng phần
mềm Microsoft Excel để có thể sắp xếp được thông tin theo yêu cầu một
cách rất linh hoạt. Ví dụ sau khi nhập thông tin đoàn viên thanh niên toàn
trường chúng tôi sẽ lọc thành danh sách đoàn viên theo lớp, theo xã. Thậm
chí trong phần đoàn viên thanh niên của 1 xã chúng tôi có thể lọc thành
danh sách đoàn viên theo từng thôn. Điều này cực kỳ thuận lợi cho BCH
Đoàn xã và BCH chi đoàn thôn quản lý đoàn viên thanh niên. BCH đoàn thôn
sẽ nắm được chi tiết toàn bộ đoàn viên thanh niên của thôn mình đang học tại
trường Hậu Lộc 4 là gồm những ai, bố mẹ là ai, số điện thoại liên hệ…

Sau khi mọi thông tin về đoàn viên thanh niên đã được nhập hoàn
thiện, đoàn trường cũng cần cập nhật thường xuyên những thay đổi nếu có
(Ví dụ số điện thoại liên hệ hoặc địa chỉ nơi ở thay đổi do chủ trương sáp
nhập thôn, xã)

9


Từ dữ liệu toàn trường, chúng tôi đã lọc ra thành danh sách đoàn viên theo
5 xã có học sinh học tại trường là Hưng Lộc, Ngư Lộc, Minh Lộc, Đa Lộc, Hải
Lộc. Từ danh sách ĐVTN 1 xã, chúng tôi có thể lọc ra các thôn. Ví dụ trong xã
Hải Lộc lại lọc ra thôn Đa phạn, Đông Hải….
- Bước 3: Tổ chức hội nghị Bàn giao đoàn viên thanh niên

10


Chương trình bàn giao đoàn viên cơ bản thức hiện các nội dung như sau:

Một số kinh nghiệm nhỏ để từ hội nghị bàn giao đoàn viên thanh niên về
sinh hoạt hè tại địa phương mà đoàn trường có thể tổ chức triển khai tốt chiến
dịch “Hoa phượng đỏ” là:
Cần thống nhất giữa BCH Đoàn trường và BCH Đoàn xã trong cách sử
dụng “Phiếu giới thiệu sinh hoạt hè”. Đó là: Bàn giao cho đoàn xã hay chuyển
cho ĐVTN để ĐVTN trực tiếp cầm phiếu liên hệ với đoàn xã? Cách chúng tôi
lựa chọn là: Mỗi một đoàn viên thanh niên khi kết thúc năm học sẽ được nhận
“Phiếu giới thiệu sinh hoạt hè”. Phiếu này, khi về nghỉ hè, ĐVTN sẽ chủ động
liên hệ và đăng ký sinh hoạt hè với bí thư chi đoàn tại thôn nơi cư trú. Kết thúc
đợt sinh hoạt hè, bí thư chi đoàn sẽ nhận xét, đánh giá vào phiếu, có xác nhận
của đoàn xã để ĐVTN nộp về nhà trường. Như vậy đây là 1 trong những điều

kiện để học sinh tự nguyện đăng ký tham gia vào các hoạt động hè ở địa phương
nói chung và chiến dịch “Hoa phượng đỏ” nói riêng. Thứ hai là bàn giao ĐVTN
theo xã, theo thôn. Chúng tôi thấy rằng việc bàn giao danh sách đoàn viên thanh
niên về đoàn xã đã được lọc theo tiêu chí từng thôn sẽ là một điểm mới rất thuận
lọi cho hoạt động công tác đoàn. Bởi nó giúp cho việc quản lý đoàn viên được
tốt hơn. Đặc biệt trong danh sách mỗi thôn, chúng tôi lại lưu ý một số cá nhân
tiêu biểu có thể làm hạt nhân lãnh đạo, tập hợp khi về địa phương. Đoàn trường
sẽ giúp cho BCH Đoàn xã năm được những “hạt nhân” cơ bản này. Đó là những
học sinh tích cực, cán bộ đoàn năng nổ, nhiệt tình, có khả năng tổ chức hoạt
động và tập hợp thanh niên…. Như vậy chi đoàn thôn, đoàn xã cần nắm được
những “đầu mối” này là có cơ sở “vận hành” toàn bộ hệ thống đoàn viên thanh
niên. Từ đó, công tác triển khai mọi kế hoạch của đoàn sẽ rất thuận lợi. Hơn
nữa, về phía đoàn trường, ngoài việc liên hệ với đoàn xã thì việc thường xuyên
liên hệ với các “hạt nhân” này cũng là 1 cách để triển khai công việc và nắm bắt
tình hình ĐVTN tại địa phương.
11


Một số hình ảnh về hội nghị bàn giao đoàn viên thanh niên

* Thường xuyên giữ mối liên hệ với Đoàn xã trong thời gian đoàn viên
thanh niên về sinh hoạt hè tại địa phương.
Để triển khai được chiến dịch “Hoa phượng đỏ”, BCH đoàn trường cần
phối hợp chặt chẽ với BCH đoàn các xã. Các hình thức phối hợp có thể sử dụng
như: trực tiếp, điện thoại, nhóm Zalo, Facebook…
Bản thân tôi thấy có 1 kinh nghiệm nhỏ thực hiện rất hiệu quả chi tiết phối
hợp này. Đó là: Khi 1 đoàn xã cần lực lượng đoàn viên thanh niên để chuẩn bị
thực hiện 1 hoạt động nào đó. Ở phía đoàn xã có thể thông báo thông tin này
trên loa truyền thanh xã, triển khai trực tiếp đến các bí thư chi đoàn, đến đoàn
viên thanh niên. Nhưng nếu như có thêm 1 văn bản của BCH đoàn trường được

gửi về xã nữa thì khả năng tập hợp được đoàn viên thanh niên là học sinh sẽ cao
12


hơn rất nhiều. Đồng thời với thông báo trên hệ thống loa phát thanh, các đoàn xã
tiếp tục đăng tải nội dung thông báo này trên mạng xã hội bằng trang hoạt động
của tổ chức mình cũng là thêm một cách tuyên truyền vận động thanh niên.

Ảnh: Thông báo của BCH đoàn trường phối hợp
với đoàn xã để vận động tập hợp ĐVTN.

Ảnh:

Tên trang facebook của BCH Đoàn
các xã

2.3.3 Ứng dụng công nghệ 4.0 vào triển khai hiệu quả chiến dịch
Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học công nghệ phát triển vượt bậc.
Dường như học sinh tuổi trung học phổ thông đều có sử dụng điện thoại di động
thông minh. Điều đó cũng có nghĩa là các em đều biết đến và sử dụng ứng dụng
Zalo và mạng xã hội Facebook. Đồng thời BCH Đoàn trường và BCH Đoàn các
xã cũng đều có thành lập trang riêng của tổ chức mình trên Facebook, Zalo. Đây
cũng là một điều kiện thuận lợi để đoàn trường triển khai thành công các hoạt
động Đoàn nói chung và chiến dịch “Hoa phượng đỏ” nói riêng.
Trước hết là sử dụng Zalo, Facebook cho việc triển khai kế hoạch hoạt
động của chiến dịch “Hoa phượng đỏ”. Ví dụ khi nhận được công văn của BTV
huyện đoàn về kế hoạch tổ chức chiến dịch, đồng chí Bí thư Đoàn trường chụp
ảnh công văn, đăng lên Facebook, Zalo công khai và các nhóm với dòng chữ:
“Các bạn đoàn viên thanh niên Hậu Lộc 4 hứa hẹn một mùa chiến dịch sôi nổi,
ý nghĩa. Tôi cần cánh tay của các bạn. Điểm danh nào!” Chỉ cần bấy nhiêu

thông tin, hàng trăm trái tim tuổi trẻ là học sinh nhà trường sẽ sẵn sàng chuẩn bị
tinh thần tham gia hoạt động. Sau đó là thường xuyên cập nhật các kế hoạch cho
từng hoạt động cụ thể. Việc làm này sẽ khiến cho kế hoạch được triển khai rộng
rãi hơn, kịp thời hơn và có sức ảnh hưởng hơn.
Thứ hai, Sử dụng công nghệ trong việc tuyên truyền, đưa tin. Công nghệ sẽ
là phương tiện giúp chúng ta cập nhật tin tức đồng thời cũng là cách chúng ta
quảng bá hình ảnh. Quang bá ở đây chính là cách chúng ta giói thiệu và tuyên
13


truyền đến những cá nhân, tập thể khác về hoạt động của mình. Từ đó có tác
dụng khích lệ động viên những người đang tham gia và vận động những người
chưa tham gia. Ví dụ: Ngày nay, một hoạt động đang diễn ra hoặc mới chỉ diễn
ra ít phút chúng ta cũng có thể cập nhật cho toàn thế giới được biết. Vậy một
hoạt động tổng dọn vệ sinh, một chương trình “Hãy làm sạch biển”, một buổi lễ
“thắp nến tri ân” tại nghĩa trang liệt sĩ của xã nhà… không có lý do gì đoàn viên
thanh niên trong xã đang cập nhật Zalo, Facebook mà lại không biết. Vì vậy,
việc đưa tin nhanh chóng sẽ có hiệu quả rất tốt, tác động vào tâm lý, ý thức của
đoàn viên thanh niên. Thông qua mạng xã hội, chúng ta cũng có thể làm tốt công
tác tuyên truyền. Vì kênh tác động bằng hình ảnh cũng là một phương pháp tốt
để làm thay đổi ý thức của con người dẫn tới thay đổi hành động của họ.

Ảnh: Hoạt động ra quân chiến dịch “Hoa
phượng đỏ” được đăng trên trang thông tin
của Tỉnh đoàn Thanh Hóa

Ảnh: Một số nội dung tuyên truyền, đưa tin về
hoạt động chiến dịch Hoa phượng đỏ

Cũng vì thế, ta thấy chúng ta có thể sử dụng sự tiện dụng công nghệ thông

tin để tập hợp đông đảo lực lượng ĐVTN. Và hơn nữa, thông qua mạng thông
tin đại chúng, chúng ta cũng có thể thực hiện được mục đích tuyên dương khích
lệ, tạo động lực cho đoàn viên thanh niên phấn khởi tham gia các hoạt động tiếp
theo. Công tác tuyên truyền giáo dục khi đã thấm nhuần, hoạt động tổ chức đã
14


thiết thực, đã lôi cuốn, thu hút thì khi có thêm sự tiện dụng của công nghệ việc
triển khai chiến dịch “Hoa phượng đỏ” đương nhiên sẽ có được nhiều thuận lợi.

Trên đây là hình ảnh 1 dòng tin nhắn trên Facebook của đồng chí Bí thư
Đoàn trường khi vận dụng Công nghệ để tập hợp ĐVTN. Chỉ tiêu Đoàn cần 10
đồng chí nhưng có đến hơn 100 tình nguyện viên đã đăng ký tham gia.
Tuy nhiên, cũng đặc biệt lưu ý khi ứng dụng công nghệ 4.0 vào hoạt động
công tác Đoàn. Vì mạng xã hội là kênh thông tin nhanh chóng, tiện lợi, nhưng
cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi những thông tin sai lệch, những quan điểm phiến
diện. Cho nên, để phát huy được tiện ích của mạng xã hội, Đoàn trường cũng
cần phải thường xuyên kiểm tra thông tin, nội dung đăng tải phải được kiểm
duyệt chặt chẽ. Cần kiểm tra giám sát và đổi mới công tác tuyên truyền, vận
động để đạt kết quả tập hợp, thu hút ĐVTN cao nhất.
2.3.4 Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng.
Thi đua, khen thưởng là biện pháp tổ chức thực tiễn, một phương pháp
tuyên truyền, giáo dục tích cực để động viên ý chí sáng tạo, ý chí quyết tâm,
năng lực hoạt động thực tiễn của cá nhân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà cấp
trên giao. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã đã dạy: “Thi đua là một cách rất tốt, rất
thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ. Thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ
thêm và đoàn kết chặt chẽ để thi đua mãi”.
Đạt được hiệu quả cao trong triển khai chiến dịch “Hoa phượng đỏ”, một
phần cũng nhờ Đoàn trường làm tốt công tác thi đua khen thưởng. Đối với từng
cá nhân đoàn viên thanh niên, được khen thưởng khi có thành tích cao là một

hình thức khích lệ, động viên kịp thời và hiệu quả nhất.
15


Cách thực hiện ở đoàn trường như sau:
Trong thời gian diễn ra chiến dịch: BCH đoàn trường thường xuyên cập
nhật những gương điển hình, những cách làm hay, hiệu quả, ý nghĩa…để biểu
dương khích lệ kịp thời ngay trong các dịp sơ kết, họp nhóm rút kinh nghiệm,
hoặc ngay trên phương tiện thông tin là Zalo, Facebook( đã nêu ở phần 2.3.3).
Sau khi kết thúc toàn bộ chiến dịch: Đây là thời gian đoàn viên thanh niên
quay trở lại nhà trường tiếp tục tham gia học tập và rèn luyện cho năm học mới.
Trước khi năm học mới diễn ra, BCH Đoàn trường tiến hành tiếp nhận sự bàn
giao trở lại ĐVTN từ các đoàn xã. Một trong những nội dung bàn giao là nhận
xét, đánh giá, xếp loại ĐVTN. Quy chế phối hợp giữa đoàn trường và đoàn xã
đã thống nhất xếp loại ĐVTN về sinh hoạt hè tại địa phương theo 4 mức là Xuất
sắc, Khá, Trung bình và không tham gia. Như vậy, căn cứ vào kết quả xếp loại,
Đoàn trường sẽ có hình thức tuyên dương, khen thưởng đối với ĐVTN có kết
quả xếp loại xuất sắc và được BCH Đoàn các xã đề xuất bằng văn bản.

Hình ảnh: Giấy đề nghị khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong chiến dịch
“Hoa phượng đỏ”

Tổ chức buổi tổng kết chiến dịch: Sau khi tiếp nhận ĐVTN được bàn giao
trở lại trường từ các đoàn xã, Đoàn trường sẽ tổ chức 1 buổi tổng kết Chiến dịch
“Hoa phượng đỏ”. Trong nội dung của buổi tổng kết, có một nội dung rất quan
trọng là công tác thi đua khen thưởng. BCH Đoàn trường sẽ trao giấy khen và
quà lưu niệm cho các cá nhân ĐVTN xuất sắc. Đối với những cá nhân có thành
tích nổi bật, Đoàn trường còn đề nghị BTV Huyện đoàn biểu dương, khen
thưởng. Đây là nguồn khích lệ, động viên to lớn để những đoàn viên thanh niên
đó tiếp tục cố gắng phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của mình ở những

16


năm tiếp theo. Đông thời đây cũng là tấm gương để những đoàn viên thanh niên
khác trông vào mà phấn đấu.

Hình ảnh: Quyết định khen thưởng cá nhân có
thành tích xuất sắc trong chiến dịch “Hoa
phượng đỏ”

Hình ảnh: Một dòng tâm trạng của học
sinh nhà trường sau khi được khen
thưởng.

Đặc biệt, trong buổi tổng kết này, Đoàn trường cũng phê bình, nhắc nhở
những đoàn viên thanh niên không tham gia hoặc tham gia không nhiệt tình, đạt
hiệu quả không cao. Ngoài việc nêu tên phê bình trước tập thể, các ĐVTN này
còn được tổ chức cho thực hiện nhiệm vụ rèn luyện khác như: lao động tổng dọn
vệ sinh đầu năm học mới, tham gia các hoạt động tình nguyện tại trường: chăm
sóc bồn hoa cây cảnh, phân loại rác…
Với việc thưởng phạt phân minh, công tác thi đua khen thưởng đã góp
phần quan trọng tạo nên hiệu quả trong triển khai chiến dịch “Hoa phượng đỏ”
của nhà trường.
2.3.5 Lựa chọn, tổ chức các hoạt động thực chất, đổi mới, thu hút ĐVTN.
Có thể thấy, trong các biện pháp đã nêu, yếu tố vận động, tuyên truyền,
thu hút và có cả quy định vẫn là chủ yếu (ví dụ phiếu sinh hoạt hè). Tuy nhiên,
chúng ta vẫn thấy rằng yếu tố tự nguyện của mỗi một đoàn viên thanh niên mới
là đóng vai trò quyết định đến chất lượng, hiệu quả của phong trào. Bởi bản chất
của chiến dịch là để phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện. Vậy làm thế nào
để ĐVTN phát huy được tối đa tinh thần đó.

Theo tôi, trước hết tổ chức hoạt động cần tránh mang tính hình thức, làm
cho có, theo kiểu năm nào cũng như năm nào. Khâu tổ chức cũng tránh nặng nề
hành chính, khô khan mà cần phải trẻ trung năng động và sáng tạo. Hay nói một
cách khác là phong trào phải được tổ chức theo đúng “gu” của tuổi trẻ. Muốn
17


làm được điều đó, mỗi khi lên kế hoạch tổ chức chiến dịch, người đứng đầu cần
nắm được thế mạnh của đơn vị mình, điều kiện kinh tế xã hội địa phương, hiểu
được nhu cầu, nguyện vọng tham gia tình nguyện của đoàn viên thanh niên.
Hơn nữa, các bạn trẻ rất muốn có cơ hội được thể hiện bản thân, chúng tỏ
sức trẻ và sự nhiệt huyết của họ sẽ góp phần mang lại nhiều giá trị tốt đẹp cho xã
hội. Vì vậy, khi tổ chức chiến dịch “Hoa phượng đỏ” Đoàn trường hãy để cho họ
có điều kiện thể hiện mình.
Nắm chắc phương châm trên, trong 2 năm trở lại đây, Đoàn trường đã vận
dung thành công vào tổ chức chiến dịch “Hoa phượng đỏ” bằng những hoạt
động cụ thể, đem lại nhiều ý nghĩa thiết thực.
(Tham khảo thêm tại phụ lục)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
Sau một năm áp dụng những kinh nghiệm tổ chức triển khai chiến dịch
“Hoa phượng đỏ” trên đây, tôi thấy chiến dịch đã đem tới những hiệu quả rõ rệt.
Trước hết, thông qua công tác tuyên truyền giáo dục, nhận thức của ĐVTN,
cán bộ giáo viên được nâng lên một cách rõ rệt. Đa số học sinh đều nắm được
những thông tin cơ bản về chiến dịch, có những hiểu biết cơ bản để thực hiện tốt
vai trò xung kích, tình nguyện khi được điều động. Tất cả các đồng chí đoàn
viên là giáo viên, các đồng chí cán bộ trẻ, các đồng chí làm công tác chủ nhiệm
lớp đều được trang bị những thông tin cần thiết về chiến dịch để đồng hành cùng
học sinh trong quá trình Đoàn trường triển khai thực hiện.
Thứ hai, Cùng với các hoạt động giáo dục khác của đoàn trường, chiến

dịch “Hoa phượng đỏ” được tổ chức hiệu quả đã làm thay đổi ý thức, tư tưởng
của đoàn viên thanh niên. Từ đó dẫn tới chất lượng đoàn viên thanh niên về sinh
hoạt hè đã thay đổi rõ rệt.
Bảng so sánh kết quả đánh giá, xếp loại đoàn viên thanh niên về sinh hoạt
hè tại địa phương 3 năm gần đây:
Đánh giá, xếp loại
Tổng số
Năm học
Không
ĐVTN Xuất sắc
Khá
Trung bình
tham gia
2016- 2017

1.246

20(1,6%)

852 (68,4%)

311 (24,9%)

63 (5,1%)

2017- 2018

1.353

42(3,1%)


1034 (76,4%)

277 (20,5%)

0 (0%)

2018- 2019

1.499

54(3,6%)

1280 (85,4%)

165(11%)

0 (0 %)

Quan sát bảng trên chúng ta cũng thấy rõ số lượng học sinh xếp loại xuất
sắc tăng dần lên và số lượng học sinh không tham gia đã giảm dần qua các năm
học.. Đặc biệt năm 2017- 2018, Đoàn trường đã tặng khen và trao thưởng cho 42
học sinh đạt thành tích xuất sắc trong tham gia chiến dịch “Hoa phượng đỏ” ; Và
từ đây cũng là năm không còn hiện tượng BCH Đoàn xã phải vào từng nhà để
vận động ĐVTN tham gia chiến dịch “Hoa phượng đỏ” nữa. Hiện tượng học
sinh không tham gia sinh hoạt hè tại địa phương đã không còn.
Thứ ba, Chất lượng hoạt động chiến dịch “Hoa phượng đỏ” được nâng cao.
Chiến dịch đã đi vào thực chất, không còn mang tính hình thức “đến hẹn lại
18



lên”, năm nào cũng như năm nào nữa. Minh chứng là Đoàn trường đã tổ chức
được nhiều hoạt động thành công, mang ý nghĩa chính trị xã hội, ý nghĩa giáo
dục to lớn, thu hút được đông đảo ĐVTN tham gia.(Xem thêm tại phụ lục: Báo
cáo thành tích Đoàn trường THPT Hậu Lộc 4 trong triển khai chiến dịch “Hoa
phượng đỏ” năm 2019 )
Ghi nhận những cố gắng đó, năm 2019 tập thể BCH Đoàn trường và cá
nhân đồng chí Bí thư đoàn trường vinh dự được Trung ương Đoàn tặng bằng
khen vì có thành tích xuất sắc trong triển khai chiến dịch “Hoa phượng đỏ” năm
2019.(Đoàn trường Hậu Lộc 4 là 1 trong 2 đơn vị duy nhất của Thanh Hóa được
Trung ương Đoàn tặng bằng khen trong chiến dịch này)

3. Kết luận, kiến nghị
3.1 Kết luận:
Tổ chức hiệu quả chiến dịch “Hoa phượng đỏ” là một trong những giải
pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn các trường THPT.
Triển khai tốt chiến dịch sẽ có tác động sâu sắc đến việc giáo dục đạo đức, lối
sống văn hóa và tạo môi trường cho đoàn viên thanh niên được rèn luyện, trải
nghiệm. Đặc biệt tạo điều kiện cho học sinh phấn đấu đạt danh hiệu “Học sinh 3
tốt” – một yêu cầu mới trong giai đoạn hiện nay.
Thông qua việc áp dụng một số kinh nghiệm trong tổ chức triển khai chiến
dịch “Hoa phượng đỏ” năm học này bản thân tôi thấy có thể tiếp tục bổ sung để
tổ chức tốt hơn nữa các hoạt động của chiến dịch trong những năm sau và là nội
dung để các trường THPT khác có thể tham khảo áp dụng, nhằm tạo nên một
phong trào rộng khắp, lan tỏa, được tổ chức đồng đều ở các nhà trường THPT.
3.2 Kiến nghị:
Để góp phần thực hiện tốt hơn nữa chiến dịch “Hoa phượng đỏ” tôi xin
mạnh dạn kiến nghị một số nội dung sau:
Về phía nhà trường: Ban giám hiệu nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi
hơn nữa để Đoàn trường tổ chức triển khai chiến dịch một cách hiệu quả. Tạo cơ

chế thuận lợi để đoàn viên ưu tú được xem xét tham gia học lớp Bồi dưỡng nhận
thức về Đảng, kết nạp Đảng cho đoàn viên ưu tú đủ điều kiện trong thòi gian
diến ra chiến dịch.
19


Về phía Sở GD và ĐT cần tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo các nhà
trường triển khai tổ chức các hoạt động của chiến dịch.
Về phía Ban thường vụ Tỉnh đoàn cần đẩy mạnh hướng dẫn triển khai
đồng bộ phong trào, đồng thời tổ chức chỉ đạo điểm tại một số trường
THPT. Ban thường vụ tỉnh đoàn, huyện đoàn cần đẩy mạnh nhân rộng, chia
sẻ các mô hình hay, cách làm tốt phát triển các hoạt động mới, sáng tạo;
Tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tài liệu tổ chức; Đẩy mạnh triển
khai các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và Internet trong triển
khai chiến dịch “Hoa phượng đỏ".
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi rút ra từ thực tiễn giảng dạy và hoạt
động công tác Đoàn. Rất mong Ban giám hiệu, tổ chuyên môn và các đồng
nghiệp góp ý để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 28 tháng 6 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Trần Thị Liễu

20




×